Đ.Đ iđrô cho rằng con người được c ấu thành từ thể xác và linh hồn.
Thể xác và linh hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có
nguồn gốc từ chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâ m lý. Bản thân nó
cũng là đặc tính của vật chất. Ông viết : "Không có cơ thể con người thì
nó (tức linh hồn ) không là cá i gì cả. Tô i khẳng định rằng, không có cơ thể
con người thì không thể g iải thích được cá i gì cả". Ông nhấn mạnh, cơ thể
con người là khí quan vật chất củ a tư duy, ý thức cũng như mọi quá t rình
tâm lý của anh ta. Ông đã nhận thấy, nhân cách con người là sản phẩ m
của hoàn cảnh môi t rường xung quanh nhưng chưa hiểu được rằng , bản
thân môi t rường và hoàn cảnh đó cũng là sản phẩm của hoạt động con
người, và vì vậy , cả con người lẫn hoàn cảnh sống của nó đều mang t ính
lịch sử. Đây cũng là hạn chế chung của cá c triết học trước Mác
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4868 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm về con người trong triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng và cận đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT
HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự t ìm h iểu tự nhiên và cuộc sống xã hội, kể từ khi loài
người ra đời, một vấn đề luôn được đặt ra là tìm hiểu chính bản thân
mình.
Ngay từ thời kỳ t iền t riết học, vấn đề này đã được đề cập qua các
tôn giáo nguyên thủy, các truyền thuyết, thần thoại, sử thi, anh hùng ca và
việc thờ cúng tổ tiên . Đó là những quan niệm còn mang nặng tính thần bí,
siêu hình. Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào thế kỷ VI Trước Công
Nguyên đã đánh dấu bước phát t riển mới của tư tưởng con người, từ cảm
nhận vũ t rụ t rực quan đến thế giới quan mang t ính khá i quát , t rừu tượng
của tư duy. Các trường phá i triết học Hy Lạp giai đoạn này có nh iều quan
điểm khác nhau, song đều rất quan tâm đến bản chất, nguồn gốc của thế
giới, vạn vật và con ng ười. Bước vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các nhà
triết học quan tâm nhiều hơn đến vấn đề s inh vật, con người và linh hồn
con người. Vào thế kỷ VII và VI TCN, phái duy vật sơ khai cho rằng con
người là một bộ phận của tự nhiên, hòa đồng với tự nhiên và vũ trụ. Bên
cạnh đó, trường phái Pytago mở đầu cho khuynh hướng triết học duy tâm
Hy Lạp cổ đại, quan n iệm rằng linh hồn con người là bất tử, ch ỉ tạm trú
trong cơ thể các sinh vật và con người. Còn các nhà nguyên tử luận thì lại
cho rằng sự sống không phải do thần thánh tạo ra mà cấu tạo từ nguyên tử
và linh hồn cũng mang tính vật chất. Điểm qua các quan điểm của Xôcrát ,
Platôn, tác g iả khẳng định triết học Hy Lạp đạt tới đỉnh cao nhất ở thời
Arixtốt. Ông khẳng định “linh hồn là bản nguyên của cơ thể sống..., của
vận động”.
Bước sang thời kỳ thứ hai, đặc điểm nổi bật cần phải chú ý đó
là sự hình thành của một tôn giáo mới: Cơ đốc giáo và trở thành quốc
giáo ngay trong thời kỳ đế quốc La mã. Về cơ bản, hệ thống quan điểm
triết học của Cơ đốc giáo về con người tập trung nói về sự sáng tạo ra thế
3
giới của đức Chúa Trời, về tội tổ tông của con người, sự chuộc tội, sự
chăn dắt của Chúa đối với con người, sự phục sinh sau khi chết ở thế giới
bên kia.
Cần phải nhắc đến ha i tên tuổi mở đầu cho thời kỳ từ Phục
hưng đến thời kỳ cận đại là Ni-cô-lai Kuzan và Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
Kuzan là người đầu tiên kịch liệt phê phán giáo lý thời Trung cổ, mở đầu
cho thời kỳ Phục hưng . Con người - theo ông - là sản phẩm tố i cao và
tinh túy nhất t rong sự sáng tạo của Thượng đế - Con người (Deus -
Human). Nối tiếp Kuzan, Cô-péc-ních đã làm đảo lộn hoàn toàn nhận
thức đương thời bằng thuyết nhật tâm. Vào thế kỷ XIV - XV, các nhà
nhân văn chủ nghĩa Ý đã làm đảo lộn vũ t rụ quan và nhân s inh quan của
Ki tô g iáo: con người không lấy Thượng đế mà là chính mình làm trung
tâm và thước đo của tất cả mọi vật. Bước vào thế kỷ XVI, những nhà tư
tưởng tiến bộ mong muốn xây dựng một xã hội mới phồn vinh, th ịnh
vượng, đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Tuy vẫn chỉ là những
quan niệm mang tính chất không tưởng nhưng những tư tưởng này đã
mang đậm tính chất nhân văn sâu sắc.
