Ngành giáo dục ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết luận của Bộ Chính trị thì giáo dục và đào tạo chưa thật sự được xem là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng cường đầu tư về tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền; còn quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng Trước tình hình đó, để phát triển con người, phát triển nền tri thức của cộng đồng, Nhà nước cùng Bộ Chính Trị đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp nhằm hướng tới phát triển một cộng đồng giáo dục tốt hơn:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng
- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo: chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu vào của sinh viên; không duy trì các trường đào tạo có chất lượng kém.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5605 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển cộng đồng - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: PHÁT TRIỂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1. Khái niệm:
Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng, kích cỡ của sự vật, hiện tượng nhưng đồng thời làm sự vật ấy biến đổi cả về cấu trúc.
Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự rang buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. ( Theo Tô Duy Hợp)
“Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”. ( Theo Liên Hợp Quốc năm 1956)
Phát triển dựa vào cộng đồng là sự phát triển lấy cộng đồng làm định hướng trao quyền kiểm soát việc quyết định và nguồn lực cho các nhóm cộng đồng. Những nhóm này thường hợp tác dưới hình thức đối tác với các tổ chức cung cấp hỗ trợ căn cứ theo yêu cầu và các bên cung cấp dịch vụ trong đó gồm chính quyền địa phương,khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước cấp trung ương.( Theo Ngân hàng Thế giới )
Phát triển dựa vào cộng đồng là sự phát triển cho cộng đồng và của cộng đồng,do cộng đồng lựa chọn, hoạch định và triển khai. Phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng chính là cơ sở cho phát triển bền vững.
2. Mục tiêu của việc phát triển dựa vào cộng đồng( CĐ)
- Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của CĐ, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội tích cực trong CĐ.
- Tạo sự bình đẳng cải thiện tham gia của mọi nhóm xã hội trong CĐ
- Củng cố các thiết chế tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và tăng trưởng
- Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào tiến trình phát triển
3. Đặc điểm của phát triển dựa vào cộng đồng
- Dựa trên phương pháp luận từ dưới lên, phát triển cộng đồng xuất phát từ nhu cầu, và mong muốn của người dân.
- Người dân tham gia vào các hoạt động
- Phát triển cộng đồng tin tưởng rằng mọi công dân và các cộng đồng hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn đề của mình, ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu để sống còn. Năng lực tự quản là một năng lực tự có và tiềm ẩn trong các cộng đồng, vấn đề của phát triển cộng đồng là cần đánh thức hoặc củng cố năng lực đó.
- Phát triển chỉ có thể thành công trên cơ sở xuất phát từ ý chí và nội lực từ bên trong.“Làm thay”, “nghĩ hộ” là những tư duy và hành động xa lạ với phát triển cộng đồng.
- Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết nhằm bảo đảm tính tự chịu trách nhiệm của cộng đồng.
- Dân chủ là một điều mà mọi chương trình phát triển cộng đồng phải hướng tới vì chúng đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình làm quen và không nên quên rằng tính tổ chức, kỷ luật là hình thức dân chủ nhất.
4. Nguyên tắc
Tạo môi trường, thể chế cơ bản: luật lệ,quy ước,hỗ trợ của nhà nước. Có các chính sách ưu đãi, ưu tiên cho một số đối tượng đặc biệt
Củng cố các tổ chức cộng đồng
Tăng cường năng lực cá nhân
Khuyến khích sáng tạo bằng các biện pháp mềm dẻo
Phải bồi dưỡng và hỗ trợ các cộng đồng để họ có đủ các điều kiện tự đứng ra thực hiện công việc trước kia do Nhà nước làm, nay phải giao cho các cộng đồng nông thôn thực hiện.
Tạo hành động tập thể của cộng đồng và kiểm tra các can thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển
5. Các dạng phát triển dựa vào cộng đồng
Quản lý cộng đồng
Chính quyền địa phương và các tổ chức dựa vào cộng đồng cùng quyết định: Chính quyền địa phương quản lý vốn đầu tư cùng với các tổ chức dựa vào cộng đồng trong vai trò đồng quyết định đối với việc đầu tư
Chính quyền địa phương cùng với sựu tham gia của cộng đồng: chính quyền địa phương quản lý và thực hiện đầu tư có sự tham khảo ý kiến với các bên tham gia địa phương.
