Tiểu luận Quản lý nhà nước - Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng

Do việc tuyên truyền các Văn bản Pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước ở Bình Dương nói chung và ở các vùng nông thôn nói riêng chưa được phổ biến và rộng rãi, người dân chưa thật sự ý thức được việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người dân. Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi cá đạt nhiều lợi nhuận thì người dân tập trung về các hồ với số lượng nhiều để nuôi cá, nhưng người dân thật sự không ý thức được việc vô tình thả các thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế, thuốc phòng trị bệnh cá đã gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước trong hồ. Mặt khác do chi phí đầu tư cho số lồng, bè cá nhiều ( hàng trăm triệu đồng mỗi hộ) cho nên để giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá trên lòng hồ theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh gặp nhiều khó khăn và chậm trễ.

doc14 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý nhà nước - Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Trang 2 Lời cảm ơn Trang 3 Lời mở đầu Trang 4 Mô tả tình huống Trang 6 Xác định mục tiêu xử lý tình huống Trang 8 Phân tích nguyên nhân và hậu quả Trang 9 Xây dựng các phương án giải quyết và lựa chọn Trang 10 Kế hoạch thực hiện phương án chọn Trang 12 Kết luận và kiến nghị Trang 14 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: Lôøi Caûm Ôn ! Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng toàn thể giáo viên của nhà trường đã hướng dẫn tôi trong khoá học vừa qua. Thông qua khoá học này đã giúp tôi có được những kiến thức về Quản lý Nhà nước và pháp luật, quản lý Nhà nước về hành chính, quản lý Nhà nước về ngành - lĩnh vực, cũng như đã hướng dẫn tôi viết bài tiểu luận theo phương pháp tình huống. Sau khi hoàn thành tiểu luận này, tôi cảm thấy tự tin hơn trong công tác bởi vì qua việc phân tích xử lý tình huống đã rèn luyện cho tôi những kỹ năng quản lý, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và độc lập trong quá trình giải quyết công việc. Đó là những kiến thức về thực tế hết sức quý báu giúp tôi thêm kinh nghiệm trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo cơ quan giao cho. . Lôøi Môû Ñaàu - Nước là một loại tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cữu. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người cũng như trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại. Là một trong những yếu tố hàng đầu của sự sống, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động về dân sinh kinh tế con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, công nghiệp, thủy điện và chăn nuôi thủy hải sản - Theo quan niệm của nhiều người trước đây, nước được coi là nguồn tài nguyên quý giá mà nhân loại tưởng chừng như vô tận. Song, thực tế nó rất có giới hạn và đang trên đà bị cạn kiệt, ô nhiễm trầm trọng. Trong những năm gần đây, do sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên và địa hình có độ dốc lớn làm lượng nước mưa thoát nhanh, mặt khác do phân bố lượng mưa chỉ tập trung chủ yếu vào 6 tháng mùa mưa nên có sự thiếu nước trầm trọng vào các tháng mùa khô. - Khi sự phát triển của xã hội loài người còn ở mức thấp, nước chỉ được coi như là một môi trường cần thiết cho sự sống và tồn tại của con người, khi đó nước chưa được coi như là một loại tài nguyên thực sự. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, nước sạch trở nên ngày càng khan hiếm, trái lại nguồn nước ô nhiễm do con người thải ra càng nhiều, môi trường dần trở nên mất cân bằng sinh thái. