Tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam dựa vào chỉ tiêu "Hệ số tiền nóng"

Vì thế, NHNN tái cấp vốn cho NHTM trên bộ hồ sơ tín dụng ( NHTM sẽ mang bộ hồ sơ tín dụng đã cam kết giải ngân cho khách hàng lên NHNN cầm cố hồ sơ, lấy tiền về cho khách hang vay). Đây là loại “nghiệp vụ” mà trên thế giới chưa có bao giờ. Bởi ở các nước đó, nếu rơi vào tình cảnh này, NHTW các nước có thể cho phá sản ngay lập tức. Còn ở Việt Nam, vì phải giữ an toàn cho cả hệ thống nên lắm khi, NHNN trở thành cơ quan “bảo hiểm tiền gửi” toàn diện cho NHTM một cách bất đắc dĩ. Để được hưởng chính sách này, NHTM nên xét duyệt và lựa chọn những hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt đáp ứng các yêu cầu của NHTW, nên hạn chế (loại bỏ) cho vay đối với các hồ sơ tín dụng có chất lượng thấp.

pdf33 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam dựa vào chỉ tiêu "Hệ số tiền nóng", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại của đồng tiền quốc gia. Công cụ hoạt Động thị trường hối đoái, gồm: hợp đồng g iao ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng quyền chọn (Option)…. nhờ đó đáp ứng được phần lớn nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị, tổ chức và làm cho thị trường ngoại hối trở nên nhộn nhịp hơn. 3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ: Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng là hình thức sơ khai của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 5 điều hòa vốn giữa các NHTM với các TCTD nhằm khai thông khả năng thanh toán cho các TCTD. Vì vậy, nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM, các TCTD. Còn nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa NHTW và NHTM qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều t iết vĩ mô nền kinh t ế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Ngày nay, quy mô họat động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm vi điều t iết vốn, theo đó các chủ thể tham gia trên thị trường đa dạng hơn. Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm: Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD khác… Việc Đầu tư nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro thấp, do trong thời gian ngắn giá cả chứng khoán biến động không đáng kể. Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM, các đơn vị kinh tế khác, kho bạc nhà nước... Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ dàng và chi phí thấp. Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi giới. 4. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ: 4.1. Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn: Nghiệp vụ này diễn ra chủ yếu giữa các NHTM, xuất phát từ họat động kinh doanh t iền tệ, tại một thời điểm nhất định một số NHTM tạm thời thừa vốn trong khi đó một số NHTM khác rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời. Do đó để đảm bảo cho khả năng thanh toán, quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM diễn ra thông qua các hình thức sau: Cho vay bằng tiền mặt: Khi NHTM thiếu hụt vốn tạm thời, có thể đi vay tại một NHTM khác đang thừa vốn tạm thời tại thời điểm đó để đảm bảo khả năng thanh toán. Giao dịch liên ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay…; Thời hạn cho vay rất ngắn: hàng ngày (qua Đêm), Định kỳ 1 tuần, 2 tuần, tháng… Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 6 Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: Khi có nhu cầu lớn về vốn, các NHTM đã vay các TCTD khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì NHTW có thể hỗ trợ bằng các nghiệp vụ sau: Tái chiết khấu chứng từ có giá: NHTW sẽ nhận chiết khấu lại những chứng từ có giá mà trước đây NHTM đã chiết khấu cho khách hàng. Tái chiết khấu: NHTW sẽ cho NHTM vay vốn trên cơ sở cầm cố các chứng từ có giá mà trước đây NHTM đã nhận cầm cố từ khách hàng. 4.2. Nghiệp vụ thị trường mở (mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn): Là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều t iết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ này phát sinh trong trường hợp một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một lượng trái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thế khác đang muốn sinh lợi cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ mua bán trái phiếu ngắn hạn. Ở nghiệp vụ này, ngoài trái phiếu ngắn hạn thì còn có kỳ phiếu thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các lọai thư tín dụng…. Và đặc biệt là họat động của thị trường mở - thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 1 năm các giấy tờ có giá trị như tín phiếu, trái phiếu kho bạc. Thông qua nghiệp vụ này, NHTW điều t iết cung cầu về tiền tệ: tùy theo mục tiêu từng thời kỳ mà NHTW bơm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hai loại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn. Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 7 II. