Muốn khai thác lợi thế du lịch của Tri Tôn chỉ có thể bắt đầu từ khâu quảng
bá hình ảnh, quảng bá thu hút đầu tư nâng cấp cãi thiện sản phẩm. Làm được nó sẽ
tác động liên hoàn, bật lên sức mạnh kinh tế toàn diệ n và tiềm năng của lịch sử,
văn hóa, dân trí, dân sinh, văn minh của vùng đất thiêng, tạo thế liên kết trong
vùng và góp phần làm sáng sủa hình ảnh đất nước trên đường hội nhập. Phát triển
kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội còn bi ểu hiện ở sự giảm
khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng chênh lệch ít. Muốn
vậy, kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện các
chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho sự phát triển ở các vùng lạc hậu , giúp
nâng cao dân trí, học vấn, phục vụ y tế, việc mở rộng các loại phúc lợi xã hội.
Những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện có kết quả nhờ phát triển kinh tế. Ngành
du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại một nguồn lợi
nhuận khá lớn, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, giải phóng được lực lượng
lao động dư thừa.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lễ lớn hiện nay – và trở thành
lễ hội tại địa phương. Nội dung bao trùm trong Lễ Đôl ta là nhằm tưởng nhớ công
ơn cha mẹ, họ hàng và cầu phước cho linh hồn những người đã khuất. Lễ Đôl ta
kéo dài từ ngày 16 đến 30/8 âm lịch với 4 lễ thức chính tại chùa và tại mỗi nhà
người Khmer như sau: Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh), Lễ cúng ông bà (Banh
Sên Đônta), Lễ hội (Banh phchum banh), Lễ tiễn ông bà (Banh chuônh Đônta).
Gắn với lễ này còn có ngày hội đua bò Bảy Núi.
Người Khmer vùng Bảy Núi có tập quán làm ruộng vần công, mỗi khi cày
cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Cày
bừa xong, họ thường cho bò chạy đua trên thửa ruộng của mình và đua bò đã trở
thành trò chơi dân gian có từ lâu đời của người Khmer vùng này.
Năm 1992, chính quyền hai huyện vùng Bảy Núi là Tịnh Biên và Tri Tôn
nhận thấy đua bò là một hoạt động văn hoá thể thao độc đáo của người dân tộc
Khmer. Hai huyện đã đứng ra liên kết tổ chức thành Lễ hội đua bò truyền thống
hằng năm để đồng bào dân tộc được vui chơi, thưởng ngoạn và rèn luyện thể lực,
thi đua chọn bò khoẻ, bò hay phục vụ nền sản xuất nông nghiệp năng suất cao. Lễ
hội được hai huyện luân phiên nhau tổ chức, trao giải thưởng. Các ngành chức
năng của huyện tham gia Ban tổ chức và cuộc đua có điều lệ, qui định rõ ràng. Đến
năm 2012, Lễ hội đua bò Bảy Núi đã tổ chức được 21 năm. Mỗi huyện đã xây
dựng một sân đua cố định đúng tiêu chuẩn. Tri Tôn có sân đua tại chùa Tà Miệt ở
xã Lương Phi và Tịnh Biên sân đua bò nằm tại chùa Thơ Mít ở xã Vĩnh Trung. Lễ
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 14/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
hội đua bò mỗi năm thu hút càng đông du khách đến xem, năm 2012 tổ chức ở Tri
Tôn thu hút hơn 43.000 lược khách.
Ngoài ra, đến Tri Tôn du khách còn có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực,
những món ăn đặc sắc, đầy hương vị khiến du khách ăn một lần rồi nhớ mãi. Trong
này tiểu biểu là các sản phẩm từ cây thốt nốt như nước thốt nốt, trái thốt nốt,
đường thốt nốt, bánh thốt nốt. Các món chế biến từ thịt bò như cháo bò, khô bò, bò
xào lá vang và lạp xưởng bò, các món thịt rừng, các món đặc sản côn trùng như ve
sữa, dế bắp, bù rầy, khô nhái...
Thốt nốt dế bắp chiên giòn
Với cảnh quan đặc thù núi rừng, phong tục tập quán của dân tộc kinh,
Khmer, hoa, kết hợp với các lễ hội dân gian tạo cho Tri Tôn những điều kiện tốt
nhất để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan các di tích lịch sử
cách mạng, du lịch nghĩ dưỡng, leo núi dã ngoại, du lịch tâm linh, tín ngưỡng,…
Đảng bộ và chính quyền huyện Tri Tôn đang ra sức phấn đấu mời gọi đầu tư
phát triển du lịch, thực hiện nhiều kênh huy động vốn, liên doanh, liên kết tạo mọi
điều kiện cho các doanh nghiệp đến với Tri Tôn. Huyện đã xây dựng quy hoạch 4
dự án về du lịch, khảo sát các điểm đặt pano quảng cáo về du lịch, tham dự các lớp
tập huấn, hội thảo về du lịch do sở du lịch tổ chức để phát triển du lịch, tranh thủ
mọi khả năng, khai thác các mối quan hệ để tiếp cận quảng bá du lịch huyện nhà.
2.2- KẾT QUẢ QUẢNG BÁ DU LỊCH TRONG 3 NĂM QUA (2010 –
2012):
2.2.1 - THÀNH TỰU:
Xác định du lịch là ngành mũi nhọn, đầu tư cho du lịch là đầu tư cho tương
lai, ngay tử đầu mỗi nhiệm kỳ Đảng hộ, hay HĐND huyện Tri Tôn đều đề ra nghị
quyết tăng cường phát triển du lịch bằng nhiều hình thức quảng bá thu hút đầu tư.
Điển hình như thực hiện nhiều cuộc tọa đàm, gặp gỡ doanh nghiệp nhằm giúp
huyện lắng nghe những tâm tư, chia sẽ những khó khăn của các doanh nghiệp để
từng bước tháo gỡ. Chủ động quảng bá và kêu gọi các doanh nghiệp từ TP. HCM
đến đầu tư lĩnh vực du lịch thương mại và công nghiệp dịch vụ. Năm 2011 UBND
huyện Tri Tôn đã tổ chức biên soạn và in 4.000 cuốn sách Tri Tôn tiềm năng và cơ
hội đầu tư, đã quảng bá rộng rãi nội dung kêu gọi đầu tư và giới thiệu tiềm năng du
lịch của huyện Tri Tôn.
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 15/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Công tác quảng bá du lịch được huyện quan tâm như xây dựng các chuyên
mục văn hóa du lịch và Tri Tôn kêu gọi đầu tư phát định kỳ hàng tuần trên hệ
thống truyền thanh của huyện. Trang thông tin điện tử của huyện được ra mắt vào
cuối năm 2012 cũng đã góp phần quảng bá cho du lịch Tri Tôn. Ngoài ra UBND
huyện kết hợp cùng cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, đài phát thanh truyền
hình An Giang thường xuyên đưa tin bài, phóng sự giới thiệu cảnh đẹp và thế
mạnh du lịch của huyện Tri Tôn. Các cơ quan báo chí của đồng bằng sông cửu
long, TP.Hồ Chí Minh và trung ương cũng thỉnh thoảng giới thiệu phong cảnh,
vùng đất, con người và đặc sản của Tri Tôn đến khắp mọi miền đất nước. Từ đó
nhiều du khách trong nước và quốc tế tìm đến du lịch Tri Tôn.
