Tiểu luận Quỹ đầu tư chứng khoán

Thứ nhất, số lượng và loại hình hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán. Số lượng các quỹ đầu tư chứng khoán cũng như sự đa dạng của các loại hình quỹ chưa tương xứng với quy mô và xu hướng phát triển của thị trường. Đặc biệt là thiếu bóng dáng của các quỹ mở, các quỹ đầu tư chuyên doanh như quỹ bất động sản, quỹ chỉ số - đây được coi là những sản phẩm “chủ chốt được ưa chuộng và có nhiều lợi thế ở các nước có ngành quỹ phát triển. Thứ hai, khả năng thu hút các nhà đầu tư của các quỹ đại chúng thấp. Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ đại chúng luôn thấp hơn giá trị tài sản ròng của quỹ, mức chiết khấu trung bình dao động trong khoảng từ 20 đến 30%; tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ luôn thấp hơn so với các cổ phiếu niêm yết. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư vào các quỹ cũng như khả năng huy động vốn lập quỹ mới của các công ty quản lý quỹ.

pdf18 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quỹ đầu tư chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 1 Tiểu luận Quỹ đầu tư chứng khoán Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 2 Mục lục 1 Khái quát chung về Quỹ đầu tư chứng kho án .................................................................... 4 1.1 Khái n iệm.................................................................................................................... 4 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán.......................................... 4 1.3 Đặc trưng của quỹ đầu tư CK ..................................................................................... 6 1.4 Cơ chế giám sát........................................................................................................... 6 2 Các loại hình quỹ đầu tư CK (phân loại quỹ) ..................................................................... 7 2.1 Căn cứ phương thức h uy động vốn............................................................................. 7 2.2 Căn cứ vào hình thức tổ chức và hoạt động................................................................ 9 2.3 Căn cứ vào m ục tiêu đầu tư ........................................................................................ 9 3 Lợi ích của quỹ đầu tư CK................................................................................................ 10 3.1 Đối với nền kinh tế ................................................................................................... 10 3.2 Đối với nhà đầu tư .................................................................................................... 11 4 Một số vấn đề về quỹ đầu tư ch ứng khoán ở Việt Nam hiện nay ..................................... 11 4.1 Một số quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay ............................................. 11 4.2 Đánh giá sự phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán của Việt Nam trong thời gian qua 12 4.3 Một số vấn đề đặt ra: ................................................................................................ 15 Kết luận.................................................................................................................................... 17 Tài l iệu tham khảo .................................................................................................................. 18 Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 3 Lời mở đầu Trong đầu tư tài chính, các nhà đầu tư luôn quan tâm tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng thấu hiểu được bản chất và cách thức đánh đổi giữa 2 khái niệm này. Đầu tư chứng khoán là một ví dụ! Thị trường chứng khoán có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư, nhà đầu tư lớn có, đầu tư nhỏ lẻ có, đầu tư chuyên nghiệp cũng có mà đầu tư cá nhân cũng có. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, sự vượt trội về kiến thức chuyên môn và trình độ quản lý mang lại rất nhiều thuận lợi và cơ hội trong đầu tư. Song thị trường chứng khoán lại có sự tham gia của một số lượng lớn các nhà đầu tư “yếu” cả về vốn lẫn kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức. Đòn cân cạnh tranh có một độ nghiêng khá rõ ràng. Và như thế, tất yếu các nhà đầu tư kém lợi thế hơn cần có một chủ thể đứng ra “thay mặt” họ tiến hành các công việc và ra quyết định đầu tư (dựa trên một nguyên tắc hoặc thỏa thuận nào đó giữa các bên). Sự ra đời của các quỹ đầu tư chứng khoán phần nào đã giải quyết được yêu cầu nói trên. Mặc dù quỹ đầu tư chứng khoán mới xuất hiện không lâu, song đối với nền kinh tế, đối với thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư, nó có một ý nghĩa nhất định.Việc tìm hiểu về chủ thể này là thực sự cần thiết, cho cả các nhà đầu tư, các nhà quản lý và với bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Đi vào tìm hiểu các vấn đề về quỹ đầu tư chứng khoán, nhóm học viên lớp CHK21E xin chân thành cám ơn những gợi ý và hướng dẫn thiết thực của PGS.TS. Trần Đăng Khâm - Trưởng bộ môn Thị trường chứng khoán (Viện Ngân hàng - Tài chính Trường ĐH Kinh tế quốc dân). Và hơn hết, với tinh thần cầu thị, ham học hỏi, nhóm thực hiện mong muốn nhận được nhiều đóng góp để hoàn thiện hơn những kết quả mà nhóm thu hoạch được. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 4 1. Khái quát chung về Quỹ đầu tư chứng khoán 1.1. Khái niệm “Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.” (Theo Luật Chứng khoán 2006) Hay, quỹ đầu tư chứng khoán là mô hình đầu tư mà theo đó, nguồn vốn của quỹ được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán và các nhà đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ quyền điều hành trực tiếp quỹ. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán Ngay từ đầu những năm 1990, một số quỹ đầu tư nước ngoài đã vào hoạt động ở nước ta. Đây là quỹ đầu tư tư nhân thành lập ở nước ngoài nhưng được phép hoạt động hạn chế ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có những tác động tích cực, đáp ứng một phần nhu cầu vốn trong nước. Đó là: Thứ nhất, chúng ta chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng, các quỹ nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam vừa mang lại nguồn vốn cho nền kinh tế vừa làm động tác thăm dò tiềm năng trên thị trường. Thứ hai, các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức tại Việt Nam chưa thể tham gia đông đảo vào quỹ đầu tư nhiều, họ còn dè dặt vốn ít ỏi của mình, không thể tập trung vào một kiểu đầu tư còn mới ở Việt Nam. Thứ ba, thị trường chứng khoán Việt Nam còn sơ khai, chưa cho phép một mức giao dịch năng động chứng khoán chứng chỉ đầu tư do quỹ phát hành. Việc rút vốn của các nhà đầu tư ra khỏi quỹ nếu không được mua bán cổ phần trực tiếp với nhau thì phải thực hiện ở các sở giao dịch nước ngoài. Khi các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đóng vai trò tích cực đối với sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư trong nước cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 5 Ngày 15/07/2003 công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam mang tên công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Viet Fund Management – VFM) chính thức ra đời và đi vào hoạt động với vốn pháp định ban đầu là 8 tỷ đồng do NHTM Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đóng góp 70% và công ty Dragon Capital đóng góp 30%. Việc ra đời công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chình Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm phát triển, số lượng quỹ đầu tư ở nước ta vẫn còn khá khiêm tốn (hiện nay có khoảng 50 công ty quản lý quỹ) và chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2006-2007 TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh, rất nhiều quỹ đầu tư dạng đóng được thành lập và huy động vốn, tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng tài sản các quỹ đóng góp vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này vào khoảng 6 tỷ USD. Tại thời điểm này, các chứng chỉ quỹ được giao dịch ở mức giá trên giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ rất cao. Bước sang năm 2008, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi nhanh chóng, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến chu kỳ giảm mạnh, giá các chứng chỉ quỹ đóng theo đó mà giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản ròng. Năm 2009, thị trường phục hổi nhờ vào các gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Mặc dù giá của chứng chỉ quỹ có phục hổi nhẹ, nhưng thị trường chứng khoán vẫn kém hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư khác trong khu vực và thế giới, điều này làm cho giá thị trường của chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm và mức chiết khấu (mức chệnh lệch giữa giá các chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ) tiếp tục duy trì tại mức âm khá cao. Từ đó tới nay, tình hình này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Theo báo cáo ngày 16/04/2012 của Công ty LCF Rothschilds (Anh), hiện tại Việt Nam đang có 32 quỹ đầu tư có tên tuổi và công khai thông tin đang hoạt động (còn khá nhiều quỹ đầu tư và NĐT tổ chức khác hoạt động ở trên thị trường song LCF Rothschilds không thể thu thập được số liệu trong báo cáo). Theo báo cáo này, đa số các quỹ hoạt động ở thị trường Việt Nam đều có thời gian hoạt động từ Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 6 5-10 năm và đầu tư vào nhiều dạng tài sản như: cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vốn trực tiếp, bất động sản, cơ sở hạ tầng và nguồn tài nguyên. Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư tại thời điểm 16/04/2012 là: 4,1 tỷ USD. Với lĩnh vực quản lý quỹ, NĐT thường dựa vào mức chiết khấu để xem xét tương lai của quỹ. Nếu mức chiết khấu âm lớn cho thấy tương lai không tốt đẹp của quỹ, ngược lại nếu mức chiết khấu lớn hơn 0 cho thấy tương lai của quỹ đó rất tốt. Mặc dù TTCK Việt Nam đã có sự phục hồi nhưng giá trị chiết khấu vẫn còn âm rất lớn. Gần như tất cả các quỹ trên đều có mức chiết khấu âm, đặc biệt là quỹ DWS Vietnam Fund (do Deutsche Bank quản lý) âm tới mức -40,6%, chỉ duy nhất FTSE Vietnam Index ETF có mức chiết khấu dương bằng 2,2. Các quỹ trong nước đa số có mức chiết khấu gần - 30%, trừ VFMVFA (Quỹ đầu tư năng động của VFM) là có mức chiết khấu thấp nhất -22%. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng có giá trị tài sản ròng tăng trưởng âm, nhất là các quỹ đầu tư tư nhân, ví dụ PCA Vietnam Segregated Portfolio có mức chiết khấu so với NAV là - 21,2% trong khi Vietnam Resource Investment là -27,5%... 1.3. Đặc trưng của quỹ đầu tư CK - Quỹ đầu tư chứng khoán luôn dành phần lớn vốn đầu tư của quỹ để đầu tư vào chứng khoán. - Quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. - Quỹ đầu tư chứng khoán có tài sản độc lập với tài sản của công ty quản lý quỹ và các quỹ khác do công ty này quản lý. 1.4. Cơ chế giám sát Quỹ đầu tư hoạt động theo cơ chế giám sát sau - Cơ quan quản lý chủ quản của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 7 - Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư. - Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. - Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch. 2. Các loại hình quỹ đầu tư CK (phân loại quỹ) 2.1. Căn cứ phương thức huy động vốn Căn cứ vào phương thức huy động vốn, có thể chia quỹ đầu tư chứng khoán thành 2 loại là quỹ đại chúng (hay quỹ công chúng) và quỹ thành viên. - Quỹ đại chúng Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. Quỹ đại chúng không giới hạn về số lượng nhà đầu tư vào quỹ, nhưng cũng có những giới hạn nhất định trong đầu tư để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của các nhà đầu tư vào quỹ. Chẳng hạn, ở Việt Nam, luật Chứng khoán 2006 quy định: “1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để thực hiện các hoạt động sau đây: a) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó hoặc của một quỹ đầu tư khác; b) Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười lăm phần trăm tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó; c) Đầu tư quá hai mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành; d) Đầu tư quá mười phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản; Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 8 đ) Đầu tư quá ba mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau; e) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.” Quỹ đại chúng lại được chia thành quỹ đóng và quỹ mở. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Ở dạng quỹ đóng nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn của mình bằng cách bán chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Còn quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Dạng quỹ này thường có số vốn và số thành viên biến động nên thường chỉ xuất hiện ở các quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển. Quỹ đại chúng có những ưu điểm sau: Thứ nhất, quỹ đại chúng có thể bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng để huy động vốn, tức là quỹ được phép niêm yết trên thị trường tập trung. Như vậy, quỹ có nhiều cơ hội thu hút nhà đàu tư và làm gia tăng giá trị cho chứng chỉ quỹ mà quỹ phát hành. Việc quỹ đại