Tiểu luận Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án phát triển (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển)

Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất ở VN. Công suất đạt khoảng 10 ty Kwh/ năm góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn huy động vốn cho dự án vào năm 2007, tập đoàn điện lực VN (EVN) và 4 NHTM Việt Nam (Agribank, VCB, BIDB, Vietinbank) đã ký hợp đồng vay vốn thương mại với tổng giá trị 17500 tỷ đồng. Thời hạn vay là 15 năm, thời gian ân hạn là 5 năm, lãi suất vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng ( trả lãi sau) bình quân của các NH cho vay cộng với phí 2.5%/ năm. Dự án thủy điện Sơn La có công suất = 2400 MW do EVN làm chủ đầu tư, tổng đầu tư 43083 tỷ đồng. Bên cạnh vay vốn thương mại trong nước, nguồn vốn để thực hiện DA còn được thu xếp từ vay ngân sách 5000 tỷ đồng để đền bù di dân, vay NHPT 4000 tỷ đồng, vốn tự tích lũy và vốn trái phiếu 9823 tỷ đồng, vay thương mại nước ngoài để mua sắm thiết bị 6760 tỷ đồng.

pdf38 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án phát triển (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Ví dụ: Theo thống kê bộ tài chính tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 520.100 tỷ đồng, tăng 12,7% so với dự toán (chủ yếu do tăng thu nội địa và tăng thu từ xuất nhập khẩu). Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010 ước đạt 10 khoảng 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển khoảng 145.000 tỷ đồng (không bao gồm phần thực hiện từ chuyển nguồn năm trước sang và ứng trước ngân sách Nhà nước các năm sau), tăng 15,5% so với kế hoạch năm. Bội chi ngân sách Nhà nước: dự kiến sử dụng một phần tăng thu ngân sách Trung ương để giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010, mức bội chi ước đạt khoảng 5,95% GDP, giảm 0,25% GDP so với kế hoạch đã đề ra. Dư nợ Chính phủ đến ngày 31/12/2010 bằng 44,5% GDP, dư nợ công bằng 56,7% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 42,2% GDP, nằm trong giới hạn an toàn cho phép. 2, Hiệu quả sử dụng vốn thấp -Chất lượng nhiều công trình từ nguồn ngân sách Nhà nước không đảm bảo chất lượng, nhanh chóng xuống cấp. Ví dụ: 31/3/2010: Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) do Ban Quản lý dự án 2, Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau một tháng đưa vào sử dụng, mặt cầu đã xuất hiện nhiều vết nứt, lún. Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Ban Quản lý dự án 2, thuộc Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Đơn vị th iết kế, và giám sát thi công là Viện Khoa học công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải). Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân là đơn vị th i công. Công trình này đã sử dụng loại bê tông nhựa SMA, là loại vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhiều nước trên thế giới sử dụng cho các công trình mặt cầu thép có tuổi thọ công trình nhiều năm. Nhưng với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, mới chỉ sau hơn một tháng đưa vào sử dụng đã phát hiện các vết nứt có chiều rộng từ 3- 5cm, chiều dài từ 2- 4 mét. Không chỉ riêng dự án này, trong thời gian gần đây không ít các công trình cầu, đường mới hoàn thành đã xuống cấp nghiêm trọng. Xin lấy ví dụ: Cầu Khe Dầu ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2008. Thế nhưng, hiện nay mố cầu bị sạt lở. Nghiêm trọng hơn, 11 lớp bê tông phía trong mặt cầu không được sử dụng vật liệu xi măng cốt thép mà được bên thi công thay thế bằng cốt tre và cót ép. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn đi lại của nhân dân. Cũng bằng hình thức thi công gian dối này, trước đó là vụ Ban Quản lý dự án PMU 18 mà chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải lại sử dụng bê tông cốt tre để làm cọc tiêu trên quốc lộ 18.v.v… -Các công trình, dự án có nguồn vốn NS thường lãng phí và thất thoát lớn vì tình trạng “cha chung không ai khóc”.  Điều này thể hiện trên nhiều bình diện: lãng phí vì đầu tư sai mục đích, không đạt mục tiêu, bố trí vốn dàn trải, phân tán, thiếu tập trung,… Có thể nói, những hạn chế trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án chính là thủ phạm gây thất thoát của công. Ví dụ : Có những dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán nhiều lần và có dự án quyết đ ịnh đầu tư nhưng không có tiền để triển khai, quá thời gian quy định lại phải lập lại dự án; rồ i lựa chọn địa đ iểm xây dựng không phù hợp, phải dừng cả dự án. Chẳng hạn, Dự án xử lý nước thải KCN Vĩnh Niệm - Hải Phòng vốn đã cấp phát 3 tỷ đồng và Dự án xử lý nước thải khu du lịch Vịnh Tùng Dinh - Cát Bà - Hải Phòng 23,52 tỷ đồng, hoàn thành rồi không hoạt động. Hay hạng mục vườn ươm Thanh Táo, Công trình tuyến tránh Hà Nội - Cầu Giẽ đầu tư 1,2 tỷ đồng đến nay bỏ hoang... Ngoài ra, tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún chậm được khắc phục, dẫn đến nhu cầu vốn cho các dự án vượt quá khả năng ngân sách. Điều này dẫn đến tình trạng có dự án phải kéo dài gần 20 năm. Điển hình là Dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Hàng Hải triển khai từ năm 1981 đến nay chưa xong do không bố trí đủ vốn. - Nợ đọng XDCB ở nhiều dự án đầu tư thuộc nguồn NSNN còn lớn. - Tình trạng tài t rợ vốn không đúng chỗ Kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng gây bức xúc công luận khi kinh phí loan báo hôm nay tăng cao gấp 5 lần so với mức dự tính 12 ban đầu, theo tin hãng thông tấn Đức DPA ngày 22/9. Dự án gồm việc xây dựng một công viên làm nơi tọa lạc cho tượng đài vinh danh các bà mẹ Việt Nam đã hy sinh chồng, con trong các cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tượng được xây tại khu vực núi Cấm, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, trên khuôn viên có tổng diện tích hơn 15 hecta. Việt Nam cho biết đây sẽ là tượng đài lớn nhất nước và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khi dự án khởi công hồi năm 2007, kinh phí được nói là 3,9 triệu đô la. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam hôm nay cho hay số tiền này dự trù lên tới 19,7 triệu Mỹ kim vì giá nguyên vật liệu tăng cao. Những người chỉ trích dự án cho rằng đáng xấu hổ khi xây dựng một công trình vinh danh tốn kém hàng chục triệu đô la trong lúc nhiều bà mẹ anh hùng đang chịu cảnh neo đơn, nghèo túng, dù đã có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nước. Thay vào đó, họ đề nghị nên dùng khoản tiền đó để chăm sóc, hỗ trợ cho chính các bà mẹ anh hùng đang còn sống. Hiện có khoảng 44.000 người được tôn vinh là mẹ Việt Nam anh hùng, đa số đều già yếu và nghèo khó. 3,Tình trạng giải ngân các dự án có nguồn vốn NS còn chậm Hàng năm, nhà nước dành một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Tổng nguồn vốn này của nhà nước chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó vốn từ NSNN và trái phiếu Chính phủ khoảng 23%. Tuy nhiên, công tác giải ngân rất đáng phải bàn. Có một nghịch lý hiện nay trong lĩnh vực đầu tư DAPT thuộc nguồn vốn nhà nước: Một mặt, nhiều dự án không có vốn thanh toán, vẫn triển khai thực hiện, dẫn đến nợ lớn; mặt khác, có nhiều dự án đã được bố trí vốn, nhưng lại g iải ngân chậm, thậm chí rất chậm, dẫn đến ứ đọng vốn. Giải ngân chậm gây lãng phí lớn về nhiều mặt, không chỉ cho NSNN, mà còn cho cả nền kinh tế-xã hội và trực tiếp là ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các nhà thầu. Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm đã được đề cập nhiều và nằm ở tất cả các khâu của quy trình đầu tư, song theo chúng tôi, có mấy nguyên nhân cơ bản sau đây: 13  Một là do công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Tình trạng chung hiện nay là vốn chờ thủ tục. Các cơ quan không chủ động chuẩn bị sẵn sàng thủ tục đầu tư cho dự án để khi có vốn là triển kha i được ngay, ngược lại, chỉ chờ đợi đến khi đã chắc chắn được bố trí vốn mới vội vã đi làm thủ tục. Trong khi đó, thủ tục đầu tư XDCB là rất phức tạp, tốn rất nhiều thời gian. Do làm gấp nên các thủ tục thường gặp nhiều sai sót, dẫn đến phải làm lại hoặc điều chỉnh lại, vừa tốn thời gian, vừa làm tăng dự toán lên cao, thậm chí rất cao (có dự án do khảo sát không kỹ, khi thi công mới phát h iện sai sót, phải khảo sát lại, lập phương án xử lý sự cố và điều chỉnh tăng dự toán).  Hai là do giải phóng mặt bằng chậm Tình trạng dự án không triển khai được do không giải phóng được mặt bằng đang trở nên phổ biến, tồn tại đã nhiều năm, gây thiệt hại rất lớn cho cả nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, nhiều kh i mang tính đặc thù của từng dự án. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là chính sách đền bù chưa phù hợp; người dân đòi hỏi quá cao; công tác tuyên truyền giáo dục chưa được coi trọng…  Ba là tổ chức thi công chậm Tình trạng chung nổi lên gần đây là do tốc độ tăng vốn đầu tư nhanh, nên lực lượng thi công không đáp ứng kịp, nhất là lực lượng công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó, đã xuất hiện tình trạng nhà thầu không đủ năng lực, hoặc tuy có năng lực nhất định, nhưng lại nhận quá nhiều công trình, phải rải lực lượng để giữ chân công trình, nên không thể tập trung thi công dứt điểm.  Bốn là do nghiêm thu, thanh toán chậm  Năm là do công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan chủ quan đầu tư (các bộ, địa phương) chưa sát sao, kiên quyết Điều này thể hiện ngay từ khâu phân bổ và g iao kế hoạch vốn: Luật NSNN quy định khâu này phải xong trước 31/12 năm trước, nhưng có bộ ngành 14 đến hết quý II, cá biệt đến hết năm kế hoạch vẫn chưa phân bổ xong. Do chưa được phân bổ vốn, nên các chủ đầu tư và các nhà thầu không dám triển khai thi công, sợ không có nguồn thanh toán. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, nhiều cơ quan chủ quản đầu tư còn có tư tưởng khoán trắng cho chủ đầu tư, không có sự kiểm tra thường xuyên nhằm đôn đốc hoặc phát hiện vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.  Sáu là do cơ chế quản lý vốn đầu tư Việc quản lý vốn đầu tư hiện nay vẫn mang nặng tính chất của cơ chế cũ, không phù hợp với đ iều kiện của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện đã liên tục xuất hiện những vướng mắc cần phải xử lý, và do đó, cơ chế quản lý vốn đầu tư cũng phải thay đổ i liên tục . Song, sự thay đổi này luôn trong tình trạng không đồng bộ, thậm chí không nhất quán, không kịp thời, nên khó thực hiện, gây ra tình trạng chờ đợi, m ất nhiều thời g ian, từ đó làm chậm tiến độ giải ngân. 4, Quản lý tài chính trong dự án đầu tư còn lỏng lẻo gây thất thoát vốn NS. Bệnh thành tích. Chỉ coi trọng tăng trưởng về số lượng, tốc độ tăng trưởng mà không coi trọng chất lượng tăng trưởng kinh tế  Đối với nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP) A. Ưu điểm: - Thông qua phát hành trái phiếu, chính phủ có thể huy động được khối lượng vốn lớn, với thời gian sử dụng lâu dài Ví dụ: Năm 2005, Chính phủ phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc mang tên Công trái g iáo dục để tiếp tục huy động vốn hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh có nhiều khó khăn thực hiện mục tiêu xoá phòng học 3 ca, phòng học tranh tre, nứa lá và kiên cố hoá trường học theo Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội. Công trái g iáo dục phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam. Tổng mức phát hành năm 2005 là 1.500 tỷ 15 