Trong đầu những năm 1990, quan hệ giữa nước ta với các nước ở
Đông Nam Á cũng như với các nước ASEAN phát triển mạnh mẽ và
mang tính “bùng nổ”. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có lợi cho xu thế
chung là hòa bình và hợp tác. Việc đó không gây trở ngại mà còn hỗ trợ
cho việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, mở
rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước theo khẩu
hiệu: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3590 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN
Lời nói đầu
Là các nước láng giềng của nhau và cùng nằm trong khu vực Đông
Nam Á, quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN luôn giữ vị trí quan
trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. ASEAN ra đời từ năm
1967 nhưng phải đến tận năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN, tức
là phải sau 28 năm ASEAN thành lập Việt Nam mới trở thành thành viên
chính thức của tổ chức này. Hiện nay, ASEAN là một trong những thị
trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời đây
cũng là người bạn đồng hành hỗ trợ, ủng hộ Việt Nam trên trường chính
trị quốc tế. Những con số về khoảng cách như vậy tự nó dường như đặt ra
vấn đề : Vì sao ASEAN đã có lịch sử gần 30 năm thì đến năm 1995 Việt
Nam mới có mặt trong ASEAN như vậy?
Xét về khía cạnh lịch sử, đầu những năm 70, quan hệ hai bên đã có
những cải thiện đáng vui mừng, và dường như đến năm 1978 Việt Nam
có thể gia nhập ASEAN thì nước ta lại bỏ lỡ cơ hội này? Đó là một câu
hỏi đặt ra khiến cho em hết sức băn khoăn. Trong khuôn khổ của bài tiểu
luận này, em xin tập trung quan tâm và giải quyết sự băn khoăn đó. Và
như đã rõ, có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến
cho quan hệ hai bên bị lệch hướng như chiến tranh lạnh, trật tự thế giới
hai cực Yanta, chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, “vấn đề Campuchia”,
nhận thức và hành động của bản thân các nước ASEAN v.v.. Song bài
viết chỉ tập trung đến những nguyên nhân cơ bản từ phía Việt Nam và
ASEAN để đưa ra câu giải đáp cho băn khoăn trên và rút ra một vài bài
học kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại của nước ta.
NỘI DUNG
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Thế giới
Sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
giữa Mỹ và Liên Xô đã tới đỉnh cao, sự thức tỉnh của các dân tộc và của
loài người đấu tranh cho hòa bình, độc lập và phát triển ngày càng mạnh
mẽ. Khả năng đẩy lùi nguy cơ chiến tranh không ngừng tăng lên, các thế
lực đế quốc và phản động dùng chiến tranh cục bộ chống các dân tộc,
nhưng cuộc đấu tranh của các dân tộc vì độc lập, tự do vẫn không ngừng
phát triển. Cuộc khủng hoảng của CNTB kéo dài từ đầu những năm 1970
đến đầu những năm 1980 khiến cho nền kinh tế của các nước đế quốc
phát triển chậm chạp (tốc độ phát triển kinh tế đến năm 1982 mới đạt
khoảng 50% tốc độ phát triển những năm 1950 và 1960).1 Nó đã đưa đến
giai đoạn mới của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật. Giai đoạn mới này
đang thúc đẩy một cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu và lịch sử, đang tạo ra
những thời cơ mới cho các nước phát triển nhanh nhưng đồng thời đặt ra
những nguy cơ rất to lớn cho các nước có thể bị bỏ rơi rất xa trong cuộc
chạy đua này. Tất cả các nước lớn nhỏ đều phải đối phó với những thách
thức to lớn về kinh tế này và chính những thách thức to lớn về kinh tế đã
trở thành những thách thức về chính trị, về an ninh quốc phòng của tất cả
1 Nguyễn Cơ Thạch, “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta”, Tạp chí Quan hệ
quốc tế tháng 01/1990
các nước dẫn đến việc các nước lớn phải điều chỉnh chiến lược trong
ngoại giao, trong công cuộc cải cách, cải tổ và đổi mới từ những năm
1970. Xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại giữa các nước có chế
độ khác nhau ngày càng phát triển.
2. Khu vực
Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, hầu hết các nước
ASEAN đã dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến như: Thái Lan
có hai Sư đoàn bộ binh cùng chiến đấu với quân đội Mỹ ở miền Nam Việt
Nam; Singapore là nơi quân đội viễn chinh Mỹ tới nghỉ ngơi giải trí và
cũng là căn cứ hậu cần tiếp tế lương thực thực phẩm và sửa chữa những
chiến cụ của Mỹ bị hư hỏng ở Việt Nam2.
