Tiểu luận quản trị rủi ro : Quản trị rủi ro tỷ giá trong các công ty xuất nhập khẩu
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống
ngân hàng vẫn bảo đảm an toàn, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Vì
vậy kỳ vọng bất hợp lý của thị trường được tạo lập trên cơ sở các thông tin bất
đối xứng và không đáng tin cậy là nguyên nhân chính dẫn đến tăng tỷ giá
USD/VN D. Trong nền kinh tế có mức độ đôla hóa cao thì tác động của yếu tố
tâm lý đến ổn định tỷ giá là rất lớn có thể dẫn đến những phản ứng thái quá của
thị trường. D o đó, người dân và doanh nghiệp cần thận trọng với các thông tin
bất đối xứng hoặc lời đồn đoán thiếu căn cứ để không phải gánh chịu rủi ro tỷ
giá.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro : Quản trị rủi ro tỷ giá trong các công ty xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI:
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Giảng viên: Mai Thu Hiền
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thành Chung
Nguyễn Thị Bích Hạnh
Lớp: TCNH 19A
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 3
1 . Khái niệm về rủi ro tỷ giá..................................................................................... 3
2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu..................................................... 3
2.1. Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu ..................................................... 3
2.2. Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu .................................................... 4
3. Tác động của rủi ro tỷ giá đối với các công ty xuất nhập khẩu ........................ 5
4. Các b iện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá .................................................... 5
4.1. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành ............................................. 6
4.2. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá............................................................... 7
4.3. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn ............................................................................... 7
4.4. Sử dụng hợp đồng hoán đổi............................................................................ 9
4.5. Sử dụng hợp đồng tương lai ........................................................................... 9
4.6. Sử dụng hợp đồng quyền chọn..................................................................... 10
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 11
LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều doanh nghiệp trên
thế giới rơi vào lao đao, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều
công cụ phòng chống rủi ro ngoại hối. Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá
biến động nhiều hơn kể từ sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào
đầu thập niên 1970 đã kéo nhiều công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là các công ty
của M ỹ và Nhật vào những rắc rối về tỷ giá trong các thập niên 1980 và 1990.
Những biến động bất lợi của tỷ giá có thể tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động
kinh doanh của các công ty khiến cho doanh thu lẫn lợi nhuận giảm thấp.
Tại Việt Nam, tỷ giá USD/VND cũng có nhiều giai đoạn biến động rất bất
thường gây tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Tiểu luận
tập trung làm rõ về mặt lý thuyết và thực tiễn những tác động rủi ro tỷ giá đến
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đề xuất một số biện pháp nhằm giảm những
rủi ro này.
PHẦN NỘI DUNG
1 . Khái niệm về rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến
giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt
động khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà
dòng tiền vào (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền ra
(outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.
2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu
Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá
thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động
xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị
kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả
hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm
đảo lộn kết quả kinh doanh. Để dễ dàng hình dung, chúng ta phân tích tác động
của rủi ro tỷ giá một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuất khẩu và
nhập khẩu.
2.1. Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu
Giả sử ngày 07/08/2013 công ty A đang thương lượng ký kết hợp đồng
xuất khẩu trị giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày
07/02/2014 tức là sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương
lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 21.100 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh
toán (07/02/2014) chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời
điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của công ty A chứa đựng rủi ro tỷ
giá. Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợi
nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại công ty còn kiếm thêm được khoản lợi
nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VND. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán
USD xuống giá so với VND thì doanh thu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất
khẩu trên giảm đi. Sự sụt giảm này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng xuất
khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như sự sụt giá USD
nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 21.000 thì
cứ mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 100VND do USD xuống giá. Toàn bộ
hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệu VND.
Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính
chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng
như vậy, thiệt hại sẽ lớn đáng kể.
2.2. Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu
Giả sử ngày 13/09/2013 công ty B đang thương lượng ký kết hợp đồng
nhập khẩu trị giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày
13/03/2014 tức là sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương
lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 21.150 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh
toán (13/03/2014) chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời
điểm thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của công ty B chứa đựng rủi ro
tỷ giá. Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên cạnh lợi
nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại công ty còn kiếm thêm được khoản lợi
nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VND làm cho chi phí nhập khẩu giảm
tương đối. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên giá so với VND thì chi
phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng nhập khẩu trên tăng lên. Sự gia
tăng chi phí này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng nhập khẩu giảm đi thậm
chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như sự lên giá USD nghiêm trọng hơn.
Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 21.250 thì cứ mỗi USD nhập
khẩu làm cho chi phí gia tăng 100VND so tỷ giá lúc thương lượng hợp đồng.
Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2
triệu VND. Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng
nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động nhập khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp
đồng như vậy hoặc hợp đồng có giá trị lớn hơn, thiệt hại sẽ lớn đáng kể.
