Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn,
quy mô và trình độ trang bị máy móc là nhân tố quyết định tới khả năng cạnh tranh
và hoàn thành công việc mà Công ty có kế hoạch đề ra sẵn. Vậy để sử dụng một
cách có hiệu quả nguồn vốn cố định em cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đánh giá lại tài sản cố định.
Đánh giá chính xác giá trị TSCĐ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thu hồi lại
vốn, qua việc đánh giá lại TSCĐ giúp cho người quản lý nắm được tình hình biến
động của vốn để có biện pháp điều chỉnh số vốn thích hợp.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý công tác quản lý vốn của Công ty cổ phần Hà Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo quản lý công tác quản lý
vốn của Công ty cổ phần hà bắc
Phần I
quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần hà bắc
I. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Hà Bắc.
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Tên công ty: Công ty cổ phần Hà Bắc
Địa chỉ : 27 khu ga thị trấn Văn Điển
Công ty cổ phần Hà Bắc tiền thân là một xí nghiệp may do cơ chế thị trường
cùng với sự đòi hỏi ngày càng mở rôngj và nâng cao của nghành may mặc. Để đảm
bảo quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng với nền kinh tế thị
trường hiện nay. Ngày 26 tháng 10 năm 1998, Tổng giám đốc liên hiệp hội may
mặc đã ký quyết định số 631/QĐ/TCCB cho phép xí nghiệp cổ phần hóa xí nghiệp
may thành công ty cổ phần Hà Bắc. Đến ngày 16/12/1998, Bộ trưởng Bộ công
nghiệp nhẹ phê duyệt phương án cổ phần hoá nhằm mở rộng quy mô sản xuất.
Thời gian hoạt động của công ty là 20 năm kể từ ngày ghi trong quyết định
chuyển thể từ xí nghiệp may thành công ty cổ phần Hà Bắc QĐ3404/1998/QĐ-
BCNN ngày 16/12/1998. Ngày 20/6/1998 đại hội đồng cổ đông thành lập và bầu ra
hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Công ty chính thức đi vào thực hiện theo luật
công ty(nay là luật doanh nghiệp) từ 1/1/1999 như quy định tại điều 19 của nghị
định 44/4998/NG-CP. Ngày 20/6/1999 của chính phủ. Trong suốt thời gian qua mặc
dù mới thành lập trong thời gian ngắn, nhưng được sự chỉ đạo trực tiếp của xí
nghiệp. Công ty đã sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý cũng như các chi nhánh.
Theo điều lệ quy định, vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 3 tỷ. Trong đó
40% là tỷ lệ cổ phần nhà nước. 10,6% là tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong
công ty, 49,4% là tỷ lệ cổ phần bán cho đối tượng khác.
Trong vòng 4 năm đầu hoạt động mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng công
ty luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời không ngừng củng cố năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhờ không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu
mã sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ được trong nước mà còn được xuất
khẩu sang Liên Xô và một số nước khác.
Cho đến nay công ty đã có được thị trường ổn định và đã tạo ra được hàng
với nhiều mẫu mã đẹp, mới lạ để xuất khẩu và bán trong thị trường nội địa. Điều đó
đã khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường.
Bảng cân đối kế toán
Qua một số năm
ĐVT: triệu đồng
Tài sản 2000 2001 2002
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.472 1.587 1.790
1. Tiền mặt 175 183 221
2. Đầu tư ngắn hạn 187 188 253
3. Các khoản phải thu 930 1.012 1.082
4. Hàng tồn kho 93 90 111
5.TSLĐ khác 87 114 123
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.782 1.913 2.210
1. TSCĐ hữu hình 1.367 1.496 1.737
2. TSCĐ vô hình 127 146 146
3. Đầu tư tài chính dài hạn 192 207 206
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
96 64 121
Cộng TS: 3.200 3.500 4.000
ĐVT: triệu đồng
Nguồn vốn 2000 2001 2002
A. Nợ phải trả 1070 1148 1363
I. Nợ ngắn hạn 605 683 798
1. Vay ngắn hạn 163 180 208
2. Phải trả người bán 227 232 263
3. Người mua trả trước 48 70,6 75
4. Phải nộp ngân sách 20,5 23,4 25
5. Phải trả công nhân viên 6,9 9,3 9,6
6. Phải trả phải nộp khác 139,6 167,7 217,4
II. Nợ dài hạn 465 465 565
B. Nguồn vốn CSH 2130 2352 2637
1. Ngồn vốn kinh doanh 1539 1573 1638
2. Quỹ phát triển 529 643 839
3. Lãi chưa phân phối 93 99 116
4. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 23 37 44
Cộng nguồn vốn: 3.200 3.500 4000
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1. Tổng doanh thu 13.000 16.160 20.680
2. Giá vốn 10.057 12.631 16.526
3. Lợi tức gộp = (1 - 2) 2.943 3.529 4.154
4. Chi phí bán hàng 1.175 1.488 1.804
5. Chi phí Quản lý doanh nghiệp 1.530 1.738 1.955
6. Lợi nhuận trước thuế =(3 - 4 -5) 238 303 395
7. Thuế Thu nhập DN (32%) 76,16 96,96 126,4
8. Lợi tức sau thuế =(6-7) 161,84 206,04 268,6
2. Nhiệm vụ hiện nay của doanh nghiệp
Với nhiệm vụ vừa nghiên cứu, vừa thiết kế mẫu, vừa tiến hành sản xuất và
tiêu thụ. Công ty đã đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, mang lại cho ngân
sách quốc gia một lượng ngoại tệ không nhỏ nhờ xuất khẩu các mặt hàng sản xuất.
