MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Giới thiệu doanh nghiệp. 2
1. Lĩnh vực kinh doanh. 2
2. Mặt hàng kinh doanh. 3
3. Thị trường kinh doanh. 5
II. Phân tích môi trường kinh doanh. 7
1. Môi trường kinh tế vĩ mô. 7
2. Môi trường cạnh tranh ngành. 8
III. Phân tích doanh nghiệp. 11
1. Phân tích SWOT 11
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính. 14
1. Các chỉ tiêu tài chính qua các năm 14
V. Phân tích định giá cổ phiếu. 17
1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức. 17
2. Theo phương pháp chiếu khấu luồng tiền. 18
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
MỞ ĐẦUTập đoàn Tân Tạo - Ita Group là một Tập đoàn đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước, chuyên đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và các ngành nghề khác.
Tiền thân là Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Tân Tạo, thành lập từ năm 1996, đã đầu tư phát triển Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, Tp.HCM) - KCN lớn nhất và thành công nhất của TP.HCM, liên tục là KCN dẫn đầu cả nước trong suốt 10 năm qua - đến nay cơ bản đã hoàn thành đầu tư xây dựng 442 ha tại KCN Tân Tạo và hiện đang tiến hành đầu tư phát triển Quần thể công nghiệp-dân cư-dịch vụ Tân Đức trên diện tích 1159 ha tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Từ năm 2002, thành viên của Tập đoàn Tân Tạo đã mạnh dạn đầu tư sang Hoa Kỳ và Sigapore; đầu tư nhiều khu nhà ở cao cấp tại thành phố Houston, Texas-Hoa Kỳ, mang đến cơ hội lý tưởng cho người Việt Nam sở hữu hợp pháp bất động sản tại Hoa Kỳ, được sinh sống trong các biệt thự kiến trúc đẹp, hiện đại, chất lượng, tiện nghi, an ninh và môi trường sống tốt.
Là một trong những tập đoàn lớn mạnh và có uy tín nhất tại Việt Nam, cổ phiếu của công ty hứa hẹn sẽ trụ vững được trên thị trường. Dưới đây là phần phân tích đánh giá cổ phiếu ITA của công ty Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo trên sàn HOSE, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của những năm gần đây.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Giới thiệu doanh nghiệpPhân tích môi trường kinh doanhPhân tích doanh nghiệpPhân tích một số chỉ tiêu tài chínhPhân tích định giá cổ phiếu
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích và định giá cổ phiếu của công ty cổ phần đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
&
TIỂU LUẬNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
Giảng viên hướng dẫn
:
PGS, TS Nguyễn Đình Thọ
Học viên thực hiện
:
Nguyễn Thanh Tùng
Lớp
:
CH 7C QTKD
STT
:
100
Hà Nội 06/2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Tập đoàn Tân Tạo - Ita Group là một Tập đoàn đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước, chuyên đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và các ngành nghề khác.
Tiền thân là Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Tân Tạo, thành lập từ năm 1996, đã đầu tư phát triển Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, Tp.HCM) - KCN lớn nhất và thành công nhất của TP.HCM, liên tục là KCN dẫn đầu cả nước trong suốt 10 năm qua - đến nay cơ bản đã hoàn thành đầu tư xây dựng 442 ha tại KCN Tân Tạo và hiện đang tiến hành đầu tư phát triển Quần thể công nghiệp-dân cư-dịch vụ Tân Đức trên diện tích 1159 ha tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Từ năm 2002, thành viên của Tập đoàn Tân Tạo đã mạnh dạn đầu tư sang Hoa Kỳ và Sigapore; đầu tư nhiều khu nhà ở cao cấp tại thành phố Houston, Texas-Hoa Kỳ, mang đến cơ hội lý tưởng cho người Việt Nam sở hữu hợp pháp bất động sản tại Hoa Kỳ, được sinh sống trong các biệt thự kiến trúc đẹp, hiện đại, chất lượng, tiện nghi, an ninh và môi trường sống tốt.
