Vớ i những cảnh báo này, ý kiến ban đầu là hoàn toàn chính xác. Các nước
giàu nhất hàng năm tạo ra hơn 30.000 đô-la cho mỗi người trong khi các nước
nghèo là thấp hơn 1000 đô-la. Nếu các định chế, công nghệ, kỹ năng và vốn hiệu
quả được chuyển giao dù một phần cho các nước nghèo, nhiều người s ẽ có cuộc
sống tốt đẹp hơn. Thương mại tự nguyện mang lại sự giàu có cho cả phía xuất
khẩu lẫn bên nhập khẩu. NẾU vốn được sử dụng hiệu quả ở các nước nghèo, thì
các nhà đầu tư nước giàu có thể đạt suất sinh lợi cao hơn VÀ giúp đẩy mạnh tăng
trưởng ở các nước nghèo mà họ đầu tư vào.
Một số hình thức toàn cầu hóa đang diễn ra có thể là cần thiết. Với phương
tiện thông tin liên lạc rẻ hơn, đa số dân nghèo biết được người giàu sống ra sao.
Và họ sẽ không sống theo cách cũ một cách im lặng nữa. Đô thị hóa, di cư sang
nước giàu và những phản ứng khác đang diễn ra và sẽ tăng nhanh. Những chuyển
động này sẽ tạo ra căng thẳng và rắc rối, nhưng cũng cho thu nhập cao hơn, tuổi
thọ lâu hơn và giáo dục tiến bộ hơn. Sẽ có một kết quả tưởng thưởng xứng đáng
cho việc hành động để toàn cầu hóa thực hiện chức năng một cách hiệu quả./
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan điểm chống toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HCM
TIỂU LUẬN
Môn : Quản trị kinh tế quốc tế
Quan điểm chống toàn cầu hóa
NHÓM 4:
Nguyễn Tuấn Quang
Phan Thị sao Vi
Trương Thị Hồng Nguyệt
Trần Thị Ánh Nguyệt
Lê Thị Hiền
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
1
Chủ đề 4 : Quan điểm chống tòan cầu hóa
Các tổ chức quốc tế như WTO và IMF có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
các điều kiện cho mậu dịch tự do và nguồn lực tài chính để thúc đẩy toàn cầu hóa.
Những người ủng hộ các tổ chức này lập luận rằng toàn cầu hóa về phương diện
dài hạn sẽ làm gia tăng sự giàu có của các quốc gia nghèo hiện nay. Những người
phản đối cho rằng, những tổ chức này bị chi phối bởi các nước đã phát triển cho
nên toàn cầu hóa chỉ dẫn đến sự duy trì quyền lực chi phối về kinh tế và chính trị
của các nước đã phát triển. Anh/chị hãy phân tích những quan điểm ủng hộ và
phản bác và rút ra kết luận của mình.
2
MỤC LỤC
1. Giới thiệu sơ lược WTO, IMF
1.1 WTO
1.2 IMF
2. Khái niệm toàn cầu hóa
3. Lịch sử toàn cầu hóa
4. Phản ứng xung quanh toàn cầu hóa
4.1 Quan điểm ủng hộ
4.2. Quan điểm chống đối
5. Kết luận
6. Tài liệu tham khảo
3
1. Giới thiệu sơ lược WTO & IMF:
1.1 WTO (World Trade Organization)
WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01
tháng 01 năm 1995, hiện có trên 153 thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150).
Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT),
được 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa
các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nước thành viên.
1.1.1 Chức năng của WTO
WTO có những chức năng cơ bản sau đây:
Quản lý, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định
của WTO. WTO có cả một hệ thống hiệp định đa phương (bắt buộc) và hiệp
định nhiều bên (không bắt buộc) điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng
hoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp về đầu tư liên quan đến thương mại
và các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
Thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua các cuộc đàm phán đa phương về
tự do hoá thương mại. Năm 2001, vòng đàm phán đầu tiên của WTO được
phát động với tên gọi là Nghị trình Phát triển Đô-ha, hay Vòng Đô-ha. Vòng
đàm phán này cho tới nay vẫn chưa kết thúc.
Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các Thành viên theo các quy tắc, trình
tự, thủ tục do WTO quy định. Bảo đảm tuân thủ các luật lệ của WTO cũng
như sự bình đẳng giữa các thành viên.
Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua các chương
trình tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
1.1.2 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO:
Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối
xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành
viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy định
phải dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng
như dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước.
4
WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhưng phải theo đúng
quy định của WTO.
Nguyên tắc thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông
qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia:
Bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các
hành vi gây lệch lạc thương mại như trợ cấp, phá giá .v.v..
Nguyên tắc minh bạch hoá:
Bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường.
Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của
một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của
WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội thoả
đáng cho các bên có liên quan được góp ý trong quá trình lập quy. Minh bạch về
tiếp cận thị trường yêu cầu các Thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế
nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho
các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh.
1.2 IMF (International Moneytary Fund)
Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu
việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên
xô cũ) đã tham dự Hội nghị tài chính và tiền tệ của Hội quốc liên tổ chức tại
Bretton Woods (Mỹ) từ 1-22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF).
Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày
1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày
8/5/1947.
Tổng số nước hội viên của IMF cho tới nay là 184 nước, Cộng hòa Đông
Timor là nước mới được chấp nhận là thành viên của IMF.
1.2.1 Tôn chỉ hoạt động: Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận
lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng
cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương;
cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những
5
đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong
cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên.
1.2.2 Nguồn vốn của IMF: chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và
tích luỹ của IMF. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim
ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài
chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Đến ngày 31/8/2004, tổng
vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD .
Cổ phần: Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%),
Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).
1.2.3 Các hoạt động của IMF
Các hoạt động của IMF gồm ba chức năng chính: yêu cầu các nước hội
viên áp dụng chế độ ngoại hối không bị hạn chế, giám sát các chính sách kinh tế vĩ
mô của các nước hội viên; cung cấp những hỗ trợ về tài chính ngắn và trung hạn
cho các nước hội viên hiện đang gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân
thanh toán và trợ giúp kỹ thuật.
