Không phải là ngẫu nhiên mà các bậc thầy Phong thủy luôn được xem trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong các dự án xây dựng từ trước đến nay. Các nguyên lý về Phong thủy được ứng dụng rộng rãi trong việc chọn đất, chọn hướng gió, thủy mạch, bố trí các gian phòng khi xây nhà, xây đình chùa, xây công ty ; thậm chí là cả việc bài trí vật dụng nội thất cũng cần được tuân theo các nguyên tắc của Phong thủy.
Do đó, giải pháp đưa ra là ứng dụng những yếu tố Phong thủy một cách có khoa học, hợp lý và phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
_ Ứng dụng khoa học là ứng dụng đúng đắn các nguyên lý Phong thủy trong các khâu từ chọn đất, chọn hướng nhà, hướng cửa, màu cửa cho đến việc bài trí vật dụng để tránh ngũ hành tương sinh tương khắc, hòa hợp âm dương.
_ Ứng dụng một cách hợp lý và phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể: Tùy vào từng điều kiện cụ thể của địa điểm văn phòng, đặc điểm của gia chủ mà ta có cách ứng dụng phù hợp. Hiện nay, xu hướng văn phòng cho thuê được ưa chuộng vì chịu sự chi phối của vấn đề tài chính, bất động sản và nhân lực. Do đó, viêc ứng dụng Phong thủy để cải biến môi trường làm việc là một việc làm cần hợp lý cho từng địa điểm cụ thể.
Tóm lại, phong thủy trong văn phòng là một vấn đề cần tìm hiểu rõ ràng, vận dụng một cách khoa học và hợp lý trong từng điều kiện cụ thể nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho môi trường làm việc của gia chủ.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phong thủy trong văn phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: 4
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói về sự thành đạt của một đời người, người Trung Quốc xưa thường quan niệm: “Nhất phúc, nhì phận, tam phong thủy, tứ đức, ngũ giáo” (thứ nhất là vận may, thứ hai là phận số, thứ ba là phong thủy, thứ tư là đức hạnh, thứ năm là học vấn).
Điều đó có nghĩa rằng, dù phong thủy có năng lực siêu phàm đến mấy trong việc hình thành nên cuộc đời chúng ta, đó cũng không phải là thần dược, chữa trị được mọi tai ương, vận rủi. Hiểu theo quan niệm trên thì vận may có vai trò chủ chốt, rồi mới đến thân phận, tức nghiệp, những gì đã làm ở kiếp trước.
Những điều chúng ta thực hiện cho cuộc đời mình và cách chúng ta cư xử với người khác trong thế giới hiện tại sẽ đóng góp một phần, và cuối cùng là nền học vấn mà chúng ta tiếp thu được, những kiến thức giúp chúng ta hiểu biết về thế giới xung quanh. Như đã thấy, phong thủy chỉ là một phần trong toàn bộ các yếu tố cấu thành nên sự thịnh suy của một người.
Điều duy nhất làm cho phong thủy khác với các hệ thống triết học khác là sự linh hoạt, tự biến hóa của nó. Phần lớn các hệ thống triết học tiến hóa dựa trên cùng một nguyên tắc: biết rằng thiên nhiên giữ một vai trò quan trọng và tin rằng mỗi hiện tượng tự nhiên đều chịu sự chi phối của một linh thần; sự thừa nhận những điều như vậy sẽ đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người. Nơi nào mà các triết lý đó được xác lập như một tôn giáo thì nơi đó thần linh được tôn thờ. Nhưng phong thủy thì không. Trải qua bao biến động của thời gian phong thủy vẫn còn nguyên là một triết thuyết và có thể được áp dụng trong mọi nền văn hóa và tồn tại song hành với mọi tín ngưỡng của dân gian.
Khoa phong thủy sử dụng các công thức xác định mức năng lượng trồi sụt của một cá nhân hay một ngôi nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Những công thức khác lại cho thấy nơi tốt nhất của một người khi sinh sống trong nhà hay khi làm việc ở văn phòng, và thậm chí có thể chỉ ra vị trí kê giường hoặc bàn phù hợp nhất. Nhiều người Trung Quốc mỗi năm mỗi thỉnh vấn các thầy chiêm tinh để xem xét lại vấn đề này để mỗi hoạt động của họ trong năm có thể được minh định một cách chính xác và tiến hành vào đúng giờ lành của họ. Điều này được thực hiện kỹ đến từng chi tiết, ví dụ như thời gian tốt nhất để thụ thai hoặc thậm chí để gội đầu.
Triết lý phong thủy thường được đón nhận bởi những ai nhận ra rằng khung cảnh sống xung quanh tác động đến họ và thấy rằng cần phải làm điều gì đó để cải thiện cuộc sống của họ. Đây là một suy nghĩ tích cực nhưng việc áp dụng đúng thuật phong thủy vào thực tế đời sống đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng và để thích hợp với hoàn cảnh của một địa điểm hay cá nhân nào thì các nguyên lý của nó không thể vận dụng một cách qua loa, đại khái.
Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm nhà và văn phòng cũng như cách thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đối với mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Thuật phong thủy không những giúp ta biết vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống. Trong một khu vườn, ta có thể dễ dàng phân chia ra những khu vực thích hợp nhất cho từng loại hoạt động mà chúng ta dự định cho nơi đó, nhưng cũng cần phải lưu tâm đến loại cây được trồng trong vườn và cả nhu cầu của chúng nữa, vì những điều này cũng không kém phần quan trọng nếu như chúng ta muốn môi trường phát triển tốt.
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PHONG THỦY
KHÁI NIỆM PHONG THỦY
Phong Thủy tức là Nước và Gió, là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của Địa lý đến đời sống hoạ phúc của con người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến mỗi cá nhân. Phong Thuỷ có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận
Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nước. Phần lớn chỉ quan niệm đơn giản cho rằng: phong thuỷ là một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ giữa gió và nước và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người.
Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con người!
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ. Những văn bản cổ xưa nhất đã ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc – Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho thấy rõ điều này.
Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn đất mà ở” (trạch địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã phổ biến rộng rãi trong tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định hướng cho dân cư cổ đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư bắt đầu. Dấu vết này cũng có thể nhận thấy trong Kinh Thi là tập hợp ca dao tục ngữ cổ, tương truyền do Khổng tử biên tập lại. Những sách vở được coi là vào thời kì Thương, Chu các địa danh đã có sự phân định khá chi tiết như đồi, núi, gò, đống chỉ những khu vực địa hình cao so với sông , suối, lạch, ngòi là những từ để mô tả những khu vực thấp trũng mang nước. Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối với con người. Ngoài ra sử sách khi nói về sự kiện xe chỉ hưóng Nam cón từ thời thượng cổ cũng chỉ ra được thành tựu của con ngưòi trong việc định phưong hướng địa bàn.
Truyền thống ứng dụng phong thủy của nến văn hiến Việt cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự tự hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1999Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đơng phương là không thể phủ nhận. Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch định những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện nguy nga, khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường hợp do cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục đích vụ lợi hay do thiếu hiểu biết khiến ; khiến Phong thuỷ được hiểu như là một môn khoa học thần bí và bị ngộ nhận là bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một bộ phận dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ môn này.
Đã có thời gian Phong thuỷ được đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng chính do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các thầy Phong thuỷ, muốn thần thánh hoá, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân.
Trong bài viết này người viết xin đưa ra những luận điểm của mình với hy vọng đóng góp vào việc đưa môn Phong thuỷ dưới góc độ khoa học nhằm tránh sự hiểu nhầm sai lạc dễ đánh đồng một môn Khoa học cổ truyền với tôn giáo hay với mê tín dị đoan.
Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Là một người nghiên cứu về phong thủy và là một nhà kiến trúc, tôi nhận thấy rằng: Nếu chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học.
Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương pháp thay đổi chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống của con người.
Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp tục coi phong thuỷ như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong phương pháp luận của phong thuỷ.
CHƯƠNG 2: PHONG THỦY VĂN PHÒNG
Văn phòng cũng có tài vị như nhà ở, khi bài trí tài vị cũng cần lưu ý một vài điều để mang đến may mắn và thành công cho công ty.
Theo nghiên cứu của phong thủy thì TÀI VỊ chính là nơi tàng phong tích khí, còn được gọi là nơi tụ khí hoặc nơi thu hút tài khí. Đây là vị trí chủ chốt trong văn phòng để mang đến tài vận và may mắn cho công ty.
Vì thế, khi tiến hành bài trí tài vị, bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để công việc kinh doanh trong công ty của mình được “thuận buồm xuôi gió”
Phong thủy & nội thất
Cách sắp xếp nội thất trong văn phòng theo phong thủy
Nội thất càng nhẹ nhàng, trang nhã thì càng tôn lên nét sang trọng, độc đáo của phòng làm việc. Không nên bài trí những vật dụng mang tính chất rườm rà, cầu kỳ và nhiều chi tiết bởi sẽ gây rối mắt và cảm giác chật chội.
Phòng làm việc của người quản lý hoặc chủ doanh nghiệp nên đặt ở trung tâm tòa nhà để tạo thế vững chắc. Nên xây theo hình vuông hoặc hình chữ nhật và đặt xa cửa ra vào.
Phòng nghiên cứu ở hướng Đông – Bắc, tượng trưng cho kiến thức.
Phòng tài vụ nên ở hướng Đông – Nam, trang trí thêm bể cá, tượng trưng cho tiền tài.
Phòng tiếp thị ở hướng Nam, tượng trưng cho danh vọng.
Phòng Quản trị và Kế hoạch ở hướng Tây sẽ kích thích óc sáng tạo của nhân viên.
Phòng Kinh doanh ở hướng Tây Bắc tạo nhiều thuận lợi cho việc mua bán
Bàn làm việc
Trong nhiều gia đình, góc làm việc thường không được chú trọng. Người ta có thể làm việc ở bất cứ đâu, từ phòng ngủ, phòng khách, thậm chí cả trên bàn ăn. Thật ra, góc làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của bạn.
Hãy thiết kế, bày biện góc làm việc cho gọn gàng, ngăn nắp theo một số nguyên tắc sau đây:Đặt máy tính ở bên phải bàn, hướng tây (thuộc cung tử tức), hoặc hướng tây bắc (cung quý nhân). Những vị trí này giúp hỗ trợ cho hoạt động suy nghĩ và nhận thức.
Xếp hồ sơ, giấy tờ cần giải quyết gấp ở hướng đông (cung tài lộc).
Đèn bàn bố trí tại hướng nam (cung danh vọng). Bạn sẽ được cấp trên công nhận hoặc khen ngợi.Đặt vật chặn giấy thủy tinh hoặc pha lê ở hướng tây bắc (cung quý nhân). Nhờ đó, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người
Danh thiếp của đối tác làm ăn nên đặt ở hướng bắc (thuộc cung quan lộc). Công việc của bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Luôn sắp xếp bàn làm việc gọn gàng để khí dễ dàng luân chuyển. Tránh để sổ sách, giấy tờ bám bụi bẩn.
Phong thủy & màu sơn theo hướng cho văn phòng
Chọn màu sơn cho văn phòng là điều vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan và tinh thần của mọi người trong công ty. Việc lựa chọn màu sắc phù hợp không chỉ dựa trên yếu tố Ngũ hành của chủ công ty mà còn phải căn cứ vào hướng của văn phòng.
