MỤC LỤC Lời mở đầu
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm về sản xuất
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại
1.1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất
1.2. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT
1.2.1. Cách mạng công nghiệp
1.2.2. Quản trị khoa học
1.2.3. Cách mạng dịch vụ
1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1. Sản xuất như là một hệ thống
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GẠO VIỆT NAM
2.1. Sản xuất chế biến gạo Vĩnh Long
2.1.1. Đẩy mạnh công nghệ.
2.1.2. Thích ứng linh hoạt
2.1.3. Chiến lược ngành hàng
2.2. Sản xuất và chế biến gạo Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng thời kỳ 2005 - 2010
2.2.2. Dự báo và giải pháp đến năm 2015
CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
3.1. Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
3.2. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết luận
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6472 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất và dịch vụ: Sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị sản xuất và
dịch vụ
GVHD: Th.s: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Đề tài:
Sản xuất và chế biến gạo
VIỆT NAM
Nhóm 7:
Trần Thanh Tùng (nt)
Trần Thị Thanh Huyền
Nguyễn Ngọc Hùng
Hà Hồng Hưởng
Đào Xuân vũ
Đỗ Sơn Tùng
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm về sản xuất
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại
1.1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất
1.2. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT
1.2.1. Cách mạng công nghiệp
1.2.2. Quản trị khoa học
1.2.3. Cách mạng dịch vụ
1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1. Sản xuất như là một hệ thống
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GẠO VIỆT NAM
2.1. Sản xuất chế biến gạo Vĩnh Long
2.1.1. Đẩy mạnh công nghệ.
2.1.2. Thích ứng linh hoạt
2.1.3. Chiến lược ngành hàng
2.2. Sản xuất và chế biến gạo Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng thời kỳ 2005 - 2010
2.2.2. Dự báo và giải pháp đến năm 2015
CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
3.1. Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
3.2. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết luận
Lời mở đầu
Trong xu thế ngày càng phát triển của đất nước và nền kinh tế thị trường ngày càng rộng mở. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Vì vậy vấn đề về quản trị sản xuất và dịch vụ ngày càng được chú trọng va khẳng định được vai trò của mình trong quản trị doanh nghiệp.
Nhóm sinh viên chúng tôi dưới sự hướng dẫn của GV. Ths Nguyễn Thị Tuyên Truyền xin được nghiên cứu và trình bày đôi nét về quản trị sản xuất và dịnh vụ ứng dụng trong sản xuất chế biến gạo ở Việt Nam hiên nay. Bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. mong cô và mọi người thông cảm!
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm về sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ lạnh,... mới gọi là các đơn vị sản xuất.
Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa.
Đầu vào
Chuyển hóa
Đầu ra
-Nguồn nhân lực
-Nguyên liệu
-Công nghệ
-Máy móc,thiết bị
-Tiền vốn
-Khoa học & nghệ thuật quản trị.
-Làm biến đổi
-Tăng thêm giá trị
-Hàng hóa
-Dịch vụ
Sơ đồ 1-1: Quá trình sản xuất.
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá trình này như trong sơ đồ 1-1.
Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3.
Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt,...
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất.
Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ chế thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp.
Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn,...
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại
Quản trị sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộcrất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất.
Sản xuất hiện đại có những đặc điểm:
Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại.
Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao.
Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty. Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sản xuất.
Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quản lý.
Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh.
Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa−nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng.
Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương trình.
Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máy tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất.
Thứ chín, mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho việc ra quyết định sản xuất – kinh doanh.
1.1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản:
Marketing, sản xuất và tài chính. Các nhà quản trị Marketing chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Các nhà quản trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ các chức năng tài chính, Marketing và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về tài chính sẽ diễn ra. Mỗi chứcnăng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
1.2. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Khoa học về quản trị sản xuất và dịch vụ phát triển liên tục nhanh chóng cùng với việc phát triển khoa học và công nghệ. Xét về mặt lịch sử, chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau:
1.2.1. Cách mạng công nghiệp
Ở Anh vào những năm đầu thế kỷ XVIII, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh kéo theo sự bùng nổ cách mạng công nghiệp. Việc phát minh ra động cơ hơi nước của Jame Watt vào năm 1764, tạo điều kiện cho ra đời hàng loạt những máy móc khác trong kỹ nghệ. Hệ quả tất yếu là sự thay thế rộng rãi lực lượng lao động thủ công bằng máy móc có năng suất cao hơn, cùng với sự thiết lập hệ thống nhà xưởng và các phát minh khác của thời đại. Tính sẵn có của máy hơi nước và máy móc sản xuất tạo điều kiện cho việc tập hợp các công nhân vào nhà máy. Sựtập trung này tạo ra một nhu cầu về việc sắp xếp họ lại một cách hợp lý để sản xuất ra sản phẩm .