6
2. Khái niệm toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong thế
giới của chúng ta ngày nay (nếu không tin bạn thử lên www.google.com và đánh
vào chữ “globalization” mà xem.) Toàn cầu hóa cũng không phải là một hiện
tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là
ở chỗ toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và
phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với những làn sóng toàn cầu hóa trước đây mà
thôi.
Phổ biến là thế, lâu đời là thế, nhưng thật đáng ngạc nhiên, người ta lại rất
khó trả lời và đi đến thống nhất về khái niệm toàn cầu hóa. Đối với Thomas
Fried man (tác giả của “Chiếc Lexus và cây ô liu” và “Thế giới phẳng”) thì toàn
cầu hóa là một thế lực không gì ngăn cản nổi, được thúc đẩy bởi những bước tiến
dài trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, tài chính v.v. cho phép con người,
hàng hóa, thông tin, và các dòng vốn lưu chuyển xuyên biên giới với một quy mô
chưa từng thấy, từ đó kiến tạo nên diện mạo của những con người tự do và những
quốc gia thịnh vượng. Còn đối với Namoi Klien (cũng là một nhà báo, tác giả của
“No Logo”) thì toàn cầu hóa là một thế lực ghê gớm nhưng mờ ám, bị thao túng
bởi các tập đoàn quốc tế, có khả năng xóa nhòa ranh giới giữa giữa các quốc gia,
san bằng các nền văn hóa, triệt tiêu vai trò của nhà nước - quốc gia (nation-state)
và thủ tiêu các tiến trình dân chủ. Cũng có những người điềm tĩnh và trung dung
hơn, như David Held (tác giả của “Global Transformations : Politics, Economics
and Culture” và một vài cuốn sách khác về toàn cầu hóa) thì toàn cầu hóa là một
phong trào rộng lớn trong lịch sử phát triển của loài người và có những hệ quả
rộng lớn và sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống con người, xã hội, và thế giới.
Sự bất đồng này về quan điểm phản ánh phạm vi bao trùm và tính phức tạp của
toàn cầu hóa: bao trùm đến nỗi hình như mỗi người đều thấy mình bị toàn cầu hóa
tác động theo cách này cách khác, và phức tạp đến nỗi không một cá nhân nào có
thể nhận thức đầy đủ về nó.
Nếu như toàn cầu hóa được quan niệm một cách khái quát như một sự gia
tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn
hóa thì lịch sử loài người đã trải qua ba làn sóng toàn cầu hóa với mức độ và
những đặc trưng rất khác nhau:
7
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ NHẤT (1492 – 1760)
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ HAI (1760 - 1914)
GIỮA HAI LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA (1914 - 1980)
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ BA (1980 - ? )
8
3. Lịch sử toàn cầu hóa:
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ NHẤT (1492 – 1760)
Làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất được đánh dấu bởi sự kiện Christopher
Columbus tình cờ phát hiện ra châu Mỹ và kéo dài cho đến cuối thế kỷ 18. Ban
đầu, mục tiêu của Columbus không phải là châu Mỹ mà là Ấn-độ và châu Á. Tại
sao vậy? Dưới thời đế chế Mông Cổ, sự hiện diện của con đường tơ lụa đã giúp
Tây-ban-nha có được một nguồn cung ứng ổn định về gấm vóc, và quan trọng
không kém (nếu không nói là quan trọng hơn) là gia vị, hương liệu, và chất bảo
quản thực phẩm (spice). Nhưng khi đế chế Mông Cổ suy vong cũng là lúc những
nhà buôn Ả-rập khôi phục lại khả năng phong tỏa con đường tơ lụa trên bộ và cho
phép các thương nhân từ Venice được độc quyền buôn bán tơ lụa và gia vị. Trước
tình trạng bất lợi ấy về thương mại, hoàng đế Tây-ban-nha đã quyết định tài trợ
cho chuyến thám hiểm mà sau này sẽ đi vào lịch sử loài người của Columbus, với
mục đích đi tìm một con đường tơ lụa mới trên biển. Ngay sau Columbus, các
nước châu Âu khác cũng thi nhau cử những đoàn tầu vượt đại dương với cùng
mục đích, và thời kỳ của những nhà thám hiểm và chinh phục đại dương bắt đầu.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất đã để lại nhiều hệ quả sâu sắc. Nếu như
trước năm 1500, trình độ phát triển và điều kiện sống của con người trên thế giới
(về thu nhập, tuổi thọ v.v.) tương đối đồng đều thì đến cuối thế kỷ 18, thế giới đã
bị phân hóa một cách rõ nét. Đặc biệt, sự thăng trầm quyền lực của các quốc gia
xảy ra với tốc độ khá nhanh. Trung Quốc là một ví dụ rất tiêu biểu, từ một nước
dẫn đầu thế giới về gần như mọi phương diện trở thành một nước rơi vào sự đe
dọa thường trực của phương tây. Cho đến thế kỷ 15, có thể nói Trung Quốc là đại
cường quốc của thế giới và là quốc gia đi đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực. Trung
Quốc lúc bấy giờ chiếm 1/5 dân số thế giới và là một quốc gia (đồng thời cũng là
thị trường) thống nhất với diện tích rộng mênh mông. Trung Quốc cũng là nước có
hạm đội hải quân hùng mạnh nhất. Về thương mại, Trung Quốc hồi đó là một
trong vài nước có thặng dư thương mại, và theo một số ước lượng thì thương mại
đường biển của Trung Quốc lớn gấp 15 lần thương mại qua biển Baltic của cả
châu Âu gộp lại. Về các mặt triết học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo v.v. Trung
Quốc đều có thể tự hào về những đóng góp của mình cho nền văn hiến của nhân
loại.
