Tiểu luận Phương pháp marketing rượu
Internet là mãnh đất rộng lớn và gần như không có ràocản
đáng kế, chính vị vậy đây là xu hướng được rất nhiều công
ty rượu sử dụng cho việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng.
Việc ra đời và phát triển của các siêu thị trực tuyến, shop
điện tử, công cụ rao vặt, diễn đàn đã trở thành một kênh
truyền thông hữu hiệu cho các sản phẩm rượu. Việc tiếp
cận với người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn. Và việc tìm
kiếm loại rượu yêu thích của khách hàng cũng trở nên dễ
dàng hơn. Internet đã trở thành công cụ giúp các thương
hiệu rượu trẻ trở nên dễ thở hơn.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương pháp marketing rượu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Tiểu luận
Phương pháp marketing rượu
Phương pháp marketing rượu
Bài toán marketing rượu được đa số dân marketer hết sức
quan tâm và dầy công nghiên cứu với mục đích tìm ra
phương thức marketing phù hợp, hiệu quả và lách luật êm
thấm…
Mình tham khảo và tổng hợp vài điểm nổi bật về Marketing
Rượu để các bạn mới bước chân vào nghề marketer có thể
hiểu thêm về marketing sản phẩm rượu và thu nhặt được
một số bài học và kinh nghiệm quý báu trong hành trang
theo đuổi nghiệp marketer đầy khó khăn nhưng rất thú vị
dành cho người sáng tạo và yêu thích mạo hiểm, chinh
phục.
1. Tổng quan về thị trường rượu:
Có thể ví thị trường rượu như một thị trường ngầm, những
cuộc chiến marketing không ồn ào như những cuộc chiến
trên “đại dương đỏ”, nhưng không có nghĩa là cuộc cạnh
tranh giữa các hãng rượu ít phần khốc liệt. Có thể liệt kê
một số cuộc cạnh tranh được xem là mặt trận chính trong
thị trường rượu như:
Rượu ngoại > < Rượu nội.
Rượu mạnh > < Rượu nhẹ.
Rượu chính hãng > < Rượu giả.
Thị trường rượu được khuấy động mạnh mẽ bởi cuộc chiến
thị phần và bành chướng của các thương hiệu ngoại với
tiềm lực tài chính lớn với lịch sự tồn tại, phát triển lâu năm
được những người tiêu dùng sành sỏi ưa chuộng như:
Hennessy, Chivas, Jonnie Walker, Remy... Các sản phẩm
rượu mạnh ~ 400 này đến Việt Nam đã mang trên mình
khoản thuế nhập khẩu 60%, thuế tiêu thu đặc biệt 75% và
thuế VAT 10%, nhưng khoản lợi tếch xù từ thị trường rượu
là độc lực mạnh mẽ để các đại gia rượu không ngừng vung
tiền cho những chương trình marketing lớn nhằm chiếm
lĩnh thị trường Việt Nam, thị trường tiềm năng với những
con người “say sưa" được đánh giá bậc nhất trên thế giới:
say hương vị rượu, say thương hiệu ngoại…
Đây cũng là khe hở để những chai rượu giả chết người xuất
hiện trên thị trường, nếu nói trên khía cạnh lợi nhuận thì có
thể nói sản xuất rượu giả không khác gì buôn bán ma túy.
Đây cũng là nguyên nhân ra đời những con người không
còn nhân tính với những chai rượu “ngoại” giết người.
Theo phòng thị trường Hà Nội thống kê thì một con số rợn
người đến 95% rượu ngoại trên thị trường là rượu giả hoặc
không có xuất xứ rõ dàng.
Nắm được tâm lý và xu hướng người tiêu ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến sức khỏe và xuất xứ của hàng hóa.
Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng sản
xuất rượu. Có rất nhiều bí quyết sản xuất rượu truyền thống
đang được lưu giữ nhưng có nguy cơ bị thất truyền. Cái mà
chúng ta thiếu đó là tính chuyên nghiệp, quy trình sản xuất
công nghiệp và yếu tố marketing.