Tác phẩm của Adam Smith “Sự giàu có của quốc gia” viết năm 1776, chứng minh cho sự cần thiết của phân công lao động, hay còn gọi là chuyên môn hóa của lao động. Việc sản xuất sản phẩm được phân chia ra thành từng bộ phận nhỏ, những nhiệm vụ chuyên biệt được phân công cho công nhân theo qui trình sản xuất. Vì thế, các nhà máy vào cuối thời kỳ này không những chỉ chú ý đến việc trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất, mà còn ở cách thức hoạch định và quản lý công việc sản xuất của công nhân.
Cách mạng công nghiệp lan truyền từ Anh sang Hoa kỳ. Vào năm 1790 Eli Whitney, nhàphát minh Hoa kỳ, đã thiết kế mẫu súng trường sản xuất theo dây chuyền.
Năm 1800 những ngành công nghiệp khác phát triển lên cùng với sự phát triển của động cơ xăng dầu và điện, nhu cầu về sản phẩm phục vụ cho chiến tranh đã thúc đẩy sự thành lập nhiều nhà máy hơn nữa. Hệ thống sản xuất thủ công được thay thế bởi hệ thống nhà xưởng với những máy móc hiện đại vào thời kỳ đó tạo nên những thay đổi lớn đối với nhà máy nói riêng và cả ngành công nghiệp nói chung.
Kỷ nguyên công nghiệp mới ở Hoa kỳ đã xuất hiện ngay khi bắt đầu thế kỷ 20, đã tạo ra một giai đoạn mở rộng lớn lao về năng lực sản xuất. Sự chấm dứt việc sử dụng lao động nô lệ, sự di chuyển của lực lượng lao động trong nông thôn vào các thành thị và sự nhập cư đã cung cấp một lực lượng lao động lớn cho sự phát triển nhanh chóng của trung tâm công nghiệp ở thành thị. Sự phát triển này dẫn đến hình thức mới của ngành công nghiệp là giải quyết vấn đề vốn thông qua việc thiết lập các công ty cổ phần. Từ đó, có thể nhà quản lý trở thành người làm thuê cho xí nghiệp và được trả lương từ nhà tài chính, hay người làm chủ đầu tư.
1.2.2. Quản trị khoa học
Frederick W.Taylor được xem như là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học. Ông nghiên cứu các vấn đề thuộc về nhà máy vào thời đại của ông một cách khoa học, chú trọng đến tính hiệu quả với mong muốn đạt được kết quả về việc tiết kiệm thời gian, năng lực và nguyên vật liệu.
Hệ thống hoạt động của Taylor như sau:
Kỹ năng, sức lực và khả năng học tập được xác định cho từng công nhân để họ có thể được ấn định vào các công việc mà họ thích hợp nhất.
Các nghiên cứu về theo dõi ngưng làm việc được tiến hành nhằm đưa ra kết quả chuẩn cho từng công nhân ở từng nhiệm vụ. Kết quả mong muốn đối với từng công nhân sẽ được sử dụng cho việc hoạch định và lập thời gian biểu, so sánh với phương pháp khác để thực thi nhiệm vụ.
Các phiếu hướng dẫn, các kết quả thực hiện và đặc điểm riêng biệt của từng nguyên vậtliệu sẽ được sử dụng để phối hợp và tổ chức công việc, phương pháp làm việc và tiến trình công việc cũng như kết quả lao động có thể được chuẩn hóa.
Công việc giám sát được cải tiến thông qua việc lựa chọn và huấn luyện cẩn thận. Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị không quan tâm đến việc đổi mới chức năng của nó. Ông tin rằng quản trị phải chấp nhận việc hoạch định, tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn là để những chức năng quan trọng này cho chính công nhân.
Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả và làm giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc công nhân.
Henry L.Gantt đã làm việc cùng với Taylor ở nhà máy Midvale, nói chung ông có cùngquan điểm với Taylor, ngoại trừ việc chú ý đến người thực hiện công việc hơn là bản thâncông việc. Ông tỏ ra hiểu biết tâm lý công nhân hơn Taylor và thừa nhận tầm quan trọng của tinh thần và lợi ích của phần thưởng tinh thần đối với việc động viên công nhân.
Frank và Lillian Gilbreth, là nhà thầu thành đạt, người đã quan tâm đến phương pháp làm việc khi mới bắt đầu làm thợ phụ. Sau này ông có nhiều cải tiến trong phương pháp xây và các nghề khác của ngành xây dựng. Ông quan niệm việc lập kế hoạch công tác và huấn luyện cho công nhân những phương pháp làm việc đúng đắn không chỉ nâng cao năng suất, mà còn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân.