Các tổ chức khác và tổ chức dựa vào cộng đồng cùng quyết định: Các cơ quan ngang dọc, các đoàn thể quản lý vốn đầu tư cùng với các tổ chức dựa vào cộng đồng trong vai trò quyết định đối với việc đầu tư là thực hiện.
Các tổ chức khác cùng với sự tham gia của cộng đồng: Các cơ quan ngang dọc, các đoàn thể có sự tham vấn với các tổ chức dựa vào cộng đồng.
6. Ví dụ: Phát triển nghề tăm tre cho cộng đồng người mù:
- Nhà nước cùng các doanh nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện cho hội người mù có kiến thức, kĩ năng sản xuất tăm tre. Giúp họ thành lập cộng đồng sản xuất để họ có việc làm và tạo ra thu nhập để có cuộc sống cơ bản ổn định. Đồng thời, Nhà nước và các DN cũng hỗ trợ về nguyên liệu đầu vào và tìm đầu ra cho họ.
- Người mù được tự quyết định nhập về bao nhiêu tre để sản xuất tăm, sản xuất với số lượng gói tăm bao nhiêu. Lợi nhuận thu được càng cao thì thu nhập của những thành viên trong hội người mù càng cao, ngược lại khi có rủi ro, lợi nhuận thấp hay lỗ vốn thì sẽ được chia đều cho các thành viên, họ sẽ cùng gánh chịu.
- Tính công bằng luôn được sử dụng: mức lương theo trình độ tay nghề, khả năng của từng lao động, những người nếu có phạm lỗi trong sản xuất đều bị phạt như nhau, chịu trách nhiệm trước cộng đồng người mù.
- Tất cả những quy định như về giờ giấc,thời gian lao động…được các thành viên thống nhất đặt ra và mọi người trong cộng đồng đều phải chấp hành.
PHẦN 2: Phát triển hướng tới cộng đồng
1. Khái niệm:
Qua tìm hiểu khái niệm thế nào là phát triển, thế nào là cộng đồng và phát triển cộng động ở phần trên, ta có thể khái quát mục tiêu của phát triển cộng đồng:
Cải thiện đời sống của người dân trong cộng đồng bao gồm đời sống vật chất và tinh thần.
Tạo sự bình đẳng.
Phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân.
Từ đó, ta rút ra khái niệm phát triển hướng tới cộng đồng như sau: Phát triển hướng tới cộng đồng là những tiến trình phát triển nhằm mục đích hướng tới lợi ích và nguyện vọng của cộng đồng, cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng.
2. Đặc điểm và nguyên tắc của phát triển hướng tới cộng đồng:
2.1. Đặc điểm:
- Phát triển hướng tới cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên bởi nó xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của người dân.
- Sự tham gia đóng góp của người dân trong cộng đồng là rất quan trọng.
- Phải dựa trên cơ sở nghiên cứu.
2.2. Nguyên tắc:
- Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân.
- Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ.
- Tin tưởng vào dân, vào khả năng thay đổi và phát triển của họ.
- Khuyến khích người dân cùng thảo luận, lấy quyết định chung, hành động chung để họ đồng hóa mình với những chương trình hành động
- Mọi quá trình phải do cộng đồng tự quyết.
- Đảm bảo công bằng, dân chủ.
- Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết được một vấn đề cụ thể, mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của người dân.
- Cung cấp nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau
3. Vận dụng vào thực tiễn:
Ngành giáo dục ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết luận của Bộ Chính trị thì giáo dục và đào tạo chưa thật sự được xem là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng cường đầu tư về tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền; còn quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng… Trước tình hình đó, để phát triển con người, phát triển nền tri thức của cộng đồng, Nhà nước cùng Bộ Chính Trị đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp nhằm hướng tới phát triển một cộng đồng giáo dục tốt hơn:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng…
- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo: chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu vào của sinh viên; không duy trì các trường đào tạo có chất lượng kém.
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Đổi mới chương trình: tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học.
- Tăng nguồn lực cho giáo dục: miễn học phí cho học sinh, sinh viên gia đình chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh, sinh viên gia đình nghèo và hỗ trợ cho HS,SV các hộ có thu nhập thấp…
- Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục: đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền…Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.