Đại thắng Mùa xuân 1975 chấm dứt chiến tranh, đem lại độc lập,
hoàn toàn và thống nhất trọn vẹn cho nhân dân ta. Nó đem lại những thay
đổi căn bản trong tình hình Đông Nam Á. Từ tình trạng chiến tranh nóng
bỏng gây nên một sự mất ổn định trong khu vực kéo dài suốt 30 năm,
ngày nay Đông Nam Á đã im tiếng súng, đã có hòa bình. Nguyện vọng
chung của các nước trong khu vực là muốn có hòa bình, ổn định để phát
triển. Các nước ASEAN trước đây dính líu vào cuộc chiến tranh của Mỹ
thì giờ rất muốn có quan hệ tốt với ta; họ sợ ta trừng phạt, trả thù, nhất là
hồi đó nhiều nước đang phải đối phó với các lực lượng vũ trang chống đối
cánh tả ở trong nước. Cũng có những đồng minh cũ vì chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi đã trở thành kẻ thù mới của ta và đã gây ra một cuộc chiến mới
làm cho tình hình khu vực tiếp tục mất ổn định. Có những nước là chỗ
2 Trịnh Xuân Lãng, “Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm
1975 đến 1979”, Kỷ yếu hội thảo 50 năm Ngoại giao Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế, 22/08/1995,
tr.48-51
dựa, hậu phương lớn của ta trong chiến tranh nay lại có ý đồ kiềm chế ta,
thậm chí gây xung đột và chiến tranh biên giới và hải đảo của ta, tạo ra
một tình thế rất căng thẳng trong khu vực.
Tính đến tháng 8-1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
đầy đủ với tất cả các nước thành viên ASEAN. Trong các năm 1977 và
1978, quan hệ song phương của Việt Nam với từng nước ASEAN đã phát
triển mạnh mẽ với các chuyến thăm hữu nghị của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng thăm 5 nước ASEAN (09-10/1978)3...
Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á
lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong chính sách 4 điểm tháng 7-1976,
trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á như: tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại trong hòa bình, không để
lãnh thổ của mình cho nước ngoài sử dụng, giải quyết tranh chấp thông
qua thương lượng, phát triển hợp tác khu vực4.
Có thể nói trong thời kỳ này, quan hệ Việt Nam với ASEAN phát
triển tốt đẹp hơn so với trước đó. Việt Nam đã từng bước đặt nền móng
cho quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN.
II. TẠI SAO VIỆT NAM BỎ LỠ CƠ HỘI GIA NHẬP ASEAN
1. Nguyên nhân từ phía Việt Nam
a. Nhận thức sai lầm về ASEAN
Trước hết, trong một thời gian khá dài (1967-1987) “Việt Nam đã
xem ASEAN một khối quân sự- chính trị được lập ra thay thế SEATO
chống Việt Nam, Trung Quốc và các lực lượng cách mạng ở Đông Nam
3 ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, tr.85
4 Xem báo Nhân dân ngày 6-7-1976
Á. Cách đánh giá võ đoán trên đã khiến nước ta không thấy được mặt tích
cực trong chính sách đối ngoại của ASEAN, ngay từ khi tổ chức này được
thành lập vào tháng 8-1967. Việc xem ASEAN là một tổ chức thân Mỹ,
hoàn toàn thù địch với Việt Nam, Lào, Campuchia đã làm cho hố ngăn
cách giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á ngày càng rộng,
càng sâu thêm”5. Ta cho rằng các nước ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ
lợi ích của Mỹ, nên mặc dù ta đưa ra chính sách bốn điểm và đã bình
thường hóa quan hệ với họ, ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ đó và đôi khi
vẫn để xảy ra những trục trặc nhỏ không cần thiết với họ.
b. Vấn đề Campuchia
Ta vẫn cho rằng ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phong trào cách
mạng ở các nước trong khu vực.