Có thể điểm qua một số nhãn hiệu nội được đánh giá rất
cao về chất lượng, giá cả và mạng lưới phân phối như:
- Dòng rượu mơ như: Rượu Mơ Núi Tản, Rượu Mơ Yên
Tử…Dòng Rượu Mơ Núi Tản được đánh giá rất cao do sự
đặc biệt trong công nghệ lên men tự nhiên theo quy trình
công nghiệp hiện đại, cách thức đóng chai, và tác dụng đối
với sức khỏe của loại rượu nhẹ 190 Cồn này với vị thơm
nồng quả mơ pha với vị ngọt dịu của mật ong rừng, đây là
bài thuốc tốt cho sức khỏe với đầy đủ chứng nhận về
ATVSTP…
- Dòng rượu vang: nổi lên có Rượu Vang Đà Lạt, Rượu
Vang Thăng Long, Rượu Vang Mận Mộc Châu, Rượu Hoa
quả….Dòng rượu này giá thành rẻ hợp với túi tiền người
tiêu dùng.
- Dòng rượu quê như: Rượu Sim, Rượu Nếp cẩm….dòng
sản phẩm này phát triển manh mún và chủ yếu là đặc sản
quê nhà.
2. Một số đặc thù của marketing rượu:
Thông tư 43/2003/TT-BVHTT quy định chỉ cho phép
quảng cáo với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 15°. Còn
các loại rượu từ 15° trở lên chỉ được quảng cáo trong phạm
vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa
hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên
ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc
được, không nghe được, không thấy được Theo khuynh
hưởng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đa số các quốc gia,
trong đó có Việt Nam, đều siết chặt hoạt động quảng cáo
rượu, đặc biệt là với rượu mạnh. Một vài nước như Thái
Lan, Italia dự kiến cấm quảng cáo với các sản phẩm có cồn,
hoặc hạ thấp nồng độ cồn với sản phẩm cho phép quảng
cáo (dưới 12°).
Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên
rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc
thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below
the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường,
showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG…
Trong siêu thị, rượu cũng là gian hàng được o bế nhiều
nhất, được trưng bày sao cho đẹp mắt, sang trọng đế thu hút
người tiêu dùng. Đây là những chiến lược cơ bản và chủ
chốt để quảng bá sản phẩm của tất cả các nhãn rượu tại
Việt Nam.
3. Một số kinh nghiệm marketing hiệu quả:
- Tài trợ & tổ chức sự kiện:
Tuy bị cấm xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại
chúng, các nhãn hiệu rượu vẫn luôn có cách xuất hiện trên
các kênh truyền thông mà không hề vi phạm luật.nghi lễ
khui rượu là không thể thiếu.
Một cơ hội quảng bá hiếm có cho sản phẩm rượu khi được
xuất hiện trong một chương trình truyền hình trực tiếp.
Cách làm này được khơi mào bởi nhãn hiệu rượu nổi tiếng
bậc nhất thế giới H. khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vào
đầu những năm 50 của thế kỷ 20. Vào đúng sinh nhật lần
thứ 67 của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, hãng
rượu H. đã tặng ông chai rượu brandy ủ 67 năm, được
chuyên cơ chở thẳng từ Pháp sang Nhà Trắng. Hình ảnh
ngài tổng thống và chai rượu brandy là những thước phim
quảng cáo đắt giá vé nhãn rượu H. Ngày nay, trong hầu hết
các sự kiện khai trương, khánh thành lễ kỷ niệm, trình diễn
thời trang, giải đấu thể thao… rượu đều xuất hiện với tư
cách là một thức đồng chủ đạo nhằm tăng tính trang trọng
và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân và sự kiện. Vì luật
không đề cập đến các hoạt động này, nên chỉ cần nhiếp ảnh
gia có kỹ xảo là có thể chụp được những hình ảnh hiệu quả
có tiền cảnh là chai rượu, ly rượu hoặc nhãn hiệu nằm ở
góc bức hình để gây ấn tượng mạnh với người đọc...