Là một trong những tập đoàn lớn mạnh và có uy tín nhất tại Việt Nam, cổ phiếu của công ty hứa hẹn sẽ trụ vững được trên thị trường. Dưới đây là phần phân tích đánh giá cổ phiếu ITA của công ty Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo trên sàn HOSE, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của những năm gần đây.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Giới thiệu doanh nghiệp
Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích doanh nghiệp
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Phân tích định giá cổ phiếu
NỘI DUNG
Giới thiệu doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần đầu tư – công nghiệp Tân Tạo
Tên viết tắt: ITACO
Tên tiếng anh: TAN TAO INVESTMENT INDUSTRY CORPORATION
Địa chỉ trụ sở chính : Khu Công nghiệp Tân Tạo, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
Vốn điều lệ: 3 425 625 650 000 đồng
Ngày niêm yết: 11/01/2006
Ngày chính thức giao dịch: 15/11/2006
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 342 562 565 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 342 562 565 cổ phiếu
Loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông
Mã chứng khoán: ITA
Mã ISIN: VN000000ITA7
Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng (Mười nghìn đồng)
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá: 3 425 625 650 000 đồng.
Lĩnh vực kinh doanh
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong Khu công nghiệp Tân Tạo.
Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư đô thị.
Cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng.
Cho thuê hoặc bán nhà xưởng do Công ty xây dựng trong khu công nghiệp.
Kinh doanh các dịch vụ trong Khu công nghiệp.
Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa và dịch vụ cho thuê kho bãi.
Xây dựng các công trình điện đến 35KV.
Kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê).
Dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền tệp điện tử, truy cập từ xa; dịch vụ truy cập dữ liệu theo các phương thức khác nhau.
Mặt hàng kinh doanh
Công ty CP KCN Tân Tạo là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Sau khi được các cơ quan chức năng chấp thuận đầu tư vào khu đất, Công ty tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và cho thuê đất để các doanh nghiệp xây dựng nhà máy, nhà xưởng phục vụ sản xuất, các dịch vụ trong khu công nghiệp, v.v…
Khu công nghiệp Tân Tạo, nằm dọc theo Quốc lộ 1A, phía Tây Nam của Tp. Hồ Chí Minh, thuộc quận Bình Tân, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 12 km, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 12 km, cách cảng Sài Gòn 15 km. Đây là vị trí khá quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông của khu vực và các tỉnh miền Tây. Dự kiến, khu vực này sẽ phát triển thành Trung tâm Công nghiệp và Thương mại của Thành phố. Khu công nghiệp Tân Tạo bao gồm 2 khu: Khu hiện hữu và Khu mở rộng với tổng diện tích theo thiết kế ban đầu là 443,25 ha.
Dự án Khu Công nghiệp Tân Tạo hiện hữu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 11 năm 1996 với diện tích là 181 ha, vốn đầu tư là 500 tỷ đồng. Tính tới ngày 31/12/2006, diện tích đất và nhà xưởng tại Khu công nghiệp hiện hữu đã cho thuê như sau:
Diện tích đất cho thuê: 73,42 ha - đạt tỉ lệ 96%;
Diện tích nhà xưởng cho thuê: 22,67 ha - đạt tỉ lệ 98%;
Vốn đầu tư thu hút đạt: 4.477,283 tỷ đồng và trên 122,671 triệu USD;
Tổng số nhà đầu tư: 146 nhà đầu tư.
Tiếp tục sự thành công của Khu công nghiệp hiện hữu, Công ty đầu tư dự án KCN Tân Tạo mở rộng với vốn đầu tư là 900 tỷ đồng, tổng diện tích theo thiết kế là 262,25 ha sau đó điều chỉnh giảm làm hai khu tái định cư xuống còn lại 212,55 ha. Dự án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2000. Tổng diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch khoảng 65% tổng diện tích được giao. Đến thời điểm 31/12/2006, diện tích đã cho thuê đạt:
Giải phóng mặt bằng đạt tỉ lệ: 83%;
Cho thuê đạt: 98 ha - đạt tỉ lệ 75% diện tích theo quy hoạch;
Diện tích nhà xưởng cho thuê: 6,98 ha;
Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt: 162 ha;
Vốn đầu tư thu hút đạt: 5.354,45 tỷ và 140 triệu USD;
Tổng số nhà đầu tư: 91 nhà đầu tư.
