Tiểu luận Quy chế thành viên của liên hợp quốc
Trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc không có quy định nào cho phép
hoặc cấm các thành viên rút khỏi Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Đại hội San
Francisco năm 1945 đã công nhận quyền được rút khỏi Liên Hợp Quốc
trong những trường hợp đặc biệt (exceptional circumstances), ví dụ như
trong trường hợp Liên Hợp Quốc không thể đảm bảo hòa bình hoặc chỉ có
thể làm vậy khi nó ảnh hưởng đến luật pháp và công lý” hoặc nếu như trong
trường hợp quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên bị thay đổi do
những thay đổi trong Hiến chương mà các quốc gia thành viên này không
chấp thuận và cảm thấy không thể chấp nhận được, hoặc nếu những thay đổi
đã được thông qua bởi đại đa số trong Đại hội dồng hoặc các cuộc họp
chung lại không đạt được sự phê chuẩn cần thiết để những thay đổi này có
hiệu lực.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy chế thành viên của liên hợp quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
QUY CHẾ THÀNH VIÊN CỦA LIÊN HỢP QUỐC
I- Giới thiệu chung
Vào thời điểm thành lập Liên Hợp Quốc năm 1945, số lượng thành
viên của Liên Hợp Quốc là 51 thành viên. Hiện nay, Liên Hợp Quốc có tất
cả 192 quốc gia thành viên, là tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế giới. Sự phát
triển về số lượng thành viên của Liên Hợp Quốc chủ yếu là do quá trình phi
thực dân hóa và sự tan rã của Liên Xô và Nam Tư.
The Charter of the United Nations divides members into two classes-
original members and elected members. Article 3 states that “The original
Members of the United Nations shall be the States which, having
participated in the United Nations Conference on International Organization
at San Francisco, or having previously signed the Declaration by United
Nations of 1 January 1942, sign the present Charter and ratify it in
accordance with Article 110.”
Hiến chương Liên Hợp Quốc chia các thành viên Liên Hợp Quốc
thành hai loại: các thành viên sáng lập và các thành viên gia nhập.
Điều 3 quy định, “Các thành viên đầu tiên của Liên Hợp Quốc là những
quốc gia đã tham gia Hội nghị Liên Hợp Quốc về Tổ chức quốc tế tại San
Francisco hoặc đã từng ký kết Tuyên bố Liên Hợp Quốc vào 1/1/1942, nay
ký kết bản Hiến chương này và phê chuẩn nó theo điều 110”.
Các thành viên gia nhập sau là các quốc gia gia nhập Liên Hợp Quốc
sau thời điểm trên và phải đáp ứng các điều kiện của điều 4, khoản 1 Hiến
chương Liên Hợp Quốc.
II– Điều kiện gia nhập Liên Hợp Quốc
Article 4, paragraph 1:
Membership in the United Nations is open to all other peace-loving
States which accept the obligations contained in the present Charter and, in
the judgement of the organization are able and willing to carry out these
obligations.
1. Là một quốc gia: theo Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa
vụ của các quốc gia (Montevideo Convention on the Rights and
Duties of States) được áp dụng như tập quán.
Để trở thành 1 quốc gia cần phải đảm bảo 4 điều kiện chính:
(i) Có lãnh thổ xác định
(ii) Có dân số ổn định
(iii) Có sự lãnh đạo hiệu quả của Chính phủ
(iv) Có khả năng tham gia vào quan hệ chính thức với các thực thể
khác
Thực tiễn:
- Một số thành viên ban đầu như India, Philippines, Lebanon, Syria,
Belarus, Ukraine… chưa giành được độc lập tại thời điểm năm 1945,
chưa thể đc gọi là một quốc gia. Tuy nhiên, các nước này đều là
những nước đã ủng hộ phe Đồng minh một cách tích cực trong CTTG
II, đặc biệt Ấn Độ và Philippines đều có những vai trò nhất định trong
HQL.