Các trại sáng tác văn học nghệ
thuật, ca cổ cũng được hội văn học nghệ
thuật huyện tổ chức định kỳ hàng năm
qua đó thu hút đông đảo các tác giả từ
khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh
sáng tác, giới thiệu hình ảnh, con người
Tri Tôn và vẻ đẹp huyền bí của dãy Thất
Sơn đến với nhân dân trong cả nước.
Việc tổ chức các lễ hội không ngừng mở
rộng quy mô cũng là một trong những
hình thức quảng bá hình ảnh Tri Tôn đến
với du khách trong nước và quốc tế.
Ngoài ra huyện cũng quảng bá
tuyên truyền hình ảnh du lịch bằng hình
thức phát tờ bướm, đặt các pano quảng
cáo về du lịch trên địa bàn huyện, tại các khu du lịch, các băng rol nhân dịp lễ hội
và khu vực tổ chức lễ hội. Tham gia trưng bày triển lãm giới thiệu thành tựu kinh
tế xã hội và các sản phẩm du lịch tại các hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức.
Từ những nổ lực và công tác quảng bá mà du lịch Tri Tôn từng bước phát
triển. Một số khu du lịch đã được đầu tư xây dựng và cũng bắt đầu trở thành những
điểm du lịch lý tưởng. Khu di dích lịch sử Ô Tà Sóc, khu du lịch Soài So xây dựng
năm 1986 đến năm 1994 đưa vào hoạt động và hiện nay đang nâng cấp. Khu di
tích lịch sử Tức Dụp (được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngày
1/4/1985), năm 1986 Khu du lịch Tức Dụp và hồ Ô Tức Xa được đầu tư xây dựng,
đến năm 1994 bắt đầu hoạt động. Hàng năm thường xuyên được chỉnh trang phục
vụ tốt cho việc tham quan và về nguồn. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng vào năm
1979, đã hoạt động thu hút một số khách du lịch và hiện nay đang được cãi tạo
nâng cấp.
Hệ thống nhà hàng, khách sạn bước đầu phát triển, toàn huyện có 114 nhà
nghĩ, nhà trọ (trong này có 18 nhà trọ karaoke), 2 nhà hàng và hơn 4.500 cơ sở
dịch vụ thương mại. Tiêu biểu tại thị trấn Tri Tôn có nhà nghỉ Lạc Hồng, nhà trọ
Thanh Thanh Ngọc, Thanh Loan,…Nhà hàng Huê Dung, Trang Ngọc.
Huyện cũng đang quảng bá kêu gọi đầu tư 3 dự án là dự án du lịch Ô Tà
Sóc, khu du lịch Núi Nước, dự án xây dựng 3 điểm dừng chân khách du lịch trên
trục tuyến du lịch của Tri Tôn.
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 16/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Hàng năm huyện Tri Tôn tổ chức 3 lễ hội lớn, thật sinh động như lễ hội lịch
sử cách mạng huyện Tri Tôn (20/12 ) gắn với các hoạt động văn hóa thể thao, Lễ
hội đua Bò Bảy Núi vào tháng 10 dương lịch gắn với lễ đônta. Ngày hội văn hoá
thể thao du lịch Khmer thường được tổ chức vào trung tuần tháng 4 dương lịch
đúng vào dịp tết Chol chnam thmay với nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng
phong phú, thể hiện nét văn hoá độc đáo và để bà con dân tộc Khmer có dịp để
giao lưu, học tập lẫn nhau, nhằm duy trì và phát huy nền văn hoá truyền thống. Lễ
gồm các tiết mục như: thi biểu diễn các loại hình âm nhạc, biểu diễn thời trang, các
món ẩm thực truyền thống và các trò chơi dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc
Khmer. Những dịp lễ hội này thu hút rất đông lượng khách đến tham quan du lịch.
Về số lượt khách tham quan: hàng năm lượt khách đến tham quan tại các
điểm trên địa bàn huyện không ổn định. Cụ thể năm 2010 trên 300 ngàn người,
năm 2011 là 350.995 lượt người. Tuy nhiên năm 2012 có giảm, chỉ đạt 231.155
lượt. 6 tháng đầu năm 2013 đạt 249.047 lượt người. Khách tham quan chủ yếu tại
nhà mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp, khu du lịch Soài So, và cao điểm là những ngày
diễn ra lễ hội đua Bò. Tuy nhiên khách đến tham quan thường đi về trong ngày, ít
lưu trú lại.
Hai năm qua, ngành dịch vụ, du lịch duy trì tốc độ tăng hơn 49%. năm 2011
doanh thu khu vực này của huyện đạt 1.385 tỷ 869 triệu đồng. Năm 2012 là 1.579
tỷ 977 triệu đồng, và kế hoạch phấn đấu năm 2013 của huyện Tri Tôn trên 1.800 tỷ
đồng.
2.2.2 - HẠN CHẾ, YẾU KÉM:
Ngành Du lịch đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nên huyện và nhân
dân Tri Tôn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quảng bá cũng như cách làm du lịch
chưa thu hút du khách. Lượng khách du lịch còn ít, các khu du lịch chủ yếu chỉ có
khách vào các dịp lễ tết, ngày thường thì hầu như rất ít khách.
Việc xúc tiến quảng bá đầu tư du lịch chưa được nhận thức đúng trong các
cấp các ngành, nên chưa chú ý quan tâm xây dựng cơ chế thông thoáng tạo nguồn
kinh phí và phối hợp lực lượng trong các chiến dịch quảng bá con người và du lịch
Tri Tôn. Hoạt động phối hợp liên ngành tuy đã được cải thiện, nhưng sự phối kết
hợp chưa thật tốt, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động du lịch, chưa mang
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Những chính sách ưu đãi đầu tư của
huyện bước đầu đã kích thích, lôi cuốn được các nguồn lực tham gia nhưng còn ở
mức thấp, chưa đi vào nề nếp và còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ, cho đó là trách
nhiệm của riêng ngành Du lịch.
Từ việc quảng bá thiếu thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nên du lịch Tri
Tôn phát triển theo hình thức tự phát thiếu tính chuyên nghiệp. Điển hình như sản
phẩm du lịch chưa đa dạng phong phủ, chỉ phục vụ tham quan về nguồn là chính,
chưa có nhiều khu vui chơi giãi trí thư giãn. Khách tham quan thường tập trung
mùa tết, mùa lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội của huyện. Chưa có các loại
hình du lịch hấp dẫn; không biết cách tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Thông tin quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng
thông tin điện tử còn chung chung, chưa có tính cụ thể, chưa giới thiệu được tour,
tuyến du lịch. Ví dụ như từ TP. HCM về Tri Tôn phải đón xe gì, đến thị trấn Tri
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 17/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tôn phải tham qua điểm nào trước, địa chỉ nào nổi bậc mà khi đến Tri Tôn du
khách không nên bỏ lỡ...
Vai trò chỉ đạo, tư vấn về ý tưởng quảng bá, tuyên truyền, hướng dẫn nội
dung, chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức sự kiện thiếu sự chủ động, sâu sát và chưa
thường xuyên. Một số hoạt động lễ hội, sự kiện du lịch rập khuôn, nặng về phô
trương, sân khấu hóa, chưa thật sự quảng bá được tiềm năng phát triển du lịch.