đồng. Công trái g iáo dục có thời hạn 5 năm, được bắt đầu phát hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2005. Ngày 26/01/2010: Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) giao Bộ Kế hoạch&Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển). Kế hoạch đầu tư phát tr iển giai đoạn 2011-2015: Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo giá thực tế dự kiến khoảng 5.745- 6.140 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 250-266 tỷ USD… Trong đó, đáng chú ý là nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1.020-1.090 nghìn tỷ đồng, chiếm 18%; đầu tư từ trái phiếu Chính phủ dự kiến kho ảng 225 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,9-4,1%...Năm 2011, đã phát hành 45 nghìn tỷ đồng trái phiếu sử dụng cho đầu tư phát triển. - Huy động vốn từ phát hành trái phiếu khắc phục được một số nhược điểm của nguồn huy động khác. Không bị phụ thuộc nước ngoài như trong trường hợp nhận viện trợ. Lãi suất phải trả cũng không cao như đi vay NHTM. B.Nhược điểm: 1, Khả năng gia tăng của nguồn vốn từ phát hành trái phiếu có gi ới hạn + Đối với phát hành trái phiếu trong nước: Từ phía người mua trái phiếu: Trên thị trường có rất nhiều kênh đầu tư khác nhau, nếu lãi suất của trái phiếu không đủ hấp dấn thì sẽ không có người mua trái phiếu. Từ phía chính phủ: chính phủ không thể huy động quá nhiều vốn từ phát hành trái phiếu trong nước vì sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung vốn cho hoạt động 16 sản xuất, kinh doanh của dân cư, do đó có thể kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh. + Đối với phát hành trái phiếu ra nước ngoài : Lượng vốn huy động được phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của quốc gia, vào lãi suất đưa ra. Mặt khác còn ảnh hưởng tới chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia. Từ các nguyên nhân trên, khả năng gia tăng của nguồn vốn này bị hạn chế. 2, Đây là nguồn vốn có chi phí đắt đỏ Để có thể huy động được vốn từ nguồn này, chính phủ phải đưa ra mức lãi suất hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn có chi phí phát hành và chi phí tổ chức đấu thầu trái phiếu. Từ hai nhược điểm trên, khả năng cung cấp của nguồn vốn này cho dự án đầu tư phát triển là có hạn. 3,Tài trợ bằng nguồn vốn này có thể gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí vốn + Phát hành trái phiếu trong nước chủ yếu tài trợ cho dự án phúc lợi hoặc có khả năng sinh lời thấp dưới hình thức cấp 100% vốn ngân sách. Đây không phải là vốn do người thực hiện bỏ ra nên có thể họ sẽ không quan tâm tới hiệu quả của vốn đầu tư, bên cạnh đó có thể xảy ra hiện tượng rút lõi công trình... + Phát hành trái phiếu nước ngoài chủ yếu để cho vay lại các dự án lớn của các doanh nghiệp theo mục tiêu phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, người trực tiếp đi vay là chính phủ, do đó, doanh nghiệp được vay lại có thể sẽ sử dụng vốn không hiệu quả so với v iệc tự đi vay.Việc không trả được nợ của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ, và tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia. VD: Năm 2005, Chính phủ đã phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu quốc tế. Chính phủ đã dành toàn bộ cho Tập đoàn Vinashin vay lại. Vinashin là Doanh Nghiệp chủ lực của ngành công nghiệp đóng tàu đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Chính phủ cũng đặt kỳ vọng với nguồn vốn này sẽ đưa Vinashin và ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy 17 nhiên khoản vay 750 tr iệu USD đã bị sử dụng vào mục đích khác không theo đúng dự án và kế hoach.  Điển hình là khoản 42,8 t ỉ đồng cho Công ty Hoàng Anh – Vinashin thực hiện giao dịch mua thép. Tuy nhiên chỉ lập hồ sơ khống mua bán 4.500 tấn thép với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Cửu Long nhưng thực chất không có giao dịch nào. Số tiền 42,8 tỉ được sử dụng để nhập hai nhà máy nhiệt điện cũ (thực chất là rác thải công ngh iệp độc hại) cho dự án Nhà máy nhiệt đ iện Sông Hồng - Nam Định.  Cố ý làm trái trong việc cho Công ty Vận tải Viễn Dương vay 106 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế để thực hiện dự án hoán cải tàu Bạch Đằng Giang gây thất thoát lớn vốn đầu tư của dự án này.  Sử dụng 1.000 tỉ đồng vay từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế để mua lại khoản nợ của các đơn vị thành v iên và bản thân công ty mẹ, trong đó có nhiều khoản là nợ xấu tại ngân hàng. Đáng chú ý việc mua lại này được thực hiện ngay trong ngày ký hợp đồng vay vốn trái phiếu quốc tế. Theo TTCP thì việc mua nợ trên là trái với quy chế mua bán nợ; sử dụng không đúng mục đích khoản vay trái phiếu quốc tế; có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái quy định của pháp luật, dùng thủ đoạn hoán đảo nợ đã mua để che giấu thiệt hại. 2.2. Nguồn tài trợ phát triển của các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế 2.2.1. Đặc điểm Do xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, ngày nay, quan hệ kinh tế giữa quốc gia với quốc gia, giữa 1 quốc gia với các tổ chức quốc tế trở nên phổ biến. Trên phương diện kinh tế, điều này mở rộng và gia tăng nguồn vốn chảy vào trong nước. Đây chính là nguồn tài trợ rất tốt cho các DAPT. Nguồn tài trợ này di chuyển thường từ những nước phát triển sang những nước đang phát triển và kém phát triển. Đối với những nước phát triển, điều này giúp họ gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Còn đối với các nước kém phát triển, thì 18 đây là nguồn vốn giúp cải th iện và phát tr iển nền kinh tế trong nước còn khó khăn. Nguồn tài trợ này luôn đi kèm với màu sắc chính trị biểu hiện ra thành những điều kiện trao đổi mà nước