4
B. NỘ I D UNG
I. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘ I VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
TÂY ÂU THỜ I KÌ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
I.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ
từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - VI), bắt đầu hình
thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tính chất quá độ đó biểu
hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư
tưởng thời kì này.
Về kinh tế : Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với
nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào th ời kì tan
rã. Nhiều công t rường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Ita lia, sau đó lan
sang Anh, Pháp và các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém
phát triển.
Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển
của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải t iến và hoàn
thiện. Với việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công
nghiệp dệt, công ngh ệ ấn loát đặc b iệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám
phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã g iúp cho con người có thể sản
xuất có kế hoạch, t iết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.
Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát
hiện ra châu Mỹ... càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo
hướng tư bản chủ nghĩa. Thương mại, th ị trường trao đổi hàng hoá giữa
các nước được mở rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nh ờ đó mà
các nước phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... thi nhau xâm
chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thiên nhiên và thị trường tiêu thụ
hàng hoá.
Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương
nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá g iai cấp ngày càng
5
rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ
công, xưởng thợ, thuyền buôn... Vai trò và v ị trí của họ t rong kinh tế và
xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị,
trở thành người làm thuê cho các công t rường, xưởng thợ. Họ tham gia
vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân.
Các tầng lớp xã hội t rên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với
nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn .
Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát t riển về kinh tế và xã hội,
khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát
triển mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ
các giáo lý Trung cổ. Mở đầu là nhà triết học người phía Nam nước Đức,
Nicô lai Kuzan (1401-1464). Tiếp đó là các nhà kho a học - triết học như
Nicô lai Côpecnich (1475-1543) người Ba Lan; Lêôna đơ Vanhxi (1452-
1519) - nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ học , kĩ sư người Italia; Gioocđanô
Brunô (1548-1600) người Italia; Galilêô Galilê (1564-1642) người Ita lia.
Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến
nhận thức duy vật về thế g iới, nổi t rội hơn cả là thuyết nhật tâm của
Nicô lai Côpecnich (1475-1543), nhà bác học vĩ đạ i người Ba Lan.
Nicô lai Côpecnich đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ
thuyết địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một
giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ.
Thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecn ich đã giáng một đòn nặng nề vào thế
giới quan tôn giáo, thần học. Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên
trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp
xảy ra.
Trong thời đại Phục hưng , các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực
triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần
học Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy
tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn
6
giáo , tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện . Cuối
cùng, sự chuyên chính của giáo hội và s ự thống trị của chủ nghĩa kinh
viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát t riển bước đầu của khoa học
thực nghiệm và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và
những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo.
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát t riển tiếp tục của chủ nghĩa tư
bản, của khoa học và tư tưởng, t rong đó có chủ nghĩa duy vật triết học,
nhưng với những đặc điểm mới.
Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở
các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về
chính t rị t rước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ
ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng
tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng
là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở
thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận
hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự
nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ đ iển. Đặc điểm của
khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc
trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong
sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát t riển, nếu có
nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên
nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng t ính máy
móc siêu hình.
I.2. Đặc điểm của triế t học Tây Âu thời Phục hưng và Cận đại
Chính những điều kiện kinh tế - chính t rị và khoa học tự nhiên thời
cận đại đã quy định những đặc t rưng về mặt triết học thời kì này:
Thứ nhất, đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ
nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.
7
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ
nghĩa duy vật siêu h ình , máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ
biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học.
Thứ ba, đây là th ời kì xuất h iện những quan điểm triết học t iến bộ
về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy
tâm trong việc g iải thích xã hội và lịch sử.
Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết
gia, đ iển hình như B.Xpinôda, Ph.Bêcơn. T.Hôpxơ, R.Đêcactơ,
G.Lamettri, Đ.Điđơrô, P.Hônbách, G.G.Rutxô.
Thứ tư, trước sự phát t riển mạnh mẽ của t ư tưởng duy vật vô thần
của thời cận đ ại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phả i có những cải
cách nhất định. Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt t rong triết học duy
tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli.
II. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌ C THỜI KÌ
PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI QUA MỘ T SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
II.1. Phranxis Bêcơn (1561-1621)
Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại.