Nghiên cứu tác nghiệp: Việc sử dụng một lượng khổng lồ các khí tài quân sự và nhân sựtrong thế chiến thứ II, khiến các nhà cầm quân phải đối phó với những quyết định phức tạp mà trước đây chưa bao giờ họ gặp phải. Các khái niệm về phương pháp tiếp cận toàn hệ thống, các nhóm làm việc đa ngành và việc sử dụng các kỹ thuật toán học phức tạp đã được phát triển để thích nghi với điều kiện phức tạp đó.
Sau chiến tranh, các giáo trình về quản trị tác nghiệp đã được giới thiệu trong cáctrường đại học, các tổ chức tư vấn và nghiên cứu tác nghiệp...mà ngày nay chúng ta được biết như là kỹ thuật định lượng, qui hoạch tuyến tính, PERT/CPM và các môhình dự báo.
Nghiên cứu tác nghiệp tìm kiếm việc thay thế các quyết định phức tạp bằng một phươngpháp chỉ rõ những khả năng tối ưu thông qua việc phân tích.
1.2.3. Cách mạng dịch vụ
Một trong những sự phát triển khởi đầu trong thời đại của chúng ta là sự nở rộ của dịch vụ trong nền kinh tế Hoa kỳ. Việc thiết lập các tổ chức dịch vụ đã phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ II và vẫn còn tiếp tục mở rộng cho đến nay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ ngày nay:
− Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.
− Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
− Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ.
− Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất.
− Các vấn đề trách nhiệm xã hội.
Ảnh hưởng quan trọng của nhân tố này lên các nhà quản trị tác nghiệp là biên giới mộtquốc gia đã không còn khả năng bảo vệ khỏi việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Cuộc cạnh tranh đang gia tăng và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để thành công trong việc cạnh tranh, các công ty phải hiểu rõ các phản ứng của khách hàng và cải tiến liên tục mục tiêu pháttriển nhanh chóng sản phẩm với sự kết hợp tối ưu chất lượng ngoại hạng, thời gian cung ứngnhanh chóng và đúng lúc, với chi phí và giá cả thấp. Cuộc cạnh tranh này đã chỉ ra rằng, cácnhà quản trị tác nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất phức tạp hơn thông qua việc mở rộngmột cách nhanh chóng kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1. Sản xuất như là một hệ thống
Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn,các thiết bị, các thông tin... Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện. Mô hình hệ thống sản xuất:
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GẠO VIỆT NAM
2.1. Sản xuất chế biến gạo Vĩnh Long.
2.1.1. Đẩy mạnh công nghệ.
Ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo ngành công nghiệp này là một trong những thế mạnh của Vĩnh Long với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 -18%/năm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long.
Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị trường.
Đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ là Công ty cổ phần lương thực - thực phẩm Vĩnh Long. Đến nay, Công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh 38 dây chuyền đồng bộ có khả năng sản xuất từ 300.000 - 350.000 tấn/năm, phát triển mạng lưới 8 xí nghiệp trong đó có 3 xí nghiệp lớn có sức kho chứa từ 10.000 tấn trở lên, tổng sức kho chứa trên 80.000 tấn. Năm 2010, Công ty đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất chế biến lương thực số 8 công suất từ 70.000 - 80.000 tấn/năm với tổng trị giá 28 tỷ đồng tại tỉnh An Giang. Nhờ mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty đã từng bước đưa mặt hàng gạo xuất khẩu thâm nhập các thị trường lớn, tỷ lệ gạo cao cấp chiếm tỷ trọng 65-68% trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu.
Theo Sở Công nghiệp Vĩnh Long, trên địa bàn hiện có gần 650 nhà máy, cơ sở xay xát, lau bóng gạo tập trung ở 3 huyện Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình. Trước đây hầu hết các doanh nghi ệp tư nhân chỉ trang bị hệ máy loại từ 8-15 tấn/ca xay xát gạo chủ yếu phục vụ thị trường nội địa nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đ ã đầu tư các loại máy 15 tấn/ca, trang bị thêm vào công đoạn cuối dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng và phân loại phục vụ cho việc xuất khẩu gạo.
Bình quân nguồn vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ 1,5-1,9 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Cty TNHH Phước Thành 4 tại xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ), năm nay DN tiếp tục cải tiến công nghệ, trang bị dây chuyền lau bóng gạo với công suất 8 tấn/giờ nâng cao chất lượng cạnh tranh với gạo ngoại.