tài trợ đưa ra cho nước nhận tài trợ. Nguồi tài trợ từ nước ngoài bao gồm: - Nguồn tài trợ từ các Chính phủ nước ngoài qua hợp tác song phương hoặc đa phương. - Nguồn tài trợ từ các Tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF… 2.2.2. Các hình thức tài trợ 2.2.2.1. Nguồn vốn ODA Đặc điểm Đây là hình thức tài trợ phổ biến nhất là thông qua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà Nước hoặc Chính phủ một nước với các Chính Phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. - Lãi suất cho vay rất thấp khoảng từ 0.25-2%/năm, thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả, ân hạn từ 8-10năm) - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA - Mục tiêu chính là g iúp các nước tiếp nhận phát tr iển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc… 19 Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra đ ịnh hướng chiến lược, chính sách và những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Gần đây nhất, trên cơ sở tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao gồm: - Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo). - Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại. - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vực khác). - Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Phân loại  Căn cứ vào tính chất tài trợ: ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 20  Căn cứ vào mục đích sử dụng: Hỗ trợ cơ bản: Là loại ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường sá, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại ODA được thực hiện nhằm chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Loại ODA này thường là ODA không hoàn lại.  Căn cứ vào nhà tài trợ: ODA song phương: Là loại ODA được Chính phủ một nước tài trợ trực tiếp cho Chính phủ nước khác. ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước. ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ cung cấp. Tính cho đến nay, Việt Nam có 51 nhà tà i trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Trong đó: - Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na- đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di- lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po. - Các nhà tài trợ đa phương gồm:  Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait; 21  Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát tr iển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). A.Ưu điểm Nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài này phù hợp với dự án phát triển do đây là nguồn vốn có lãi suất thấp, thời gian sử dụng dài. Đặc biệt thích hợp cho các DAPT tại các nước đang phát tr iển như Việt Nam, thiếu vốn đề phát triển kinh tế. Ví dụ: Dự án trồng rừng Việt Đức tại tỉnh quảng ninh. Mục tiêu của dự án là góp phần trồng rừng và bảo vệ đất tại các tỉnh thông qua việc giúp người sử dụng đất đã được phân loại có hiệu quả kinh tế và bền vững về sinh thái. Đồng thời tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân địa phương. Đây là một dự án viện trợ quốc tế có quy mô tương đối lớn.Thời gian thực hiện dự án được tiến hành trong 5 năm từ năm 2000-2004. Tổng kinh phí đầu tư 22,8 tỷ đồng, trong đó kinh phí viện trợ của chính phủ Đức là 19,3 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của tỉnh 3,5 tỷ đồng. Với mục tiêu trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng và quản lý bền vững 4.500 ha rừng. Quy mô dự án được triển khai tại 33 thôn, bản của 8 xã thuộc 2 địa phương là Đông Triều và Móng Cái. Sau này, dự án đã được mở rộng thêm tại các huyện gồm Tiên Yên, Bình Liêu và Ba Chẽ. 22 Bên cạnh đó còn có một số dự án như: Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nông nghiệp ( ARCD), Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung, Phân cấp giảm nghèo đã đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sản xuất, an ninh lương thực, đào tạo cán bộ cấp xã, huyện trong vùng dự án, dự án 327 (PAM) đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống cát lấp, cát bay; Các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường đã đầu tư hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn và thành thị. B.Nhược điểm - Chịu ảnh hưởng, sức ép từ nước viện trợ về mặt k inh tế-chính trị, quốc phòng…: Các nước giàu khi v iện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng th ị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an n inh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). - Nước tiếp nhận đầu tư dễ rơi vào tình trạng nợ nước ngoài thậm chí không có khả năng trả nợ nếu không có chính sách sử dụng và phân bổ hợp lý. Ví dụ: Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. - Do các nguồn vốn tài trợ này đã được thiết kế cho những mục tiêu cụ thể do vậy chỉ sử dụng cho những chương trình dự án theo thỏa thuận với bên tài 23 trợ. Ngoài ra nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nh ưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. - Giải ngân vốn ODA tại Việt Nam còn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tà i trợ cụ thể. