Dự án là một hoạt động đặc thù thông qua các phương pháp và định tiến , với các phương tiện ( nguồn lực ) đã cho, tạo nên một thực tế mới ( Từ điển quản trị dự án NXB AFNOR ).
Dự án đầu tư là hoạt động sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu lợi ích ( lợi nhuận, mục tiêu về xã hội, môi trường, trước mắt, lâu dài, ngắn hạn, dài hạn, ).
Một khái niệm khác hiểu đơn giản: đầu tư là hoạt động sử dụng vốn nhằm mục đích kiếm lời, - vậy đi buôn chuyến cũng có thể gọi là đầu tư.
Về hình thức: dự án đầu tư là một bộ hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết , có hệ thống một kế hoạch hoạt động tương lai của nhà đầu tư tại một địa điểm nhất định.
1. Khái niệm về dự án đầu tư. 1
2. Qui trình lập dự án. 2
2.1 Xác định mục tiêu của dự án. 2
2.2 Xác định các yêu cầu của dự án. 2
2.3. Nghiên cứu tiền khả thi 3
2.3.1. Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc. 3
2.3.2. Các căn cứ, cơ sở xác định sự cần thiết nghiên cứu. 3
2.3.3. Dự kiến hình thức đầu tư, qui mô và phương án sản xuất và dịch vụ 3
2.3.4. Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào, khả năng, giải pháp đảm bảo: 3
2.3.5. Khu vực địa điểm: 3
2.3.6. Phân tích kỹ thuật: 4
2.3.7.Sơ bộ phân tích về tác động môi trường và yêu cầu xử lý. 4
2.3.8.Sơ bộ ước tính nhu cầu lao động và giải pháp về tổ chức sản xuất 4
2.3.9.Nguồn vốn và phân tích tài chính. 4
2.3.10.Phân tích lợi ích kinh tế xã hội 5
2.3.11.Các điều kiện về tổ chức thực hiện. 5
2.3.12.Kết luận và kiến nghị. 5
2.4.Nghiên cứu khả thi. 5
2.4.1.Chủ đầu tư liên lạc. 5
2.4.2. Những căn cứ. 5
2.4.3.Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất: 6
2.4.4.Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng. 6
2.4.5.Các phương án về khu vực địa điểm và địa địa điểm cụ thể. 7
2.4.6.Công nghệ kỹ thuật 8
2.4.7.Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý (theo luật Môi trường và thông tư hướng dẫn của Bộ khoa học – công nghệ và môi trường ) 9
2.4.8.Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp. 9
2.4.9.Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động. 10
2.4.10.Phân tích tài chính – kinh tế. 11
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3321 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Qui trình lập dự án đầu tư cao học FTU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUI TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án là một hoạt động đặc thù thông qua các phương pháp và định tiến , với các phương tiện ( nguồn lực ) đã cho, tạo nên một thực tế mới ( Từ điển quản trị dự án NXB AFNOR ).
Dự án đầu tư là hoạt động sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu lợi ích ( lợi nhuận, mục tiêu về xã hội, môi trường, trước mắt, lâu dài, ngắn hạn, dài hạn,… ).
Một khái niệm khác hiểu đơn giản: đầu tư là hoạt động sử dụng vốn nhằm mục đích kiếm lời, - vậy đi buôn chuyến cũng có thể gọi là đầu tư.
Về hình thức: dự án đầu tư là một bộ hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết , có hệ thống một kế hoạch hoạt động tương lai của nhà đầu tư tại một địa điểm nhất định.
Về nội dung: là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa mà nhà đầu tư phải thực hiện nhằm : đạt mục tiêu đã định, tạo ra các kết quả cụ thể, trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Về mặt quản lý: là một công cụ mà các nhà đầu tư dùng để hoạch định việc sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội trong một khoảng thời gian ( có thể dài hơn thời hạn kết thúc dự án ).
Về phương diện kế hoạch hóa: dự án đầu tư là công cụ thể hiện chi tiết chương trình đầu tư của nhà đầu tư làm tiền đề cho việc ra quyết định đầu tư và tài trợ.
Dự án đầu tư có 4 phần chính:
Mục tiêu dự án: bên nhà đầu tư, bên nhận đầu tư , thường có thể không hoàn toàn giống nhau.
Kết quả do hoạt động của các bên tạo ra là điều kiện thực hiện mục tiêu dự án
Các hoạt động của nhà đầu tư: có chương trình cụ thể
Các nguồn lực ( vốn và lao động ): được sử dụng vào chương trình hoạch định nhằm tạo ra các kết quả dự kiến.
Qui trình lập dự án
Một dự án dù nhỏ hay lớn đều cần phải thận trọng trong quá trình lập dự án.Bởi vì mức đọ sai khác so với thực tế càng nhỏ thì hiệu quản và sự thành công của dự án càng lớn.