9
Một điều hết sức thú vị là quá trình giao lưu về mặt tư tưởng xảy ra song
song với tiến trình toàn cầu hóa. Vào đầu thế kỷ 18, các nhà truyền giáo dòng
Jesuit đã dịch nhiều tác phẩm triết học của Trung Quốc sang tiếng Pháp và được
nhiều nhà khai sáng của châu Âu như Voltaire, Montesquieu, Diderot rất ngưỡng
mộ. Các tư tưởng triết học Trung Hoa cũng được các nhà tư tưởng của trường phái
Trọng Nông thời đó để ý. Tương truyền, chính François de Quesnay, cha đẻ của
học thuyết trọng nông đã trở thành một “tín đồ” trung thành của Đạo Lão và trong
tác phẩm “Le despotisme de Chine” (Chủ nghĩa chuyên chế Trung Hoa) năm 1764
của mình, Quesnay dịch hai chữ “vô vi” thành ra “laissez-faire” trong tiếng Pháp
để truyền đạt ý tưởng cho rằng nhà nước không nên can thiệp sâu vào đời sống xã
hội mà hãy để nền pháp quyền dẫn dắt. Sau đó, tư tưởng “laissez-faire” được phản
chiếu lại trong “bàn tay vô hình” của Adam Smith và trở thành viên đá tảng của
chủ nghĩa tư bản thị trường tự do cho đến tận ngày nay. Chính đa số người Trung
Quốc hiện nay cũng không biết rằng di sản triết học của dân tộc mình đã đi vào
nền văn minh châu Âu theo cách như thế, và điều mà dân tộc Trung Hoa đang cố
gắng làm mấy chục năm trở lại đây không khác gì là việc trở lại với quan điểm
“vô vi trị,” nhưng lần này là dưới sự ảnh hưởng của phương tây.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất cũng chứng kiến một sự di dân ồ ạt của
những người nô lệ da đen. Tình trạng thiếu nhân công ở Anh, Pháp, và sau này ở
châu Mỹ buộc các nước thực dân nô lệ hóa và cưỡng bức khoảng 10 triệu người da
đen di cư từ châu Phi sang những nước này. Ngày nay, khi chúng ta đến vùng Ca-
ri-bê sẽ thấy rất nhiều người da đen thì cũng nên biết rằng họ chưa chắc đã là hậu
duệ trực tiếp của những người bản địa.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất thực chất là lịch sử của các cuộc chinh phạt
và sự manh nha của chủ nghĩa thực dân. Về mặt kinh tế và quân sự, Trung Hoa đã
phải dần lùi bước trước các nước phương tây với công nghệ giao thông và quân sự
ưu việt hơn. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này, chiến lược chinh phạt đã tự
chứng minh tính không bền vững, không chỉ vì sức tàn phá của nó vô cùng to lớn
của nó mà còn do, trên thực tế, chinh phạt là một “cuộc chơi có tổng bằng không”,
và tất nhiên khi ấy không bên nào, cả kẻ thắng lẫn người thua chịu khoanh tay
chấp nhận hiện trạng cả.
10
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ HAI (1760 - 1914)
Làn sóng toàn cầu hóa thứ hai được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất khởi thủy từ nước Anh vào nửa cuối thế kỷ 18 và kéo dài cho
đến thế chiến thứ nhất. Sự xuất hiện của máy hơi nước, và sau đó là đường sắt,
điện tín v.v. và cùng với nó là làn sóng toàn cầu hóa thứ hai đã đưa thế giới
chuyển sang một quỹ đạo mới. Sức mạnh của động cơ hơi nước đã thay thế rất
nhiều cho lao động nặng nhọc, đồng thời năng suất cao hơn cũng có nghĩa là từ
nay thế giới có thể duy trì được một dân số lớn hơn. Hạnh phúc giờ đây không
nhất thiết chỉ là một tấm chăn rất hẹp, trong đó người này kín thì kẻ khác phải hở.
Chính điều này mở ra một triển vọng thay đổi bản chất của cuộc chơi có tổng bằng
không và cho thế giới một tia hy vọng về hòa bình và thịnh vượng chung mà làn
sóng toàn cầu hóa lần thứ nhất không thể đem lại.
Bên cạnh những điều thần kỳ mà cuộc cách mạng công nghiệp mang lại
cho nước Anh cũng như một số nước công nghiệp khác thì thời kỳ này cũng chứng
kiến sự hình thành nên một giai cấp mới – giai cấp vô sản bị bần cùng hóa. Bắt
đầu từ đây xuất hiện một sự đối lập giữa một bên là giới chủ tư bản - chủ sở hữu
của các tư liệu sản xuất, và bên kia là giai cấp công nhân được tự do bán sức lao
động nhưng lại hoàn toàn vô sản. Cuộc đấu tranh giai cấp làm nên một phần lịch
sử nhân loại cũng bắt đầu từ đấy. Một điều cũng đáng lưu ý nữa là sự xuất hiện
giai cấp tư bản ở nhiều nước châu Âu đã làm biến đổi cấu trúc chính trị và đời
sống xã hội của những nước này. Giai cấp tư bản mới đã trở thành một nhóm lợi
ích có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ nhất trong xã hội, và rất tự nhiên, trở thành đối
trọng với tầng lớp thương nhân và quý tộc (chúa đất) đã hình thành từ trước. Giữa
giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhưng có một mâu
thuẫn trực tiếp và rất gay gắt liên quan tới thuế nông sản (còn được gọi là Luật
Ngũ Cốc). Trong khi giai cấp tư sản muốn giảm thuế để giảm chi phí lao động thì
tầng lớp quý tộc lại muốn duy trì một mức thuế cao để trục lợi, và cuối cùng phần
thắng nghiêng về những nhà tư bản, người đại diện cho sức mạnh đang lên của
công nghiệp hóa với tiềm lực tài chính hùng mạnh hơn. Mặc dù chiến thắng của
giai cấp tư bản mới trước những nhà quý tộc đánh dấu một sự thay đổi quan trọng
trong cán cân quyền lực giữa các nhóm lợi ích, nhưng có lẽ thay đổi quan trọng
hơn cả chính là nhờ sự xuất hiện của một tầng lớp hữu sản có thế lực và tầng lớp
11
trung lưu ngày càng rộng lớn mà nền dân chủ tư sản dần hình thành ở Anh và
nhiều nước châu Âu.
Chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nước Anh trong vòng vài chục năm
kể từ khi bắt đầu công nghiệp hóa, các nước châu Âu khác (và sau đó cả Nhật và
Mỹ) ý thức được rằng cuộc đua về sức mạnh kinh tế và quyền thống trị thế giới
đến bây giờ mới thực sự bắt đầu. Chính cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay
đổi bản chất của cuộc đua này: Cuộc đua giữa những người đi bộ hay ngựa đã
chuyển thành cuộc đua của máy móc với tốc độ và công suất lớn gấp hàng ngàn,
hàng vạn lần, và do vậy nguy cơ tụt hậu trở nên cấp thiết và hiện thực hơn bao giờ
hết. Trên thực tế, nếu như vào đầu thế kỷ 18, dưới tác động của làn sóng toàn cầu
hóa thứ nhất, thu nhập bình quân của các nước tây Âu chỉ cao hơn các nước đông
Âu chừng 20% thì đến năm 1890, khoảng cách này đã lên tới 80%. Trong cuộc
đua này, nước Anh có một thuận lợi cơ bản vì nó có hệ thống thuộc địa rộng đến
nỗi mặt trời không bao giờ lặn trên đồng bảng Anh. Cũng như nước Anh, các nước
phương Tây khác lao như thiêu thân vào cuộc chiến giành thuộc địa vì thuộc địa
rộng lớn hơn đồng nghĩa với việc có nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ mạt dồi
dào hơn để phục vụ công nghiệp hóa, là thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, là sức
mạnh kinh tế và quân sự hùng mạnh hơn, là khả năng chinh phục và chiếm thêm
được thuộc địa mới cũng như giành lại thuộc địa cũ từ tay kẻ khác. Kết quả là nếu
như vào năm 1800, châu Âu mới kiểm soát 35% lãnh thổ trên thế giới, thì con số
này tăng lên 67% vào năm 1878 và 85% vào năm 1914 – năm bắt đầu của thế
chiến thứ nhất. Thế giới dường như đã rơi vào ngõ cụt khi một nước, để tránh thân
phận thuộc địa, buộc phải thuộc địa hóa kẻ khác - và đây cũng là chiến lược thống
trị của các quốc gia phương Tây, của Nhật và Mỹ trong làn sóng toàn cầu hóa thứ
hai.
Và điều gì phải đến đã đến. Châu Âu đã phải nhờ đến bàn tay của thần
chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn và sự bế tắc của mình. Châ m ngòi cho cuộc
chiến tranh này là sự tan rã của đế chế Ottoman, và điều này ngay lập tức mở ra cơ
hội to lớn cho cuộc xâu xé thuộc địa đã sắp đến hồi kết. Năm 1911, Pháp chiếm
Morocco. Năm 1912, Ý thôn tính Libya. Và kết quả là các nước khác vùng Balkan
như Bosnia và Serbia đã nổi dậy đòi ly khai ra khỏi đế chế Ottoman. Ngay sau đó
chiến tranh bùng phát, kéo dài gần 5 năm, lấy đi sinh mạng của 38 triệu con người,
và tiêu hủy không biết bao nhiêu tài sản vật chất mà các nước phương tây phải ky
12
cóp chật vật trong suốt mấy thế kỷ trước đó. Tuy nhiên, hai người thắng trận là
Anh và Pháp được cùng nhau chia sẻ miếng mồi là các thuộc địa của Đức và tiếp
tục duy trì chiến lược thuộc địa hóa của mình. Mặc dù thế chiến thứ nhất thường
được mệnh danh là “cuộc chiến chấm dứt mọi cuộc chiến”, nhưng trên thực tế
cuộc chiến này đã không thể mang lại nền hoà bình cho châu Âu. Có chăng chỉ là
một khung cảnh ảm đạm thê lương của một châu Âu thất thểu và kiệt sức sau cuộc
đại chiến. Không những thế, như sau này chúng ta biết, đại chiến thế giới thứ hai
có thể truy nguyên chính từ những gì còn chưa giải quyết xong của cuộc đại chiến
thứ nhất.
GIỮA HAI LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA (1914 - 1980)
Mâu thuẫn bên trong chủ nghĩa thực dân cũng như giữa người dân thuộc
địa với các nước thực dân đã đặt dấu chấm hết cho làn sóng toàn cầu hóa thứ 2. Từ
1914 cho đến 1945, toàn cầu hóa hoàn toàn dừng lại. Siêu lạm phát ở Đức ngay
sau chiến tranh, rồi đến cuộc đại khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ năm
1929, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát-xít ở Đức, rồi ở Ý và Nhật, cuộc chiến tranh
thế giới thứ 2 v.v. tất cả đều dẫn tới cùng một đích: sự hủy diệt. Nhưng từ đống tro
tàn của thế chiến thứ hai, trong khi cả châu Âu gần như đã hoàn toàn kiệt quệ thì
nước Mỹ đã nổi lên và khẳng định mình như là một cường quốc mới với sứ mạng
lãnh đạo làn sóng toàn cầu mới.