Giá thuê đất tại KCN Tân Tạo là khoảng: 80 - 100 USD/m2/45 năm; Giá thuê mua nhà xưởng tiêu chuẩn Khu Hiện hữu khoảng 3,2 - 3,8 USD/m2/tháng; Giá thuê mua nhà xưởng tiêu chuẩn Khu Mở rộng khoảng 3,2-3,6 USD/m2/tháng, trả hàng tháng trong thời gian 10 năm; Giá thuê mua phần Văn phòng là 4 USD/m2/tháng, trả hàng tháng trong thời gian 10 năm.
Điện được cấp từ trạm biến áp 110/15KV, bằng đường dây điện cấp riêng cho các KCN. Giá điện chưa có VAT (15KV - 22KV):
Giờ bình thường (từ 4 giờ đến 18 giờ): 770 đồng/Kwh;
Giờ thấp điểm (từ 22 giờ đến 4 giờ): 390 đồng/Kwh;
Giờ cao điểm (từ 18 giờ đến 22 giờ): 1.340 đồng/Kwh.
KCN Tân Tạo là KCN đầu tiên của TP Hồ Chí Minh được cung cấp từ hệ thống nước máy của Thành phố và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo. Giá nước đã có VAT: 4.500 đồng/m3.
Công ty thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước cho các nhà đầu tư. Hệ thống giao thông được quy hoạch, xây dựng hoàn chỉnh với trọng tải lớn và nối liền trực tiếp với quốc lộ 1A. Khu công nghiệp có cảng cạn (ICD) và kho ngoại quan, được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập điểm thông quan nội địa tại đây, các doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan tại KCN sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.
Khu Công nghiệp đã đầu tư trạm xử lý nước thải vận hành tốt. Phí xử lý nước thải: 0,2USD/m3 (bằng 80% lượng nước tiêu thụ), trả từng tháng.
Trong Khu công nghiệp, Công ty đã xây dựng trạm y tế và đã nâng cấp lên Phòng khám đa khoa để phục vụ cho các doanh khách hàng trong khu công nghiệp. Đội An ninh trật tự - phòng cháy chữa cháy có hơn 40 người, được huấn luyện chính quy, bảo vệ an toàn 24/24 h cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Phí bảo dưỡng, duy ty Cơ sở hạ tầng (quản lý hành chính, vệ sinh, bảo dưỡng cây xanh, tiện ích công cộng, bảo vệ v.v…) là 0,63 USD/m2/năm (trả từng quí);
Công ty được nhận huân chương lao động hạng 3; liên tục trong 4 năm 2000 - 2003 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng cờ thi đua vì đã xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua, năm 2004 tiếp tục được UBND Thành phố tặng cờ thi đua. Là KCN dẫn đầu về tinh thần phục vụ các nhà đầu tư. Công ty Tân Tạo được tổ chức BVQI của Anh Quốc cấp chứng thư ISO 9001: 2000, đã xây dựng Hệ thống quản lý môi trường và được tổ chức chứng nhận Quốc Tế BVQI cấp chứng thư về môi trường ISO 14000: 1996.
Thị trường kinh doanh
Tân Tạo nhắm đến một nhóm khách hàng riêng biệt: các Công ty trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Công ty xác định đó là những khách hàng tiềm năng để tập trung tiếp thị và vận động thu hút đầu tư vào KCN.
Công ty thường xuyên trao đổi với các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Tân Tạo nhằm hỗ trợ các vấn đề phát sinh liên quan, nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN cần mở rộng thêm nhà xưởng hoặc thuê thêm đất với phương thức thanh toán linh hoạt và có nhiều chính sách ưu đãi.