Hiện nay Công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau:
- Quẫn áo bò
- Quần áo sơ mi bò mài
- áo sơ mi cao cấp
- áo khoác các loại
- Quần áo trẻ em
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty được thiết kế đẹp, hợp kiểu dáng và thị hiếu người
tiêu dùng nên thị trường tiêu thụ của nó rất rộng. Có thể chia ra làm hai khu vực
sau:
+ Thị trường nội địa: những sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là quần âu, áo sơ mi
cao cấp, quần áo bò, quần áo trẻ em, áo Jackét… với kiểu dáng và kích thước phù
hợp nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Công ty cũng chú trọng đặt đại lý ở
các nơi trên toàn quốc nhưng chủ yếu là các khu vực thành thị, đông dân cư vì đa số
hàng của Công ty đều ở mức trung và cao cấp.
+ Thị trường xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu của Công ty chiếm một tỷ trọng
khá cao khoảng 40% tổng giá trị sản xuất.
3. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Hà Bắc hoạt động sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, tính
chất hoạt động kinh doanh rất phức tạp đòi hỏi công tác quản lý phải khoa học vì
vậy Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu "chức năng trực tuyến" có nghĩa là
các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của
mình, giúp ban giám đốc điều hành, ra quyết định đúng đắn có lợi cho Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
- Ban giám đốc: 4người
+ Tổng giám đốc đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị đây là người đứng
đầu bộ máy Công ty, thay mặt Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ
hoạt động của Công ty mình. Đồng thời chỉ huy toàn bộ hoạt động bộ máy quản lý
và tất cả các bộ phận của Công ty.
+ Giám đốc điều hành: có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc về mặt
kỹ thuật sản xuất, thiết kế của Công ty.
+ Giám đốc điều hành sản xuất: có trách nhiệm giúo việc cho tổng giám đốc
trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh.
+ Giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp cho tổng giám đốc biết về
các mặt đời sống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống.
- Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Văn phòng tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý về mặt quân số, mặt tổ chức của
Công ty, tham gia cho tổng giám đốc về mặt tổ chức.
+ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫu, mã hàng theo
đơn đặt hàng của khách và nhu cầu của tổ chức.
+ Tổ KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hỏng, lỗi
trước khi đưa vào nhập kho.
+ Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế
hoạch sản xuất cho kịp thời đúng thời hạn trong các hợp đồng.
+ Phòng thị trường: có nhiệm vụ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kế toán tài vụ: phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản
xuất kinh doanh, phục vụ kịp thời cho kế toán quản trị.
+ Cửa hàng dịch vụ: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống công
nhân viên trong xí nghiệp.
+ Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: tại đây Công ty có trưng
bày các mặt hàng Công ty sản xuất vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán, đồng thời
cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ người tiêu dùng.
+ Phòng kho: bao gồm vật liệu và kho thành phẩm nơi bảo quản đầu ra và
đầu vào của quá trình sản xuất.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hà Bắc
Tổng giám đốc
Giám đốc điều
hành
Giám đốc điều
hành sản xuất
Giám đốc điều
hành nội
Văn Phòng Tổ Phòng Phòn Phòng Cửa TTTM Phòn
4. Đặc điểm cơ cấu sản xuất của Công ty.
Công ty Cổ phần Hà Bắc là 1 Công ty chuyên sản xuất và gia công hàng may
mặc theo quy trình công nghệ khép kín (bao gồm cắt may là, đóng gói, nhập kho)
với các loại máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm không nhỏ được chế biến
từ nguyên liệu chính là vải.
Mô hình sản xuất của Công ty bao gồm 4 xí nghiệp chính.
Trong mỗi xí nghiệo này lại chia ra làm 5 bộ phận có nhiệm vụ khác nhau.
Văn phòng, xí nghiệp, tổ cắt, tổ máy, tổ hoàn thành và tổ bảo quản.