Tại chợ gạo Cầu Đôi, một trong những chợ đầu mối thu mua, xay xát gạo trọng điểm của Vĩnh Long và khu vực, các cơ sở xay xát ở đây còn là vệ tinh của các DN cung ứng kịp thời nhu cầu mua, chế biến gạo xuất khẩu.
Sơ đồ về quy trình chế biến gào do Công ty cổ phần Phân phối và Bán lẻ VNF1 đã xây dựng và đươc ứng dụng trong chế biến gạo ở Vĩnh Long.
2.1.2. Thích ứng linh hoạt
Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm tỉnh Vĩnh Long là doanh nghiệp chủ lực kinh doanh xuất khẩu gạo của tỉnh. Những năm trước, Công ty Vĩnh Long chỉ thực hiện mua gạo lứt nguyên liệu đã làm sạch, về đánh bóng và xuất khẩu. Trong những năm trước, Vĩnh Long Food xuất khẩu từ 300.000 – 400.000 tấn/năm, trong đó có khoảng 70% là xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại với gạo cao cấp 5% tấm đi các thị trường Nhật Bản, Malaysia, châu Phi. Đây vẫn sẽ là các thị trường xuất khẩu chiến lược của Vĩnh Long Food, do công ty có năng lực đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng của các thị trường này, giúp thu đuợc giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 8/2010, tổng lượng gạo xuất khẩu của Vĩnh Long đạt 200.000 tấn và đây có lẽ là con số xuất khẩu của cả năm 2007, do Việt Nam đã ký đủ hợp đồng xuất khẩu với số lượng 4,5 triệu tấn theo chỉ tiêu Chính phủ đề ra đầu năm. Trong đó, xuất khẩu gạo 5% tấm theo các hợp đồng thương mại đạt khoảng 100.000 tấn (chiếm 50% tổng khối lượng gạo xuất khẩu) năm nay đi thị trường Malaysia và Nhật Bản, còn lại 100.000 tấn gạo 15%, 25% xuất khẩu đi thị trường Philippines và Indonesia theo hợp đồng chính phủ.
Giá lúa trong nước biến động lớn, cùng với giá cước vận chuyển cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và lợi nhuận từ xuất khẩu gạo, đặc biệt trong thực hiện các hợp đồng xuất khẩu giao gạo cuối năm, với giá xuất khẩu đã ký từ thời điểm đầu năm. Vì vậy, Vĩnh Long Food đã có chiến lược chuyển hướng đa dạng hoá sản phẩm gạo chế biến sang khai thác thị trường tiêu thụ nội địa với kế hoạch bán nội địa 50.000 tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2009.
Công ty hợp tác với Saigon Coopmart đầu tư phát triển hệ thống siêu thị tại An Giang và Vĩnh Long, với tỷ lệ vốn nắm giữ là công ty Vĩnh Long 35%. Các sản phẩm gạo jasmine, gạo thơm lài, nếp, cao sản được đóng gói đa dạng theo các bao bì đóng gói từ 2 đến 5kg, đưa thương hiệu gạo đặc sản VinhLong Food vào mạng lưới các siêu thị trên địa bàn và Thành phố Hồ Chí Minh, hướng đến mở rộng thị trường các tỉnh miền Trung và cung cấp gạo cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học và bếp ăn tập thể.
Tháng 5/2010, Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long được biết đến là công ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán đấu giá cổ phần ra công chúng. Ngay năm đầu tiên cổ phần hoá, Vĩnh Long Food thể hiện được năng lực ứng phó trên thị trường khi quyết định đa dạng hoá sản phẩm gạo chế biến hướng đến phục vụ thị trường gạo nội địa, trước sự thu hẹp quy mô xuất khẩu gạo cấp cao- sản phẩm thế mạnh của công ty và lợi nhuận từ xuất khẩu giảm do biến động lớn giá gạo nguyên liệu và giá vận chuyển.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Phước Thành 4 (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) đầu tư 1,8 tỷ đồng trang bị 4 máy lau bóng và máy trộn, đa dạng các sản phẩm như gạo một bụi, gạo dẻo, gạo thơm được đóng gói đa dạng từ 10 kg, 25 kg và 50 kg; tổ chức mạng lưới 20 đại lý và mở rộng thị trường tiêu thụ chính ở các tỉnh miền Trung. Dự kiến năm nay cùng với gia công xay xát gạo xuất khẩu, công ty cung ứng từ 12.000 đến 15.000 tấn gạo cho thị trường nội địa.
