Cùng với những yếu tố kỹ thuật thì giá cả là một yếu tố quan trọng để
khách hàng quyết định mua hay không mua sản phẩm.Chính sách giá là một loạt
những quyết định về mức giá được ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra trên cơ sở
phân tích kỹ tình hình chi phí ,tình hình thị trường.Những quyết định này được
xác lập để đạt được mục tiêu đã định về khối lượng bán và lợi nhuận.Việc xác
lập một chính sách giá đúng đắn và phương pháp xử lý giá linh hoạt là điều kiện
để dẫn đến thành công,là vũ khí lợi hại để thu hút khách hàng.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương hướng phát triển và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
3.Lớp học nghề 1945 1849 1752
4.Chưa qua đào tạo 228 220 210
(Trích số liệu:phòng tổ chức lao động tiền lương)
Bảng 7 :Bảng khảo sát về lao động phân theo trình độ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2009/2008
Chênh
lệch Tỉ lệ %
Chênh
lệch Tỉ lệ%
ĐH và trên ĐH 320 320 326 0 0 6 1.875
CĐ và TC 330 325 300 -5 -1.5152 -25 -7.6923
Lớp học nghề 1945 1849 1752 -96 -4.9357 -97 -5.2461
Chưa qua đào tạo 228 220 210 -8 -3.5088 -10 -4.5455
Tổng lao động 2823 2714 2588 -109 -3.8611 -126 -4.6426
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Từ bảng 4 có thể rút ra kết luận: Tổng số lao động của toàn công ty
giảm là do số lao động ở trình độ lớp học nghề giảm, năm 2008/2007 giảm 96
người tương ứng 4,94 còn năm 2009/2008 giảm 97 người tương ứng 0,52%. Hơn
nữa do trình độ cao đẳng, trung cấp, chưa qua đào tạo cũng có chiều hướng giảm
xuống, duy nhất trình độ đại học và trên đại học năm 2008/2007 là không đổi
nhưng đến năm 2009/2008 đã tăng 6 người tương ứng 1,88% so với tổng số lao
động đại học và trên đại học tương ứng trình độ phần nào đó đã được nâng cao,
sử dụng lao động có chất xám xu hướng ngày càng nhiều để tạo cho quá trình sản
xuất có năng xuất cao, hiệu quả tốt hơn.
Do tình hình sản xuất tiêu thụ hiện nay cuả công ty có chiều hướng phát
triển cho nên vấn đề đãi ngộ tài chính cho CBCNV tương đối tốt.
Cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong công
ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao
động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay
nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản
xuất.
Việc đầu tư ở nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở sự tăng lên của số công
nhân viên có trình độ cao mà còn thể hiện ở sự tăng lên của quỹ lương,sự trích
lập các quỹ khen thưởng để động viên công nhân viên .
Bảng 8 :Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực
Đvi:đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số lao động(người) 2823 2714 2588
Tổng quỹ tiền lương( đồng) 5081000000 5.428E+09 5435000000
Mức lương bình quân/người/tháng 1800000 2000000 2100000
Mức lương tối thiểu 650000 700000 750000
Mức lương tối đa 5000000 5300000 5500000
(Nguồn:phòng kế toán và phòng tổ chức lao động)
Tổng quỹ tiền lương trong năm được sử dụng:
+76% tổng quỹ tiền lương chi trả hàng tháng cho người lao động.
+7% tổng quỹ lương để thưởng cho người lao động có quy chế riêng.
+7% tổng quỹ lương trích dự phòng cho năm sau.
Qua bảng trên ta có thể thấy tổng quỹ tiền lương,mức lương bình quân đã
tăng lên,điều này là động lực để cán bộ công nhân viên tích cực làm việc.
3.Vốn và nguồn vốn dầu tư:
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau gồm:
-Vốn góp ban đầu của các cổ đông
-Trích phần thu nhập giữ lại.
-Vốn vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng và một số tổ chức tài
chính khác.
-Phát hành chứng khoán ra công chúng,chào bán cổ phần.
Bảng 9 :Cơ cấu vốn của công ty cổ phần XMBS
Đơn vị :tỷ đồng
CL TL% CL TL%
I.Nợ phải trả 1313 3452 4940 2139 162.91 1488 43.11
1.Nợ ngắn hạn 310 517 674 207 66.774 157 30.37
2.Nợ dài hạn 1003 2935 4266 1932 192.62 1331 45.35
II.Vốn chủ sở hữu 1024 1180 1569 156 15.234 389 32.97
1.Vốn chủ sở hữu 1018 1170 1544 152 14.931 374 31.97
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 6 10 15 4 66.667 5 50
Tổng nguồn vốn 2337 4632 6509 2295 98.203 1877 40.52
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2009/2007
(Nguồn:Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy tình hình tài chính về vốn đã có chiều hướng tăng
lên.Tổng vốn vay tăng lên 163%của năm 2008 so với 2007 ,sang năm 2009 đã có sự
điều chỉnh trong tỉ lệ vốn vay chỉ còn tăng 43%.Điều này cho thấy trong cơ cấu vốn
phần vốn vay vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao.Phần vốn chủ sở hữu cũng tăng đáng
kể.Năm 2008 chỉ tăng 15% sang năm 2009 tăng 32% .Lý do tăng chủ yếu của tăng
nguồn vốn chủ sở hữu là do công ty sau khi chuyển hóa thành công ty cổ phần đã
phát động các công nhân viên mua cổ phiếu để huy động vốn trong nội bộ công
ty.Sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu thì khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn
hạn cũng như dài hạn dễ dàng hơn,giúp cho công ty chủ động hơn trong việc sử
dụng vốn.
Để mở rộng quy mô đầu tư,công ty cũng cố gắng huy động từ nhiều nguồn
khác nhau.Trong đó vay ngân hàng là phổ biến để tạo tiềm lực về vốn,đảm bảo
cho việc đầu tư thực hiện một cách có hiệu quả.Bên cạnh đó công ty được thực
hiện cho việc chào bán cổ phiếu ra thị trường để tăng nguồn vốn và tạo khả năng
chủ động hơn.Theo điều lệ của công ty,hội đồng quản trị sẽ quyết định thời
điểm,phương thức và giá chào bán cổ phiếu trong số cổ phần được quyền chào
bán.