Công ty thường xuyên tiếp cận và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu mở rộng sản xuất của các KCN và gửi thư chào dịch vụ cho doanh nghiệp. Ban lãnh đạo trực tiếp tiếp cận các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài; bộ phận Marketing hỗ trợ Ban lãnh đạo thực hiện các công việc mở rộng thị trường, trao đổi với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường kinh tế vĩ mô
So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có nền kinh tế non trẻ với trên 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Các nhà máy công nghiệp tập trung rải rác với công nghệ lạc hậu, vừa không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội vừa gây ô nhiễm môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa bắt kịp nhịp sống của thế giới ngày càng tiến bộ. Một đất nước phát triển bền vững cần phải có nền công nghiệp phát triển. Bởi công nghiệp được ví như bộ khung móng vững chắc để xây dựng ngôi cao nhà tầng hiện đại.
Trong 4 tháng đầu năm 2006, các KCN đã thu hút được 87 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 544 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và gấp hơn 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Về tình hình tăng vốn trong 4 tháng đầu năm 2006, có 73 dự án đầu tư nước ngoài tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 325 triệu USD, chiếm khoảng 50% số vốn tăng thêm của cả nước.
Tính đến nay, các KCN đã thu hút được khoảng 4.650 dự án đầu tư (gồm 2.207 dự án đầu tư nước ngoài và 2.443 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 17,688 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và trên 113 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (chưa kể hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng các KCN), trong đó gần 2.800 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và khoảng 800 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt 53%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy 73%. Các doanh nghiệp KCN hiện giải quyết việc làm cho khoảng 860 nghìn lao động trực tiếp và 2 triệu lao động gián tiếp.
Nghị quyết 11/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 về Luật Khu Công Nghiệp đã được ban hành tại kỳ họp thứ hai tại Quốc hội khóa X và Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1144/TTg ngày 29 tháng 12 năm 1997 về thành lập Ban soạn thảo Luật Khu Công Nghiệp.
Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN thời kỳ 2005 – 2020 làm cơ sở cho các địa phương chủ động xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn, hình thành và quản lý hoạt động của các KCN trên phạm vi cả nước một cách đồng bộ và hiệu quả hơn nếu sớm được thông qua sẽ tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển.
Bên cạnh đó, cơ chế hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN, nhanh chóng giải quyết những khó khăn về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của công nhân làm việc trong các KCN đang ngày càng trở nên bức xúc.
Theo “Định hướng phát triển kinh tế Tp Hồ Chí Minh đến năm 2010”, Thành phố đặt mục tiêu: Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung. Phát triển các ngành, các lãnh vực dịch vụ then chốt.
Hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như các dự án trong tương lai của Công ty phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, các chính sách của Nhà nước, của ngành cũng như chiến lược phát triển của Thành phố.
Môi trường cạnh tranh ngành
Các khu công nghiệp, khu chế xuất giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia, đặt biệt là các nước đang phát triển. Các khu công nghiệp được hình thành nhằm giải quyết những nhiệm vụ kinh tế đối ngoại cũng như các nhiệm vụ chung của đất nước. Sự ra đời các loại mô hình KCN là kết quả của những đổi thay quan trọng diễn ra trong nền kinh tế mỗi nước và nền kinh tế thế giới vào những thập kỷ gần đây.
Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể từ khi chính sách đổi mới được áp dụng trong một thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7.24% năm 2003, 7,70% năm 2004 và 8,43% năm 2005. Đây là tốc độ thuộc hàng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng trong sản xuất công nghiệp và các chính sách hợp lý của chính phủ đã dẫn đến kết quả kinh tế khả quan của đất nước. Năm 2005, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 41%, vượt mục tiêu 38 - 39% của kế hoạch 5 năm và cao hơn mục tiêu 40 - 41% đề ra cho năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 17,2%, cao nhất so với 4 năm trước đó, đồng thời cũng là năm có tốc độ tăng cao thứ 2 trong gần 30 năm qua. Tốc độ tăng vốn đầu tư của nền kinh tế theo giá thực tế đạt 17,8% năm 2005, nâng lượng vốn đầu tư ước tính đạt 324 nghìn tỷ đồng vào năm 2005.
Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, chiếm tỷ trọng công nghiệp lớn nhất nước. Có cảng biển lớn, Thành phố là đầu mối giao thương đường biển rất quan trọng, nối vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và cả nước, có mối giao thương đường biển với nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, giao thương bằng hàng không với nhiều nước trên thế giới và hầu hết các nước trong khu vực cũng phát triển mạnh. Về đường bộ, thành phố liên hệ dễ dàng Campuchia và Nam Lào. Thành phố còn là trung tâm khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ hiện đại, trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật cho các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ và một trong những trung tâm giao dịch, thương mại, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng của cả nước và khu vực.
Với những ưu thế kể trên, với cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật hiện có, Tp. Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh trong công cuộc đổi mới cùng cả nước. Với đà phát triển này, thành phố sẽ thu hút nhiều hơn nữa đầu tư trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực.
Trong xu thế đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà Nước đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp để cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê xây dựng nhà máy, xí nghiệp.
Hiện tại trong Tp. Hồ Chí Minh có 12 Khu Công Nghiệp và 2 Khu Chế Xuất, hiện đã đi vào hoạt động góp phần vào sự phát triển thành phố nói chung và công nghiệp thành phố riêng. Tuy nhiên với sự phát triển và ra đời của các Công ty đầu tư hạ tầng KCN ngày càng nhiều, cần tạo thêm nhiều hơn nữa mặt bằng phục vụ cho các doanh nghiệp, góp phần di dời các doanh nghiệp để chỉnh trang thành phố và bảo vệ môi trường. Trên tình hình thực tế đó thành phố đã có chủ trương quy hoạch tổng thể toàn thành phố đến năm 2020 sẽ có 20 Khu Công Nghiệp và chế xuất.
Phân tích doanh nghiệp
Phân tích SWOT
Điểm mạnh: Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có rào cản gia nhập tương đối lớn. Các dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp luôn là những dự án không phải bất cứ công ty hoặc cá nhân nào cũng có thể thực hiện được. Tính phức tạp và nguồn vốn đầu tư lớn chính là hạn chế với nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Khi dự án đã được hình thành, và được triển khai thành công, doanh nghiệp đã có được lợi thế mà các công ty khác khó có thể cạnh tranh nổi. Ngoài ra, Công ty có thế mạnh là đội ngũ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm và sáng tạo, cùng với sự hiểu biết rộng rãi và tâm huyết với sự phát triển Công ty. Đây chính là nền tảng của khả năng cạnh tranh của công ty.
Khu Công nghiệp Tân Tạo là một trong những khu được đánh giá là có giá thuê đất cao hơn so với các KCN khác trong khu vực là do chi phí đền bù và chi phí san lấp cao… nhưng bù lại có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đầu tư hoàn chỉnh, hệ thống quản lý chặt chẽ và đảm bảo, đã góp phần phục vụ tốt cho quá trình phát triển chung của các doanh nghiệp. Giá thuê đất tại KCN thuộc loại cao khi so sánh với các KCN ở Tp Hồ Chí Minh: 80-100 USD/m2. Tuy nhiên, đây là khu có tốc độ lấp đầy diện tích nhanh nhất.
Trong khi đó, phần lớn các khu công nghiệp khác là doanh nghiệp nhà nước, có ưu thế về sở hữu nhưng không thành lập công ty chuyên trách, hoạt động phụ thuộc vào Công ty mẹ nên không chủ động giải quyết kịp thời các quyết định chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, do các doanh nghiệp này trực thuộc Nhà nước nên hoạt động Marketing chưa được chú trọng, mang nặng cơ chế ‘xin - cho’trong việc cân đối ngân sách Marketing; các chiến lược tiếp thị cũng bị phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động nhân sự trong công ty.