PHẦN 3 : QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1. Khái niệm
Quản lý cộng đồng là việc các tổ chức dựa vào cộng đồng kiểm soát quyết định đầu tư, quản lý vốn đầu tư, thực thi toàn bộ các hoạt động.
Tổ chức là 1 thực thể thống nhất gồm những người có chung mục đích, và hoạt động theo nội dung, quy định đã được xây dựng
Một tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), là một tổ chức được hình thành và hoạt động có vai trò rất lớn của cộng đồng và người dân. CBO lấy cộng đồng làm nền tảng và là đối tượng mục tiêu cho hoạt động. CBO được thành lập nhằm giải quyết các quan hệ trong cộng đồng và giữa cộng đồng với Nhà nước và các bên liên quan khác trong các vấn đề cụ thể như bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, truyển thông, PTNT, nông thôn, xóa đói giảm nghèo…
Quản lý dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩ theo tính ứng dụng của nó trên thực tế. đề cập sự tham gia của cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý các nguồn lực như quản lý tài nguyên đất, nước, rừng, biển, động vật hoang dã, nguồn lợi thủy sản…
2. Nguyên tắc:
Nguyên tắc cốt lõi của quản lý là dù tồn tại dưới hình thức nào vẫn là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy trì các hoạt động mà cộng đồng được hưởng lợi.
3. Đặc điểm
Quản lý dựa vào cộng đồng có 3 khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.
Các hoạt động độc lập tiếp nối quy trình lập kế hoạch chỉ có thể được thực hiện thành công nếu người dân liên quan được tham gia đầy đủ vào các quy trình ra quyết định và hiểu rõ kết quả cuối cùng của quá trình lập kế hoạch. Nếu người dân không quan tâm đến công tác quản lý và không thể hiện được vai trò chủ động của mình trong quá trình ra quyết định, việc thực hiện trên thực tế sẽ cho ra kết quả nửa vời, hoặc có khả năng bị hiểu nhầm và thậm chí thất bại trong khi thực hiện.
Đơn giản – để mọi người đều hiểu rõ vấn đề đang xảy ra và có thể thực hiện nó
Hiệu quả về chi phí – đảm bảo thực hiện được các quy trình QLDVCĐ chỉ với nguồn lực sẵn có của địa phương
Tính tương ứng – đảm bảo quy trình lập kế hoạch QLDVCĐ chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý .
Tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai
Phản ánh nhu cầu của người dân địa phương trong đánh giá và sử dụng các nguồn tài nguyên
Quản lý dựa vào cộng đồng chỉ có thể trở nên bền vững nếu các quy trình phù hợp với khuôn khổ chính sách pháp lý hiện hành.
3.Vận dụng lý thuyết vào thực tế trong việc quản lý dựa vào cộng đồng nuôi Tôm:
Để xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh, bên cạnh việc cải hoán lại cơ sở hạ tầng thì cần sắp xếp lại các vùng nuôi, hình thành các tổ tự quản, các nhóm cộng đồng, tạo sự liên kết trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong trong quá trình nuôi, nhất là ở các vùng nuôi thủy sản tập trung. Việc thành lập các tổ nuôi tôm nước lợ theo hướng quản lý cộng đồng nhằm mục đích xây dựng thương hiệu vùng nuôi sinh thái, vùng nuôi sạch để góp phần cùng nhau tạo sức mạnh trong việc tiêu thụ sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đồng thời là cơ sở để xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn môi trường. Từ năm 2006 đến nay, đã xây dựng được 41 tổ cộng đồng trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ với 1.000 hộ tham gia. Các tổ này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi, như: tổ cộng đồng vùng Hóc Rộ - Cẩm Thanh (Hội An), Bản Long - Tam Tiến (Núi Thành), các tổ ở Duy Vinh, Duy Thành (huyện Duy Xuyên),... Tháng 6/2009, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi cục NTTS đã xây dựng thí điểm 02 vùng nuôi tôm áp dụng GaqP, với diện tích 30 ha. Trong đó có 04 tổ nuôi tôm cộng đồng tại Tam Tiến và Duy Vinh được tham gia. Các tổ tham gia được tư vấn chọn con giống, giám sát môi trường, dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm theo một số tiêu chí GaqP. Kết quả bước đầu cho thấy, tôm nuôi phát triển tốt, ít xảy ra bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chí đã đề ra.
Khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, người dân phối hợp với nhau trong việc kiểm tra, xét nghiệm con giống, cải tạo ao, hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất... Ngoài ra, các hộ tham gia trong tổ cộng đồng có tính giác ngộ rất cao, khi có trường hợp tôm nuôi bị bệnh, chủ hộ đóng cống, giam nước và báo cho các hộ có nuôi tôm xung quanh để phòng ngừa. Và báo cho cơ quan chức năng để xử lý. Ngoài ra, các tổ nuôi tôm cộng đồng còn được Nhà nước hỗ trợ một số thiết bị đo môi trường, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi, giám sát môi trường nuôi.
Nhìn chung, việc hình thành các tổ cộng đồng đã phát huy được hiệu quả như: Người dân cùng nhau đi mua tôm để kiểm tra chất lượng con giống, chọn được đàn tôm có chất lượng tốt, cùng nhau cải tạo ao nuôi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, liên kết nhau trong việc mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm, xử lý và phòng ngừa dịch bệnh...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn những bất cập, khó khăn khi triển khai nhân rộng mô hình. Đó là việc thiếu kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ, nhiều thành viên còn vi phạm qui ước, điều lệ mà tổ đã đề ra, đặc biệt là ở các tổ có nhiều thành viên tham gia; nguy cơ có nhiều tổ sẽ ngừng hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả. Việc đồng loạt thực hiện các hoạt động như cải tạo ao, thả giống đã làm cho thiếu hụt lao động và nguồn giống cục bộ. Nhiều người dân chưa thấy hết ý nghĩa thiết thực của việc nuôi tôm theo hướng cộng đồng nên chưa tích cực tham gia.
PHẦN 4: SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG
Khái niệm
Sự tham gia là một trong những triết lý quan trọng của PTCĐ. Triết lý này thừa nhận rằng để cho cộng đồng phát triển tốt, bền vững thì phải có sự đồng thuận và phối hợp có hiệu quả của tất cả các lực lượng xã hội và các thiết chế xã hội. Phát triển có sự tham gia là xây dựng hoạt động lấy người dân và cộng đồng làm trung tâm, dựa vào dân, bắt đầu với người dân.
Sự tham gia của người dân chủ yếu là mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội, nó không chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nông thôn có khả năng tự tổ chức thông qua tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (FAO, 1982)
Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác mà họ mong ước (Paul, 1987)
Tóm lại: Sự tham gia cộng đồng là ở đó người dân cùng với nhà nước cùng nhau thực hiện công việc chung của xã hội giúp cho sự phát triển cộng động, đảm bảo sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển.
2. Vai trò của sự tham gia cộng đồng.
Là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương tổ chức và vận dụng sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Giúp xác định nhu cầu ưu tiên của cộng đồng và tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này. Sự tham gia giúp cho dự án, hoạt động được thừa nhận, khuyến khích, người dân đóng góp phần lực thực hiện và đảm bảo khả năng bền vững.
Sự tham gia của cộng đồng là đầu vào cần thiết nhằm tạo cơ hội thành công cho nhưng sáng kiến về phát triển.
3. Nguyên tắc của sự tham gia của cộng đồng
Công bằng xã hội
Sự tham gia: mọi người tham gia vào thực hiện các dự án, cùng hoạt động, chia sẻ lợi ích, và đều phải trách nhiệm.
Cộng đồng bền vững: Sử dụng tài nguyên nhưng chú ý bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng phải có tính bền vững
Tự nhận biết: bằng việc đánh giá vấn đề và mối quan tâm mà cộng đồng đã xác định tăng cường nhận biết về những lựa chọn của người dân. Tạo điều kiện để họ thảo luận về những vấn đề liên quan và đưa ra những giải phá. Phát triền cộng đồng phải tin tưởng rằng công dân hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn đê của mình ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu để sống còn.
Chia sẽ kinh nghiệm thực hành: để các cá nhân trong cộng đồng tham gia tốt vào các hoạt động của cộng đồng.
Dân chủ: nhằm đảm bảo lợi ích chung sẽ được tôn trọng.
