Tiểu luận Phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng

Hợp dồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng 2 Lời tựa Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Dr Alan Chew Fook Yew đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thiện tiểu luận này. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo trợ giảng Chu Văn Hùng, đã tận tình chỉ bảo nhiệt tình với những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm với lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp để giúp tôi có thể hoàn thành tốt nhất tiểu luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Quốc tế, trường Đại học Quốc gia Hà nội đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện tiểu luận. Cám ơn tất cả các bạn học cùng lớp EV9 đã nhiệt tình chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành tốt công việc của mình, cám ơn gia đình đã động viên tôi trong quá trình học tập vừa qua. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tiểu luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên với thời gian không cho phép, chắc chắn tiểu luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý Thầy cô giáo tận tình chỉ bảo. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. Xin trân trọng cảm ơn. 3 TIỂU LUẬN SỐ 2 Câu 1: 2a) Hãy nêu và trình bày đầy đủ các rủi ro khác nhau mà các ngân hàng có thể gặp phải và phải quản lý. Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán … , phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Nguyên nhân của những tiềm ẩn rủi ro này là do ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với lãi suất thấp, sau đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao để thu lợi nhuận. Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thị trường để cho vay thì ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro. Một số các rủi ro mà các ngân hàng thường gặp phải là: 1.Rủi ro lãi suất: Lệch kỳ hạn lãi suất, tức ngày đáo hạn của tài sản có và tài sản nợ bị lệch kỳ hạn, đây là một chức năng của ngân hàng thương mại. Việc chuyển đổi tài sản của một trung gian tài chính liên quan đến việc thu nhận tài sản nợ (ví dụ tiền gửi) và cho vay dưới dạng tài sản của ngân hàng (khoản cho vay). Tuy nhiên, thời gian đáo hạn của tài sản nợ (ví dụ như tiền gửi tiết kiệm) có vẻ như tương đối ngắn về bản chất so với thời gian đáo hạn của các khoản cho vay (ví dụ khoản vay nhà ở) và ngược lại. Đây chính là chức năng sinh lời của các ngân hàng, vì thế họ phải chịu rủi ro của việc lệch kỳ hạn lãi suất. 4 2.Rủi ro thị trường: rủi ro phải chịu từ tài sản có và tài sản nợ trong sổ giao dịch của một trung gian tài chính do thay đổi về lãi suất, tỉ giá ngoại hối và các loại giá khác. Khía cạnh quan trọng nhất của rủi ro thị trường là:  chính tài sản có và tài sản nợ trong sổ giao dịch trái ngược với sổ đầu tư (trung hạn và dài hạn)  giao dịch đầu cơ nhiều hơn và ngắn hạn. Rủi ro thị trường là rủi ro gia tăng mà một trung gian tài chính phải chịu khi rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá cố phiếu kết hợp với chiến lược giao dịch chủ động, đặc biệt là chiến lược liên quan tới hoạt động giao dịch ngắn hạn như trong vòng một ngày. Rủi ro thị thường hay rủi ro giao dịch sẽ xảy ra bất cứ khi nào một trung gian tài chính có vị thế mua hay bán mở hoặc không cân bằng rủi ro đối với trái phiếu, cổ phiếu, ngoại hối, cũng như hàng hóa hay công cụ phái sinh. 3.Rủi ro tín dụng: Thanh toán một phần hoặc không thanh toán lãi và tiền vốn của các khoản cho vay và chứng khoán. Rủi ro này dĩ nhiên là rủi ro phổ biến nhất mà bất cứ ai hoạt động trong một trung gian tài chính phải đối mặt. Vai trò quan trọng của các trung gian tài chính liên quan tới việc thẩm định, cả từ bên trong và từ bên ngoài (định mức tín nhiệm bởi S&P, Moodys, v.v…) và giám sát những người xin vay vốn để bảo đảm là những người vay có khả năng chi trả. