Tiểu luận Phụ nữ và nghèo đói

Bài học lớn nhất được rút ra đó là sự phối hợp, c ộng đồng trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, bộ máy vì sự tiến bộ phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trên cơ sở quyết tâm chính trị cao của Nhà nước và nhân dân cùng phấn đấu khắc phục bất bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Chủ trương nhất quán của Việt Nam về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ đã một lần nữa được thể hiện thông qua việc công bố Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010. Còn nhiều khó khăn và thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trên chặng đường khắc phục sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi lĩnh vực c ủa đời sống xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm phấn đấu thực hiện đầy đủ các c am kết đối với c ông ước CEDAW./.

pdf45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phụ nữ và nghèo đói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính thức của phụ nữ cũng như vai trò của giấy CNQSDĐ trong việc giải quyết tình trạng này. 15 Bảng 2. Hộ gia đình có giấy CNQSDĐ có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức tốt hơn Nguồn tín dụng Chính thức Bán chính thức Tư nhân Tổng Tổng số 56 10 35 100 Giấy CN QSDĐ cho mọi loại đất Nam giới là chủ hộ Không 40 13 47 100 Có 62 9 29 100 Nữ giới là chủ hộ Không 43 12 46 100 Có 51 11 39 100 → Bảng số liệu trên đã phần nào thấy rõ được sự chênh lệch bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc sở hữu tài sản. Phụ nữ vẫn chưa có vị thế trong gia đình và xã hội so với nam giới. Do đó mà tác động ảnh hưởng đến đời sống của họ. - Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở người phụ nữ. Tài sản ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài sản tài chính, tài sản xã hội. Tài sản con người thể hiện ở khả năng có được sức lao động cơ bản, kỹ năng và sức khoẻ tốt. Như đã trình bày ở trên, do thu nhập thấp nên người phụ nữ không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về lương 16 thực thực phẩm. Ăn uống cực kì thiếu thốn cộng với lao động nặng nề đã làm giảm sức khoẻ do đó cũng không đảm bảo được các kỹ năng cũng như sức lao động cơ bản. Tài sản tự nhiên như đât đai, thiếu tài sản tự nhiên có nghĩa là thiếu, không có hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi, không thể canh tác được. Tài sản vật chất ở đây như nhà ở, phương tiện sản xuất - người nghèo có rất ít hoặc hầu như không có các phương tiện sản xuất. Điều này đã hạn chế khả năng lao động của họ, làm họ khó khăn hơn nhiều so với những người có đủ phương tiện sản xuất nó cũng làm giảm thu nhập của họ. Do không có những tài sản giá trị để bảo đảm nên người nghèo cũng có rất ít khả năng tiếp cận với các tổ chức cho vay vốn, do thu nhập thấp nên người phụ nữ cũng không có khả năng tiết kiệm nhiều. Đó chính là thiếu hụt tài sản tài chính. Còn tài sản xã hội, như các mối quan hệ và trách nhiệm đối với nhau để khi cần có thể nhờ cậy và ảnh hưởng chính trị đối với các nguồn lực, đối với người phụ nữ điều này cũng rất hạn chế, do thu nhập thấp, lúc nào cũng phải lo chạy ăn đủ bữa nên người phụ nữ không quan tâm hoặc không có khả năng tham gia nhiều vào các mối quan hệ xã hội. Một điều cản trở nữa là, hầu hết khi tham gia vào các nhóm, tổ chức nào đó cũng cần có thời gian, trong khi Phụ nữ phải gánh vác công việc của mình như nam giới thì họ còn gánh vác thêm công việc nhà, chăm sóc dạy dỗ con cái. Điều này đã làm cho người người phụ nữ khó tham gia vào các hoạt động, các tổ chức các câu lạc bộ để góp phần nâng cao đời sống của chính mình. 3.2.6. Do phụ nữ có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn nam giới. Ở những người phụ nữ, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm với sự khốn cùng về vật chất và con người. Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là gì? 17 Nó chính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học... Nói cách khác, những rủi ro mà người phụ nữ phải đối mặt chính là nguyên nhân khiến họ rất dễ bị tổn thương. Những người phụ nữ do tài sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải hạn chế, tối thiểu các nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị tổn thương và rất khó vượt qua được các cú sốc có hại, những cú sốc mang tính tạm thời mà những người có nhiều tài sản hơn dễ dàng vượt qua được. Do thu nhập thấp, người phụ nữ có rất ít khả năng tiếp cận với các cơ hội tăng trưởng kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí không đáng có hoặc giảm thu nhập. Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên một tâm lý chung của người phụ nữ là sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ luôn né tránh với những vấn đề mang tính rủi ro cao, kể cả khi điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích cho họ nếu thành công (ví dụ đầu tư vào giống lúa mới, áp dụng phương thức sản xuất mới...) chính điều này đã làm họ sống tách biệt với xã hội bị cô lập dần với guồng quay của thị trường và do vậy cuộc sống của họ càng trở nên nghèo khó hơn. 3.2.7. Do người phụ nữ có vị thế thấp kém trong xã hội. Không có tiếng nói và quyền lực, những người phụ nữ thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Không có tiếng nói và quyền lực còn thể hiện ở chỗ những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ. Người phụ nữ không có quyền quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng của họ. 18 Theo các nhà nghiên cứu xã hội, phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, do họ không có quyền quyết định, có trình độ học vấn thấp hơn và có ít cơ hội hơn… Những người phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn thường ít học, đẻ nhiều nên sức khỏe kém. Thiếu sức lao động lại không có kỹ năng nghề nên việc làm của phụ nữ bấp bênh, thu nhập thấp. Từ đó thiếu cơ hội nâng cao kỹ năng và trình độ… Tất cả những yếu tố đó tạo thành cái vòng luẩn quẩn nghèo đói đối với nhiều thế hệ phụ nữ. Sức khỏe hạn chế, văn hóa thấp và thiếu vốn làm ăn là những đặc điểm trong số phận mỗi người. Do vậy, hướng về phụ nữ nghèo nông thôn bằng những việc làm có ý nghĩa thiết thực như các điển hình trên đây là hết sức cấp bách và cần được coi là một nội dung quan trọng của các chính sách kinh tế-xã hội liên quan ở các cấp, ở mỗi cộng đồng. Bởi điều chắc chắn là khi cuộc sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ được cải thiện thì đó sẽ là “nền tảng vàng” để gia đình, con cái họ phát triển, bởi người phụ nữ luôn luôn hướng đến hạnh phúc gia đình bằng những suy nghĩ và việc làm rất cụ thể. 3.3. Quan hệ giới và sự thiếu quyền quyết định. 3.3.1. Mối quan hệ giới. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề giới càng trở thành vấn đề được quan tâm, chú ý hơn cả. Cụ thể hơn cho mối quan hệ giới đó chính là vấn đề bất bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. - Đầu tiên, bất bình đẳng giới được thể hiện ngay trong tỷ lệ giới tính khi sinh. Tỷ số giới bình thường là khi có 105 đến 108 bé gái sinh ra so với 100 bé trai. Ở Việt Nam, từ những năm 2000, số liệu thống kê qua các nghiên 19 cứu cho thấy có xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh, thể hiện qua số trẻ em trai sinh ra đang ngày càng tăng lên so với trẻ em gái. Theo kết quả của cuộc Tổng Điều tra Dân số do Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) thực hiện vào năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đã tăng đột biến lên đến mức 110.6 vào năm 2009. Đặc biệt là điều này chỉ xảy ra gần đây, từ năm 2003. - Một lĩnh vực khác mà bất bình đẳng giới thể hiện đó trong lĩnh vực chính trị. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004 so với nam giới như sau: Cấp tỉnh/ thành phố: nam chiếm 76,67% trong khi đó nữ chỉ chiếm 22,33%; cấp quận/ huyện: nữ 20,12% còn cấp xã/ phường nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn: 16,56%. - Phụ nữ tập trung quá nhiều trong một số lĩnh vực và nghề nghiệp trong khi đó nam giới lại tập trung trong một số lĩnh vực và nghề nghiệp khác. Gần một nửa số lao động nữ chủ yếu tự làm sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ này ở lao động nam là một phần ba. Ngoài lĩnh vực nông nghiệp, trong khi thường thấy phụ nữ tự làm (26% lao động nữ và 19% lao động nam) thì thường thấy nam giới với các việc làm hưởng lương: 41% nam giới (ngược lại với 26% phụ nữ). Trong các lĩnh vực khác nhau, tỷ lệ phần trăm phụ nữ lao động làm việc trong nông nghiệp và thương mại lớn hơn so với tỷ lệ phần trăm nam giới lao động, và tình hình ngược lại trong lĩnh vực công nghiệp thứ cấp và dịch vụ. Thậm chí trong các công việc này cũng cho thấy sự khác biệt giới. Ngoài ra, bất bình đẳng giữa nam và nữ giới còn được thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực khác như: gia đình, việc làm, nghề nghiệp… ► Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới được xác định trên những nguyên nhân cơ bản như: 20 - Từ quan niệm sống tồn tại từ xa xưa và vẫn còn rơi rớt cho đến nay nên người phụ nữ không có nhiều cơ hội để tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm… nâng cao vị thế của mình. - Bên cạnh đó, sự thay đổi chuẩn mực văn hóa chưa được rõ ràng cũng chính là nguyên nhân cơ bản để tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra. - Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bất bình đẳng giới. - Một nguyên nhân nữa là các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo ra các kết cục về phân biệt giới. Các chính sách cùng các chuẩn mực xã hội phân bố không đồng đều có thể dẫn đến tình trạng tiếp cận các nguồn lực không đồng đều giữa nam và nữ… ► Những ảnh hưởng, hậu quả của bất bình đẳng giới trong xã hội tạo nên nghèo đói là rất rõ ràng. - Bất bình đẳng giới không tạo ra cơ hội tiếp cận cũng như phát triển cho nữ giới nên không thể mang lại cơ hội ngang bằng để phát triển các lĩnh vực trong cuộc sống như: kinh tế, văn hóa, xã hội… - Việc không bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ làm ảnh hưởng đến vị thế của phụ nữ, hiệu quả của công việc, phát triển kinh tế, dẫn đến nghèo đói. Phụ nữ nghèo một phần do các lý do chủ quan như: sức khỏe, năng lực… thì việc không được tiếp cận với những cơ hội trong cuộc sống một cách công bằng nên hình ảnh người phụ nữ thường gắn với nghèo đói. Vì vậy, việc xóa bỏ thói quen ngàn đời đó thực sự là một “cuộc cách mạng” khó, đòi hỏi thời gian lâu dài. Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta ngày càng có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, bênh vực quyền lợi cho nữ giới, quy định các biện pháp thực hiện nhằm xoá bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu không có lợi cho những người phụ nữ… 21 Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". Nhà nước và nhân dân Việt Nam lên án sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới và đang nỗ lực loại trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, vẫn còn các hành vi đối xử bất công với phụ nữ, đặc biệt là ở các công ty, xí nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài v.v… Các cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp triệt để hơn nữa nhằm bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử như pháp luật đã quy định. Các tổ chức công đoàn, nữ công và hội phụ nữ cơ sở chủ động, tích cực trong vai trò người giám sát việc thực thi pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của lao động nữ. Công tác tuyên truyền giáo dục sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ có thể hiểu rõ và tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (Báo cáo CEDAW lần 6 - Điều 6) Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và dẫn đầu khi vực Châu Á Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ giới trong quốc hội, Việt Nam được xem như là một trong những nước tiến bộ hàng đầu vê lĩnh vực bình đẳng giới. Nước ta có những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và đã có những tiến bộ đáng kể nhằm giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực y tế và giáo 22 dục cũng như cải thiện tình hình của phụ nữ nói chung. (Báo cáo về tình hình giới ở Việt Nam CGA-2006). Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nổi bật trong việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân và giảm chênh lệch giới, phản ánh các nỗ lực đáng kể của đất nước trong xóa đói giảm nghèo và cam kết của Chính phủ tiến tới bình đẳng giới. Việt Nam đứng thứ 109 trong số 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người của Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP, 2006), thuộc nhóm các quốc gia trung bình về phát triển con người. Những nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách giới và đầu tư vào nguồn vốn con người đã dẫn đến việc Việt Nam được xếp hạng thứ 80 trên thế giới (trong tổng số 136 quốc gia) về chỉ số phát triển giới (GDI) và trở thành quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất trong việc xóa bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở vùng Đông Á. Những nỗ lực này bao gồm việc phân phối thành công các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho cả phụ nữ và nam giới, cải thiện khả năng tiếp cận cơ hội việc làm và tham gia vào quá trình ra quyết định. Kết quả của những biện pháp này thể hiện ở tỷ lệ biết đọc biết viết của người lớn cao cho cả nam lẫn nữ, số liệu học sinh nhập học cho thấy sự khác biệt không đáng kể giữa bé trai và bé gái, và tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (27% từ 2002) (TCTK-Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2005). Việt Nam cũng tự hào là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham gia kinh tế cao nhất trên thế giới: 85% nam giới và 83% nữ giới trong độ tuổi 15 đến 60 tham gia vào lực lượng lao động trong năm 2002. (Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004). 3.3.2. Phụ nữ và sự thiếu quyền quyết định. 23 Sự bất bình đẳng trong quyền quyết định của người phụ nữ là một quan điểm vốn tồn tại từ xa xưa cho đến nay trở thành một thói quen, một nếp nghĩ ăn sâu vào trong đời sống của mỗi người và vẫn tiếp diễn cho đến nay. Có nhiều vấn đề trong sự bất bình đẳng đối với nữ trong mối quan hệ giới từ trước đến nay thể hiện như: việc cung cấp cơ hội giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số; việc tiếp tục tồn tại các định kiến giới trong các tài liệu giáo dục và sách giáo khoa… Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề trên thì trước tiên chúng ta cần phải tác động trực tiếp để làm sao mà nữ giới có được quyền quyết định cho riêng mình. Theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội, tính đến tháng 12/2002, số hộ nghèo do nữ làm chủ hộ được vay vốn tín dụng chiếm khoảng 60% (tăng 20% so với thời điểm báo cáo lần 3 và 4). Như vậy, từ việc người phụ nữ được vay vốn tín dụng nên họ có thể tự quyết định về kinh tế trong gia đình cũng như công việc của mình. Trước hết với tư cách là người lao động sản xuất. Phần lớn phụ nữ nước ta làm nghề nông. Số liệu cho biết, cứ 100 lao động nữ thì có 46 người làm nông, con số này ở nam là 39. Trong đó, tỷ lệ nữ sản xuất ở hộ gia đình cũng cao hơn so với nam (63% so với 53% - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2007. Báo cáo phân tích số liệu điều tra về bình đẳng giới). Điều này cho thấy khi nước ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu, hạn chế các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho nông dân theo cam kết với WTO, đồng thời khi thị trường mở cửa ngày càng rộng đối với nông phẩm nhập khẩu thì nguy cơ phá sản hoặc thu nhập bấp bênh đối với nữ là cao hơn hẳn so với nam. Trên thực tế vẫn còn nhiều rào cản xã hội đang cản trở địa vị của họ trong gia đình và bước tiến ngoài xã hội, bằng chứng là nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng địa vị của người phụ nữ nông thôn tuy được cải thiện song cơ 24 bản vẫn còn rất thấp so với nam giới. Ví dụ: đứng tên quyền sử dụng nhà đất: vợ chiếm 7,3%, chồng là 88,6% (điều tra gia đình Việt Nam, 2006); tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở là rất thấp, nhiệm kỳ 2004- 2009 phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chiếm 19,53%; tham gia