Quan hệ giữa chúng ta và ASEAN đã từng chịu tác động không nhỏ từ sự
hiện diện của các nước lớn tại khu vực. Sau khi Mỹ hoàn toàn thất bại ở
chiến tranh Việt Nam (với hiệp định Paris - 1973), khu vực được “giải
phóng” khỏi áp lực của các nước lớn, từ đó mở đường cho quan hệ giữa các
nước láng giềng, vốn đều là các nước bé và đa số đã từng là thuộc địa (trừ
Thái Lan). Tuy nhiên, với cái nhìn cũ từ trong thời kì chiến tranh, khoảng 10
năm đầu sau giải phóng chúng ta đã không “mặn mà” với các nước ASEAN
và đánh mất đi chừng ấy thời gian cho những sự xích mích không đáng có.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ Việt Nam - Asean (1975 - 1988), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Tiểu luận
QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN
(1975 - 1988)
Sinh viên : Đỗ Thu Trang
Lớp : E33
HÀ NỘI: 4 -2009
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................................... 4
1. ASEAN THÀNH LẬP .......................................................................... 4
2. QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1975-1979 ................. 4
2.1. Bối cảnh, nhận thức tác động tới việc hoạch định chính sách ......... 4
2.2. Chính sách...................................................................................... 6
2.3. Triển khai ....................................................................................... 7
2.4. Đánh giá ......................................................................................... 8
3. QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1979 – 1988............... 9
3.1. Bối cảnh tác động tới việc hoạch định chính sách .......................... 9
3.2. Nhận thức lãnh đạo ...................................................................... 10
3.3. Chính sách.................................................................................... 11
3.4. Triển khai ..................................................................................... 12
3.5. Đánh giá ....................................................................................... 13
LỜI KẾT..................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 15
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
3
LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ với các nước láng giềng luôn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại
của mỗi quốc gia. Với một nước bé như nước ta và đặc biệt trong bối cảnh
mới giành được độc lập năm 1975 thì mối quan hệ khu vực ấy lại càng cần
thiết. Ngày nay tất cả các nước Đông Nam Á đều là thành viên của một hiệp
hội bình đẳng, hòa bình, hiệu quả và uy tín. Có được như vậy, phải kể đến
vai trò không nhỏ của “mắt xích” Việt Nam trong việc gắn kết hai nhóm
nước: Đông Dương và các nước Đông Nam Á còn lại thành một thể thống
nhất. Trước khi “hiểu biết lẫn nhau” như ngày nay, Việt Nam và ASEAN
cũng phải trải qua khoảng thời gian thăng trầm với những bất đồng, e ngại và
kể cả xung đột.
Phải đến 1995, năm đỉnh cao của Ngoại giao Việt Nam, chúng ta mới giải
quyết tương đối ổn thỏa quan hệ với các đối tượng quan trọng trong chính
sách đối ngoại trong đó có ASEAN. Nhưng đó là thành quả của cả một quá
trình đi từ sai lầm, qua thay đổi nhận thức rồi mới tới những chính sách phù
hợp. Đã có quá nhiều bài phân tích, ca ngợi thành quả của công cuộc đổi mới
khởi xướng từ năm 1986 nhưng lưu ý rằng những chuyển biến ấy phải bắt
đầu từ những năm trước đó, kể cả những bài học phải trả giá. Do vậy, trong
khuôn khổ bài viết này, người viết xin đi sâu vào phân tích những chính sách
trước đổi mới. Cụ thể là quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn 1975-1988,
giai đoạn có cả những cố gắng ngoại giao ban đầu, rồi những năm tháng
căng thẳng do chính sách kém thức thời của Việt Nam và cuối giai đoạn này
đánh dấu những bước chuyển đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam đối với ASEAN và ngược lại của ASEAN đối với Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
4
NỘI DUNG CHÍNH
1. ASEAN THÀNH LẬP
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc,
Thái Lan, ban đầu gồm 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-
ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam
làm thành viên thứ 6.