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chi trả bao gồm các yếu tố về kỳ hạn, kỳ hạn càng lâu, rủi ro càng lớn, yếu tố bảo đảm hay không có bảo đảm, định mức tín nhiệm, v.v… 4.Rủi ro ngoài bảng quyết toán: rủi ro phải chịu do hậu quả từ những hoạt động liên quan tới tài sản có và tài sản nợ nằm ngoài bảng quyết toán. Các giao dịch liên quan tới thị trường nằm ngoài bảng quyết toán là các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Hoạt động kinh doanh ngoài bảng quyết toán rất hấp dẫn các trung gian tài chính bởi vì nó tạo cơ hội kiếm được các khoản phí trong khi không phải ghi vào hoặc mở rộng bản quyết toán. 5 5.Rủi ro ngoại hối: rủi ro khi tỉ giá hối đoái thay đổi có thể làm thay đổi giá trị tài sản có và tài sản nợ của một trung gian tài chính được định giá bằng ngoại tệ (so sánh loại rủi ro này với rủi ro ngoại hối trong rủi ro thị trường) Với quá trình toàn cầu hóa, lợi nhuận tiềm năng khi một trung gian tài chính đang ngày càng có triển vọng trên toàn cầu chính là khả năng mở rộng trực tiếp ra nước ngoài thông qua việc mở các chi nhánh hoặc mua lại hoặc liên doanh (Public Bank và Maybank ở Việt Nam) hoặc thông qua việc phát triển một danh mục tài sản tài chính bao gồm chứng khoán nước ngoài cũng như chứng khoán trong nước. Điều này sẽ dẫn đến việc các trung gian tài chính gặp phải những rủi ro ngoại hối trong các bảng quyết toán hợp nhất. 6.Rủi ro quốc gia hay chủ quyền: việc trả nợ hoặc việc luân chuyển vốn bị gián đoạn do việc hạn chế, can thiệp hay cản trở từ chính phủ nước ngoài. Rủi ro quốc gia – rủi ro khi thay đổi trong luật lệ của nước ngoài có thể ảnh hưởng tới việc giao dịch tài chính. Rủi ro chủ quyền – rủi ro khi một chính phủ nước ngoài sẽ không chi trả theo nghĩa vụ của họ. Khái niệm này đã tự nó đưa ra lời diễn giải. Không lâu trước đây, ví dụ của rủi ro quốc gia là Thái Lan, khi mà chính phủ quân sự mới thay đổi quy chế chuyển lợi nhuận về nước từ tự do sang bị hạn chế. Tác động tức thời là thị trường chứng khoán tụt giảm nhanh chóng và hậu quả là Ngân hàng trung ương không còn lựa chọn nào khác là phải bãi bỏ quyết định trước đó. 7.Rủi ro công nghệ: đầu tư công nghệ không tiết kiệm được chi phí hoặc mang lại lợi ích như người ta mong đợi. Rủi ro công nghệ và rủi ro hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lợi ích mà công nghệ mang lại là lợi thế về quy mô và phạm vi (sử dụng cùng một dữ liệu cho các mục đích khác nhau), tốc độ và sự thuận tiện. Những đe dọa chính mà các công ty gặp phải hàng ngày liên quan tới các lĩnh vực như ăn cắp nhận dạng, lừa đảo trên mạng, lỗi hệ thống do lỗi chương trình, mất điện, mất dữ liệu, lỗi phần cứng và ăn cắp dữ liệu 8.Rủi ro hoạt động: rủi ro khi những công nghệ hiện hành, quản lý kiểm toán và các hệ thống hỗ trợ khác bị trục trặc hoặc hệ thống hỗ trợ sau giao dịch bị hỏng hoặc bị lỗi. Tầm 6 quan trọng đã được nhấn mạnh trong hệ thống Basel II: hệ thống, các quá trình và thủ tục, con người. Một ví dụ gần đây là việc hỏng hóc hệ thống và tác động từ việc hỏng hệ thống máy tính lên thị trường chứng khoán ở Việt Nam và nó chỉ có thể khôi phục lại sau 3 ngày. Những thực tế lừa bịp do những lỗi về kiểm soát (thủ tục sau giao dịch) và đội ngũ nhân viên không trung thực đã được nêu ra trong trường hợp của Societe Generale. 