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau:
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu
liên tục. Sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Sản phẩm của
Công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã song tất cả đều trải qua một quy trình
công nghệ như trên cụ thể NVL chính là vải, vải được nhận về từ kho NVL theo
từng chủng loại mà phòng kỹ thuật yêu cầu theo mẫu mã hàng. Vải được đưa vào
nhà cắt, tại nhà cắt vải được trải, đặt mẫu đánh số và cắt thành bán thành phẩm, sau
đó thì nhập kho nhà cắt và chuyển cho các bộ phận may trong xí nghiệp.
NVL Cắt
Thêu
Đóng gói
May
Giặt, tẩy, mài
Là Nhập
kho
ở các tổ may được chia thành nhiều công đoạn: may cổ, may tay, ghép thân,
cạp… tổ chức thành dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền là hoàn thành sản
phẩm. Trong tất cả các quy trình may, phải sử dụng các nguyên liệu phụ như: chỉ,
cúc, khoá… các sản phẩm may song được chuyển xuống bộ phận là sau đó đóng gói
và nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ mô hình tổ chức sản xuất của Công ty
Phần II
Thực trạng công tác quản lý vốn tại
Công ty cổ phần hà bắc
I. Những vấn đề cơ bản về vốn và vai trò của vốn trong sản xuất kinh
doanh
1. Khái niệm và vai trò của vốn.
1.1. Khái niệm.
Công ty
XN I XN I XN may
NH
XN may
DH
XN phụ
trợ
Văn phòng xí
nghiệp
Tổ cắt
Tổ may
Tổ là
Kho Công ty
PX
Thêu
PX
Mài
Thu hoá may
Thu hoá là
Vốn là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh
doanh, vốn được biểu hiện bằng tiền và toàn bộ giá trị hiện vật.
1.2. Vai trò.
- Vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh với nhiều đặc điểm khác
nhau và chính xác các đặc điểm này đã quy định nguyên tắc kế toán cho từng loại
vốn.
- Vốn cố định là khoản vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, cógiá trị lớn, tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Vốn cố định là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình tái
sản xuất, muốn cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục doanh nghiệp phải có đủ
vốn đầu tư vào các hình thức kinh doanh khác nhau.
- Vốn là công cụ để phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, phản
ánh kiểm tra quá trình mua sắm dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Như vậy vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu của doanh nghiệp cho quá
trình sản xuất.
2. Cơ cấu các loại vốn.
2.1. Vốn cố định.
Vốn cố định là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà giá trị của nó
được chuyển dần vào nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một chu kỳ hoạt động
khi hết thời gian sử dụng.
- Đặc điểm của vốn cố định.
+ Vốn cố định được biểu hiện bằng tiền của TSCĐ
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Vốn cố định chuyển dịch từng phần vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí
sản xuất sản phẩm tương ứng với giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ cũng được tách ra.
Trong các chu kỳ sản xuất kế tiếp nếu phần vốn được luân chuyển tăng lên thì phần
vốn cố định lại giảm đi tương ứng với mức suy giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ
kết thúc sự biến thiên ngược chiều đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng và
vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển.
2.2. Vốn lưu động.
Vốn lưu động là số tiền ứng trước về TSCĐ nhằm đảm bảo cho quá trình tái
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên liên tục.
- Đặc điểm của vốn lưu động.
+ Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ.
+ Vốn lưu động được chuyển hoá qua các hình thái khác nhau bắt đầu từ
hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và cuối cùng lại trở về hình
thái tiền tệ ban đầu của nó.
+ Vốn lưu động là công cụ phản ánh quá trình vận động của vật tư (quá trình
mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp)
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp và các
chỉ tiêu phân tích.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu tiêu thụ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ trong kỳ.
Hàm lượng vốn cố định =
VCĐ bình quân trong kỳ
x100%
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu
tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng VCĐ =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tham gia
tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
L =
M
V
Trong đó:
L: số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
M: tổng mức luân chuyển trong kỳ (doanh thu thuần)
V: vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Số ngày luân chuyển của vốn lưu động.
K =
360
L
Hay:
K =
V x 360
M
Trong đó:
K : số ngày luân chuyển bình quân trong 1 vòng quay của vốn
L,M,V: như trên
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh sự phát triển của trình độ
sản xuất, phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, chất lượng của việc quản lý kinh
doanh đồng thời nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
II. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty cổ phần hà
bắc.