Hướng của văn phòng chủ yếu được căn cứ vào hướng cửa sổ. Nếu cửa sổ quay hướng Nam thì văn phòng đó quay hướng Nam. Cửa sổ quay hướng Bắc thì văn phòng đó quay hướng Bắc... Trong phong thủy, các hướng chính Đông, chính Nam, chính Tây, chính Bắc được gọi là tứ chính.
2.1 Văn phòng quay hướng Đông:
Nên chọn màu vàng, cam là màu chủ đạo. Trong Ngũ hành hướng Đông thuộc Mộc, là nơi Mộc khí vượng. Theo lý luận sinh khắc của Ngũ hành, Mộc khắc Thổ là tài, có nghĩa Thổ được tạo ra từ Mộc, mà màu vàng là màu tiêu biểu của đất. Vì vậy, nếu văn phòng quay hướng Đông thì khi chọn sơn, giấy dán tường và ghế sôfa, chúng ta nên chọn gam màu vàng, cam đậm hay nhạt đều được, chỉ cần chọn gam màu này là có thể đạt hiệu quả thu hút vượng khí.
2.2. Văn phòng quay hướng Nam:
Nên lấy màu trắng là màu của đạo. Trong Ngũ hành hướng Nam thuộc Hỏa, là nơi Hỏa khí vượng. Theo lý luận sinh khắc của Ngũ hành, Hỏa khắc Kim là tài. Vì vậy, nếu muốn sinh vượng tài khí cho văn phòng quay hướng Nam thì nên chọn màu sơn, màu giấy dán tường và màu ghế sôfa là màu trắng, vì màu trắng là màu tượng trưng cho Kim. Cửa sổ hướng Nam tuy đón được gió Nam mát mẻ nhưng hướng Nam vốn là nơi Hỏa vượng nên nếu chọn gam màu lạnh là màu trắng thì có thể giảm được hơi nóng một cách hữu hiệu.
2.3. Văn phòng quay hướng Tây:
Nên lấy màu xanh là màu chủ đạo. Hướng Tây trong Ngũ hành thuộc Kim, là nơi Kim khí vượng, Kim khắc Mộc là tài, tức Mộc là tài của Kim, mà màu xanh là màu tượng trưng của Mộc, cho nên nếu văn phòng được phối đúng gam màu này thì sẽ thu được hiệu quả vượng tài. Hơn nữa, văn phòng quay hướng Tây vào buổi chiều mặt trời sẽ chiếu vào, không những gây nóng nực mà còn chói mắt, vì vậy dùng gam màu xanh vừa nhẹ nhàng vừa bảo vệ cho mắt là rất phù hợp.
2.4. Văn phòng quay hướng Bắc:
Nên lấy màu đỏ là màu chủ đạo. Hướng Bắc trong Ngũ hành thuộc Thủy, là nơi Thủy khí vượng, Thủy khắc Hỏa sinh tài. Vì vậy nếu muốn vượng tài khí cho văn phòng quay hướng Bắc thì nên dùng gam màu đỏ, màu tím và màu hồng. Dù là giấy dán tường, ghế sofa hay thảm cũng đều nên chọn ba màu này. Hơn nữa, nếu chọn màu đỏ thẫm như lửa thì có thể làm tăng cảm giác ấm áp. Văn phòng quay hướng Bắc vào mùa đông thường có gió lạnh thổi vào, vì thế không nên chọn những gam màu lạnh như màu xanh, màu xám và màu trắng.
Hướng cửa chính & cửa sổ
Hướng cửa chính
Đối với thuật phong thủy thì hướng của ngôi nhà và cửa chính là quan trọng nhất vì đây chính là nơi thu hút năng lượng, và tài lộc cho gia chủ. Tuy hướng của cửa chính phụ thuộc 1 phần vào mệnh cung của gia chủ, nhưng theo thuật phong thủy truyền thống thì hướng Đông và hướng Nam của căn nhà là hai hướng được coi là đẹp nhất
Theo quan điểm phong thủy hiện đại thì mỗi hướng nhà đều có những ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là những ưu và nhược riêng của từng hướng bạn có thể tham khảo và quyết định cho ngôi nhà của bạn hãy như bạn muốn thay đổi để củng cố thêm về công việc của mình.
Hướng Tây-Bắc:
Nếu cửa nhà nằm hướng Tây-Bắc, đây là hướng rất tốt cho người đứng đầu gia đình. Hướng này cũng cố thêm phẩm chất lãnh đạo, tạo thêm sự tin tưởng và tôn trọng trong gia đình
Hướng Bắc:
Đây là hướng tạo sự yên tĩnh trong cuộc sống. Tuy nhiên để sự yên tĩnh không trở thành sự lạnh nhạt và sự ủy mỵ thì bạn nên sơn cửa màu nâu và treo một quả cầu trong phòng khách của gia đình. Không những thế nó còn tạo sự hòa hợp trong gia đình
Hướng Đông Bắc:
Đây là hướng xấu nhất cho cửa chính của ngôi nhà. Nó làm phơi bày sức mạnh của gia chủ ra bên ngoài và nó mang quá nhiều ánh sáng vào ngôi nhà. Chỉ nên dùng hướng nay cho những người trẻ
Hướng Nam:
Là hướng lý tưởng cho những người hoạt động xã hội. Nó mang lại sự công nhận và nổi tiếng cho gia chủ. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận vì hướng này có thể gây ra căng thẳng và tranh luận trong gia đình. Nhưng bạn có thể hạn chế điều này bằng cách thiết kế cửa như là sơn cửa màu đen hoặc xanh-đen
Hướng Đông Nam:
Là hướng cửa nhà cho những ai muốn cải thiện tài chính của mình, nhưng sự tiến bộ sẽ là chậm nhưng trong gia đình sẽ bình yên và tốt đẹp.