- Có lãnh thổ xác định: Israel chưa có lãnh thổ xác định, còn nhiều
tranh cãi về vấn đề biên giới lãnh thổ của Israel. Đây chính là lý do
mà Syria và Anh đã đưa ra để phản đối việc gia nhập Liên Hợp Quốc
của Israel. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã có một cái nhìn thoáng
hơn về điều kiện này và cho rằng NQ của ĐHĐ năm 1947 đã xác định
một lãnh thổ nhất định cho Israel, do đó vấn đề này không còn thật sự
quan trọng. 5/1949, Israel trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
- Có sự lãnh đạo hiệu quả của Chính phủ:
o Hàn Quốc – CHDCND Triều Tiên: Mỹ và TQ kiên quyết cho
rằng chính phủ HQ là chính phủ hợp pháp duy nhất do đã đc
người dân HQ bầu chọn nên và đã quản lý đất nước một cách
hiệu quả trên phần lãnh thổ mà Ủy ban Liên Hợp Quốc có thể
quan sát và trên phần lãnh thổ mà phần lớn người dân HQ sinh
sống. Trong khi đó, LX thì cho rằng chính phủ HQ chỉ là 1
chính phủ bù nhìn và đã đc lập nên bởi 1 hành động bất hợp
pháp của UN.
o CH Việt Nam – CHDCND Việt Nam: Pháp phản đối đơn xin
gia nhập của VNDCCH với lý do là nhà nước chính quyền
VNDCCH chỉ là một bộ phận chính trị ở miền Bắc, không nắm
quyền kiểm soát và do đó VNDCCH không được xem là một
quốc gia.
o CH Congo: 9/1960, đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc củaCongo
đã đc chấp thuận, mặc dù lúc này ở Congo không có một chính
phủ hợp pháp nào tồn tại để lãnh đạo đất nước.
→ Liệu một thực thể không đảm bảo các điều kiện trên thì có đủ tư
cách gia nhập Liên Hợp Quốc không ?
2. Yêu chuộng hòa bình
Hiến chương Liên Hợp Quốc không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể như thế
nào là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Do đó việc đánh giá tiêu chuẩn
phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của HĐBA và ĐHĐ.
Thực tiễn:
a. Sau khi CHLB XHC Nam Tư tan rã năm 1991, CHLB Nam Tư
đã tuyên bố kế thừa quy chế thành viên Liên Hợp Quốc của
CHLB XHCN. Tuy nhiên Liên Hợp Quốc đã không chấp thuận
điều này mà bắt buộc CHLB Nam Tư phải nộp đơn xin gia
nhập mới. Tuy nhiên, đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc của
Cộng hòa Liên bang Nam Tư (đổi tên thành Serbia và
Montenegro năm 2003) không được chấp thuận vì Mỹ đòi hỏi
hai quốc gia này phải chứng minh mình là các quốc gia yêu
chuộng hòa bình do việc Serbia đã ủng hộ những người dân
Bosnia gốc Serbia trong các cuộc đụng độ sắc tộc và làm bùng
phát ở Bosnia – Herzegovina một cuộc xung đột mà đã để lại
nhiều hậu quả đối với dân thường và đe dọa đến cả khu vực.
b. Mỹ đã không chấp nhận việc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản TQ gia nhập Liên Hợp Quốc với lý do Trung
Quôc Cộng sản không yêu chuộng hòa bình và do đó không đáp
ứng yêu cầu của điều 4 khoản 1.
3. Chấp nhận quyền và nghĩa vụ được quy định trong Hiến chương
4. Đủ khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ đó
Thực tiễn:
-Trường hợp Việt Nam: Tháng 11/1976, đơn xin gia nhập Liên Hợp
Quốc của Việt Nam bị Mỹ phủ quyết với lý do Việt Nam không tự
nguyện thực hiện việc tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến
tranh và trao trả thi hài những người bị chết trong chiến tranh cho Mỹ.
Theo Mỹ, những trách nhiệm mà một nước có khả năng và tự nguyện
thực thi bao gồm cả trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và an ninh
thế giới lẫn việc thực hiện các quyền con người Việt Nam.
-Trường hợp Bangladesh: sau cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan –
Bangladesh 1971, Bangladesh bắt giữ 135 tù nhân chiến tranh. Ngày
21/12/1971, NQ 307 – HĐBA đề nghj các bên liên quan thực thi Công
ước Geneva về đối xử với tù nhân chiến tranh. Bangladesh tuyên bố thừa
kế việc tham gia vào CƯ Geneva của Pakistan. Tuy nhiên trên thực tế
Bangladesh không thực hiện CƯ này. Do đó, vào năm 1972, Bangladesh
xin gia nhập vào Liên Hợp Quốc và đã bị Trung Quốc veto với lý do
nước này không thực hiện NQ 307 của HĐBA và một nghị quyết tương
tự của ĐHĐ. Trung Quốc cho rằng việc thực hiện 2 NQ này chính là dấu
hiệu cho thấy khả năng và sự tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ theo Điều
4 khoản 1.