Bảng cơ cấu vốn qua các năm Công ty cổ phần Hà Bắc
ĐVT: đồng
Năm Cơ cấu vốn Số đầu năm Số cuối năm
2000 Vốn sản xuất kinh doanh 1.841.000.000 1.955.000.000
Vốn cố định 1.441.000.000 1.441.000.000
Vốn lưu động 400.000.000 514.000.000
2001 Vốn sản xuất kinh doanh 1.955.000.000 2.153.000.000
Vốn cố định 1.441.000.000 1.441.000.000
Vốn lưu động 514.000.000 712.000.000
2002 Vốn sản xuất kinh doanh 2.153.000.000 2.409.000.000
Vốn cố định 1.441.000.000 1.441.000.000
Vốn lưu động 712.000.000 968.000.000
Để đánh giá tình hình sản xuất và quản lý vốn của Công ty ta dựa vào các chỉ
tiêu sau đây:
1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh cứ một
đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
VCĐ bình quân trong kỳ =
VCĐđầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân trong kỳ
Năm Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn
cố định
2000 1.441.000.000đ 13.000.000.000đ 9,02
2001 1.441.000.000đ 16.160.000.000đ 11,2
2002 1.441.000.000đ 20.680.000.000đ 14,35
Qua số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2002 là cao nhất (cứ
một đồng VCĐ tạo ra được 14,35 đồng doanh thu so với 11,2 đồng năm 2001 và
9,02 đồng năm 2000). Điều đó chứng tỏ Công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả
số VCĐ của mình.
2. Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng VCĐ trong vốn
sản xuất kinh doanh.
Hàm lượng vốn cố định =
VCĐ bình quân trong kỳ
x100%
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ
Vốn SXKD bình quân trong kỳ =
Vốn SXKD đầu kỳ + vốn SXKD cuối kỳ
2
ĐVT: đồng
Năm
Vốn SXKD
đầu kỳ
Vốn SXKD
cuối kỳ
Vỗn SXKD
bình quân
VCĐ bình
quân
Hàm lượng
VCĐ (%)
2000 1.840.000.00
0
1.955.000.00
0
1.898.000.00
0
1.441.000.00
0
76
2001 1.955.000.00
0
2.153.000.00
0
2.054.000.00
0
1.441.000.00
0
70
2002 2.153.000.00
0
2.409.000.00
0
2.281.000.00
0
1.441.000.00
0
63
Nhận xét: Hàm lượng vốn cố định giảm dần trong vốn sản xuất kinh doanh
nhường chỗ cho tăng vốn lưu động. Điều này chứng tỏ Công ty đang phát triển tốt.
Tỷ trọng vốn cố định năm 2002 là kém nhất 63% kém hơn so với năm 2001 là 7%
và năm 2000 là 13%.
3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này cho thấy cứ một đòng
TSCĐ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tổng doanh thu thuần
TSCĐ trong kỳ
Năm Tổng doanh thu TSCĐ có trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ
2000 13.000.000.000đ 1.782.000.000đ 7,29
2001 16.160.000.000đ 1.913.000.000đ 8,44
2002 20.680.000.000đ 2.210.000.000đ 9,35
Nhận xét: như vậy một đồng nguyên giá TSCĐ thì ta tạo ra được số đồng
doanh thu của năm 2002 là cao nhất 9,35 đồng so với 8,44 đồng năm 2001 và 7,29
đồng năm 2000. Điều đó cho thấy Công ty đã sử dụng một cách có hiệu quả số
TSCĐ hiện có của mình biểu hiện ở chỗ hiệu suất sử dụng TSCĐ đã tăng dần qua
các năm.
4. Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận vốn cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Lợi nhuận sau thuế
VCĐ bình quân trong kỳ
Năm Lợi nhuận sau thuế VCĐ BQ trong kỳ Hiệu quả sử dụng VCĐ
2000 161.840.000 1.441.000.000 0,11
2001 206.040.000 1.441.000.000 0,14
2002 268.600.000 1.441.000.000 0,186
Như vậy trong năm 2002 Công ty sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả
nhất. Cứ 1 đồng VCĐ bình quân đã tạo ra được 0,186 đồng lợi nhuận sau thuế so
với năm 2001 tăng 0,046 đồng và năm 2000 tăng 0,075 đồng. Đây là chỉ tiêu quan
trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động của mình để sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả bao nhiêu thì càng thu
được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tốc
độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuểyn nhanh hay chậm nói lên hiệu quả
sử dụng vốn lưu động cao hay thấp.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động thì đem lại
bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Tổng doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Vốn lưu động bình quân =
Vốn lưu động đầu kỳ + vốn lưu động cuối kỳ
2
ĐVT: đồng
Năm
VLĐ đầu
kỳ
VLĐ cuối
kỳ
VLĐ
bình quân
Doanh thu
Hiệu suất
sử dụng
VLĐ
2000 400.000.00
0
514.000.000 457.000.000 13.000.000.000 28,4
2001 514.000.00
0
712.000.000 613.000.000 16.160.000.000 26,3
2002 712.000.00
0
968.000.000 840.000.000 20.680.000.000 24,6
Nhận xét: hiệu suất sử dụng vốn của Công ty giảm dần qua các năm. năm
2000 hiệu suất sử dụng vốn lưu động là 28,4 đến năm 2002 còn 24,6 điều này cho
thấy vốn lưu động của Công ty sử dụng kém hiệu quả.
6. Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh cứ một
đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Tổng lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
ĐVT: đồng
Năm Tổng lợi nhuận sau thuế VLĐ bình quân Hiệu quả sử dụng VLĐ
2000 161.840.000 457.000.000 0,35
2001 206.040.000 613.000.000 0,336
2002 268.600.000 840.000.000 0,32
Theo kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2002 là kém
nhất 0,32 thấp hơn năm 2001 là 0,016 đồng và năm 2000 là 0,03 đồng. Điều này
cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động bình quân là kém hiệu quả.
7. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng
vốn sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng vốn lưu động:
Vốn sản xuất kinh doanh = vốn lưu động -vốn cố định
=> tỷ trọng vốn lưu động =100% - tỷ trọng vốn cố định
Năm Tỷ trọng vốn cố định (%) Tỷ trọng vốn lưu động (%)
2000 76 24
2001 70 30
2002 63 37
Nhận xét: tỷ trọng vốn lưu động của Công ty đang tăng dần năm 2000 từ
24% thì đến năm 2002 đã tăng thành 37%. Điều này làm cho cơ cấu vốn của Công
ty có sự chuyển biến tích cực hơn.
8. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn SXKD =
Tổng doanh thu thuần
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Năm Doanh thu thuần Vốn SXKD bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn
SXKD
2000 161.840.000 1.898.000.000 0,085
2001 206.040.000 2.054.000.000 0,1
2002 268.600.000 2.281.000.000 0,2
Như vậy trong năm 2002 Công ty đã sử dụng vốn sản xuất kinh doanh một
cách có hiệu quả nhất. Cứ một đồng vốn sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,12
đồng lợi nhuận cao hơn năm 2001 là 0,02 đồng và năm 2000 là 0,035 đồng. Điều
này cho thấy Công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Qua phân tích số liệu ta có bảng tổng kết sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2000 2001 2002
Mức độ
chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu 13.000 16160 20680 7680 59%
Lợi nhuận sau thuế 161,84 206,04 268,6 106,76 66%
Vốn SXKD BQ 1898 2054 2281 383 20%
VCĐ BQ 1441 1441 1441 0 0
VLĐ BQ 457 613 840 383 83%
Hiệu quả sử dụng SXKD 0,085 0,1 0,12 0,035 41%
Hiệu quả sử dụng VCĐ 0,11 0,14 0,186 0,076 69%
Hiệu quả sử dụng VLĐ 0,35 0,336 0,32 0,03 8,5%
10. Đánh giá tốc độ luân chuểyn của vốn lưu động qua các năm:
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng
hợp trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Tổng doanh thu
(vòng)
VLĐ bình quân trong kỳ
Năm Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu Số vòng quay của VLĐ
2000 457.000.000đ 13.000.000đ 28,4
2001 613.000.000đ 16.160.000.000đ 26,3
2002 840.000.000đ 20.680.000.000đ 24,6
Nhận xét: qua số liệu trên cho thấy tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2002 là thấp
nhất 24,6 vòng so với năm 2001 là 26,3 và năm 2000 là 28,4. Nhưng với số vòng là
24,6 thì VLĐ của doanh nghiệp vẫn không bị tồn đọng.
- Số ngày luân chuyển của vốn lưu động:
K =
360 K: số ngày luân chuyển 1 vòng
L L: số vòng luân chuyển
Năm Số vòng luân chuyển Số ngày luân chuyển 1 vòng
2000 28,4 12,6
2001 26,3 13,6
2002 24,5 14,6
Nhận xét: qua số liệu trên cho thấy số ngày luân chuyển của năm 2002 là cao
nhất 14,6 vòng cao hơn hai ngày so với năm 2000.
Số vòng quay vốn của toàn bộ doanh nghiệp:
Số vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng doanh thu
(vòng)
Vốn sản xuất kinh doanh BQ
Năm Tổng doanh thu Vốn SXKD BQ Số vòng quay toàn bộ vốn
2000 13.000.000.000đ 1.899.000.000đ 53
2001 16.160.000.000đ 2.054.0000.000đ 46
2002 20.680.000.000đ 2.281.000.000đ 40
Số ngày cho 1 vòng luân chuyển vốn =
360
Số vòng quay toàn bộ vốn
Năm Số vòng quay toàn bộ vốn Số ngày cho 1 vòng quay
2000 6,85 53
2001 7,86 46
2002 9 40
Mức tiết kiệm vốn: phản ánh số vốn có thể tiết kiệm dc do tăng tốc độ luân
chuyển ở các kỳ.