Điển hình như lễ hội văn hóa thể thao du lịch khmer đang có nguy cơ thu hẹp về
quy mô tổ chức. Trước đây có diễu hành xe ngựa (xe phổ biến của bà con khmer
xưa dùng để thồ hàng, chở người), mấy năm gần đây không có trong chương trình
lễ hội. Du lịch của huyện không thể phát triển nếu thiếu sự quảng bá để liên kết
phát triển vùng, cùng xây dựng một thương hiệu chung cho Tỉnh. Để thực hiện
điều đó, vai trò nhạc trưởng không ai khác là Tổng cục du lịch, Sở văn hóa thể thao
du lịch Tỉnh và UBND huyện Tri Tôn.
Do khâu quảng bá kêu gọi đầu tư chưa đúng mức nên cơ sở hạ tầng chưa
được nâng cấp sữa chữa kịp thời, thiếu các khách sạn ở mức trung bình. Thắng
cảnh đẹp, di tích lịch sử có, nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Núi Tô, Núi
Tượng, Núi Dài, đồi Tà Pạ, Ô Tà Sóc chưa phải là khu du lịch vì chưa có cơ sở hạ
tầng nào đáng kể.
Các dự án về du lịch có nhiều nhưng do quá trình quảng bá, xúc tiến thương
mại chưa tìm hiểu kỹ về năng lực doanh nghiệp, nên một số dự án thiếu vốn đầu tư
trở thành quy hoạch treo. Cụ thể như dự án khu khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ
đưỡng Soài So, dự án khu du lịch văn hóa khmer tại đồi Tà Pạ, xã Núi Tô, đã có
nhà đầu tư đăng ký, nhưng khi đi vào thực hiện gặp khó khăn trong khâu huy động
vốn hiện nay vẫn còn nằm trên giấy, chưa thực hiện được.
Do giao thông đường bộ ở tất cả các tuyến đường đến huyện Tri Tôn đều
xuống cấp, gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, cũng như khách tham quan
du lịch, hao tốn chi phí và thời gian, dẫn đến hiệu quả đem lại không cao. Huyện
chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tổ chức các
sự kiện lễ hội, triển lãm, hội chợ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Mặt khác chương
trình xúc tiến đầu tư chưa
khởi động đều, nổi trội vẫn
là hoạt động thương mại,
xúc tiến du lịch còn yếu do
số lượng doanh nghiệp
không nhiều. Lĩnh vực
thương mại quy mô nhỏ,
sản phẩm du lịch còn sơ
đẳng và đơn điệu.
Bộ phận chuyên trách
quảng bá, xúc tiến phát
triển du lịch vừa yếu lại vừa
thiếu. Huyện có 1 cán bộ
phụ trách mảng du lịch của
phòng văn hóa thông tin.
Huyện chưa có hướng dẫn Khách tham quan sa bàn, Tức Dụp
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 18/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
viên du lịch (khu du lịch Tức Dụp có hướng dẫn viên là nhân viên nhà hàng nên
chỉ khi nào có đoàn nào đặt cơm tại nhà hàng mới có nhân viên thuyết trình và
hướng dẫn khách tham quan). Do đó ngành du lịch Tri Tôn chưa đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ mới trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Công
tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ xúc tiến quảng bá tuy đã có nhiều cố gắng
nhưng chưa đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật. Một số hoạt động xúc tiến, việc
tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến còn
mang nặng hình thức, theo lối mòn, đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả
chưa cao.
Dân số đông, trình độ dân trí thấp, người hiểu, biết làm du lịch không nhiều.
Các điểm du lịch lực lượng hướng dẫn viên ít, thái độ phục vụ chưa tốt. Còn xuất
hiện hiện tượng chào mời khách, ăn xin, thiếu vệ sinh môi trường… Từ đó ảnh
hưởng lớn đến việc quảng bá hình ảnh du lịch của Tri Tôn. Khách đến tham quan
mà bị chèo kéo, xin ăn, hay cảnh quan môi trường tại các điểm du lịch thiếu vệ
sinh thì làm sao đến lần thứ 2 hay giới thiệu cho nhiều người khác đến tham quan.
Các món ăn, hàng hóa đặc sản địa phương nhiều nhưng hầu hết đều sản xuất
nhỏ, lẻ chưa có thương hiệu riêng, Chưa đuộc bài bán tập trung ở một điểm hay 1
chợ du lịch, gây khó khăn trong khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của
vùng.
2.2.3 - NGUYÊN NHÂN:
Huyện có cơ chế chính sách quảng bá phát triển ngành du lịch, nhưng thiếu
tính thuyết phục. Nhận thức về phát triển du lịch không cao, thiếu sự phối hợp giữa
các huyện, các ngành. Hành lang pháp lý chưa toàn diện, thiếu tính chủ động sáng
tạo trong xã hội hóa các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) cho phát triển du lịch, còn bị
bó hẹp trong phạm vi ngành Du lịch.
Chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư chưa hấp dẫn, hoạt động du lịch chưa
chuyên nghiệp (marketing yếu, sản phẩm du lịch kém) ...
Việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trong thời gian qua chưa
đáp ứng được yêu cầu về phát huy ý nghĩa di tích và tạo cảnh quan để thu hút
khách du lịch. Nguyên nhân là việc làm vừa qua chỉ mang tính bảo quản, tu sửa
nhỏ, chống xuống cấp, thiếu quy hoạch đồng bộ. Hơn nữa đa số di tích là công
trình xây dựng bằng gỗ, hang động, tồn tại qua hàng trăm năm, nên có nhiều tác
động của thiên nhiên và côn trùng, trong đó có một số hạng mục đã xuống cấp.
Trình độ cũng như năng lực của cán bộ làm công tác du lịch còn thiếu nên
công tác quảng bá còn mang tính hình thức, chưa thực sự có chiều sâu. Trình độ
dân trí thấp, hộ nghèo đông trên 17% dân số, do đó việc nâng cao nguồn lực con
người phục vụ trong du lịch còn gặp nhiều khó khăn.
Với đặc điểm là một huyện miền núi, dân tộc, biên giới và đa tôn giáo, nền
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế của huyện có điểm xuất phát thấp,
cơ sở hạ tầng kém Vốn đầu tư cho du lịch chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách. Việc
quảng bá không có tính chuyên nghiệp nên các hạng mục du lịch, các khu điểm du
lịch được đầu tư quá rời rạc và nhàm chán, không thể nào đủ để kéo chân du
khách từ xa đến. Mặt khác kỷ năng quản lý, hội nhập du lịch còn hạn chế.
Du lịch của Tri Tôn chậm phát triển và “mờ nhạt” do tính không chuyên
nghiệp trong hoạt động du lịch, quảng bá du lịch, cùng với sự quản lý yếu kém, sự
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 19/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
liên kết thiếu chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, môi trường sinh thái cũng
đang bị xâm hại. Đây là nguy cơ cho sự phát triển không bền vững về du lịch nói
chung, nếu không được chấn chỉnh kịp thời.
Khách ít chịu lưu trú lại các điểm du lịch Tri Tôn vì thiếu nơi vui chơi, mua
sắm thiếu các khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi. Và thiếu thông tin về Tri Tôn.