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 1.PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH: Trên thị trường tín dụng: nghiệp vụ hoat động vốn thể hiện qua các hoạt động bên tài sản nợ tạo nên nguồn vốn của các ngân hàng mà chủ yếu là các loại tiền gửi. Bên cạnh nguồn vốn tiền gửi, các ngân hàng còn xúc tiến phát hành 1 số giấy tờ có gía như các loại kỳ phiếu nội t ệ và ngoại tệ. Đây là công cụ có lãi suất cao hơn lãi suất t iết kiệm và được phép chuyển nhượng, vì vậy tạo sự linh hoạt cho công cụ và tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng. Bên phía sử dụng vốn, hay còn gọi là các nghiệp vụ bên tài sản có bao gồm các hoạt động “đầu ra” của ngân hàng thương mại, nhưng chủ yếu là nghiệp vụ cho vay đem lại hơn 90% thu nhập cho các ngân hàng. Trên thị trường liên ngân hàng: hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Thị trường tín dụng Thị trường liên ngân hàng Thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn Thị trường nội tệ liên ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 8 Trên thị trường giấy tờ có g iá ngắn hạn: tín phiếu kho bạc có các loại kì hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng do kho bạc phát hành thông qua ngân hàng làm đại lý đã được đưa ra đấu giá công khai. Lãi suất áp dụng tùy thuộc kết quả từng đợt phát hành. Hình thức phát hành có thể là tín phiếu loại ghi sổ, các chứng chỉ vô danh hoặc các chứng chỉ đích danh. Phương thức phát hành là chiết khấu, tức bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đến hạn. Hiện nay, Việt nam theo Đuổi mô hình thị trường tiền tệ mới- thị trường của các CTCG ngắn hạn 2. TÌNH HÌNH GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 2.1. Thị trường các giao dịch của NHNN NHNN tham gia giao dịch với các TCTD thông qua các nghiệp vụ cơ bản sau: Bảng 1. Các nghiệp vụ TTTT Việt Nam Số TT Tên nghiệp vụ Năm thực hiện Mục Đích Đặc Điểm về giao dịch Đặc Điểm của lãi suất 1 Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) 7/2000 Là một công cụ được NHNN sử dụng để thực thi CSTT quốc gia. NHNN chủ động Đề xuất theo yêu cầu điều hành CSTT. Do thị trường quyết định. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 9 2 Nghiệp vụ đấu thầu TPCP 6/1994 NHNN làm Đại lý cho Bộ Tài chính trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu (tín phiếu Kho bạc và trái phiếu ngoại tệ) theo phương thức bán buôn với các thành viên trên thị trường sơ cấp (thông qua đấu thầu). NHNN chủ động đề xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Chỉ đạo hoặc do thị trường quyết Định. 3 Nghiệp vụ hoán Đổi ngoại tệ (SWAP) 7/2001 Để khắc phục tình trạng các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng bằng nội tệ trong khi nguồn vốn ngoại tệ dư thừa. TCTD Đề xuất khi có nhu cầu. Do NHNN ấn Định. 4 Nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm 10/2002 Bù Đắp thiếu hụt tạm thời trong ngày trong thanh toán Điện tử liên ngân hàng/Tất toán khoản thấu chi tại thời Điểm cuối ngày làm việc. TCTD/NHN N chủ Động thực hiện. Do NHNN ấn Định. 5 Nghiệp vụ cầm cố và chiết khấu GTCG 2003 Tái cấp vốn cho TCTD trên cơ sở cầm cố hoặc chiết khấu GTCG. TCTD Đề xuất khi có nhu cầu. Do NHNN ấn định Dưới Đây là 1 số nghiệp vụ thị trường cơ bản: a. Nghiệp vụ thị trường mở - Thành viên tham gia OMO Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 10 OMO bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000, ban đầu có 21 TCTD tham gia. Số lượng thành viên OMO tăng dần qua các năm, nhưng với tốc độ chậm, chỉ 1-2 thành viên mỗi năm. Đến ngày 31/12/2005 ã có 30 TCTD được công nhận là thành viên tham gia OMO, năm 2006 và 2007, con số này tăng lên và duy trì ở mức 35 thành viên. Năm 2008, số lượng thành viên tham gia OMO là 56 thành viên, tăng thêm 21 thành viên và tăng 27,3% so với năm 2007, đến 31/3/2009 đã có 58 thành viên. Lí do có việc tăng mạnh như vậy là các TCTD đã nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của kênh cung ứng vốn thông qua OMO của NHNN trong điều kiện CSTT được điều hành thắt chặt trong nửa đầu năm 2008. - Số lượng các phiên giao dịch trên thị trường mở Từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ này, tần suất các phiên giao dịch trên OMO được tổ chức 10 ngày/phiên và ngày giao dịch được tính theo ngày làm việc.Tuy nhiên, từ phiên thứ 14 ngày 29/11/2000, nghiệp vụ này được rút ngắn còn 1 tuần/phiên vào thứ 4 hàng tuần. Từ năm 2001, Ban Điều hành OMO đã tăng định kỳ tổ chức các phiên giao dịch 2 phiên/1 tuần và từ tháng 11/2004, giao dịch trên thị trường mở đã được thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần. Trong năm 2005, NHNN đã tổ chức được 159 phiên thị trường mở, tăng 36 phiên và 28,5% so với năm 2004. Đến năm 2007, 355 phiên, tăng thêm 293 phiên so với năm trước, về số tương đối đã tăng gấp 2,19 lần. Năm 2008, đi kèm với CSTT thắt chặt, trạng thái vốn khả dụng của hệ thống TCTD luôn được đặt trong trạng thái vô cùng căng thẳng, OMO đã trở thành kênh hỗ trợ vốn tích cực giúp các TCTD thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản tạm thời. Có những ngày đặc biệt trong 7 tháng đầu năm 2008, NHNN thường xuyên thực hiện can thiệp 2 phiên/ngày, thậm chí 3 phiên/ngày để đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng, nâng tổng số phiên giao dịch cả năm lên 394 phiên, tăng 39 phiên so với 2007 và những tháng đầu năm 2009 bình quân giao d ịch từ 5-12 phiên một tuần. - Giao dịch nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2000 đến nay 3/2009 Bảng 2. Tần suất, khối lượng trúng thầu và phương thức giao dịch OMO Đơn vị: Tỷ Đồng Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 11 Năm Doanh số trúng thầu Tần suất giao dịch bình Tổng số Mua Bán Doanh số bình quân/phiên Giao ngay Kỳ hạn Giao ngay Kỳ hạn 2000 1.904 480 874 550 0 112 10 2001 3.934 60 3.254 570 50 82 1 2002 9.146 0 7.246 1.900 0 108 1 tuần/2 2003 21.184 0 9.844 11.340 0 198 1 tuần/2 2004 61.936 0 60.986 0 950 504 1 tuần/3 2005 102.479 0 100.67 1.100 700 649 1 tuần/3 2006 125.935 0 36.833 89.102 0 777 1 tuần/3 2007 415.861 0 59.011 356.85 0 1.171 1 tuần/3 2008 1.024.179 0 947.20 7 76.972 0 2.600 1tuần/5-12 phiên 3/2009 52.491 0 52.491 0 0 860 tuần/5-12 Tổng 1.849.049 540 1.278.4 538.38 1.700 Nguồn: NHNN (số liệu Đến 31/3/2009). Qua số liệu Bảng 2 cho thấy, từ năm 2000 đến 2004, doanh số trúng thầu hàng năm bình quân tăng trưởng gấp khoảng 3 lần so với năm trước. Riêng năm 2005, mặc dù khối lượng trúng thầu tăng mạnh (102.479 tỷ), nhưng tính theo tỉ lệ thì chỉ tăng 165,5%. Năm 2006, tổng doanh số giao dịch 2 chiều mua/bán giấy tờ có giá lên tới khoảng 125.935 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với năm 2005 và tăng 101% so với năm 2004. Doanh số g iao d ịch bình quân một phiên khoảng 777 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005 và 52% so với năm 2004. Năm 2007, doanh số giao dịch 415.861 tỷ đồng, giao dịch mua có kỳ hạn 59.011 tỷ Đồng, giao dịch bán hẳn là 356.850 tỷ đồng. Năm 2008, OMO là công cụ điều hành CSTT chủ yếu nhất và có khối lượng giao dịch chiếm phần lớn trên TTTT. Doanh số giao d ịch đạt 1.024.179 tỷ đồng, tăng 148% so với năm 2007, trong đó mua g iấy tờ có g iá chiếm đến Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 12 64,67% tổng số phiên giao dịch với doanh số trúng thầu chiếm 91,42% và gấp 15 lần so với năm 2007. Tính Đến thời điểm tháng 3/2009, cùng với chính sách kích cầu chung của Chính phủ, NHNN tiếp tục thực hiện CSTT nới lỏng cẩn trọng được thể hiện thông qua OMO bằng các phiên giao dịch mua các giấy tờ có giá để cung ứng thêm 52.491 tỷ Đồng cho các TCTD. - Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở Năm 2000 đến 2003, mức lãi suất này tương đối ổn định. Năm 2004, lãi suất trên OMO tăng nhẹ, xoay quanh mức 3,20%/năm đến 3,50%/năm; các phiên sau đó tăng lên 3,5%-4,0%/năm. Đây là năm mà NHNN thực hiện mua vào là chủ yếu. Năm 2005, lãi suất trúng thầu trên OMO dao động quanh mức 6,0%- 6,20%/năm tuỳ theo thời hạn còn lại và tuỳ theo loại giấy tờ có giá. Trong năm 2006, lãi suất trong các phiên chào mua dao động trong khoảng từ 6,0- 8,5%/năm. Lãi suất trong các phiên chào bán có xu hướng giảm dần, từ 4,5- 5%/năm từ đầu năm, đến đầu tháng 12/2006 có thời điểm xuống còn 0,8- 0,95%/năm. Sang năm 2007, đứng trước những dấu hiệu gia tăng của tỷ lệ lạm phát, NHNN Đã thực hiện phiên bán hẳn với khối lượng giao dịch lớn. Trên OMO, diễn biến lãi suất đã có sự biến động tăng mạnh so với những năm trước đó. Lãi suất trúng thầu bình quân trong các phiên chào bán là 4,35%/năm. Năm 2008, do thiếu vốn, các TCTD đã tham gia OMO với mức lãi suất đặt thầu rất cao, cá biệt, trong một số phiên giao dịch mua kỳ hạn với thời hạn 07 ngày, lãi suất đăng ký đã lên tới khoảng 40%/năm và lãi suất trúng thầu khoảng 30%/năm. Trước tình hình như vậy, NHNN Đã áp dụng đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất được sử dụng trong tuần đầu t iên là 15% nhằm tạo định hướng cho thị trường, trong các tuần tiếp theo lãi suất được điều chỉnh giảm xuống 14%, 13%, 10% và 9% cho phù hợp với lãi suất cơ bản do NHNN công bố. b. Nghiệp vụ Đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 13 + Trong giai đoạn năm từ 1995 Đến 2000: Nghiệp vụ phát hành TPCP qua NHNN đã được hình thành và đi vào ổn định với số lượng phiên giao dịch khoảng 40 phiên một năm, cao nhất là năm 1998 với 46 phiên, khối lượng trúng thầu đạt 4.020,7 tỷ Đồng. Tổng số tiền Kho bạc Nhà nước huy động được để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho Ngân sách Nhà nước đạt 15.457,8 tỷ Đồng. + Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, nghiệp vụ phát hành TPCP qua NHNN không ngừng phát triển và đạt được kết quả rất khả quan với khối lượng phát hành không ngừng tăng (năm 2002 tăng 215%; năm 2003 tăng 189%… và trong năm 2005 tăng 14% so với năm 2004). Số lượng phiên giao dịch cũng tăng dần và đạt đỉnh vào năm 2005 với 60 phiên. Tính từ năm 2001 đến hết năm 2005, tổng số tiền TPCP huy động qua NHNN là 85.269,4 tỷ đồng và 14.500.000 USD. + Năm 2006, tiếp tục đóng vai trò là một trong các kênh huy động vốn quan trọng cho NSNN, khối lượng tín phiếu kho bạc (TPKB) trúng thầu đạt 22.070 tỷ đồng, bằng 102% khối lượng trúng thầu của năm 2005, chiếm 66% tổng doanh số huy động vốn thường xuyên cho NSNN, đạt mức cao nhất trong 11 năm qua. Toàn bộ số tín phiếu bán ra năm 2006 có kỳ hạn 364 ngày. Lãi suất trúng thầu TPKB trong năm 2006 biến động tương đối phù hợp với lãi suất thị trường, lãi suất trúng thầu TPKB ít biến động và dao động trong khoảng 6,3- 6,15%/năm + Năm 2007 đạt kết quả thấp hơn nhiều so với năm 2006. Giá trị TPKB trúng thầu của năm 2007 là 10.620 tỷ đồng, chỉ đạt khoảng 54% khối lượng chào thầu và 48% giá trị trúng thầu của năm 2006. Lãi suất trúng thầu TPKB năm 2007 tăng từ 3,35% lên4,8%/năm. + Trong năm 2008, kinh tế thế giới biến