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển do sự mất cân đối giữa yêu cầu về nước với lượng nước có được trong thiên nhiên thì nguồn nước được coi là một loại tài nguyên quý cần được bảo vệ và các luật nước ra đời cùng với nó. Ở nhiều nước trên thế giới, luật nước đã có từ rất sớm và có nội dung cụ thể với mục tiêu là bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn nước cho trước mắt và cả lâu dài. - Mặt khác, nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhìn thấy vấn đề bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn nước là thực sự quan trọng và cần thiết. Luật nước được ra đời là biểu hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ ta trong vấn đề này. Đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chúng ta phải tập trung xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh, sản xuất đầy đủ sản phẩm cho nội địa và xuất khẩu. Đó là một nền nông nghiệp đa dạng phát triển toàn diện và từng bước hiện đại hóa. Trong điều kiện đất đai, địa hình bất lợi cho việc tưới nước, trữ nước, khí hậu thất thường theo mùa, lượng nước mưa lớn nhưng phân bố không đều trong năm và không đều theo vùng địa lý đã tạo nên nhiều vùng đất rất thiếu nguồn nước, đặc biệt trong mùa khô. Để góp phần đưa nền nông nghiệp tiến lên ngang tầm với các nước khu vực, nhà nước ta đã có nhiều giải pháp cụ thể về giống, về kỹ thuật và các cơ chế quản lý nước, nhiều vấn đề bức xúc được đặt ra cho các nhà khoa học, một trong những vấn đề đó là làm thế nào để khai thác những vùng đất có nhiều tiềm năng nông nghiệp trong các điều kiện thiếu nước. Chính vì các vấn đề trên mà mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 1425/QĐ-CT ngày 15/12/2005 về việc chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên lòng hồ H - thuộc huyện A - tỉnh Bình Dương, nhằm bảo vệ môi trường nước trong sạch trong lòng hồ một cách bền vững, lâu dài để đảm bảo nguồn nước phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân vùng hạ du hồ. Trong tiểu luận này tôi xin đề cập đến việc đưa ra và xử lý tình huống: Tỉnh đã có chủ trương không cho tiếp tục nuôi cá lồng, cá bè trên lòng hồ H để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu phải giải quyết dứt điểm để trả lại sự thông thoáng cho lòng hồ. Qua thời gian học tập tại trường, dưới sự hướng dẫn của Thầy, Cô, bản thân tôi đã tiếp thu được một số kiến thức về Quản lý Nhà nước. Bài tiểu luận cuối khóa này, giúp tôi cũng cố được các kiến thức mình đã học, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết tình huống. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu xót trong việc giải quyết tình huống này, rất mong được sự thông cảm của Thầy,Cô. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG: - Hồ chứa nước H ở huyện A- tỉnh Bình Dương là một trong những hồ chứa lớn thứ 3 của tỉnh Bình Dương với dung tích hồ là 0,85 tỷ m3. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất Nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt của nhân dân trong vùng hạ du hồ vào những tháng mùa khô. - Hồ do Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. - Công ty Khai thác thủy lợi Y- tỉnh Bình Dương là đơn vị trực tiếp quản lý khai thác. - Gần đây số hộ nuôi cá trên lòng hồ ngày càng nhiều (195 hộ với 1.156 lồng, bè cá) đã làm cho nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm trầm trọng do trong thời gian nuôi cá, các thức ăn công nghiệp (đặc biệt là thức ăn do người dân tự chế), thuốc phòng trị bệnh cá và sinh hoạt của người nuôi cá trên bè thải xuống hồ với số lượng lớn. Để bảo vệ môi trường nước trong sạch tại hồ H một cách bền vững và lâu dài, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1425/QĐ-CT ngày 15/12/2005 về việc chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên lòng hồ H - thuộc huyện A - tỉnh Bình Dương. - Sau khi nhận được Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp đã ra công văn số 175/CV-SNN ngày 20/12/2005 đề nghị Công ty Khai thác thủy lợi Y- tỉnh Bình Dương giải quyết vấn đề này. - Tuy nhiên, thực trạng chấp hành của người dân chưa tốt, số lượng lồng, bè cá trên lòng hồ còn khá nhiều, đã nửa năm nay mà Công ty Khai thác thủy lợi Y- tỉnh Bình Dương mới chỉ giải tỏa được ¼ số lồng, bè cá trên hồ. Trong đó có 142 hộ thả đợt cá mới ngay sau thời gian thông báo của Công ty (chủ yếu là thả vào ban đêm nên đơn vị quản lý hồ khó phát hiện), một số đối tượng là Cán bộ- Công nhân viên, Đảng viên cũng không chấp hành chủ trương này. - Và mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh lại có công văn số 1787/ UBND-SX ngày 12/4/2006 yêu cầu tiếp tục thực hiện chủ trương giải tỏa số lồng, bè cá còn lại trên lòng hồ một cách dứt điểm và hàng tháng phải có báo cáo vể Ủy ban. - Xét thấy sự việc trở nên cấp bách không thể giải quyết trì trệ, kéo dài như trước đây