Sau đây là các bước cơ bản lập dự án đầu tư:
Xác định mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai khía cạnh:
Mục tiêu phát triển: là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại
Mục tiêu trước mắt: là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
Xác định các yêu cầu của dự án
Một dự án mang tính khả thi phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
Tính khoa học: để đảm bào yêu cầu này , cần phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng tính toán chính xác từng nội dung của dự án.Riêng đối với những nội dung phức tạp như phân tích tài chính, kỹ thuật… cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án.
Tính thực tiễn: nghiên cứu và trên cơ sở những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư.
Tính pháp lý: dự án phải chứa đựng các nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước.Do đó, khi xây dựng dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.
Tính thống nhất: dự án phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư và những qui định chung mang tính chất quốc tế.Tính thống nhất là tiền đề tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay đối với dự án và Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép cho hoạt động dự án.
2.3. Nghiên cứu tiền khả thi
2.3.1. Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc
2.3.2. Các căn cứ, cơ sở xác định sự cần thiết nghiên cứu
- Các căn cứ: tài nguyên,các điều kiện tự nhiên, kế hoạch dài hạn, các chính sách kinh tế xã hội, chủ trương của các cấp chính quyền và điều kiện xã hội.
- Phân tích đánh giá, dự báo về thị trường, khả năng thâm nhập thị trường, nhu cầu tăng thêm sản phẩm dịch vụ.
2.3.3. Dự kiến hình thức đầu tư, qui mô và phương án sản xuất và dịch vụ
- Mục tiêu của dự án
- Sơ bộ phân tích các phương án sản phẩm và dịch vụ
- Đề xuất các phương án về hình thức đầu tư và lựa chọn ( cải tạo, mở rộng, đầu tư mới…)
- Tính toán đề xuất quy mô ( sản xuất và dịch vụ ) tăng thêm hoặc xây dựng mới.
2.3.4. Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào, khả năng, giải pháp đảm bảo:
- Phân tích khả năng về nguồn, điều kiện, đảm bảo nhu cầu trên
- Đề xuất định hướng về các giải pháp đảm bảo yêu cầu các yếu tố đầu vào.
2.3.5. Khu vực địa điểm:
Phân tích, đề nghị khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến địa điểm cụ thể.Cần có từ hai phương án trở lên để so sánh lựa chọn.Mỗi phương án cần phân tích trên các mặt sau:
- Các yêu cầu về mặt bằng cần thỏa mãn nhu cầu sử
dụng đất.
- Các đánh giá tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng tới các chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Mối quan hệ trong qui hoạch tồng thể ngành và vùng lãnh thổ.
- Các mặt xã hội của địa điểm: Những đặc điểm của chính sách liên quan đến đầu tư phát triển khu vực.Hiện trạng địa điểm, những thuận lợi khó khăn trong việc sử dụng đất đai, mặt bằng.Những vấn đề phong tục tập quán liên quan đến việc quyết định địa điểm
2.3.6. Phân tích kỹ thuật:
- Giới thiệu khái quát các loại hình công nghệ, ưu nhược điểm, các ảnh hưởng tới môi trường và sinh thái, hướng giải quyết, điều kiện cung cấp trang thiết bị chuyển giao công nghệ,khả năng tiếp nhận từ các so sánh trên sơ bộ đề nghị công nghệ lựa chọn.
- Các yêu cầu và giải pháp xây dựng.
- Yêu cầu về điều kiện địa hình và địa chất công trình, các yêu cầu về đặc điểm xây lắp, sơ bộ dự kiến giải pháp – kỹ thuật xây dựng và tổ chức thi công.
2.3.7.Sơ bộ phân tích về tác động môi trường và yêu cầu xử lý.
2.3.8.Sơ bộ ước tính nhu cầu lao động và giải pháp về tổ chức sản xuất
2.3.9.Nguồn vốn và phân tích tài chính
- Nguồn vốn và các điều kiện tạo nguồn, xác định tổng mức đầu tư tối đa cho phép của dự án,chia ra các chi phí vốn đầu tư cố định,vốn đầu tư luân chuyển, các khả năng, các điều kiện huy động và các nguồn vốn đầu tư.
- Ước tính chi phí sản xuất và dự trù doanh thu, lỗ lãi, khả năng hoàn vốn trả nợ ( các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ) theo phương pháp giản đơn.
2.3.10.Phân tích lợi ích kinh tế xã hội
- Ước tính được các giá trị gia tăng,các đóng góp ( tăng việc làm, thu nhập người lao động, thu ngân sách , tăng thu ngoại tệ ).
- Các lợi ích về mặt xã hội, môi trường… kể cả những hậu quả ( nếu có )
2.3.11.Các điều kiện về tổ chức thực hiện
2.3.12.Kết luận và kiến nghị.