2.1.3. Chiến lược ngành hàng
Để phát huy lợi thế của vùng, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp chế biến gạo, trong định hướng từ nay đến năm 2010, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao đồng thời hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Chương trình khuyến công tiếp tục hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất xây dựng dự án vay vốn tín dụng đổi mới công nghệ chế biến. Tỉnh đã quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, khuyến khích nông dân sử dụng các giống chủ lực phù hợp với thổ nhưỡng như OM 4498, OM 576, TNĐB 100… tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến lương thực; đồng thời hình thành chợ đầu mối thóc gạo tạo điều kiện giao lưu giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, đẩy mạnh lưu thông lúa gạo hàng hóa.
Năm 2010, tỉnh Vĩnh Long có kế hoạch xay xát 900.000 tấn gạo và lau bóng 130.000 tấn gạo, tăng 8% so với năm 2009, phấn đấu xuất khẩu 450.000 tấn gạo. Cty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ thiết bị xay xát, đánh bóng ở xí nghiệp chế biến lương thực số 5, 7, 8 kho Phú Lộc.
Trong đó trọng điểm là dự án đầu tư 8 tỷ đồng trang bị máy tách màu chuyên sản xuất chế biến gạo cao cấp, gạo đặc sản, gạo đồ để xuất khẩu vào các thị trường có nhu cầu cao như Iran, Irac, khối các nước Ả Rập, Nhật Bản, Malaysia và dự án đầu tư 9 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất bao bì để giảm giá thành gạo xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu và nhà máy xay xát, cơ sở chế biến gạo liên kết tổ chức mạng lưới mua gắn với vùng nguyên liệu trong tỉnh và khu vực, nâng cấp mạng lưới kho dự trữ và công nghệ bảo quản nhằm khắc phục tình trạng chỉ hoạt động hết công suất vào các tháng mùa vụ, chủ động nguyên liệu nâng sản lượng xay xát chế biến phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
2.2. Sản xuất và chế biến gạo Việt nam.
2.2.1. Thực trạng thời kỳ 2005 - 2010
Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên 10 triệu hộ nông dân cả nước. Trong 20 năm đổi mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 28,1 tạ/héc-ta/vụ và sản lượng 16,87 triệu tấn, đến năm 2010 ba con số tương ứng đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta và 35,8 triệu tấn. Tính chung 20 năm qua, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, hơn 5%.
Theo Nghị quyết số 09/2000-CP của Chính phủ ngày 15-6-2000 về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong những năm tới ổn định 4 triệu héc-ta đất lúa có tưới tiêu chủ động và chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc sang trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn, như: đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất lúa ven đô thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả. Mục tiêu đặt ra cho năm 2015 là đạt 40 triệu tấn lương thực có hạt, trong đó sản lượng lúa 33 triệu tấn, ngô từ 5 - 6 triệu tấn/năm để chế biến thức ăn chăn nuôi.
Sản xuất lúa: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, bắt đầu từ năm 2005, các địa phương, trước hết là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển 174 nghìn héc-ta, bằng 1,7% (cả nước giảm từ 7,6663 triệu héc-ta năm 2004 xuống 7,4927 triệu héc-ta năm 2005) đất lúa vùng ven biển, vùng khô hạn, thiếu nước năng suất thấp và không ổn định sang nuôi trồng thủy sản hoặc các cây trồng có hiệu quả kinh tế. Các địa phương chuyển đổi nhiều và nhanh trong năm 2005 là Cà Mau chuyển trên 117 nghìn héc-ta, Bạc Liêu chuyển 39 nghìn héc-ta, Sóc Trăng chuyển 22 nghìn héc-ta, Long An 12 nghìn héc-ta. Các vùng khác, xu hướng phổ biến là chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, điển hình là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH): Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội.
Xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa cả nước liên tục trong các năm tiếp theo với quy mô và tốc độ khác nhau, hình thức đa dạng, chủ yếu là tự phát. Vì vậy, sản xuất lúa của cả nước xuất hiện xu hướng giảm diện tích gieo cấy lúa vụ 3 và vụ mùa năng suất thấp, đồng thời tăng đầu tư thâm canh bằng sử dụng giống mới năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với giá cao hơn. Tuy năng suất lúa tăng cao, nhưng sản lượng lúa tăng chậm hơn các thời kỳ trước đó. Năng suất lúa năm 2010 đạt 48,9 tạ/héc-ta tăng 6 tạ/héc-ta/vụ, sản lượng đạt 35,83 triệu tấn tăng 3,7 triệu so với năm 2005.
Không chỉ tăng năng suất, sản lượng, sản xuất lúa Việt Nam thời kỳ này còn có nhiều tiến bộ về chất lượng sản phẩm gạo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Xu hướng tăng năng suất bằng mọi giá đã dần dần chuyển sang tăng chất lượng và hiệu quả để tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích. Chất lượng gạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gạo là nét mới đáng ghi nhận của sản xuất lương thực Việt Nam thời kỳ 2005 - 2010.