Khu công nghiệp Tân Tạo, với phương châm “Khu Công nghiệp Tân Tạo chính là ngôi nhà của bạn”, đã trở thành điểm hẹn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Suốt những năm qua, Tân Tạo luôn là khu công nghiệp đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư và về cung cấp tiện ích, cũng như dịch vụ cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp. Với sự thành công của Khu công nghiệp Tân Tạo, thương hiệu Tân Tạo đã được minh chứng qua thời gian và được nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tài chính ủng hộ. Nhờ đó, việc huy động nguồn vốn qua khách hàng, ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi.
Điểm yếu: Chi phí đền bù của KCN cao hơn các nơi khác của thành phố, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao do nền địa chất yếu. Ngoài ra, mật độ diện tích đất công nghiệp cho thuê chỉ chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên, phần còn lại là đường giao thông thông thoáng, cây xanh, mật độ này thấp hơn so với các khu khác. Do vậy giá cho thuê đất cao hơn các Khu công nghiệp khác trong khu vực và cả thành phố, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Cơ hội: Theo Chính sách di dời của Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong nội thành phải chuyển việc sản xuất ra ngoại thành, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung nhằm bảo vệ môi trường bằng những ưu đãi về thuế, vay vốn, được bù lãi suất đầu tư theo chương trình kích cầu, được quyền sử dụng đất tại các nhà máy cũ vào mục đích sinh lợi khác cao hơn v.v… tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các khu công nghiệp. Tân Tạo được xem là nơi có vị trí thuận lợi nên dễ dàng thu hút doanh nghiệp đến thuê đất để đầu tư đổi mới thiết bị phát triển sản xuất kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh của công ty hướng vào phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng như: phát triển cơ sở hạ tầng hoàn thiện (hệ thống công nghệ thông tin, đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải), giúp đỡ khách hàng trong các thủ tục liên quan đến giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh v.v…
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một điều kiện thuận lợi với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo giấy ưu đãi đầu tư số 1969/UB-CNN do Ủy Ban Nhân Dân Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 12/04/2004 do dự án KCN Tân Tạo mở rộng và giấy ưu đãi đầu tư số 3474/GCN-UBKT ngày 19/07/1997 cho KCN Tân Tạo hiện hữu, Công ty đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
KCN hiện hữu: thuế suất 10% từ năm 2004-2011.
KCN mở rộng: được miễn thuế 1 năm (2004), giảm 50% thuế suất trong 4 năm (2005-2008) và hưởng thuế suất 10% từ năm (2009-2011).
Thách thức: Trong quá trình giải phóng mặt bằng, Công ty cũng gặp một số khó khăn do khung giá đền bù cho người dân thấp, không thể giải phóng mặt bằng như tiến độ đã đề ra. Mặc dù vậy, công ty đã thực hiện một số biện pháp để khắc phục khó khăn này là hoán đổi đất thổ cư.