2.4.Nghiên cứu khả thi.
2.4.1.Chủ đầu tư liên lạc
- Tên chủ dự án
- Địa chỉ liên lạc
- Điện thoại, fax,..
2.4.2. Những căn cứ
- Xuất xứ và các căn cứ pháp lý
- Nguồn gốc tài liệu sử dụng
- Phân tích các điều tra cơ bản về tự nhiên, tài nguyên kinh tế - xã hội
- Các chính sách kinh tế xã hội liên quan đến phát triển ngành, những ưu tiên được phân định
- Các đặc điểm về phát triển kinh tế
- Mục tiêu đầu tư: tiêu dùng trong nước, xuất khẩu thay thế nhập khẩu
- Phân tích thị trường
Căn cứ về thị trường: đánh giá nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai ( trong nước, ngoài nước nếu dự kiến xuất khẩu ) về các mặt số lượng, giá cả,.. các khả năng đáp ứng hiện có.Dự báo mức độ gia tăng cung cấp trong tương lai, sự thiếu hụt so với nhu cầu thị trường. Các căn cứ về khả năng phát triển, khả năng sản xuất, quy mô, năng lực hiện tại của ngành , và năng lực huy động.Đánh giá tình trạng hoạt động và nhịp độ tăng trưởng tương lai ( số lượng, chất lượng,..).
Dự báo về số lượng và giá cả hàng bán ra, khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất trong và ngoài nước, khả năng thâm nhập thị trường, hướng lựa chọn thị trường.
-Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm được lựa chọn ( đặc điểm, tính năng tác dụng, quy cách, tiêu chuẩn hình thức bao gói )
2.4.3.Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất:
- Phân tích các điều kiện và lợi ích của việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở đã có, so với đầu tư mới ( áp dụng đối với các xí nghiệp quốc doanh ) để lựa chọn phương án đầu tư.
- Phân tích các điều kiện, yếu tố để lựa chọn tổ chức đầu tư ( công ty TNHH, Công ty CP,… )
- Phân tích lựa chọn công suất thích hợp: nêu các phương án và lựa chọn công suất tối ưu, khả thi.
2.4.4.Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng.
2.4.4.1. Sản xuất và dịch vụ cung cấp:
- Cơ cấu sản phẩm dịch vụ: số lượng sản phẩm hàng năm, chất lượng, giá cả.Số hàng dự kiến, lưu trữ kho trung bình
- Lịch sản xuất: vận hành, chạy thử, chạy hết công suất
- Bán thành phẩm
-Phế liệu
2.4.4.2. Các nhu cầu đầu vào và giải pháp đảm bảo
- Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật tính toán các nhu cầu và yếu tố đầu vào cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ nhu cầu sản xuất hàng năm gồm nhu cầu và đặc điểm nguyên vật liệu, tình hình cung ứng NVL,..
- Chương trình cung ứng NVL sản xuất: các giải pháp về nguồn ( nội địa, nhập khẩu ), phương thức cung ứng, phân tích các thuận lợi, hạn chế, lịch cung cấp,các chi phí cho từng lịch trình cung cấp.
- Các giải pháp đảm bảo kết cấu hạ tầng và phục vụ sản xuất, điện cho sản xuất,giao thông,kho bãi, thông tin,…
2.4.4.3.Chương trình bán hàng
2.4.5.Các phương án về khu vực địa điểm và địa địa điểm cụ thể
- Địa danh hành chính, phường ( xã ), quận ( huyện ),tỉnh, thành phố, xác định vĩ độ, kinh độ đối với các dự án lớn.
- Đối với các công trình đầu tư, khi đã có nghiên cứu tiền khả thi thì chỉ cần chọn địa điểm cụ thể.Mỗi phương án địa điểm cụ thể cần phân tích các mặt sau:
2.4.5.1. Các điều kiện cơ bản:
- Điều kiện tự nhiên: khí tượng thủy văn, nguồn nước, địa chất, địa hình,hiện trạng đất đai, tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Điều kiện xã hội và kỹ thuật: tình hình dân sinh, phong tục tập quán, các chính sách khu vực,hoạt động kinh tế, các điều kiện hạ tầng và xã hội ( đường xá điện nước thông tin,cơ sở y tế…)
- Các đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển vùng
- Nhu cầu sử dụng đất
- Các kết luận về điều kiện cơ bản, các bản vẽ về bản đồ khu vực và địa điểm theo tỷ lệ…kèm theo.
2.4.5.2.Kinh tế địa điểm
- Hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng
- Các chi phí địa điểm liên quan đến đầu tư vốn cố định khảo sát ban đầu, đền bù, san lấp mặt bằng, lán trại… tận dụng cơ sở hạ tầng…
- Các chi phí liên quan đến chương trình cấp tăng chi phí đầu vào
- Các chỉ tiêu ảnh hưởng tới giá cả và tiêu thị sản phẩm.