chúng được niêm yết trên thị trường tập trung còn là một lợi thế tăng tính thanh khoản cho chứng chỉ quỹ, do đó có thể tạo ra sự ưa thích từ phía các nhà đầu tư. Thứ hai, quỹ đầu tư đại chúng có khả năng thu hút được các nhà đầu tư nhỏ và không chuyên nghiệp, góp phần tập trung vốn từ các nhà đầu tư này cho nền kinh tế nói chung và gia tăng sức mạnh tài chính của bản thân quỹ nói riêng. Thứ ba, ở loại hình quỹ đầu tư đại chúng, công ty quản lý quỹ được các nhà đầu tư trao quyền điều hành quỹ. Điều đó cũng có nghĩa là công ty quản lý quỹ chủ động và linh hoạt hơn trong chiến lược đầu tư của công ty, có cơ hội thể hiện hết khả năng trong quản lý và điều hành quỹ. Đây rõ ràng là một lợi thế nếu so sánh với quỹ thành viên. Bên cạnh những ưu điểm thì quỹ đại chúng cũng có những hạn chế nhất định: Trước hết, quỹ đại chúng có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn, việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra liên tục cho nên dễ ảnh hưởng đến giá trị và uy tín của quỹ. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 9 Thứ hai, quỹ đại chúng thường chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, yêu cầu của pháp luật đối với quỹ đại chúng cũng thường cao hơn quỹ thành viên. - Quỹ thành viên: Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Chứng khoán 2006 thì số lượng nhà đầu tư góp vốn lập quỹ thành viên không vượt quá 30 thành viên là pháp nhân. So với quỹ đại chúng thì quỹ thành viên có một số ưu điểm, chẳng hạn số lượng nhà đầu tư ít hơn nhưng lại có tính chuyên nghiệp và kiến thức chuyên môn tốt hơn, nên việc đưa ra các quyết định quan trọng thường nhanh hơn. Hơn nữa, quỹ thành viên cũng ít có những đòi hỏi khắt khe về mặt pháp luật quỹ đại chúng. Song, quỹ thành viên cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, quỹ thành viên không cho nhà đầu tư nhỏ tham gia (do yêu cầu về số lượng nhà đầu tư và quỹ chỉ bao gồm thành viên pháp nhân). Hơn nữa, nếu như quỹ đại chúng có sự hiện diện của ngân hàng giám sát thì quỹ thành viên không có, do đó rủi ro trong đầu tư hay những gian lận trong quản lý và điều hành quỹ dễ xảy ra hơn. 2.2. Căn cứ vào hình thức tổ chức và hoạt động - Quỹ dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ đầu tư không phải là pháp nhân, do công ty quản lý quỹ thành lập, đứng ra huy động vốn và thực hiện đầu tư trên cơ sở thỏa thuận với các nhà đầu tư. - Quỹ dạng công ty Đây là mô hình quỹ có tư cách pháp nhân, là một công ty hình thành theo quy định của pháp luật. 2.3. Căn cứ vào mục tiêu đầu tư - Quỹ đầu tư trái phiếu: Đây là loại quỹ đầu tư chứng khoán mà chứng khoán nắm giữ là các loại trái phiếu. Ở loại hình quỹ này thường thì lợi tức đầu tư không cao song lại khá an toàn và ổn định. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 10 - Quỹ đầu tư mạo hiểm: Đây là loại quỹ chuyên tìm kiếm và đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới mẻ hoặc các công ty mới thành lập. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ cao hơn nhưng cũng hứa hẹn một mức sinh lời tương xứng. - Quỹ đầu tư ngành kinh doanh: Là loại quỹ chuyên đầ tư vào chứng khoán của một hoặc một số ngành nhất định. Việc đầu tư của loại quỹ này đòi hỏi ở các nhà đầu tư và các nhà quản lý một hiểu biết nhất định trong một lĩnh vực hoặc một ngành nghề. - Một số quỹ đầu tư khác … 3. Lợi ích của quỹ đầu tư chứng khoán 3.1. Đối với nền kinh tế Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường sơ cấp. Trên thị trường sơ cấp, quỹ đầu tư chứng khoán đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán giúp các chủ thể, phát hành huy động vốn một cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường. Quỹ góp phần ổn định thị trường thứ cấp: trên thị trường thứ cấp với kĩ năng phân tích đầu tư chuyên nghiệp và nguồn vốn lớn, dài hạn nhà đầu tư có thể tiến hành kiểm soát sự biến động giá chứng khoán do mât cân đối cung-cầu tạo sự ổn định cần thiết trên thị trương thứ cấp. Quỹ góp phần phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực: bằng việc tiếp cận với những nguồn thông tin đa dạng cộng với chiến lược đầu tư khoa học trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán khiến cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp của quỹ trở nên hiệu quả hơn. Chức năng chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thành nguồn nguồn vốn đầu tư trên phạm vi rộng làm cho quỹ trở thành phương tiện rất hữu hiệu trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong công chúng, phát huy nội lực phục vụ cho sự phát triển, giúp nâng cao tính xã hội hoá của hoạt động đầu tư. Hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán tăng cường khả năng huy động vốn nước ngoài: một mặt quỹ thu hút được lượng vốn từ nước ngoài chuyển vào đầu tư trong Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 11 nước, mặt khác tạo nên sự đa dạng các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán, làm tăng chu chuyển dòng vốn trên thị trường. 