ASEAN ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực
và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu
vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với
các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một
hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển
trong các nước thành viên tương lai của ASEAN. Đúng như tác giả Vũ
Khoan đã nhận xét: “Trong bối cảnh ấy, sự xuất hiện của ASEAN, về
phương diện nào dó, là sự tập hợp lực lượng để ứng phó với những khó khăn
bên trong và những diễn biến ở bên ngoài”1
2. QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1975-1979
2.1. Bối cảnh, nhận thức tác động tới việc hoạch định chính sách
Do các nước ASEAN đều dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến
tranh của Mỹ tại Việt Nam cho nên ta coi chính quyền các nước ASEAN là
phản động, chống cộng. ASEAN là tổ chức quân sự trá hình. Điều này cũng
dễ hiểu. Nhưng vấn đề là, sau khi cuộc chiến khép lại chúng ta vẫn giữ cái
nhìn đó đối với các nước ASEAN. Chúng ta cho rằng “ASEAN là sản phẩm
1 Vũ Khoan, “Việt Nam và ASEAN”, Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975-2006, tr 317
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
5
của Mỹ, các nước ASEAN là thuộc địa kiểu mới của Mỹ”.2 Cho nên ta vẫn
dè dặt trong mối quan hệ đó và đôi khi ta vẫn để xảy ra những trục trặc nhỏ
không cần thiêt đối với họ.
Thêm vào đó, sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm
lược của Mỹ, chiến thắng này làm thay dổi so sánh lực lượng, có lợi cho phe
CNXH, tác động mạnh mẽ tới các nước trong khu vực vì ở các nước này đều
có các lực lượng vũ trang cánh tả, chiến thắng của ta sẽ kích động sự đấu
tranh của các tổ chức Cộng sản trong nước họ. Ngoài ra, các nước ASEAN
còn e ngại rằng chúng ta sẽ giúp đỡ các tổ chức Cộng sản đó. Điều lo sợ của
họ là hoàn toàn có cơ sở vì vào thời điểm đó chúng ta đặt khá nặng nhiệm vụ
Quốc tế hay nói cách khác là mục tiêu ảnh hưởng, chúng ta tự nhận là “tiền
đồn của XHCN tại Đông Nam Á”. Phải chăng chúng ta đang ngây ngất với
men say chiến thắng, chúng ta tự đặt mình cao hơn người khác để đánh giá
và “dang tay cứu vớt họ”? Chúng ta nhận về mình nhiệm vụ quốc tế cao cả,
điển hình là việc đưa quân vào Campuchia, mà quên mất nhiệm vụ ưu tiên
nhất vào thời điểm đó là xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Chúng ta
cũng quên rằng động thái ấy của ta không tạo được niềm tin với các nước
láng giềng, khiến họ lo ngại và dè chừng trong việc phát triển quan hệ với ta.
Về nhận thức lãnh đạo, chúng ta vẫn nhìn quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở đấu
tranh giữa hai hệ tư tưởng, hai hệ thống nên chỉ coi trọng quan hệ với các
nước XHCN mà quên mất các nước gần mình hơn.
Về phía ASEAN, các nước này đều ít nhiều dính líu đến cuộc chiến tranh
Việt Nam nên sau khi Hoa kỳ hoàn toàn thất bại thì các nước này đều “muốn
2 Trịnh Xuân Lăng, “Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm
1975 đến năm 1979”, Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975-2006, tr 15
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
6
có quan hệ tốt với ta; họ sợ ta trả thù, nhất là đối với nhiều nước đang phải
đối phó với các lực lượng vũ trang chống đối cánh tả, mà ta lại làm chủ một
khối lượng vũ khí to lớn lấy được của quân đội Sài Gòn bại trận”3
Nhưng mặt khác, do chiến tranh lạnh, Mỹ, Nhật, ASEAN đều muốn làm yếu
Việt Nam nhằm hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực cho nên quan hệ
Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn này nhìn chung là hạn chế và có những
xích mích không cần thiết.
2.2. Chính sách
Đại hội IV (năm 1976) chúng ta đã phát biểu: “Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước Đông Nam Á vì độc lập dân
tộc, dân chủ, hòa bình và trung lập thực sự và không có quân đội dế quốc
trên đất nước mình, sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nước trong khu vực này”.4
Và ngày 25/7/1976 chúng ta đã nêu bốn nguyên tắc trong quan hệ với
ASEAN, đó là:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm
lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
- Không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào sử dụng lập căn cứ
xâm lược và can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào nước kia và các nước
khác trong khu vực.