-Angola: Mỹ đã phủ quyết việc Angola gia nhập Liên Hợp Quốc năm
1976 với lý do Angola chưa đáp ứng được các điều kiện ở Điều 4 khoản
1 do sự có mặt của và ảnh hưởng của 12,000 quân Cuba trong khi sự có
mặt của một lực lượng quân lớn đến vậy thực sự là không cần thiết, có
thể đe dọa đến an ninh và hòa bình của các nước khác trong khu vực.
* 1947, ĐHĐ đưa đơn xin ý kiến tư vấn của ICJ về vấn đề :
1. Liệu một thành viên của LHQ vừa là thành viên của HĐBA, vừa
là thành viên của ĐHĐ có thể đưa thêm những điều kiện khác ngoài điều
kiện đưa ra ở Điều 4(1) của Hiến chương khi xem xét bỏ phiếu đồng ý gia
nhập cho một nước nào đó không?
2. Cụ thể, liệu một nước đã nêu trên có thể bỏ phiếu tán thành việc
gia nhập của một nước nào đó với điều kiện sự gia nhập này cũng đi kèm
với sự gia nhập của một nước khác ko?
→ Ý kiến tư vấn của ICJ năm 1947:
1. Không thể đưa thêm các điều kiện khác ngoài các điều kiện được
quy định trong Điều 4(1):
+ Cách giải thích cho rằng những điều kiện nêu trên chỉ là những
điều kiện tối thiểu cần thiết nhưng chưa đủ và e ngại rằng việc các
điều kiện đó có thể bị ảnh hưởng bởi nhân tố chính trị và do đó
ngăn cản việc gia nhập của các quốc gia là không phù hợp với điều
4(2) – “any such states”.
+ Nếu cho phép đưa thêm sẽ trao cho các quốc gia quyền vô hạn
trong việc đưa ra các điều kiện mới với việc gia nhập của các
nước.
+ Tinh thần cũng như các thuật ngữ của Khoản 1 điều 4 không hề
có ý để các quốc gia tự do đưa ra các điều kiện ngoài các điều kiện
nêu trên, bởi nếu có thì các điều kiện này đã được diễn tả theo một
cách khác.
2.Về vấn đề thứ 2: Không thể đưa thêm điều kiện đồng ý cho một
nước gia nhập cũgn kèm theo sự gia nhập của nước khác vì:
+ Trả lời câu 1, không chấp nhận thêm bất kì một điều kiện nào ngoài
5 điều kiện được nêu ở Điều 4(1).
+ Những điều kiện Điều 4 ám chỉ rằng mỗi một đơn xin gia nhập cần
được xem xét và bỏ phiếu một cách riêng rẽ, nếu không sẽ không thể xác
định được liệu một quốc gia có thể đáp ứng được các điều kiện cần thiết đó
hay không. Việc đưa ra một phiếu thuận chấp nhận việc gia nhập của một
quốc gia kèm theo điều kiện các quốc gia khác cũg được gia nhập sẽ hạn chế
quyền tự do tuyệt đối của các thành viên trong việc đánh giá trong mỗi
trường hợp riêng biệt trong phạm vi các điều kiện nêu ở điều 4. Điều này
không phù hợp với tinh thần của Điều 4 HC LHQ.
Như vậy, các quốc gia thành viên có thể có những cách giai thích khác nhau
về các điều kiện trong Điều 4(1), nhưng không được đưa thêm các điều kiện
khác.
III – Thủ tục gia nhập
Article 4, paragraph 2:
The admission of any such state to membership in the United Nations will be
effected by a decision of the General Assembly upon the recommendation of
the Security Council.
Nộp đơn lên TTK, bản chíh gửi cho HĐBA, HĐBA thôg qua với 9/15 phiếu
và ko có phiếu phủ quyết. Trên cơ sở đó, ĐHĐ thôg qua với 2/3 thành viên.
Vấn đề đặt ra là liệu ĐHĐ có thể chấp nhận đơn xin gia nhập của một quốc
gia mà không cần kiến nghị của HĐBA với lí do quốc gia xin gia nhập
không thể đạt được đa số phiếu hoặc có phiếu phủ quyết của thành viên
thường trực HĐBA đối với kiến nghị đối với việc gia nhập đó?
Ý kiến tư vấn của ICJ 3/1950: Câu trả lời là không được với lí do: Việc
ĐHĐ có thẩm quyền chấp nhận việc gia nhập của 1 quốc gia thiếu vắng sự
kiến nghị của HĐBA sẽ tước đi của HĐBA một thẩm quyền quan trọng
được Hiến chương trao cho. Điều này cũng sẽ làm vô hiệu vai trò của
HĐBA trong việc thực thi một trong các chức năng cơ bản LHQ. Đồng thời
cũng có nghĩa là HĐBA chỉ xem xét trường hợp gia nhập, đưa ra bản báo
cáo, cho ý kiến tư vấn. Đây không phải là điều mà Điều 4(2) đề cập đến.
