1. Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi
nhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của cơ
quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm tới quyền lợi
chính đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự
phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có
liên quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Cán bộ, công chức, viên chức không được che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội
dung các phản ảnh của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị mình
hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc của công dân về những việc liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7495 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đơn
vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư
cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm
vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được
giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện
nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập
chưa được giao quyền tự chủ).
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 12
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định
tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực
hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự
nghiệp công lập.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp
công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa
Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có
yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
2.1. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức
2.1.1. Bầu cử cán bộ
Điều 21
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong
hệ thống các cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử
đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật
tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản
pháp luật khác.
Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực
hiện theo điều lệ của các tổ chức đó.
Điều 22
Những người do bầu cử quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi thôi giữ chức
vụ thì được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành, nghề chuyên môn của mình
và được đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
2.1.2 Tuyển dụng công chức
Tuyển dụng là quá trình bổ sung những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào đội ngũ công
chức. Đây là một quá trình thường xuyên và cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ
công chức. Theo tinh thần đổi mới, từ nay trở đi việc tuyển dụng công chức phải căn cứ
vào nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Những người có đủ các điều kiện,
không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều được đăng
ký dự tuyển công chức.
Đó là các điều kiện sau:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 13
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
Mặc dù Luật Quốc tịch Việt Vam có quy định Nhà nước Việt Nam cho phép công dân
Việt Nam được phép mang quốc tịch của nước khác. Nhưng để tuyển dụng vào công chức
thì người đăng ký dự tuyển đều chỉ được mang một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Bên
cạnh đó, khác với trước đây, độ tuổi tuyển dụng được quy định có cả "sàn" và "trần": từ
đủ 18 tuổi đến 40 tuổi . Nhưng đến nay, tuổi dự tuyển công chức chỉ quy định từ đủ 18
tuổi trở lên mà không khống chế tuổi "trần". Đó là vì pháp luật về bảo hiểm xã hội của
Việt Nam đã quy định cả loại hình bảo hiểm tự nguyện. Như thế sẽ tạo điều kiện cho
những người khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội.
Ngoài các điều kiện nêu trên, theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng còn có thể quy định thêm một số điều kiện khác, nhưng không được trái với
các quy định của pháp luật. Ngoài ra những người sau đây không được đăng ký dự tuyển
công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp
hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà án mà chưa được xoá án tích;
đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Để thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15-3-2010 về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý công chức. Trong đó, không còn quy định phải bắt buộc thành lập tổ chức Hội
đồng tuyển dụng khi tuyển dụng công chức. Qua đó, phát huy và đề cao trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan được giao thẩm quyền tuyển dụng công chức. Bên cạnh đó, để
thu hút người có tài năng, có trình độ tham gia vào trong hoạt động công vụ, Chính phủ
cũng đã quy định cho phép người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp
nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
b) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh
vực cần tuyển dụng từ 5 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần
tuyển dụng.
Về chế độ tập sự, người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để
làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển
dụng. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 6 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
Vì Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không quy định chế độ công chức, viên chức dự bị,
do đó để bảo đảm quyền lợi cho những người đang là công chức dự bị, Chính phủ cũng
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 14
cho phép người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 1-1-2010 theo quy định
của Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 thì được chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời
gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự. Ngoài ra để bảo
đảm được mục đích và ý nghĩa của chế độ độ tập sự, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ
bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác
theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Khoản 2 Điều 62 Luật Cán bộ, công chức đã quy định cán bộ, công chức cấp xã khi giữ
chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện,
tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức và được
miễn chế độ tập sự, được hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không được chuyển thành
công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo
hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều
động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải
quyết chế độ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Chính phủ cũng đã quy định cụ thể việc
chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên, nếu cán bộ, công chức cấp xã có đủ các điều
kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Cơ quan sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu ngạch công chức phù
hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
2. Có đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
3. Có thời gian làm cán bộ, công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên.Trường hợp cán bộ,
công chức cấp xã có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã
hội bắt buộc một lần thì được cộng dồn.