nữa, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cần phải có các biện pháp xử lý cứng rắn hơn, kiên quyết hơn, phải có sự phối hợp với nhiều Ban, Ngành, cơ quan chức năng khác một cách chặt chẽ để giải quyết công việc một cách có hiệu quả hơn. Đứng về phương diện là một chuyên viên của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp và tham mưu cho lãnh đạo để xử lý tình huống trên nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao, nhưng phải đúng trình tự, đúng theo quy định của Pháp luật và hạn chế thiệt hại về tiền và của cho nhân dân, phải đảm bảo theo chủ trương khuyến khích của Ủy ban nhân dân tỉnh là tích cực vận động nhân dân tự di dời ra khỏi lòng hồ là chính. Để giải quyết tình huống này yêu cầu người cán bộ quản lý phải có chuyên môn vững, có kinh nghiệm xử lý và hiểu biết từ những kiến thức đã được học qua lớp bồi dưỡng qua lớp quản lý hành chính Nhà nước. Với thời gian có hạn, trong tiểu luận này tôi xin đưa ra những giải pháp xử lý tình huống tối ưu nhất, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những thiếu xót kính mong thầy cô góp ý để bản thân tôi trở thành một chuyên viên có kinh nghiệm hơn và giải quyết công việc được tốt hơn. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Hồ chứa nước H là hồ chứa không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà còn phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân vùng hạ du hồ trong những tháng mùa khô, nên việc kết hợp nuôi cá lồng, cá bè trên lòng hồ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trong hồ do trong thời gian nuôi cá các thức ăn công nghiệp, thuốc phòng trị bệnh cá và sinh hoạt của người nuôi cá trên bè sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước. Chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu là phải giải tỏa số lồng, bè cá nói trên để trả lại sự thông thoáng cho lòng hồ nhưng tránh gây thiệt hại cho người dân, chủ yếu là dùng các biện pháp tuyên truyền, vận động cho người dân tự di dời ra khỏi lòng hồ là chính. Như tình huống nêu trên, nếu Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn yêu cầu đơn vị quản lý hồ tiến hành cưỡng chế buộc các ngư dân phải giải tỏa số lồng, bè cá ngay khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người dân, bởi vì đa số các hộ dân nuôi cá đều phải vay vốn từ bên ngoài, một số hộ từ các tỉnh khác đến. Nhưng nếu xử lý thiếu kiên quyết như Công ty Khai thác thủy lợi Y trước đây thì không thể giải tỏa hết số lồng, bè cá nói trên để chấp hành chủ trương của nhà nước. Để giải quyết tình huống trên, yêu cầu người chuyên viên phải có hiểu biết, phải có trách nhiệm, phải phối hợp với các đơn vị khác và tham mưu lãnh đạo xử lý tình huống trên nhằm hoàn thành nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao, nhưng phải đúng trình tự, đúng luật để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ: 1. Nguyên nhân: Việc giải tỏa số lồng, bè cá trên lòng hồ của Công ty khai thác thủy lợi Y - tỉnh Bình Dương luôn bị dây dưa, không dứt điểm xuất phát từ những nguyên nhân sau: + Do việc tuyên truyền các văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước chưa được rộng rãi, do đó người dân ở nông thôn trong đó có người dân nuôi cá lồng, cá bè chưa thật sự ý thức được việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi người dân và của cả cộng đồng. + Do việc nuôi cá đạt nhiều lợi nhuận, thời gian gần đây nghề nuôi cá được coi là nghề “ hái ra tiền” nên thu hút nhiều nông dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi cá. Mặt khác, chi phí thuê mặt thoáng lòng hồ ở đây thấp do có chế độ ưu tiên cho cán bộ - Công nhân viên để cải thiện, nâng cao đời sống công nhân viên chức. + Do cán bộ của Công ty khai thác thủy lợi Y - tỉnh Bình Dương giải quyết thiếu kiên quyết, chưa làm hết trách nhiệm và còn thiên vị, chưa có sự chủ động phối hợp với các Ban, Ngành và các cơ quan khác để cùng nhau giải quyết dứt điểm. + Do người dân nuôi cá trong vùng thiếu sự tôn trọng pháp luật, không tuân thủ theo kỷ cương phép nước. 2. Hậu quả: Việc Công ty khai thác thủy lợi Y - tỉnh Bình Dương không giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá trên lòng hồ đã gây ra những hậu quả sau: + Do