Tiểu luận Quan hệ quốc tế: Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (riêng Đông Timo chưa kết nạp). I. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN: 2 1. Quá trình hình thành ASEAN: 2 2. Các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Asean: 5 3. Mục tiêu hoạt động của ASEAN 7 4. Nguyên tắc hoạt động: 8 5. Cơ cấu tổ chức. 8 II. AFTA – ASEAN Free Trade Area : 11 1. Quá trình hình thành AFTA : 11 2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): 12 3. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA 21

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4138 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ quốc tế: Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Mục Lục I. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN: 2 1. Quá trình hình thành ASEAN: 2 2. Các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Asean: 5 3. Mục tiêu hoạt động của ASEAN 6 4. Nguyên tắc hoạt động: 7 5. Cơ cấu tổ chức 8 II. AFTA – ASEAN Free Trade Area : 10 1. Quá trình hình thành AFTA : 10 2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): 11 3. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA 19 I. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN: 1. Quá trình hình thành ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (riêng Đông Timo chưa kết nạp). ASEAN có tiền thân là một tổ chức được gọi là Hiệp hội Đông Nam Á, thường được gọi tắt là ASA, một liên minh gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan được thành lập năm 1961. Tuy nhiên, chính khối này, được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan – gặp gỡ tại toà nhà Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok và ký Tuyên bố ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok. Năm vị bộ trưởng ngoại giao – Adam Malik của Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S. Rajaratnam của Singapore, và Thanat Khoman của Thái Lan – được coi là những người cha sáng lập của tổ chức. Những động cơ cho sự ra đời của ASEAN là để các thành viên giới tinh tuý cầm quyền có thể tập trung cho việc xây dựng quốc gia), nỗi sợ hãi chung về chủ nghĩa cộng sản, đã làm giảm lòng tin ở hay mất tin cậy vào những cường quốc nước ngoài trong thập niên 1960, cũng như một tham vọng về phát triển kinh tế; không đề cập tới tham vọng của Indonesia trở thành một bá chủ trong vùng thông qua việc hợp tác cấp vùng và hy vọng từ phía Malaysia và Singapore để kiềm chế Indonesia và đưa họ vào trong một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Không giống như Liên minh châu Âu, ASEAN được thiết kế để phục vụ chủ nghĩa quốc gia. Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế quan sát viên. Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá trị hồi giữa thập niên ’80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng. Sau đó khối này mở rộng khi Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi học giành được độc lập ngày 1 tháng 1. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy. Lào và Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997. Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi đã ổn định chính phủ. Trong thập niên1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể. Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi Chung (CEPT) được ký kết như một thời gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các quốc gia ASEAN Cộng Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc) Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng. Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á. Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á, the ASEAN-Wildlife Enforcement Network in 2005, và Đối tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay. Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực hiện. Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia, cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997, khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành tham vọng này. ASEAN Cộng Ba là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cộng Ấn Độ, Australia, và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN. Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc. Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên trở thành một thành viên chính thức. Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.[22] Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý mọi quan hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể luật pháp quốc tế. Cùng trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1 năm 2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước.June 2009 Ngày 27 tháng 2 năm 2009 một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là Australia đã được ký kết, ước tính rằng Thoả thuận Tự do Thương mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn US$48 tỷ trong giai đoạn 2000-2020. 2. Các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Asean: - Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. - Năm 1971: Trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực. - Năm 1976: Sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN ( hay còn gọi là Tuyên bố Bali 1) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp. - Năm 1992: Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh là tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực. Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình. - Các năm 1993 và 1994: ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7/1993). Diễn đàn ARF đầu tiên đã được tổ chức năm 1994. - Năm 1995: ASEAN có hai bước tiến quan trọng: (1) kết nạp Việt Nam (ngày 28/7/1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN; (2) ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố ZOPFAN. - Tháng 12/1997: Trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển thịnh vượng. - Năm 1998: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004. - Ngày 30/4/1999: Campuchia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á. - Năm 2002: Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, ASEAN và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh (Campuchia). - Năm 2003: ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. - Năm 2005: Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Autralia và New Zealand. - Năm 2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20/11/2007 là bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày 15/12/2008. - Tháng 2/2009: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin, Thái Lan, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội ASEAN. 