MTK = Mi K1 - K0
360
Trong đó:
MTK: mức tiết kiệm
Mi: tổng mức luân chuyển ở kỳ này
K1: số ngày cho 1 vòng quay ở kỳ này
K0: số ngày cho 1 vòng quay ở kỳ trước
Ta có: Mi = Vốn SXKDBQ x số vòng luân chuyển
M2002 = 2281000000 x 9 = 20.529.000.000đ
Vậy:
MTK 2002 =
20529.106
(40 - 46) = - 342.150.000đ
360
Như trên doanh nghiệp đã tiết kiệm dc 342150000 đồng do tăng tốc độ luân
chuyển của vốn sản xuất kinh doanh năm 2001 là 46 (ngày/vòng) thì đến năm 2002
còn 40 ngày/vòng. Rút gọn được 6 ngày/vòng.
Nhận xét:
Quá trình quản lý và sử dụng vốn của công ty cổ phần Hà Bắc.
Dựa vào số liệu tính toán ở các chỉ tiêu trên ta có thể rút ra được một số kết
luận sau.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng công ty đã sử
dụng VCĐ một cách hiệu quả cụ thể là:
Năm 2000: 9,02 lần
Năm 2001: 11,2 lần
Năm 2002: 14,35 lần
Số tăng lên của năm 2002 so với năm 2000 là:
14,35 - 9,02 = 5,33 lần
Như vậy trong vòng ba năm hiệu suất sử dụng VCĐ tăng được 5m33 lần đây
là phần tích cực và ưu điểm của Công ty. Công đi cần phải giữ vững và phát huy
mức tăng trưởng đó.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Năm 2000: 28,4 lần
Năm 2001: 26,3 lần
Năm 2002: 24,6 lần
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tuy có giảm đôi chút
28,4 - 24,6 = 3,8 lần
Nhưng đây là do số vốn lưu động tăng qua các năm là quá lớn. Vậy để hiệu
suất VLĐ có hiệu quả hơn Công ty cần phải bổ xung thêm VCĐ và có thể giảm bớt
VLĐ cho vào VCĐ.
Hiệu quả sử dụng các loại vốn:
Qua phân tích ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty rất cao so với
ngành cụ thể là:
Năm 2000: 0,085đ
Năm 2001: 0,1 đ
Năm 2002: 0,12 đ
Như vậy qua ba năm sản xuất kinh doanh hiệu quả của vốn cố định đã được
khẳng định rõ ràng và tăng nhanh: 0,12 - 0,08 = 0,035đ
Do Công ty có tỷ trọng các loại vốn không được hợp lý nên số vòng quay của
VLĐ giảm như sau:
Năm 2000: 28,4 vòng
Năm 2001: 26,4 vòng
Năm 2002: 24,6 vòng
Vậy trong ba tháng thì doanh nghiệp đã giảm số vòng quay của VLĐ trong 1
năm là: 28,4 - 24,6 = 3,8 vòng
Số vòng quay của VLĐ giảm đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
của Công ty và số ngày luân chuyển của VLĐ. Năm 2000 từ chỗ 12,6 ngày thì năm
2002 đã tăng lên tới 14,6 ngày trên 1 vòng luân chuyển của vốn.
Tóm lại qua phân tích ở trên ta thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình quản lý
và sử dụng vốn ỏ Công ty. Công ty đã sử dụng và quản lý tương đối tốt số vốn của
mình và đã phát triển được số vốn qua các năm. Làm tổng số vốn của năm sau cao
hơn năm trước, lợi nhuận ngày càng cao điều đó chứng tỏ Công ty là 1 doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong thời buổi cơ chế thị trường này.
III. Khả năng thanh toán của Công ty qua các năm.
1. Khả năng thanh toán hiện hành đây là một hệ số được xác định bằng
công thức.
RC =
TSCĐ
RC: khả năng thanh toán hiện hành
nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng có thể trả nợ của Công ty, nó chỉ ra phạm vi
và quy mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những TSCĐ có thể
chuyển đổi được thành tiền.
Năm TSCĐ Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán
hiện hành
2000 1.472.000.000 605.000.000 2,43
2001 1.587.000.000 683.000.000 2,32
2002 1.790.000.000 798.000.000 2,24
Tuy khả năng thanh toán hiện hàn của Công ty năm 2002 giảm sút so với
năm 2001 và năm 2000 nhưng Công ty vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng được các
khỏan nợ ngắn hạn bằng TSCĐ vì vậy Công ty hoàn toàn có thể trả được các khỏan
nợ ngắn hạn.
2. Tỷ suất về khả năng thanh toán của VLĐ được xác định bằng công
thức.
Tỷ suất thanh toán của VLĐ =
Tổng vốn bằng tiền
Tổng TSCĐ
Tỷ suất này cho biết tỷ trọng vốn bằng tiền so với tổng TSCĐ và khả năng
chuyển đổi tiền của TSCĐ.