Năm 1978, ở Đông Nam Á xuất hiện những luồng gió ngược chiều
khi cuộc xung đột biên giới Campuchia- Việt Nam bộc lộ công khai. Năm
1978, cuộc xung đột ở biên giới Tây Nam Việt Nam do tập đoàn Pôn Pôt-
Iêng Xary được các thế lực bên ngoài ủng hộ gây ra, phát triển nhanh
chóng thành chiến tranh lớn. Chính quyền Pôn Pốt đã huy động một lực
lượng lớn quân đội chính quy tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam, sát
hại dã man hàng nghìn người dân Việt Nam vô tội, kể cả người già, đàn
bà và trẻ em, lấn chiếm đất đai, có ý đồ xấu nếu điều kiện cho phép sẽ tiến
đánh Sài Gòn. Trong nước, tập đoàn Pôn Pốt tiếp tục thực hiện chính sách
diệt chủng, giết hại hàng triệu người dân Campuchia.
Việt Nam cũng nhiều lần đưa ra đề nghị thương lượng, đề nghị có
những cuộc gặp cấp cao nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới với
chính quyền Pôn Pốt nhưng y trả lời: “Chờ một thời gian cho tình hình
5 Thu Mỹ, “Tư duy chính trị quốc tế mới của Việt Nam vá tác động của nó tới quan hệ giữa nước ta và các
nước ASEAN”. Trong Quan hệ Việt Nam- ASEAN, Viện Châu Á và Thái Bình Dương, Hà Nội, 1992, tr.23
bình thường trở lại và những xung đột ở biên giới được chấm dứt sẽ gặp
gỡ cấp cao” (18/06/1077)6. Tuy nhiên Pôn Pốt vẫn đồng loạt tấn công trên
chiều dài 40km vào tỉnh Kiên Giang, pháo kích nhiều lần vào thị xã Châu
Đốc. Trên quốc tế, họ vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia. Đứng trước
những hành động bạo ngược đó và hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận
Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam đã đánh trả
hành động xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt nhằm bảo vệ sinh mạng, tài sản
của đồng bào Việt Nam sống ở các vùng biên giới và toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, đồng thời giúp đỡ nhân dân Campuchia loại trừ nạn diệt chủng.
Phản ứng quốc tế đối với việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia
nói chung là không thuận. Chỉ có Liên Xô, Lào và các nước XHCN Đông
Âu ra tuyên bố ủng hộ.
Sau khi xuất hiện vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam với các nước
ASEAN chuyển sang đối đầu, quan hệ song phương của Việt Nam với
từng nước ASEAN giảm xuống mức rất thấp. Tuy nhiên Việt Nam vẫn
kiên trì lập trường, đánh giá nhiệm vụ trung tâm của ngoại giao Việt Nam
là đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch bao vây, cấm vận
Việt Nam và giúp nhân dân Campuchia lật đổ chính quyền Pôn Pốt, càng
làm tăng thêm mâu thuẫn với các nước ASEAN. Khi các nước ASEAN
đưa ra dự thảo nghị quyết lên án “Việt Nam xâm lược Campuchia” tại Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã cảnh báo thái độ của họ đã đi
ngược lại lợi ích các nước trên bán đảo Đông Dương sẽ dẫn tới đối đầu
giữa hai nhóm nước7.
6 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.303
7 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr. 308
Ngoài ra, trong khi ta ký hiệp ước liên minh với Liên Xô thì quan hệ
Việt-Mỹ chuyển sang giai đoạn căng thẳng mới (1978-1990), còn quan hệ
Việt-Trung cũng trở nên bất bình thường, thậm chí có lúc đối đầu.
2. Nguyên nhân từ phía ASEAN
Các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đõ phong trào cách
mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ. Vì vậy, mặc dù
đã bình thường hóa quan hệ với ta trên cơ sở chính sách bốn điểm, các
nước ASEAN vấn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta. Do đó,
khi ta ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô mở đường cho Liên
Xô có chỗ đứng ở Đông Nam Á, và sau đó ta lại đưa quân vào Campuchia
lật đổ chế độ Polpot, họ đã chuyển sang đối đầu kịch liệt với ta về cả
chính trị và ngoại giao nhằm gây sức ép mạnh mẽ buộc ta phải rút hết
quân và đi vào giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Các nước
ASEAN lo ngại chiến tranh có thể lan rộng sang Thái Lan và có thể kéo
họ vào cuộc xung đột khu vực, nên mối quan hệ Việt Nam- ASEAN trở
nên căng thẳng, đối đầu kéo dài hơn một thập kỷ về vấn đề Campuchia8.