vào ủy ban nhân dân chiếm 3,9% và rất ít phụ nữ đảm nhiệm vai trò chủ tịch hay phó chủ tịch ở cấp xã... Theo báo cáo về tình hình giới ở Việt Nam năm 2006, dù tỷ lệ nữ giới tham gia vào hệ thống chính trị khá cao nhưng tiếng nói và sự hiện diện của họ vẫn chỉ ở bên lề trong bối cảnh văn hóa, chính trị với đa số là nam giới và quyền quyết định vẫn thuộc về một số nam giới. ► Nguyên nhân của tình trạng này là: - Do sự thay đổi các chuẩn mực văn hóa còn chưa được rõ ràng, cơ chế tuyển dụng thiếu sự mở rộng. Quá trình thay đổi còn tập trung vào số lượng chưa chú trọng vào xây dựng năng lực cho phụ nữ để họ có thể thực hiện tốt chức năng của mình và có khả năng quyết định được tốt hơn. - Do nữ giới không có cơ hội bình đẳng trong công việc, tiếp cận giáo dục, y tế, thời gian, tuổi tác…nên dẫn đến quyền quyết định trong kinh tế, trong công việc, trong gia đình không cao. Trong gia đình, có thể nói mối quan hệ vợ - chồng là mối quan hệ “chủ đạo”, không phải chỉ vì nó là mối quan hệ được thiết lập đầu tiên để tạo nên một “tổ chức” gọi là gia đình, mà còn vì nó là mối quan hệ sẽ chi phối toàn bộ các mối quan hệ khác. Trước kia, ngay từ khi còn sống chung với gia đình thì người phụ nữ cũng không được quyết định trong mối quan hệ hôn nhân của mình, mà phụ thuộc vào cha mẹ, nếu chống lại thì được cho là vi phạm chuẩn mực đạo đức, bất hiếu với cha mẹ. Rồi khi đã đi lấy chồng thì quyền quyết định chủ yếu trong mọi công việc gia đình cũng phụ thuộc chủ yếu 25 vào người chồng và có thể là con trai trong gia đình nếu không may người chồng mất đi. Và quan niệm đó cho đến ngày nay vẫn tồn tại tuy không còn nhiều. Những năm trở lại đây hầu như người phụ nữ không còn chấp nhận những cuộc hôn nhân dựa trên nền quan niệm ấy nữa. Họ không chấp nhận, không phải chỉ vì những người phụ nữ đòi quyền bình đẳng, mà còn vì đàn ông cũng không muốn hoặc không thể gánh vác vai trò “trụ cột gia đình”. Phụ nữ ngày nay, có gia đình rồi vẫn được tự do với các mối quan hệ xã hội bên ngoài, tự do tìm kiếm hay đón nhận cơ hội nghề nghiệp, tự do quyết định các vấn đề tài chính. Tuy nhiên, phụ nữ làm kinh tế gia đình được hưởng các quyền lợi như nam giới theo quy định chung, ngoài ra không có quy định riêng nào khác. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực nông thôn, coi mỗi hộ gia đình là một đơn vị kinh tế, tạo việc làm cho chính các thành viên trong gia đình, thu hút lao động tại chỗ, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Các mô hình cho vay tín dụng nhỏ từ các chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, kinh tế trang trại, đã giúp phụ nữ vừa có việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, phụ nữ còn được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt các cấp Hội phụ nữ được Chính phủ cho phép đứng ra làm tín chấp để tổ chức cho hội viên vay vốn làm kinh tế gia đình. Hàng năm, có khoảng 30% trong tổng số dự án nhỏ do các cấp Hội phụ nữ đứng ra tổ chức cho phụ nữ vay. Mức thu nhập bình quân của người làm kinh tế gia đình bằng khoảng 40% - 60% và khoản thu nhập này đã đóng góp vào tăng thu nhập cho bản thân và gia đình họ. 26 3.4. Vai trò của phụ nữ trong tấn công nghèo đói. 3.4.1. Phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động chính trị - xã hội. Đây chính là vai trò quan trọng của phụ nữ trong tấn công nghèo đói, và xóa đi khoảng cách của sự bất bình đẳng giới. Đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực thúc đẩy chung của xã hội; vừa dung hòa những bản sắc truyền thống vốn có của mình, vừa thích ứng với những thay đổi mới của xã hội và hội nhập với văn hóa toàn cầu. Phụ nữ không chỉ giỏi trong công việc nhà mà còn tích cực tham gia và gặt hái nhiều thành công trong các lĩnh vực xã hội. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ngày càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết, đặc biệt là vai trò của họ trong tấn công nghèo đói. Nghị quyết của Đảng chỉ rõ phụ nữ Việt Nam “là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”.) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về phụ nữ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập tiếp tục khẳng định và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác phụ nữ, đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân phụ nữ để chị em tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng 27 lớn hơn vai trò của mình trong tấn công nghèo đói, giúp cho sự phát triển chung của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới. Trong thời kỳ CNH – HĐH, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lý năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghiệp dịch vụ, v.v... “Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ tại Bắc Kinh, vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chỉ cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%. Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính 28 tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới. Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004.... Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển. Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam – Bà Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”. (Trích trong bài báo: “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước”- ở báo Hậu Giang - Th.s Lê Thị Linh Trang ) “Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã 29 hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Tỷ lệ nữ đảng viên mới kết nạp chiếm từ 25 đến trên 30% trong tổng số đảng viên mới kết nạp. Trong Ban chấp hành TW Đảng khoá X, có 02 nữ tham gia Ban bí thư TW Đảng, nữ uỷ viên chính thức BCHTW Đảng chiếm tỷ lệ 7,5% dự khuyết chiếm 14,29%. Nhiệm kỳ 2006 – 2010, nhiều bộ, nghành, địa phương tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng đạt từ 15 đến trên 20%; trên cả nước có 03 chị Bí thư tỉnh uỷ, 05 chị phó bí thư Tỉnh uỷ, Thành ủy. Trong Quốc Hội, khoá X, nhiệm kỳ 1997 – 2002, tỷ lệ phụ nữ đạt 26,2% khoá XI, nhiệm kỳ 2002 – 2007 đã tăng lên 27,3%, đến khóa XII, nhiệm kỳ hiện tại tỷ lệ nữ tuy chỉ còn 25,76% nhưng số đại biểu nữ giữ các trọng trách quan trọng trong Quốc hội tăng lên: có 03 người là Uỷ viên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong đó 01 Phó chủ tịch Quốc hội, 02 chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội và 72 người là uỷ viên các Uỷ ban, Hội đồng. Ở nhiệm kỳ trước, đại biểu nữ thường chiếm tỷ lệ cao trong các uỷ ban mang tính xã hội, thì trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, đại biểu nữ đã tham gia vào Uỷ ban quốc phòng và An ninh, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường. Số lượng nữ là thành viên UBND các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009 cũng tăng lên đáng kể. Đội ngũ cán bộ, công chức nữ tăng cả số lượng và chất lượng. Nhiều phụ nữ được bổ nhiệm đề bạt giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ TW đến địa phương. Trong khoa học và công nghệ, tỷ lệ nữ đã tăng lên rõ rệt: Khoa học tự nhiên 36,64%; khoa học nông – lâm, thuỷ sản 43,42%, khoa học công nghệ 33%; khoa học xã hội và nhân văn 38,27%. Trong các cơ sở nghiên cứu đã có 6,3% cán bộ phụ trách là nữ, 10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm. Đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã có nhiều 30 công trình nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại, ngày càng nhiều cá nhân và tập thể các nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu được nhận giải thưởng VIPHOTEC, giải thưởng Covalevskaia, giải thưởng phụ nữ Việt Nam, Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam… Trong ngành giáo dục đào tạo, phụ nữ chiếm tỷ lệ gần 70%. Trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, đội ngũ nữ trong ngành y tế đã phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, thể thao, đội ngũ nữ văn nghệ sỹ, nhà báo, biên tập viên, huấn luyện viên, vận động viên đã phát huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho sự phát triển văn hóa, thông tin, nghệ thuật, thể thao nước nhà. Phong trào phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển. Đặc biệt, với thành tích xuất sắc, đội bóng đá, bóng chuyền nữ và nhiều nữ vận động viên đã làm rạng danh đất nước trong thi đấu thể thao khu vực và quốc tế”. (Trích trong bài báo: “Vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, ở trang web Văn hiến Việt Nam-Diễn đàn trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc – Tác giả: Hoàng Thị Ái Nhiên). 3.4.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế và lao động, phụ nữ có vị trí ở mọi ngành nghề, công việc. Trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển 31 kinh tế của đất nước. Lao động nữ đã tham gia ngày càng nhiều trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và khu vực dịch vụ, khu vực kinh tế phi chính thức. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở 45 bộ, ngành và toàn bộ 64 tỉnh, thành phố. Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. (Trích trong bài báo: “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước”- ở báo Hậu Giang - Th.s Lê Thị Linh Trang ). Trong cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đã xuất hiện đội ngũ cán bộ nữ doanh nhân thành đạt trên các lĩnh vực. Họ là nhà quản lý năng động – giám đốc, tổng giám đốc… các công ty, chủ doanh nghiệp. Chị em đã năng động bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời đổi mới thiết bị và công nghệ, sản xuất những sản phẩm có chất lượng, góp phần khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Nét nổi bật của đội ngũ nữ doanh nhân là không chỉ lãnh đạo sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện chăm lo giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên hội nhập cùng cộng đồng. 32 3.4.3. Phụ nữ cả nước tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, khuyên góp vào các quỹ để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn → làm giảm đi số hộ nghèo ở nước ta. Thành tựu xoá đói giảm nghèo của đất nước những năm qua có sự đóng góp to lớn của phụ nữ. Ngày càng có nhiều phụ nữ vượt nghèo thành công, vươn lên làm giàu bằng sức lao động sáng tạo và nghị lực của chính mình, được cộng đồng xã hội tôn vinh. Phát huy truyền thống tương thân tương ái, phụ nữ cả nước đã đóng góp tích cực vào các hoạt động vì người nghèo. Nhiều tập thể, cá nhân đã trở thành những điển hình tiên tiên tiến trên mặt trận chống đói nghèo. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các tầng lớp phụ nữ cả nước tích cực tham gia thường xuyên có hiệu quả. Năm năm qua, phụ nữ nước nhà đã quyên góp ủng hộ hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thường, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, khó khăn hoạn nạn… Nhiều việc làm từ thiện của phụ nữ, trong đó có đóng góp lớn của phụ nữ các tôn giáo, đã góp phần giảm bớt nỗi đau cho những người bất hạnh. Với những đóng góp xứng đáng trong lịch sử phát triển của dân tộc, thời kỳ kháng chiến, phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ phong tăng Tám chữ vàng “Anh Hùng, Bất Khuất, Trung Hậu, Đảm Đang” thời kỳ đổi mới của đất nước, Đảng ta đã khen ngợi phẩm chất “Trung Hậu, Đảm Đang, Tài Năng, Anh Hùng” của phụ nữ. Đó không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá vai trò lớn của phụ nữ Việt Nam”. 33 (Trích trong bài báo: “Vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, ở trang web Văn hiến Việt Nam-Diễn đàn trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc – Tác giả: Hoàng Thị Ái Nhiên). 3.4.4. Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo đói. 3.4.4.1. Phụ nữ nông thôn giữ vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Phụ nữ nông thôn chiếm 50,8% dân số và khoảng 49% lao động nông thôn (năm 2002). Năm 2002, tỷ suất hoạt động kinh tế của phụ nữ nông thôn tương đối cao, đạt 71% (phụ nữ thành thị đạt 56%). - Với mức 65% lực lượng lao động trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ nông dân đã có đóng góp rất quan trọng vào thành tựu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta. (Theo báo cáo CEDAW lần 5). - Phụ nữ nông thôn tham gia hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều khâu giữ vai trò chính (chiếm tới 70 - 80% lực lượng lao động) như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, chăn nuôi. Phụ nữ chiếm 60- 70% lao động trong các nghề như đan lát, bện tết (mây, tre, nứa), thêu ren, ươm tơ, dệt vải, dệt chiếu, chế biến lương thực, thực phẩm vv... 34 Phụ nữ nông dân, những người giữ vai trò chủ đạo trong trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ chế biến…đã tham gia ngày càng tích cực, có hiệu quả các hoạt động khuyến nông, các hoạt động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất… đã mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp làm ăn mới, góp phần tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại và doanh nghiệp hộ gia đình, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường. Góp phần bảo đảm an ninh lương thực và giữ vững vị trí là nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Tình hình phụ nữ tham gia các hoạt động khuyến nông đã được cải thiện. Với ưu điểm là cẩn thận, chuyên cần, chu đáo và là người tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình canh tác nông nghiệp nên việc áp dụng khoa học công nghệ của phụ nữ khá hiệu quả. Theo số liệu điều tra của Hội LHPNVN năm 2003, cả nước có 2.796.685 phụ nữ tham gia vào hướng dẫn, phổ biến, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới. (Theo báo cáo CEDAW lần 5). 3.4.4.2. Phụ nữ nông thôn đã tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển và hoạt động cộng đồng: Hội LHPNVN đã có kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho các cấp hội vận động phụ nữ tham gia như: tích cực đi họp, chủ động tham gia bàn bạc các chủ trương và quy định đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa bàn v.v... Việc ban hành Nghị định 79/2003/NĐ- CP của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (với nhiều quy định mới) đã tạo thêm các cơ hội thuận lợi cho phụ nữ tham gia bàn bạc, quyết 35 định, thực hiện và giám sát các kế hoạch phát triển ở cơ sở. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có tiếng nói đại diện thông qua hoạt động và những đóng góp của các cấp hội phụ nữ trong quản lý nhà nước ở các địa phương theo tinh thần Quyết định số 163/HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng và nay là Nghị định số 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp của các trường đại học, trung học và dạy nghề nông, lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, tỷ lệ nữ sinh trúng tuyển năm học 2002-2003 là: đại học 27,58%, cao đẳng 52,66%, trung học 52,89% và dạy nghề 27,9%. Năm 2002, tỷ lệ nữ tham gia đào tạo ở các bậc học có sự khác nhau: Tiến sĩ 18,70%, Thạc sĩ 57,4%, Đại học 11,8%, Trung học 40,8% và dạy nghề 13,4%. (Theo báo cáo CEDAW lần 5). 3.4.4.3. Phụ nữ nông thôn ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận tín dụng để vay vốn làm ăn → giảm đi số hộ nghèo. Hiện nay, phụ nữ có thể vay vốn sản xuất kinh doanh từ các nguồn: quỹ của Hội phụ nữ, nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm, vốn “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, vốn ưu đãi cho hộ nghèo, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội... Theo thống kê của Hội LHPNVN, năm 2003 cả nước có 3,55 triệu phụ nữ được tiếp cận vốn vay từ các nguồn nói trên; số phụ nữ nghèo được vay vốn là 1,04 triệu người. Hiện nay nhà nước đã xây dựng các chợ đường biên, chợ cá, chợ rau, chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng các trung tâm buôn bán ở các vùng hàng hóa tập trung nhằm giúp phụ nữ nông thôn mua, bán nông sản thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập. (Theo báo cáo CEDAW lần 5). 36 3.4.4.4. Tỷ lệ nữ tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp ngày càng cao hơn trước → giúp họ có thu nhập → khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Riêng trong hoạt động tư pháp, tỷ lệ nữ thẩm phán tại Toà án Nhân dân Tối cao chiếm 22%; tại toà án cấp tỉnh thành là 27%; tại toà án cấp quận, huyện là 35%. Tính đến hết quý I/2003, nữ luật sư trong cả nước chiếm 20%, có 12,75% văn phòng luật sư và công ty luật do phụ nữ đảm trách. (Theo báo cáo CEDAW lần 5). 