Như vậy, việc gia nhập của một nước phải được ĐHĐ thông quan theo kiến
nghị của HĐBA, tức là HĐBA đảm nhiệm trách nhiệm đầu tiên trong việc
xem xét việc gia nhập của một quốc gia nhằn đảm bảo nước được kết nạp
không phaỉ là một mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế.
IV – Đình chỉ tư cách thành viên
Article 5
A Member of the United Nations against which preventive or enforcement
action has been taken by the Security Council may be suspended from the
exercise of the rights and privileges of membership by the General
Assembly upon the recommendation of the Security Council. The exercise
of these rights and privileges may be restored by the Security Council.
Thực tế, chỉ có Nam Phi bị đình chỉ việc tham gia vào các công việc của
ĐHĐ từ 1974-1993 với lí do là CP Nam Phi không fải là đại diện hợp pháp
cho nhân dân Nam Phi. Quyết định này tạo ra sự nghi ngờ về tính hợp pháp
vì không hề có quy định về hình thức của chính phủ đại diện.
V – Bị khai trừ
Article 6
A Member of the United Nations which has persistently violated the
Principles contained in the present Charter may be expelled from the
Organization by the General Assembly upon the recommendation of the
Security Council.
Trên thực tế, đã có thời kì các quốc gia Châu Á và Châu Phi cố gắng muốn
khai trừ Nam Phi ra khỏi LHQ vì chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi; các quốc
gia Arab và Iran cũng cố gắng sử dụng các biện pháp nhằm tẩy chay dần sự
có mặt của Israel bằng cách bác bỏ các văn kiện của Israel lên ĐHĐ. Tuy
nhiên ĐHĐ vẫn chưa bao giờ áp dụng điều 6 để khai trừ một quốc gia ra
khỏi tổ chức.
VI – Tự rút khỏi Liên Hợp Quốc
Thông thường, trong các quy định của văn kiện thành lập các tổ chức quốc
tế có các điều khoản cho phép các thành viên của mình được phép rút khỏi
hoặc cấm rút khỏi tổ chức đó hoặc không có quy định gì.
Trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc không có quy định nào cho phép
hoặc cấm các thành viên rút khỏi Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Đại hội San
Francisco năm 1945 đã công nhận quyền được rút khỏi Liên Hợp Quốc
trong những trường hợp đặc biệt (exceptional circumstances), ví dụ như
trong trường hợp Liên Hợp Quốc không thể đảm bảo hòa bình hoặc chỉ có
thể làm vậy khi nó ảnh hưởng đến luật pháp và công lý” hoặc nếu như trong
trường hợp quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên bị thay đổi do
những thay đổi trong Hiến chương mà các quốc gia thành viên này không
chấp thuận và cảm thấy không thể chấp nhận được, hoặc nếu những thay đổi
đã được thông qua bởi đại đa số trong Đại hội dồng hoặc các cuộc họp
chung lại không đạt được sự phê chuẩn cần thiết để những thay đổi này có
hiệu lực.
Vấn đề rút khỏi Liên Hợp Quốc chỉ mới xảy ra một lần trên thực tế. Vào
tháng 1 năm 1965, Indonesia, với vai trò là một thành viên không thường
trực của HĐBA, đã có ý định rút khỏi Liên Hợp Quốc để phản đối cuộc bầu
cử ở Malaysia (một phần lãnh thổ của Malaysia do Indonesia tuyên bố có
chủ quyền) Mặc dù cuộc bầu cử của Malaysia khó có thể được xem là một
trường hợp đặc biệt như đã nêu ở Tuyên bố Hội nghị San Francisco nhưng
việc Indonesia rút khỏi Liên Hợp Quốc đã được Ban thư ký chấp thuận vào
thời điểm đó. Vào tháng 9 năm 1966, Indonesia lại tiếp tục tham gia vào
Liên Hợp Quốc. Nếu việc Indonesia rút khỏi Liên Hợp Quốc đã có hiệu lực
thì Indonesia sẽ phải nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc như điều 4 của
Hiến chương quy định. Trên thực tế thì Indonesia chỉ khôi phục lại vị trí của
mình như thể không có chuyện gì xảy ra, cho thấy việc rút khỏi Liên Hợp
Quốc trước đây của Indonesia là không có nghĩa lý gì.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quychethanhvien_9429.pdf