- Thành lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi
văn hóa trên cơ sở cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa
3 Trịnh Xuân Lăng, “Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm
1975 đến năm 1979”, Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975-2006, tr 16
4 Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975-1996, Bộ Ngoại gioa Việt Nam , tr16
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
7
các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình
đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
- Phát triển sự hợp tác trong khu vực theo điều kiện riêng của mỗi nước
vì lợi ích của độc lập, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp
phần vào sự nghiệp hòa bình khu vực.
Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta vẫn duy trì chủ trương: “Tăng cường liên
minh ba nước Đông Dương là đối trọng với các nước ASEAN…”
2.3. Triển khai
Việt Nam lần lượt lập Đại sứ quán tạo Manila (11/1976). Cuala Lămpơ
(7/1977), Băng Cốc (2/1978) và các nước Philippin. Malaixia. Thái Lan cũng
đã lập Đại sứ quán tại Việt Nam vào các thời điểm tương ứng.
Còn phải kể đến chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyến duy Trinh
thăm 5 nước ASEAN vào tháng 12/1977 và tháng 1/1978. Đặc biệt trong
chuyến thăm ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cuối tháng 9 đầu
tháng 10 năm 1978 các nước này và Việt Nam đã ra thông cáo chung nêu lên
các nguyên tắc chỉ đạo quan hệ chung sống hòa bình. Những chuyến viếng
thăm này cho thấy Việt Nam cũng có quan tâm đến việc thiết lập quan hệ
ngoại giao với các nước trong khu vực, tuy nhiên những chuyến thăm này
mới dừng lại ở mức thăm dò, bước đầu hàn gắn quan hệ hai phia, còn hiệu
quả từ những hiệp định kí được trong các chuyến viếng thăm còn rất hạn
chế.
Về phía ASEAN, họ cũng có những động thái hợp tác ban đầu ví dụ như
Philippin tặng một số tiền xây dựng trạm nghiên cứu giống lúa tuy nhiên
nhìn chung cũng còn dè dặt.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
8
2.4. Đánh giá
Dù trên giấy tờ văn kiện chúng ta có quan tâm đến việc thiết lập quan hệ
ngoại giao với ASEAN, tuy nhiên một phần vì chúng ta “bận” làm nghĩa vụ
quốc tế, một phần vì cả hai bên đều còn có những nghi kị lẫn nhau nên quan
hệ giữa hai bên chưa có gì là đột phá. Về phía chúng ta, đó là một tổn thất
khi trong suốt thời gian dài chúng ta không tranh thủ được sự ủng hộ của
nước láng giềng để phục vụ cho công cuộc phục hồi đất nước sau chiến tranh
và trong việc giải quyết các vấn đề khu vực một cách hòa bình.
Điều đáng nói ở đây là, với việc nêu khẩu hiệu “thật sự”, chúng đã làm
“mếch lòng” các nước láng giềng. Trong câu chữ chính sách của ta thấp
thoáng cách suy nghĩ “đặt mình cao hơn kẻ khác”. Cho nên mới có thái độ
gay gắt từ phía Singapore về chữ “độc lập thật sự”! Chúng ta có thể có
những suy nghĩ đó nhưng có nhất thiết phải “phơi” nó lên mặt giấy? Phải
chăng chúng ta đã để lộ quá nhiều “bộ bikini” đáng ra phải dấu đi, để các
nước đọc được cách nhìn nhận của ta nên có thái độ đề phòng, làm chậm quá
trình ta hòa nhập với khu vực. Đó cũng chính là cái khó và là một bài học
cho những người soạn thảo chính sách.
Chính vì thế, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ trên cơ sở chính sách bốn
điểm, các nước ASEAN vẫn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta.