ĐVT: đồng
Năm Tổng vốn bằng tiền Tổng TSCĐ Tỷ suất thanh toán của VLĐ
2000 175.000.000 1.472.000.000 0,12
2001 183.000.000 1.587.000.000 0,12
2002 221.000.000 1.790.000.000 0,123
Chỉ tiêu này ổn định trong khoảng 0,1 <x <0,5 chứng tỏ Công ty có tiền mặt
trong TSCĐ là vừa đủ. Lượng tiền này để đảm bảo giao dịch, kinh doanh hàng ngày
và đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp có biến động. Nhờ lượng tiền này
mà Công ty có được lợi thế trong kinh doanh như về lợi thế chiết khấu.
3. Khả năng thanh toán tức thời.
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng vốn bằng tiền
Tổng nợ ngắn hạn
ĐVT: đồng
Năm Tổng vốn bằng tiền Tổng nợ ngắn hạn Tỷ suất thanh toán tức thời
2000 175.000.000 605.000.000 0,29
2001 183.000.000 683.000.000 0,27
2002 221.000.000 798.000.000 0,28
Tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty trong ba năm đều <0,5 chứng tỏ
Công ty có khả năng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ do vốn bằng tiền ít.
4. Khả năng thanh toán của Công ty
Khả năng thanh toán =
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
Năm Các khỏan phải thu Các khỏan phải trả Khả năng thanh toán
2000 930.000.000 1.070.000.000 0,87
2001 1.012.000.000 1.148.000.000 0,88
2002 1.082.000.000 1.363.000.000 0,79
Trong ba năm khả năng thanh toán của Công ty còn chưa tốt đặc biệt là năm
2002 khả năng thanh toán chỉ có 0,79. Trong ba năm khả năng thanh toán của Công
ty đều <1 chứng tỏ Công ty chiếm dụng được vốn của Công ty khác.
IV. kế hoạch sử dụng vốn của Công ty năm 2003
Theo báo cáo kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm ta
thấy tổng doanh thu:
Năm 2000 13.000.000.000đ
Năm 2001 16.160.000.000đ
Năm 2002 20.680.000.000đ
Dự đoán doanh thu năm 2003 là:
Công thức:
S =
n
Si
i = x
n - 1
Trong đó:
S: lượng doan thu tăng tuyệt đối bình quân
n: số năm
i: năm thứ i
Y^: doanh thu dự kiến năm 2003
Y2002: doanh thu năm 2002
Thay vào ta được:
S =
(16.160.000.000 - 13.000.000.000) + (20.680.000.000 - 16.160.000.000)
3 -1
= 3.840.000.0000đồng
Vậy ta có:
Y^= 20.680.000.000 + 3.840.000.000
Y^2003 = 24.520.000.000đ
=>Doanh thu năm 2003 là 24.520.000.000đ
Với mức doanh thu là 24.520.000.000đ thì số vốn cần huy động của Công ty
là:
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2002 ta chọn các khỏan mục liên quan
trực tiếp và chặc chẽ tới doanh thu.
Dùng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu để lập bảng tỷ lệ % ước tính
cho năm 2003.
Bảng ước tính số % tăng lên
Tài sản % Nguồn vốn %
1. Tiền mặt 1,06 1. Phải trả người bán 1,27
2. Khỏan phải thu 5,2 2. Phải nộp ngân sách 0,12
3. Hàng tồn kho 0,53 3. Phải trả công nhân viên 0,046
4. TSCĐ khác 0,59 4. Phải trả khác 1,05
Tổng cộng 7,38 Tổng cộng 2,486
Như vậy cứ một đồng doanh thu tăng lên thì cần bổ xung 0,0738 đồng tài sản
và cứ một đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp chiếm dụng được 0,02486đồng
của khách hàng. Do đó thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên thì cần bổ xung: 0,0738
- 0,02486 = 0,04894 đồng
Vì vậy nhu cầu vốn bổ xung năm 2003 là:
(24.520.000.000 - 20.680.000.000) x 0,04894 = 187.929.600đ
Nếu Công ty vẫn giữ tỷ lệ doanh lợi như năm 2002:
LN
=
268.600.000
= 0,013 = 1,3%
DT 20.680.000.000
Thì lợi nhuận của Công ty năm 2003 là:
1,35 x 24.520.000.000 = 318.760.000đ
Như vậy Công ty có thể lấy lợi nhuận để lại của năm trước để bổ xung nguồn
vốn cho năm tới.
Phần IV
Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của Công ty cổ phần hà bắc
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường việc bảo toàn vốn
sản xuất là yếu tố có tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Qua thời gian thực
tập tại Công ty Cổ phần Hà Bắc em xin được đưa ra một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
1.Vốn cố định (chi tiết hơn).
Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn,
quy mô và trình độ trang bị máy móc là nhân tố quyết định tới khả năng cạnh tranh
và hoàn thành công việc mà Công ty có kế hoạch đề ra sẵn. Vậy để sử dụng một
cách có hiệu quả nguồn vốn cố định em cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đánh giá lại tài sản cố định.