4. Ưu, nhược điểm của sự tham gia của cộng đồng
4.1. Ưu điểm
Nâng cao ý thức sở hữu trong các sáng kiến về phát triển ở địa phương
Nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt động
Tăng cường việc xem xét các tác động
Nâng cao tính công bằng và tính tự quyết định
Tăng cường khả năng tiếp tục, duy trì sau khi dự án hỗ trợ kết thúc
Tăng cường chia sẻ chi phí và tính hiệu quả của sáng kiến phát triển
Nhấn mạnh hình thức phi bạo lực của hoạt động xã hội
Coi trọng nhu cầu và quyền cơ bản của con người
4.2 Nhược điểm:
Từ phía quần chúng: người dân không quen với các qui định mới, nên thiếu tự tin khi đứng lên phát biểu ý kiến, họ không muốn làm trái với truyến thống vốn có trong con người họ. Chính vì vậy mà chúng ta khó có thể phát huy được năng lực của người dân.
Về mặt chính trị: hầu hết các chính quyền vẫn có một góc độ nào đó chưa tin rằng người dân có thể làm được nên dẫn đến tạo cho người dân cảm giác tự ti, mặc cảm. Đồng thời, tại các quốc gia kế hoạch tập trung hoặc ở các chế độ độc đoán, sự tham gia của người dân thường theo hướng đi của chính quyền đã đặt ra một cách tuyệt đối, không phát huy được tính sáng tạo của người dân.
Về mặt văn hóa, xã hội, lịch sử: các thành phần tham gia không thống nhất với nhau, thường hay bị chia rẽ về quyền lợi, mâu thuẫn cá nhân giữa các tộc người, giữa các nhóm người càng làm cản trở thêm hoạt động tham gia
Lối sống: con người thường hay có lối sống thực dụng, việc của cá nhân thì họ làm một cách tích cực để thỏa mãn tối ưu lợi ích họ sẽ đạt được. Nhưng còn đối với các công việc chung thì họ thờ ơ, ỷ lại, dựa giẫm vào người khác. Dẫn đến tính đoàn kết trong cộng đồng bị phá vỡ.
5. Các kiểu tham gia
Tham gia thụ động: Người dân được báo về những gì sẽ hoặc đã xảy ra, do cơ quan hoặc người quản lý dự án đơn phương thông báo mà không cần có sự lắng nghe đáp ứng, phản hồi của người dân.
Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: người dân tham gia qua việc trả lời những câu hỏi do những nhà nghiên cứu đưa ra trong bản hỏi nghiên cứu, hoặc những hoạt động tương tự. Người dân không có cơ hội có ý kiến hoặc kiểm chứng tính chính xác của thông tin vì họ không được chia sẻ kết quả nghiên cứu.
Tham gia qua tư vấn: Người dân tham gia qua các buổi họp tư vấn, và người bên ngoài lắng nghe quan điểm của họ. Những chuyên gia từ bên ngoài xác định vấn đề và giải pháp cho cộng đồng, và có thể bổ sung bằng phản ánh của người dân.
Tham gia vì những khích lệ vật chất: người dân tham gia bằng cách đóng góp tài nguyên, thí dụ sức lao động, ngược lại họ nhận được thực phẩm, tiền, và những khuyến khích vật chất khác.
Tham gia chức năng: Người dân tham gia bằng cách tổ chức nhóm nhằm đạt đến những mục tiêu dự định của dự án phát triển
Tham gia tương tác: Người dân tham gia bằng việc cùng phân tích, phát triển kế hoạch hành động, và thiết lập các cơ cấu mới hoặc tăng cường những cơ cấu/thể chế đang có tại địa phương.
Tự huy động: Người dân tham gia bằng cách tự thiết kế những hoạt động/dự án/sáng kiến độc lập với những tổ chức bên ngoài để thay đổi, để phát triển cộng đồng của họ.