Đại hội đồng cổ đong cũng chịu trách nhiệm các quyết đinh trích lập các
quỹ từ lợi nhuận sau thuế.Lợi nhuận sau thuế này được phân phối cho nhiều loại
quỹ khác nhau trong công ty.Cụ thể tình hình trích lập cho các quỹ năm 2009 của
công ty như sau.(Lợi nhuận năm 2009 là:242,56 tỷ đồng)
Bảng 10:Trích lập các quỹ năm 2009
Trích lập các quỹ Tỷ lệ trích lập Giá trị cụ thể tương ứng(tỷ đồng)
Quỹ đầu tư phát triển 10% 24.256
Quỹ dự phòng tài chính 5% 12,128
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1% 2,4256
Quỹ khen thưởng phúc lợi 5% 12,128
(Nguồn:Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự ưu tiên của công ty đối với quỹ đầu
tư phát triển.Nhận thấy rõ được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển đối với
sự phát triển của công ty,công ty đã trích lập một tỷ lệ khá lớn(10%)để phục vụ
cho hoạt động đầu tư phát triển.Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng tới mục đích
sử dụng hợp lý nguồn vốn cho quỹ đó,nhằm mục đích đầu tư sao cho hiệu
quả,tránh tình trạng thất thoát lãng phí.
4.Công tác tổ chức đấu thầu
Công tác đấu thầu được công ty thực hiện ngiêm túc,tuân thủ luật đấu thầu
của nhà nước,nghị định của chính phủ,thông tư chỉ thị của các bộ ngành.Sau khi
luật đấu thầu số 38/2009/QH12,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật
liên quan đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12,Nghị định 58/2008/NĐ-CP
và Nghị định 85/2009/NĐ-CP,các mẫu tài liệu đấu thầu(mẫu hồ sơ mời thầu,mẫu
báo cáo đánh giá HSDT,mẫu kế hoạch đấu thầu,mẫu báo cáo thẩm định kết quả
đấu thầu) được ban hành và có hiệu lực,công ty đã phổ biến quán triệt đến các
cán bộ lãnh đạo,các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu và các cán bộ
có liên quan trong công tác đấu thầu của công ty.Qua đấu thầu đã lựa chọn được
nhà thầu có đủ năng lực ,kinh nghiệm,hiệu quả kinh tế rõ rệt.Với những công
trình có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng công ty áp dụng hình thức chỉ định thầu,việc
chỉ định thầu được tiến hành tương tự như đấu thầu.
Bảng 11:Tổng hợp các gói thầu năm 2009
Đơn vị:Triệu đồng
Lĩnh vực và Hình thức Tổng số Tổng giá Tổng giá Chênh lệch
gói thầu gói thầu trúng thầu
I.Theo lĩnh vực lựa chọn 13 20056,699 18161,655 1895,044
1.Tư vấn 5 550,431 550,431 0
2.Xây lắp 8 19506,268 17611,224 1895,044
II.Theo hình thức lựa chọn
1.Đấu thầu rộng rãi 4 17066,077 15184,631 1881446
2.Đấu thầu hạn chế 0 0 0 0
3.Chỉ định thầu và tự thực hiện 9 2990,622 2977,024 13598
4.Chào hàng cạnh tranh 0 0 0 0
(Nguồn:Phòng kế hoạch)
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu:
Số lượng cán bộ có chứng chỉ tham gia khóa học đấu thầu là 151 người.
Công ty thành lập tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu để triển khai các gói
thầu..Thành viên tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu là những người có kiến thức
chuyên môn phù hợp,có kinh nghiệm,có chứng chỉ tham gia khóa học đấu thầu.
5.Công tác thẩm định dự án đầu tư:
Phòng thẩm định của công ty mới được thành lập từ năm 2006.Phòng
thẩm định có trách nhiệm thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây
dựng và kết quả đấu thầu các gói thầu mua bán hàng hóa của công ty và của dự
án thuộc công ty quản lý.Còn các vấn đề liên quan tới dự án dây chuyền sản xuất
số II. Theo công nghệ Nhật Bản sẽ được Ban Quản Lý dự án tiếp nhận và xử lý.
Thường thì các dự án sau khi đã được xem xét chi tiết sẽ trình lên Tổng
công ty CN Xi măng Việt Nam xem xét lại một cách hoàn chỉnh.Công việc thẩm
định có vai trò quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn Do vậy
trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định không chỉ dựa vào hồ sơ dự án mà
còn phải dựa vào các căn cứ pháp lý như các chủ trương,quy hoạch,kế
hoạch,chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước,địa phương và của
ngành,các văn bản luật chung và văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp tới hoạt
động đầu tư.Ngoài ra đối với từng dự án khác nhau,quá trình thẩm định còn phải
dựa vào các tiêu chuẩn,quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế ,kỹ
thuật cụ thể.
Trong quá trình thẩm định ,các cán bộ thẩm định đã tùy vào từng dự án cụ
thể mà sử dụng các phương pháp thẩm định hoặc kết hợp các phương pháp phù
hợp cụ thể như:Phương pháp thẩm định theo trình tự,phương pháp so sánh đối
chiếu chỉ tiêu,phương pháp phân tích độ nhạy...
Đối với công tác thẩm định thường xem xét đánh giá lại một số chỉ tiêu
của dự án.:
-Thẩm định các chỉ tiêu tài chính như dòng tiền,tỉ suất r,tổng vốn đầu tư...
-Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án:Nguồn cung câos
nguyên vật liệu,phương thức vận chuyển,giá cả...
-Kiểm tra lại xem dự án đã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội chưa,tư cách pháp nhân và năng lực chủ đầu tư có đủ không.
-Thẩm định mặt kinh tế xã hội của dự án,sự ảnh hưởng của dự án đối với
môi trường.
6.Tình hình tổ chưc quản lý đầu tư và kế hoạch hóa đầu tư :
6.1.Tình hình quản lý công tác đầu tư:
Trong hoạt động quản lý chung,công ty cổ cổ phần xi măng Bỉm Sơn rất
chú trọng công tác quản lý đầu tư.Có thể nói đây là một bộ phận không thể thiếu
trong hoạt động quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Công ty
đã thực hiện rất tốt công tác quản lý đầu tư để tạo sự tác động liên tục,có tổ
chức,định hướng vào quá trình đầu tư của mình.Công tác quản lý đầu tư có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh,hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư,đổi mới công nghệ hay nâng cao năng suất lao động.
Trong quá trình quản lý đầu tư,công ty đã cố gắng tuân theo một số
nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc kết hợp tốt giữa sự tập trung thống nhất với tinh thần chủ
động sáng tạo .Đó chính là nguyên tắc tập trung dân chủ.Mọi quyết định của ban
lãnh đạo đều được công khai và được sự đóng góp ý kiến của mọi người.
-Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động,doanh lợi cho công ty
đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ với nhà nước và xã hội.Đó cũng
chính là sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội trong quá trình quản lý đầu tư.
-Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong đầu tư.Bên cạnh đó vẫn
đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Những nội dung quản lý của công ty chủ yếu gồm những nội dung sau:
-Công ty xây dựng chiến lược,kế hoạch hóa đầu tư bao gồm những chiến
lược như kế hoạch huy động vốn,kế hoạch thưch hiện tiến trình đầu tư,kế hoạch
trả nợ...Các chiến lược này chính là kế hoạch hoạt động hàng năm của công ty do
phòng kế hoạch đảm nhận trách nhiệm chính..