4. Có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thành chức trách,nhiệm vụ được giao.
5. Không trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị thi hành quyết định kỷ luật của cơ
quan có thẩm quyền, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp
hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà án mà chưa được xoá án tích, đang bị áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường
giáo dưỡng.
Điều 23
Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh
này, cơ quan, tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của
các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được
giao. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ
và thông qua thi tuyển theo quy định của pháp luật.
Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và
kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 15
Điều 24
Việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về
Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp
lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
2.1.3. Tuyển dụng viên chức
2.1.4. Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
2.1.5. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Mục tiêu quản lý cán bộ, công chức
Quản lý cán bộ, công chức cũng giống như quản lý nguồn nhân lực của tổ chức nhằm tạo
ra một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức. Quản lý cán bộ, công
chức nhằm đạt được mục tiêu sau:
- Đáp ứng đòi hỏi của tổ chức về phát triển nguồn nhân lực. Quản lý cán bộ, công chức
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của tổ chức (cơ quan nhà
nước) để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đề ra;
- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng
và hoàn thiện nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và
yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội;
- Tạo cơ hội để cán bộ, công chức phát triển tài năng;
- Bảo đảm việc thực thi công vụ đúng pháp luật nhà nước quy định;
- Xây dựng một môi trường làm việc có văn hoá, có hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp
giữa từng cán bộ, công chức với nhau trong cơ quan, tổ chức.
2. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức là một bộ phận nguồn nhân lực quan trọng làm trong các cơ quan, tổ
chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, một mặt phải tuân thủ các nguyên tắc
đặc trưng trong khoa học quản lý nguồn nhân lực. Mặt khác, đây là nguồn nhân lực đặc
biệt, mang những đặc trưng riêng, do đó quản lý cán bộ, công chức phải tuân thủ một số
nguyên tắc có tính đặc thù riêng.
Điều 5 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định việc quản lý cán bộ, công
chức phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công,
phân cấp rõ ràng.
- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị,
đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
- Thực hiện bình đẳng giới.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 16
3. Các nội dung cơ bản của quản lý cán bộ, công chức
Nội dung quản lý cán bộ, công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức năm
2008. Đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp
ứng được nhiệm vụ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, việc quản lý cán bộ, công chức bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên
chức.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
- Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu
công chức để xác định số lượng biên chế;
Ngoài các nội dung trên, việc quản lý cán bộ, công chức còn bao gồm các công tác khác
liên quan được quy định tại Luật Cán bộ, công chức như tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào
tạo, bồi dưỡng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương,...
Cùng với việc quy định những nội dung quản lý cán bộ, công chức, pháp luật cũng quy
định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức trong việc quản lý đội
ngũ cán bộ, công chức. Trên cơ sở phân định cán bộ với công chức tại Luật Cán bộ, công
chức năm 2008, việc quản lý cán bộ và quản lý công chức đã có những quy định phù hợp
với đặc điểm, tính chất hoạt động của từng nhóm. Cán bộ là những người được hình thành
thông qua cơ chế bầu cử hoặc phê chuẩn để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo theo nhiệm
kỳ trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, việc
quản lý cán bộ được thực hiện theo pháp luật (Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; Luật Bầu cử,....) hoặc theo Điều lệ của Đảng, của tổ
chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó là các quy định và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các cơ quan được
phân cấp quản lý.
Việc quản lý công chức được quy định để bảo đảm sự thống nhất trong xây dựng và phát
triển đội ngũ công chức. Trong đó, Khoản 2 Điều 67 Luật Cán bộ, công chức năm 2008
đã giao: "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức". Điều đó có nghĩa là việc
quản lý công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập đều phải thống nhất
thực hiện theo các quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp
luật do Chính phủ ban hành. Bao gồm từ công việc quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, luân
chuyển đến các công việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu...