6. Ví dụ về Cộng đồng tham gia bảo vệ vịnh Nha Trang
Trong những ngày Đa dạng sinh học thế giới, ngày Môi trường thế giới, ngày làm sạch môi trường biển, Ban quản lý vịnh Nha Trang đã phát tờ rơi, dựng panô tuyên truyền tại nơi công cộng, khuyến cáo người dân, du khách tham gia bảo vệ rùa biển, bảo vệ san hô biển. Tổ chức cuộc thi bảo vệ đa dạng sinh học Vịnh Nha Trang giữa 5 trường tiểu học và 5 trường phổ thông cơ sở trên địa bàn. Tiến hành trồng các loại cây bần, được, mắm tại 1,5 ha rừng ngập mặn tại Đần Bấy, nâng diện tích rừng ngập mặn được phục hồi tăng hơn 5 ha. Thu gom hàng trăm kg rác dưới đáy biển trong vùng lõi khu bảo tồn.
Tham gia vào phong trào này chủ yếu là giới trẻ học đường sống bên trong và xung quanh khu bảo tồn. Có hơn 1.500 học sinh và 50 thầy cô giáo thuộc 10 trường tiểu học, trung học cơ sở tham gia chương trình giáo dục môi trường biển, tài nguyên biển. Hoạt động này không chỉ giúp cho giới trẻ biết yêu và bảo vệ biển, mà còn tác động tới các bậc phụ huynh, người dân trên địa bàn. Trước cảnh mọi người cùng chính quyền tham gia bảo vệ môi trường biển, các du khách đến tham quan cũng như những người dân xung quanh cũng có ý thức bảo vệ hơn, mỗi khi đi trên biển, thấy rác là nhặt bảo vào hòm, không vứt rác bừa bãi. Nhiều người dân đã chủ động trồng cây hơn. Không khai thác thủy sản vượt mức quy định.
PHẦN 5: LÝ THUYẾT VỀ PRA
1- Giới thiệu chung về PRA
PRA có nguồn gốc từ RRA (đánh giá nhanh nông thôn), là một trong các cách tiếp cận để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và sử dụng kết quả nghiên cứu.
PRA đặc biệt thích hợp trong phát triển cộng đồng vì nó có sự tham gia của nhóm công tác và các thành viên cộng đồng trong mọi khía cạnh của nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích kết quả.
Số liệu được thu thập trong các nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng thường bảo đảm chính xác và hữu ích. Phân tích tại chỗ cho thấy rõ ngay các thông tin cần bổ sung trước khi rời khỏi hiện trường.
Ưu điểm chính của PRA so với nghiên cứu bằng các điều tra thông thường là có sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng, thời gian ngắn và chi phí thấp.
2. Khái niệm về PRA
• PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.
• PRA là một cách làm việc mới đã khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình.
• PRA giúp cho tác viên cộng đồng hay cán bộ dự án
- Học hỏi từ người dân, cùng làm việc với dân.
- Giúp người dân địa phương tự phân tích, lập kế hoạch và thực hiện.
3. Ưu, nhược điểm của PRA
3.1. Ưu điểm
Các kỹ thuật ứng dụng có thể thích ứng cho nhiều tình huống khác nhau.
Nhà nghiên cứu chuyên môn không áp đặt lên việc trả lời của các hộ dân. Người dân cảm thấy thoải mái nói chuyện tự nhiên với tác viên hướng dẫn lượng giá, và chính người dân là chuyên gia lượng giá, còn tác viên hướng dẫn chỉ đóng vai trò xúc tác và tạo thuận lợi cho sự tham gia tích cực.
PRA làm nổi bật những dữ kiện về chất cũng như về lượng.
PRA giúp mỗi nhóm trong cộng đồng đề ra các giải pháp phù hợp với chính khả năng và tài nguyên của họ để họ có thể thực hiện và đạt được lợi ích.
Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thấy tiếng nói của mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung.
Những người nghèo, người bị thiệt thòi ít được học hành trong cộng đồng tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá – tạo ra sự công bằng, dân chủ trong việc tham gia lấy quyết định và phát triển cộng đồng.
3.2. Nhược điểm
Khó lập được đúng nhóm PRA liên ngành
Thời gian thực hiện ngắn có thể dẫn đến hiểu biết không sâu, không đầy đủ
Phần lớn các thong tin là định tính, không thể sử dụng phép thống kê.
Khó khăn trong việc tìm câu hỏi để hỏi
Thất bại trong việc đưa thành viên tham gia vào công việc, nên đòi hỏi người cấp trên phải có kỹ năng giao tế, gợi chuyện khi tiếp xúc với cộng đồng, biết lắng nghe dân nói,
Đánh giá vấn đề theo quan điểm cá nhân
Câu hỏi mà người được điều tra trả lời có thể không trung thực.