ASEAN cùng nhiều nước phương Tây thi hành chính sách bao vây, cô lập
Việt Nam và các nước Đông Dương. Chủ trương của các nước ASEAN là
phối hợp với các nước ngoài khu vực đấu tranh đòi Việt Nam rút
quân,cương quyết đòi Việt Nam sớm chấm dứt sự can thiệp vào
Campuchia, chấp nhận giải pháp không có lợi cho Campuchia, tạo thế cân
bằng giữa các nước lớn trong khu vực. Họ không muốn để Trung Quốc và
Liên Xô lợi dụng vấn đề Campuchia để tăng cường ảnh hưởng, thâm nhập
và tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á, không có lợi cho an ninh và ổn
định trong khu vưc. Bằng nhiều cách và biện pháp khác nhau, ASEAN đã
vận động các thế lực, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là trên diễn đàn Liên
Hợp Quốc, vận động Trung Quốc đồng ý lập Chính phủ Campuchia dân
chủ, ASEAN tranh thủ các nước phương Tây gây sức ép về kinh tế đối
với Việt Nam buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Ngay từ đầu, các
nước ASEAN đã đưa ra Đại hội đồng Liên hợp quốc dự thảo nghị quyết
lên án “Việt Nam xâm lược Campuchia” và đòi Việt Nam rút quân và đã
bị Việt Nam cảnh báo vì thái độ của họ có thể dẫn tới quan hệ đối đầu
giữa hai bên. Thái Lan cũng liên minh với Khơ me đỏ và Trung Quốc
chống ba nước Đông Dương.
III. TỔNG KẾT
1. Bài học kinh nghiệm
Nhìn lại quan hệ giữa ta với các nước ASEAN thời kỳ này, ta rút ra
được một số bài học kinh nghiệm có giá trị với chính sách đối ngoại của
Việt Nam:
Cần phải có một cái nhìn tỉnh táo, nhạy bén về tình hình quốc tế và
khu vực. Ta đã đánh giá bạn thù một cách cứng nhắc qua lăng kính của
hai cuộc đấu tranh ác liệt ta đã trải qua trong 30 năm trước đó và lăng
kính của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô- Mỹ mà ta đã bị
cuốn hút vào. Do đó ta đã không nhìn thấy những chuyển biến to lớn-
thuận và không thuận cho ta. Bới vậy, đối với các nước trong khu vực, ta
đã không có một chính sách khôn khéo, uyển chuyển, mềm dẻo với tất cả
các đối tượng liên quan.
Ta cần tình đến tác động cảu cả ba mối quan hệ:
+ Quan hệ giữa các nước có liên quan đến Đông Nam Á
+Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước lớn
8 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, tr.300
+Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với nhau9
Như vậy, ta cần có tư duy mới về vấn đề độc lập, chủ quyền an
ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như quan điểm “thông thoáng”
về vấn đề ý thức hệ trong quan hệ với các nước ASEAN. Nếu như trước
kia khi nói tới độc lập, chủ quyền thì nhiều khi người ta nghĩ đến một
chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cung tự cấp tự túc
về kinh tế. Thì ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, sụ phụ thuộc giữa các
quốc gia ngày càng lớn, nước nào càng tạo dựng cho mình một tư thế
quốc tế năng động, linh hoạt, càng đa dạng hóa được các mối quan hệ đối
ngoại thì càng có khả năng thực hiện chính sách độc lập. tự chủ hơn.
Trong quan hệ với các nước lớn xét từ góc độ của Việt Nam thì tam
giác Xô- Mỹ-Trung có vị trí đặc biệt quan trọng. Như đã nói ở trên, một
trong những trở ngại lớn nhất đối với tiến trình hội nhập của Việt Nam
vào ASEAN là “vấn đề Campuchia”. Việt Nam đã làm tất cả những gì có
thể với tất cả thiện chí của mình để giải quyết vấn đề này. Nhưng khó mà
hình dung được ràng có thể giải quyết được dễ dàng trở ngại này mà lại
thiếu vai trò của các nước lớn. Trên thực tế, trong suốt thập kỷ 80, ta đã
phải xử lý quan hệ với tất cả các nước lớn về giải pháp cho vấn đề
Campuchia, trước hết cũng là giải pháp do các nước lớn dàn xếp10. Các
nước lớn luôn có hợp tác và đấu tranh, có hòa bình và tranh chấp. Chúng
ta cần thi hành chính sách “cân bằng lợi ích” giữa các nước, nhất là không
ngả theo bên này, chống bên kia. Mọi sự “coi thường nước lớn và chống
9 Trần Quang Cơ, “Triển vọng hòa bình và phát triển ở Đông Nam Á”. Trong: Hội nhập quốc tế và giữ
vững bản sắc, Bộ NG, HN, 1995, tr.24
10 Nguyễn Khắc Huỳnh, “Năm mươi năm ngoại giao: Suy nghĩ về mấy bài học quan trọng”.tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, số đặc biệt, số 7 tháng 9-1995, tr.79
nước lớn đều không có lợi cho một quốc gia không thuộc loại nước lớn
như Việt Nam”11.