3.4.4.5. Phụ nữ ngày nay đã được tự do kinh doanh theo ý thích, ít bị phân biệt đối xử → thu nhập gia đình tăng lên → giảm nghèo đói. Quy định này đã tạo ra một khung pháp lý mềm dẻo, thông thoáng hơn, bảo đảm cho phụ nữ dễ dàng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, có trên 27% người mới đăng ký kinh doanh là phụ nữ và 40% hộ gia đình tổ chức sản xuất kinh doanh phụ nữ quản lý, điều hành. Năm 2003, ở Việt Nam, lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong các doanh nghiệp: khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 42%; khu vực kinh tế tư nhân là 39%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 65%. Tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp tăng so với trước: giai đoạn 1990-1995, tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp là 15 - 17%; năm 2001 tỷ lệ này là 24,74%; năm 2002 tỷ lệ này là 20%. (Theo báo cáo CEDAW lần 5). ► Những khó khăn của phụ nữ Việt Nam hiện nay: - Hiện tại chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. 37 Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội. Khi ở vào thời kỳ mới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ nữ Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua”. (Trích trong bài báo: “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước”- ở báo Hậu Giang - Th.s Lê Thị Linh Trang ). * Khó khăn của phụ nữ nông thôn: - Do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp. Số lượng nông dân, chủ yếu là nam giới ra thành phố tìm việc làm ngày càng tăng, họ chỉ trở về nhà tham gia sản xuất nông 38 nghiệp trong thời gian mùa vụ nên những công việc nặng nhọc trong gia đình đè lên vai người phụ nữ. Thời gian lao động được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở nông thôn đã tăng lên và đạt 77,65% (năm 2003), trong đó nữ là 77,36%. Bình quân một phụ nữ phải dành đến 13,6 giờ/tuần (năm 2002) cho các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình - những công việc không đem lại thu nhập. - Mặt khác, thu nhập của nữ nông dân nhìn chung thấp hơn và chỉ bằng 73% thu nhập của nam giới (năm 2002). Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi thuộc vào nhóm người nghèo dễ bị tổn thương nhất. - Phụ nữ dân tộc thiểu số còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới vì ít quyền quyết định, trình độ học vấn và cơ hội cũng ít hơn. Về mặt luật pháp và chính sách, không có sự phân biệt đối xử giữa nông thôn và thành thị trong việc tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng khá phổ biến ở nông thôn là khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì học sinh nữ thường phải nghỉ học đi làm nhiều hơn nam. - Phụ nữ nông thôn còn thụ động, ít có cơ hội tham gia vào quá trình giao đất một phần là do chưa nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề đất đai, mặt khác do phong tục, tập quán lâu đời của nông thôn Việt Nam, người chồng thường là chủ hộ, nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cũng như sổ địa chính của địa phương đều chỉ đăng ký tên chủ hộ. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, chia quyền sử dụng đất khi ly hôn, khi đi lấy chồng hoặc nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi người chồng qua đời. Một thực tiễn khá phổ biến hiện nay ở nước ta là đối với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như đồng bào ở vùng nông thôn, người con gái khi đi lấy 39 chồng trong nhiều trường hợp không được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ đẻ. Còn bản thân phụ nữ thì do có thói quen cam chịu, nên cũng không đòi hỏi quyền thừa kế của mình. Đây là tập quán lạc hậu, tạo ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền thừa kế đối với phụ nữ, đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải có biện pháp tuyên truyền, vận động để xoá bỏ. - Ở nông thôn Việt Nam, vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán với quan niệm bất bình đẳng giữa nam và nữ và không đảm bảo được quyền lợi của phụ nữ như quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Chính phủ Việt Nam đang vận động xóa bỏ tập quán này và tuyên truyền người dân thực hiện theo pháp luật. ► Phương hướng trong thời gian tới: Phải xây dựng, khẳng định và phát triển vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới. * Về phía xã hội: Qua báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới: Đưa vấn đề giới vào phát triển – thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói (năm 2001), ta có thể tham khảo chiến lược ba phần mà các tác giả đã đưa ra và vận dụng hợp lý vào tình hình thực tế của Việt Nam, trong đó: - Thứ nhất: cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Việc này sẽ tạo môi trường cho sự bình đẳng về cơ hội và quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt được bình đẳng giới trên các phương diện khác như giáo dục, y tế và tham gia chính trị. Điều này Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện tốt (thể hiện ở các văn bản luật đã được 40 thông qua và có hiệu lực thi hành, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII là 33,1%...); cần phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà nước. Cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dành cho phụ nữ, như: hệ thống trường lớp, cơ sở y tế, chương trình cho vay vốn… - Thứ hai: Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp. - Thứ ba: Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng) trong quá trình hoạch định chính sách. Ngoài ra có thể: 41 - Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách. - Triển khai giáo dục vấn đề về giới, bình đẳng giới và phát triển phổ biến trong xã hội. - Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ, nhất là ở cơ sở. Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cấp vĩ mô mà cón có thể vận dụng cụ thể vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở. * Về phía cá nhân người phụ nữ: Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định, phát huy vai trò của mình, và giảm nghèo đói đi thì bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt: - Có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy tính tăng lên, đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng. 42 - Có ý thức cầu tiến, độc lập - Sống có mục đích - Có khả năng giao kết thân thiện. Một số nghiên cứu hiện nay thừa nhận mối quan hệ giữa sự tham gia tích cực của phụ nữ vào đời sống xã hội với sự giảm bớt mức độ tham nhũng - Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân, v.v… Để có được những điều này phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ… Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong thời kỳ mới nếu được sự hỗ trợ tích cực từ phía khách quan, cùng với những nỗ lực chủ quan sẽ có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, tạo vị thế cho bản thân. Hi vọng họ sẽ không còn gặp những trở ngại về giới do những quan điểm không phù hợp nào đó, họ sẽ không còn nghèo khó nữa, không còn phải băn khoăn trong sự lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình, không còn gặp những rào cản không cần thiết từ các chính sách xã hội. Phụ nữ – dù trong thời đại nào cũng luôn có những vị trí không thể thay thế. 43 ► Kết luận: Qua chương 3 ta có thể rút ra một số kết luận như sau:  Phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo đói.  Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ chiếm số đông trong những người nghèo đói như: do quan niệm xã hội về người phụ nữ và sự bất bình đẳng giới, do trình độ học vấn, thu nhập, sức khỏe, vị thế thấp kém… của người phụ nữ.  Tình trạng bất bình đẳng giới khiến phụ nữ thiếu đi quyền quyết định trong mọi việc ở gia đình và xã hội, làm cho phụ nữ nghèo đói.  Phụ nữ có rất nhiều vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo đói (xóa đói giảm nghèo), thể hiện trong một số lĩnh vực như: chính trị - xã hội, kinh tế, nông nghiệp… Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ mới, tập trung vào các mặt chủ yếu sau đây: - Quyền tự do và bình đẳng của phụ nữ được bảo đảm hơn. Phụ nữ được tạo thêm điều kiện và cơ hội tham gia và có đóng góp tích cực vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng được nâng cao. - Cải thiện rõ rệt về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em gái. Việt Nam đạt được về cơ bản bình đẳng nam nữ trong giáo dục tiểu học và đang phấn đấu thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các chỉ số về chăm sóc sức khoẻ là khá cao so với mức thu nhập bình quân đầu người. - Nhà nước đã áp dụng các biện pháp tích cực để khắc phục về cơ bản tình trạng bất bình đẳng giới trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trong tiếp cận đất đai và phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ cùng đứng tên với chồng 44 trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bình đẳng như nam giới. - Việt Nam thuộc nhóm có thành tựu tốt nhất khu vực Đông Nam Á-Thái Bình Dương về chỉ số phát triển giới (GDI) Một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt được các kết quả đáng khích lệ trên xuất phát từ những thành tựu của công cuộc đổi mới theo phương châm tăng trưởng kinh tế một cách bền vững đi đôi với xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bài học lớn nhất được rút ra đó là sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, bộ máy vì sự tiến bộ phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trên cơ sở quyết tâm chính trị cao của Nhà nước và nhân dân cùng phấn đấu khắc phục bất bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ. Chủ trương nhất quán của Việt Nam về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ đã một lần nữa được thể hiện thông qua việc công bố Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010. Còn nhiều khó khăn và thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trên chặng đường khắc phục sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm phấn đấu thực hiện đầy đủ các cam kết đối với công ước CEDAW./. 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo CEDAW lần 5. 2. Báo cáo CEDAW lần 6. 3. Báo Dantri.com.vn, ra ngày Thứ Hai, 09/05/2011. 4. Báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội 5. Báo mới, ra ngày 08/ 06/ 2008. 6. Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004 7. Báo cáo phân tích số liệu điều tra về bình đẳng giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2007. 8. Báo cáo về tình hình giới ở Việt Nam CGA-2006. 9. Báo Phụ nữ Đà Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 2 - 12 – 2011. 10. Số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004 - NHTG, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_6_chuog_3_csach_giam_ngheo_4034.pdf
Luận văn liên quan