Thế chiến thứ 2 cũng đã cho thế giới thấy nhu cầu hợp tác và xích lại gần
nhau giữa các quốc gia, và một số thể chế toàn cầu đã được hình thành ngay sau
chiến tranh như UN, WB, IMF v.v. Tuy nhiên, trong những năm từ 1945 đến
1980, mặc dù làn sóng toàn cầu hóa trên thế giới có nhích lên chút ít nhưng không
thể lan xa được do bị chặn đứng bởi bức màn thép và bởi vực thẳm khác biệt về ý
thức hệ giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Hệ quả là thương mại
quốc tế trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra trong nội bộ của mỗi phe nhưng có thể
nói không có sự đột biến lớn lao nào (như ngoại thương, sự di dân, hay lưu chuyển
dòng vốn) xảy ra trong giai đoạn này. Thuế quan gia tăng và thương mại thu hẹp
trở lại. Vào năm 1950, tỉ trọng xuất khẩu so với GDP của toàn thế giới đã giảm
xuống chỉ còn 5% - bằng con số của năm 1870! Đa số các nước đang phát triển
theo đuổi chính sách hướng nội, thay thế nhập khẩu. Đáng lưu ý là chính trong lúc
ấy, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Singapore, khi ấy vẫn còn là những nước
nghèo đang phát triển, lại chọn một chiến lược khác hẳn, đặt trọng tâm vào xuất
13
khẩu hàng công nghiệp chế tạo và nhờ đó đã có những bước nhảy vượt bậc. Thế
giới đã xuất hiện một sự phân cực ngày càng rõ ràng hơn về mức độ giàu nghèo.
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ BA (1980 - ? )
Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba chỉ thực sự nổi lên vào những năm 1980. Giai
đoạn này được đánh dấu bởi sự gia tăng của côngtenơ hóa, sự phát triển vận tải
hàng không, cước phí thông tin liên lạc giảm đi một cách nhanh chóng, sự phát
triển ứng dụng rộng rãi của công nghệ sinh học và điện tử, và sự xuất hiện và phát
triển như vũ bão của internet!
Nếu thu gọn hệ quả của toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay về một vài từ
thì những từ đó có lẽ sẽ là tốc độ cao, khoảng cách nhỏ, mật độ cao, cường độ lớn!
Không gian vật lý trong đời sống của con người đã được thu nhỏ lại rất nhiều kể từ
những nỗ lực khám phá thế giới đầu tiên của Marco Polo, Vasco da Gama,
Columbus v.v. hàng trăm năm trước. Nhưng đáng lưu ý hơn, toàn cầu hóa gia tăng
tốc độ và vì vậy thu hẹp khoảng cách không chỉ trong không gian vật lý mà còn
trong mọi chiều kích của cuộc sống loài người, từ việc ăn, ở, mặc, đi lại, giải trí,
tinh thần, tình cảm, thông tin, tôn giáo, văn hóa v.v. Một hệ quả của việc thu hẹp
khoảng cách là sự phụ thuộc lẫn nhau được cảm nhận mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Chưa bao giờ cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta lại phụ thuộc sâu sắc và trực
tiếp vào những quyết định, hành động, sự kiện xảy ra cách xa chúng ta hàng ngàn
dặm như ngày nay. Bin Laden vốn chẳng có chút liên hệ gì với chúng ta trở thành
một trong những nhân vật được biết tới nhiều nhất ở Việt Nam; dịch SARS khởi
phát ở Trung Quốc và lan rộng khắp thế giới; sự kiện Việt Nam không gia nhập
được WTO do sự chưa nhất trí với một số đối tác thương mại nước ngoài v.v.
Những sự kiện này xảy ra cách chúng ta rất xa, và trong đã số trường hợp độc lập
với ý chí của chúng ta, nhưng lại trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày của đại bộ phận người dân Việt Nam.
Một lần nữa, thế giới bước vào một bước ngoặt, và khi gia tốc của thế giới
tăng lên không ngừng thì chỉ cần chậm chân (chứ chưa nói đến xảy chân) thì tụt
hậu và lạc đường là hệ quả tất yếu. Trong khi những năm 1980 được mệnh danh là
“một thập niên bị đánh mất” của các nước châu Mỹ Latin, và trong khi phần lớn
các nước châu Phi tiếp tục hứng chịu hậu quả từ nội chiến, những xung đột và
chính sách kém cỏi của nhà nước thì hai người khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc đã
14
bừng tỉnh. Hai nước này đã quyết định đưa nền kinh tế ra khỏi quỹ đạo cũ để hòa
mình vào trào lưu chung của thế giới. Công cuộc mở cửa nền kinh tế và phát triển
theo hướng thị trường hóa đã mang lại cho hai quốc gia này những thành tự về
kinh tế rất đáng khâm phục, Ấn-độ duy trì mức tăng trưởng bình quân 6-7% kể từ
đầu những năm 1990, còn ở Trung Quốc là 8-9% trong suốt hơn 20 năm trở lại
đây. Đáng lưu ý, điều thần kỳ chỉ này không chỉ xảy ra với Ấn-độ và Trung Quốc
mà xảy ra với hầu hết những nước biết tận dụng sức mạnh của toàn cầu hóa. Trong
một nghiên cứu gần đây Ngân hàng Thế giới đã phát hiện ra rằng giữa năm 1980
và 1997, thu nhập bình quân đầu người của nhóm nước toàn cầu hóa tăng thêm
70%, trong khi con số này ở nhóm nước có mức độ toàn cầu hóa thấp hơn chỉ là
10%. Hơn thế, ở nhóm nước toàn cầu hóa, tỉ lệ phổ cập tiểu học tăng nhanh hơn,
mặt bằng thuế hạ thấp hơn, và hệ thống luật pháp cũng được cải thiện hơn.
15
4. Phản ứng xung quanh toàn cầu hóa
4.1 Quan điểm ủng hộ
Thông qua các tổ chức quốc tế như WTO và IMF, toàn cầu hóa nói chung
(mà nòng cốt là toàn cầu hóa về kinh tế) mang lại lợi ích cho các quốc gia, kể cả
nước phát triển và nước đang phát triển, trong đó các quốc gia có sự liên kết với
nhau, tùy thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn
cầu dưới sự chi phối của những tập đoàn tư bản đa quốc gia và xuyên quốc gia.