Chưa liên kết với các công ty du lịch để quảng bá thiết kế các tour liên tuyến
nhằm hấp dẫn. Chủ yếu là lượng khách đi theo đoàn tham quan vòng vòng các
điểm du lịch, các khu di tích cách mạng... chỉ thích hợp với khách địa phương,
khách nội địa.
2.3- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA:
Một là, trong bối cảnh hết sức khó khăn của ngành du lịch những năm vừa
qua, được sự quan tâm của huyện, chương trình quảng bá mời gọi đầu tư được phê
duyệt và triển khai tạo cơ hội cho ngành Du lịch phát triển. Tuy nhiên du lịch Tri
Tôn chưa phát triển, còn đang nhỏ giọt. Kinh nghiệm cho thấy, các ngành dịch vụ,
nhất là du lịch thường chịu tác động mạnh của những biến động không thuận do
tình hình thế giới và trong nước đem lại. Sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu
vực, nạn khủng bố, sóng thần, SARS, cúm gia cầm, heo tai xanh,… rất nhiều quốc
gia khu vực tập trung phát triển du lịch, dùng du lịch làm cứu cánh vực dậy nền
nền kinh tế.
Hai là Tri Tôn có điểm xuất phát thấp, đa số người dân thuộc hộ nghèo,
đồng bào dân tộc khmer, việc phát triển du lịch gắn với các làng nghề truyền thống
và lễ hội văn hóa khmer là một trong những điều kiện để vực dậy nền du lịch Tri
Tôn. Nhưng hiện nay huyện chưa làm tốt điều này.
Ba là, hạ tầng kinh tế, cơ sở chưa đáp ứng, đường xá chưa thông thoáng.
Chính vì nguyên nhân này mà cửa ngõ vào Tri Tôn hiện nay chỉ thu hút được
lượng khách từ Châu Đốc qua Tịnh Biên rồi mới ghé Tri Tôn. Còn hướng Long
Xuyên Châu Thành và Long Xuyên – Thoại Sơn vào Tri Tôn không có. Đòi hỏi
phải cãi thiệu cơ sở hạ tầng, đường xá.
Ba là thiếu tính năng động trong điều phối hoạt động chương trình, tổ chức
sự kiện du lịch. Bộ máy điều phối, tổ chức triển khai chương trình hành động
không phát sinh đầu mối tổ chức bộ máy riêng mà gắn với nhiệm vụ của Ngành.
trách nhiệm, tính chủ động và năng động trong huy động lực lượng phối hợp thực
hiện các mục tiêu đề ra. Do đó đòi hỏi chính quyền các cấp cần quan tâm hơn, có
chương trình, kế hoạch cụ thể lồng ghép hoạt động du lịch với quảng bá rộng rãi
đến du khách.
Bốn là, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đạt hiệu quả. Nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ du lịch, tăng khả năng cạnh tranh, xúc tiến quảng bá là tiền đề
quan trọng cho phát triển du lịch. Các hoạt động này cần được tiến hành một cách
khoa học, chuyên nghiệp, sâu rộng và thường xuyên. Muốn tăng cường thu hút
khách du lịch, với số lượng nhiều, thời gian lưu trú lâu và mức chi tiêu cao, một
mặt phải nghiên cứu thị trường tỷ mỷ, hệ thống, làm cơ sở xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù, chất lượng cao, đa dạng, giá cả phù hợp khả năng thanh toán của
khách. Mặt khác, vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô và
quảng cáo ở tầm doanh nghiệp thật sâu, rộng ở trong và ngoài nước dưới nhiều
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 20/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
hình thức, thành những chiến dịch, quy mô lớn, tập trung vào những thị trường
trọng điểm để phát động, củng cố và mở rộng thị trường. Bên cạnh huy động
nguồn lực trong nước, cần chú trọng hợp tác, hội nhập quốc tế đa dạng, đa phương
để tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, khai thác khách, nguồn vốn, kinh nghiệm, công
nghệ cho sự phát triển và gắn với thị trường khu vực và thế giới.
Năm là sự phối hợp liên ngành, địa phương chưa chặt chẽ và đồng bộ. Hoạt
động du lịch đòi hỏi và chỉ có thể đem lại hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp liên
ngành, địa phương chặt chẽ và đồng bộ nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn vướn mắc
liên ngành, nhất là trong việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
Sáu là các loại hình dịch vụ ăn theo du lịch chưa phát triền nhiều, các cơ sở
lưu trú nhà hàng, khách sạn chưa đạt tiêu chuẩn điều này dẫn đến khó kéo chân du
khách nghỉ lại qua đêm tại Tri Tôn. Cần phát triển một cách đồng bộ, đặc biệt là
gắn phát triển du lịch với làng nghề truyền thống, giới thiệu sản phẩm đặc sản để
nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Bảy là việc thiếu hướng dẫn viên du lịch dẫn đến khách tham quan Tri Tôn
chỉ là cỡi ngựa xem hoa chứ chưa thật sự biết nhiều về vùng đất anh hùng này.
Những vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi cần có nhiều giải pháp khắc phục và
quảng bá để du lịch Tri Tôn ngày càng phát triển, thu hút đông lượng du khách đến
tham quan.
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 21/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
CHƢƠNG 3 : MỤC TIÊU GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN TRI TÔN
3.1- MỤC TIÊU :
3.1.1- Mục tiêu tổng quát:
Tập trung mọi nguồn lực, mọi hình thức tuyên truyền quảng bá bằng miệng,
pano, áp phích, hệ thông cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, mạng internet để
thu hút lượng khách đến tham quan và các doanh nghiệp đầu tư. Phát triển đa dạng
các loại hình, sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hoá lịch sử. Huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ
sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Tổ chức quảng bá, cũng như tổ chức các sự kiện lễ hội cần mang tính
chuyên nghiệp hơn. Từng bước đưa ngành du lịch huyện Tri Tôn phát triển vượt
bật, để du lịch trở thành ngành kinh tế chính của huyện.
3.1.2- Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu lượng du khách tham quan Tri Tôn năm sau luôn cao hơn năm
trước. Phấn đấu năm 2013 đạt 400 ngàn lượt khách, và cứ mỗi năm tăng thêm 50
ngàn lược khách, đến năm 2015 Tri Tôn đón khoảng 500 ngàn lược khách. Đến
năm 2020 phải đẩy mạnh quảng bá du lịch để thu hút lượng du khách đến Tri Tôn
lên đến trên 800 ngàn lượt người mỗi năm. Đưa hoạt động du lịch vào quỹ đạo của
khu vực và có tính chuyên nghiệp. Hình thành chợ bày bán các sản phẩm đặc sản
và du lịch của Tri Tôn.
