Tiểu luận Quản lý Môi trường đô thị và khu công nghiệp

Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 Các cơ quan chức năng phải tăng cường phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau: Yêu cầu tất cả các chủ đầu tư các khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, xây dựng khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại theo đúng quy định của Luật trong khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu tất cả các dự án đầu tư trong khu công nghiệp có nước thải phải xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp. Các doanh nghiệp có khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải có hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải. Tất cả các doanh nghiệp có chất thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý Môi trường đô thị và khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MôC LôC Ch­¬ng I Tæng quan vÒ khu c«ng nghiÖp quang minh 1.1. Giíi thiÖu chung Khu công nghiệp Quang Minh được thành lập theo Quyết định số 3742/2004/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 22 tháng 10 năm 2004 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.  Khu công nghiệp Quang Minh là Khu công nghiệp đa ngành, bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; Cơ khí... Đến cuối tháng 10-2004, khu Công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) đã thu hút 148 dự án đầu tư; trong đó có 20 dự án nước ngoài và 128 dự án trong nước được cấp giấy phép xây dựng trên diện tichs 2.300ha với số vốn đầu tư 4.900 tỷ đồng và 100 triệu USD. Dự kiến khi các dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 34.000 lao động. Hiện nay đã có 117 dự án đang tiến hành xây dựng, lắp đặt thiết bị; 16 dự án đã đi vào hoạt động, 15 dự án đang triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng Bản đồ quy hoạch KCN Quang Minh 1.1.1. VÞ trÝ ®Þa lý Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có diện tích 344,4 ha với phạm vi, ranh giới được xác định như sau: - Phía Bắc     : Giáp khu dân cư ven sông Cà Lồ thuộc xã Quang Minh - Phía Nam   : Giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài - Phía Đông  : Giáp xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP Hà Nội - Phía Tây    : Giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai Khoảng cách đến Khu công nghiệp Quang Minh: * Cách Sân bay quốc tế Nội Bài: 3 km * Cách trung tâm Thành phố Hà Nội: 15 km * Cách Cảng Hải Phòng: 100 km * Cách Cảng nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân: 120 km  Khu công nghiệp Quang Minh nằm giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài và đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền kề cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, ở đầu trục giao thông đường sắt và đường Quốc lộ 18 từ trung tâm miền Bắc ra Cảng Hải Phòng và Cảng nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. 1.1.2. DiÖn tÝch ®Êt Quy hoạch chung 1.600 ha, trong đó diện tích đất giai đoạn 1 là 344,4 ha, đến hết tháng 3-2004 đã lấp đầy 100% diện tích công nghiệp cho thuê giai đoạn 1, tỉnh đang quy hoạch mở rộng khu công nghiệp này thêm 150 ha. 1.1.3. Lùc l­îng lao ®éng  Hà Nội là nơi hàng năm cung cấp hàng vạn lao động được đào tạo chuyên sâu về quản lý, kỹ thuật và tay nghề cao. Dân số TP Hà Nội khoảng 6,5 triệu người, trong đó khoảng 70% là dân số trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn lao động cung cấp đầy đủ cho nhu cầu trong Khu công nghiệp. Khoảng cách từ trung tâm TP Hà Nội đến Khu công nghiệp khoảng 07 km, đảm bảo cho việc lực lượng lao động từ Hà Nội đi lại hàng ngày đến KCN thuận tiện và dễ dàng. 1.2. C¬ së h¹ tÇng khu c«ng nghiÖp 1.2.1. §Êt ®ai * Cao độ san nền trung bình 9,8 m * Chất đất: cứng và đã san nền 1.2.2. Nguån ®iÖn - Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định được lấy từ tuyến điện cao thế của Thành phố Hà Nội. - Tổng công suất toàn khu khoảng 60.000 KVA. - Mạng lưới điện được cung cấp dọc các đường giao thông nội bộ trong KCN. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tuỳ theo công suất tiêu thụ. 1.2.3. HÖ thèng tho¸t n­íc Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông trong khu vực. Nước thải được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải của KCN. 1.2.4. Xö lý n­íc th¶i vµ chÊt th¶i r¾n  Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được Doanh nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn tối thiểu mức nước C trước khi xả ra hệ thống đường nước thải chung của KCN. Sau đó, KCN sẽ tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Chính Phủ Việt Nam. Chất thải rắn: các Nhà máy trong KCN sẽ ký Hợp đồng phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải với các Đơn vị có chức năng phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải để vận chuyển rác thải ra khỏi KCN tránh gây ô nhiễm môi trường. 1.2.5. HÖ thèng cung cÊp n­íc s¹ch Hệ thống cung cấp nước sạch được đấu nối đến tận chân tường rào từng Doanh nghiệp. 1.2.6. HÖ thèng giao th«ng néi bé trong khu c«ng nghiÖp - Hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý để phục vụ cho việc đi lại cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện - Hệ thống đường khu trung tâm rộng 36m, đường nhánh rộng 24m. - Hệ thống đường chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường. 1.2.7. HÖ thèng c©y xanh Hệ thống cây xanh chiếm 10-12% diện tích toàn KCN, kết hợp giữa cây xanh tập trung và cây xanh dọc các tuyến đường tạo cảnh quan chung của KCN. 1.2.8. HÖ thèng th«ng tin Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến chân hàng rào của từng Doanh nghiệp. 1.3. HiÖn tr¹ng m«i tr­êng t¹i khu c«ng nghiÖp 1.3.1. ¤ nhiÔm m«i tr­êng t¹i khu c«ng nghiÖp Quang Minh Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội, kết quả kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp (KCN) Quang Minh (huyện Mê Linh) cho thấy, tất cả 32 đơn vị đều vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm trọng. Qua kiểm tra, chỉ có 2 cơ sở được kiểm tra có chất lượng nước xả thải đạt tiêu chuẩn cho phép; có 10 cơ sở chất lượng nước xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần. Việc quản lý chất nguy hại của các DN trong KCN chưa tốt, có tới 27 cơ sở quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, như chất thải không được phân loại, để ngoài trời, lẫn với rác thải sinh hoạt; không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng. Ngoài ra, trong KCN Quang Minh có tới 14 cơ sở khai thác nước ngầm không có giấy phép, hoặc khai thác nước vượt quá lưu lượng cho phép trong giấy phép. Đoàn kiểm tra của Sở TNMT Hà Nội đã lấy mẫu nước, đất, không khí ở nhiều vị trí xung quanh KCN để quan trắc, đánh giá tổng thể. Các thông số được đưa ra phân tích cho từng chất lượng môi trường để so sánh với Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và nồng độ tối đa cho phép. Chất lượng môi trường không khí xung quanh tại điểm sát tường rào ngăn cách giữa KCN và khu vực xung quanh cho thấy: Nồng độ bụi cao hơn TCVN cho phép 1,108 lần, nồng độ H2S vượt giới hạn cho phép 3,379 lần. Ở một số địa điểm khác, kết quả quan trắc cũng cho thấy, H2S và bụi vượt quá giới hạn cho phép của TCVN nhiều lần. Về kết quả phân tích nước mặt, cơ quan chức năng cũng đã phân tích các thông số pH, màu sắc, BOD5 ở 20 độ C, COD, Amoni, Hg, Ni, Photpho, Coliform… ở các địa điểm quanh khu công nghiệp, mương thoát nước ở khu dân cư đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ số về Amoni đều rất cao, vượt trên 10 lần. Phân tích nước thải tại cống thải chung của KCN (bao gồm nước thải sau khi xử lý, nước thải từ hệ thống thoát nước mặt, nước thải chưa được xử lý của các cơ sở), kết quả cũng cho thấy: Nồng độ các chất như TSS, Sun fua (S2-), Fe, BOD5 ở 20độ C… cũng đều vượt giới hạn cho phép. Đặc biệt, kết quả phân tích nước ngầm tại một số điểm trong khu dân cư ở thôn Ấp Tre cho thấy hàm lượng Colifom (chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh) vượt quá cao giới hạn. Kết quả quan trắc mẫu đất, phân tích các thông số As, Cu, Zn cũng vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần. Kết quả quan trắc môi trường xung quanh KCN Quang Minh cho thấy có nhiều chất gây nguy cơ ung thư trong môi trường xung quang KCN này như Benzen (C6H6), Thủy ngân (Hg) và H2S đều vượt xa