Hướng Tây Nam:
Hướng này thuận lợi cho các những bà mẹ trong gia đình. Nó giúp cải thiện và tăng cường các mối quan hệ trong gia đình. Đồng thời cũng có thêm là tăng quá mức quyền lực của người phụ nữ trong gia đình, bạn có thể hạn chế điều này bằng cách thay đổi kích thước của cửa.
Hướng Tây:
Là hướng tốt nhất cho các gia đình có trẻ nhỏ, hướng này giúp trẻ trong gia đình tăng trưởng và phát triển tốt. Nó cũng mang lại sự lãng mạn và niềm vui trong gia đình. Để hài hòa với cửa hướng Tây bạn nên sơn cửa màu của đất như là màu vàng hoặc nâu.
Ý nghĩa của 8 hướng cho ngôi nhà và cửa chính là như vậy. Tuy nhiên mỗi hướng phải phù hợp với mệnh cung của mỗi người, được như vậy ý nghĩa cũa mỗi hướng mới thật sự đầy đũ…
Chọn màu sắc cho cửa chính
Có nhiều người, khi lựa chọn hướng và màu sắc cho cửa chính và cổng ngỏ đã nghĩ rằng điều này chẳng có gì quan trọng vì hướng của ngôi nhà mới là cần thiết nhất.
Điều đó thật sai lầm vì trong phong thủy, mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó. Sự kết hợp hài hòa giữa hướng và màu sắc nơi cửa chính, cổng ngỏ sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành cho ngôi nhà.
Hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc
Đối với cửa chính và cổng ngỏ thuộc hướng Tây nam hoặc Đông bắc, thuộc hành thổ thì những gam màu như xanh lục, xanh da trời thuộc hành mộc và hành thủy như màu đen, màu xám, màu xanh biển sẫm là không phù hợp, vì mộc thổ xung khắc, thổ thủy xung khắc.
Vì vậy màu xanh lục, xanh da trời hay màu đen, xám, xanh nước biển sẫm là màu bạn cần nên tránh. Màu phù hợp là hồng, cam, tím thuộc hành hỏa sinh cho hành thổ của hướng. Hoặc màu vàng, màu nâu thuộc hành thổ, làm vượng cho hành thổ của hướng.
Hướng Đông hoặc Đông Nam
Đối với cửa chính hoặc cổng ngỏ nằm ở hướng Đông hoặc Đông nam, thuộc hành mộc, bạn cần tránh sơn màu trắng, bạc, kem thuộc hành kim. Cũng không sử dụng cửa làm bằng kim loại, thuộc hành kim bởi kim khắc mộc.
Đồng thời, bạn cũng cần tránh sơn cửa chính, cổng ngỏ màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành hỏa, bởi hỏa sẽ làm suy kiệt năng lượng của hành mộc ở hướng Đông hoặc Đông nam. Chọn cửa gỗ, sơn màu xanh lục, xanh da trời, hoặc màu xám, màu xanh biển sẫm.
Hướng Tây và Tây bắc
Hướng Tây và Tây bắc thuộc hành kim vì vậy màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành hỏa là màu bạn cần nên tránh, vì hỏa khắc kim. Tốt nhất là sử dụng màu vàng, nâu thuộc hành thổ sinh cho hành kim của hướng. Hoặc màu trắng, bạc, kem thuộc hành kim làm vượng cho hành kim của hướng
Màu xanh biển sẫm, xám, đen thuộc hành thủy rất phù hợp với cửa chính, cổng ngỏ ở hướng Bắc vì hướng Bắc thuộc hành thủy, làm vượng cho hành thủy của hướng. Hoặc màu trắng, bạc, kem thuộc hành kim sinh cho hành thủy của hướng.
Tuy nhiên màu xanh nước biển sẫm, xám, đen thuộc hành thủy sẽ rất tối kỵ khi bạn dùng nó cho cửa chính và cổng ngỏ hướng Nam thuộc hành hỏa, vì thủy khắc hỏa. Màu phù hợp cho hướng Nam là xanh lục, xanh da trời thuộc hành mộc, sinh cho hành hỏa hướng Nam. Hoặc màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành hỏa, làm vượng cho hành hỏa hướng Nam.
Tất nhiên màu của cửa chính hoặc cổng ngỏ hoặc bờ tường phía trước của ngôi nhà, phù hợp sinh vượng với từng hướng như trên, trong điều kiện hướng đó là hướng tốt theo tuổi của bạn.
Hướng cửa sổ
Mặc dù tác dụng của cửa sổ không quan trọng bằng cửa chính về mặt phong thủy, nhưng bạn nên biết sự may mắn về mặt tài chính tiềm ẩn trong các kiểu thiết kế của cửa sổ.
Những kiểu thiết kế này có liên quan đến hình dạng màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, vị trí lắp đặt và số lượng cửa sổ. Cửa sổ là nơi năng lượng trong phòng thường xuyên ra vào. Vì vậy, nếu cửa sổ được thiết kế phù hợp với không gian phong thủy, thì nó sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho không gian sống của bạn.
Cửa sổ nên mở ra như một hành động chào đón năng lượng tươi mới tốt đẹp của bên ngoài vào bên trong phòng. Điều quan trọng bạn cần chú ý là cửa sổ không được làm tiêu hao năng lượng và vận may của phòng. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến một số hướng dẫn sau đây khi mở cửa sổ:
- Trong phòng, không nên có quá nhiều cửa sổ.
- Cửa sổ không nên quá rộng, và thông thường là chỉ nên để hai bức tường có cửa sổ. Đặt cửa sổ quá nhiều sẽ gây mất mát tài sản .
- Cửa sổ không nên đối diện trực tiếp với cửa chính. Bởi vì, khí bay vào nhà và nhanh chóng bay ra. Hậu quả của nó giống như đặt một tấm gương đối diện với cửa chính, không mang lại những ý nghĩa tốt lành
- Cửa sổ là mắt và miệng của nhà và là nơi làm việc (1 cửa kính vỡ là các vấn đề về mắt sẽ xảy ra). Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới.