3.2- GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN
TRI TÔN THỜI GIAN TỚI:
Thực hiện nghị quyết của Đảng, triển khai Luật Du lịch và vì nhận thức
được lợi ích to lớn, nhiều mặt do du lịch mang lại, để du lịch phát triển vượt bậc
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nguồn thu nhập lớn, các cấp lãnh đạo
huyện Tri Tôn cần phải thực hiện các giải pháp sau:
3.2.1 - Quảng bá mời gọi thu hút đầu tƣ lĩnh vực du lịch theo tính chuyên
nghiệp hóa, trùng tu, tôn tạo, mở rộng quy mô các điểm du lịch:
Kêu gọi đầu tư vào các điểm du lịch ở huyện Tri Tôn, không chỉ giải quyết
vấn đề của ngành du lịch mà còn thúc đẩy vấn đề kinh tế xã hội huyện nhà. Tri Tôn
có nhiều địa điểm để du lịch, nhưng đa số những diểm này đều chưa phải là một
khu du lịch thực sự vì chưa có cơ sở hạ tầng nào đáng kể và thiếu vốn đầu tư. Do
đó, Huyện cần tạo cơ chế thông thoáng, có chính sách hợp lí để mời gọi các nhà
đầu tư. Mà khâu trước tiên phải làm sao cho các nhà đầu tư hiểu về Tri Tôn, hiểu
về đất, người, về văn hoá và cơ hội đầu tư ở Tri Tôn, qua các kênh khác nhau. Cần
tăng cường quảng bá, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp thông qua các hội thảo. Cần
thông báo chính sách mời gọi đầu tư rộng rãi, công khai, rõ ràng qua các phương
tiện thông tin đại chúng. Huyện cần đăng tải tất cả các thông tin, chính sách ữu đãi
thu hút đầu tư lên cổng thông tin điện tử huyện, nhằm cung cấp tất cả thông tin để
các nhà đầu tư quan tâm có thể tìm kiếm dễ dàng, đồng thời cần cập nhật bổ sung
các thông tin mới lên trang web thật kịp thời.
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 22/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Các dự án mời gọi đầu tư phải hấp dẫn, khả thi. Cần thúc đầy nhanh hơn nữa
dự án mời gọi đầu tư về khu du lịch Núi nước, núi Tượng, Soài So. Cũng cần lập
dự án mời gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, hệ thống
đường giao thông. Khi nhận được đầu tư sẽ giải quyết được vấn đề khan hiếm vốn,
cơ sở du lịch sẽ được xây dựng khang trang trở thành một điểm du lịch thực sự, thu
hút được lượng lớn khách du lịch.
3.2.2 - Tăng cƣờng quảng bá tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin
đại chúng về hình ảnh con ngƣời và loại hình du lịch ở Tri Tôn, nâng cao
chất lƣợng chuyên mục trên hệ thống phát thanh, cổng thông tin điện tử
huyện, đƣa vào chƣơng trình giảng dạy cho học sinh:
Sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình, trên mang internet và các cơ
quan báo chí. Tăng cường đăng hình ảnh, các đoạn Video Clip, âm thanh giới thiệu
cảnh quan, vẽ đẹp các lễ hội truyền thống của huyện lên trang thông tin điện tử
huyện và cổng thông tin điện tử Tỉnh. Đài truyền thanh huyện cần có phóng viên
chuyên trách đưa tin ghi hình kịp thời các hoạt động du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch
của huyện để phát trên đài truyền hình An Giang, đồng thời cộng tác với cổng
thông tin huyện, Tỉnh.
Đây là hình thức tiếp thị tìm nguồn khách du lịch bằng thông tin, giới thiệu
các điểm, khu du lịch, tour du lịch. Du lịch khó áp dụng phương châm "hữu xạ tự
nhiên hương". Có sản phẩm du lịch hấp dẫn, phải quảng bá, xúc tiến, giới thiệu
công phu, khách mới đến. Sản phẩm du lịch cũng khác hàng hóa thương mại. Hàng
hóa thương mại có thể đem ngay ra chợ bán. Du lịch chỉ có thể mang được hơi thở,
phần hồn, hình ảnh của sản phẩm ra thị trường để mời gọi.
Đẩy mạnh
xúc tiến, tuyên
truyền, quảng bá
du lịch với các
hình thức linh hoạt;
phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các
ngành; tranh thủ
hợp tác quốc tế
trong hoạt động
xúc tiến du lịch ở
trong và ngoài
nước, từng bước
tạo dựng và nâng
cao hình ảnh du
lịch Tri Tôn; nâng
cao nhận thức và
trách nhiệm của các Núi Nước, Ba Chúc
cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước
Tri Tôn có nhiều cảnh quan đẹp, chúng ta cần phải tăng cường công tác
quảng bá xúc tiến du lịch, mời gọi khách du lịch kết hợp linh hoạt các hình thức
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 23/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm... và các phương tiện thông tin tuyên
truyền khác thông qua các pano, áp phích, quảng cáo trên đài phát thanh, đài
truyền hình, báo chí, qua mạng internet, đồng thời phát hành các tập sách, tập ảnh
giới thiệu về du lịch Tri Tôn như sách giới thiệu những cảnh đẹp Tri Tôn, ách nói
về sự tích, truyền thuyết, chiến công của quân và dân Tri Tôn về các danh lam
thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa hay cẩm nang du lịch Tri Tôn, …giới thiệu
danh thắng ở Tri Tôn, kết hợp các điểm du lịch khác trong Tỉnh định hướng phát
triển thị trường du lịch. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ
quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
Biên soạn tài liệu và đưa vào dạy lồng ghép trong 2 môn học địa lý, lịch sử ở
trường phổ thông nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng huyện nhà cho
học sinh, giới thiệu cảnh quan thiên nhiên và các điểm đến du lịch cũng như các lễ
hội văn hóa của cộng đồng khmer. Lực lượng này là kênh thông tin tuyên truyền
cho bạn bè người thân ở khắp các địa phương, góp phần làm tăng lượng du khách
đến tham quan du lịch tại Tri Tôn.
3.2.3 - Xúc tiến khảo sát quy hoạch khu du lịch, xác định loại hình du lịch
trọng điểm trƣớc khi quảng bá để thu hút đầu tƣ đúng, cải tiến sản
phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phục vụ du lịch, tránh tình trạng
quy hoạch treo:
Ngay từ bây giờ, hành động đầu tiên là phải làm ngay quy hoạch. Người làm
quy hoạch và duyệt quy hoạch, tối thiểu phải có trình độ ngang bằng với cuộc sống
thời hội nhập. Quy hoạch phải mang tính đồng bộ liên ngành, liên vùng và liên
quốc gia; phải có bước đi phù hợp khả năng nhanh chóng tạo ra sự cộng hưởng của
các công trình, công đoạn đã đầu tư. Tuyệt đối không có quan niệm “mì ăn liền”
hoặc cách làm chụp giựt, vì đó là tín hiệu tự phá sản. Ngành du lịch cần tập trung
huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở tiến hành khảo sát các điểm
du lịch Núi Tô, Núi Tượng, Núi Dài, Núi Nước, đồi Tà Pạ,… thu thập số liệu,
thông tin và tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên-môi trường du lịch,
tình hình khai thác, tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh, hiện trạng quy
hoạch, kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Tử đó đề xuất kế hoạch đầu tư và quảng bá kêu
gọi nhà đầu tư triển khai xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kịp thời để những nơi
này thực sự là một khu du lịch hấp dẫn đối với du khách. Như tiếp tục đầu tư xây
dựng bổ sung các hạng mục công trình cho đồi Tức Tụp, nhà mồ Ba Chúc,…tạo
thêm sự mới lạ cho du khách sau mỗi lần tham quan. Đồng thời tiến hành sửa
chữa, nâng cấp đầu tư các công trình giao thông, điện, bưu điện,.. tạo hệ thống giao
thông thuận tiện, thông tin liên lạc thông suốt nhất là ở các tuyến du lịch của
huyện. Đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản địa phương,… để đáp ứng
nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế.