mức cho phép, có nơi nồng độ Hg đo được vượt 17 lần, H2S vượt gần 4 lần. 1.3.2. Thùc tr¹ng qu¶n lý m«i tr­êng t¹i khu c«ng nghiÖp Quang Minh Chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải: Có 29/32 cơ sở phát sinh nước thải được xử lý chiếm 90,6%. Trong đó 16 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải; 7 cơ sở chỉ có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ; 7 cơ sở ký hợp đồng xử lý nước thải với Công ty CP Đầu tư phát triển ngành nước WD. 1 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành, nước thải không được xử lý; 2 cơ sở phát sinh nước thải không được xử lý, thải thẳng ra môi trường. Chỉ có 2 cơ sở được kiểm tra có chất lượng nước xả thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Có tới 10 cơ sở chất lượng nước xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần. Thực hiện giám sát môi trường trong khu công nghiệp chưa nghiêm: Việc thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thực hiện chưa nghiêm chỉnh, có 13/32 cơ sở thực hiện chương trình giám sát môi trường (chiếm tỷ lệ 40,6%). Nhưng chỉ có 9/32 cơ sở thực hiện giám sát đầy đủ đúng quy định (chiếm tỷ lệ 28,1%) và kết quả giám sát môi trường định kỳ không được gửi đến cơ quan quản lý môi trường địa phương theo quy định. Việc quản lý chất nguy hại chưa tốt: bởi chỉ có 15 cơ sở(chiếm 46,9%) đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; 5 cơ sở (chiếm 15,6%) thực hiện công tác thu gom và quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại theo đúng quy định. Còn lại 27 cơ sở quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, như chất thải không được phân loại, để ngoài trời, lẫn với rác thải sinh hoạt; không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng. Vô tư khai thác nước ngầm: 14 cơ sở khai thác nước ngầm không có giấy phép, khai thác nước vượt quá lưu lượng cho phép trong giấy phép. Hầu hết các cơ sở khai thác, sử dụng nước ngầm đều không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng, không có sổ nhật ký vận hành, không thực hiện chế độ quan trắc, báo cáo định kỳ chất lượng nước khai thác tới cơ quan chức năng theo quy định. Xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép: Có 13 cơ sở xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép, xả nước thải vượt quá lưu lượng cho phép trong giấy phép. Hầu hết các cơ sở đều không thực hiện chế độ quan trắc chất lượng nước xả thải trước khi thải ra môi trường, không báo cáo định kỳ tới cơ quan chuyên môn theo quy định. Các cơ sở nằm trong khu công nghiệp Quang Minh không tự xử lý được nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, Đoàn kiểm tra đã đề nghị cơ sở ký hợp đồng xử lý nước với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Đức để xử lý triệt để nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường... Rõ ràng, trước thực trạng này, vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp cần được thực hiện nghiêm túc hơn. Ch­¬ng II C¸c gi¶i ph¸p cÇn thùc hiÖn ®Ó ®¶m b¶o sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng cña khu c«ng nghiÖp 2.1. C¸c gi¶i ph¸p kü thuËt, c«ng nghÖ 2.1.1. Gi¶i ph¸p b¶o vÖ m«i tr­êng kh«ng khÝ Đối với nguồn thải bụi và khí thải từ các phương tiện GTVT, bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm, đây là nguồn phân tán, khó tập trung nên sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ngay tại nguồn phát sinh và trên đường phát tán như: Xe chở nguyên liệu rời, dễ phát sinh bụi... phải được phủ bạt để hạn chế phát tán bụi và không khí. Thường xuyên làm vệ sinh, thu gom rác, quét bụi, phun nước đường đi, sân bãi... để giảm lượng bụi do các phương tiện giao thông vận tải, xe cộ ra vào KCN, nhất là vào những ngày hanh khô, nắng nóng; Các khoảng trống được tận dụng bố trí mảng cây xanh thích hợp để tạo cảnh quan, cải thiện chất lượng không khí và vi khí hậu. Diện tích cây xanh chiếm 30% tổng diện tích KCN. Ngoài bụi, các phương tiện GTVT chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu DO. Khi động cơ đốt cháy nhiên liệu này sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí như SO2, NO2,, CO, THC... Để hạn chế ô nhiễm không khí do khí thải của các phương tiện giao thông ra vào KCN, KCN sẽ tập trung thực hiện các biện pháp sau: Không cho xe nổ máy trong khi đang giao, nhận hàng. Xe chở đúng trọng tải hàng quy định, sử dụng đúng nhiên liệu với thiết kế của động cơ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về lưu thông. Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt. Các phương tiện phải đảm bảo đủ các điều kiện lưu hành, trong thời hạn cho phép theo đúng quy định của bộ Giao thông Vận tải. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm hiện đại tiên tiến để nhằm giảm thiểu tới mức bé nhất quá trình ô nhiễm môi trường. Các thiết bị xử lý khí thải trong các phân xưởng sản xuất của KCN cần được thực hiện trong quá trình lắp đặt thiết bị máy móc và hoàn thành trước khi đi vào hoạt động. KCN báo cáo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường về công tác lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm khí thải để các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa KCN vào hoạt động chính thức. 2.1.2. Gi¶m thiÓu « nhiÔm nhiÖt Dùng các biện pháp làm thông gió để thông thoáng nhà xưởng. Thông thoáng nhà xưởng trong KCN có thể sử dụng 2 phương pháp sau: Thông thoáng nhà xưởng tự nhiên: Thông gió cưỡng bức (Sử dụng quạt hút gió) Các biện pháp thông thoáng nhà xưởng cưỡng bức cần được thiết kế và thực hiện trong quá trình thi công xây dựng. Dự án phải đảm bảo hoàn thành các công trình này trước khi đưa Dự án vào hoạt động sản xuất. 2.1.3. Gi¶m thiÓu « nhiÔm tiÕng ån Các nhà xưởng phải có các bộ phận giảm âm, trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân, đặc biệt ở những khâu sản xuất phát sinh tiếng ồn. Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị máy móc, cải tiến qui trình công nghệ theo hướng giảm tiếng ồn. Trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, nhà xưởng, các bãi đất trống để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, tiếng ồn và ngăn bụi phát tán ra bên ngoài. Đồng thời còn tạo thẩm mỹ và cảnh quan môi trường, diện tích cây xanh trồng trong khu vực KCN đạt tỷ lệ 30% tổng diện tích đất của KCN. 2.1.4. Gi¶i ph¸p b¶o vÖ m«i tr­êng n­íc - Nước thải sản suất: Trong các nguồn nước thải thì lượng nước thải phải xử lý thường xuyên là nước thải có tính kiềm và acid. - Nước thải sinh hoạt: Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt của khu vệ sinh là xây bể tự hoại 3 ngăn. Trong khu vực KCN, các khu vệ sinh đều sử dụng bể tự hoại loại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước và khối lượng. - Nước mưa chảy tràn: Các nhà xưởng sản xuất đều được che phủ để tránh nước mưa, ngoài ra có hệ thống rãnh xung quanh các hạng mục công trình để thu gom nước mưa. Nước mưa trước khi đổ ra ngoài KCN sẽ được qua hố ga để thu gom các chất rắn lơ lửng, các cặn kim loại. Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời. Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước. 2.1.5. Qu¶n lý chÊt th¶i r¾n Chất thải rắn sinh hoạt của KCN được chứa trong thùng nhựa có nắp đậy kín, được bố trí ngay tại các nơi phát sinh và sẽ được thu gom. Chất thải rắn thông thường được thu gom hàng ngày và xử lý theo quy định. Chất thải rắn nguy hại được thu gom và thuê các cơ quan có chức năng xử lý theo quy trình quản lý chất thải nguy hại. KCN sẽ đặt các thùng thu gom rác và phân công nhân viên vệ sinh thu gom rác hàng ngày tại nguồn phát sinh. Loại rác này được tập kết tại nơi qui định và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý hàng ngày. 2.2. C¬ chÕ chÝnh s¸ch vµ qu¶n lý m«i tr­êng 2.2.1. C¬ chÕ chÝnh s¸ch Chính phủ yêu cầu ngay trong năm 2008, tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 60%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 80%; tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại: 64% và xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 60%. Các khu công nghiệp phải tập trung nỗ lực bảo vệ và cải thiện tài nguyên môi trường, bảo đảm cho mọi người dân quanh vùng đều được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa lượng rác chôn lấp. Đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào kế hoạch, chương trình, dự án và coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá các giải pháp phát triển của các khu công nghiệp. Lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường vào các quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất, kinh doanh của các khu công nghiệp, bảo đảm quy hoạch phát triển bền vững và không làm giảm tài nguyên. Không ngừng cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động của môi trường đối với khu vực phát triển sản xuất, kinh doanh. Thử nghiệm các phương án, chính sách để tăng thêm sự tham gia của người dân khu vực trong các dự án sản xuất; bảo đảm tiếp cận lâu dài nguồn nước bằng cách tăng cường bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt. Khuyến khích phát triển áp dụng các công nghệ sạch và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường. Cần có cơ chế chính sách thực hiện nghiêm việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với toàn khu cũng như đối với mỗi dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Khuyến khích các nhà máy áp dụng những quy trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch. Tiến hành di chuyển một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm lớn, không thể khắc phục được. Ưu tiên cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các xơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tiến hành kiểm toán chất thải, đánh giá môi trường. Kiên quyết không cấp phép cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý ô nhiễm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ sạch và các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tới mức tối đa chất thải phát sinh. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số khu công nghiệp đến nay chưa được giải quyết do tồn tại nhiều nguyên nhân, trong đó có khó khăn về vốn để đầu tư các công trình xử lý. Do đó, để hỗ trợ một phần vốn cho các doanh nghiệp xử lý chất thải, trong thời gian tới các cơ quan có trách nhiệm nên phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp xác định nguyên nhân gây ô nhiễm tại một số doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhận thức về trách nhiệm trong xử lý chất thải nhưng khó khăn về vốn thì các cơ quan chức năng nên có kiến nghị tới địa phương để hỗ trợ vốn cho Doanh Nghiệp. Cần có kế hoạch đâu tư thêm về phương tiện, máy móc thiết bị cho các đơn vị có trách nhiệm về quản lý môi trường trong các KCN như Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN. Kể cả các phòng thí nghiệm cũng như các thiết bị văn phòng, các phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần bổ sung kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường cũng như mở các lớp bồi dưỡng cho số cán bộ bán chuyên trách về quản lý môi trường ở các DN nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ này. Ngoài ra, cũng cần có những chính sách ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích các DN kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tại KCN của mình. Để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các KCN hiện nay, rất cần sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên: chính quyền, Cty kinh doanh hạ tầng và các DN hoạt động trong KCN. Theo đó, không chỉ Cty kinh doanh hạ tầng chú trọng xây dựng nhà máy xử lý NTTT, các DN trong KCN cũng cần xây dựng nhà máy xử lý nước thải cục bộ thật tốt và đấu nối xả thải vào nhà máy xử lý NTTT của KCN. Còn các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát. Các cơ quan chức năng sớm ban hành các giới hạn môi trường cho phù hợp với từng ngành nghề công nghiệp khác nhau; quy định cụ thể về việc xử lý chất thải rắn của các DN trong KCN, tránh tình trạng chỉ bắt buộc Cty hạ tầng đầu tư công trình xử lý chất thải rắn trong khi lại không quy định các DN trong KCN phải sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý chất thải của KCN; quy định cụ thể để các DN  gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ về Cty hạ tầng; có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường và Cty phát triển hạ tầng. 2.2.2. T¨ng c­êng c«ng t¸c qu¶n lý m«i tr­êng a) Công cụ pháp lý Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 Các