3.2. Đối với nhà đầu tư Lợi ích lớn nhất của nguồn vốn đầu tư là đa dạng hoá đầu tư, phân tán rủi ro. Với quỹ đầu tư chứng khoán, ngay cả khi một nhà đầu tư có lượng vốn nhỏ vẫn có thể đa dạng hoá đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau. Nhà đầu tư thu được lợi từ việc đầu tư chuyên nghiệp với hiệu quả cao và chi phí thấp. 4. Một số vấn đề về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay 4.1. Một số quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay STT Tên quỹ Loại quỹ Vốn điều lệ (VNĐ) 1 Quỹ Thành viên Việt Nhật FPT Đóng 1.123.300.000.000 2 Quỹ Thành viên Y tế Bản Việt Đóng 500.000.000.000 3 Quỹ Tầm Nhìn SSI Đóng 1.700.000.000.000 4 Quỹ thành viên Con Hổ Việt Nam Đóng 500.000.000.000 5 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt Đóng 792.000.000.000 6 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt Đóng 1.000.000.000.000 7 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội Đóng 200.000.000.000 8 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Sài Gòn A1 Đóng 33.350.000.000 9 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Sài Gòn A2 Đóng 500.000.000.000 10 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank 1 Đóng 150.000.000.000 11 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank 2 Đóng 1.010.520.000.000 Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 12 12 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank3 Đóng 445.000.000.000 13 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) Đóng 1.000.000.000.000 14 Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1) Đóng 500.000.000.000 15 Quỹ Đầu tư Cổ phần MB Capital 1 Đóng 200.000.000.000 16 Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) Đóng 806.460.000.000 17 Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam (VFA) Đóng 240.000.000.000 18 Quỹ Đầu tư Sabeco 1 Đóng 350.000.000.000 19 Quỹ Đầu tư Thành viên SSI Đóng 360.000.000.000 20 Quỹ Đầu tư Tăng trường ACB Đóng 240.080.000.000 21 Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife Đóng 214.090.000.000 22 Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Việt Long Đóng 300.000.000.000 23 Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) Đóng 962.970.000.000 24 Quỹ Đầu tư Việt Nam Đóng 1.349.000.000.000 (Nguồn: Website Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, số liệu đến tháng 11/2012) 4.2. Đánh giá sự phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán của Việt Nam trong thời gian qua Qua hơn 7 năm hoạt động, các quỹ đầu tư chứng khoán của Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường chứng khoán. Những đóng góp của các quỹ đầu tư chứng khoán cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 13 trường chứng khoán nói riêng là không thể phủ nhận. Trong quá trình phát triển, các quỹ đầu tư chứng khoán đã đạt được những kết quả và có những đóng góp nhất định, đó là: Thứ nhất, giá trị giao dịch chứng chỉ quỹ tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị chứng khoán toàn thị trường, nhưng sự tăng lên liên tục của giá trị giao dịch các chứng chỉ quỹ và tốc độ luân chuyển qua các năm đã phần nào cho thấy sự thành công của các quỹ đầu tư chứng khoán trong việc gây dựng niền tin của quỹ đối với công chúng đầu tư. Thứ hai, số lượng quỹ và quy mô giao dịch của các quỹ đầu tư chứng khoán đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn đầu khi TTCK mới đi vào hoạt động . Một số quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư có hiệu quả cao, khẳng định được vị trí, tên tuổi và tạo được uy tín đối với nhà đầu tư như Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), Quỹ Y tế Bản Việt của Công ty quản lý Quỹ Bản Việt, Quỹ VIEF của Công ty Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 14 Quản lý quỹ Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam, Quỹ FPT của Công ty Quản