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 20%, trong khi Việt Nam chỉ đạt 14%. Và tỷ lệ g iải ngân thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổng chi ngân sách nhà nước năm 2009 lên đến trên 530.000 tỉ đồng, tăng 8,5% so với dự toán, tương đương 31,7% GDP. BIỂU ĐỒ C AM KẾT, KÝ KẾT, G IẢI NGÂN TỪ 1993 - 2008 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 19 9 3 19 9 4 19 9 5 19 9 6 19 9 7 19 9 8 19 9 9 20 0 0 20 0 1 20 0 2 20 0 3 20 0 4 20 0 5 20 0 6 20 0 7 20 0 8 Năm T ri ệu U S D Cam kết Ký kết Giải ngân Theo Bộ KH-ĐT, năm 2009, một số đơn vị có mức giải ngân ODA thấp dưới 40% là Bộ GTVT (38%), Bộ Y tế (27,9%), Thành phố Đà Nẵng (6,66%), Thành phố Cần Thơ (11,6%), Thành phố Hà Nội (36%). Bộ GTVT chủ trì 38 dự án ODA thì có tới 27 dự án mới giải ngân bằng 20% kế hoạch năm, 6 dự án đạt mức giải ngân từ 20-40% kế hoạch năm. 24 Các dự án giải ngân ODA thấp là dự án hành lang ven biển phía Nam (0,03%), cầu Nhật Tân (0,96%), cảng Cái Mép- Thị Vải (2,57%), quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên (7,15%). Thành phố Hà Nội đang quản lý 19 dự án ODA quan trọng. Năm 2009, Hà Nội sẽ phả i thực hiện 631 tỷ đồng nhưng 4 tháng đầu năm, mới g iải ngân đuợc 36% kế hoạch năm. Trong đó, điển hình chậm giải ngân vốn ODA là dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì mới đạt 5%, dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, tiểu phần thành phố Hà Nội m ới đạt có 1%, dự án trường cao đẳng dạy nghề Hàn Quốc- Thành phố Hà Nội đạt 10%, dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội mới đạt 12%. Bộ KH-ĐT cho rằng, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới g iải ngân chậm ODA là do cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng còn nhiều bất hợp lý, năng lực của cả cơ quan chủ quản và các nhà thầu còn hạn chế, cơ chế bố trí vốn đối ứng chưa hợp lý. - Do có nhiều ưu đãi nên hiệu quả sử dụng vốn thấp: tình trạng này được phản ánh là sự thiếu quyền hạn, thụ động hoặc trách nhiệm chưa được quy định rõ giữa các cấp các ngành thiếu trách nhiệm. 2.2.2.2. Nguồn tài trợ từ WB, IMF A. Nguồn tài trợ từ WB Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này. Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức: + Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) + Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) + Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế ( IFC) 25 + Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), + Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), - Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tà i chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. - Các thể thức cho vay chủ yếu: + Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm. + Vay vốn điều chỉnh : trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái k inh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu. + Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình. + Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác. + Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát tr iển. Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà 26 nước bảo lãnh, vv. Mục đích cho vay không chỉ nhằm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. - Ưu điểm của các khoả n vay từ ngâ n hàng thế giới + Đây là tổ chức cho vay với mục đích giúp đỡ các quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới rộng lớn hơn và thúc đẩy phát triển kinh tế dài hạn để giảm đói nghèo ở các quốc gia đang phát triển. + Hện nay WB cũng cung cấp các khoản vay để cải tiến tổng thể các chính sách kinh tế ngoài những khoản vay cải tổ này chú trọng tới v iệc chuyển các nguồn tài nguyên có giới hạn vào các dự án đầu tư ít tốn kém hơn để giảm thâm hụt ngân sách, ngăn chặn lạm phát hoặc củng cố các tổ chức chính phủ. Bằng cách điều chỉnh những lệch lạc này, các khoản vay để điều chỉnh này có thể giúp nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và bảo đảm phát triển lâu dài. + Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà tổ chức này đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm. + IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. + MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. - Nhược điểm của những khoản vay từ WB 27 + Ngân Hàng Thế Giới chỉ cho các quốc gia đang phát triển và đang trong giai đoạn chuyển tiếp vay tiền. - Các khoản vốn mà WB cho Việt Nam vay Chương trình quốc gia của Ngân hàng Thế giới hoàn toàn phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội Năm năm của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006 -2010, tập trung vào:  cải thiện môi trường kinh doanh  đẩy mạnh hòa nhập xã hội  đẩy mạnh quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường  nâng cao công tác quản trị Theo đề nghị của Chính phủ, Ngân hàng đã nâng cao những khoản tài chính đầu tư vào hạ tầng trong năm tài chính 2010 – 2011, với lượng cho vay lên tới 1,8 tỷ đôla Mỹ cho công tác phát triển năng lượng, giao thông và đô th ị, tăng 25% về khối lượng so với mức hỗ trợ trong ba năm tài chính trước cộng lại. Đến cuối năm tài chính 2009, chương trình đã triển khai 45 hoạt động và tổng cam kết là 5,5 tỷ đôla Mỹ Trong số này, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển cam kết hỗ trợ lên tới 750 triệu đôla Mỹ, bao gồm ha i khoản vay phát triển chính sách (DPL) nhằm hỗ trợ cải cách về đầu tư công và khu vực năng lượng. Thúc đẩy khâu lựa chọn, chuẩn bị, thực hiện và g iám sát các dự án đầu tư công là những việc làm cần th iết để hiện đại hóa công tác quản trị. Khoản vay DPL thứ hai sẽ cơ cấu lại th ị trường năng lượng, nâng cao tính cạnh tranh của nó và cải thiện tính hiệu quả và bền vững trong sử dụng năng lượng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng làm chủ tọa cuộc họp Nhóm các nhà tài trợ (CG) với cam kết cao kỷ lục là 8 tỷ đô la hỗ trợ phát triển Ngày 30/12/2009 – Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Ngân hàng Thế giới (NHTG) ký kết thỏa thuận tín dụng cho khoản vay lớn nhất của NHTG cho Việt Nam từ trước đến nay và cũng là khoản vay đầu t iên từ Ngân hàng Tái 28 Thiết và Phát Triển Quốc Tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới. Khoản vay mới được thông qua này là khoản vay chính sách phát triển với tổng giá