động phức tạp và khó lường. Do đầu năm 2008, các TCTD thiếu hụt vốn khả dụng nên trong Quý I và Quý II năm 2008, mặc dù NHNN tổ chức được 03 phiên đầu thầu phát hành TPKB nhưng không có thành viên tham gia. Sang quý III và quý IV, một số TCTD dư thừa vốn khả dụng nên đã tham dự thầu với khối lượng TPKB trúng thầu đạt hơn 20.000 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với năm 2007 và bằng 78,23% kế Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 14 hoạch phát hành TPKB qua NHNN của Bộ Tài chính. Lãi suất trúng thầu đạt mức cao nhất là 15,70% và giảm dần xuống mức 8,38% vào cuối năm 2008. + Quý I năm 2009: Trong 3 tháng đầu năm 2009, chỉ có một phiên đấu thầu TPKB được tổ chức thành công vào ngày 19/01; còn tháng 2, tháng 3 không có phiên đấu thầu nào. Cùng với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, lãi suất trên TTTT liên ngân hàng ngày càng có quan hệ chặt chẽ với lãi suất huy động, cho vay trên thị trường 1 và phản ánh sát thực hơn cung cầu thanh khoản trên thị trường cũng như chuyển tải phần nào tín hiệu về chính sách của NHNN đến thị trường. Những số liệu thống kê về thị trường đã cho thấy, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998, lãi suất cho vay, gửi tiền VNĐ bình quân trên TTTT liên ngân hàng Việt Nam tại hầu hết các kỳ hạn đều tương đối ổn định, đặc biệt là giai đoạn 2005 đến cuối năm 2007. Trong khoảng thời gian này, lãi suất bình quân VNĐ trên TTTT liên ngân hàng chỉ ở mức 6- 8%/năm và biên độ dao động hàng ngày chỉ ở mức thấp. Từ Đầu năm 2008 đến khoảng tháng 9/2008, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở tất cả các kỳ hạn có sự biến động tăng đột biến và đứng ở mức cao, bình quân gần 18%/năm; cá biệt vào thời Điểm căng thẳng thanh khoản lên Đến Đỉnh Điểm, có TCTD phải chấp nhận giao dịch VNĐ tại kỳ hạn qua đêm với mức lãi suất lên đến 43%/năm. Để đối phó với tình trạng căng thẳng về vốn và ổn định TTTT, NHNN đã đẩy mạnh các giải pháp điều hành chính sách như liên tục điều chỉnh lãi suất và mức dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm các loại lãi suất, đẩy mạnh hoạt động cung ứng vốn thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn, OMO, Swaps ngoại tệ, cho phép thanh toán trước hạn tín phiếu bắt buộc... Do vậy, từ tháng 9/2008 đến những tháng đầu năm 2009, lãi suất các kỳ hạn trên TTTT liên ngân hàng đã giảm mạnh dưới tác động chính sách của NHNN và dần đi vào ổn định. Theo thống kê của NHNN, Đến cuối tháng 6/2009, lãi suất huy động USD tối đa là 1,5%/năm, cho vay là 3%- 5%/năm (giảm 2%- 3%/năm với cùng kỳ năm 2008); lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn của NHNN là 7%/năm. Mặt bằng lãi suất từ tháng 4 đến nay đã trở về thời kỳ ổn dịnh. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 15 Lãi suất trúng thầu là 7,49%, thấp hơn lãi suất trúng thầu của năm 2008 (lãi suất trúng thầu năm 2008 từ 8% trở lên, có tháng tới 15,7%). Biểu đồ 2 cho chúng ta thấy rõ hơn vấn đề này. Bảng 3. Số phiên và khối lượng trúng thầu TPCP Năm Số phiên Khối lượng trúng thầu (tỷ Đồng) Lãi suất trúng thầu TPCP (%) 1995 4 243,6 - 1996 16 823,4 - 1997 37 2.917,5 - 1998 46 4.020,7 - 1999 45 3.011,6 - 2000 43 4.441,0 4,98 2001 46 3.915,0 5,52 2002 50 8.410,0 5,91 2003 51 15.901,0 5,83 2004 48 19.465,0 5,76 2005 60 21.671,0 5,76 2006 51 58.391,0 3,34 2007 43 10.770,0 4,80 2008 27 7.730,0 11,00 Tổng số 567 161.710,8 Nguồn: NHNN 2.2. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Năm 1992, NHNN ban hành chỉ thị số 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992, đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quan hệ tín dụng giữa các TCTD. Tháng 6/1993, NHNN đứng ra tổ chức TTTT liên ngân hàng tập trung với nghiệp vụ chủ yếu là cho vay, gửi tiền. Tháng 10/1993, NHNN cho phép các TCTD giao d ịch trực tiếp với nhau. Đến năm 1995, NHNN tổ chức thị trường mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD và từ năm 2001 Đến nay, NHNN chủ trương đẩy mạnh việc phát triển TTTT, theo đó, ban hành đồng bộ hơn các văn Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 16 bản thể chế đối với hoạt động TTTT, từng bước tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế. Doanh số giao dịch trên TTTT liên ngân hàng: Từ khi hình thành TTTT Đến nay, doanh số giao dịch trên TTTT Việt Nam nhìn chung có sự tăng trưởng mạnh theo từng năm, đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây. Chỉ tính r iêng từ năm 2005 đến nay, doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền Đều duy trì ở mức cao, phù hợp với khả năng cung ứng ngân quỹ của các TCTD dư thừa và nhu cầu bù đắp thiếu hụt thanh khoản của các TCTD còn thiếu trên thị trường. Bảng 4 cho thấy, tháng 12/2005 doanh số cho vay trên thị trường liên ngân hàng là 3.114,982 triệu Đồng và 1.097,279 ngàn USD; doanh số tiền gửi VNĐ là 52.016,579 triệu đồng và 5.412,309 ngàn USD. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, trước những dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá dầu, giá vàng và các loại nguyên vật liệu tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, lãi suất huy động từ dân cư tăng cao, NHNN đã thực hiện CSTT thắt chặt nhằm đối phó với lạm phát cao khiến cho lượng tiền cung ứng giảm. Sự điều chỉnh liên tục trong CSTT của NHNN (Điều chỉnh tăng lãi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cường bán GTCG trên OMO, yêu cầu các TCTD thực hiện mua tín phiếu bắt buộc...) đã khiến cho nhu cầu vốn của các TCTD trở nên vô cùng cấp bách. Thời điểm này lãi suất trên TTTT tăng rất cao và vì vậy, doanh số cho vay, gửi tiền trên TTTT cũng có sự gia tăng đột biến, có thời điểm doanh số gửi tiền VNĐ trên TTTT liên ngân hàng đã lên đến gần 300.000 tỷ VNĐ (gần bằng ½ tổng mức đầu tư tín dụng của toàn nền kinh tế). Tại thời điểm 30/6/2008 doanh số cho vay và t iền gửi bằng VNđ đã tăng lên 8.184,298 và 190.322,905 triệu đồng. Doanh số cho vay và gửi tiền bằng USD là 67.800,000 và 74.515,960 ngàn USD; có thể nói đây là thời kỳ giao dịch có doanh số cao nhất tính từ năm 2005- 2008. Từ quý VI/2008 đến những tháng đầu năm 2009, khó khăn về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng về cơ bản được khắc phục, vì vậy doanh số giao dịch trên thị trường cũng dần đi vào ổn định. Bảng 4. Doanh số giao dịch trên TTTT liên ngân hàng Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 17 Đơn vị: triệu VNĐ, ngàn USD Thời gian Doanh số cho vay Doanh số gửi tiền VNĐ USD VNĐ USD Tháng 5.666,996 10,806 173.040,654 1.122,36 Tháng 3.607,946 126,474 54.270,735 9.581,73 Tháng 2.226,001 865,113 36.168,561 5.873,41 Tháng 3.114,982 1.097,279 52.016,579 5.412,30 Tháng 4.355,734 96,601 66.923,788 6.227,70 Tháng 5.064,782 59,629 73.365,203 6.985,97 Tháng 5.433,203 71,862 79.982,433 4.244,08 Tháng 2.113,922 50,202 101.414,707 5.802,17 Tháng 4.708,105 75,346 160.785,478 3.938,40 Tháng 5.315,113 95,652 182.096,691 7.014,13 Tháng 4.141,573 92,851 157.073,562 9.748,16 Tháng 9.081,304 332,282 288.894,953 9.064,49 Tháng 6.512,323 16.542,54 222.503,712 9.831,01 Tháng 8.184,298 67.800,00 190.322,905 74.515,9 Tháng 4.157,700 78.700,00 168.191,372 15.429,3 Tháng 4.208,455 37.100,00 129.085,297 15.061,2 Tháng 13.825,80 170.213,5 239.478,368 10.520,5 Nguồn: NHNN (số liệu Đến 31/3/2009) Cùng với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, lãi suất trên TTTT liên ngân hàng ngày càng có quan hệ chặt chẽ với lãi suất huy động, cho vay trên thị trường 1 và phản ánh sát thực hơn cung cầu thanh khoản trên thị trường cũng như chuyển tải phần nào tín hiệu về chính sách của NHNN đến thị trường. Những số liệu thống kê về thị trường đã cho thấy, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998, lãi suất cho vay, gửi tiền VNđ bình quân trên TTTT liên ngân hàng Việt Nam tại hầu hết các kỳ hạn đều tương đối ổn định, đặc biệt là giai đoạn 2005 đến cuối năm 2007. Trong khoảng thời gian này, lãi suất bình quân VNđ trên TTTT liên ngân hàng chỉ ở mức 6- 8%/năm và biên độ dao động hàng ngày chỉ ở mức thấp. Từ đầu năm 2008 đến khoảng tháng 9/2008, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở tất cả các kỳ hạn có sự biến động tăng đột biến và Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 18 đứng ở mức cao, bình quân gần 18%/năm; cá biệt vào thời điểm căng thẳng thanh khoản lên đến đỉnh điểm, có TCTD phải chấp nhận giao dịch VNđ tại kỳ hạn qua đêm với mức lãi suất lên đến 43%/năm. Để đối phó với tình trạng căng thẳng về vốn và ổn định TTTT, NHNN đã đẩy mạnh các giải pháp đ iều hành chính sách như liên tục đ iều chỉnh lãi suất và mức dự trữ bắt buộc, điều chỉnh giảm các loại lãi suất, đẩy mạnh hoạt động cung ứng vốn thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn, OMO, Swaps ngoại tệ, cho phép thanh toán trước hạn tín phiếu bắt buộc... Do vậy, từ tháng 9/2008 đến những tháng đầu năm 2009, lãi suất các kỳ hạn trên TTTT liên ngân hàng đã giảm mạnh dưới tác động chính sách của NHNN và dần đi vào ổn định. Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 6/2009, lãi suất huy động USD tối đa là 1,5%/năm, cho vay là 3%- 5%/năm (giảm 2%- 3%/năm với cùng kỳ năm 2008); lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn của NHNN là 7%/năm. Mặt bằng lãi suất từ tháng 4 đến nay đã trở về thời kỳ ổn định. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 19 PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ QUY LUẬT VẬN ĐỘNG CỦA CHỈ TIÊU : HỆ SỐ TIỀN NÓNG I - THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NHTMVN 1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Một là, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 20 hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá tr ị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả... 3. Dự trữ thanh khoản - Dự trữ sơ cấp: là các dự trữ tài sản dưới dạng ngân quỹ nhằm đáp ứng các nhu cầu thường nhật của một ngân hàng thương mại . Ngân quỹ gồm : +Tiền mặt trong kho quỹ ngân hàng +Tiền gửi tại NHTW và tại các ngân hàng khác +Các khoản tiền đang chuyển Nhu cầu thường nhật của một ngân hàng: +Tiền cho các nhu cầu giao dịch của khách hàng (nhu cầu chi trả tiền gửi và giải ngân cho các khoản tín dụng) +Nhu cầu dự trữ bắt buộc +Nhu cầu thanh toán bù trừ +Nhu cầu mua, thanh toán tiền dịch vụ từ các ngân hàng khác - Dự trữ thứ cấp: không phải nằm dưới dạng ngân quỹ nhưng chúng thường là những tài sản có tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành ngân quỹ với chi phí thấp. Các tài sản thường dùng làm dự trữ thứ cấp: +Trái phiếu chính phủ +Trái