Do đó khi ta kí hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (năm 1978) mở
đường cho Liên Xô có chỗ đứng ở Đông Nam Á và sau đó lại đưa quân vào
Campuchia lật đổ chế độ Polpot, họ đã chuyển sang đối đầu quyết liệt với ta
về chính trị và ngoại giao nhằm gây sức ép mạnh mẽ buộc ta phải rút hết
quân và đi vào giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Ở đây, cũng cho
thấy rằng giai đoạn này chúng ta vẫn còn rất tin tưởng vào mới quan hệ “hòn
đá tảng” với Liên Xô nên chưa nhận thức hết tầm quan trọng với các nước
ASEAN cũng như không lo ngại mối đe dọa về an ninh.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
9
Đúng như tác giả Nguyễn duy Trinh đã băn khoăn: “Phải chăng trong giai
đoạn 1975-1979 ta đã thiếu tỉnh táo. Nhạy bén tình hình một cách bất biến và
đánh giá bạn thù một cách cứng nhắc qua lăng kính của hai cuộc chiến tranh
ác liệt ta đã trải qua trong 30 năm trước đó và lăng kính của cuộc chiến trnah
lạnh giữa hai siêu cường Xô-Mỹ mà ta đã bị cuốn vào, do đó ta đã không
thấy những chuyển biến to lớn, thuận và không thuận cho ta, trong tình hình
khu vực không có một chính sách khôn khéo, uyển chyển, mềm dẻo đối với
các đối tượng liên quan phù hợp với tình hình khu vực sau chiến tranh. Vì
vậy ta đã để lỡ cơ hội trong quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN…” 5
3. QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1979 – 1988
3.1. Bối cảnh tác động tới việc hoạch định chính sách
Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng Polpot, các
nước ASEAN đã tham gia chinh sách bao vây, cô lập Việt Nam và toàn bộ
hoạt động của ASEAN chịu ảnh hưởng sâu sắc của vấn đề Campuchia. Quan
hệ Việt Nam-ASEAN trở nên lạnh nhạt, trì trệ, nếu không muốn nói là thù
địch. Năm 1979 và đầu những năm 80, chúng ta “vướng” vào nghĩa vụ quốc
tế, đối phó với chiến tranh Biên giới và bất đồng sâu sắc giữa hai bên về vấn
đề Campuchia nên cũng không có hoạt động nào để cải thiện quan hệ ngoại
giao.
Nhưng tình hình đầu năm 1984 có nhiều chuyển biến làm thay đổi mối quan
hệ Việt Nam - ASEAN. Đầu tiên phải kể đến là việc Việt Nam tiếp tục thực
hiện rút quân từng phần khỏi lãnh thổ Campuchia (đã bắt đầu từ năm 1982).
Còn trên bình diện quốc tế, quan hệ Xô-Mỹ, Xô-Trung có dấu hiệu hòa dịu
gây nguy cơ các nước lớn sẽ vượt lên trên các nước ASEAN để giải quyết
5 Trịnh Xuân Lăng, “Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm
1975 đến năm 1979”, Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975-2006, tr 19
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
10
vấn dề Campuchia bất lợi cho khu vực nên hầu như các nước ASEAN thiên
về cải thiện quan hệ với Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, sự phân hóa giữa các nước ASEAN ngày càng rõ nét
hơn. Một nhóm lo ngại về nguy cơ cơ bản và lâu dài là Trung Quốc đối với
khu vực nên chủ trương đối thoại với Việt Nam nhằm tìm giải pháp cho vấn
đề Campuchia. Nhóm còn lại chủ trương dựa vào Trung Quốc gây sức ép
toàn diện với Việt Nam. Cụ thể, Inđônêxia và Mailaixia muốn vượt lên trên
vấn đề Campuchia để giải quyết các vấn đề lớn hơn trong khu vực. Tháng
9/1984, Inđônêxia và Mailaixia bắt đầu nêu ra sáng kiến thực hiện khu vực
phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á, coi đó là một phần quan trọng để thực
hiện ZOPAN (khu vực hòa bình, tự do, trung lập) mà không chờ kết thúc vấn
đề Campuchia.
Chuyển biến quan trọng trong chính sách của ASEAN đối với Việt Nam
được đánh dấu bằng việc tại hội nghị AMM tháng 2/1985, các nước ASEAN
đã nhất trí cử Inđônêxia làm đại diện đối thoại với các nước Đông Dương6
khẳng định xu thế đối thoại giữa hai nhóm nước Đông Nam Á.