Du lịch trọng điểm ở Tri Tôn là du lịch văn hóa và du lịch tâm linh. Du lịch
văn hóa gồm lễ hội cộng đồng dân tộc như đua bò, Óc-om-bóc, Chol-chnam-
thmay, các danh thắng như Soài So, Tức Dụp, Ô Tà Sóc. Du lịch tâm linh có 36
chùa khmer, nhà mồ Ba Chúc, chùa Phi Lai, Tam Bửu.
Chọn công trình trọng điểm đầu tư trước mang lại hiệu quả, tránh dàn trãi.
Khi đã có quy hoạch, thì thiết kế xây dựng một khu du lịch cụ thể, yếu tố văn hóa
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 24/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Đánh mất bản sắc văn hóa của cộng đồng địa
phương, mọi sản phẩm du lịch dù hoàn thiện, sang trọng đến mấy cũng trở nên
kém ý nghĩa. Du khách sẽ không bỏ tiền của, thời gian công sức để đi đến nơi xa
xôi chỉ để trải nghiệm những thứ giống như ở nhà. Trên thế giới, 60% dòng khách
du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ. Cho nên sản phẩm
quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn
hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức
du lịch chuyên nghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung,
không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Phối hợp của các ngành và địa phương lựa chọn, hỗ trợ tổ chức các lễ hội
truyền thống tiêu biểu, gắn với việc tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức du
lịch trong nhân dân với việc hình thành các tours du lịch văn hóa phục vụ khách
trong và ngoài nước. Các lễ hội này chủ yếu được tổ chức bằng nguồn lực huy
động tại chỗ. Chính quyền địa phương cần tham gia định hướng, hỗ trợ một phần
kinh phí nhằm gắn các hoạt động lễ hội với việc thu hút khách. Các lễ hội truyền
thống được tổ chức hàng năm gắn với việc tuyên truyền thu hút khách, tạo điều
kiện cho các công ty lữ hành xây dựng thành tour bán cho khách, như: Chol-
chnam-thmay (lễ mừng năm mới), lễ Ðol-ta (lễ xá tội vong nhân), Lễ hội đua bò
Bảy Núi, hay chúng ta có thể tổ chức hội thi leo núi….v.v.
Tạo hướng liên hoàn giữa các điểm du lịch, khu du lịch như cụm Tức Dụp-
hồ Soài So-chùa Hang- chùa Svay-Ton (quanh núi Tô), cụm chùa Phi Lai- nhà mồ
Ba Chúc-Núi nước (khu vực thị trấn Ba Chúc), Cụm Tức Dụp-Nhà mồ Ba Chúc-
Lâm viên Núi Cấm
Kêu gọi đầu tư cải tạo và mở rộng các điểm du lịch hiện có, đầu tư thêm các
khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch và các dịch vụ phục vụ khách tham quan (cửa
hàng bán đồ lưu niệm đặc sản, ăn uống, khách sạn) tại các điểm du lịch. Cần tổ
chức các hội thi chuyên ngành dịp cọ sát, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ,
tạo khí thế thi đua trong toàn ngành, tăng sức cạnh tranh. Tổ chức khảo sát nâng
cấp tour chuyên đề như tour sinh thái gắn với di tích lịch sử cách mạng-Tức Dụp,
Ô Tà Sóc, tour sinh thái du khảo đồng quê, cắm trại, leo núi – Hồ Soài So, Núi Tô,
Núi Nước, tour tín ngưỡng tâm linh: nhà mồ Ba Chúc và 36 chùa khmer,…Hoặc
có thể tổ chức tour du lịch kiểu home stay – cho du khách về cùng sống chung với
dân, làm những công việc như dân như trồng lúa, cắt lúa, tát cá, hoặc cho du khách
học cách làm các món ăn đặc sản địa phương,…làm cho du khách có thể hiểu hơn
về đời sống văn hóa nhân dân tri tôn.
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống khmer như đường thốt nốt, làm
gốm, dệt thổ cẩm, ... (ưu tiên hỗ trợ phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, xúc tiến
bán sản phẩm, chính sách đối với nghệ nhân, vay vốn ưu đãi,….). Hỗ trợ chỉnh
trang cảnh quan, vệ sinh môi trường địa điểm tham quan cho các làng nghề. Tập
trung đầu tư phát triển loại hình du lịch vùng núi gắn với phát triển những sản phẩm
phục vụ du lịch mang nét đặc trưng của vùng Bảy Núi. Tạo điều kiện cho các cơ sở
đăng ký thương hiệu. Mời các nghệ nhân và đại diện cơ sở sản xuất (mặt hàng đặc
sắc) tham gia biểu diễn thực hành mẫu, bán hàng lưu niệm tại các sự kiện xúc tiến
của Ngành; Tổ chức xây dựng mới và nâng cấp được tours du lịch làng nghề. Làng
gốm ở Sóc Nam Quy (xã Châu Lăng, Tri Tôn) có thể phát triển thêm hình thức gốm
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 25/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
không chỉ phục vụ cho sinh hoạt đời sống mà còn phục vụ sản phẩm du lịch nhỏ
gọn với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú. Với giá thành quá rẻ mà có được một
sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch thì du khách chẳng tiếc gì mà không mua làm
quà hoặc trưng bày trong bộ sưu tập của họ. Nghề bánh phồng mì ở Ba Chúc, nghề
làm đường thốt nốt của bà con khmer thành sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch.
Gắn với các làng nghề là hình thành chợ đặc sản Tri Tôn. Khu chợ này dành
riêng bán các hàng hóa phục vụ du lịch như khu ẩm thực các món ăn vùng Bảy Núi
Tri Tôn, khu hàng lưu niệm (gồm sản phẩm gốm sứ, đường thốt nốt…)….
Cần tổ chức các hoạt động văn nghệ dân gian phục vụ khách tại các điểm du
lịch đông khách. Tại Tri Tôn, chúng ta có thể phát huy các điệu múa điệu hát độc
đáo của người khmer. Trong các khu khu du lịch, chúng ta có thể xây lực lượng
văn nghệ quần chúng phục vụ khách du lịch, khi đó ta có thể mời khách du lịch
cùng tham gia như mời lên cùng nhảy điệu lâm thonh, Răm Vong, dù kê, múa gáo
dừa,…giải quyết được công ăn việc làm cho một số lao động.
3.2.4 - Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong quảng bá tạo điều kiện thuận
lợi, khuyến khích các hoạt động du lịch:
Liên kết giữa các đài truyền thanh huyện thị thành trong tỉnh, tỉnh bạn, liên
kết vời đài phát thanh truyền hình tỉnh mở các chuyên mục định kỳ giới thiệu
quảng bá về du lịch Tri Tôn.