Toàn cầu hóa kinh tế có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh tế, các
quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình,
được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu
quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở trong nước.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thúy Anh đã cung cấp những số liệu cụ thể để
chứng rõ về phía các nước đang phát triển, sau một thời gian tham gia hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, tình hình kinh tế và vị thế của một số nước (đặc biệt là
những nước có nền kinh tế mới nổi) được cải thiện đáng kể. Các nước đang phát
triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài và cùng với nguồn
vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Nhiều nước đã có đầu tư ra nước
ngoài, đầu tư vào các nước phát triển. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD
năm 1996 (trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á) các nước đang
phát triển tiếp nhận 129 tỉ USD FDI và đầu tư ra nước ngoài 51 tỉ. Đến năm 1999
FDI vào các nước này tăng lên mức kỷ lục: 198 tỉ USD trong đó 97 tỉ vào Mỹ
Latinh (Braxin chiếm 31 tỉ), châu Á: 91 tỉ (Trung Quốc chiếm 40 tỉ). Các nước
đang phát triển nắm giữ 11 công ty xuyên quốc gia của thế giới, trong đó lớn nhất
là 0Petroleos (Vênêxuêla), có tổng trị giá tài sản 47,1 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế đã có
nhiều biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực xuất khẩu (chỗ dựa của tăng trưởng kinh
tế ở các nước này), cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện, chất lượng hàng hóa
được nâng cao hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng thành phẩm trong xuất
khẩu đã tăng từ 5,65 (1980) lên 77,7% năm 1994. Cơ sở hạ tầng về kinh tế được
phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện trên một số
mặt. Còn nhiều yếu tố khác đưa tới kết quả phát triển ở các nước NIC châu Á,
nhưng trong chừng mực nhất định, có thể nói giai đoạn tăng trưởng nhanh của một
16
số nước Đông Á là một thí dụ về cơ hội và lợi ích mà toàn cầu hóa kinh tế mang
lại cho các nước đang phát triển.
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế
giới. Tính tất yếu khách quan của Toàn cầu hóa kinh tế được thúc đẩy bởi các tiến
bộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát
triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa kinh tế có sức hấp dẫn vì
nó làm cho nền kinh tế của các quốc gia nếu khéo vận dụng trong chiến lược hội
nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình
thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
trong nước. Toàn cầu hóa kinh tế đang ngày càng lôi cuốn nhiều dân tộc, quốc gia
có trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị - xã hội khác nhau tham gia, cụ thể
bởi một số lợi ích cụ thể như sau:
Toàn cầu hóa nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, đưa lại
sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới. Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới
có bước chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo
và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh. Đây là cơ hội và
tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người.
Các nước có nền kinh tế chậm phát triển nhờ tham gia Toàn cầu hóa nền kinh
tế họ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn
đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý...
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất
đai, tài nguyên... thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế trong nước.
Toàn cầu hóa nền kinh tế thực chất là mở rộng và phát triển thị trường toàn
cầu. Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan
thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển
của các nước. Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2
lần, đến nửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế
nên kim ngạch buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần. Sự phát triển mạnh mẽ
thị trường toàn cầu dưới tác động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước
đang và chậm phát triển có thể tận dụng các nguồn lực của mình, nhất là
nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một số ngành
công nghiệp chế tạo và dịch vụ.
17
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học -
công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện
cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với
những thành tựu mới của khoa học - công nghệ để phát triển.
Cùng với quá trình Toàn cầu hóa nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng
mạnh góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các
nước tiếp cận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ
thống phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu
tư. (Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914)
Toàn cầu hóa nền kinh tế thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc
gia và sự hợp tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế cạnh
tranh và phát triển được trong nền kinh tế thị trường thế giới.
Toàn cầu hóa làm cho mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn
cầu góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
hiệu quả kinh doanh, sự giao lưu thuận tiện nhanh chóng...
Toàn cầu hóa nền kinh tế mang lại lợi ích nhiều mặt cho các tầng lớp dân cư.
Mọi người có điều kiện tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ mới, rẻ từ khắp
nơi trên thế giới. Đặc biệt những người lao động ở các nước nghèo có cơ hội
tiếp cận với thị trường lao động quốc tế, tham gia vào hệ thống phân công lao
động quốc tế.
Về mặt chính trị, quá trình Toàn cầu hóa nền kinh tế làm gia tăng tính tùy
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp
tác và phát triển.
Tóm lại, dưới tác động của Toàn cầu hóa nền kinh tế, thế giới ngày nay trở
thành một thế giới thống nhất trong đa dạng. Các nền văn hóa giao thoa, con người
ngày càng có điều kiện hướng tới sự phát triển toàn diện. Cùng với toàn cầu hóa là
xu thế khu vực hóa. Xu thế khu vực hóa phản ánh sự khác biệt và mâu thuẫn về lợi
ích giữa các quốc gia, khu vực trong một thế giới đa dạng, trong đó sự hợp tác và
liên kết quốc tế ngày càng tăng lên nhưng cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân
tộc, khu vực cũng rất gay gắt và quyết liệt.
18
4.2. Quan điểm chống đối
Về mặt lý thuyết cũng như mọi quan hệ giao lưu quốc tế, quá trình toàn cầu
hóa phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không ép
buộc lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên trên
thực tế thì nguyên tắc đó thường xuyên bị vi phạm, thậm chí vi phạm một cách thô
bạo.
Tổng hợp các sự kiện, số liệu đã được công bố và những lời phát biểu tại
các cuộc mít-tinh, biểu tình chống toàn cầu hóa; qua các hoạt động nhằm xoa dịu
cuộc đấu tranh này của các nhà lãnh đạo các quốc gia tư bản phát triển và các quan
chức của các tổ chức đảm bảo, hỗ trợ cho toàn cầu hóa như WTO, WB, IMF,... có
thể rút ra một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đấu tranh này như sau:
a - Toàn cầu hóa làm gia tăng cách biệt giàu nghèo giữa các nước và giữa các
công dân trong một nước
Báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc năm 1999 cho biết, tỷ lệ
chênh lệch thu nhập giữa 20% số người giàu nhất và 20% số người nghèo nhất
trên thế giới năm 1960 là 30/1; năm 1990 là 60/1 và năm 1999 tỷ lệ này đã là 74/1.