Do diện tích đất lúa chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu là diện tích chỉ gieo cấy 1 vụ lúa mùa năng suất bấp bênh nên cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng diện tích lúa hè thu và lúa đông xuân, giảm tỷ trọng diện tích lúa mùa. Trong 5 năm, diện tích lúa mùa giảm gần 200 nghìn héc-ta, lúa hè thu tăng 138 nghìn héc-ta và diện tích lúa đông xuân ổn định. Không chỉ tăng diện tích, năng suất lúa hè thu cũng tăng nhanh từ 37,7 tạ/héc-ta năm 2005 lên 43,4 tạ/héc-ta năm 2004 và 44,4 tạ/héc-ta năm 2010. Cũng trong thời gian đó, diện tích lúa đông xuân về cơ bản đã ổn định ở mức trên dưới 3 triệu héc-ta/năm, nhưng năng suất tăng nhanh từ 50,6 tạ/héc-ta năm 2005 lên 58,9 tạ/héc-ta năm 2010.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng thị trường trong nước và nước ngoài. Các tỉnh vùng ĐBSCL đã chú trọng tăng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, như: An Giang 90%, Tiền Giang 70%, Đồng Tháp 60%. Các tỉnh vùng ĐBSH đã bước đầu hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản: tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng tại các vùng Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương...
Việc giảm diện tích lúa mùa đã làm sản lượng lúa tăng chậm, đồng thời chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã góp phần giảm bớt lượng lúa hàng hóa tồn đọng, giảm dần tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường trong nước, điều chỉnh giá bán theo hướng có lợi cho người sản xuất, tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Sản lượng lúa thời kỳ 2005 - 2010 bình quân hằng năm tăng 1,9%, thấp hơn tốc độ 5,4%/năm thời kỳ 1996 - 2000. Trong khi đó dân số vẫn tiếp tục tăng trên một triệu người/năm, nhưng an ninh lương thực quốc gia vẫn được giữ vững, thiếu đói giáp hạt giảm, thị trường và giá lương thực ổn định, không có các cơn sốt cục bộ, kể cả ở những vùng bị thiên tai lũ lụt. Lương thực bình quân đầu người từ năm 2005 - 2010 đạt 464,6 kg/năm, tăng 52,7 kg so với bình quân 5 năm ( 2000 - 2005 ).
Bên cạnh những kết quả và các nhân tố tích cực, tình hình sản xuất lúa của Việt Nam 5 năm qua và hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Hạn chế trong sản xuất lúa nước ta là chưa gắn với chế biến và thị trường, nhất là thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng chưa cao, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng đất đai, nguồn nước, lao động trồng lúa của các vùng. Sản xuất lúa không đồng đều, trong khi năng suất, sản lượng và chất lượng lúa vùng ĐBSCL và ĐBSH tăng khá nhanh thì 6 vùng còn lại đều tăng chậm và có lúc giảm. Cơ cấu giống lúa vẫn còn mang nặng tính truyền thống, chậm chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa. Chất lượng lúa tuy có tiến bộ nhưng về cơ bản vẫn còn khoảng cách xa với yêu cầu thị trường và chưa ổn định. Số lượng và tỷ lệ diện tích gieo cấy các giống lúa gạo chất lượng cao, gạo thơm còn quá ít. Lúa thơm jasmine dù có tăng nhanh nhưng cũng mới đạt trên 100 nghìn héc-ta ở vùng ĐBSCL, giống lúa nàng thơm chợ đào (Long An) mới có 500 héc-ta. Với số lượng ít ỏi như vậy, không đủ cung cấp cho thị trường trong nước, chưa nói gì đến xuất khẩu với số lượng lớn. Ngay cả gạo thơm Việt Nam cũng có nhược điểm là giữ mùi không lâu, do các khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, trồng xen với các loại giống lúa thường, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ phơi sấy... chưa phù hợp. Lúa hè thu ở ĐBSCL có sản lượng lớn lại thu hoạch vào mùa mưa nhưng tỷ lệ được phơi sấy năm 2010 mới chỉ đạt 31%, do đó chất lượng không cao, tỷ lệ tấm cao. Tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch còn lớn, khoảng 10% - 13%.
Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất lúa và xuất khẩu gạo hiện nay có nhiều, trong đó chủ yếu là: Dân số tăng nhanh và quy mô dân số lớn làm tăng sức ép cầu lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra còn làm tăng cầu về đất thổ cư do san tách hộ nông nghiệp làm giảm đất lúa. Quỹ đất canh tác lúa có xu hướng giảm dần do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh. Hai vùng trọng điểm lúa là vùng ĐBSCL và ĐBSH đất lúa giảm dần với tốc độ nhanh. Sản xuất lúa còn phân tán theo quy mô nhỏ, tự cung tự cấp là phổ biến ở các vùng nông thôn, nhất là miền Bắc và miền Trung. Thị trường giá phân bón, xăng dầu và thuốc bảo vệ thực vật không ổn định, xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa làm tăng chi phí trung gian, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công nghệ sau thu hoạch lúa, từ vận chuyển, ra hạt, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến gạo xuất khẩu... còn nhiều hạn chế. Đã hơn 17 năm xuất khẩu gạo, hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể về sản xuất gạo xuất khẩu. Một số vùng và địa phương đã quy hoạch nhưng vẫn nặng tính tự phát. Mạng lưới thu mua, vận chuyển, công nghệ chế biến lúa hàng hóa vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo nói chung, gạo xuất khẩu nói riêng, còn yếu kém lại phân bố không đều. Thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và các biến cố bất thường khác xảy ra hằng năm là thách thức lớn đối với an ninh lương thực. Những năm gần đây, thời tiết, sâu bệnh diễn biến phức tạp: 3 năm liền lũ lớn, kéo dài ở ĐBSCL, ĐBSH gây thiệt hại nặng nề về sản xuất lúa trong vùng cũng như cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, làm ngập và mất trắng hàng trăm nghìn héc-ta lúa. Cuối năm 2006, ĐBSCL thiệt hại nặng do vàng lùn và rầy nâu lây lan trên diện rộng.
2.2.2. Dự báo và giải pháp đến năm 2015
Những căn cứ để dự báo sản xuất lúa gạo Việt Nam: Mục tiêu Đại hội X của Đảng đề ra bảo đảm an ninh lương thực quốc gia vững chắc đến năm 2010, đồng thời ổn định lượng gạo xuất khẩu bình quân hằng năm từ 4 - 4,5 triệu tấn, chủ yếu là gạo chất lượng cao. Thực hiện chủ trương không tăng diện tích lúa, chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc, sang trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch có lợi hơn. Với mục tiêu đó sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 460 kg - 470 kg và sản lượng lúa đạt 40 triệu tấn, chủ yếu là lúa chất lượng cao. Năng suất lúa bình quân đạt từ 53 - 55 tạ/héc-ta/vụ.
Các điều kiện cơ bản của sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam là đất, nước, phân bón, giống, khoa học - công nghệ, thị trường tiêu thụ gạo có nhiều thuận lợi:
+ Quỹ đất trồng lúa cả nước trong 5 năm tới ổn định ở mức 4 triệu héc-ta, diện tích gieo trồng có xu hướng ổn định ở mức trên, dưới 7,3 triệu héc-ta/năm và xu hướng giảm dần.
+ Các yếu tố kỹ thuật canh tác lúa: 100% đất lúa được thủy lợi hóa, trong đó tỷ lệ đất lúa được tưới tiêu ổn định đạt trên 60%.
+ Phân bón sản xuất trong nước đang tăng dần do các nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã đi vào hoạt động, sắp tới công trình khí - điện - đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động cùng với các nhà máy phân lân, su-pe phốt-phát tăng công suất bảo đảm ổn định nguồn cung trong nước.
+ Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất để thực hiện các biện pháp thâm canh lúa nhằm tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường.
+ Tổ chức và quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo hướng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa hàng hóa gắn với xuất khẩu gạo khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Thị trường xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên của WTO và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới được cải thiện. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo là tiếp tục do cầu vẫn tăng như In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Nhật Bản. Những năm gần đây, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nước trên thị trường thế giới và khu vực nên tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước.
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo còn yếu kém. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pa-ki-xtan và các nước khác có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể.
Dân số vẫn tăng nhanh, đất lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là vùng ĐBSH, đã chạm trần nên khả năng tăng năng suất là có hạn, nếu không tìm cách làm cho đồng đều năng suất trên tổng số diện tích lúa. Trong khi đó tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất, xem nhẹ chất lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ trồng lúa của các vùng. Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân trồng lúa vẫn còn thấp, chưa nói đến khả năng giữ gìn thương hiệu gạo Việt Nam trong lâu dài.
Dự báo sản xuất lúa
- Chung cả nước: Xuất phát từ thực trạng những năm qua và các điều kiện của 5 năm tới, dự báo xu hướng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 sẽ diễn ra như sau (xem bảng).