3. Mục tiêu hoạt động của ASEAN Mục tiêu chủ đạo của Hợp tác Á-Âu hiện nay (được thông qua tại Hội nghị ASEM 1) là Hợp tác để tạo sự tăng trưởng hơn nữa ở cả châu Á và châu Âu. Mục tiêu này đã được cụ thể hoá ở Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu (AECF) thành các mục tiêu cơ bản sau: - Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới. - Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục Á, Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên. - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực... để tạo sự tăng trưởng bền vững ở cả châu Á và châu Âu. Các mục tiêu trên đã và đang được thực hiện thông qua một loạt các chương trình hành động của ASEM như chương trình thuận lợi hoá thương mại (TFAP), chương trình xúc tiến đầu tư (IPAP), trung tâm công nghệ môi trường Á-Âu, Quĩ Á-Âu (ASEF), Quĩ tín thác... Về mặt kinh tế, ASEM đặt ra 3 mục tiêu cụ thể là (1) thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp; (2) cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư và (3) tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Như vậy trong lĩnh vực kinh tế, tuy ASEM chưa đề ra các mục tiêu về giảm thuế và các nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc như các tổ chức ASEAN, WTO song 3 mục tiêu cụ thể nêu trên đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa hai châu lục, góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại đầu tư và đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. 4. Nguyên tắc hoạt động: Cũng như tất cả các diễn đàn hoặc tổ chức khu vực, ASEM hoạt động với những nguyên tắc riêng của mình. Nguyên tắc cơ bản nhất của hợp tác ASEM là tính chất tự nguyện, không ràng buộc và quan hệ bình đẳng giữa các thành viên. Nguyên tắc này tương đối phổ biến ở các diễn đàn đối thoại khu vực. Đi sâu vào các lĩnh vực hợp tác, nguyên tắc này được cụ thể hoá hơn nhằm điều chỉnh một cách sát sao quá trình hợp tác Á-Âu. Căn cứ vào văn kiện khung của ASEM là khuôn khổ hợp tác Á-Âu (AECF), Nguyên tắc hoạt động của ASEM được qui định như sau: - Quan hệ giữa các thành viên trên cơ sở đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi; - ASEM sẽ là một tiến trình mở và liên tục phát triển; việc mở rộng số thành viên phải được sự đồng thuận của nguyên thủ các quốc gia; - Tăng cường thông tin và hiểu biết lẫn nhau thông qua đối thoại; định ra các lĩnh vực ưu tiên phối hợp hành động; - Triển khai hoạt động hợp tác đồng đều ở cả 3 lĩnh vực: tăng cường đối thoại chính trị, củng cố hợp tác kinh tế và xúc tiến hợp tác trong các lĩnh vực khác; - ASEM sẽ được duy trì như một tiến trình tự nguyện, không thể chế hoá, hoạt động của ASEM sẽ nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các hoạt động ở các diễn đàn quốc tế khác; - Xúc tiến đối thoại và hợp tác giữa các doanh nghiệp và cư dân giữa hai khu vực; khuyến khích hợp tác giữa các học giả, các nhà nghiên cứu giữa hai khu vực. 5. Cơ cấu tổ chức Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy định như sau: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của hiệp hội, họp chính thức 1 năm 1 lần. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết. Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore. Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM):JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Surin Pitsuwan. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM): SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM): Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM. Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan. Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC. Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (Đức), Brussel (Bỉ), Canberra(Úc), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington, D.C., (Hoa Kỳ), Wellington (New Zealand). Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976. II. AFTA – ASEAN Free Trade Area : Quá trình hình thành AFTA : ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn 1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế hoạch hợp tác kinh tế như: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA). Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP). Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC). Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trong khối. Sự ra đời của AFTA: Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là : Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế. Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992 , theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA). Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới. Mục tiêu của AFTA: AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau: Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới. 2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): Các Quy định chung của Hiệp định CEPT: Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nước ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT. CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. ( Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu : từ 15 năm xuống còn 10 năm). Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây : Thứ nhất, là vấn đề giảm thuế quan : Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm. Thứ hai, là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB - Non-Tariff Barriers) : hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật : kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ. Thứ ba, là hài hoà các thủ tục Hải quan Các Nội dung và Quy định cụ thể : i. Vấn đề về thuế quan: Các bước thực hiện như sau : Bước 1 :Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực hiện CEPT: Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay ( Tiếng Anh viết tắt là IL). Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế ( viết tắt là TEL). Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm ( viết tắt là SEL) Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn ( viết tắt là GEL) Trong 4 loại Danh mục nói trên thì : Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): là những sản phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Các sản phẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ...( theo điều 9B Hiệp định CEPT). Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL): là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này , cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT. Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL) : Là 2 Danh mục mà sản phẩm trong những Danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm hàng hoá trong 2 Danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp... nghĩa là tất cả những sản phẩm hàng hoá được giao dịch thương mại bình thường trừ những sản phẩm hàng hoá được xác định trong 2 Danh mục SEL và GE nêu trên. Bước 2 : Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm ( toàn bộ thời gian thực hiện Hiệp định): Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộ trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay( IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Các nguyên tắc xây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau : Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List - IL): Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm có hai cấp độ: Chương trình cắt giảm thuế nhanh (Fast track): Ở chương trình này, những sản phẩm đang có mức thuế qun trên 20% sẽ được cắt giảm xuống 0-5% trong vòn 10 năm. Đối với những sản phẩm đang có mức thuế quan bé hơn hay bằng 20%, lột trình thực hiện việc cắt giảm còn 0-5% là 7 năm Chương trình cắt giảm thuế quan thông thường (Normal track): Với các sản phẩm đang có mức thuế quan trên 20%, sẽ được thực hiện theo hai bước. Bước đầu tiên là cắt giảm thuế quan của những sản phẩm này xuống mức 20% trong vòng 5-8 năm. Trong 7 năm còn lại, sẽ giảm xuống còn 5-7%. Còn với các sản phẩm đang có mức thuế quan bé hơn hoặc bằng 20%, thuế quan sẽ được giảm chỉ còn 0-5% trong vòng 10 năm. Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi năm 5 %, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp thuế MFN (Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ) thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức thuế CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước. Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian chuẩn bị và chuyển hướng đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT. Tuy nhiên, Danh mục TEL này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh mục cắt giảm thuế(IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện Hiệp định, tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục TEL vào Danh mục IL. Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL này như sau: Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải bằng hoặc thấp hơn 20% , và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình đối với sản phẩm trong Danh mục IL. Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% ( 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục IL nói trên. Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện, không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các mặt hàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được chuyển các mặt hàng từ Danh mục TEL sang Danh mục nhạy cảm (SEL) hay Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL nói trên, hoặc chuyển từ Danh mục SEL, GE sang Danh mục TEL hoặc IL. Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm phán lại với các nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường. Bước 3 : Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt giảm thuế hàng năm : Trên cơ sở Lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó. Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các nước thành viên. Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT: Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện sau: Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%. Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua. Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. (chủ hàng nhập khẩu phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp - C/O form D) Công thức 40% hàm lượng ASEAN được xác định như sau: Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN + Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ X 100% <60% Giá FOB Trong đó : Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất sứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN. Nếu một sản phẩm có đủ ba điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được ưu đãi hoàn toàn). Nếu một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% thì sản phẩm đó chỉ được hưởng thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn. Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản Tài liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT (CCEM) của nước mình, trong đó thể hiện các sản phẩm có mức thuế quan theo CEPT và các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên khác. Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs): Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...) Các hạn chế về số lượng có thể được xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác. Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau: Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ các hạn chế về số lượng. Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi; Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT; Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau; Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan: Thống nhất biểu thuế quan: Để tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ Khu vực được dễ dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan Hải quan ASEAN dễ dàng trong việc xác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, ngoài ra phục vụ cho các mục đích thống kê, phân tích, đánh giá việc thực hiện CEPT- AFTA, cũng như tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã quyết định sẽ thống nhất một biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo Hệ thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới(HS). Hiện nay biểu thuế quan chung của ASEAN đang được xây dựng, sẽ hoàn thành trong năm 2000 và được áp dụng từ năm 2000, những nước nào chậm nhất cũng phải áp dụng từ năm 2002. Thống nhất hệ thống tính giá hải quan: Vào năm 2000, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT- GTV (GATT Transactions Value), thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 1994 ( Hiện nay là Tổ chức thương mại thế giới WTO) để tính giá hải quan. Một cách tóm tắt là giá trị hàng hoá để tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và ngưòi nhập khẩu, không phải là do nhà nước áp đặt. Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan: Hệ thống này được thực hiện từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ thống thủ tục hải quan dành cho các hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi theo Chương trình CEPT của ASEAN. Thống nhất thủ tục hải quan: Hai vấn đề đã được các nước thành viên ưu tiên trong việc thống nhất thủ tục hải quan là : Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT: Các nước ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan: Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D, Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu lại thành một mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT. Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau: Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu; Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu; Các vấn đề về giám định hàng hoá; Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được cấp sau và có hiệu lực hồi tố. Các vấn đề liên quan đến hoàn trả... iv. Cơ chế tổ chức, điều hành, giám sát thực hiện CEPT - AFTA Để theo dõi, giám sát và xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định CEPT –AFTA, các nước ASEAN đã tổ chức một cơ chế theo sơ đồ như sau: AEM Hội đồng AFTA Hội đồng Ban thư ký ASEAN SEOM Cơ quan AFTA quốc gia của các nước thành viên CCCA Tại mỗi nước thành viên thành lập Cơ quan AFTA quốc gia để theo dõi triển khai thực hiện các cam kết theo CEPT. Tại Ban Thư ký ASEAN có một Vụ AFTA giúp cho việc theo dõi, tổng hợp, đối chiếu việc thực hiện cam kết theo Hiệp định . Một Ủy ban điều phối về CEPT –AFTA ( CCCA) : được thành lập trên cơ sở các phiên họp hàng quý để rà soát, thúc đẩy sử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT, những vướng mắc nào không sử lý được thì đưa ra cơ quan cấp trên nữa . Đồng thời triển khai thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên. Thành phần UB này bao gồm các chuyên viên về thuế, thương mại, hải quan của các nước. Một cơ quan bao gồm các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN ( cấp Vụ) viết tắt là SEOM : được tổ chức theo hình thức Hội nghị để sử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT mà cấp CCCA không sử lý được. Đồng thời hướng dẫn CCCA triển khai các quyết định về CEPT của cơ quan cấp trên nữa. Một cơ chế cấp Bộ trưởng gọi là Hội đồng AFTA mỗi năm họp 1 lần để quyết định các vấn đề lớn trong tiến trình thức hiện CEPT. Ngoài ra tiến trình thực hiện AFTA còn được thông báo cho Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) để tổng hợp, đánh giá chung các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN. 3. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA: a. Thuận lợi : Khi gia nhập AFTA , hàng hoá của Việt nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng hoá Việt nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành viên ASEAN. Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ khối , khi gia nhập AFTA, VN sẽ có thế hơn trong đàm phán thương mại song phương và đa phương với các cường quốc kinh tế, cũng như các tổ chức thương mại quốc tế lớn như Mỹ, nhật, EU hay WTO.. Tuy có những trùng lặp giữa VN và các nước ASEAN, nhưng có nhiều lĩnh vực mà VN có thể khai thác từ thị trường các nước ASEAN như VN có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, hàng dệt và may mặc, và ta cũng có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn từ các khu vực khác trên thế giới. Một mặt Doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh so với các nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng được hưởng lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn. Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng vốn và kỹ thuật cao trong khu vực b. Khó khăn : Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất nhập khẩu giảm. Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, nghĩa là xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khu vực : cạnh tranh thúc đẩy sản cuất phát triển, nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt nam. Tóm lại, gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền kinh tế và các doanh nghiệp VN để chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế giới rộng lớn và đầy sự cạnh tranh hơn. Tài liệu tham khảo Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - TS. Bùi Thị Lý “Tài liệu giới thiệu tổng quan AFTA”, Vụ quan hệ quốc tế - Bộ tài chính, năm 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận quan hệ quốc tế- Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN.doc
Luận văn liên quan