C.Mác coi Ph.Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học
thực nghiệm. Bắt đầu từ Ph.Bêcơn, lịch sử t riết học Tây Âu bước sang
một giai đoạn phát t riển mới với những màu sắc riêng.
Ph.Bêcơn coi con người là sản phẩm cuả tạo hoá , do vậy khoa học
về con người cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của
Arixtốt về con người, Ph.Bêcơn chia linh hồn thành các dạng " linh hồn
thực vật", "linh hồn động vật", " linh hồn lý t ính". Hai phần đầu thuộc về
linh hồn cảm tính, có cả ở th ực vật và động vật. Trong con người, linh
hồn cảm t ính là một dạng chất lỏng , pha loãng trong cơ thể. Chúng vận
động theo các dây thần kinh, t ựa như các đường ống, tác động lên các
giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận linh hồn này
có thể bị huỷ hoạ i cùng cơ thể khi con người chết đi. Linh hồn lý t ính có
8
nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà chúa đã ban cho
con người, mang t ính thần thánh. Vì con người có cả hai dạng linh hồn
nên con người vừa rất gần với động vật lại vừa có cái gì đó siêu phàm, và
do đó, bản chất con người không cho phép con người theo lập t rường
hoàn toàn vô thần. Con người cần có tôn giáo để vượt qua những lúc con
người mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho con người niềm t in nhưng
nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần,
không được cản t rở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.
Nhìn chung, quan niệm trên của Ph.Bêcơn thể hiện sự thoả hiệp
giai cấp tư sản Anh thời đó với các vấn đề tôn giáo.
II.2. Tômát Hôpxơ (1588-1679)
Tômát Hôpxơ (Thomas Hobbs) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu
của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII, người có công cụ thể hoá và phát
triển nh iều quan niệm duy vật của Ph.Bêcơn.
Theo T.Hôpxơ, vấn đề trung tâm của triết học là vấn đề con người.
Các tác phẩm Về con người (1658), Về người công dân (1642)...của ông
đều bàn về vấn đề này. Từ việc coi con người vừa là một thực thể tự
nhiên, vừa là một thực thể đạo đức và tinh thần, ông chia triết học thành
triết học tự nh iên và triết học đạo đức, hay còn gọi là triết học xã hội.
Con người, theo T.Hôp xơ là một th ực thể thống nhất giữa tính tự
nhiên và t ính xã hội. Về bản t ính tự nhiên, mọi người khi s inh ra đều như
nhau, sự khác nhau nhất định giữa họ không lớn. Nhưng con người ai
cũng có khát vọng và nhu cầu riêng của mình. Đây là tiền đề để con
người làm điều ác. Mỗi người đều ích kỉ, vì lợi ích riêng của mình mà có
thể chà đạp tất cả. "Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả
chó sói, gấu và rắn". Mỗi người hành động trước tiên là "vì t ính ích kỉ
yêu bản thân mình chứ không phải vì xã hội, không phải v ì lợi ích của
người khác". Vì thế mà đẩy loài người đến chiến tranh liên miên, gây ra
bao nhiêu đau khổ và chết chóc. Công lý và khoa học về pháp quyền, bởi
9
vậy, luôn luôn bị bác bỏ bởi những ngòi bút và thanh kiếm. Theo
T.Hôpxơ, bản tính tự nhiên của con người đó là tính ích kỉ; t rạng thái xã
hội mà con người sống là "một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất
cả".
Tuy nhiên, theo T.Hôp xơ, "trạng thái tự nhiên" t rên đây của con
người ngày nay không còn nữa; nó tồn tại một cách t rọn vẹn ở th ời
nguyên thuỷ xa xưa. Tư tưởng của T.Hôp xơ được Đácuyn áp dụng vào
thế giới động vật và phát hiện ra quy luật đấu tranh sinh tồn và chọn lọc
tự nhiên của các loài sinh vật . Sau đó những người theo chủ nghĩa
Đácuyn xã hội t ruyền bá, áp dụng trở lại xã hội.
Quam niệm của T.Hôp xơ mặc dù chưa đánh giá đúng mức đặc
trưng riêng của loài người so với loài vật, chưa thấy được bản tính xã hội,
tính nhân loại của con người, nhưng nó mang những yếu tố hợp lý nhất
định : Một mặt , nó cho thấy sự tương đồng nào đó giữa loài người và loài
vật, mặt khác, nó chỉ ra rằng, ch ính lợi ích của các cá nhân là một trong
những động lực trực t iếp của hoạt động của con người và phát triển của
xã hội.