lý quỹ FPT, Quỹ MBC1 của Công ty cổ phần quản lý quỹ MB và quỹ SSIIMF của Công ty Quản lý quỹ SSI… Thứ ba, các quỹ đầu tư chứng khoán đã đóng góp tích cực cho việc tạo ra sức “cầu” trong các chương trình cổ phần hóa DNNN, các hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Thông qua sự vận động và hành vi giao dịch của các quỹ đầu tư chứng khoán, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các nhà đầu tư trên TTCK còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, sự gia tăng hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm cả các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đặt ra yêu cầu mới cũng như tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý Nhà nước nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Công tác quản trị doanh nghiệp đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán và thông tin thị trường phải nỗ Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 15 lực vận động, phát triển trên cơ sở chuẩn mực quốc tế… Từ đó đã góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính Việt Nam. 4.3. Một số vấn đề đặt ra Thứ nhất, số lượng và loại hình hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán. Số lượng các quỹ đầu tư chứng khoán cũng như sự đa dạng của các loại hình quỹ chưa tương xứng với quy mô và xu hướng phát triển của thị trường. Đặc biệt là thiếu bóng dáng của các quỹ mở, các quỹ đầu tư chuyên doanh như quỹ bất động sản, quỹ chỉ số - đây được coi là những sản phẩm “chủ chốt được ưa chuộng và có nhiều lợi thế ở các nước có ngành quỹ phát triển. Thứ hai, khả năng thu hút các nhà đầu tư của các quỹ đại chúng thấp. Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ đại chúng luôn thấp hơn giá trị tài sản ròng của quỹ, mức chiết khấu trung bình dao động trong khoảng từ 20 đến 30%; tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ luôn thấp hơn so với các cổ phiếu niêm yết... Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư vào các quỹ cũng như khả năng huy động vốn lập quỹ mới của các công ty quản lý quỹ. Thứ ba, năng lực hoạt động của các công ty quản lý quỹ. Đây vừa là hạn chế đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán. Theo kết quả khảo sát, điều tra về tình hình hoạt động của 47 công ty quản lý quỹ, thì năng lực hoạt động của các công ty quản lý quỹ của Việt Nam được đánh giá là chưa đồng đều, và vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong phần lớn các công ty quản lý quỹ. Trong quá trình hoạt động phần lớn công ty quản lý quỹ vẫn còn tồn tại các bất cập trong việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro, công tác nghiên cứu dự báo thị trường cũng như việc thực hiện tác nghiệp giữa các bộ phận. Ngoài ra, khả năng huy động tạo lập quỹ của các công ty quản lý quỹ chưa cao. Tính tới cuối năm 2009, mới chỉ có 14/46 công ty quản lý quỹ huy động được quỹ và năm 2010 là 13/47 công ty, hầu hết các quỹ được huy động trước thời điểm thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Một số quỹ đầu tư chứng khoán đã sắp tới hạn giải thể trong tương lai gần. Việc tiếp tục huy động tạo lập quỹ đang trở nên Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 16 khó khăn và là thách thức rất lớn cho ngành quỹ Việt Nam trong thời gian tới. Những vấn đề đặt ra trong phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 17 Kết luận Thị trường chứng khoán vẫn còn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, vậy nên việc nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề cần đi sâu và tìm hiểu. Cũng vì thế, việc nghiên cứu về quỹ đầu tư nói chung và các quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng rất cần thiết. Tuy nhiên, do đây là một khái niệm vẫn còn khá mới nên việc nghiên cứu tìm hiểu vẫn còn nhiều vấn đề chưa được rõ, cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm. Đề tài: Quỹ đầu tư chứng khoán Nhóm 4 - CHK21E 18 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Thị trường chứng khoán - Trường ĐH Kinh tế quốc dân 2. Giáo trình Thị trường chứng khoán - Học viện Tài chính (Chủ biên TS. Bạch Đức Hiển) 3. Luật Chứng khoán 2006. 4. Ths. Trần Vũ Hải, Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán, 18/07/2010. 5. TS. Nguyễn Thu Thủy, Kinh nghiệm phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước và bài học đối với Việt Nam. 6. Website Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_dtck1_3532.pdf
Luận văn liên quan