3.2. Nhận thức lãnh đạo
Chúng ta thấy được khoảng cách về kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN, khả
năng còn tụt hậu nữa nếu không mở rộng mối quan hệ.
Đông Nam Á có vị trí quan trọng trực tiếp trong toàn bộ đường lối chính
sách hòa bình và phát triển của của Việt Nam. ASEAN có thể giúp Việt Nam
đột phá cho xu thế đối thoại, tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề
Campuchia, tạo khu vực hòa bình, ổn định, đó là điều kiện để Việt Nam thực
hiện nhiệm vụ phát triển đất nước.
6 Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về vấn đề Campuchia, Bằn Côc, 12/2/1985, Văn kiện
ASEAN 1967-1988. Tr160
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
11
Quan trọng hơn, giai đoạn này chúng ta đã nhận được bài học về cách nhìn
nhận bạn – thù, tập hợp lực lượng và lợi ích quốc gia. Dù đã có Hiệp ước
hữu nghị và hợp tác với ta nhưng khi Trung Quốc xâm phạm biên giới phía
Bắc Việt Nam, Liên Xô không có một động thái nào gọi là cương quyết đúng
như trong hiệp ước đã kí. Lúc ấy chúng ta nhận ra rằng: quan hệ các nước
lớn đang đi vào giai đoạn cùng chung sống hòa bình, các nước quan hệ với
nhau không phải dựa trên ý thức hệ như chúng ta vẫn nghĩ mà dựa trên lợi
ích quốc gia. Đúng như Palmerston, Bộ trưởng Ngoại giao Anh đã nói:
Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn.
Chúng ta chỉ có lợi ích vĩnh viễn mà chúng ta cần phải theo đuổi”. Từ đó
chúng ta nhìn nhận lại chính sách coi trọng nghĩa vụ quốc tế, quá tin tưởng
vào đồng minh trong giai đoạn truớc để xác định lại lợi ích quốc gia.
3.3. Chính sách
Đại hội VI của Đảng (12/1986) khởi xướng đường lối đổi mới, chủ trương
chính sách đối ngoại đa phuơng hóa, đa dạng hóa quan hệ, “phấn đấu giữ
vững hòa bình ở Đông Dương,… giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và thế
giới, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốc”. Với ASEAN, Việt Nam thể hiện thiện chí, momg muốn của
Đảng và nhân dân Việt Nam đối với việc tạo lập môi trường hòa bình ở
Đông Nam Á: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu
vực thương lượng để giải quyết các vấn đề của Đông Nam Á, thiết lập quan
hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực ổn định
và hợp tác”7, đây là một bước đi thiết thực để kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách “cùng tồn tại hòa bình giữa các nước
có chế độ chính trị khác nhau.
7 Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện ĐH VI, tr 108
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
12
Trong Nghị quyết 13 20/5/1988 (Bộ Chính trị TW Đảng Cộng sản Việt
Nam) nêu rõ: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng
miền Nam, cả nước thống nhất, đi lên CNXH là phải củng cố và giữ vững
hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế”
Cùng với mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế, chúng ta bỏ chủ truơng 10 năm
trước “Tăng cường liên minh ba nước Đông Dương là đối trọng với các nước
ASEAN…” mà giờ đây ta phát triển quan hệ nhiều mặt với Inđônêxia, phá
vỡ thế bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế,
khoa học kĩ thuật, văn hóa với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn
đề tồn tại với các nước, thúc đẩy việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định,
hữu nghị và hợp tác.
3.4. Triển khai
Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai
bên đang dần được xóa bỏ.
Tháng 7/1987 đã diễn ra cuộc đối thoại đầu tiên giữa Việt Nam và Inđônêxia
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã ra thông cáo chung (29/7/1987),
khai thông quan hệ song phương và mở đường cho xu thế đối thoại, hợp tác,
giải quyết vấn đề Campuchia.
Tháng 12/1987, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ ba tại Manila, tổng
thống Philippin Aquino tuyên bố không coi Việt Nam là mối đe dạo đối với
Philippin. Tiếp đó, tháng 2/1988 Bộ trưởng Ngoại giao Philippin tuyên bố
“không chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN”. Còn thủ tướng Thái Lan
Chatichai khi lên cầm quyền 8/1988 đã đưa ra chủ trương biến Đông Dương
từ chiến trường thành thị trường.