-Trong suốt quá trình của giai đoạn chuẩn bị đầu tư,từ lúc bắt đầu hình
thành ý tưởng đến khi lập dự án tiền khả thi và khả thi,công ty luôn thực hiện
việc quản lý hoạt động đầu tư đảm bảo hiệu quả cao.
-Trong suốt quá trình đầu tư không chỉ ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà kể
cả trong giai đoạn thưch hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư,quá trình
quản lý đầu tư cũng được thực hiện một cách hợp lý.
6.2.Công tác kế hoạch hóa đầu tư:
Sơ đồ trình tự lập kế hoạch đầu tư hàng năm:
Trách nhiệm Tiến trình công việc Tài liệu liên quan
Phòng KTKH làm văn bản
trình Giám đốc/phó GD
duyệt
Bước 1:Thông báo xây
dựng kế hoạch đầu tư của
toàn công ty
Bằng công văn vào
quý 3
Phòng KTKH Bước 2:Tổng hợp,cân đối
để xây dựng kế hoạch
chung toàn công ty.
Hội đồng thẩm định Bước 3:Tiến hành rà
soát,thẩm định,phê duyệt và
trình Tổng công ty CN xi
măng Việt Nam.
Công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn
Bước 4:Kế hoạch công ty
giao cho các đơn vị thực
hiện và báo cáo tổng công
ty CN xi măng Việt Nam
Việc lập kế hoạch của công ty được phòng Kế hoạch do ông Phạm Văn
Tân làm trưởng phòng đảm nhiệm chính.Việc xây dựng kế hoạch có sự tham gia
của các phòng ban và ban lãnh đạo công ty.Do công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
thuộc vào Tổng công ty CN xi măng Việt Nam do đó công ty phải đưa kế hoạch
cụ thể lên tổng công ty xem xét và kiểm tra lại.sau khi thống nhất được các nội
dung ,kế hoạch mới được thông báo rộng rãi cho các phòng ban nắm vững nhiệm
vụ cụ thể để chuẩn bị đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch đã được định trước.
Công ty từ trước tới nay chỉ dừng lại ở kế hoạch hàng năm.Nội dung cụ
thể của kế hoạch hàng năm được đưa ra:
-Công tác lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư cho các dự án thuộc năm nghiên
cứu.
-Đưa ra kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư.
-Trong năm kế hoạch công ty cần phải đề ra kế hoạch cụ thể cho tất cả các
dự án trong năm đó.
-Đối với một dự án,công ty cũng phải thiết lập kế hoạch thực hiện,bàn
giao.
7.Tình hình đầu tư cải tiến công nghệ:
Khoa học công nghệ có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản
phẩm. Khi công nghệ hiện đại được áp dụng năng suất lao động tăng lên, gía
thành sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng
được nâng cải tiến và từ đó công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình
trên thị trường.
Nhận thức một cách đầy đủ về sự phát triển của khoa học công nghệ hiện
nay và chu kỳ sống của công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả
năng cạnh tranh với hàng trong nước cũng như hàng ngoại nhập bằng nguồn vốn
hạn chế nên trong quá trình đầu tư không chỉ bằng con đường nhập khẩu các máy
móc thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh mà cần cải tạo nâng
cấp máy móc thiết bị mà vẫn đáp ứng nhu cầu trên. Với lợi thế sẵn có ở đội ngũ
lao động kỹ thuật công ty trong thời gian qua đã cố gắng nỗ lực tận dụng chất
xám tranh thủ nghiên cứu khoa học công nghệ để cải tạo công nghệ. Mặt khác,
không chỉ nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mà còn tiết
kiệm hàng tỷ đồng cho Nhà nước, giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư.
Bảng 12:Kết quả hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật từ 2000-2008
Năm Số sáng kiến
kỹ thuật
Giá trị làm lợi Số lượt người tham gia
2000 54 1354 171
2001 39 1286,96 148
2002 39 1492,82 147
2003 60 6384,204 281
2004 82 2682,842 293
2005 88 2386,125 396
2006 93 2875,862 448
2007 64 6289 502
2008 80 4329,182 542
2009 92 5203 598
(Nguồn:Phòng kế toán công ty)
Qua bảng trên ta thấy số lượt người tham gia đóng góp sáng kiến cải tạo
kỹ thuật ngày càng cao lên là do trình độ công nhân viên ngày càng được nâng
cao.tuy nhiên giá trị làm lợi từ các sáng kiến không theo xu hướng nhất định.Giá
trị làm lợi từ caỉ tiến cao nhất là năm2003,rồi đến năm 2007.
Dây chuyền số 1 của công ty đã rất lâu năm theo công nghệ Liên Xô vì
vậy đã rất cũ kĩ,lạc hậu .Nhà máy đã triển khai và xây dựng thành công dây
chuyền số 2 với công nghệ Nhật Bản hiện đại.
8.Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ:
Những năm gần đây sản phẩm xi măng của công ty bị cạnh tranh gay gắt
bởi rất nhiều công ty trong nước,ngay trong khu vực lân cận rất nhiều công ty xi
măng như:xi măng Nghi Sơn,xi măng Bút Sơn,xi măng Phú Sơn ở Thanh Hóa,Xi
măng Tam Điệp –Ninh Bình....
Trong thời gian gần đây, công ty đã bỏ nhiều vốn nhằm phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng (báo chí, truyền hình, truyền thanh…), thực hiện các hoạt động xúc
tiến yểm trợ bán hàng và đầu tư cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường.
Công ty rất lớn các chi phí trong khâu lưu thông, bán hàng; không phát
sinh công nợ, tăng khả năng thanh toán tài chính củaa Công ty, nâng cao hiệu quả
kinh tế,Nhưng trong năm 2009 công tác tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó
khăn..Sản lượng xi măng chủ yếu được bán tại địa bàn miền trung và một phần ở
miền Bắc(như Nam Định).Các địa bàn còn lại ,sản lượng tiêu thụ đạt thấp không
ổn định.