Bảng: Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2011 - 2015.
ĐVT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Diện tích gieo cấy
Nghìn ha
7320
7315
7313
7307
7304
Năng suất bình quân 1 vụ
Tạ/ha
49,0
49,6
51,1
52,7
54,9
Sản lượng cả năm
Triệu tấn
35,90
36,32
37,41
38,55
40,10
Lượng gạo xuất khẩu
Triệu tấn
5,0
5,1
5,2
5,4
5,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Quỹ đất lúa của vùng từ 2006 - 2010 ổn định ở mức 1,95 triệu héc-ta, chiếm gần 50% tổng diện tích đất canh tác lúa cả nước. Dự báo trong 5 năm diện tích gieo trồng lúa của toàn vùng ổn định ở mức 3,8 triệu héc-ta/năm, năng suất lúa bình quân 1 vụ sẽ tăng chậm lại với mức 1 tạ/héc-ta và năm 2010 sẽ đạt 55 tạ/héc-ta vụ. Sản lượng lúa năm 2010 của vùng này sẽ đạt mức 21,25 triệu tấn, trong đó 60% là lúa chất lượng cao.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Dự báo trong 5 năm 2006 - 2010 diện tích gieo cấy lúa vùng này giảm bình quân 40 - 50 nghìn héc-ta/năm và đến năm 2010 còn trên 1 triệu héc-ta, năng suất lúa của vùng sẽ đạt mức 5,9 đến 6,0 tấn/héc-ta/vụ. Như vậy, sản lượng lúa của vùng đến năm 2010 sẽ đạt mức trên dưới 6,65 triệu tấn, chủ yếu do tăng năng suất và tăng chất lượng gạo.
Trong điều kiện dân số tăng và quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nhất là đất canh tác lúa lại giảm dần, để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định gạo xuất khẩu với mức trên 5 triệu tấn/năm, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, lấy giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích làm mục tiêu. Quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng và từng địa phương, vùng sản xuất hàng hóa với hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, quy mô lớn, chất lượng cao. Trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa phù hợp với phương châm ổn định, lâu dài và hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tự phát, manh mún, tự cung tự cấp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa trên phạm vi cả nước theo hướng tập trung đầu tư các vùng trọng điểm có thế mạnh về sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao như ĐBSCL, ĐBSH và một số vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thỏa đáng vùng sản xuất lúa thâm canh chất lượng cao trên cơ sở quy hoạch đã có 1 triệu héc-ta vùng ĐBSCL, 300 nghìn héc-ta vùng ĐBSH. Đối với các vùng khác có nhiều diện tích lúa có điều kiện tưới tiêu ổn định cần hoàn thiện quy hoạch và đầu tư thích hợp để khai thác tốt tiềm năng tại chỗ, bảo đảm lương thực cho nhu cầu sản xuất và đời sống dân cư, hạn chế nạn phá rừng làm rẫy của đồng bào miền núi.
- Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững, theo hướng đó, từ nay đến năm 2015 cần ổn định diện tích canh tác lúa ở mức 4 triệu héc-ta, gieo trồng 2 vụ trong năm. Đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất lúa, để tăng năng suất đi đôi với tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Phát triển và nâng cấp các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng chống đỡ với bão, lũ, hạn hán có hiệu quả, tiến tới thực hiện tưới tiêu cho toàn bộ 4 triệu héc-ta lúa, tạo tiền đề cho thâm canh cao 2 vụ lúa trong năm với năng suất cao và ổn định. Tập trung cao độ nguồn lực của Nhà nước và nhân dân để phát triển mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao ở hai vùng trọng điểm lúa là ĐBSCL và ĐBSH nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu gạo. Phát triển mạnh sản xuất ngô theo hướng chuyên canh và thâm canh cao gắn với công nghiệp chế biến thức ăn gia súc để hạn chế nhập khẩu. Mục tiêu đến năm 2015 đạt sản lượng 6 triệu tấn ngô hạt chất lượng cao, giảm cầu đối với sản xuất lúa làm thức ăn chăn nuôi ở Nam Bộ.
- Tạo việc làm mới để thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân thay cho trồng lúa. Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Coi trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã, thôn, các chủ trang trại, chủ hộ và lao động nông thôn để nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật và kiến thức kinh tế thị trường, các hoạt động dịch vụ.
CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam. Công việc này đối với các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Do vậy, ngay từ thời điểm này chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
3.1. Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường.
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
3.2. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn “đứng” hoặc tăng cao hơn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn từ mặt bằng giá cả quá cao.
Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty:/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận QT sản xuất và dịch vụ- Sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam.doc