Từ năm 1971 đến nay, số nước nghèo tăng từ 25 lên 48 nước. Nợ nước ngoài của
các nước nghèo tăng từ 6 tỉ USD (năm 1955) lên hơn 2000 tỉ USD (năm 2000),
tức trên 300 lần.
b - Toàn cầu hóa diễn ra không công bằng đối với các nước đang phát triển
Thương mại tự do thật ra chỉ có ở chiều Bắc - Nam mà không có chiều
ngược lại. Trong khi các nước giàu cùng với các công ty đa quốc gia, với sức
mạnh kinh tế áp đảo của mình, ép các nước đang phát triển mở cửa thị trường
thương mại và đầu tư, xóa bỏ hoặc giảm mức thuế đối với hàng nhập khẩu, thì
chính các nước giàu đó lại dựng lên các hàng rào kỹ thuật, các điều kiện khắt khe
về lao động, môi trường,... để ngăn hàng hóa từ các nước đang phát triển. Đó là
chưa kể đến việc các nước phát triển tài trợ cho nông nghiệp trong nước để chống
lại thế mạnh gần như duy nhất của các nước đang phát triển là nông sản và thực
phẩm. Ngoài ra, các nước này, điển hình là Mỹ, còn sẵn sàng vi phạm các quy
định của WTO để chống lại hàng hóa của các nước khác. Vụ kiện cá tra và cá basa
19
mà các nông trại nuôi cá nheo Mỹ vừa mới tiến hành chống các doanh nghiệp Việt
Nam là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
c - Toàn cầu hóa chỉ nhắm đến lợi nhuận, không quan tâm nhiều đến con người
Các chính sách mà WB, IMF và WTO áp đặt cho các nước đã tạo điều kiện
cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia thu được lợi nhuận cao nhất, mà không quan
tâm đến y tế, giáo dục. Mỗi khi có khó khăn về kinh tế (chẳng hạn cuộc khủng
hoảng ở Châu Á cuối thập kỷ 90, hay khủng hoảng ở Ác-hen-ti-na, Bra-xin,...),
IMF lại nêu điều kiện cho vay là thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, dẫn
đến thất nghiệp cao, giảm phúc lợi xã hội, ...
d - Toàn cầu hóa dẫn đến tình trạng mất công ăn việc làm
Với lý do tăng khả năng cạnh tranh, các công ty, tập đoàn sa thải hàng loạt
công nhân. Việc tư nhân hóa, tư bản hóa các ngành kinh tế và dịch vụ trước đây
thuộc sở hữu nhà nước và theo sau đó là các giải pháp cắt giảm chi phí của các
ông chủ mới cũng dẫn đến sự gia tăng thất nghiệp. Thuế nhập khẩu bị bãi bỏ hoặc
hạ thấp đã phá hủy nhiều ngành sản xuất ở các nước đang phát triển, hậu quả là
thất nghiệp tràn lan.
đ - Toàn cầu hóa dẫn đến sự lũng đoạn của các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia gây áp lực mạnh mẽ lên việc hoạch định chính
sách và công tác quản lý của chính phủ các nước đang phát triển. Các nước này
khó lòng chống lại được sức ép đó, vì các công ty xuyên quốc gia có nguồn lực
khổng lồ về vốn, công nghệ và sở hữu trí tuệ. Theo thống kê của Liên hợp quốc,
hiện toàn cầu có 5,4 vạn công ty xuyên quốc gia, với tổng giá trị tài sản là 14 000
tỉ USD. Các hoạt động sản xuất, buôn bán, đầu tư phát triển và chuyển nhượng kỹ
thuật của các công ty này đã lan khắp thế giới, chúng kiểm soát 40% sản xuất,
60% mậu dịch, 70% chuyển nhượng kỹ thuật và 90% đầu tư trực tiếp quốc tế của
toàn cầu. Hơn thế nữa, đằng sau các công ty này là các thiết chế đảm bảo cho toàn
cầu hóa như IMF, WB, WTO và chính phủ các nước giàu.
20
Các chính phủ quan tâm nhiều hơn (với các nước giàu), hoặc buộc phải
quan tâm nhiều hơn (với các nước đang phát triển) đến lợi ích của các công ty đa
quốc gia: 54% số dân nước Mỹ nghĩ rằng chính phủ sẽ làm như vậy khi vận hành
toàn cầu hóa.
e - Toàn cầu hóa chưa hẳn đã dẫn đến phát triển nếu được hiểu với ý nghĩa đầy
đủ của từ này
Nhà kinh tế J.Sti-lít chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế chưa hẳn là phát triển.
Mà ngay cả khi hiểu phát triển đơn giản chỉ là tăng GDP thì một loạt nước làm
theo các chỉ dẫn của IMF cũng gặp phải khủng hoảng sâu sắc, như Ác-hen-ti-na,
Bra-xin,... làm giảm GDP, hay gặp khủng hoảng xã hội như In-đô-nê-xi-a.
g - Toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế các nước đang phát triển có mức độ rủi ro cao
Đây là hệ quả của việc dỡ bỏ hoặc hạ thấp các hàng rào ngăn dòng chảy
vốn ngắn hạn. Dòng chảy này hoàn toàn tự do có nghĩa là không thể kiểm soát
được. Không có rào cản, vốn ngắn hạn có thể đổ về nhanh, song cũng có thể ra đi
ào ạt. Chỉ trong một đêm, hàng tỉ USD đầu tư có thể rút ra khỏi đất nước, để lại
đằng sau nó một nền kinh tế bị tàn phá, mà khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu
Á cuối thế kỷ vừa qua là một ví dụ.