9.Rủi ro thanh khoản: rủi ro khi có hiện tượng đột nhiên rút tiền làm cho trung gian tài chính phải thanh lý tài sản trong một thời gian rất ngắn và ở mức giá thấp hơn giá trị trường thực sự, như trường hợp gần đây khi mà UBS đề nghị đặt mua cổ phiếu với mức chiết khấu cao bất thường là 37%. Lý do cho hiện tượng đột nhiên rút tiền ồ ạt thường là do sự sụt giảm niềm tin đột ngột của những người nắm giữ tài sản nợ và sự sụt giảm niềm tin này có thể là thực nhưng cũng có thể chỉ là sự cảm nhận. Nếu không được kiểm tra nhanh chóng, nó có thể dẫn tới việc đổ xô chạy đến ngân hàng rút tiền và nếu như nó không được giải quyết dứt điểm, toàn bộ hệ thống tài chính có thể phải hứng chịu hậu quả. Vấn đề rủi ro thanh khoản có thể dẫn tới vấn đề vỡ nợ. 10.Rủi ro vỡ nợ: rủi ro khi một trung gian tài chính không có đủ vốn để bù lại sự sụt giảm đột ngột về giá trị tài sản. Những ví dụ trong thời gian gần đây là chưa từng có tiền lệ ở cả Hoa Kỳ và nước Anh khi mà Cục dự trữ liên bang và Ngân hàng TƯ Anh đã phải thực hiện những biện pháp hỗ trợ để giúp cho Bear Stearns và Northern Rock khỏi bị vỡ nợ. Sự sụp đổ của đại siêu thị tài chính Bear Stearns đã gây ra một cơn sóng gió cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Một công ty mà cổ phiếu của nó được giao dịch với giá 30 đô la mỗi cổ phiếu vào ngày thứ sáu chỉ được bán với giá 2,32 đô la vào thứ hai tuần kế tiếp. Tóm lại: Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội … Từ đó cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lĩnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp 7 vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý … Vì vậy có thể nói rằng quản lý rủi ro là nhiệm vụ sống còn của các tổ chức tài chính. 2b) Thảo luận các nguyên nhân của sự biến động của các đồng tiền: Đôla Mỹ, đồng Euro và đồng nhân dân tệ: Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ... [Isard. P (1995)]. Sự hình thành tỷ giá hối đoái là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước. Trong khuôn khổ của bài này, chúng ta thảo luận về sự biến động của các đồng tiền đôla Mỹ, EURO và đồng nhân dân tệ. Đồng đô la vốn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Vào thời điểm trước năm 2002, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền. Không lâu sau khi đồng Euro được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế.Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản. Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này:  Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợ của Mỹ.  Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga và các quốc gia khác. 8  Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ. Việc lên xuống trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền lớn là USD và EUR không phải là hiếm. Thế nhưng bất cứ lần thay đổi nào của hai đồng tiền này đều dẫn tới những biến động trong đầu tư, thương mại quốc tế. Kể từ ngày ra đời, đồng EUR đã tranh giành ảnh hưởng với đồng USD trong giao dịch quốc tế, cả hai đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới này đã nhiều lần thay đổi nhau nắm giữ vị thế bá chủ. Tuy nhiên, việc tăng giá USD lại là tin vui không chỉ đối với các nhà sản xuất Châu Âu mà còn cho cả các nhà XK Châu á. Trong khi các nền kinh tế EU hi vọng đồng USD tăng giá sẽ làm giá cả các sản phẩm sản xuất từ EU giảm đi trên thị trường thế giới, giúp khối này tăng cường XK, giải thoát khỏi cơn suy giảm, trì trệ thì ở Châu á, các nhà sản xuất Trung Quốc và ASEAN cũng không giấu hết vui mừng khi sẽ thu lợi lớn từ thị trường Mỹ. Tại Việt Nam, tình trạng ngoại hối của các NH trong nước hiện phần lớn vẫn bằng USD. Mặc dù NH Nhà nước cho phép các NH được duy trì một tỷ lệ nhất định các ngoại tệ mạnh khác trong trạng thái ngoại hối, rất ít NH lựa chọn EUR. Việc duy trì trạng thái ngoại hối bằng các ngoại tệ khác lại càng hiếm hoi. Về đồng nhân dân tệ: Công bố mới đây của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chỉ rõ cải cách (tỷ giá đồng nhân dân tệ) “cần phải bám chắc cung cầu thị trường làm cơ sở, tiến hành điều tiết chế độ tiền tệ cả rổ. Tiếp tục căn cứ khoảng thời gian biến động tỷ giá của thị trường ngoại hối đã được công bố, tiến hành quản lý và điều tiết đối với sự biến động tỷ giá đồng nhân dân tệ” ([Bourguinat. H (1999)]. Dù vậy, hầu hết các chuyên gia đều dự báo rằng đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá nhẹ và chậm, từ nay đến cuối năm tăng khoảng 3 - 5%. Từ đó Trung Quốc theo chế độ thả nổi có quản lý đồng RMB, mỗi ngày định tỷ giá chuẩn (bench mark) và chỉ cho dao động trong biên độ 0,5%. Trước áp lực của Mỹ và thế giới, Trung Quốc không thể không cho tăng tỷ giá RMB, nhưng tăng với tốc độ như thế nào? Yếu tố lớn nhất để Trung Quốc quyết định tốc độ tăng tỷ giá là khả năng thích ứng của doanh nghiệp xuất khẩu. Trước khi đưa ra quyết định về 9 chính sách tỷ giá lần này, Trung Quốc đã cho điều tra tình hình doanh nghiệp xuất khẩu và kết quả cho thấy nếu mỗi năm tỷ giá tăng 3-4% thì hầu như không có ảnh hưởng. Như vậy, đồng nhân dân tệ là tỷ giá cố định với sự kiểm soát của Chính phủ với kỳ vọng đồng nhân dân tệ mạnh hơn, có 4 lý do cho nhận định trên là: - Sự thay đổi 3% không đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư dài hạn - Khả năng suy thoái kép, phục hồi theo đồ thị hình W - Do đồng nhân dân tệ bị quốc tế hóa nhằm mục đích: Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, tăng cường vai trò của các nước chấu Á, tiết kiệm chi phí giao dịch trong các hoạt động thương mại. Tóm lại: Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế. Ngoài ra, Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 2c) Sự lên xuống của tỷ giá của 3 đồng tiền trên có ảnh hưởng đến các ngân hàng và doanh nghiệp ở Việt Nam hay không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Sự biến động của ba đồng tiền USD, EURO và RMB chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế. Đối với đồng EURO: Các ngân hàng Việt Nam luôn thận trọng trong việc dự trữ ngoại tệ EURO, trong khi các DN thì còn thận trọng hơn. Một số công ty XNK thủy sản vào các nước sử dụng đồng EUR đã ký hợp đồng bán EUR cho NH ngay khi phía người mua thông báo mở L/C. Lãnh đạo một công ty giải thích: ''Tỷ giá EUR với tiền đồng có thể tăng giảm hai, ba trăm đồng/EUR/ngày. EUR lên giá thì tốt, nhưng chẳng may rớt giá, chúng tôi có thể mất từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày ngay tức khắc''. 10 Trên thực tế, không chỉ với EUR, mà với nhiều ngoại tệ mạnh khác như Yen (Nhật), đôla Australia, đôla Singapore, bảng Anh... các DN cũng không muốn dùng để thanh toán hay dự trữ. Lý do là đồng tiền Việt Nam đang bám chặt và chỉ bám vào USD. Vì thế ở thời điểm hiện tại, USD có thể mất giá trên thị trường quốc tế, nhưng ở Việt Nam từ đầu năm đến nay USD vẫn tăng khoảng 0,5% so với tiền đồng. NH Nhà nước lập luận, tình hình này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm sự ổn định của đồng nội tệ. Ở góc độ DN, đúng là việc bán hàng ra nước ngoài, thu USD, không ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên, trên bình diện quốc gia, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam được tính bằng USD đang giảm (với cùng một số lượng) nếu so với các ngoại tệ mạnh khác. Đối với đồng USD: Việc nâng giá tương đối đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có những tác động tích cực nhất định so với giảm giá hoặc thậm chí phá giá mạnh đồng Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Nếu đồng tiền bị nâng giá quá cao thì lượng cầu về ngoại tệ sẽ càng lớn và áp lực phá giá đồng tiền lại càng lớn. Việc nâng giá thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, tăng tích lũy tài sản tính bằng đồng Việt Nam và phục vụ chính sách hạn chế tối đa nạn đô la hóa trong nền kinh tế đang làm giảm tác động của các công cụ tài chính - tiền tệ, thực hiện chủ trương các giao dịch kinh tế và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Nâng giá còn tạo điều kiện làm cho giá hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trên thị trường Việt Nam trở nên rẻ hơn, làm giảm đáng kể các khoản nợ nước ngoài nên giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia và đóng góp của nhân dân. Việc nâng giá có tính toán và cân nhắc thận trọng sẽ không tạo ra những "cú sốc" lớn như phá giá mạnh đồng tiền. Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu tỷ giá thực tế và cân bằng giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ là 22.000 VND/USD, thì việc duy trì tỷ giá ở con số 18.500 VND/USD chính là việc nâng giá tương đối đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Đồng thời, khi công bố tỷ giá chính thức nên chú trọng tới việc nâng giá đồng Việt Nam để định hướng thị trường tự do cùng với các cơ chế dự báo, cảnh báo sớm những biến động của thị trường trong và ngoài nước để điều tiết phù hợp như dự báo về tình hình xuất 11 - nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ, tình hình đầu tư nước ngoài và độ co giãn của cầu về ngoại tệ so với sự biến động của tỷ giá hối đoái mà trực tiếp là cầu về đồng đô la Mỹ. Đối với đồng Nhân dân tệ (RMB): Việc Trung Quốc buộc phải tăng tỷ giá đồng NDT bằng việc áp dụng chính sách linh hoạt đối với tỷ giá đồng nội tệ thực chất là biện pháp mang tính đối phó và điều chỉnh từ từ nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu của họ dần thích nghi với sự thay đổi này. Nếu xét đến quy mô xuất siêu trong cán cân ngoại thương của Trung Quốc năm 2009 lên tới gần 200 tỷ USD, có thể thấy áp lực và xu hướng tăng tỷ giá NDT trong thời gian tới là rất rõ rệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng mạnh đến những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc như Mỹ, châu Âu mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Trước tiên, việc tăng tỷ giá đồng NDT có tác động hai mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Một mặt, nếu tận dụng được cơ hội này và có chính sách phù hợp sẽ giúp cho Việt Nam giảm thâm hụt cán cân thương mại với riêng đối tác Trung Quốc, đồng thời với sức mua cao hơn của đồng NDT thì nhiều khả năng dòng vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn, cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại quốc gia này sẽ chuyển hướng sản xuất sang các quốc gia khác như Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc phần lớn là mặt hàng đầu vào cho sản xuất và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, ví dụ như máy móc, thiết bị, phụ tùng, vải các loại, sắt thép, phân bón, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, hóa chất, phụ tùng ô tô… Hệ quả là, bên cạnh việc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tăng lên thì việc tăng tỷ giá đồng NDT có thể dẫn tới nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ Trung Quốc. Lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra lúc này chính là, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nên tận dụng cơ hội tăng tỷ giá của đồng NDT để đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý, các mặt hàng có tính cạnh tranh cao so với Trung Quốc tập trung chủ yếu ở nhóm hàng nông, thủy hải sản, hàng gia công có giá trị nhỏ. Còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu, các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng các bộ phận chuyên trách nghiên cứu về sự biến động tỷ giá để nhanh chóng đưa ra những quyết sách nhằm tránh rủi ro về tỷ giá. Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu cần nhanh chóng xây dựng quỹ ngoại hối riêng và hạ thấp lượng ngoại hối vay ngân hàng. 12 Việc chủ động cân đối về ngoại tệ trong giao dịch sẽ giúp cho các doanh nghiệp tránh nhiều rủi ro tỷ giá, đồng thời còn tận dụng cơ hội biến động này để gia tăng lợi nhuận cho danh nghiệp. Tóm lại: Sự biến động của ba đồng tiền trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam thông qua kênh giá cả. Dựa trên sự biến động đó, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của mình theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, biến động về tỷ giá sẽ kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến nền kinh tế. 2d) Các doanh nghiệp Việt Nam có thể phòng chống những rủi ro tiền tệ này như thế nào: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp (DN) thường quan tâm và lo lắng về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các DN nhập khẩu lo tỷ giá tăng, ngược lại, các DN xuất khẩu lo tỷ giá giảm và các ngân hàng cũng lo lắng về sự rủi ro thất thường của tỷ giá. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập càng tăng, hoạt động XNK ngày càng mở rộng, các DN quan tâm ngày càng nhiều hơn đến rủi ro tỷ giá. Với vai trò là những đồng tiền mạnh trên thị trường lưu thông, sự biến động của 3 loại đồng tiền USD, EURO và nhân dân tệ càng làm sự rủi ro cho các doanh nghiệp tăng lên. Để phòng ngừa những rủi ro đó, các công cụ giao dịch hối đoái sẽ giúp các DN XNK hạn chế sự biến động, phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đó chính là các công cụ phái sinh, tuy nhiên sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này rất hạn chế, nó do một số các nguyên nhân cơ bản sau: - Khách quan: Do thị trường tài chính Việt Nam còn manh nha nên những sản phẩm và công cụ tài chính để phòng chống rủi ro chưa phát triển nhiều hoặc chưa có - Chủ quan: Thể chế chính sách của Việt Nam trong việc ngăn ngừa quản lý rủi ro tài chính luôn đi sau thực tiễn - Sự tham gia của các doanh nghiệp: Do có những nhận thức chưa đầy đủ về việc cần thiết phải phòng chống rủi ro tài chính trong doanh nghiệp còn yếu. Các dịch vụ ngăn ngừa phòng chống rủi ro: 13 Các dịch vụ phái sinh trong ngân hàng như swaps, forward, future, option... chính là những công cụ chống rủi ro tài chính đã được phép sử dụng tại Việt Nam. Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các loại công cụ phái sinh: 1. Quyền lựa chọn (Option) Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. Lợi ích : Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Quyền lựa chọn được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận 2. Quyền mua trước (right) Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định. Loại quyền này được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới. 3. Chứng quyền (warrants) Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp 14 nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường. 4.Hợp đồng kỳ hạn Hợp dồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. 5. Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là: - Niêm yết trên sở giao dịch. - Xoá bỏ rủi ro tín dụng. - Tiêu chuẩn hoá. - Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market). 6. Hợp đồng hoán đổi: Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash 15 flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định. Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. Tóm lại: Ngày nay, những công cụ tài chính đã được phổ biến rộng khắp và trở thành công cụ hữu ích cho những nhà quản lý tài chính, những Giám đốc ngân hàng, hay các công ty bảo hiểm. Hơn bao giờ hết, sự xuất hiện của hàng loạt các công cụ tài chính mới (CDOs, Credit and climate derivatives, defeasance structures, netting networks,... ) đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính và phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB tài chính, PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, 2008 2. Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô, Nxb Lao động Xã hội, Joanna Ledgerwood, 2009 3. Tài chính quốc tế, NXB ĐHQGHN, GS.TS Phan Thị Cúc, 2008 4. Tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính, TS Bùi Hữu Phước, 2009 5. Giáo trình tài chính – tiền tệ, ngân hàng, NXB thống kê, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2009 8. Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 13- 2006, TS. Trần Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_so_2_6374.pdf
Luận văn liên quan