Bảng 13:Kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2009
Đơnvị:Tấn
KH TH KH Cùng kì
Tổng cộng A+B 2850000 2990242 2636350 104.4 113.4
A Xi Măng 2850000 2974456 2565136 104.4 116
I Các đơn vị trong Vicem 365000 257572 256511 70.4 100.4
1 Cty CP TM xi măng 100000 39561 49097 70.6 80.6
2 Cty XMVLXD&XL Đà Nẵng 140000 45052 75884 39.6 59.4
3 Cty CP thạch cao xi măng 125000 93612 64697 32.2 144.7
4 Cty CP xi măng Bút Sơn 20988 74.9 -
5 Cty CPXM Hải Vân 48950 45845 106.8
6 XN XM Quảng Bình 30397
II Bán khác và xuất khẩu 35000 17141 81756 49 21
1 Bán khác 30000 15076 79788 50.3 18.9
2 Xuất khẩu 5000 2065 1968 41.3 104.9
III Địa bàn Miền Bắc 815000 805309 803650 98.8 100.2
1 Nam Định + Ninh Bình 400000 452179 411327 113 109.9
2 Hà Nội 330000 299608 329851 90.8 90.8
3 Hòa Bình 50000 2281 37905 4.6 6
4 Sơn La 20000 39523 18743 197.6 210.9
5 Lào Cai+ Yên Bái 5000 6817 4992 136.3 136.6
6 Lai Châu +Điện Biên 5000 2148 832 43 258.2
7 Bắc Kạn +Cao Bằng 5000 2753
IV Địa bàn Miền Trung 1635000 1894434 1423219 115.9 133.1
%So sánh
STT Địa bàn tiêu thụ
Năm 2009
TH năm 2008
(nguồn:trung tâm GD tiêu thụ)
Qua bảng trên ta thấy do thị trường xi măng biến động lớn mức sản xuất
trong phạm vi toàn quốc tăng lên rất nhanh do đã có nhiều nhầ máy lớn đi vào
hoạt động và sản xuất ổn định.Thị trường tiêu thụ của công ty qua các năm tương
đối ổn định do công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong nhiều năm.
Công ty có trụ sở tại Lào,theo báo cáo tổng kết của chi nhánh này cho biết
tình hình buôn lậu xi măng qua biên giới 2 nước theo đường tiểu ngạch xuất hiện
ngày càng nhiều,làm cho đường xuất khẩu xi măng qua đường mậu dịch ngày
càng khó khăn hơn.Hiện tại có 3 loại hình xuất khẩu xi măng cùng tồn tại (1)
Xuất khẩu xi măng trực tiếp theo hệ thống mậu dịch(Công ty Bỉm Sơn)
(2)Xuất khẩu xi măng qua nhà phân phối (Xi măng Hoàng Mai,Duyên
Hà,VLXD Bỉm Sơn)
(3)Xuất khẩu xi măng theo đường tiểu ngạch do một số tư thương 2 nước
liên kết với nhau.
Vì vậy đã xẩy ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các loại hình xuất
khẩu,gây nên sự lộn xộn và thao túng thị trường.
Kết quả xuất khẩu năm 2009 được 2.055 tấn.Trong đó:
-Công ty Sầm Nưa TMXNK :1.320 tấn
-Công ty Trường Sinh :180 tấn
-Công ty phát triển kinh tế miền núi :555 tấn.
Tổng doanh thu thu được là:114.840 USD.
III.Đánh giá chung về tình hình hoạt động đầu tư của công ty:
1.Những mặt đạt được:
Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã đạt
được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm
hàng năm đều tăng. Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của công ty
nên hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả nhanh.
Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất,
trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn
nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay
nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm được công ty sản
xuất ra với chất lượng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm
hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời công ty cũng luôn chú
trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này
ngày càng tăng, nhãn hiệu công ty xi măng Bỉm Sơn đã dần có uy tín trong lòng
mọi người. Vơí khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua, trong
tương lai khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là tương đối
có lợi. Đặc biệt đối với sản phẩm mũi nhọn như xi măng được chú trọng để nâng
cao chất lượng. Để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương
lai đòi hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó đặc biệt chú trọng đến
công tác Marketing.
Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng với
đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo. Với năng lực phục vụ tăng thêm
do hoạt động đầu tư mang lại, công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Qua việc ngiên cứu các hoạt động liên quan đến đầu tư ta có thể thấy công
ty đang ngày càng phát triển.Công ty luôn chú trọng đầu tư cả chiều rộng và
chiều sâu để mở rộng sản xuất và hiệu qur trong đầu tư..Năm 2009 công ty đã
trích lập 10% lợi nhuận làm quỹ đầu tư lag rất lớn.Tổng giá trị tài sản cố định
,tổng nguồn vốn cả 3 năm gần đây đều có xu hướng tăng lên.Công ty cũng đã chú
trọng tới đội ngũ lao động,các quỹ khuyến khích như quỹ tiền lương,quỹ khen
thưởng đều tăng lên.Số công nhân trình độ cao tăng lên cho thấy công ty đã chú
trọng nâng cao trình độ công nhân viên nhằm đổi mới công nghệ tăng năng suất
lao động.
Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành xi măng,
với bề dầy hoạt động 25 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản
phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã
được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy.
2.Những hạn chế còn tồn tại:
-Trước hết là bộ máy của công ty cồng kềnh :Chia thành 6 xưởng thuộc
khố sản xuất chính,5 xưởng thuộc khối sản xuất phụ,khối tiêu thụ gồm 6 văn
phòng đại diện và 1 trung tâm tiêu thụ,ngoài ra bộ máy quản lý gồm rất nhiều
phòng ban.Bộ máy quản lý cồng kềnh như vậy kéo theo chi phí gián tiếp để bộ
máy hoạt động rất cao tăng thêm chi phí sản xuất.
-Công nghệ sản xuất vẫn còn rất lạc hậu:Dây chuyền sản xuất số 1 theo
phương pháp ướt được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976 do đặc thù
công nghệ lạc hậuhay bị hư hoảng nặng.Do đó chi phí sửa chữa cao,tốn nhiều
nhân công,tiêu hao nhiều năng lượng là năng suất sản xuất giảm xuống.
Là một công ty thuộc tổng công ty XM Việt Nam vì vậy hầu hết các quyết
định đầu tư trước khi được quyết định cần được tổng công ty thông qua nên
nhiều khi quyết định không được kịp thời,bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Thị trường đầu tư xuất khẩu của công ty còn nhiều yếu kém,nguyên nhân
do cả chủ quan và khách quan.(1)Do cơ chế xuất khẩu chưa linh hoạt,như quy
định việc thanh toán tiền trước lúc lấy hàng.(2)Do giá cả xuất khẩu phụ thuộc
vào sự lên xuống của đồng đo la nên nên việc điều chỉnh không kịp thời theo sự
tăng đột biến của đồng đô la.(3)Do bên đối tác .Ví dụ như bên Lào:Không nhất
quán về mạt chủ trương từ phía nhà nước tới các ban ngành.(4)Do mức thuế nhập
khẩu cao và nhiều đơn vị xi măng mong muốn cạnh tranh trong xuất khẩu để mở
rộng thị trường.
-Công ty bị hạn chế về nguồn vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị
còn chắp vá chưa được đồng bộ hết.Trong khi đó vướng mắc lớn nhất của công
ty hiện nay là vấn đề công nghệ và thiết bị sản xuất.Máy móc ldf 1 và lò 2 hoạt
động dã lâu năm đã trở nên cũ kỹ,hư hỏng nhiều.
-Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng phát triển ,trình
độ của cán bộ cũng như của công nhân đã được nâng lên nhưng so với nhu cầu
phát triển của khoa học kỹ thuật thì chưa đáp ứng được nhu cầu.Hiện nay số cán
bộ có trình độ đại học và trên đại học là 326 người chiếm khoảng 13%,số công
nhân chỉ qua lớp học nghề và chưa qua đào tạo chiếm rất lớn.Đây là tỉ lệ thấp vì
vậy việc tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại còn nhiều hạn
chế.Hầu hết cán bộ quản lý về đầu tư đều đã lớn tuổi chỉ có kinh nghiệm trong
sản xuất kinh doanh là nhiều.Trong thời gian tới công ty cần tuyển thêm và đào
tạo những công nhân ,kỹ sư giỏi làm nòng cốt để nâng cao trình độ cho toàn thể
cán bộ công nhân viên.
Phần III:Phương hướng phát triển và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư của công ty
I.Kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2010:
1.Sản xuất,tiêu thụ và tài chính:
Bảng 14 :Các chỉ tiêu sản xuất,tiêu thụ và tài chính.
tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng
* Sản xuất
1 Clinker Tấn 128000 143000 153000 424000 1680000
Lò 1 Tấn 37000 45000 48000 130000 530000
Lò 2 Tấn 91000 98000 105000 294000 1150000
Lò 3 Tấn 1300000
2 Xi măng bột Tấn 256000 171000 283000 710000 2900000
3 XM bao Bỉm Sơn Tấn 244000 169500 275500 689000 3300000
4 XM gia công Tấn 39000 23000 41000 103000 450000
+Trong Vicem Tấn 25000 17500 30500 73000 270000
+Khác Tấn 14000 5500 10500 30000 180000
* TSP tiêu thụ Tấn 289000 194000 324000 807000 3500000
1 XM Bỉm Sơn Tấn 250000 171000 283000 704000 2850000
2 XM gia công 39000 23000 41000 103000 450000
3 Clinker Tấn 200000
* Mua bán Tấn
Clinker Tấn 70000 20000 40000 130000 50000
XM bột Tấn
* Tài chính
Doanh thu tỷ đồng 662.63 2671.41
Nộp ngân sách tỷ đồng 25 104.47
Lợi nhuận tỷ đồng 71.4 252.7
STT
Mục tiêu quý I/2010
KH năm 2010Đv Chỉ tiêu
(nguồn:phòng Kinh tế Kế Hoạch )
Tiếp tục đẩy mạnh SXKD với mục tiêu “sản xuất tối đa,tiêu thụ tối đa”
phấn đấu tăng trưởng tiêu thụ khoảng gần 10% năm để chuẩn bị thị trường cho
dây chuyền xi măng mới 2 triệu tấn/năm;nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh,đảm bảo thu nhập,việc làm cho người lao động;trả cổ tức cho cổ đông theo
phương án đã thông qua và làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Từng bước giảm dần về số lượng,nâng dần về chất lượng lao động.
2.Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD dự án dây chuyền mới 2 triệu
tấn/năm:
*Giá trị khối lượng đầu tư 2010: 299968 triệu đồng
Trong đó: -Xây dựng :109116 triệu đồng
-Thiết bị :19658 triệu đồng
-Chi phí khác :171194 triệu đồng.
*Mục tiêu chính:
-Đưa dây chuyền mới vào vận hành sản xuất.
-Hoàn chỉnh hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng để tổ chức bàn
giao toàn bộ dây chuyền vào sử dụng trong tháng 6/2010.
-Hoàn thành quyết toán ,kiểm toán các gói thầu và quyết toán vốn đầu tư
xây dựng dự án.
3.Tiêu thụ
Bảng 15:Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2010
Đơn vị:Tấn
Diễn giải Tổng số
Xi Măng
Clinker Bỉm Sơn Gia công
Tổng năm 3500000 2850000 450000 200000
Quý I 807000 708000 99000 -
Tháng 1 289000 254000 35000 0
Tháng 2 194000 171000 23000 0
Tháng 3 324000 283000 41000 0
Quý II 936000 749000 137000 50000
Tháng 4 335000 273000 46000 16000
Tháng 5 309000 244000 48000 17000
Tháng 6 292000 232000 43000 17000
6 tháng đầu năm 1743000 1457000 263000 50000
Quý III 778000 613000 85000 80000
Tháng 7 267000 209000 32000 26000
Tháng 8 251000 201000 23000 27000
Tháng 9 260000 203000 30000 27000
Quý IV 979000 780000 129000 70000
Tháng 10 290000 230000 37000 23000
Tháng 11 335000 268000 44000 23000
Tháng 12 354000 282000 48000 24000
6 tháng cuối năm 1757000 1393000 214000 150000
(Nguồn:Trung tâm GD tiêu thụ)
II.Những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải:
1. Những thuận lợi
- Nhà máy sản xuất xi măng nằm tài khu nguyên liệu (đá vôi và đá sét )
với trữ lượng lớn. Chính vì vậy việc vận chuyển nguyên liệu là một lợi thế đối
với công ty, điều đó cho phép giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu dẫn đến
hạ giá thành sản phẩm.
- Nhà máy xi măng nằm gần đường quốc lộ 1A (cách khoảng 3km ) như
vậy vấn đề giao thông đối với công ty trở nên dễ dàng hơn, việc vận chuỷên sản
phẩm đi tiêu thụ ở các địa bàn là rất thuận lợi. Đây chính là điều kiện giúp công
ty mở rộng thị trường tiêu thụ .
- Thời kỳ vừa qua Công ty là doanh nghiệp nhà nước duy nhất sản xuất xi
măng ở miềm Trung cộng với sản phẩm có chất lượng tốt tạo được uy tín với
khách hàngnên công ty đã có được một thị trương truyền thống. Công ty có một
ưu thế trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
2. Những khó khăn
- Do máy móc thiết bị công nghệ của công ty là do Liên Sô cung cấp, trải
qua 20 năm hoạt động đã hao mòn nhiều và trở nên lạc hậu. Nhiều loại thiết bị đã
ở tình trạng hư hỏng , đồng thừi mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, năng lượng cao
cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Đây chính là một khó khăn
cơ bản đối với công ty Xi măng Bỉm Sơn trong việc sản xuất và cạnh tranh trên
thị trường .
- Hiện nay càng ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất xi măng được xây
dựng trên phạm vi cả nước với những dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiền. Do
vậy công ty xi măng Bỉm sơn phải đối phó với một áp lực cạnh tranh lớn.
- Nhìn tổng thể thì quan hệ cung cầu xi măng của cả nước đã tương đối
cân bằng, những cục bộ từng khu vục thì vẫn có những thị trường bị mất cân đối.
Vì vậy trên địa bàn sẩy ra tình trạng cạnh tranh quyết liệt dẫn đến giá bán giảm .
Trên đây là những điều kiện thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty.