Cần phải phân biệt nội dung quản lý cán bộ, quản lý công chức của cơ quan quản lý nhà
nước về cán bộ, về công chức với nội dung quản lý cán bộ,quản lý công chức của cơ quan
sử dụng cán bộ, sử dụng công chức. Mặc dù về hình thức, nội dung quản lý nhà nước đối
với cán bộ hoặc công chức có thể có những quy định giống như với cơ quan sử dụng cán
bộ hoặc công chức nhưng thẩm quyền và phạm vi quản lý của hai loại cơ quan này không
giống nhau.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 17
Muốn xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức, trước hết cần thiết phải ban hành thể chế quản lý công chức; sau đến là triển khai
thực hiện và tuân thủ đúng quy trình về quản lý công chức và cuối cùng là bộ máy thực
hiện việc quản lý đội ngũ công chức. Để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính thống
nhất trong quản lý công chức thì Nhà nước cần phải thể chế đầy đủ các nội dung quản lý
công chức thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện
các nội dung quản lý công chức nêu trên. Đây chính là hình thức biểu hiện của thể chế
quản lý công chức. Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu
chuẩn, điều kiện tuyển công chức; nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của công chức; những
điều công chức không được làm; cách thức, trình tự, thủ tục trong công tác khen thưởng,
kỷ luật, sử dụng, thăng tiến, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và quản lý công chức. Ngoài ra, hệ
thống các văn bản này còn bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ huy,
điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về quản lý công chức.
Quá trình thực hiện, theo thẩm quyền được giao, cơ quan hành chính các cấp như Bộ, cơ
quan ngang Bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng ban
hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các quy định của nhà nước cho các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm và thực tế củangành, của địa
phương. Các văn bản này cũng được tính vào hệ thống các văn bản quản lý công chức.
Tổng hợp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ tạo thành thể chế quản lý công
chức.
Các hình thức biểu hiện của hệ thống thể chế quản lý công chức bao gồm các loại chủ yếu
sau: 1) Luật (hoặc pháp lệnh); 2) Nghị định của Chính phủ; 3)Thông tư hoặc Thông tư liên
tịch quy định chi tiết và hướng dẫn việc thực hiện;4) Quyết định, Chỉ thị và các văn bản
hành chính thông thường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban
nhân dân hoặc Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hệ thống các văn bản quản lý này muốn đi vào cuộc sống thì phải được bộ máy các cơ
quan quản lý công chức thực hiện. Toàn bộ hoạt động của bộ máy này sẽ được tiến hành
trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về quản lý công chức, công vụ. Nhờ có
sự hoạt động của bộ máy quản lý công chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được "sự
tự quản lý" đối với đội ngũ công chức của mình. Bộ máy này được bố trí ở các Bộ, ngành
và địa phương, từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp trên đến các cơ quan
cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung trong phạm vi cả
nước.
Quy trình quản lý công chức được xác định gồm nhiều bước khác nhau và gồm các nội
dung cơ bản sau đây: quản lý biên chế; xác định vị trí việc làm; tuyển dụng; bố trí, sử
dụng; đánh giá; chế độ tiền lương; bổ nhiệm, miễn nhiệm;đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng
và xử lý vi phạm kỷ luật; thôi việc và nghỉ hưu; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
công chức và thực thi công vụ của công chức, viên chức.
Để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định rất
rõ ràng và mạch lạc vấn đề này. Đối với cán bộ, việc quản lý thực hiện theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền của Đảng và của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đối với công chức,
việc quản lý nhà nước về công chức do Chính phủ quản lý thống nhất - nghĩa là các quy
định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật,
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 18
tiền lương, đãi ngộ, thôi việc, nghỉ hưu... đối với những người được xác định là công
chức, cho dù họ làm việc trong cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị -
xã hội hoặc bộ máy quản lý của đơn vị sự nghiệp, đều được thống nhất quản lý và thực
hiện theo các quy định của Chính phủ. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, các bộ, ngành,
Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quản lý nhà
nước về công chức theo phân công, phân cấp.