Đẩy mạnh việc phối hợp liên ngành giữa cơ quan thông tin đại chúng - Du
lịch - Công an - Hải quan và Bộ đội Biên phòng để tuyên truyền và giải quyết
những chính sách, tạo thuận lợi cho du khách trên các lãnh vực: Thủ tục xuất nhập
cảnh, phí lệ phí, visa... qua lại cửa khẩu. Qua đó có chính sách thu hút du khách từ
Campuchia đến Tri Tôn và ngược lại, vì đây là đối tượng khách du lịch tiềm năng
rất lớn.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các ngành trong huyện, các huyện trong tỉnh,
giữa tỉnh và huyện, các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, giữa tỉnh và
Trung Ương, Tỉnh An Giang – Tà Keo – Can Dal (Campuchia), giữa các công ty
lữ hành du lịch, giữa các khu nghỉ dưỡng, di tích thắng cảnh, các làng nghề, các
khu mua sắm và các điểm dừng chân. Từ đó thành lập các tuyến du lịch liên hoàn.
Đó là tính đồng bộ của các sản phẩm du lịch đặc trưng truyền thống và nét văn hóa
hiện đại mà du khách có nhu cầu. Tính đồng bộ được thể hiện tương đối toàn diện:
Kinh tế - văn hóa - môi trường; sức khỏe - tâm linh - tình cảm. Sự liên kết, đồng bộ
còn phải được bảo đảm bằng sự ổn định chất lượng của nó. Mọi sự phát triển, nâng
cấp đều phải dựa trên cái nền ổn định từ chất lượng dịch vụ đến giá cả. Mỗi du
khách sau một tour qua Tri Tôn, nếu du khách không cảm thấy hấp dẫn, mới lạ, dễ
chịu hơn nơi khác thì ít lắm cũng đừng gây cho họ có sự bực mình hoặc không hài
lòng dù nhỏ. Đặc biệt khách hành hương thì thêm yêu cầu là giúp họ giải tỏa được
tâm trạng, lấy lại thăng bằng cuộc sống tinh thần.
Hiện nay, Ban quản lý phát triển du lịch huyện đã được thành lập. Hy vọng
sẽ phối hợp tốt với các ban khác để tạo nên sức mạnh phát triển du lịch. Ban sẽ làm
được nhiều điều mà trước đây còn nằm trong ban quản lý dự án đầu tư huyện
không thực hiện được. Văn hóa - kinh tế - du lịch thể hiện gắn bó chặt chẽ ngay
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 26/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
trong từng yếu tố cấu thành, từng đơn vị cơ sở đến các cấp quản lý, đặc biệt là sự
gắn kết chặt chẽ trong quảng bá xúc tiến văn hóa - du lịch.
3.2.5 - Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của chính quyền và các cơ
quan liên quan trong quảng bá và quản lí du lịch:
Trong tương lai du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn rất quan trọng, đem
lại nguồn thu nhập to lớn cho địa phương. Vì thế, nhà nước, địa phương cần chú
trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế
phát triển du lịch, tạo điều kiện cho nhân dân có đời sống vật chất ấm no đầy đủ
hơn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để làm được như vậy thì nhà nước và chính quyền địa phương cần phải:
Tổ chức học tập tuyên truyền sâu rộng luật du lịch, các văn bản chỉ đạo của
các ngành các cấp về công tác du lịch.
Phát huy tốt vai trò, năng lực quản lí du lịch đối với cán bộ trong thực tiễn,
từ công tác qui hoạch, lập dự án, mời gọi đầu tư đến quản lí trực tiếp các điểm, các
khu du lịch. Cán bộ quản lý công tác du lịch phải có tầm nhì rộng và phải luôn
nâng cao trách nhiệm trong công việc thực tiễn. Phải làm như thế nào để nhà đầu
tư sẵn sàng đến với địa phương, khách tham quan du lịch cảm thấy dễ chịu, thoải
mái khi đến du lịch Tri Tôn.
Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân
tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước, tăng tính hấp dẫn của hoạt động
du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về tiền vốn, kỹ
thuật, trí thức và lao động của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phù hợp
với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước về phát triển du lịch. Gắn
lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội. Đồng thời, Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du
lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như Hồ Soài So, Ô Tà Sóc,…
Các điểm, các khu du lịch trong địa bàn huyện phải được biến đổi trở thành
nơi sinh hoạt ứng xử văn minh, văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần theo khẩu hiệu
“vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Môi trường du lịch các nơi này phải sạch,
đẹp, văn minh, văn hóa. Đây chính là công tác trọng điểm của việc quản lí hoạt
động du lịch.
3.2.6 - Đào tạo lực lƣợng lao động phục vụ cho hoạt động du lịch là hình
thức quảng bá tuyên truyền miệng thu hút du khách hiệu quả nhất:
Vấn đề quyết định là con người, là nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực
làm du lịch trong sự gắn bó kinh tế với văn hóa. Mỗi một công đoạn, mỗi một phần
việc có liên quan đến phục vụ du khách (ngoài nhiệm vụ chính của ngành) như:
giao thông, vận tải, hải quan, công an, bưu chính viễn thông, tài nguyên môi
trường, văn hóa - thông tin - báo chí… phải có trách nhiệm và gắn tương lai, uy tín
của ngành mình, địa phương mình với ngành kinh tế thời đại và cũng là làm sáng
lên thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Phải thay khái niệm “quản lý” khô khan
bằng hành động phục vụ nhiệt tình và lịch thiệp thì mới thành công. Bởi các ngành
phục vụ cho ngành phục vụ du khách mà ách tắt ở công đoạn nào, phần việc nào,
thí dụ nhỏ nhất như kiểm tra hành lý hoặc cấp thủ tục thông quan người và hàng
hóa qua cửa khẩu biên giới hoặc một cử chỉ không thân thiện với du khách hoặc
gây phiền toái không cần thiết cho xe tour v.v.. thì cũng đủ ảnh hưởng cho ngành
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 27/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
du lịch. Bản thân ngành trực tiếp phục vụ du khách tất nhiên là đòi hỏi phải phục
vụ chu đáo, tận tụy và hiệu quả hơn. Nhưng phục vụ gián tiếp hay trực tiếp cũng
đều là phục vụ: phục vụ văn minh, an ninh, lịch sự và hiệu quả. Xét cho cùng trong
xã hội dân chủ, văn minh, các quan chức và nhân viên trong hệ thống chính trị nếu
chưa được là “công bộc của dân” thì trước hết phải là người chuyên cần, làm hết
trách nhiệm với “đối tượng quản lý” của mình.
Trong số lao động trực tiếp và gián tiếp làm du lịch hiện nay mới có 50%
được đào tạo qua trường lớp. Đến năm 2010, nhu cầu lao động du lịch sẽ tăng cao
nếu thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch. Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực
du lịch đang đặt ra rất khẩn trương, trên quy mô lớn. Các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp du lịch đã, đang chủ động triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực cho mình.
Hy vọng chiến lược nguồn lực du lịch sẽ được triển khai hiệu quả. Có điều đáng
quan tâm liên quan đến chủ đề đang bàn là hàm lượng văn hóa - kinh tế cần có ở
những người làm du lịch.
Đội ngủ quản lý phải được trang bị kiến thức và nghiệp vụ quản lí du lịch,
bên cạnh trình độ quản lý, còn cần am hiểu văn hóa. Mỗi cán bộ du lịch đều là
người tuyên truyền, giao lưu văn hóa Việt Nam.
Cá nhân làm dịch vụ phải có kiến thức về dịch vụ du lịch (bán hàng, nhà trọ,
các dịch vụ khác,…), thái độ ứng xử với khách du lịch có văn hóa, trước nhất là
văn hóa giao tiếp, ứng xử.