4. NHÓM CÔNG CỤ CHÍNH CỦA PRA
4.1. Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố không gian:
Bao gồm vẽ bản đồ, xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ CĐ, bản đồ xã hội, bản đồ nguồn lực, bản đồ đi lại, bản đồ dịch vụ và cơ hội, và sơ đồ mặt cắt hay khảo sát tuyến (đi xuyên ngang cộng đồng).
4.2. Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố thời gian:
Được sử dụng phổ biến để mô tả sự tập hợp những sự kiện do người dân tại cộng đồng nhận thức được. Những phương pháp phổ biến là: dòng thời gian; sơ đồ mặt cắt lịch sử cộng đồng; biểu đồ mùa vụ; lịch thời gian hàng ngày, bảng phả hệ..
4.3. Nhóm công cụ tìm hiểu phân tích các bên liên quan:
Bao gồm biểu đồ nhân-quả hay biểu đồ hình cây; biểu đồ tác động; mạng lưới; bản đồ tiến độ; phương pháp phân hạng hộ; biểu đồ Venn; phương pháp xếp hạng cặp đồng đẳng; xếp hạng/cho điểm ma trận; phân tích lực lượng của địa bàn; biểu đồ hình bánh;....Những phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự việc khác nhau hoặc khía cạnh khác nhau của cùng sự việc.
4.4 Nhóm công cụ phân tích ưu tiên và lựa chọn
5. ỨNG DỤNG PRA
PRA là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong các nghiên cứu thăm dò, lập kế hoạch và đánh giá các dự án cho hàng loạt các lãnh vực khác nhau như nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xí nghiệp và chăm sóc y tế, các chương trình phát triển chung .v.v. Ngoài ra, PRA có thể áp dụng cho tất cả các lãnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như trồng trọt, chăn nuôi, tín dụng, giáo dục, phát triển giới, kế hoạch hóa gia đình…
Ở Việt Nam, từ cuối những năm 80, ngày càng nhiều nhiều tổ chức quốc tế (như Ngân hàng thế giới [WB], UNDP, FAO, IFAD, FADO, IDRC, ...), các cơ quan nghiên cứu, phát triển trong nước đã sử dụng PRA để xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án ở nhiều qui mô khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Thí dụ:
- Năm 2003 các tổ chức tài trợ gồm nhiều tổ chức quốc đã cùng phối hợp để nghiên cứu tình trạng nghèo tại Việt Nam bằng phương pháp Đánh giá Nghèo có sự tham gia
- Một cộng đồng đang bức xúc về nạn phá rừng yêu cầu được giúp đỡ, một cuộc PRA có thể thực hiện ở cộng đồng đó để hiểu rõ thực tế và tìm giải pháp khắc phục.
- Điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân liên quan đến tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ.