III.Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và định hướng đề ra:
1.Củng cố bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ và hiệu quả:
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một công ty lớn ,do đó có bộ máy
quản lý cồng kềnh.Công ty đã rất nhiều lần củng cố lại bộ máy sao cho phù
hợp.Khi bộ máy quản lý cồng kềnh thì chi phí đảm bảo bộ máy hoạt động rất cao
sẽ mất một khoản chi phí rất lớn.
Các biện pháp cụ thể như sau:
- Trước hết cần củng cố trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên văn
phòng cũng như tay nghề của công nhân.
- Do đặc thù của công việc là sản xuất nên công ty cần phải phát triển
đội ngũ kỹ sư quản lý máy móc ,thiết bị.
- Đưa ra các kế hoạch khuyến khích nhân viên sáng tạo nhằm tận dụng
tối đa trí tuệ và và khả năng sáng tạo của người lao động thì việc sử dụng cũng
như việc bố trí công việc một cách có hiệu quả là một việc làm cần thiết.
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty và góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cần tiếp tục chấn chỉnh,sắp xếp lại tổ chức lao động của
một số dơn vị,từng bước giảm dần sơ lượng lao động.Tập trung đào tạo lực lượng
cho dây chuyền xi măng mới 2 triệu tấn/năm.Động viên cán bộ công nhân viên
tích cực học tập để nâng cao trình độ và hiệu quả công tác.
- Tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua cụm,thi đua quý,phong trào
VHVN-TDTT,thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc.
- Để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với từng cán bộ công nhân viên
,công ty cần để ra cơ chế khen thưởng,kỷ luật hợp lý,rõ ràng.Từ đó sẽ tạo tính kỷ
luật trong lao động,tạo tác phong làm việc công nghiệp và hiệu quả.
2.Cải tiến công nghệ
-Tập trung chỉ đạo điều hành và vận hành để 2 lò nung hoạt động dài ngày
ổn định với năng suất cao duy trì năng suất hợp lý cho từng thiết bị để cả năm đạt
sản lượng cao. Trong đó chú trọng việc vận hành tốt dây chuyền lò nung số
2,kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ và các thông số vận hành nhằm phấn
đấu nâng cao sản lượng và chất lượng nung luyện clinker sản xuất trên cơ sở đảm
bảo mác xi măng ổn định để tăng tỉ lệ pha phụ gia giảm giá thành sản phẩm.
-Triển khai công tác sửa chữa các thiết bị công nghệ theo lịch sửa chữa
đảm bảo tiến độ,chất lượng và an toàn.Củng cố ,tăng cường và nâng cao chất
lượng sửa chữa các thiết bị chính nhằm duy trì hoạt động ổn định,dài ngày,năng
suất cao.Các phòng kỹ thuật chuyên ngành,các xưởng sản xuất phải kiểm soát
chặt chẽ quá trình suqar chữa và vận hành thiết bị,tập trung phối hợp và chỉ đạo
từ khâu khảo sát,lựa chọn phương án sửa chữa,giám sát thi công đảm bảo chất
lượng,an toàn,duy trì máy móc thiết bị chạy ổn định đạt và vượt công suất thiết
kế.
-Tăng cường các biện pháp quản lý trên mọi lĩnh vực nhằm tiết kiệm các
loại chi phí ,đặc biệt là chi phí điện ,than,xăng dầu,chi phí sửa chữa...Với mục
tiêu phát huy dân chủ,huy động cao các nguồn lực ,tăng cường kỷ cương nề nếp
,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo lợi nhuận đề ra.
Mặc dù trong những năm qua công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn đã đầu tư
thay thế khá nhiều các máy móc,thiết bị cũ kỹ và lạc hậu nhưng thực trạng hiện
nay máy móc thiết bị vẫn trong tình trạng lạc hậu,thiếu đồng bộ.Để khắc phục
tình trạng này công ty công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên
cứu khoa học công nghệ,áp dụng những tiến bộ khoa học để cải tạo,nâng cấp
máy móc thiết bị,dây chuyền sản xuất.Bên cạnh đó việc tích cực thực hiện công
tác nghiên cứu khoa học công nghệ còn giúp công ty tránh được sai lầm khi nhập
máy móc thiết bị.Do đó công ty cần thường xuyên thu hút những kỹ sư,cán bộ
khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao đáp ứng công tác nghiên cứu.
3.Một số giải pháp về vốn
-Để tránh tình trạng ứ đọng ,lãng phí vốn sản xuất kinh doanh ,công ty cần
kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư vào tài sản cố định ,chỉ nên đầu tư vào những tài
sản cố định thật cần thiết.
Công ty cần cân đối và sử dụng mọi nguồn vốn hiện có phục vụ cho hoạt
động kinh doanh sao cho tiết kiệm hợp lý,hạn chế việc vay vốn quá nhiều từ bên
ngoài.
3.1 Về vấn đề huy động vốn
Trước bối cảnh của cơ chế thị trường, công ty không thể trông chờ vào
nguồn vốn từ ngân sách cấp mà trước hết công ty cần khơi thông những nguồn
vốn mà công ty có ưu thế. Tiếp tục áp dụng mức lãi suất hợp lý để huy động
nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhận viên trong công ty, mặc dù đây không
phải là nguồn vốn lớn nhưng nó mang tính quan trọng trong hoàn cảnh thiếu vốn
này còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem xét cơ cấu nguồn vốn đầu tư của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn,
thì nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chính chiếm tỷ trọng cao. Từ
lý dó đó, công ty cần phải thực hiện đúng các cam kết với các ngân hàng Thương
Mại để không ngừng gia tăng uy tín của công ty. Mối quan hệ này sẽ là cơ sở tích
cực để huy động vốn cho các dự án đầu tư sau này.
Những máy móc thiết bị không sử dụng hoặc đã quá lỗi thời công ty có
thể tiến hành thanh lý rứt điểm bổ sung cho nguồn vốn hạn chế của mình. Trong
quá trình sản xuất nếu xảy ra trường hợp thiếu vốn tạm thời công ty có thể bổ
sung nhanh bằng cách thuê tài chính của các công ty, doanh nghiệp khác.
3.2 Về vấn đề sử dụng vốn
- Hoạt động đầu tư để sử dụng vốn có hiệu quả thì mỗi dự án trước khi lập
phải phân tích và tính toán đầy đủ về nhu cầu thị trường cũng như các khía cạnh
khác về kỹ thuật công nghệ để xác định đúng tổng vốn đầu tư tại thời điểm xây
dựng. Các dự án nhất định đúng tổng vốn đầu tư tại thời điểm xây dựng. Các dự
án nhất thiết phải do cơ quan đủ tư cách pháp nhân hành nghề lập theo đúng quy
định của pháp luật. Dự án đầu tư được lập và thẩm định có chất lượng là yếu tố
cơ bản quyết định hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.