3. Tác động của rủi ro tỷ giá đối với các công ty xuất nhập khẩu
Về lý thuyết, biến động tỷ giá tác động mạnh lên các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu và được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá.
Nguy cơ về độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại.
Đây là loại nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp
phải do hoặc phải trả tiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng
tiền khác với đồng tiền nước mình, thông qua các giao dịch như:
- Mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ, hoặc
- Bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ.
Nguy cơ rủi ro kiểu này là rất quan trọng bởi vì những biến động ngoại
hối có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguy cơ rủi ro này có
thể định lượng được và do vậy doanh nghiệp thường hiểu rất rõ về nó.
Để minh họa tác động tiềm ẩn của độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi
ro tỷ giá, hãy xem các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán sản phẩm của họ cho các nước
châu Á trong suốt cuộc khủng hoảng 1997 – 1998, khi một vài đồng tiền các
nước châu Á giảm giá khoảng 80%. Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng tiền của
các nước châu Á, thì dòng tiền của họ có thể ít hơn 80% so với dự định. Nếu các
nhà xuất khẩu thu tiền bằng USD họ sẽ không phải gánh chịu nhạy cảm giao
dịch đối với rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp này, các công ty nhập khẩu ở các
nước châu Á lại chịu rủi ro này. Tác động từ sự thay đổi lớn trong giá trị tiền tệ
có thể tàn phá các công ty kinh doanh chủ yếu dựa vào giao dịch quốc tế.
4. Các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Như trên đã phân tích, rủi ro tỷ giá tùy theo mức độ nghiêm trọng hay
không có thể dẫn đến sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng hoặc làm đảo lộn kết quả kinh
doanh của công ty. Nhiệm vụ của ban giám đốc, đặc biệt là giám đốc tài chính, là
phải phân tích mức độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá và đề ra cách thức tự bảo hiểm
rủi ro tỷ giá một cách phù hợp.
Trong trường hợp công ty A và công ty B như vừa phân tích trên đây, rõ
ràng khi thương lượng các hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu công ty đối mặt
với rủi ro tỷ giá. Vấn đề đặt ra với ban giám đốc công ty và giám đốc tài chính là:
(1) Có quyết định ngừa rủi ro tỷ giá hay không? (2) Nếu có, ngừa bằng cách nào?
Đối với quyết định thứ nhất, có phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không, không
phải là quyết định dễ dàng.
Với A, là công ty có hợp đồng xuất khẩu 6 tháng sau sẽ đến hạn thanh
toán, nếu không phòng ngừa rủi ro thì 6 tháng sau nếu USD xuống giá công ty sẽ
bị thiệt hại. Còn nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách bán USD theo hợp đồng
kỳ hạn thì 6 tháng sau nếu USD lên giá công ty sẽ bị tổn thất. Chuyện 6 tháng
sau USD sẽ lên giá hay xuống giá không ai có thể chắc chắn được. Để có thể trả
lời được câu hỏi thứ nhất, công ty A nên:
• Thứ nhất, phân tích biến động tỷ giá USD/VND trong vòng sáu tháng tới
sẽ như thế nào? Từ đó dự báo xác suất USD sẽ lên giá là bao nhiêu phần trăm,
bao nhiêu phần trăm khả năng USD sẽ không lên giá so với VND.
• Thứ hai, xem xét mức độ ảnh hưởng và khả năng chịu đựng về tài chính
của công ty nếu không ngừa rủi ro tỷ giá.
• Cuối cùng, xem xét thái độ của ban giám đốc đối với rủi ro.
Dựa trên cơ sở 3 sự phân tích này, ban giám đốc sẽ ra quyết định thứ nhất
là có ngừa rủi ro hay không. Nói chung, với những người ngại rủi ro khi đứng
trước những tình huống như vậy họ sẽ ra quyết định phòng ngừa rủi ro dù biết
rằng quyết định như thế có thể bị thiệt hại nếu như USD lên giá. Họ xem những
thiệt hại (nếu có) như là chi phí bảo hiểm cần thiết để mua lấy một sự yên tâm
bởi vì lợi nhuận mà họ kỳ vọng là lợi nhuận sinh ra từ hoạt động xuất khẩu chứ
không phải lợi nhuận sinh ra từ sự biến động tỷ giá.
Đối với quyết định thứ hai, phòng ngừa rủi ro bằng cách nào, tùy theo
điều kiện và khả năng thực hiện công ty có thể lựa chọn một trong những phương
pháp dưới đây.
4.1. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến
hành song song cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị
và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì
công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp
phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD
giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi nhuận do biến động tỷ giá
từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất
khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà.
Phương pháp này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như
công ty có hoạt động đa dạng cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của
phương pháp này là khả năng có thể có được cùng lúc cả hai hợp đồng có thời
hạn và giá trị tương đương nhau hay không.