phiếu kho bạc +Tín phiếu ngân hàng, … 4. Đo lường rủi ro thanh khoản Cung và cầu thanh khoản -Trạng thái thanh khoản ròng – NLP Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 21 + Cung về thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm: - Các khoản tiền gửi đang đến. - Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi. - Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp. - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng . - Vay mượn trên thị trường tiền tệ. + Cầu về thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm: - Khách hàng rút tiền từ tài khoản. - Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao. - Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi. - Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. - Thanh toán cổ tức bằng tiền. + Trạng thái thanh khoản ròng - NPL (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau: NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây: - Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản tr ị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. - Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 22 từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. - Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xãy ra trên thực tế. Các chỉ tiêu quản trị thanh khoản : + Chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ: được tính dựa vào tỉ lệ giữa “Ngân quỹ và tiền gửi tại các ngân hàng” với “ Tổng tài sản”. + Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản: được tính dựa vào tỉ lệ giữa “Chứng khoán chính phủ” với “ Tổng tài sản”. + Hệ số tiền nóng : được tính dựa vào tỉ lệ giữa “Tài sản thị trường tiền tệ” với “Nợ trên thị trường tiền tệ”. + Hệ số thành phần tiền gửi: được tính dựa vào tỉ lệ giữa “Tiền gửi giao dịch” với “Tiền gửi định kỳ”. II - QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN DỰA VÀO CHỈ TIÊU HỆ SỐ TIỀN NÓNG 1. Công thức xác định : Hệ số tiền nóng: = Tài sản thị trường tiền tệ / Nợ trên thị trường tiền tệ 2. Tài sản của ngân hàng trên thị trường tiền tệ a. Khái niệm: tài sản của ngân hàng trên thị trường tiền tệ là tất cả các khoản tín dụng dưới 1 năm (cho vay) và các công cụ tài chính ngắn hạn mà ngân hàng được phép giao dịch ,mua bán b. Phân loại tài sản của ngân hàng trên thị trường tiền tệ và chiến lược quản trị thanh khoản dự vào tài sản “Có”. Tài sản của ngân hàng trên thị trường tiền tệ bao gồm: - Chứng chỉ tiền gửi (CD): là những khoản tiền gửi lớn ($100.000 hoặc cao hơn) tại những ngân hàng thương mại với một lãi suất nhất định. Cũng có nhiều loại CD khác nhau. Ví dụ: như loại CD tháng có giá trị thanh toán trong 30 ngày. - Thương phiếu, hối phiếu: Thương phiếu thì do những công ty lớn phát hành nhằm đảm bảo trả những khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Thương phiếu là Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 23 loại công cụ không được đảm bảo và buôn bán với giá chiết khấu. Hầu hết chúng có thời hạn 30 ngày mặc dù chúng có thể lên đến 270 ngày. - Euro-đôla: là những khoản tiền ký gửi bằng đồng đôla tại những ngân hàng nước ngoài. Những khoản này thường được gửi trong một thời hạn nhất định với một lãi suất cho trước. Thị trường Euro có tính thanh khoản rất cao và nó cho ta những lợi nhuận mà chính phủ Mỹ không hề quy định. - Trái phiếu kho bạc dưới 1 năm. - Các khoản tín dụng ( bao gồm tín dụng liên ngân hàng và tin dụng thông thường ) - Ngân quỹ ( tiền mặt và tiền gởi tại các tổ chức TD hoặc NHNN) Khi thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có”, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn. Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn. Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ còn gọi là chiến lược tiếp cận thị trường vốn ngắn hạn: chiến lược này đồi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán lần lược các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hóa tài sản, bởi lẻ nguồn cung thanh toán được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. 3. Nợ của Ngân hàng trên thị trường tiền tệ. a.Khái niệm: nợ trên thị trường tiện tệ của ngân hàng là các khoản vay ngắn hạn liên ngân hàng dưới sự điều hành của ngân hàng nhà nước và nghiệp vụ phát hành các công cụ tài chính được chấp nhận và giám sát của ngân hàng nhà nước và nghiệp vụ huy động vốn ngắn hạn từ các tổ chức và dân cư Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 24 b. Phân loại nợ trên thị trường tiền tệ và chiến lược quản trị thanh khoản “Nợ”: Nợ của ngân hàng trên thị trường tiền tệ bao gồm:  Vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu phát sinh có thời hạn giao dịch dưới 1 năm  Vay vốn liên ngân hàng  Vay vốn từ ngân hàng nhà nước  Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư  Bán các hợp đồng mua lại  Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản nợ thì nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh. Nhược điểm của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản ( nhưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cao nhất) do sự biến động về khả nang cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra thì, những khách hàng tiền gửi sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khó khăn về thanh khoản. 