- Mô tả đánh giá khả năng của một huyện trong việc huy động, tổ chức, tham gia hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
6. Các bước chính thực hiện một PRA
Xác định mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu
Xác định địa bàn tổ chức PRA
Xác định các nhóm đối tượng và số lượng cần thiết của nhóm
Lựa chọn và thiết kế công cụ PRA
Tổ chức thu thập thong tin trên địa bàn
Tổng hợp PRA
PHẦN 6: THỰC HÀNH CÔNG CỤ PRA
So sánh PRA và các phương pháp nghiên cứu khác
Tiêu chí
So sánh
PRA
Nghiên cứu
điều tra
Nghiên cứu
Dân tộc học
Thời gian
Ngắn
Dài
Dài
Chi phí
Thấp – Trung bình
Trung bình – Cao
Trung bình
Mức độ sâu sắc
Sơ bộ
Toàn diện
Toàn diện
Phạm vi nghiên cứu
Rộng
Giới hạn
Rộng
Mức độ tổng hợp
Đa ngành
Kém
Kém
Cấu trúc
Linh hoạt
Không chính quy
Cố định,
Chính quy
Linh hoạt,
Không chính quy
Cách tiếp cận
Từ dưới lên
Từ trên xuống
-
Phương pháp
Giỏ công cụ
Tiêu chuẩn hóa
Giỏ công cụ
Công cụ chính
Phỏng vấn bán
Cấu trúc
Biểu điều tra
Chính quy
Quan sát thành viên cộng đồng
Phân tích thống kê
Ít hoặc không có
Phần lớn
Ít hoặc không có
Biểu điều tra
Tránh dung
Phần lớn
Tránh dung
Tổ chức
Không thứ bậc
Thứ bậc
-
Người thực hiện
Nhóm lien ngành
Cán bộ đo đếm
Nhà nghiên cứu
Mô tả định tính
Rất quan trọng
Không quan trọng
Rất quan trọng
Đo lường
Định tính hoặc
Dung chỉ số
Chi tiết,
Chính xác
Chi tiết,
Chính xác
Học tập/ phân tích
Trên thực địa, tại chỗ
Tại văn phòng
Trên thực địa,
Tại chỗ
Ứng dụng
Học tập & hiểu biết, ý kiến, hành vi, thái độ của người dân nông thôn
Thu thập & phân tích thống kê, số liệu định lượng, đại diện
Tìm hiểu các vấn đề dân tộc học
2.Vận dụng công cụ PRA trong việc phân loại nghèo
Sử dụng nhóm công cụ tìm hiểu phân tích các bên liên quan của PRA trong việc xếp hạng giàu nghèo ở Tỉnh Vĩnh Long ( cụ thể là sử dụng sơ đồ VEEN)
Mục đích:
Định hướng cho thảo luận của người dân về tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức địa phương đối với các hoạt động thôn bản.
Thông qua đó phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức để đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là yêu cầu của người dân đối với các hoạt động của các tổ chức để tạo cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ họ phát triển.
Địa bàn tổ chức PRA: Xã Loan Mỹ - Tam Bình – Vĩnh Long
Đối tượng tham gia: Nhóm PRA, đại diện chính quyền địa phương, đại diện các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng. Cuộc họp để thực hiện sơ đồ Venn có thể gồm từ 10 đến 15 thành viên, và gồm cả những người dân địa phương. .
Các bước :
- Tham khảo thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, các cuộc phỏng vấn nhóm hoặc những người cung cấp thông tin chủ yếu;
- Xác định các tổ chức và cá nhân chủ yếu chịu trách nhiệm đối với các quyết định trong một cộng đồng hay tổ chức;
- Vẽ (cắt) các vòng tròn tiêu biểu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức; kích cỡ của vòng tròn chỉ rõ mức độ quan trọng hoặc phạm vi của mỗi tổ chức hoặc cá nhân;
- Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân: sắp xếp các vòng tròn như sau: Vòng tròn riêng rẽ = không có mối quan hệ
Vòng tròn tiếp xúc = thông tin được trao đổi
Vòng tròn trồng chéo nhau = có quan hệ và hợp tác chặt chẽ hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG của TRƯƠNG VĂN TUYỂN, trường ĐH Nông Lâm Huế.
2. Giáo trình PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG của cô NGUYỄN THỊ OANH, trường ĐH Mở BC HCM
3. Bài giảng PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG của thầy TẠ XUÂN HOÀI, trường đại học Tôn Đức Thắng.
4. Giáo trình PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN của thầy MAI THANH CÁC, QUYỀN ĐÌNH HÀ, NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, NGUYỄN TRỌNG ĐẮC, trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
5. Một số trang web:
www.monre.gov.vn
www.google.com.vn
DANH SÁCH NHÓM 11
STT
HỌ VÀ TÊN
LỚP
MÃ SINH VIÊN
1
Nguyễn Thị Hương Giang
KTNNA
531542
2
Nguyễn Thu Hằng
KTNNE
532004
3
Dương Thị Thu Hảo
KTNNE
532002
4
Nguyễn Thị Thanh Phương
KTNNE
532045
5
Nguyễn Thị Xuân
KTB
532080
6
Nguyễn Thị Thủy
KTB
532061
7
Nguyễn Thị Hài
KTB
532000
8
Trần Đức Dũng
KTB
531988
9
Phan Trọng Sáng
KTB
531932
10
Nguyễn Đức Tuấn
KTNNB
531743
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận phát triển cộng đồng.doc