Ta cũng cần chú ý tôn trọng thích đáng lợi ích chính đáng cảu các
dân tộc, quốc gia khác. Nắm vững được lợ ích dân tộc, nêu cao tinh thần
độc lập, tự chủ và quyền tự quyết dân tộc, hòa hiếu với các nước láng
giềng, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, không gây thù oán với ai như
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1947, đó chính là bảo đảm cho Việt
Nam có một môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển và một vị trí
ngày càng cao trong cộng đồng thế giới.
2. Đánh giá mối quan hệ Việt Nam và ASEAN
Trên thế giới chính sách nói chung là thích nghi, chung sống với
các nước láng giềng. Tư tưởng khu vực hóa và chủ nghĩa khu vực cũng
hình thành từ rất sớm. Ta đã biết đến học thuyết Mơn-rô về “Châu Mỹ của
người Mỹ” (1823) hay “chính sách láng giềng thân thiện” của Ru-Dơ-Ven
(1933). Ông cha ta cũng đã từng vừa hợp tác vừa đấu tranh chung sống
với người láng giềng khổng lồ phương Bắc và các nước láng giềng khác ở
Đông Nam Á. Người xưa có câu: “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Vì vậy cần phải có một quan điểm đúng đắn về những vấn đề liên quan
đến vị trí địa –chính trị, địa -lịch sử và văn hóa nước nhà, khi mà xu thế
khu vực hóa, toàn cầu hóa cũng như tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ. Đó là những thách thức tự nhiên mà
ta không thể chọn lựa. Thậm chí, ta phải chấp nhận cả tình trạng khi chưa
đủ lực để quan tâm đầy đủ đến một số nước ở xa, nhưng với các nước
láng giềng thì luôn luôn phải coi trọng và quan tâm hàng đầu trong quan
11 Trần Quang Cơ, “Ý nghĩa cuộc đấu tranh ngoại giao trong lĩnh vực đối ngoại hiện nay”, Hội nhập quốc
tế và giữ vững bản sắc. Bộ NG, HN, 1995, tr.156
hệ đối ngoại. Dù là muộn màng nhưng ngay khi nhận thức được điều đó,
ngay từ năm 1992 khi đã trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN,
chúng ta đã khẳng định: “Trong toàn bộ chính sách đối ngoại của Việt
Nam, ưu tiên trước nhất dành cho các nước trong tiểu khu vực Đông Nam
Á, các nước ASEAN, vì lợi ích hòa bình ổn định khu vực cũng như vị lợi
ích phát triển kinh tế của Việt Nam”12. Kết quả là đến năm 1995 Việt
Nam đã chính thức gia nhập ASEAN. Quả thực đây là những chân lý rất
đơn giản mà rất tiếc mấy chục năm ta mới quán triệt được và đã bỏ lỡ
trong quan hệ với các nước ASEAN.
Trong đầu những năm 1990, quan hệ giữa nước ta với các nước ở
Đông Nam Á cũng như với các nước ASEAN phát triển mạnh mẽ và
mang tính “bùng nổ”13. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có lợi cho xu thế
chung là hòa bình và hợp tác. Việc đó không gây trở ngại mà còn hỗ trợ
cho việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, mở
rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước theo khẩu
hiệu: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
12 Trần Quang Cơ, “Tương lai của các quan hệ Việt Nam và các nước Châu Á- Thái Bình Dương: Tác
động đến phát triển kinh tế của Việt Nam”. Tham luận tại Hội nghị về “Những thử thách đối với công cuộc
tái thiết của VN, các vấn đề trong nước và quốc tế” do Trung tâm Đông- Tây tổ chức tại ĐH George
Mason, bang Vocginia, Mỹ;ngày 21,22/05/1992. Trong: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. Bộ Ngoại
giao, Hn,1995, tr.110
13 Vũ Khoan, “Việt Nam và ASEAN”, Tạp chí Cộng sản, tháng 11/1994
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vu_huyen_nhung_8268.pdf