- Thực hiện một cách nghiêm túc việc tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí
vốn đầu tư. Các công đoạn đầu tư đều phải có kế hoạch, dự toán cụ thể. Trong
hoạt động đấu thầu XDCB cần áp dụng rộng rãi. Cần phải qui định rõ ràng về
quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên tham gia công tác đầu tư
(kể cả trách nhiệm về kinh tế trước pháp luật). Đồng thời ban hành những qui
định về mức thưởng thoả đáng cho các cán bộ công nhân viên có những sáng
kiến, cải tiến giúp tiết kiệm được vốn đầu tư.
- Tất cả các dự án phải được cân đối đủ vốn trước khi các công trình được
khởi công. Đồng thời việc bố trí vốn cho các công trình phải đảm bảo theo đúng
tiến độ. Đặc biệt phải ưu tiên tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, cấp
bách để sớm đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả như mong muốn, không để kéo
dài sang các quý khác như năm trước làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch
trong năm. Tuyệt đối không nên bố trí dàn trải, nhỏ giọt so với tiến độ thực hiện
của dự án để ảnh hưởng tới quá trình thực hiện dự án(thi công công trình mua
sắm thiết bị…) bị kéo dài, gây ứ đọng vốn đầu tư XDCB hiệu quả đầu tư thấp.
- Về việc sử dụng vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động phụ thuộc
nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động.
Chính vì vậy, công ty cần phải xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết từng giai
đoạn sản xuất, có như vậy, hoạt động hoạt động sản xuất mới có hiệu quả cao.
Mặt khác, trong quá trình huy động các nguồn vốn lưu động, công ty cần xem xét
tính tương thích các nguồn vốn về mục đích sản xuất, thời gian, địa điểm và
phương thức thanh toán.
4.Đầu tư cho nguồn nhân lực
Đối với đội ngũ công nhân ,cần phải thường xuyên tổ chức các lớp học bồi
dưỡng nâng cao tay nghề giúp họ có những hiểu biết cần thiết đối với các máy
móc thiết bị mà họ đang sử dụng và các máy móc thiết bị hiện đại mới được đầu
tư.Chỉ có như vậy máy móc thiết bị mới được sử dụng một cách triệt để nhấtKhai
thác được những lợi ích tối đa từ máy móc này mang lại.Qua đó nâng cao được
hiệu quả đầu tư,sản xuất kinh doanh tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm.
Công ty cần phải tổ chức cho những cán bộ khoa học kỹ thuật ,công nhân
giỏi đi tham quan học tập thực tế tại các nước công nghiệp phát triển để trực tiếp
nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất áp dụng ngay vào thực tế của
công ty mình.
Ngoaì ra ,các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản
phẩm,cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng để thu hút được các cán bộ kỹ thuật
giỏi.Sự có mặt thường trực của cán bộ kỹ thuật giỏi sẽ giúp các máy móc thiết bị
hoạt động ổn định và chính họ sẽ là người có những ý kiến hợp lý nhất cho việc
xác định các công đoạn cần được đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm
của công ty.
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh :
- Tiết kiệm mọi mặt sản xuất và tiêu thụ, đẩy mạnh công tác hạch toán
kinh tế nội bộ, đâylà một nội dung quan trong trong quyết định hiệu quả SXKD
của Công ty. cho nên phải tập trung chỉ đạo phấn đấu giảm mức tiêu hao vật tư,
nguyên liệu từ đó giảm giá thành sản xuất.
- Nâng cao công suất máy móc thiết bị, kéo dài thời gian chay thiết bị,
giảm thời gian ngừng máy. Từ đó đối với các chi phí bất biến như khấu hao
TSCĐ , chi phí sửa chữa lớn và chi phí chung khác trên một đơn vị sản phẩm sẽ
giảm xuống làm giảm giá thành đơn vị sản xuất .
- Quan tâm đặc biệt công tác pha phụ gia , quản lý tốt chất lượng sản
phẩm. Đảm bảo đúng trọng lượng , cần coi trọng hình thức và chất lượng bao bì,
nhằm hợp thị hiếu và tiện lợi cho người tiêu dùng để nâng cao uy tín của sản
phẩm trên thị trường.
- Định hướng chiến lược cho từng địa bàn, xác định các địa bàn trọng yếu,
địa bàn tương lai. Từ đó căn cứ vào khả năng sản xuất của từng giai đoạn để áp
dung các chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại địa bàn mà vẫn giữ vững
và mở rông được thị trường.
- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên quản lý cũng như
công nhân kỷ thuật để đqảm bảo có một trình độ đáp ứng được yêu cầu sản xuất
kinh doanh tronh những năm mới
6.Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường hoạt động
Marketing:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất đa dạng và phòng phú.trên
mỗi thị trường nhu cầu về sản phẩm khác nhau.Mặc dù nhu cầu xi măng vẫn
tương đối cao ,nhưng nguồn cung ra thi trường tăng lên rất nhiều,đặc biệt là thị
trường truyền thống của xi măng Bỉm Sơn,vì vậy thời gian tới xi măng Bỉm Sơn
sẽ rất khó khăn,do sức ép cạnh tranh đối với xi măng Bỉm Sơn đã vào giai đoạn
quyết liệt đối với các loại xi măng khác trên tất cả các địa bàn.Cụ thể:+Khu vực
bình-Trị-Thiên đến Khánh Hòa và Tây Nguyên là khu vực rất quan trọng,là thị
trường tiềm năng trong những năm tới,tuy Công ty đã mở ở mỗi tỉnh một nhà
phân phối.Đây là khu vực cạnh tranh gây gắt của nhiều loại xi măng,trong đó xi
măng Bỉm Sơn ngày càng bị thu hẹp bởi các chính sách về giá và lợi thế vận
chuyển.
+Những thị trường truyền thống :Do xi măng Bỉm Sơn chủ yếu là tiêu
dùng dân cư là chính,khách hàng ở những thị trường này rất tin tưởng vào sản
phẩm của công ty,sản lượng tiêu thụ ở khu vực này tương đối ổn định và có xu
hướng tăng.
+Địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Sông Hồng như :yên Bái,Lào
cai,Bắc Kạn xi măng Bỉm Sơn không thể cạnh tranh tiêu thụ được,do Công ty
phải cạnh tranh nhiều loại XM có giá bán rất thấp như:xi măng Duyên
Hà,Vinakansai,Hoàng Thạch,Chinh Fong,Hải Phòng và Phúc sơn.
Vì vậy công ty cần đặt ra chính sách hợp lý để có thể mở rộng thị trường.
Biện pháp cụ thể :
6.1.Nghiên cứu thi trường:
Trong công tác tiêu thụ sản phẩm ,nghiên cứu thi trường đóng vai trò quan
trọng.Nó là cơ sở cho việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.Xuất phát từ tầm
quan trọng của vấn đề nghiên cứu thị trường,công ty cần quan tâm thực hiện đầu
tư cho lĩnh vực này để qua đó nhận được các dòng thông tin chính xác về thói
quen,nhu cầu,sở thích,thị hiếu của người tiêu dùng tại những thị trường khác
nhau.Ngoài ra công ty sẽ tìm ra những ưu thế và hạn chế của đối thủ cạnh
tranh,phân tích toàn diện chiến lược kinh doanh của đối thủ.Từ đó công ty có thể
phân tích đề ra những quyết sách và tìm ra được những cơ hội kinh doanh thích
hợp với công ty mình.