4.2. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Nếu công ty không thể có được cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu
và nhập khẩu có thời hạn và giá trị tương đương nhau, công ty có thể sử dụng
quỹ dự phòng để tránh rủi ro tỷ giá. Theo phương pháp này, khi nào kiếm được
phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi
nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất
lợi khiến công ty bị tổn thất, công ty sử dụng quỹ này để bù đắp.
Cách này cũng khá đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí khi thực
hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ
này không bi lạm dụng vào mục đích khác.
4.3. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ có thể giúp công ty tránh được rủi ro tỷ
giá nhờ tỷ giá mua hoặc bán trong hợp đồng này được xác định trước và cố định.
Để minh hoạ việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, chúng ta
lần lượt xem xét hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu riêng biệt.
Đối với hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau một thời hạn nhất
định rủi ro tỷ giá phát sinh nếu như ngoại tệ (USD) xuống giá so với nội tệ
(VND). Nhằm tránh rủi ro, công ty sẽ liên hệ với ngân hàng thương mại thoả
thuận bán ngoại tệ kỳ hạn với thời hạn tương đương thời hạn của hợp đồng xuất
khẩu.
Bằng cách này, ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận với công ty tỷ giá
mua kỳ hạn cố định biết trước. Với tỷ giá cố định biết trước, công ty chắc chắn
được doanh thu xuất khẩu quy ra VND là bao nhiêu khi đến hạn, bất chấp sự biến
động tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó là bao nhiêu. Trở lại ví dụ trước đó,
ngày 07/08/2013 công ty A đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá
200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 07/02/2014 tức là sáu
tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá
mua vào giao ngay USD/VND = 21.100 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán
(07/02/2014) chưa biết. Để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty liên hệ với ngân
hàng Eximbank để bán 200.000USD kỳ hạn 6 tháng. Sau khi tham khảo tỷ giá
mua vào giao ngay ở thời điểm hiện tại và lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng của
USD và VND trên thị trường tiền tệ TP.HCM là 2%/năm và 6.5%/năm,
Eximbank chào tỷ giá mua USD kỳ hạn 6 tháng cho công ty A là 21.570
Với tỷ giá này Sagonimex biết chắc sau sáu tháng doanh thu xuất khẩu
mình sẽ thu về là 200.000 x 21.570 = 4.314.000.000 VND bất chấp tỷ giá giao
ngay trên thị trường lúc đến hạn thanh toán là bao nhiêu đi nữa.
Đối với hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau một thời hạn nhất
định rủi ro tỷ giá phát sinh nếu như ngoại tệ (USD) lên giá so với nội tệ (VND).
Nhằm tránh rủi ro, công ty sẽ liên hệ với ngân hàng thương mại thoả thuận mua
ngoại tệ kỳ hạn với thời hạn tương đương thời hạn của hợp đồng nhập khẩu.
Bằng cách này, ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận với công ty tỷ giá bán
kỳ hạn cố định biết trước. Với tỷ giá cố định biết trước, công ty chắc chắn chi phí
nhập khẩu quy ra VND là bao nhiêu khi đến hạn, bất chấp sự biến động tỷ giá
giao ngay trên thị trường lúc đó là bao nhiêu. Tương tự trở lại ví dụ công ty B
ngày 13/09/2013 công ty B đang thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá
200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 13/03/2014 tức là sáu
tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá
bán ra USD/VND = 21.150 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán (13/03/2014)
chưa biết. Để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty liên hệ với ngân hàng Eximbank
để mua 200.000USD kỳ hạn 6 tháng. Sau khi tham khảo tỷ giá giao ngay ở thời
điểm hiện tại và lãi suất kỳ hạn 6 tháng của USD là 2%/năm và VND là
6.5%/năm trên thị trường tiền tệ TP.HCM, Eximbank chào tỷ giá USD/VND bán
kỳ hạn 6 tháng cho công ty B là 21.620. Với tỷ giá này công ty B biết chắc sáu
tháng sau chi phí nhập khẩu sẽ chi ra là 200.000 x 21.620 = 4.324.000.000VND
bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đến hạn thanh toán là bao nhiêu đi
nữa.
4.4. Sử dụng hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi (kiểu Việt Nam) là dạng hợp đồng kết hợp giữa hợp
đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn giữa hai thời điểm thoả thuận và đáo hạn. Do
vậy, nếu hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá thì
hợp đồng hoán đổi cũng có thể sử dụng được như là một công cụ ngừa rủi ro tỷ
giá. Cách thức vận dụng và thực hiện cũng tương tự như trong trường hợp sử
dụng hợp đồng kỳ hạn vừa trình bày.