người dân ở vùng hạ du hồ chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên nguồn nước hồ bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, cây còi cọc không phát triển được, nếu nặng hơn nữa sẽ làm chết cây. Mặt khác, nguồn nước của hồ cũng chính là nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong các tháng mùa khô. + Nếu mặt đất có nguồn nước bị ô nhiễm thì các tầng nước đồng loạt bị ô nhiễm theo, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nặng nề các tầng nước ngầm trên diện rộng gây tổn hại đến đời sống của nhân dân trong vùng. * Về phía đơn vị quản lý hồ: + Không hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao. + Làm giảm uy tính của ngành đối với Ủy ban nhân dân tỉnh. + Tăng thêm thái độ xem thường kỷ cương pháp luật của nhân dân đối với Nhà nước. IV. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN: Với cương vị là 1 cán bộ của Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn đã được học qua lớp quản lý Nhà nước tại trường Chính Trị Bình Dương và căn cứ vào chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, tôi xin đưa ra các phương án giải quyết như sau: 1. Phương án 1: Tiến hành cưỡng chế, buộc các hộ nuôi cá phải lập tức di dời đến nơi khác hoặc có thể bán có non (cá chưa đủ tuổi) ngay sau khi có Công văn số 1787/ UBND-SX ngày 12/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương để trả lại sự thông thoáng cho lòng hồ. * Ưu điểm: - Nhanh chóng trả lại sự thông thoáng cho lòng hồ để nguồn nước không bị ô nhiễm. - Hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao. * Nhược điểm: Ngư dân buộc phải bán cá chưa đủ tuổi, gây thiệt hại cho các hộ dân và người dân khó có thể thu hồi vốn để trả lại số vốn đã vay. 2. Phương án 2: Chỉ xử phạt hành chính rồi cho các hộ nuôi tiếp. * Ưu điểm: Tiết kiệm được tiền của và công sức của nhân dân. * Nhược điểm: Các hộ nuôi cá sẽ tiếp tục thả đợt cá mới, tiếp tục nộp phạt và lại tiếp tục nuôi. Như vậy sẽ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá nói trên, sẽ tạo tiền lệ cho các hộ ngư dân xem thường kỷ cương phép nước, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến quyền lợi của các hộ dân sử dụng nước. 3. Phương án 3: Làm công văn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gia hạn thêm ngày giải tỏa cuối cùng sẽ là ngày 10/8/2006. Sau đó lập biên bản các hộ nuôi cá, buộc người dân phải cam kết tự di dời đến ngày 30/7/2006, từ 30/7/2006 đến ngày 10/8/2006 nếu hộ nào chưa di dời sẽ phạt hành chính và tiến hành cưỡng chế buộc phải di dời. * Ưu điểm: - Nhà nước quản lý chặt chẽ được nguồn tài nguyên nước, tránh ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Đồng thời vẫn bảo đảm được quyền lợi của người dân, giúp dân thu hồi được nguồn vốn của mình. - Phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. - Vẫn mang tính khả thi cao tuy phải làm công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục. * Nhược điểm: - Vẫn phải kéo dài tình trạng giải quyết thêm 03 tháng nữa mới giải tỏa xong lòng hồ. - Mất nhiếu thời gian, công sức để điều tra, tuyên truyền, vận động và thuyết phục. 4. Phân tích lựa chọn phương án: So sánh 3 phương án trên, phương án 3 là phương án tối ưu nhất. Đảm bảo giữ vững kỹ cương, phép nước và hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao để đảm bảo nguồn nước trong hồ không bị ô nhiễm. Đồng thời, là phương án ít gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nhất, giúp người dân thu hồi được phần nào nguồn vốn của mình. V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CHỌN: Sau khi nhân được công văn số 1787/ UBND-SX ngày 12/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện chủ trương giải tỏa lồng, bè cá trên lòng hồ một cách dứt điểm. Sở Nông nghiệp cần tiến hành giải quyết các bước như sau: Bước 1: Gởi Công văn mời đại diện Ủy ban nhân dân huyện A, phòng kinh tế huyện A, Công ty Khai thác thủy lợi Y- tỉnh Bình Dương, Công an hồ nước tổ chức buổi làm việc về việc khẩn trương thực hiện công tác giải tỏa số lồng, bè cá còn tồn tại trên lòng hồ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh (cuộc họp do Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Bình Dương chủ trì). Bước 2: - Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện A, phòng kinh tế huyện A, Công ty Khai thác thủy lợi Y, Công an hồ nước tổ chức điều tra thực tế một lần nữa để thăm dò tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc giải tỏa, di dời số lồng, bè cá nói trên. Bước 3: Sau cuộc họp Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn gửi Công văn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gia hạn thêm thời gian giải tỏa cuối cùng là ngày 10/8/2006 và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo: Sở Tài nguyên - Môi trường, đài phát thanh truyền hình, đài truyền thanh, báo Bình Dương cùng phối hợp thực hiện. Bước 4: Được tiến hành khi có Công văn đồng ý gia hạn Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn triển khai Công văn của Uỷ ban nhân dân tỉnh đến các đơn vị cùng thực hiện như sau: + Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện A, phòng kinh tế huyện A, Công ty Khai thác thủy lợi Y tiến hành lập biên bản và buộc các hộ nuôi cá cam kết tự giải tỏa, di dời đến ngày 30/7/2006. Sau 30/7/2006 sẽ tiến hành cưỡng chế di dời. + Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, đài phát thanh, đài truyền thanh, đài truyền hình tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi cho các hộ nuôi cá về việc bảo vệ môi trường nước trong hồ, bởi vì hồ không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà còn phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. + Đề nghị phía Công ty Khai thác thủy lợi Y vận động các hộ là Cán bộ- công nhân viên chức di dời trước để làm gương cho các hộ khác. + Giao cho Công an hồ nước tích cực ngăn chặn tình trạng thả các đợt cá mới, lưu ý các hộ thường thả cá vào ban đêm nên khó phát hiện. Bước 5: Hết thời gian 30/7/2006, tổng kết lại xem còn bao nhiêu hộ chưa chấp hành và có biện pháp vận động, thuyết phục thêm lần cuối cùng. Kết quả sau cuộc vận động mà vẫn không chấp hành thì Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn đề nghị huyện A ra Quyết định xử phạt hành chính và tiến hành cưỡng chế đến ngày 10/8/2006 ( căn cứ vào Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 2/7/2002) theo quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo tăng cường Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa và kỷ cương phép nước của Nhà nước ta. ( Mỗi tháng đều có báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh). VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: * Kết luận: Do việc tuyên truyền các Văn bản Pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước ở Bình Dương nói chung và ở các vùng nông thôn nói riêng chưa được phổ biến và rộng rãi, người dân chưa thật sự ý thức được việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người dân. Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi cá đạt nhiều lợi nhuận thì người dân tập trung về các hồ với số lượng nhiều để nuôi cá, nhưng người dân thật sự không ý thức được việc vô tình thả các thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế, thuốc phòng trị bệnh cá đã gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước trong hồ. Mặt khác do chi phí đầu tư cho số lồng, bè cá nhiều ( hàng trăm triệu đồng mỗi hộ) cho nên để giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá trên lòng hồ theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh gặp nhiều khó khăn và chậm trễ. * Kiến Nghị: Để tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nước, phục vụ phát triển bền vững trong quá trình phát triển Công nghiệp hóa- hiện đại hóa tỉnh nhà, kiến nghị: - Cần tăng cường các biện pháp thông tin, giáo dục- truyền thông về Pháp luật, ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho nhân dân và mọi thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. - Xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm về vấn đề làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ di dời và có các định hướng nghề nghiệp để người dân chuyển đổi ngành nghề nhằm đảm bảo cuộc sống nhân dân sau khi giải tỏa số lồng, bè cá trên hồ. - Đào tạo, nậng cao nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý Hành chính Nhà nước cho Cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_qlnn_6_2555.doc
Luận văn liên quan