4. Chỉ Tiêu “Hệ số tiền nóng” của ngân hàng TMCP SACOMBANK a. Phân tích tỷ lệ chấp nhận nhằm mục đích giảm rủi ro thanh khoản nhưng vẫn đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Dựa vào số liệu trên BCTC quý 1 năm 2009 Ngân Hàng SACOMBANK : Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 25 Đn v: triu đng NĂM 31/03/2009 31/12/2008 A. TÀI SẢN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ BAO GỒM : I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 6,010,349 8,458,614 II. Tiền gửi tại NHNN 3,302,511 3,224,539 III. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 9,137,019 7,047,584 1. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 9,107,259 7,016,726 2. Cho vay các TCTD khác 29,949 31,042 IV. Chứng khóan kinh doanh 1,374,964 370,106 V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 0 6,928 VI. Cho vay khách hàng 40,484,695 34,757,119 VII. Chứng khóan đầu tư 9,323,640 8,969,574 TỔNG TÀI SẢN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ : 69,633,178 62,834,464 -------------------- -------------------- B. NỢ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ BAO GỒM I. Các khỏan nợ Chính phủ và NHNN 52,509 52,161 II. Tiền gửi và tiền vay các TCTD khác 1,093,619 4,488,354 III. Tiền gửi của khách hàng : 56,871,152 46,128,820 IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khỏan nợ tài chính khác 145,492 0 V. Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 1,028,029 1,014,462 VI. Phát hành giấy tờ có giá 5,923,924 7,659,063 VII. Các khỏan nợ khác 2,208,403 1,337,084 TỔNG NỢ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ : 67,323,128 60,679,944 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG Khả năng thanh toán của ngân hàng SACOMBANK : Khả năng thanh toán Quý 1 năm 2009 Năm 2008 Khả năng thanh toán hiện hành ( hệ số tiền nóng) 1.034 1.035 Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 26 Khả năng thanh toán nhanh 0.43 0.46 Khả năng thanh toán tức thời 0.27 0.31 Dựa trên các số liệu trên ta thấy :  Tỷ số tài sản thị trường tiền tệ / nợ trên thị trường tiền tệ quý 01 năm 2009 là : 1.034  Tỷ số tài sản thị trường tiền tệ / nợ trên thị trường tiền tệ quý 04 năm 2008 là : 1.035 Điều này cho thấy tính thanh khoản hiện hành của ngân hàng Sacombank luôn ở trong tình trạng ổn định tại mọi thời điểm. Ngân hàng sử dụng và quản lý rất tốt tài sản nợ và tài sản có của mình . Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn trên thị trường tiền tệ của Ngân Hàng Sacombank có hiệu quả. Hệ số thanh toán nhanh vào cuối năm 2008 đạt 0.46 hay 46% , đối với các doanh nghiệp thì hệ số này là thấp, nhưng với ngành ngân hàng thì hệ số này chấp nhận được vì việc thanh khoản trong ngân hàng không chỉ dựa vào các chỉ số bên tài sản có mà còn kết hợp với việc quản lý tài sản nợ nhờ chức năng nhận ký thác tiền gởi và huy động vốn. Ngân hàng luôn áp dụng chính sách huy động với những lãi suất cao và những khuyến mãi để thu hút tiền gởi và tiền ký gởi nhằm thanh toán các khoản nợ đến hạn . Để đảm bảo tỉ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng như sau: - Tỉ lệ tối thiểu 25% giữa giá tr ị tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản “ Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo. - Tỉ lệ: Tài sản thị trường tiền tệ / Nợ trên thị trường tiền tệ tối thiểu bằng 0.5. b. Khi Hệ số tiền nóng > 1: Khi hệ số tiền nóng > 1 , ngân hàng phải nhanh chóng đầu tư phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 27 c. Khi Hệ số tiền nóng < 1: Khi hệ số tiền nóng <1 , tình trạng phát triển tín dụng nóng, ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các nguồn tài trợ khác nhau với chi phí thấp nhất. Như phân tích ở trên, cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “ Có” và dựa vào tài sản “ Nợ” đều có hạn chế: chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ. Do đó các ngân hàng thường dung hòa và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hằng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gử i tại các ngân hàng khác..., các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng... sẽ được đáp ứng bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hóa thành tiền. Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 28 PHẦN III ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ AN TOÀN CỦA CHỈ TIÊU : HỆ SỐ TIỀN NÓNG (Căn cứ vào thực trang thanh khoản và rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMVN hiện tại, từ những vấn đề bất cập và những thuận lợi để đề ra giá trị phù hợp ) 1. Những điểm chính về thực trang thanh khoản và rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMVN hiện nay. Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các NHTM vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía NHNNVN đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng. Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay đối với khách hàng tại các ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30- 40%. Tình hình đó đã gây ảnh hưởng Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 29 nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế thì những diễn biến như trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục t iêu giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng. VD: Năm 2001, do tin đồn thất thiệt, người dân đã đổ xô đến Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình rút tiền đồng loạt , vào tháng 10/2003, Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB) cũng bị rơi vào tình trạng tương tự .Và năm 2008 hàng trăm khách hàng tập trung trước 119 -121 Nguyễn Công Trứ, p.Nguyễn Thái bình ,Quận 1- trụ sở của Ngân hàng TMCP Việt Á để rút tiền đầu tư mua căn hộ chung cư,… làm các ngân hàng này rất căng thẳng trong thanh khoản. 2.Những vấn đề bất cập khi đánh giá Hệ số tiền nóng: Việc đánh giá rủi ro thanh khoản theo chỉ tiêu “HỆ SỐ TIỀN NÓNG”, không mang lại kết quả chính xác cho nhà quản trị, và không có 1 con số cố định áp dụng chung cho các NHTM vì: Hệ số tiền nóng: = Tài sản thị trường TT / Nợ trên thị trường TT Tài sản của ngân hàng trên thị trường tiền tệ bao gồm: - Chứng chỉ tiền gửi (CD) - Thương phiếu, hối phiếu: - Euro-đôla - Trái phiếu kho bạc dưới 1 năm. - Các khoản tín dụng - Ngân quỹ ( tiền mặt và tiền gởi tại các tổ chức TD hoặc NHNN) Nợ của ngân hàng trên thị trường tiền tệ bao gồm: Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 30 - Vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu phát sinh có thời hạn giao dịch dưới 1 năm - Vay vốn liên ngân hàng - Vay vốn từ ngân hàng nhà nước - Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư - Bán các hợp đồng mua lại - Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn Vì vậy dù hệ số tiền nóng không thay đổi, nhưng khả năng thanh khoản vẫn khác nhau do sự khác nhau về các thành phần trong tổng tài sản hay trong tổng nợ khác nhau. VD: cùng hệ số tiền nóng = 1,035. Nhưng: - NHTM X: có “các khoản tín dụng ngắn hạn” chiếm tỉ trọng lớn hơn “các khoản tín dụng trung và dài hạn”, nên khả năng thanh khoản của NHTM X rất tốt - NHTM Y: có “các khoản tín dụng ngắn hạn” chiếm tỉ trọng nhỏ hơn “các khoản tín dụng trung và dài hạn”, trong khi nguồn “huy động vốn từ các tổ chức và dân cư” lại chủ yếu là ngắn hạn và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ, nên khả năng thanh khoản của NHTM Y rất căng thẳng, rủi ro cao. Giải pháp: Để quản trị rủi ro thanh khoản theo chỉ tiêu “HỆ SỐ TIỀN NÓNG”, mang lại kết quả tốt , nhà quản trị ngoài việc đáp ứng “hệ số tiền nóng = 1” cần phải phân tích theo từng chỉ tiêu thành phần trong tổng tài sản hay trong tổng nợ một cách tương ứng – tức là phân tích chi tiết hơn (như VD nói trên) 3.Những thuận lợi trong chính sách hỗ trợ thanh khoản của NHTW với các NHTMVN: Cùng với trách nhiệm của NHTM thì quản lý rủi ro thanh khoản còn có một phần trách nhiệm của NHNN với tư cách là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngân hàng, nhằm ổn định tính thanh khoản cho cả hệ thống, vấn đề hỗ trợ thanh khoản của NHNN cũng tồn tại một câu chuyện “chỉ có ở Việt Nam” Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 31 đó là: chiết khấu trên bộ hồ sơ tín dụng! Bởi vì những ngân hàng nhỏ khi gặp khó khăn vốn nhưng không có trái phiếu Chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước không thể thực hiện công cụ tái chiết khấu; cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở thì các ngân hàng này cũng không có tài sản đủ tiêu chuẩn để cầm cố. Vì thế, NHNN tái cấp vốn cho NHTM trên bộ hồ sơ tín dụng ( NHTM sẽ mang bộ hồ sơ tín dụng đã cam kết giải ngân cho khách hàng lên NHNN cầm cố hồ sơ, lấy tiền về cho khách hang vay). Đây là loại “nghiệp vụ” mà trên thế giới chưa có bao giờ. Bởi ở các nước đó, nếu rơi vào tình cảnh này, NHTW các nước có thể cho phá sản ngay lập tức. Còn ở Việt Nam, vì phải giữ an toàn cho cả hệ thống nên lắm khi, NHNN trở thành cơ quan “bảo hiểm tiền gửi” toàn diện cho NHTM một cách bất đắc dĩ. Để được hưởng chính sách này, NHTM nên xét duyệt và lựa chọn những hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt đáp ứng các yêu cầu của NHTW, nên hạn chế (loại bỏ) cho vay đối với các hồ sơ tín dụng có chất lượng thấp. 4.Hệ số tiền nóng được coi là phù hợp tại ngân hàng TMCP SACOMBANK. Ngân hàng Sacombank sử dụng và quản lý rất tốt tài sản nợ và tài sản có của mình . Do vậy, việc quản lý và sử dụng vốn trên thị trường tiền tệ của Ngân Hàng Sacombank có hiệu quả và hệ số tiền nóng tại ngân hàng Sacombank duy trì ở mức 1,03 được coi là phù hợp (theo đánh giá của nhóm chúng em). Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 32 LỜI KẾT Trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã được học, các tài liệu tham khảo và các thong tin từ mạng internet và sự hướng dẫn của thầy giáo, nhóm SV lớp TCNH VB2 chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận “QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NHTM VN THEO CHỈ SỐ : HỆ SỐ TIỀN NÓNG”. Do năng lực chúng em còn hạn chế, thời gian có hạn,các tài liệu liên quan đến “hệ số tiền nóng” không nhiều và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hang nên bài tiểu luận của nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn trong lớp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo và kính chúc thầy luôn nhiều sức khỏe, niềm vui! Nhóm SV - Lớp TCNH VB2 Nhóm SV-Lớp TCNH VB2 GVHD: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG 33 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtrinhtm_273.pdf
Luận văn liên quan