4.5. Sử dụng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau trên thị trường ngoại hối cũng
có thể sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn trong trường hợp
của công ty A vừa phân tích trên đây, công ty có thể tránh rủi ro bằng cách bán
hợp đồng giao sau sẽ đến hạn thanh toán sau 6 tháng nữa. Do tỷ giá trên thị
trường giao sau và tỷ giá trên thị trường giao ngay có mối tương quan cùng chiều
chặt chẽ với nhau nên nếu sau 6 tháng giá USD giảm so với VND thì công ty A
sẽ có lợi từ việc bán hợp đồng giao sau trong khi thiệt hại từ khoản phải thu của
hợp đồng xuất khẩu và ngược lại. Bằng cách lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho
thiệt hại của hợp đồng kia, công ty A có thể tự bảo hiểm được rủi ro tỷ giá.
Ngược lại với công ty A, công ty B có thể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng
cách mua hợp đồng giao sau. Do tỷ giá trên thị trường giao sau và tỷ giá trên thị
trường giao ngay có mối tương quan cùng chiều chặt chẽ với nhau nên nếu sau 6
tháng USD lên giá so với VND thì công ty B sẽ có lợi từ việc mua hợp đồng giao
sau trong khi thiệt hại từ khoản phải trả của hợp đồng nhập khẩu và ngược lại.
Bằng cách lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt hại của hợp đồng kia, công ty
B cũng có thể tự bảo hiểm được rủi ro tỷ giá.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, phương pháp này chỉ mang tính lý thuyết
vì hiện tại ở Việt Nam chưa có các sàn giao dịch ngoại hối tương lai. Điều này hy
vọng có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần.
4.6. Sử dụng hợp đồng quyền chọn
Về cơ bản có hai loại hợp đồng quyền chọn (options) trên thị trường ngoại
hối: quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option).
Quyền chọn mua là một tài sản tài chính cho phép ngừời mua nó có quyền,
nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết
trước trong một thời hạn nhất định. Quyền chọn bán là một tài sản tài chính cho
phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng
ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời hạn nhất định.
Tỷ giá cố định biết trước gọi là tỷ giá thực hiện, tức là tỷ giá sẽ được áp
dụng nếu người mua quyền chọn thực hiện quyền của họ. Thời hạn nhất định tính
từ lúc mua quyền chọn cho đến khi quyền chọn hết hạn gọi là thời hạn của quyền
chọn. Để có quyền chọn người ta phải mua. Số tiền người mua phải bỏ ra để có
được quyền chọn gọi là phí mua quyền chọn.
Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử dụng như
một công cụ ngừa rùi ro tỷ giá. Trong trường hợp của công ty A, đang thương
lượng hợp đồng xuất khẩu trả chậm, để tránh rủi ro tỷ giá công ty có thể mua
quyền chọn bán (kiểu châu Âu) 200.000USD với thời hạn 6 tháng. Người bán
quyền chọn sẽ chào cho công ty tỷ giá thực hiện, ví dụ USD/VND = 21.450. Đến
thời điểm đáo hạn công ty có quyền bán 200.000USD cho người bán quyền chọn
ở tỷ giá cố định biết trước là USD/VND = 21.450. Khi hợp đồng xuất khẩu đến
hạn thanh toán, công ty A thu về được 200.000USD, số ngoại tệ này công ty có
quyền bán theo tỷ giá USD/VND = 21.450 bất chấp tỷ giá trên thị trường là bao
nhiêu.
Trong trường hợp công ty B, để tránh rủi ro công ty có thể mua quyền
chọn mua (kiểu châu Âu) trị giá 200.000USD với thời hạn 6 tháng. Người bán
quyền sẽ chào cho công ty tỷ giá, ví dụ USD/VND = 21.500. khi hợp đồng nhập
khẩu đến hạn thanh toán, công ty có quyền mua 200.000USD từ người bán quyền
chọn ở tỷ giá cố định biết trước là USD/VND = 21.500. Số ngoại tệ này công ty
dùng để thanh toán hợp đồng nhập khẩu và cố định chi phí nhập khẩu quy ra
VND bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc hợp đồng nhập khẩu đến hạn
là bao nhiêu.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống
ngân hàng vẫn bảo đảm an toàn, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Vì
vậy kỳ vọng bất hợp lý của thị trường được tạo lập trên cơ sở các thông tin bất
đối xứng và không đáng tin cậy là nguyên nhân chính dẫn đến tăng tỷ giá
USD/VND. Trong nền kinh tế có mức độ đôla hóa cao thì tác động của yếu tố
tâm lý đến ổn định tỷ giá là rất lớn có thể dẫn đến những phản ứng thái quá của
thị trường. Do đó, người dân và doanh nghiệp cần thận trọng với các thông tin
bất đối xứng hoặc lời đồn đoán thiếu căn cứ để không phải gánh chịu rủi ro tỷ
giá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_9_tl_qtrr_6918.pdf