2.4.5.3.Các lợi ích và ảnh hưởng xã hội
- Những ảnh hướng đối với đời sống dân cư khi có thiên tai , dịch họa hoặc do chất lượng công trình không đảm bảo
- Những ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán
- Những ảnh hưởng của dự án đầu tư tới việc bảo vệ môi trường sinh thái, những vấn đề tài nguyên và bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, di tích văn hóa, lịch sử
- Những biện pháp xử lý
2.4.6.Công nghệ kỹ thuật
2.4.6.1.Công nghệ
- Các phương án công nghệ chính, quy trình sản xuất có thể chấp nhận, mô tả , phân tích đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp kinh tế, các ưu việt và hạn chế của công nghệ lựa chọn ( thông qua việc so sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như quy cách, chất lượng,năng suất, lao động…)
- Nội dung chuyển giao công nghệ và sự cần thiết phải chuyển giao , giá cả, phương thức thanh toán,các điều kiện tiếp nhận chuyển giao, cam kết.
- Các giải pháp về quy trình phụ trợ: lựa chọn quy mô và phương án cung cấp nước, thoát nước cho sản xuất, quy mô và phương án cung cấp điện cho sản xuất,phương án giải quyết thông tin,vận chuyển bên ngoài, chi phí đầu tư hỗ trợ
2.4.6.2.Thiết bị
- Danh mục thiết bị: thiết bị sản xuất chính, thiết bị phục vụ , hỗ trợ, phụ tùng thay thế,..
- Mô tả tính năng, thông số kỹ thuật và các đặc tính kỹ thuật chủ yếu, điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa,thay thế.
- Phân tích phương án mua sắm công nghệ, hồ sơ chào hàng,…
- Tổng chi phí mua sắm thiết bị và chi phí duy trì của phương án chọn.
2.4.7.Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý (theo luật Môi trường và thông tư hướng dẫn của Bộ khoa học – công nghệ và môi trường )
- Tác động môi trường sinh thái và biện pháp xử lý, khả năng gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường do hoạt động đầu tư gây lên, hậu quả có thể có
- Các giải pháp chống ô nhiễm bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện thực hiện và chi phí
- Xử lý chất thải: loại chất thải, chất lượng, số lượng phế thải, các phương tiện xử lý..
2.4.8.Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp
2.4.8.1.Xây dựng
- Các phương án bố trí tổng mặt bằng và phương án lựa chọn
- Xác định tiêu chuẩn công trình
- Các giải pháp kiến trúc, phối cảnh ( nếu cần )
- Các phương án về kết cấu của hạng mục công trình chủ yếu: yêu cầu về công nghệ, thiết bị và kỹ thuật đầu tư xây lắp đáp ứng kết cấu lựa chọn
- Các giải pháp xây dựng hạng mục công trình bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm
- Khối lượng các hạng mục công trình và chi phí có phụ biểu kèm theo
- Nhu cầu, điều kiện về NVL xây dựng
- Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.
2.4.8.2.Tổ chức thi công xây lắp và tổng tiến độ xây dựng
- Phương án tổ chức thi công: địa bàn thi công, cung ứng NVL điện, nước thi công, điều kiện về xây dựng
- Lựa chọn giải pháp thi công, hình thức thi công
- Các phương án về tồng tiến độ thi công xây lắp ( có sơ đồ kèm theo ), phân tích so sánh và kết luận phương án hợp lý được lựa chọn
2.4.9.Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động
2.4.9.1.Sơ đồ quản lý sản xuất:
- Tổ chức quản lý
- Tổ chức các bộ phận sản xuất
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
2.4.9.2.Nhân lực
Nhu cầu nhân lực tính theo thời kỳ huy động gồm gián tiếp ( quản trị điều hành ), trực tiếp ( lao động giản đơn )
2.4.9.3.Các chi phí
- CP quản lý xí nghiệp
- CP quản lý phân xưởng
- CP quản trị
- CP hành chính
- CP nhân công: tổng CP lương, tiền công
- CP đào tạo, bảo hiểm
2.4.10.Phân tích tài chính – kinh tế
- Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án: tổng vốn đầu tư được xác định bao gồm CP chuẩn bị đầu tư,chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư…
- Thành phần vốn: vốn cố định ( đầu tư cơ bản ) nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu dự án gồm: vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị xây dựng, chi phí thực hiện đầu tư; vốn hoạt động ( lưu động ) gồm vốn sản xuất, vốn lưu thông; vốn dự phòng gồm nguồn vốn, phương án vốn, hình thức vốn,tiên độ thực hiện chi phí vốn. chi phí mua sắm thiết bị,…
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Qui trình lập dự án đầu tưTiểu luận cao học FTU-.doc