Đánh giá chính xác giá trị TSCĐ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thu hồi lại
vốn, qua việc đánh giá lại TSCĐ giúp cho người quản lý nắm được tình hình biến
động của vốn để có biện pháp điều chỉnh số vốn thích hợp.
Theo ý kiến của em thì hàng năm Công ty phải tiến hành kiểm kê đánh giá và
phân loại TSCĐ vào cuối năm nhằm kiểm tra lại số lượng, tài sản của Công ty,
đồng thời đánh giá lại tài sản để lấy đó làm căn cứ tính khấu hao cho phù hợp.
Để sử dụng hiệu quả vốn cố định và bảo toàn được số vốn Công ty nên tiến
hành khấu hao nhanh để thu hồi lại số vốn đã bỏ ra.
Công ty phải tiến hành sửa chữa TSCĐ thường xuyên theo định kỳ nhằm duy
trì năng lực hoạt động cho máy móc trong đời sống hoạt động của nó. Đồng thời
mua những máy móc mới và sa thải, thanh lý, nhượng lại những TSCĐ bị hỏng
nặng không thể sửa chữa và lạc hậu để thu hồi vốn và tái đầu tư vào TSCĐ.
2. Vốn lưu động.
Việc quản lý TSLĐ và vốn lưu động, hiệu quả sử dụng VLĐ phụ thuộc vào
việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. Do đó Công ty cần
phải quản lý TSLĐ và VLĐ của một một cách chặt chẽ. Việc quản lý và sử dụng
VLĐ là khâu quan trọng trong công tác tài chính doanh nghiệp. Trong đó việc bảo
toàn VLĐ là vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Để
bảo toàn được số vốn lưu động của mình Công ty nên thực hiện một số biện pháp
sau.
Định kỳ tiến hành kiểm kê kiểm soát đánh giá lại toàn bộ số vật tư hàng hóa,
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn lưu động hiện có của Công
ty.
Những khoản vốn dùng trong thanh toán, vốn chiếm dụng cần có biện pháp
đôn đốc và giải quyết tích cực để thu hút tiền về nhanh chóng và sử dụng ngay vào
sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ.
Lập kế hoạch tính toán thật chính xác về số lượng nguyên vật liệu, kiểm tra
giám sát chặt chẽ khâu cung ứng đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và sử dụng hợp lý
tiết kiệm số nguyên vật liệu đó.
Mục lục
Phần i: quá trình hình thành và phát triển củâ Công ty cổ phần hà bắc
I. Đặc điểm chung của Công ty ............................................................. 1
1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 1
2. Nhiệm vụ hiện nay của Công ty ........................................................... 3
3. Bộ máy quản lý của Công ty ................................................................ 4
4. Đặc điểm cơ cấu sản xuất của Công ty ................................................ 6
Phần II: thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty cổ phần hà bắc
I. Những vần đề cơ bản về vốn và vai trò của vốn trong sản xuất kinh
doanh ................................................................................................................ 8
1. Khái niệm và vai trò của vốn ............................................................... 8
1.1. Khái niệm .......................................................................................... 8
1.2. Vai trò ............................................................................................... 8
2. Cơ cấu các loại vốn ............................................................................. 8
2.1. Vốn cố định ....................................................................................... 8
2.2. Vốn lưu động .................................................................................... 9
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...................................... 9
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ........................................................... 9
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ....................................10
II. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty ...............11
1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ ..........................................................11
2. Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ .....................................................................12
3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ ........................................................12
4. Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận VCĐ ..............................................................13
5. Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận VCĐ ..............................................................13
6. Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận VLĐ ..............................................................14
7. Chỉ tiêu hàm lượng VLĐ .....................................................................15
8. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ............................15
9. Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh ...............................15
10. Đánh giá tốc độ luân chuyển VLĐ qua các năm ................................16
- Số vòng quay của VLĐ ..........................................................................16
- Số ngày luân chuyển 1 vòng quay của VLĐ ...........................................17
- Số vòng quay vốn của toàn doanh nghiệp .............................................17
- Mức tiết kiệm vốn ..................................................................................18
- Nhận xét chung .....................................................................................18
III. Khả năng thanh toán của Công ty qua các năm ...........................20
1. Khả năng thanh toán hiện hành ............................................................20
2. Tỷ suất về khả năng thanh toán của VLĐ ............................................21
3. Khả năng thanh toán tức thời ..............................................................21
4. Khả năng thanh tóan của Công ty .......................................................22
IV. Kế hoạch sử dụng vốn của Công ty năm 2003 ...............................22
Phần III: những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần hà bắc.
1. Vốn cố định .........................................................................................25
2. Vốn lưu động ......................................................................................26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 640_674.pdf