cơ quan chức năng phải tăng cường phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau: Yêu cầu tất cả các chủ đầu tư các khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, xây dựng khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại theo đúng quy định của Luật trong khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu tất cả các dự án đầu tư trong khu công nghiệp có nước thải phải xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp. Các doanh nghiệp có khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải có hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải. Tất cả các doanh nghiệp có chất thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài. b) Công cụ kinh tế Phí bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế hiệu quả nhằm ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp. Vì vậy, cục cảnh sát môi trường phải tăng cường phối hợp với các ngành, đặc biệt là: Sở Tài Chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và Cục thuế tỉnh tổ chức giám định toàn bộ chất thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp để tăng nguồn thu cho ngân sách đầu tư xử lý môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các công trình xử lý chất thải, nếu không phải bị nộp mức phí cao hơn rất nhiều. c) Tăng cường năng lực quản lý Xây dựng hệ thống văn bản và hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) của doanh nghiệp. Hệ thống văn bản, tài liệu của HTQLMT được xem như những tài liệu giải thích về hoạt động của HTQLMT. Nó cũng có thể được coi như những sơ đồ chỉ dẫn tới toàn bộ HTQLMT. Các tài liệu này có thể được duy trì ở dạng điện tử hoặc giấy tờ, tuỳ thuộc vào doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra, doanh nghiệp cần đề ra các chương trình quản lý môi trường cụ thể để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó. Để đảm bảo tính hiệu quả, chương trình QLMT cần chỉ định trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong việc tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra; xác định phương tiện, phương thức, công cụ, nguồn lực cần thiết cũng như khung thời gian để đạt được các mục tiêu và chỉ đó. Để tăng cường công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp đòi hỏi phải có đủ nguồn nhân lực, củng cố bộ máy quản lý môi trường ở các KCN. Cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường cho từng đơn vị, từng cá nhân đã được phân công, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các đơn vị này trong quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường. Rà soát lại bộ máy quản lý môi trường cho các KCN từ Sở Tài nguyên và Môi trường của Thành phố cho đến Ban Quản lý các KCN và Chế xuất, các DN kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đến từng DN đang sản xuất trong KCN, bộ phận nào thiếu cán bộ cần sớm bổ sung, kiện toàn. d) Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải có phương pháp đào tạo thích hợp cho nhân viên của mình, những người mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể tới môi trường. Việc đào tạo nhằm giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ với chính sách môi trường, các quy trình và với HTQLMT. Họ cũng phải hiểu rõ công việc của họ có thể tạo ra những tác động tới môi trường như thế nào và trách nhiệm cụ thể của họ là gì. Mọi người tại mọi phòng ban chức năng đều có vai trò nhất định trong việc quản lý môi trường của doanh nghiệp. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải rất đa dạng. Mọi người trong doanh nghiệp cần được đào tạo về chính sách môi trường, các tác động môi trường đáng kể của công việc của họ... Để giải quyết vấn đề môi trường của các khu công nghiệp, điều quan trọng là đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu được các quy định của pháp luật về môi trường, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp và các ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định của pháp luật về môi trường, đặc biệt là các văn bản dưới luật để thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan QLMT DT & KCN - CHMT 2008.doc
  • docBia tieu luan QL MT DT & KCN - CNMT 2008.doc
Luận văn liên quan