Rượu hoàn toàn có thể trở thành nhà tài trợ chính cho nhiều
sự kiện văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa khác mà không hề bị
nhà chức trách “sờ gáy” như: hòa nhạc cổ điển, trình diễn
thời trang… Tiêu biểu nhất là giải golf nơi tập trung rất
nhiều khách hàng thân thiết và tiềm năng của các nhãn
rượu. Không một giải golf nào mà không có một nhãn
rượu, bên cạnh đó, các nhãn rượu cũng không quên điều
phối lực lượng nhân viên tiếp thị rất hấp dẫn, nhằm gây an
tượng mạnh nhất với khách hàng, phần lớn là các quý ông.
Xuất hiện trong các bộ phim là một cách quảng cáo rượu
không sợ bị nhà chức trách bắt bẻ. Hợp đồng tài trợ cho
phim ngoài những cảnh quay có thời gian xuất hiện sản
phẩm nhất định, nhãn hiệu rượu còn có thể xuất hiện đường
hoàng ở phần kết thúc cám ơn nhà tài trợ.
- Xây dựng đại sứ thương hiệu:
Paris Hilton quảng cáo rượu R.P hay nữ ca sĩ Lee Hyori
khoe thân hình gợi cảm quảng cáo cho rượu C.C của Hàn
Quốc chứng tỏ việc sử dụng các đại sứ sắc đẹp để quảng bá
rượu là cách rất phổ biến.
Tại Việt Nam, sử dụng người nổi tiếng để bảo chứng cho
thương hiệu rượu không được công khai như những ngành
hàng khác. Tuy không xuất hiện trên các phương tiện
truyền thông chính thống nhưng bằng các mạng xã hội,
diễn đàn, fan club và những sự kiện quan trọng, thương
hiệu rượu vẫn được quảng bá rộng rãi bên cạnh tên tuổi của
người nổi tiếng.
- Truyền thông e-marketing:
Internet là mãnh đất rộng lớn và gần như không có rào cản
đáng kế, chính vị vậy đây là xu hướng được rất nhiều công
ty rượu sử dụng cho việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng.
Việc ra đời và phát triển của các siêu thị trực tuyến, shop
điện tử, công cụ rao vặt, diễn đàn…đã trở thành một kênh
truyền thông hữu hiệu cho các sản phẩm rượu. Việc tiếp
cận với người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn. Và việc tìm
kiếm loại rượu yêu thích của khách hàng cũng trở nên dễ
dàng hơn. Internet đã trở thành công cụ giúp các thương
hiệu rượu trẻ trở nên dễ thở hơn.
Để các bạn có thể dễ hình dung tác dụng của to lớn của
internet. Tôi lấy ví dụ với thương hiệu Rượu Mơ Núi Tản
của công ty thực phẩm Sannamfood được phân phối trực
tiếp qua siêu thị trực tuyến Chắc
hẳn khi nhắc đến thương hiệu Rượu Mơ Nủi Tản nhiều bạn
không biết tới, thậm trí chưa nghe tên bao giờ. Nhưng đối
với những người hay dùng internet thì dễ dàng nhận thấy
đây là một thương hiệu Rượu nhẹ nổi tiếng và phổ biến,
chúng ta không khó để lấy được thông tin chi tiết và đầy đủ
về sản phẩm từ bài giới thiệu, những đoạn video, những
tấm ảnh về quy trình về sản phẩm… đều đó chứng tỏ e-
marketing đã mang lại kết quả rất tốt cho nhãn hiệu Rượu
Mơ Núi Tản với 190 Cồn.
Ta có thể dùng một số công cụ để kiểm tra tình trạng triển
khai e-marketing của công ty Senmart như
với hàng trăm tin rao vặt ở
các trang rao vặt lớn, hàng trăm bài trên các diễn đàn lớn,
hàng nghìn backlink liên kết, với chiến lược SEO đồng bộ
đã giúp cho thương hiệu Rượu Mơ Núi Tản sở hữu một vị
trí rất tốt trông các công cụ tìm kiếm. Bạn thử nhé: bạn vào
gõ từ “Rượu mơ” bạn sẽ thấy sức
mạnh của xu hướng E-Marketing đối với việc quảng cáo
sản phẩm rượu, sản phẩm rất khó trong việc tìm kiếm công
cụ quảng cáo phù hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_com456_3326.pdf