Hướng dẫn viên du lịch phải cạnh tranh lành mạnh, giữ gìn môi trường du
lịch, phải có kiến thức chuyên ngành du lịch, am hiểu bản sắc văn hóa, lịch sử các
di tích, các danh thắng, phong tục tập quán địa phương Tri Tôn, có kĩ năng giao
tiếp, thái độ ứng xử nhã nhặn.
Tri Tôn có rất ít lao động được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, chủ yếu từ
nghề nông chuyển sang. Bộ phân quản lí du lịch huyện cần liên kết với trung tâm
giáo dục thường xuyên huyện, trường dạy nghề tỉnh để mở các lớp đào tạo ngắn
hạn hoặc lớp bồi dưỡng kiện thức, lớp trung cấp tại về du lịch tại địa phương có
cấp giấy chứng nhận để giúp họ chuyển nghề. Có như vậy người nông dân sẽ biết
cách làm du lịch, có thể làm được kiểu du lịch home stay, người dân thường làm
hướng dẫn du lịch. Ở Népal có một lực lượng hướng dẫn leo núi là nghề hết sức
cần thiết và đem lại thu nhập cao. Tất nhiên ta không phải là Népal và không có
Himalaya, nhưng ta có Núi Tô, Núi Dài, Núi Tượng, đồi Tức Dụp,… có những
cách đồng mênh mông và sông nước tuyệt đẹp… Tôi hình dung, khi được huấn
luyện, các chàng trai, cô gái chất phác và đôn hậu của chúng ta làm hướng dẫn du
lịch cho khách xa đến, hẳn sẽ rất thú vị và hấp dẫn. Chắc chắn không ai hiểu đất và
người ở đây bằng họ, cũng không ai hiểu đến thấm thía những chuyển động xã hội
đang diễn ra ở đây sâu, sát cho bằng họ…
Có thực hiện được như vậy thì đến năm 2020 ngành du lịch mới có thể trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tri Tôn
Đây là những giải pháp mà bản thân tôi tâm đắc khi bàn luận về việc phát
triển du lịch và quảng bá ngành du lịch của huyện miền núi dân tộc Tri Tôn.
Những giải pháp này cần kiểm nghiệm qua thực tế. Tuy nhiên cũng mong rằng các
giải pháp này là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du
lịch của huyện Tri Tôn.
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 28/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:
1 – KIẾN NGHỊ:
- UBND tỉnh cần nâng cấp sửa chữa hệ thống giao thông ở 3 cửa ngõ vào
huyện Tri Tôn để thuận lợi cho du khách đến tham quan.
- UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị truyền
thống đồng bào dân tộc khmer cũng như đầu tư nâng cấp việc tổ chức các lễ hội
cộng đồng.
- UBND tỉnh cần có nhiều cơ chế thu hút đầu tư phát triển du lịch, tạo thế
liên hoàn giữa Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn và Thoại Sơn.
- UBND huyện Tri Tôn cần đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ, nhà hàng khách
sạn, các sản phẩm du lịch đế kéo chân du khách.
- UBND huyện Tri Tôn và sở văn hóa thể thao du lịch Tỉnh cần phối hợp tổ
chức những sự kiện du lịch, lễ hội văn hóa khmer và lệ hội truyền thống huyện để
thu hút lượng du khách đến tìm hiểu phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng
cửa vùng như tăng cường kinh phí, mở rộng quy mô, nâng cấp lễ hội....
- UBND huyện cần quan tâm quảng bá du lịch với nhiều hình thức thông
qua cổng thông tin điện tử, các phương tiện truyền thông đại chúng, làm các phim
tư liệu kết hợp quảng cáo với các công ty du lịch trong ngoài tỉnh.
- UBND huyện cần mởi những lớp tập huấn hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ
phục vụ nhà hàng, khách sạn để nâng cao tính chuyên nghiệp.
- UBND huyện cần tổ chức biên soạn sách giới thiệu tiểu sử các di tích lịch
sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, làng nghề truyền thống trên địa bàn để tổ chức
giảng dạy lồng ghép lịch sử và địa lý địa phương cho học sinh tiểu học, THCS,
THPT. Nếu đủ điều kiện thì đề xuất UBND Tỉnh công nhận xếp hạng các di tích,
qua đó giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt các di tích lịch sử văn hóa.
2- KẾT LUẬN:
Muốn khai thác lợi thế du lịch của Tri Tôn chỉ có thể bắt đầu từ khâu quảng
bá hình ảnh, quảng bá thu hút đầu tư nâng cấp cãi thiện sản phẩm. Làm được nó sẽ
tác động liên hoàn, bật lên sức mạnh kinh tế toàn diện và tiềm năng của lịch sử,
văn hóa, dân trí, dân sinh, văn minh của vùng đất thiêng, tạo thế liên kết trong
vùng và góp phần làm sáng sủa hình ảnh đất nước trên đường hội nhập. Phát triển
kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội còn biểu hiện ở sự giảm
khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng chênh lệch ít... Muốn
vậy, kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện các
chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho sự phát triển ở các vùng lạc hậu, giúp
nâng cao dân trí, học vấn, phục vụ y tế, việc mở rộng các loại phúc lợi xã hội...
Những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện có kết quả nhờ phát triển kinh tế. Ngành
du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại một nguồn lợi
nhuận khá lớn, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, giải phóng được lực lượng
lao động dư thừa. Tri Tôn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử lâu đời, lễ hội văn hóa dân tộc truyền rất độc
đáo,…là điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan các
di tích lịch sử cách mạng, nghĩ dưỡng, leo núi dã ngoại, du lịch tâm linh tín
ngưỡng, ngoài ra còn có các lễ hội, các món ăn địa phương đặc sắc… là nơi có
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Châu Huy Phong – Lớp B69 29/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
nhiều nguồn lực phát triển: nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại, dịch
vụ và du lịch, có tài nguyên khoáng sản, sông rạch nước ngọt quanh năm, giao
thông thủy bộ thuận tiện, là lợi thế để Tri Tôn phát triển mạnh Du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn phát triển toàn diện Muốn làm được như vậy thì chính quyền địa
phương và nhân nhân Tri Tôn cần phải đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch,
đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Tri Tôn, giới thiệu rộng rãi về
vùng đất, con người Tri Tôn, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá
dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế; Nâng cao nhận thức xã hội
về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền
thống mến khách của dân tộc; Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các khu
du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch,
đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; Nghiên cứu thị trường du
lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền,
giới thiệu sản phẩm du lịch. Đồng thời bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du
lịch, gắn văn hóa với du lịch để đạt mục tiêu, phát triển du lịch nhanh mà bền
vững. Tôi tin Tri Tôn với lợi thế có cái mát mẽ của khí trời cùng với hạ tầng giao
thông thuận tiện, cơ sở dịch vụ cho nghỉ dưỡng, giải trí ngày càng được nâng cấp,
người làm dịch vụ ngày càng lịch sự, văn minh và hiếu khách sẽ thu hút khách
nghỉ dưỡng cuối tuần, không phải một, hai lần mà là nhiều lần. Tuyến lữ hành qua
các tỉnh miền Tây, hải đảo và xuyên biên giới sẽ không thể không dừng chân nơi
đây./.
Đường xe chạy lên núi Dài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_phat_trien_tri_ton_088(1).pdf