Tốt nhất là 1 cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí cho moị ngừơi trong nhà và mang đến dịp cơ may trong việc làm sinh sống. Cửa mở ra là sự hoà điệu tích cực, dương các khí của ngừơi nhà đó ra ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ thành nhút nhát có hại cho khí.
Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ nên mở nửa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí ra vào từ cửa sổ và lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay.
Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang gây nhức đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Tốt hơn là treo trái thuỷ tinh cầu để biến ánh mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động.
- Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cửa sổ phải tương đối rộng. Cửa sổ mành chắn khí lưu chuyển, làm hẹp tầm mắt và những dịp may
- Thiết kế cửa sổ có hình dạng phù hợp với ngũ hành để tạo ra sự hài hòa cho không gian sống.
Vật trang trí theo phong thủy
4.1. Cây trồng & phong thủy
Khi trồng một rào cây, nó chống lại tử khí, gió độc, tiếng xe cộ ồn ào và sự ô nhiễm. Rào còn che đỡ cho nhà tránh được nhiều cảnh đáng ngại như nghĩa địa, nhà thờ, đường lộ như mũi tên nhắm thẳng vào nhà.
Tuy nhiên nếu trồng cây ngay trước ngỏ hay cửa sổ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu.vì làm ngăn trở luồng khí đi vào và hại cho khí người cư ngụ.
Cách chữa: người Hoa viết chữ chúc lành như “xuất nhập an bình” dán vào cây gây trở ngại ở chỗ ngang tầm mắt mong gặp lành khi ra vào nơi đó. Gương Bát quái cũng đạt hiệu quả, nó làm tan ảnh hưởng bất lợi.
Cây cối là một trong chín cách chữa căn bản, thường dùng để tạo hình dạng cân bằng cho nhà cửa, đất đai.Những hình ảnh dưới đây trình bày cách dùng chúng để làm mẫu trong việc chấn chỉnh quang cảnh nhà cửa:
1. Cách trồng như thế này tốt: vị trí cây trồng trong cung nào của nhà cửa là điều định đoạt cho đời sống của người ngụ cư. Nếu lối vào ở mặt A người đó sẽ nổi tiếng. Nếu ở mặt B gia đình thịnh vượng, ở mặt C có sự nghiệp thành công và nếu ở mặt D thì sẽ phát nhờ đường con cái.
2. Nói chung, cây cối nên trồng sau nhà, đặc biệt nếu nhà quay lưng vào núi căn nhà được hưởngsự ổn định và cuộc sống người nhà sẽ phát triển tốt lành khi cây lớn dần.
3. Những cây này rất quang trọng chúng bảo vệ người nhà khỏi chết chóc.
4. Cây mọc che chắn nhà thế này là tốt vì chúng canh giữ cho tài sản nhà này. Chúng ngăn cản ảnh hưởng bệnh hoạn từ bên ngoài.Những cây tươi tốt nên trồng như các hàng 3,6,9. Nhà có cây chết chứng tỏ khí trong nhà đang xuống dốc.thật vậy, cây tốt là cây biểu hiện vận may của bạn. Nếu một cây chết là điềm báo tin buồn.Ta có thể gặp cảnh khốn khó, tai nạn hay trong nhà sẽ có người chết.
5. Vị trí của cây này tốt nếu nó không áp gần làm áp lực với căn nhà. Nếu có con đường ngắm vào nhà thì cây này ngăn ngừa được tử khí. Thêm vào sự cân đối là quan trọng.Vì nếu cây quá lớn và quá gần, nó không thể cân bằng đối lực với hậu quả bệnh hoạn do con đường gây ra. Con đường lượn hình cánh cung là nét may mắn cho người nhà và có thể giải quyết cây áp đảo nhà nếu con đường đủ rộng để ngăn cách cho nhà và cây.
6. Cây trồng ở vị trí này tốt cho nghề nghiệp và gia đình nếu nó không qúa gần lối vào và che phủ rậm rạp trên con đường.
7. Cây không đưởc trồng quá gần cửa sổ. Nếu ánh sáng mặt trời không lọt vào, người nhà có thể bị đau. Không những nó cản trở khí vào nhà mà cây còn nảy rể trong lòng đất (Âm) cũng đem quá nhiều âm khí. Khi nào cây tạo dáng mỹ thuật thì tốt. Nếu nó có vẻ lấn áp tầm nhìn là xấu.Cách chữa: treo lên bậu cửa sổ năm cái pháo đùng lớn.
4.2.Tranh & phong thủy
Phong thủy học truyền thống cho rằng, khi ánh sáng tự nhiên trong phòng không đủ có thể bổ sung bằng cách treo thêm tranh, thư pháp, câu đối, tranh thiên nhiên, phong cảnh… Sở dĩ như vậy vì màu sắc, nội dung của các bức tranh mang đến cho gia chủ nhiều niềm vui và may mắn.
Sau đây là ý nghĩa của một số bức tranh mang lại may mắn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình.
- Thư pháp, câu đối, hoành phi mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may cho gia đình.
- Tranh tường lớn vẽ hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý.
- Tranh vẽ hoa hướng dương làm căn phòng tăng thêm dương khí, bù đắp lượng ánh sáng thiếu hụt, tạo sinh khí cho ngôi nhà.
- Tranh vẽ hoa sen, cá chép tượng trưng cho sự no đủ, tiền tài viên mãn.
- Tranh tùng bách xanh 4 mùa tượng trưng cho sự trường thọ.
Theo Blog Phong Thủy, khi treo tranh cần chú ý:
- Nội dung và kích cỡ tranh, chữ của các bức thư pháp, câu đối, hoành phi phải tương xứng, cân đối với căn phòng; phù hợp với thân phận, địa vị của gia chủ.