Để nắm vững các vấn đề về chế độ công vụ và quản lý cán bộ, công chức trong điều kiện
hiện nay ở Việt Nam, cần thiết phải nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành liên quan,
đó là Luật Cán bộ Công Chức. Cụ thể là các Điều sau : 33,34,35 và 36.
Điều 33
Nội dung quản lý về cán bộ, công chức bao gồm:
1. Ban hành các văn bản pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
4. Quyết định biên chế cán bộ, công chức;
5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
6. Ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch;
7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
9. Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định về cán bộ, công chức;
11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.
Điều 34
1. Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định phân cấp của Đảng Cộng
sản Việt Nam và của Nhà nước.
2. Việc quản lý cán bộ do bầu cử được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội,
Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, điều lệ của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Việc quản lý Thẩm phán, Kiểm sát viên được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức
Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
4. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc quản lý cán bộ,
công chức theo thẩm quyền.
Điều 35
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế cán bộ, công chức thuộc Toà án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân; số lượng Thẩm phán của các Toà án.
2. Biên chế công chức Văn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
3. Biên chế công chức Văn phòng Chủ tịch nước do Chủ tịch nước quyết định.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 19
4. Biên chế cán bộ làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do tổ chức
có thẩm quyền quyết định.
Điều 36
1. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan
hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ về công tác tổ chức - cán bộ của Chính phủ giúp Chính
phủ thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của
Chính phủ và theo quy định của pháp luật.
2.2. Nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức
2.2.1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
a. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước
b. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
được giao
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị
- Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp
luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp người ra
quyết định vẫn quyết định thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành
nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên
trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
c. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 20
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết
kiêm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản
lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây
phiền hà cho công dân
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Nghĩa vụ của viên chức
Luật viên chức quy định nghĩa vụ của viên chức bao gồm nghĩa vụ chung, nghĩa vụ trong
chuyên môn và nghĩa vụ của viên chức quản lý.
a). Nghĩa vụ chung của viên chức
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và pháp luật
của Nhà nước.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng
các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản
được giao.
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
b). Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất
lượng.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
+ Có tính thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân.
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 21
c). Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách
nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp
công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền
được giao.
- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao
quản lý, phụ trách.
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề
nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài
chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
2.2.3. Quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức
a. Quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ
- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
b. Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan tới tiền lương
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù
hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế –
xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm
được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy
định của pháp luật
c. Quyền về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy
định của pháp luật về lao đông. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức
không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn
được thanh toán thêm một khoản bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
d. Các quyền khác
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt
động kinh tế, xã hội, được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 22
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thương tật hoặc hi sinh
trong khi thi hành công vụ thị được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh
hoặc được xem xét công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.2.4. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
a). Đối với cán bộ, công chức
Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung
ngày 28-4-2000 quy định cụ thể về những việc cán bộ, công chức không được làm như
sau:
- Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc
thoái thác nhiệm vụ, công vụ, không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ
việc.
- Không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
- Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác
xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
- Không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật
Nhà nước, bí mật công tác.
- Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì
trong thời gian ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm
việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên
quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của người đó
không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó
trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
Không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ
chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ
chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 23
Luật cán bộ, công chức qui định như sau:
* Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý
bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ
lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình
thức.
* Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới
mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì
trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được
làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ
chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ,
công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại
Điều này.
* Những việc khác cán bộ, công chức không được làm khác
Ngoài những việc không được làm quy định như trên, cán bộ, công chức còn không được
làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác
theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Tại điều 13 Luật doanh nghiệp, qui định về “Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và
quản lý doanh nghiệp: qui định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 24
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực
hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
b). Đối với viên chức
Điều 19 Luật viên chức qui định những việc viên chức không được làm như sau:
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái,
mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của
pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ
tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động
nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham
nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
c). Đối với cả công chức, viên chức
Theo Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng, thì cán bộ, công chức và viên chức không
được làm những việc sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư,
trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về
các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 25
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ
chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những
người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà
người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố
trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức
nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao
dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng,
bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó
tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác
trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở
hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở
hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh
nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về
tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch,
mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
2.3. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức
a). Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong quan hệ
nhiệm vụ, công vụ.