h - Toàn cầu hóa đe dọa đến chủ quyền quốc gia của nhiều nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển
Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia phải "chia sẻ chủ quyền"
với WB, IMF, WTO trong việc ban hành các chính sách thuế, đầu tư, thương
mại,... cũng như chịu sức ép từ phía các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, một số
nước phát triển còn lợi dụng toàn cầu hóa để ép các nước đang phát triển chấp
nhận những giá trị quan, cơ chế kinh tế và xã hội của mình. Đạo luật HR 1950
(phần phụ lục E) vừa được Hạ viện Mỹ thông qua nhằm "trợ giúp cho việc hậu
thuẫn nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam" là một ví dụ cho điều này.
i - Một lý do quan trọng nữa khiến cho toàn cầu hóa bị phản đối là nguy cơ làm
mất bản sắc văn hóa của các dân tộc
21
Với t iềm lực kinh tế và khả năng kỹ thuật áp đảo của mình, các hệ thống
thông tin đại chúng và nền văn hóa phương Tây bành trướng mạnh mẽ theo đà
toàn cầu hóa. Phim ảnh, các loại hình giải trí của phương Tây tràn ngập khắp nơi.
Giới trẻ đi theo lối sống, cách suy nghĩ phương Tây, các hình thức nghệ thuật dân
tộc bị mai một. Ngay cả ngôn ngữ riêng cũng bị đe dọa, vì các phương tiện nghe
nhìn hiện đại, in-tơ-nét,... dùng chủ yếu là tiếng Anh. Khoa học và kỹ thuật, văn
hóa đại chúng của các nước nói tiếng Anh cũng phát triển nhất và thịnh hành nhất.
Nguyên nhân sâu xa của phong trào chống toàn cầu hóa chính là mâu thuẫn giữa
sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện nay trên toàn thế
giới.
5. Kết luận:
Với tất cả những nhận định trên, chúng ta có thể nói gì về toàn cầu hóa
cũng như vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, IMF ? Có nhiều điều để nói:
Thứ nhất, đây là xu hướng không thể tránh. Nếu toàn cầu hóa tỏ ra không
hiệu quả hay không công bằng cho quá nhiều nước, thì nó sẽ bị cự tuyệt, ít ra là
theo hình thức như hiện nay.
Thứ hai, đây là một quá trình vừa học vừa làm – nghĩa là những nguyên tắc
và chính sách thay đổi khi người ta biết được điều gì làm được và điều gì không
làm được (đôi khi bài học cũng bị quên mất!).
Thứ ba, những vấn đề như chủ nghĩa khủng bố là một ẩn số lớn. Nếu một
vài quả bom “dơ bẩn” được đặt trong các container và phát nổ ở những thành phố
cảng, thì sẽ không rõ tác động đối với thương mại quốc tế sẽ ra sao, nhưng chắc
chắn là không tốt.
Thứ năm, vai trò người tiêu dùng cứu cánh của Mỹ, vốn đã giúp xoa dịu
chu kỳ kinh tế từ 1997, sẽ không thể tiếp tục. Do mức nợ tăng đối với các công ty
và người tiêu dùng, và thâm hụt ngoại thương của Mỹ lên đến mức 5% GDP, các
nước khác sẽ phải đóng một vai trò lớn hơn trong việc hấp thu sản lượng tăng dồn.
Thứ sáu, phải có cách xử lý tốt hơn với những nước thất bại hoặc có thành
quả nghèo nàn. Người ta thường nói “vốn là một kẻ hèn nhát”, có nghĩa là đồng
vốn tránh những nơi được xem là rủi ro hay nguy hiểm. Nếu cộng đồng thế giới
không thể tìm cách cải thiện những nơi này,chúng sẽ trở thành những trung tâm
22
của tội phạm, ma túy và khủng bố. Congo, Sudan, Afghanistan và Colombia đều là
những ví dụ về các quốc gia bất ổn, và sự bất ổn của họ đã vượt biên giới.
Với những cảnh báo này, ý kiến ban đầu là hoàn toàn chính xác. Các nước
giàu nhất hàng năm tạo ra hơn 30.000 đô-la cho mỗi người trong khi các nước
nghèo là thấp hơn 1000 đô-la. Nếu các định chế, công nghệ, kỹ năng và vốn hiệu
quả được chuyển giao dù một phần cho các nước nghèo, nhiều người sẽ có cuộc
sống tốt đẹp hơn. Thương mại tự nguyện mang lại sự giàu có cho cả phía xuất
khẩu lẫn bên nhập khẩu. NẾU vốn được sử dụng hiệu quả ở các nước nghèo, thì
các nhà đầu tư nước giàu có thể đạt suất sinh lợi cao hơn VÀ giúp đẩy mạnh tăng
trưởng ở các nước nghèo mà họ đầu tư vào.
Một số hình thức toàn cầu hóa đang diễn ra có thể là cần thiết. Với phương
tiện thông tin liên lạc rẻ hơn, đa số dân nghèo biết được người giàu sống ra sao.
Và họ sẽ không sống theo cách cũ một cách im lặng nữa. Đô thị hóa, di cư sang
nước giàu và những phản ứng khác đang diễn ra và sẽ tăng nhanh. Những chuyển
động này sẽ tạo ra căng thẳng và rắc rối, nhưng cũng cho thu nhập cao hơn, tuổi
thọ lâu hơn và giáo dục tiến bộ hơn. Sẽ có một kết quả tưởng thưởng xứng đáng
cho việc hành động để toàn cầu hóa thực hiện chức năng một cách hiệu quả./.
23
Tài liệu tham khảo
Sách:
Tính hai mặt của toàn cầu hóa – TRẦN VĂN TÙNG (2001) – NXB Thế
Giới
Toàn cầu hóa và những mặt trái – JOSEPH E. STIGLITZ. - Dịch giả:
Nguyễn Ngọc Toàn - NXB Trẻ
Web:
BBC.UK
Chungta.com
Tailieu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_cau_hoa_v2_3624.pdf