Như vậy các nước ASEAN vượt lên trên bao vây cấm vận của Mỹ, tách dần
khỏi lập trường Trung Quốc đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
13
3.5. Đánh giá
Có lẽ không cần nói nhiều về những thành quả đạt được sau khi chúng ta
thực hiện đổi mới. Trong quan hệ với ASEAN cũng vậy, từ khi chúng ta
đánh giá lại quan hệ bạn thù và lợi ích quốc gia, chúng ta đã đề ra được
chính sách phù hợp, hòa nhập hơn với khu vực, tận dụng được môi trường
khu vực hòa bình để xây dựng đất nước. Dù sự nhìn nhận lại này có chậm
nhưng hết sức cần thiết, đưa đất nước từng buớc thoát khỏi bao vây, cô lập
và kịp thời đưa đất nước khỏi bờ vực của khủng hoảng.
Chúng ta đã nhận thức được hai mặt của Quan hệ Quóc tế là đấu tranh và
hợp tác đan xen, xu thế chuyển từ đối thoại sang đối đầu; tập hợp lực lượng
không theo tư duy cũ bạn - thù mà trên cơ sở lợi ích dân tộc; nhận thức được
tầm quan trọng của các mối quan hệ láng giềng; chọn đúng của đột phá để
giải toả tình thế có nguy cơ bị tăng cường bao vây, cô lập; đề ra chủ trương
hội nhập khu vực và chú trọng kinh tế đối ngoại kịp thời.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
14
LỜI KẾT
Quan hệ giữa chúng ta và ASEAN đã từng chịu tác động không nhỏ từ sự
hiện diện của các nước lớn tại khu vực. Sau khi Mỹ hoàn toàn thất bại ở
chiến tranh Việt Nam (với hiệp định Paris - 1973), khu vực được “giải
phóng” khỏi áp lực của các nước lớn, từ đó mở đường cho quan hệ giữa các
nước láng giềng, vốn đều là các nước bé và đa số đã từng là thuộc địa (trừ
Thái Lan). Tuy nhiên, với cái nhìn cũ từ trong thời kì chiến tranh, khoảng 10
năm đầu sau giải phóng chúng ta đã không “mặn mà” với các nước ASEAN
và đánh mất đi chừng ấy thời gian cho những sự xích mích không đáng có.
Tuy nhiên, nhờ kịp thời đánh giá lại tình hình và xem xét lại chính sách, cuối
giai đoạn sau này chúng ta đã từng bước cải thiện được quan hệ với các nước
trong khu vực. Thành quả ngày nay là minh chứng rõ nhất cho sự đúng đắn
của quyết định đổi mới. Giai đoạn 1975-1988 đánh dấu thời gian thăng trầm
trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan trọng là những chuyển biến khả
quan trong mối quan hệ từ giữa những năm 80.
Đây là giai đoạn đem lại nhiều bài học cho chúng ta trong việc hoạch định
chính sách đối ngoại sao cho phù hợp với tình hình và đối tượng. Thêm vào
đó giai đoạn này cũng là bản lề cho những thay đổi to lớn sau này trong quan
hệ Việt Nam – ASEAN. Đặc biệt là sự kiện ngày 28/7/1995 Việt Nam trở
thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Chính nhờ dấu
mốc đổi mới tư duy quan trọng này mới có những sự kiện hợp tác, xích lại
gần nhau sau này giữa Việt Nam và ASEAN. Và hiện nay Việt Nam đã là
một thành viên năng động, đáng tin cậy của Hiệp hội các nước Đông Nam Á,
đóng góp tích cực vào thịnh vượng chung của khu vực. Với sự gia nhập của
Việt Nam, ASEAN đã trở thành một tổ chức rộng mở, thống nhất, đoàn kết
và uy tín.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN 1975-1988 Đỗ Thu Trang – E33
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị Quốc gia,Hà
nội, 2000.
Học viện QHQT, Ngoại giao Việt nam hiện đại- Vì sự nghiệp đổi mới, tập II,
HV QHQT, Hà nội 2002
Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975-2006
Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dothutrang_6505.pdf