+Khu Vực Bình Trị Thiên thương hiệu xi măng Bỉm Sơn rất lớn ,trong khi
đó Công ty CP KD thạch cao xi măng là phân phối chính nhưng công tác bán
hàng yếu.Do đó công ty cần có kế hoạch gia công trên địa bàn này là 200000
tấn/năm.
+Khu vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên là địa bàn
tiềm năng của xi măng trong tương lai,hiện nay công ty tiêu thụ còn lệ thuộc vào
công ty cổ phần xi măng Hải vân và công ty CP XM VLXD & XL Đà nẵng.Do
đó công ty cần có chính sách chủ động nguồn cung Clinker để đảm bảo gia công
tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn tại Hải Vân và Hòn Khói là trên 300000 tấn/năm.
+Đối với thị trường truyền thồgs công ty cần có chính sách hợp lý ,duy trì
mức khuyến mại năm nhằm giữ thị trường .
+Thị trường tiêu thụ XM rời phải có chính sách như xi măng Tam Điệp,xi
măng Bút Sơn và xi măng Hoàng Mai.
6.2.Về chính sách giá và khuyến mại:
Cùng với những yếu tố kỹ thuật thì giá cả là một yếu tố quan trọng để
khách hàng quyết định mua hay không mua sản phẩm.Chính sách giá là một loạt
những quyết định về mức giá được ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra trên cơ sở
phân tích kỹ tình hình chi phí ,tình hình thị trường.Những quyết định này được
xác lập để đạt được mục tiêu đã định về khối lượng bán và lợi nhuận.Việc xác
lập một chính sách giá đúng đắn và phương pháp xử lý giá linh hoạt là điều kiện
để dẫn đến thành công,là vũ khí lợi hại để thu hút khách hàng.
+Về giá bán:Được xây dựng trên nguyên tắc bám sát giá thi trường từng
thời điểm,ổn định và thực hiện theo lộ trình giá của tổng công ty.
+Về khuyến mại:Xem xét từ việc xây dựng giá để ban hành khuyến mại
nhằm đảm bảo nguyên tắc:Khuyến mại đảm bảo khuyến khích tiêu thụ được khi
khó khăn hoặc việc khuyến mại đạt mục tiêu giữ và mở rộng được thị
trường.Thực hiện khuyến mại tháng và khuyến mại năm theo khung sản lượng
cho từng thị trường nhằm đảm bảo vừa kích thích bán được hàng nhưng vừa đảm
bảo được lợi của các nhà đại lý.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.Bằng những
kiến thức đã được học về công tác đầu tư ở trường đại hoạc Kinh tế Quốc dân sau
khi tiếp xúc với công tác quản lý và lập kế hoạch của công ty,được sự tận tình
giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và các cô chú trong phòng kinh tế kế hoạch,
em xin được hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.Trong quá trình
thực tập nhờ được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn,các cô
chú và các anh chị trong phòng kinh tế kế hoạch,phòng tổ chức lao động và các
phòng ban khác em đã được tiếp xúc với thực tế và có số liệu để hỗ trợ hoàn
thành báo cáo này.Từ đó em đã được mở rộng thêm các kiến thức thực tế bổ sung
vào vốn kiến thức đã được đào tạo tại trường đại học.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Phần một:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN........ 3
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn .............................................................................................................................. 3
1.Tên và địa chỉ giao dịch của công ty: .............................................................. 3
2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: ........................................... 4
3) Chức năng và nhiệm vụ của công ty xi măng bỉm sơn ................................ 7
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn .............................................................................................................................. 7
1. Sản phẩm sản xuất ........................................................................................... 7
2. Nguyên vật liệu ................................................................................................. 8
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn .................................................................................................................. 9
3.1. Khối sản xuất chính ................................................................................... 9
3.2. Khối sản xuất phụ....................................................................................... 9
3.3 Khối tiêu thụ : ............................................................................................ 10
3. 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: ....................................................... 10
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ....................................................... 14
4.1. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt ( dây chuyền số I) ........... 14
4.2. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II) ............... 15
III.Tình hình hoạt động của công ty năm 2009: ................................................ 15
1.Sản xuất ............................................................................................................ 16
2.Sản lượng sản xuất và mua ngoài năm 2009: .............................................. 16
3.Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2000-2009 ......................................... 17
Phần II:CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY .......................................................................................................... 18
I.Tình hình đầu tư phát triển của công ty .......................................................... 18
1.Đầu tư vào tài sản cố định: ............................................................................. 18
2.Đầu tư vào việc ra tăng nguồn nhân lực: ..................................................... 20
3.Vốn và nguồn vốn dầu tư: .............................................................................. 23
4.Công tác tổ chức đấu thầu .............................................................................. 25
5.Công tác thẩm định dự án đầu tư: ................................................................. 26
6.Tình hình tổ chưc quản lý đầu tư và kế hoạch hóa đầu tư : ...................... 27
6.1.Tình hình quản lý công tác đầu tư: .......................................................... 27
6.2.Công tác kế hoạch hóa đầu tư: ................................................................ 28
7.Tình hình đầu tư cải tiến công nghệ: ........................................................... 29
8.Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ: .................................... 30
III.Đánh giá chung về tình hình hoạt động đầu tư của công ty: ..................... 33
1.Những mặt đạt được: ...................................................................................... 33
2.Những hạn chế còn tồn tại: ............................................................................ 34
Phần III:Phương hướng phát triển và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư của công ty ............................................................................................... 35
I.Kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2010: ........................................ 36
1.Sản xuất,tiêu thụ và tài chính: ....................................................................... 36
2.Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD dự án dây chuyền mới 2 triệu
tấn/năm: ............................................................................................................... 37
3.Tiêu thụ ............................................................................................................. 37
II.Những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải: .................................... 38
1. Những thuận lợi ............................................................................................. 38
2. Những khó khăn ............................................................................................. 38
III.Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và định hướng đề ra: ........... 39
1.Củng cố bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ và hiệu quả: ............................ 39
2.Cải tiến công nghệ ........................................................................................... 40
3.Một số giải pháp về vốn ................................................................................... 41
3.1 Về vấn đề huy động vốn ............................................................................ 41
3.2 Về vấn đề sử dụng vốn .............................................................................. 41
4.Đầu tư cho nguồn nhân lực ...................................................................... 43
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh :........... 43
6.Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường hoạt động
Marketing:.................................................................................................... 44
6.1.Nghiên cứu thi trường: ............................................................................. 45
6.2.Về chính sách giá và khuyến mại: ............................................................ 45
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 703_871.pdf