- Khi treo tranh vẽ các loài mãnh thú như hổ, báo, sư tử hay chim ưng nên chọn các tranh mà đầu của chúng ở tư thế hướng lên trên, sẵn sàng tự vệ. Không nên chọn hình ảnh chúng đang nhìn bạn như thể chuẩn bị tấn công.
- Treo tranh sơn thủy cần chú ý đến thế nước chảy phải hướng vào nhà chứ không được hướng ra.
- Những bức tranh màu nặng nề, u tối không nên treo. Vì nó dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, bi quan, thiếu động lực làm việc.
- Không nên treo tranh trừu tượng vì loại tranh này thường khiến người xem hoảng loạn tinh thần.
- Không nên treo tranh, ảnh chân dung của người thân đã quá cố tùy tiện. Vì nó tạo cảm giác nặng nề cho gia đình
4.3. Bể cá & phong thủy
Trong phong thuỷ học, vị trí của nước rất quan trọng và có ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà. Theo đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh vượng hưng vong của gia đình.
Vì vậy tìm vị trí đặt bể cá cảnh cần đặc biệt chú ý đến những điều kiêng kỵ sau:
- Không được đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, gây ra cảnh tán gia bại sản.
- Không đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cả thường không ngừng vận hành, khiến nước trong bể cá luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi.
- Không đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.
- Không đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.
4.4. Tỳ Hưu
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.
Tỳ Hưu Tiêu Ngọc, loại màu xanh gân huyết rất đẹp, giá cả lại rất vừa túi tiền
Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.
Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.
Tỳ Hưu chế tác từ Ngọc Phỉ ThúyA+, loại ngọc quý và giá trị nhất hiện nay
Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.
Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.
Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.
Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.
Cặp Tỳ Hưu Bạch Ngọc, loại Tỳ Hưu mà Vua Càn Long từng sử dụng
Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân
Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.
Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.
Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có.
Tỳ Hưu Tiêu Ngọc Đỏ, có gân huyết
Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua.
Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là NGỌC PHỈ THÚY xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng BẠCH NGỌC. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.
Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.
Tỳ Hưu chế tác bằng Độc Ngọc, một loại ngọc cực hiếm
4.5. Cửu Vỹ Thiên Hồ
Trong truyền thuyết Trung Quốc, Hồ Ly là tên gọi của cáo đã tu luyện thành tinh. Và trong các loài vật, thì loài cáo là loài có thể nói là thông minh nhất sau con người.
Cửu Vỹ Thiên Hồ, loại Hồ Ly 9 đuôi được chế tác từ 9đá Hắc Ngà (thạch anh đen, onyx)
Theo truyền thuyết, Hồ Ly có thể tu hành luyện đạo; tu một trăm năm thì 3 cái đuôi sẽ mọc ra và được gọi là “Yêu Hồ”, tu luyện đến 1000 năm thì chuyển sang loài Lục vĩ ma hồ (Cáo ma 6 đuôi), và cứ như vậy; khi đến được cảnh giới là 9 đuôi (Cửu vĩ thiên hồ) thì thế gian đích thị vô thượng cảnh giới; không ai rõ đích xác phải bao năm mới đạt được đến cảnh giới. Mỗi chiếc đuôi là một mạng của Hồ Ly. Muốn giết chết một Hồ ly thì phải chặt hết các đuôi trước.
Tất cả các Hồ ly thường là cáo cái và không có khả năng thụ thai và sinh đẻ khi gần gũi đàn ông. Các Hồ ly con sinh ra được là do Hồ ly mẹ đã uống thuốc tiên ngàn năm. Hồ ly rất sợ số 7 nhưng lại rất ưa số 8 (quan niệm của người TQ là Phát). Hồ ly cái khi hoá thành người thường vô cùng xinh đẹp, thông minh, có sức quyến rũ kì lạ. Các Hồ ly cái thường sử dụng ưu điểm đó để hớp hồn đàn ông và thực hiện các mục đích đã được vạch ra trước.
Hồ ly vốn là cáo nên cũng có nhiều đặc tính giống cáo, đó là rất thích ăn thịt gà. Tuy nhiên màu lông của Hồ ly thì khác hẳn so với cáo thường. Tuỳ theo số năm tu luyện mà chúng đổi màu theo đó. Tương truyền, lông của Cửu vĩ hồ thường có màu hồng tươi hoặc đen tuyền. Hồ Ly thường sống trong các hang động lạnh vì chúng ưa lạnh. Mỗi khi ra khỏi hang động đều thay đổi hình dạng. Chỉ khi chết Hồ Ly mới trở lại y nguyên hình dạng của một con cáo. Các lão Hồ Ly (Hồ Ly già, thường là đã sống được khoảng ngàn năm tuổi) có khả năng tiên đoán rất chính xác. Hồ Ly cũng có tổ chức bầy đàn. Thủ lĩnh tối cao nhất của Hồ Ly thường được gọi là “Hồ cung chủ”. Chức vị đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là truyền cho đứa con mà “Hồ cung chủ” đó yêu thương nhất hoặc tài giỏi nhất.
Có tương truyền rằng Đắc Kỷ (Đát Kỷ), mỹ nữ thời Trụ Vương là một “Hồ cung chủ” của Hồ Ly thời đó. Rất nhiều thành ngữ có yếu tố nói về sắc đẹp của Đắc Kỷ hoặc sắc đẹp hồ ly để nói về những nữ nhân có sắc đẹp làm mê muội những nam nhân có quyền lực.
Gia đình nhà Hồ Ly Phong Thủy - Cửu Vỹ Thiên Hồ bằng đá thạch anh đen,
một linh vật phong thủy độc đáo
Trước khi nghệ thuật điện ảnh ra đời thì nhân vật Đắc Kỷ đã được đưa vào các bộ môn nghệ thuật múa rối hoặc sân khấu Trung Quốc. Hiện nay tiểu thuyết và các bộ phim có tựa Phong Thần là miêu tả chính xác nhất về Đắc Kỷ - Hồ cung chủ!