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi
nhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của cơ
quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm tới quyền lợi
chính đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự
phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có
liên quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Cán bộ, công chức, viên chức không được che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội
dung các phản ảnh của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị mình
hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc của công dân về những việc liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
4. Cán bộ, công chức, viên chức không được cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn,
phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc. Thành
lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường
học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Làm
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 26
tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công
việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết. Kinh doanh trong lĩnh vực mà
trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất
định theo quy định của Chính phủ. Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ
chức, đơn vị vì vụ lợi.
6. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được
bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ
chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
7. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
b). Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm khi giải quyết các
yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao giải quyết các yêu cầu của cơ quan,
đơn vị, tổ chức và của công dân không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người
cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ
sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao
nhiệm vụ giải quyết.
3. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác
và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân theo
quy định của pháp luật.
c). Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong ứng xử nơi
công cộng
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về nội quy, quy
tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi
công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về đạo đức công
dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
3. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết
hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của
cán bộ, công chức, viên chức.
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 27
3. Kết luận và tài liệu tham khảo:
Như vậy, Luật hành chính đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ
máy nhà nước và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức là nòng cốt trong tiến trình cải cách này.
Tài liệu tham khảo
+ Qui định về công chức:
Luật cán bộ, công chức
Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức
Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn (có hiệu lực 1/2/2012)
Thông tư 80/2011/TT-BNV hướng dẫn nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người
là công chức
Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng
công chức
Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức
Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý
công chức
Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái
bổ nhiệm giữ các chức vụ , chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội
Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với
cán bộ công chức (hết hiệu lực chương III)
Nghị định 66/2011/NĐ-CP áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với lãnh đoạ, quản lý
công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại
diện làm chủ một phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
+ Quy định về Viên chức
Luật Viên chức 2010
Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường,
hoàn trả của viên chức ( có hiệu lực 25/5/2012)
Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực
01/6/2012)
Luật hành chính ---------------------------------------------------------------------------GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt
Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ------------------------------------------------------ 28
Mục lục: Quy Chế Pháp Lý Của Cán Bộ,
Công Chức, Viên Chức
1. KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .............................................. 2
1.1. Khái niệm công vụ ........................................................................................... 2
1.2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức ......................................................... 2
1.2.1. Cán bộ, công chức ......................................................................................... 2
1.2.1.1. Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ......................... 3
1.2.1.2. Công chức trong Văn phòng chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội,
Kiểm tóan nhà nước .................................................................................................... 4
1.2.1.3. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập ............................................................. 4
1.2.1.4. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện .................. 5
1.2.1.5. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân ............................................ 5
1.2.1.6. Công chức trong hệ thống Viện kiển sát nhân dân .................................. 6
1.2.1.7. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội .......................... 6
1.2.2. Viên chức..................................................................................................... 10
2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ............................................................................ 11
2.1. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức ............................ 11
2.1.1. Bầu cử cán bộ .............................................................................................. 11
2.1.2 Tuyển dụng công chức ................................................................................. 11
2.1.3. Tuyển dụng viên chức ................................................................................ 14
2.1.4. Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ....................................................... 14
2.1.5. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức ....................................................... 14
2.2. Nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức .............. 18
2.2.1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức ................................................................. 18
2.2.2. Nghĩa vụ của viên chức ............................................................................... 19
2.2.3. Quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức ............................................ 20
2.2.4. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm....................... 21
2.3. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức ........................ 24
3. Kết luận và tài liệu tham khảo .............................................................................. 26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_3_08_05_9627.pdf