Mô hình khu công nghiệp đang được hình thành khá rầm rộ ở các địa phương trên cả nước nói chung và các vùng lân cận nói riêng điều này làm cho việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ngày càng khó khăn
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính qua các năm
Chỉ tiêu
2010
2009
2008
2007
Các chỉ tiêu quan trọng
Giá cổ phiếu cuối năm
16 600.00
35 000.00
26 900.00
122 000.00
Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
1 971.00
2 056.28
2 123.37
3 779.85
Giá sổ sách một cổ phiếu (BVPS)
16 950.86
24 511.54
34 693.52
33 908.00
Thu nhập trước thuế và lãi suất (EBIT) đv: Tỷ VNĐ
833.29
546.56
399.05
491.26
Các chỉ số rủi ro hoạt động
Hệ số đòn bẩy hoạt động
0.52
3.70
-1.64
0.91
Các chỉ số thanh khoản
Hệ số thanh toán hiện thời
2.3982
3.2832
2.0246
1.6696
Hệ số thanh toán nhanh
1.1413
1.419
0.7209
1.6492
Hệ số thanh toán tức thời
0.0377
0.1065
0.1091
0.9644
Các chỉ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
1.2572
0.655
0.7606
43.5216
Vòng quay khoản phải thu
1.6911
1.2807
1.8564
2.087
Thời gian thu hồi nợ trung bình
215.8358
285.0004
196.6171
174.8921
Thời gian lưu kho trung bình
290.3277
557.2519
479.8843
8.3866
Tài sản cố định/ Tổng tài sản
0.028
0.0272
0.0117
0.1469
Vòng quay tổng tài sản
0.2792
0.1664
0.1743
0.1969
Vòng quay tài sản cố định
9.9832
6.1274
14.9124
1.3401
Các chỉ số cơ cấu tài chính
Hệ số nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu
0.2795
0.2368
0.0832
0.0985
Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản
0.3563
0.3017
0.2391
0.2908
Tổng tài sản nợ/ Vốn chủ sở hữu
0.5545
0.432
0.3138
0.4146
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
0.6426
0.6984
0.7621
0.7015
Tài sản cố định/Tổng tài sản
0.028
0.0272
0.0117
0.1469
Tổng nguồn vốn/vốn chủ sở hứu
1.5562
1.4319
1.3122
1.4255
Các chỉ số lợi nhuận
Lợi nhuận/tổng tài sản
0.074
0.0586
0.0463
0.0782
Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
0.1152
0.0839
0.0607
0.1115
Các chỉ số tăng trưởng
Tăng trưởng tổng tài sản
0.2454
0.1911
0.2917
2.2088
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu
0.1459
0.0916
0.4033
4.7727
Tăng trưởng lợi nhuận thuần
0.5739
0.5081
-0.2356
1.4694
Tăng trưởng doanh thu
1.0892
0.1375
0.1435
1.6219
Tăng trưởng EPS
0.0807
0.0346
Các chỉ số định giá
P/E
4.82
P/B
0.67
P/S
1.98
Phân tích định giá cổ phiếu
Theo phương pháp chiết khấu cổ tức
Thông tin giá cổ phiếu ITA (niêm yết trên sàn HOSE) ngày 03/06/2011 như sau:
Giá cổ phiếu: 10 600 VND
Dư mua: 2 288
Dư bán: 362
Cao nhất 52T: 23 700 VND
Thấp nhất 52T: 9 300 VND
Khối lượng trung bình 10 ngày: 1 037 792
NN mua: 89 730
% NN nắm giữ: 24.95%
Cổ tức TM: 3000
Tỷ suất cổ tức: 0.04
Bêta: 1.40
EPS: 1.953
P/E: 5.77
P/B: 0.62
Thông tin cổ phiếu vào cuối năm 2010 (ngày 31/12/2010)
Giá đóng cửa: 16 600 VND
Giá mở cửa: 16 400 VND
ROE: 11.52 %
Tỷ lệ chia cổ tức = 50%
Cổ tức: 1 957 VND/ cổ phiếu
Như vậy lãi suất chiết khấu (tính theo phương pháp Implied) là:
r = 11.52% x (1-0.5) + 1957/16600 = 17.55 %
Giá cổ phiếu vào ngày 03/06/2011 là 10 600 VND
Như vậy, giá cổ phiếu (tính theo 6 tháng đầu năm 2011) = (1 957 + 10 600) / (1+17.55%)1/2 = 11 581 VND
Giá hiện tại của cổ phiếu đang giao dịch là 10 600 VND. Các nhà đầu tư nên tiến hành mua vào.
Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro = Lợi suất kỳ hạn 1 năm vào tháng 6/2011 = 14%
Tỷ lệ lãi suất tính theo phương pháp CAPM:
r = 14% + [1.40 x (0.1152-0.14)] = 0.105 = 10.5%
Như vậy Giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức = (1957 + 10 600) / (1+10.5%)1/2 = 11 945 VND
Theo phương pháp chiếu khấu luồng tiền
Ta có bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty như sau:
(đơn vị: 1000 000 VNĐ)
Q1/2011
Q4/2010
Q3/2010
Q2/2010
Q1/2010
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
125,040
1,040,306
374,834
847,284
403,689
Các khoản giảm trừ doanh thu
24,583
79,917
37,496
46,495
21,966
Doanh thu thuần
100,457
960,389
337,338
800,789
381,723
Giá vốn hàng bán
33,263
688,410
213,229
765,135
280,054
Lợi nhuận gộp
67,194
271,979
124,109
35,654
101,668
Doanh thu hoạt động tài chính
3,410
241,111
25,782
103,516
36,038
Chi phí tài chính
14,700
18,492
17,208
16,297
8,729
Trong đó: Chi phí lãi vay
7,587
13,788
14,815
18,427
5,744
Chi phí bán hàng
66
130
475
5,001
181
Chi phí quản lý doanh nghiệp
15,491
16,880
21,304
17,944
19,569
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
40,347
477,587
110,904
99,928
109,228
Thu nhập khác
1,006
2,813
5,742
2,324
3,117
Chi phí khác
1,116
103
14
Lợi nhuận khác
1,006
1,697
5,742
2,221
3,103
Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết
-111
-32
-30
-49
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
41,242
479,284
116,615
102,119
112,283
Chi phí thuế TNDN hiện hành
25,996
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
41,149
Chi phí thuế TNDN
9,229
67,145
24,688
3,345
20,586
Lợi ích của cổ đông thiểu số
969
2,247
1,981
3,409
1,019
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
31,045
409,892
89,946
95,365
90,678
a. Nếu r = 17.55% ta có lợi suất theo quý là:
r’ = 0.1755/4 =0.0439 = 4.39%
NPV = 31045/ (1 + 0.0439) + 409892/ (1 + 0.0439)2 + 89946/ (1 + 0.0439)3 + 95365/ (1 + 0.0439)4 + 90678/ (1 + 0.0439)5 = 638446.790418 (triệu đồng)
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu = 638446.790418 (triệu đồng) / 342562565(cp) = 1863 (đồng/cp)
Vậy giá cổ phiếu: 10 600 + 1 863 = 12 463( đồng/ cp)
b. Nếu r = 10.5%:
r’ = 0.0263
NPV = 31045/ (1 + 0.0263) + 409892/ (1 + 0.0263)2 + 89946/ (1 + 0.0263)3 + 95365/ (1 + 0.0263)4 + 90678/ (1 + 0.0263)5 = 668296.212831 (triệu đồng)
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu = 668296.212831 (triệu đồng) / 342562565(cp) = 1 950 (đồng/cp)
Vậy giá cổ phiếu: 10 600 + 1 950 = 12 550( đồng/ cp)
KẾT LUẬN
Doanh thu hợp nhất cho năm tài chính 2009 đạt 1.194 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2008 và vượt 10% so với kế hoạch năm 2009. Lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn đạt 476 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2008, cho thấy ITA đã hồi phục từ sau khủng hoảng năm 2008 với những kết quả đầy ấn tượng.
Trong những năm gần đây, ITA đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như: giáo dục, cung cấp điện, nước. Nhà máy nhiệt điện Kiên Giang – nhà máy nhiệt điện lớn nhất của Việt Nam đã được chấp thuận về nguyên tắc năm 2008, dự kiến hoàn thành vào năm 2013, hứa hẹn sẽ mang lại dòng tiền tiềm năng cho ITA khi đi vào hoạt động. Với tiềm năng phát triển khu công nghiệp và đô thị hiện nay tại Việt Nam. về dài hạn ITA là một cổ phiếu khá hấp dẫn các nhà đầu tư.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, bài luận mới chỉ dừng lại ở việc phân tích và định giá cổ phiếu của công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo dựa trên hai phương pháp “Chiết khấu cổ tức” và “Chiết khấu luồng tiền”. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, bài luận sẽ có ích trong việc áp dụng có hiệu quả các công cụ phân tích, định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Đình Thọ, slide bài giảng “Thị trường chứng khoán”.
2. Website
3. Website
4. Website
5. Website
6. Website
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và định giá cổ phiếu của công ty cổ phần đầu tư – công nghiệp tân tạo.doc