Và theo quan niệm trong dân gian TQ từ xưa đến nay, nếu sỡ hữu Hồ Ly (tượng, đồ trang sức…), nhất là đối với phụ nữ, thì sẽ mang lại sự may mắn vượt bật về đường tình duyên, hôn nhân, giữ gìn hạnh phúc lứa đôi. Và như đã nói ở trên, Hồ Ly rất thích số 8 (Phát) nên người sỡ hữu nó sẽ gặp thêm nhiều may mắn về đường tài lộc, sự tiến triển trong sự nghiệp…
Khi sử dụng Hồ Ly tốt nhất nên chọn màu Hồng hoặc Đen, vì nó là màu của Cửu vĩ (9 đuôi), cảnh giới cao nhất. Chất liệu tốt nhất là thạch anh, ngọc. Không nên sử dụng Hồ Ly làm bằng đồng hoặc chất liệu nhân tạo, vì như vậy sẽ mang nhiều “sát khí” hơn là “cát khí”, không sử dụng Hồ Ly nếu không biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất liệu hình thành để tránh trường hợp tác dụng ngược…
Nếu sử dụng tượng Hồ Ly nên chưng ở phòng ngủ hoặc để ở nơi làm việc (trong góc khuất), nên chọn hướng, ngày giờ tốt và hợp tuổi để an vị. Còn sử dụng Hồ Ly trang sức (mặt dây chuyền đeo cổ) thì nên tẩy uế trước khi sử dụng, khác với Tỳ Hưu, Hồ Ly vẫn có thể đeo bên mình khi đang làm chuyện phòng the, vợ chồng…
Ngoài ra khi sử dụng Hồ Ly trong nhiều trường hợp phải cần đến sự tư vấn chuyên sâu của chuyên gia phong thủy để có thể tránh được những cấm kỵ vô tình mắc phải và mang đến tác dụng tốt nhất
4.6. Long Quy
Long ( Rồng ) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông , đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc.
Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm ( Chín đứa con ) , các phẩm không giống nhau phân biệt như sau : Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc ; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát ; ba là Triều Phong thích nguy hiểm ; bốn là Bá Hạ thích Mang vật nặng ; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi ; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật ; bảy là Thao Thiết thích ăn ; tám là Kim Nghê thích khói lửa ; chín là Bồ Lao thích la hét .
Trong chín con của Rồng duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng , ngoại hình của nó giống con rùa , đầu thì giống rồng.
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy . Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch.
Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng , ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa , nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia , nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn .
Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc , đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn . Phong Thủy Học có nói : “Yếu khoái phát , đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát” . Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt , Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi , còn đem lại nhân duyên nữa .
Những điều cần tránh khi trình bày văn phòng theo phong thủy
1. Không nên thuê văn phòng ở những nơi có nhiều công trình đang thi công
Vị trí của văn phòng nên chọn ở những mảnh đất thông thoáng, không nên đặt cạnh những ngôi chùa đền, dưới cầu treo hoặc những nơi đang khởi công xây dựng hay đào đường… Những tác động về địa hình ở xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm ăn kinh doanh của công ty.
2. Không nên dùng ghế rocking trong văn phòng
Ghế rocking (còn gọi là ghế bập bênh) được sử dụng phổ biển bởi mẫu mã đa dạng và trọng lượng nhẹ. Mẫu ghế bập bênh ngày nay được nhận ra qua nhiều biến đổi thiết kế và vật liệu đa dạng.
Hiện nay có rất nhiều văn phòng, công ty sử dụng loại ghế này để làm việc. Ghế rocking rất tiện lợi cho phòng làm việc ở nhà bởi nó có thể dùng để thư giãn đầu óc bằng cách đung đưa ghế.
Tuy nhiên, ở văn phòng công ty, đặc biệt là đối với những người lãnh đạo thì không nên sử dụng loại ghế này. Theo phong thủy truyền thống, sử dụng ghế rocking sẽ làm cho sự nghiệp của bạn cũng như công ty trở nên chông chênh và kém phát triển.
3. Không nên giữ những đồ vật sứt mẻ, han gỉ
Trong văn phòng, không nên giữ lại những chiếc cốc, lọ hoa đã quá cũ và bị sứt mẻ, không nên để lại những sản phẩm bằng kim loại đã bị han gỉ bởi theo quan niệm, nếu để đồ vật sứt mẻ hoặc han gỉ không chỉ làm thất thoát, rò rỉ tiền bạc mà còn cản trở sự giàu có và vươn lên của công ty.
4. Không nên trồng cây cảnh tùy theo sở thích của cá nhân
Không gian văn phòng có nhiều người sẽ làm cho không khí trong phòng trở nên ngột ngạt, cản trở luồng khí tốt lành lưu thông trong phòng. Chính vì thế cần phải trồng nhiều loại cây xanh để cải thiện môi trường và tạo không gian đẹp, thoáng đãng.
Điều đó sẽ hoàn toàn đúng nếu bạn trồng những loại cây lá rộng trong chậu để đem lại may mắn cho việc làm ăn của công ty và cải thiện mối quan hệ giữa mọi người.
Lưu ý, theo phong thủy truyền thống, bạn có thể trồng một số loại cây như: xương rồng, thiên thanh, kim phát tài, trúc nhật… sẽ giúp công ty tránh được những điềm xấu và gia tăng tài lộc.
5. Không nên đặt bàn của người lãnh đạo công ty một cách tùy tiện
Rất nhiều người quan niệm người lãnh đạo của công ty cần phải có một nơi làm việc ở vị trí trang trọng nhất. Tuy nhiên, không phải vị trí nào được coi là trang trọng trong văn phòng cũng hợp với phong thủy.