trị là 500 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ chương trình cải cách đầu tư công tại Việt Nam Mục tiêu chính của chương trình vay vốn này, bao gồm hai khoản vay mà đây là khoản vay thứ nhất, là để hỗ trợ một loạt các giải pháp chính sách hứa hẹn sẽ củng cố hoạt động đầu tư công ở Việt Nam. Tạo ra một nền tảng cho một khuôn khổ pháp lý hoạt động tốt giúp quản lý đầu tư công hiệu quả, củng cố chu trình của dự án, cải thiện tính minh bạch, giám sát và đánh giá dự án và hỗ trợ đối tác công-tư cũng là mục tiêu các dự án này đề ra. Các lĩnh vực dự kiến được cải thiện trong khuôn khổ chương trình cải cách cũng được thảo luận rộng rãi với nhiều đối tác phát triển, bao gồm rà soát về môi trường cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn công, quản lý môi trường, chuẩn bị và thẩm định dự án, đấu thầu, quản lý tài chính công, khuôn khổ pháp luật cho khối tư nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, và giám sát và đánh giá dự án  Tổng số tiền: 500 triệu đô la Mỹ  Thời gian ân hạn: 10 năm  Thời hạn vay: 25 năm  Phí quản lý : 0,25% tổng số tiền vay.  Lãi suất: LI BOR (6 tháng) theo đơn vị t iền vay cộng biên độ vay dao động (0,17%). B . Nguồn tài trợ từ IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. 29 IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái g iữa các đồng tiền tạo điều kiện giao thương giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn định và phòng ngừa khủng hoảng kinh tế; hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một khi xảy ra; thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo - Các hình thức cho vay của IMF + Các khoản cho vay ưu đãi: Từ thập niên 80 đối với các nước hội viên nghèo Quỹ đặt ra loại cho vay dành riêng gọi là ESAF – FASR nhưng sau này Từ năm 1999 Các nước nghèo có thể vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển và xoá đó i nghèo PRGF (Poverty Reduction and Growth Facility) và sáng kiến hỗ trợ các nước nghèo đang mắc nợ nặng nề HIPC (Heav ily Indebted Poor Countries Init iat ive) dựa trên các nghiên cứu về chiến lược giảm đó i nghèo PRSP (Poverty Reduction Strategy Papers) do nước sở tại tiến hành dưới sự cố vấn của các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển bên ngoài nhằm đưa ra một cơ cấu chính sách kinh tế xã hội toàn diện phục vụ cho việc thức đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Khả năng vay của các nước thành viên phụ thuộc vào quota mà nước đó đóng góp cho IMF. Trong những năm gần đây, các khoản vay lớn nhất của IMF được thực hiện qua PRGF với lãi suất chỉ 0,5% và thời hạn từ 5,5 đến 10 năm. + Các khoản cho vay k hông ưu đãi : Ngoại trừ PRGF, các công cụ cho vay khác của IMF đều sử dụng lãi suất thị trường, gọi là 'rate of charge', dựa trên lãi suất SDR (Special Drawing Rights). SDR được tạo ra từ hệ thống ngân hàng quốc tế nhằm giải quyết sự dao động quá lớn giữa các đồng tiền. Các khoản cho vay không ưu đãi được cung cấp thông qua 4 công cụ: Stand-By Arrangements (SBA), Extended Fund Facility (EFF), Supplementa l Reserve Facility (SRF) và Compensatory Financing Facility (CFF). Ngày nay, người ta phân ra thành các loại tín dụng sau: 30 + Tín dụng thông thường: nước được vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn; mức tối đa được vay là 100% cổ phần của nước đó tại quỹ; thời hạn 3 - 5 năm; ân hạn 3 năm với lãi suất khoảng 5 - 7,5%. + Vốn vay bổ sung: mức vay có thể từ 100% đến 350% cổ phần của nước đó, tuỳ theo mức độ thiếu hụt; thời hạn 3 - 5 năm; ân hạn 3,5 năm; lãi suất theo lãi suất thị trường. + Vay dự phòng: tố i đa được 62,5% cổ phần; thời hạn 5 năm; ân hạn 3,5 năm; lãi suất thị trường. + Vay dài hạn: nước đi vay phải có chương trình điều chỉnh k inh tế trung hạn và mọi khoản vay phải theo sát với v iệc thực hiện chương trình theo từng quý, từng năm. Mức vay bằng 140% cổ phần; thời hạn 10 năm; ân hạn 4 năm; lãi suất 6 - 7,5% năm. + Vay bù đắp thất thu xuất khẩu: cho các nước đang phát triển có đột biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Mức vay tối đa bằng 100% cổ phần; thời hạn và lãi suất như tín dụng thông thường. + Vay chuyển tiếp nền kinh tế: loại tín dụng mới xuất hiện để hỗ trợ cho các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường; thời hạn vay 5 năm; ân hạn 3,25 năm; lãi suất thị trường. Ngoài ra, còn một số loại tín dụng khác như vay để duy trì dự trữ điều hoà, vay để điều chỉnh cơ cấu,vv. Những khoản vay của Việt Nam từ IMF Chính quyền Sài gòn gia nhập IMF năm 1956. Năm 1976, CHXHCN Việt nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đo ạn 1976-1981, IMF đã cho Việt nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh to án. Trong suốt thờ i gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ g iữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới h ình thức tham khảo thường ni ên về kinh tế v ĩ mô. Tháng 10/1993, Việt nam đã nối lại quan hệ tà i ch ính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam 31 kết 1.094 t riệu USD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo PRGF kết thúc vào tháng 4/2004. Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. Hai bên vẫn thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao. Bên cạnh đó, IMF vẫn rất tích cực tiến hành các hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt nam. Năm 2009, IMF đã tiến hành hai đợt phân bổ SDR tổng thể và đặc biệt vào các tháng 8 và 9 nhằm giúp các nước hội viên tăng dự trữ ngoại hối, chống đỡ trước tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Qua hai đợt phân bổ này, Việt Nam được phân bổ tổng cộng hơn 267 triệu SDR, trong đó, phân bổ thông thường gần 244 triệu SDR và phân bổ đặc biệt hơn 23 triệu SDR. BẢNG SỐ LIỆU CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA IMF GIAI ĐOẠN 1993 - 2004 (Đơn vị: Triệu USD) TÊN KHOẢN VAY NGÀY KÝ KẾT SỐ CAM KẾT 1. Chuyển đổi hệ thống (STF) 06/10/1993 34 2 Dự phòng (SBA) 06/10/1993 157 3. Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) 11/11/1994 535 4. Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (PRGF) 13/04/2001 368 Tổng cộng 1.094 Loại m ượn Ngày chấp nhận Hạn cuối Mượn được nhận Mượn thực sự ESAF 11/11/1994 10/11/1997 362 242 32 Stand-by 06/10/1993 11/11/1994 145 109 Kỳ hạn phải trả 2000 2001 2002 2003 2004 Tiền mượn 8 34 52 52 49 Tiền lời 1.4 4 3.6 3 3 BẢNG SỐ LIỆU PHÂN BỔ SDR TT Đợt phân bổ Giá trị Đơn vị Thời gian 1 Phân bổ tổng thể 243.965.055 SDR 28/8/2009 2 Phân bổ đặc biệt 23.168.946 SDR 9/9/2009 Tổng cộng 267.134.001 SDR Đặc biệt ngoại v iệc hỗ trợ về vốn thì IMF còn có nhiều dự án Hỗ trợ kỹ thuật của IMF cho Việt nam. Trước khi nối lại quan hệ tín dụng, IMF đã cử nhiều đoàn chuyên gia kinh tế vào giúp Việt nam xây dựng các chương trình kinh tế, trong đó có các biện pháp chống lạm phát. IMF cũng đã nhận đào tạo một số cán bộ của các ngành kinh tế tổng hợp về kiến thức kinh tế thị trường và cùng với UNDP thực hiện trợ giúp kỹ thuật cho NHNN và Bộ tài chính trị giá 1,9 triệu Đôla Mỹ dưới hình thức cử các chuyên gia tư vấn ngắn, trung và dài hạn về nghiệp vụ chính sách đồng thời tổ chức các khoá tập huấn, hội thảo trong nước cũng như các khảo sát tại các nước có những kinh nghiệm về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ tương tự như Việt nam. Dự án VIE/93/007 về “Tăng cường thể chế và chính sách tài chính” được hỗ trợ của IMF/UNDP đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong các lĩnh vực điều hành và quản lý tiền tệ, xây dựng các thị trường vốn, quản lý ngoại hối, hệ thống thanh toán, thanh tra ngân hàng trung ương, chế độ báo cáo, thống kê tiền tệ.... - Ưu điểm của những khoản vay từ IMF + Tất cả các quốc gia thành viên (giàu và nghèo) đều có thể kêu gọi các dịch vụ và nguồn tài trợ của IMF. Điều nà y tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia nghèo khó và các quốc gia đang t rong quá trình phát triển có thể vay vốn với 33 những ưu đãi nhất đ ịnh về lã i suất từ đó có thể đầu t ư phát triển kinh tế, các nước phát t riển tìm tới IMF chủ yếu là để có được sự tư vấn chính xác và hiệu quả cho các hoạt động tà i chính ngân hàng của mình, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ của to àn cầu . - Nhược điểm của những khoản vay từ IMF +IMF chỉ đóng vai trò giám sát hệ thống tiền tệ thế giới bằng cách giúp duy trì một hệ thống thanh toán có trật tự giữa tất cả các quốc gia, và cung cấp các khoản vay cho các thành viên đang gặp phải vấn đề th iếu hụt nghiêm trọng về cán cân thanh toán + Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế chỉ quan tâm đến những vấn đề về chính sách. Do vậy Quỹ cung cấp các khoản vay cho các quốc gia thành viên đang có vấn đề ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nước ngoài của họ và cố gắng đạt được khả năng chuyển đổi đầy đủ t iền tệ của các thành viên trong hệ thống tỷ g iá hối đoái linh hoạt. 2.3.Vay Ngân hàng thương mại (NHTM) 2.3.1. Đặc điểm Khác với NHPT, các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận bằng cách huy động vốn trong dân chúng. Do đó, việc tài trợ cho các dự án nằm trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Nguồn tín dụng này lại được tài trợ từ nguồn huy động vốn trung và dài hạn của chính các NHTM có được. Như vậy rủi ro cho việc tài trợ DA đối với NHT M là khá lớn. Vì thế chính bản thân các NHTM cũng phải cân nhắc rất kỹ khi đầu tư vào những DAPT căn cứ vào tiềm lực của mình. Vốn của NHTM vì thế có chi phí vốn lớn, nó tham gia 1 phần nhỏ vào tổng kinh phí đầu tư cho DAPT. Những DAPT đặt tính xã hội lên trên thường không thu hút được sự chú ý của nguồn tài trợ này. 2.3.2. Ưu điểm 34 + Nguồn vốn của NHTM kết hợp với các nguồn vốn khác là biện pháp hiệu quả đố i với dự án phát triển có tính sinh lời và hiệu quả cao thông qua việc tạo áp lực trả lãi. + Tài trợ của NHTM sẽ hạn chế bao cấp của Nhà nước, hạn chế gánh nặng nợ nần của quốc gia, hạn chế tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác thường gắn liền với tài trợ của Nhà nước. 2.3.3. Nhược điểm + Thời gian sử dụng vốn ngắn, lãi suất cao. + So với các nguồn vốn khác, nguồn vốn vay từ NHTM thường kèm theo điều kiện vay vốn có tài sản đảm bảo 2.3.4. Ví dụ Công trình thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất ở VN. Công suất đạt khoảng 10 ty Kwh/ năm góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn huy động vốn cho dự án vào năm 2007, tập đoàn điện lực VN (EVN) và 4 NHTM Việt Nam (Agribank, VCB, BIDB, Viet inbank) đã ký hợp đồng vay vốn thương mại với tổng giá trị 17500 tỷ đồng. Thời hạn vay là 15 năm, thời gian ân hạn là 5 năm, lãi suất vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng ( trả lãi sau) bình quân của các NH cho vay cộng với phí 2.5%/ năm. Dự án thủy điện Sơn La có công suất = 2400 MW do EVN làm chủ đầu tư, tổng đầu tư 43083 tỷ đồng. Bên cạnh vay vốn thương mại trong nước, nguồn vốn để thực hiện DA còn được thu xếp từ vay ngân sách 5000 tỷ đồng để đền bù di dân, vay NHPT 4000 tỷ đồng, vốn tự tích lũy và vốn trái phiếu 9823 tỷ đồng, vay thương mại nước ngoài để mua sắm thiết bị 6760 tỷ đồng. 2.4. Nguồn khác Dự án phát triển mang lại lợi ích to lớn cho người hưởng lợi, ví dụ đường giao thông nông thôn, nhà máy chế biến nông sản,.. Vì vậy người hưởng lợi sẽ đóng góp cho dự án. Nguồn tài trợ này có ý nghĩa quan trọng đối với thành công 35 của dự án phát triển, bởi vì nó gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của người hưởng lợi, của chính quyền địa phương với dự án. III. Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn tài trợ DAPT tại Việt Nam Thực tế cho thấy, Việt nam cho đến nay vẫn là 1 quốc gia đang phát triển. Nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế luôn là ưu t iên hàng đầu của quốc gia. Tổng vốn đầu tư cho phát triển k inh tế chiếm đến 45% GDP cả nước ( khoảng 90 000 tỷ VND). Trong khi đó, DAPT tại Việt Nam lại rất lớn cả về số lượng và qui mô. Vì thế mà một đặc điểm dễ nhận thấy là, nguồn tài trợ cho các DAPT tại Việt Nam bao gồm nhiều loại nguồn đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Điều này vừa giúp đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn thỏa mãn cung vốn cho DA vừa làm tăng tính hiệu quả hoạt động cho các DAPT. 15.70% 6.90% 8.20% 26.80% 42.40% 6.50% 2.80% 3.40% 11.10% 17.60% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Cơ cấu vốn ĐTPTXH Cơ cấu Vốn ĐTPTXH so với GDP Vốn đầu tư xã hội cho phát triển nền kinh tế vn 2010 - Vốn dân cư & tư nhân Vốn FDI Vốn DNNN Vốn tín dụng ĐT Vốn NSNN Cơ cấu nguồn tài trợ cho DAPT tại Việt Nam chủ yếu gồm: + Nguồn từ NSNN được xem xét đến đầu tiên. Nhà nước chủ động thiết lập DAPT và phân bổ kinh phí ngân sách cho các dự án dựa trên mức độ quan trọng đối với nền kinh tế. 36 chi NSNN cho các chương trình quốc gia 2009 6.22 43.63 15.82 1.49 7.74 10.2 4.5 4.350.44 3.761.85 Xóa đói giảm ngheo Việc làm Nước sạch & MT Dân số và KHHGD Phòng chống bệnh XH VSATTP Văn hóa GD&ĐT Phòng chống tội phạm Phòng chống ma túy Năng lượng Nhìn vào hình vẽ trên, ta thấy, các DAPT tập trung chủ yếu cho những chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình giáo dục đào tạo( 43.63 tỷ VND), phòng chống bệnh XH (15.82 tỷ VND), chương trình nước sạch (10,2 tỷ VND)... + Nguồn tài trợ từ các Chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế cũng là nguồn tài trợ quan trọng cho các DAPT. Nguồn này thường được phân bổ cho các DAPT cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị … Những dự án có qui mô lớn đòi hỏi trường vốn và cả sự hỗ trợ về kỹ thuật hiện đại cũng như trình độ quản lý cao. + Nguồn tài trợ từ các NHTM có tính ưu tiên thấp hơn. Các DA mang qui mô lớn đem lại tính kinh tế cao đồng thời không ảnh hưởng đến lợi ích xã hội sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ này. Hiện tượng các NHTM cùng nhau đồng tài trợ cho các DA lớn tại Việt nam ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân chính yếu xuất phát từ việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của chính các NHTM. Vì vậy, các DAPT về điện lực, xây dựng các nhà máy sản xuất … thường được các NHTM nhắm tới. Bất cập lớn nhất hiện nay của các DAPT của Việt nam chính là tính hiệu quả sử dụng vốn. Rắc rối gặp phải thường diễn ra ở những DAPT sử dụng 37 nguồn vốn từ NSNN và vốn ODA. Biểu hiện của việc sử dụng vốn không hiệu quả đó chính là tình trạng thất thoát vốn, mất kiểm soát nguồn vốn. Điều này tất yếu dẫn đến chất lượng công trình của DA không được đảm bảo. Điển hình năm 2006, vụ án PMU18 là một trong những vụ án điển hình về việc tham nhũng t iền dự án, chất lượng công trình không đảm bảo. Hay các nguồn vốn vay từ WB, ADB cho các dự án phát triển nông thôn, miền núi. Thêm đó là chương trình 135 - Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài những thành tựu đạt được thì cũng có những công trình do không được tính toán, tìm hiểu kỹ về sự thuận lợi của vùng, miền đã gây ra sự lãng phí lớn kh i mà các công trình không phát huy được hiệu quả của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kết quả kiểm toán chương trình 135 giai đoạn II: Gần 14 tỉ đồng vi phạm. Tương tự, câu chuyện chương trình 135, tại huyện Mộc Châu, Sơn La, cán bộ phụ trách triển khai chương trình đã không tuân thủ đúng Nghị quyết của HĐND tỉnh, nghiệm thu trước khối lượng tại các công trình, thực hiện giám sát khi chưa đủ năng lực. Ở huyện Văn Chấn, Yên Bái có tình trạng bán vật tư đầu tư cho công trình 135 để lập quỹ thôn, quyết toán kinh phí vượt so với thực tế thực hiện, thu tiền của người dân sai quy định. Huyện Thanh Sơn và Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có tình trạng giữ lại tiền của dân, lập chứng từ quyết toán không phù hợp với thực tế phát sinh, người dân phải chịu th iệt hại trong mùa trồng chuối phấn do có chỉ đạo, hướng dẫn không hợp lý... Ông Lê Minh Khái, Phó tổng KTNN khẳng định có tình trạng vi phạm về tài chính, quyết toán sai, chi sai định mức, lãng phí vốn đầu tư trong quá trình triển khai Chương trình 135. KTNN đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước các khoản xuất toán với số tiền 675 triệu đồng; giảm cấp phát, thanh toán 482 triệu đồng; đề nghị các địa phương bố trí nguồn để hoàn trả vốn cho chương trình 135 là 2 tỷ đồng.. . Theo các báo cáo tại phiên họp, từ 2006 đến 2010, tiền rót cho Chương trình 135 giai đoạn 2 lên tới hơn 14.000 tỉ đồng. Nguồn lực của tất cả các 38 chương trình xoá đói giảm nghèo không nhỏ, bình quân từ 2 tỉ đến 10 tỉ đồng/xã/năm (với 1.850 xã và 2.500 thôn bản). Theo báo cáo của Chính phủ đến hết năm 2009 kết quả đạt được về các chỉ tiêu của chương trình 135 so với mục tiêu đề ra đến năm 2010 là: 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí (mục tiêu là 95%); Tỉ lệ hộ nghèo g iảm từ 47% đầu năm 2006 xuống còn 31,2% năm 2009 (mục tiêu tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 30%); Tỉ lệ hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/năm là 67,5% (mục tiêu đạt trên 70%).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdapt_5692.pdf
Luận văn liên quan