II.3. Rơnê Đêcáctơ (1596-1654)
Rơnê Đêcáctơ (Rene Descartes) là nhà t riết học, nhà bách khoa
toàn thư vĩ đạ i người Pháp . Có thể nói, cùng với Ph.Bêcơn, "Đêcáctơ đã
tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học" Tây Âu cận
đại.
Ông khẳng định, con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác.
Theo quan điểm nhị nguyên luận , ông hoàn toàn tách b iệt thể xác và linh
hồn, coi chúng có nguồn gốc từ hai th ực thể tư duy và quảng t ính hoàn
toàn tách biệt . Ông coi linh hồn con người là một thực thể mà bản chất
của nó là tư duy, tồn tại không cần đến và không phụ thuộc vào bất kì
một sự vật vật chất nào. Linh hồn là bất diệt , nó không bị phân huỷ khi
con người chết. Con người có được là do Thượng đế ghép linh hồn vào
10
thể xác. Cơ thể con người là chỗ trú chân tạm thời của linh hồn khi anh ta
sống.
II.4 . Giooc Beccơli (1685-1753)
Giooc Beccơli (George berkeley) là nhà t riết học nổi tiếng người
Anh, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Cũng như các nhà duy tâm khác, G.Beccơli quan niệm con người
bao gồm linh hồn và thể xác; linh hồn là cái quyết đ ịnh. Thể xác thuộc về
các vật thể tự nhiên, tức các cảm giác. Do vậy, thể xác tồn tại được là nhờ
linh hồn cảm nhận nó. Thể xác phải tuân theo cái gậy chỉ huy của linh
hồn.
Đối với linh hồn con người, G.Beccơli cho rằng , "tồn tại nghĩa là
cảm nhận". Có nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật
khác mà trước hết là cảm nhận thể xác của con người.
II.5. Điđơrô và các nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII
Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một g iai đoạn phát t riển
quan trọng trong tiến t rình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế
giới. Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới
về chất các khuynh hướng tư tưởng bài t rừ siêu hình học thế kỉ XVII,
cũng như đánh giá lại các giá trị tuyền thống. Nó bắt đầu từ việc phê phán
không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Chính vì
vậy mà triết học Khai sáng Pháp có nộ i dung cơ bản là duy vật, tiến bộ,
nó đề cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do của con người...
Cùng với sự hưng th ịnh của văn hoá Pháp thời kì này, trên lĩnh vực
tư tưởng có nhiều nhà khai sáng, họ vừa là các nhà triết học, vừa là những
người uyên bác về nhiều lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Tiêu
biểu là Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689-1775), Phrăngxoa Mari Vônte
(1694-1778), Giăng Giắc Rutxô (1712-1778), Đeni Điđrô (1713-1784),
Giulen Ôphrơ Lamettri (1709-1751), Hônbách (1729-1789), Henvêtiúyt
11
(1715-1771)... Ở đây chỉ đề cập đến tư tưởng t riết học của các nhà duy
vật vô thần Pháp mà người giữ vai trò lãnh đạo là Đ.Điđrô.
Đ.Điđrô cho rằng con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn.
Thể xác và linh hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có
nguồn gốc từ chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó
cũng là đặc tính của vật chất. Ông viết : "Không có cơ thể con người thì
nó (tức linh hồn) không là cái gì cả. Tôi khẳng định rằng, không có cơ thể
con người thì không thể giải thích được cái gì cả". Ông nhấn mạnh, cơ thể
con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá t rình
tâm lý của anh ta. Ông đã nh ận thấy, nhân cách con người là sản phẩm
của hoàn cảnh môi t rường xung quanh nhưng chưa hiểu được rằng , bản
thân môi t rường và hoàn cảnh đó cũng là sản phẩm của hoạt động con
người, và vì vậy, cả con người lẫn hoàn cảnh sống của nó đều mang t ính
lịch sử. Đây cũng là hạn chế chung của các triết học trước Mác.
12
C. KẾT LUẬN
Nhìn chung quan điểm về con người trong triết học Tây Âu thời
phục hưng và cận đại còn có một số hạn chế cơ bản là phiến
diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về
con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài
quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan
niệm phi thực t iễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như
phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người. Và những
hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy
vật biện chứng của triết học Mác – Lênin về con người.
\
Danh sách nhóm 3:
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
PHẠM HỒNG HẠNH
TRƯƠNG ANH TUẤN
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
TẠ THỊ HƯƠNG
BOU SITHA
PHẠM HỒNG TIẾN
VÂN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trhgh_tc_0003.pdf