Người lãnh đạo cũng chính là người nắm giữ "vận mệnh" của công ty. Vì thế, đối với người lãnh đạo là nam thì nên đặt bàn ở phía Đông (Đông Nam), còn người lãnh đạo là nữ thì nên đặt bàn ở phía Tây (Tây Bắc, Tây Nam) của căn phòng làm việc.
6. Không nên để đồ đạc hư hỏng lâu ngày
Trong văn phòng hiện đại có rất nhiều các thiết bị điện tử như điều hòa, máy tính, máy in, máy phôtô… Mỗi công ty cần có những nhân viên kỹ thuật hoặc những người chuyên kiểm tra những thiết bị đó để có hướng sửa chữa kịp thời khi máy móc bị hư hỏng.
Không nên để máy móc, thiết bị trong công ty hư hỏng lâu ngày, điều đó sẽ rất dễ gây xung đột về tài chính trong công ty.
7. Không nên để cửa ra vào thông suốt với cửa sổ
Lưu ý về việc chọn lựa thiết kế văn phòng có sự hài hòa trong việc bố trí cửa chính và cửa ra vào. Cửa chính phải có khổ rộng nhất so với bất cứ một cửa nào trong công ty. Cũng có thể bố trí các cửa sổ so le với cửa chính để lưu thông không khí và lưu lại tài vận cho công ty.
8. Không nên để tình trạng nứt tường, rạn gạch
Một văn phòng do thuê lâu ngày nên có thể dẫn đến tình trạng rạn nứt tường, tường bị thấm dột hoặc gạch lát sàn bị sứt mẻ, vỡ… Những hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ không gian nào, ở bất cứ công ty nào.
Vì thế, cần phải kiểm tra thường xuyên (đặc biệt là ở những phòng quan trọng như phòng họp, phòng tổ chức hội nghị…) để có hướng khắc phục, sửa chữa kịp thời sẽ tránh được rạn nứt trong sự phát triển kinh doanh của công ty.
9. Không nên đặt bàn làm việc của nhân viên đối diện với phòng vệ sinh
Bàn làm việc của nhân viên hoặc các bộ phòng ban không nên đặt đối diện với phòng vệ sinh. Theo quan niệm của phong thủy, phòng vệ sinh cần được che chắn bởi một bức bình phong hay một bức tường và bố trí khuất với bàn làm việc để tránh khí ô uế, khiến cho nó không xâm nhập vào nơi nhân viên làm việc.
Ngoài ra, bàn làm việc nên làm bằng gỗ, nên tránh những loại bàn làm bằng kim loại. Không nên đặt bàn ở ngay cạnh cửa, kể cả cửa chính và cửa sổ vì sẽ gây mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc của nhân viên trong công ty.
10. Không nên để cây to chặn cửa chính của văn phòng
Cửa chính của văn phòng luôn là nơi tràn ngập không khí và nguồn năng lượng từ ngoài vào văn phòng. Nếu đặt một cây bonsai hoặc cây có bóng to ngay cạnh cửa chính sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tài vận của công ty. Không những thế, cây to chặn ngay cửa chính sẽ cản trở những luồng khí tốt đẹp vào công ty và rất dễ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm trạng làm việc của các nhân viên.
Một lời khuyên hữu ích đó là ở các văn phòng, nên sử dụng ghế dựa hoặc cho nhân viên tựa lưng vào tường, tủ. Điều đó sẽ giúp nhân viên tập trung hơn trong công việc của mình. Đặc biệt, mỗi một văn phòng nên mua một tượng con vật linh thiêng nào đó để bảo vệ và che chở cho công ty như hổ, rùa, chim phượng…
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
V
ấn đề Phong Thủy trong bố trí văn phòng nói riêng, trong ngành xây dựng nói chung, là một vấn đề luôn được đặt ra hàng đầu để xem xét trước khi tiến hành xây dựng hoặc thiết kế. Từ xa xưa, vấn đề Phong thủy đã được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của công việc, thậm chí là đến khí vận của gia chủ.
Không phải là ngẫu nhiên mà các bậc thầy Phong thủy luôn được xem trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong các dự án xây dựng từ trước đến nay. Các nguyên lý về Phong thủy được ứng dụng rộng rãi trong việc chọn đất, chọn hướng gió, thủy mạch, bố trí các gian phòng… khi xây nhà, xây đình chùa, xây công ty…; thậm chí là cả việc bài trí vật dụng nội thất cũng cần được tuân theo các nguyên tắc của Phong thủy.
Do đó, giải pháp đưa ra là ứng dụng những yếu tố Phong thủy một cách có khoa học, hợp lý và phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
_ Ứng dụng khoa học là ứng dụng đúng đắn các nguyên lý Phong thủy trong các khâu từ chọn đất, chọn hướng nhà, hướng cửa, màu cửa… cho đến việc bài trí vật dụng để tránh ngũ hành tương sinh tương khắc, hòa hợp âm dương.
_ Ứng dụng một cách hợp lý và phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể: Tùy vào từng điều kiện cụ thể của địa điểm văn phòng, đặc điểm của gia chủ mà ta có cách ứng dụng phù hợp. Hiện nay, xu hướng văn phòng cho thuê được ưa chuộng vì chịu sự chi phối của vấn đề tài chính, bất động sản và nhân lực. Do đó, viêc ứng dụng Phong thủy để cải biến môi trường làm việc là một việc làm cần hợp lý cho từng địa điểm cụ thể.
Tóm lại, phong thủy trong văn phòng là một vấn đề cần tìm hiểu rõ ràng, vận dụng một cách khoa học và hợp lý trong từng điều kiện cụ thể nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho môi trường làm việc của gia chủ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Phong thủy trong văn phòng.docx