Tiểu luận Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

MỤC LỤC trang A. LỜI NÓI ĐẦU .1 B. NỘI DUNG .2 I. Khái quát vấn đề điều kiện nuôi con nuôi .2 1.1. Khái niệm, mục đích của việc nuôi con nuôi 2 1.2. Điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp 2 1.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi .2 1.2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm nuôi con nuôi .3 1.2.3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi .4 1.2.4. Về hình thức .4 1.3. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .5 II. Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi .5 2.1. Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi .6 2.2. Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi 9 2.2.1. Thường trú tại nước mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi 9 2.2.2. Thường trú tại nước mà nước đó chưa ký kết hoặc xin gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam 11 III. Kiến nghị thêm về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi 12 C. KẾT LUẬN .14 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 A. LỜI MỞ ĐẦU Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Cuộc sống ngày càng phát triển, một khi nhu cầu về vật chất đã được đáp ứng, người ta càng mong muốn vun đắp cho cuộc sống tinh thần của mình. Đối với những gia đình hiếm muộn, hay vì lý do nào khác, họ có nhu cầu nuôi con nuôi. Vấn đề nuôi con nuôi ngày càng phức tạp, khi mà không chỉ giới hạn việc nhận con nuôi giữa những người Việt Nam với nhau, mà người nước ngoài cũng muốn nhận con nuôi người Việt Nam. Trước đây, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Luật hôn nhân và gia đình 2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP, Nghị định 69/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, các điều ước quốc tế về con nuôi có yếu tố nước ngoài điều chỉnh. Mới đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật nuôi con nuôi năm 2010, luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi như thế nào. Đó chính là vấn đề mà bài nghiên cứu này em đề cập đến. B. NỘI DUNG I. Khái quát vấn đề điều kiện nuôi con nuôi 1.1. Khái niệm, mục đích của việc nuôi con nuôi Mục đích của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 : Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Cuộc sống ngày càng phát triển, một khi nhu cầu về vật chất đã được đáp ứng, người ta càng mong muốn vun đắp cho cuộc sống tinh thần của mình. Đối với những gia đình hiếm muộn, hay vì lý do nào khác, họ có nhu cầu nuôi con nuôi. Vấn đề nuôi con nuôi ngày càng phức tạp, khi mà không chỉ giới hạn việc nhận con nuôi giữa những người Việt Nam với nhau, mà người nước ngoài cũng muốn nhận con nuôi người Việt Nam. Trước đây, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Luật hôn nhân và gia đình 2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP, Nghị định 69/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, các điều ước quốc tế về con nuôi có yếu tố nước ngoài điều chỉnh. Mới đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật nuôi con nuôi năm 2010, luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi như thế nào. Đó chính là vấn đề mà bài nghiên cứu này em đề cập đến. NỘI DUNG I. Khái quát vấn đề điều kiện nuôi con nuôi 1.1. Khái niệm, mục đích của việc nuôi con nuôi Mục đích của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 : Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Tại luật Hôn nhân và gia đình năm 2010, về cơ bản mục đích này được quy định tại Điều 2 không có nhiều khác biệt nhưng đầy đủ hơn : Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Như vậy việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nuôi. 1.2. Điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp 1.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi Đối với người nhận nuôi con nuôi, các điều kiện mà họ cần đáp ứng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được quy định tại Điều 69 bao gồm : - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; - Có tư cách đạo đức tốt; - Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp, vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì vợ chồng đều phải có đủ các điều kiện trên. 1.2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm nuôi con nuôi * Theo luật Hôn nhân và gia đinh 2010 : Để có thể được nhận làm con nuôi, theo quy định tại Điều 68 luật Hôn nhân và gia đình 2000, người đó phải đáp ứng các điều kiện sau : - Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn. - Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. * Tuy nhiên, trong luật nuôi con nuôi 2010 mới được ban hành, những điều kiện này có sự thay đổi như sau : - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. - Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. 1.2.3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi Về điều kiện này, luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã có quy định tại Điều 71 như sau : - Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ. - Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó. 1.2.4. Về hình thức Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình 2000 có quy định : Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trong đó : Về thủ tục đăng ký và trình tự đăng ký việc nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 26,27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ. 1.3. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quạn hệ đó tại nước ngoài. Việt Nam ngày càng có nhiều hợp tác với nước ngoài, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng không ngoại lệ. Để quy định về vấn đề này, chúng ta phải tìm hiểu những quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã ký kết. Ngoài ra còn có các Nghị định và thông tư khác, mới đây nhất là Luật nuôi con nuôi 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. II. Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tại Điều 105 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có quy định về điều kiện đối với người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là : Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi. Còn điều kiện để người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được đề cập đến tại Điều 37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và đã trong Luật nuôi con nuôi năm 2010 mới được ban hành cũng có quy định tại Điều 29. Cụ thể là : Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú. (trích khoản 1 Điều37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP ). Theo em thì quy định sau hợp lý hơn, vì khi nhận con nuôi, đứa con nuôi đó sẽ sinh sống tại nơi mà người nhận con nuôi thường trú, nên để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của đứa trẻ ta nên áp dụng pháp luật của nơi người nhận con nuôi thường trú. Do đó, em phân chia thành 2 trường hợp sau : 2.1. Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Theo quy định trên, thì người nước ngoài thường trú tại Việt Nam sẽ phải có những điều kiện quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam (bắt đầu từ ngày 01/01/2011 sẽ trực tiếp áp dụng quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) và pháp luật của nước nơi người đó thường trú chính là Việt Nam. Vì vậy, những điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là : - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ : những người thành niên (trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật dân sự năm 2005) đều là những người có năng lực trách nhiệm dân sự đầy đủ. Quy định như thế này có ý nghĩa đảm bảo cho người nhận nuôi con nuôi có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi nhận nuôi con nuôi, và là người đại diện cho con nuôi của mình chưa thành niên trước pháp luật. - Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên Quy định này nhằm đảm bảo cho quan hệ gia đình hợp lý : + Khoảng cách tuổi đó để phân biệt rõ ràng bố mẹ và con cái. + Bố mẹ hơn con từ 20 tuổi trở lên, trải qua cuộc sống như thế sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để dạy dỗ con cái. + Tránh trường hợp, nhận con nuôi sau đó nảy sinh tình cảm nam nữ. - Có tư cách đạo đức tốt. Để có thể gây dựng một gia đình hạnh phúc cho bản thân mình và con nuôi của mình sau khi nhận nuôi con nuôi, thì người nhận nuôi con nuôi phải có đạo đức tốt. Yêu thương và chăm sóc cho gia đình mình, cho đứa con mình nhận nuôi. Nếu như không có đạo đức tốt : trước hết, người đó sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của con mình (vì bố mẹ là tấm gương cho con cái học tập, nếu bố mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của đứa trẻ); người nhận nuôi con nuôi có đạo đức không tốt như có những hành vi bạo hành trong gia đình thì đây là điều rất cần được nghiêm cấm. - Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Điều kiện thực tế này được Luật nuôi con nuôi 2010 cụ thể hóa đó là điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở. Mục đích của việc nuôi con nuôi là : Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Như thế, ta rất cần phải chú trọng sao cho cuộc sống của đứa trẻ được nhận làm con nuôi ngày càng tốt hơn. Chính vì thế mới có điều kiện này để đảm bảo cho đứa trẻ được nhận làm con nuôi được ăn học, dạy dỗ tốt nhất, có tình cảm gia đình bao bọc. Không những thế, điều kiện này đảm bảo cho gia đình nhận nuôi con nuôi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Những trường hợp không được nhận nuôi con nuôi : + Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Cha, mẹ bị hạn chế một số quyên đối với con khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Với những cha mẹ như vậy, không nên cho nhận nuôi con nuôi, vì nếu như khi nhận con nuôi về mà đối xử với con nuôi như vậy thì không đảm bảo mục đích của việc nuôi con nuôi. Luật nuôi con nuôi năm 2010 còn có thêm những quy định cụ thể đối với những trường hợp không được nhận nuôi con nuôi như : + Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Những người này bản thân không thể lo cho người khác được vì có thể người này đang vi phạm cần phải giáo dục hoặc có bệnh cần chữa trị. Như thế, họ không thể nhận con nuôi vì hoàn cảnh chưa cho phép họ lo cho con nuôi. + Đang chấp hành hình phạt tù. Người đang chấp hành hình phạt tù, họ không thể nhận cuon nuôi, vì họ đang ở trong trại giam, không thể chăm sóc, dạy dỗ cho con nuôi, họ cũng không thể mang đến tình cảm cho con nuôi khi bản thân mình đang ở trong tù. - Ngoài ra, nếu là một cặp vợ chồng muốn nhận con nuôi, thì mong muốn nhận nuôi con nuôi phải xuất phát từ cả hai người và cả vợ và chồng đều phải có đủ những điều kiện trên : có như vậy, đứa trẻ được nhận làm con nuôi mới có thể đảm bảo được sống trong một gia đình hạnh phúc, có tình yêu thương từ mọi người trong gia đình. Những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nếu có mong muốn nhận nuôi con nuôi là trẻ em Việt Nam nếu có đủ những điều kiện trên, mà không nằm trong những trường hợp không được nhận nuôi con nuôi thì làm hồ sơ và nộp lên Bộ tư pháp. Nếu người nhận nuôi con nuôi đã xác định được chính xác người mình muốn nhận nuôi thì ghi rõ trong hồ sơ xin nhận con nuôi. Còn nếu người có mong muốn nhận con nuôi chưa xác định được đích danh đứa trẻ mà mình muốn nhận làm con nuôi thì có thể gửi đơn ghi rõ nguyện vọng muốn nhận trẻ em Việt Nam phù hợp với nguyện vọng và khả năng chăm sóc của mình làm con nuôi. 2.2. Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2.2.1. Thường trú tại nước mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010 : đối với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi thì điều kiện để họ được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú. Mà khi tham gia ký kết vào những điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi thì các nước ký vào Hiệp ước (bao gồm Việt Nam và nước là nơi mà người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi là trẻ em Việt Nam thường trú) đã đồng ý với những điều kiện quy định tại những điều ước đó, ngoài ra theo quy định tại Điều 4 Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Vì thế, để người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi sẽ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi mà Việt Nam và nước mà người đó thường trú đã ký. Những điều kiện này được áp dụng cụ thể tại từng Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước khác. Hiện nay, đã có rất nhiều nước đã ký hiệp định này với Việt Nam như : Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Cộng hòa Pháp, Vương quốc Đan Mạch, Cộng hòa Italia, Ai-len, Vương quốc Thụy Điển... Ví dụ : Em xin lấy ví dụ về điều kiện đối với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo quy định tại Điều 10 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch ký vào tháng 8 năm 2004 : người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận (Vương quốc Đan Mạch) và nước gốc (CHXHCN Việt Nam) và Điều 15 của Hiệp định này. Như vậy, người thường trú tại Đan Mạch phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật Đan Mạch, và những điều kiện về người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam (bắt đầu từ ngày 01/01/2011 sẽ trực tiếp áp dụng quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) ). Ngoài ra, người muốn nhận con nuôi còn phải đáp ứng điều kiện :Người nhận nuôi con nuôi đã có đủ các thông tin tư vấn cần thiết cho việc nuôi con nuôi, đặc biệt là các thông tin và môi trường gia đình và xã hội của nước gốc (Việt Nam). Nếu đáp ứng được những điều kiện trên, người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì làm hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật và nộp hồ sơ thông qua cơ quan trung ương về nuôi con quốc tế (hoặc tổ chức nuôi con nuôi được ủy quyền) của nước đó. 2.2.2. Thường trú tại nước mà nước đó chưa ký kết hoặc xin gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010 điều kiện để người nước ngoài thường trú tại nước mà nước đó chưa ký kết hoặc xin gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam và pháp luật của nước nơi người đó thường trú. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định tại Điều 5 Nghị định 68/2002/NĐ-CP : Trong trường hợp Nghị định này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam; trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam. Ví dụ : người cư trú tại Brasil muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về người nhận nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam nuôi (Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam (bắt đầu từ ngày 01/01/2011 sẽ trực tiếp áp dụng quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) ) và theo pháp luật Brasil. Do giữa Việt Nam và Brasil chưa ký Hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi nên người đấy không phải chịu thêm điều kiện nào nữa. Nếu đáp ứng được những điều kiện trên, người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì làm hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật và nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ tư pháp. Nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng mà một trong hai người không thể có mặt tại Việt Nam để nộp hồ sơ, thì phải có giấy ủy quyền cho người kia. III. Kiến nghị thêm về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. - Theo em, không nên chỉ giới hạn độ tuổi của người nhận nuôi con nuôi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, mà nên thêm quy định người nhận nuôi con nuôi không nên quá 50 tuổi, bởi em dựa trên lý do sau : Nếu như người nhận nuôi con nuôi hơn con nuôi trên 50 tuổi, mà khi nhận đứa trẻ đó còn ít tuổi (dưới 10 tuổi), thì khi đó bố mẹ đã già, việc chăm sóc cho con còn nhỏ từ việc học hành, ăn uống không được đảm bảo do điều kiện sức khỏe. Thậm chí, ở độ tuổi đó, nếu bố mẹ mất sớm mà con vẫn chưa thể tự chăm sóc cho mình thì không biết người con nuôi sẽ sống ra sao. - Trong các điều kiện đối với người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, theo em nên bổ sung thêm điều kiện về quan hệ gia đình của người đó, không chỉ giới hạn là cả vợ và chồng đều phải đáp ứng các điều kiện trên mà ngoài ra phải có những người thân khác trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em và đặc biệt những người con mà họ đang nuôi. Bởi vì, khi nhận trẻ em về nuôi, đứa trẻ sẽ sống và thường xuyên tiếp xúc với những người đó. Pháp luật nên bổ sung thêm những điều kiện với họ để đảm bảo cho đứa trẻ có môi trường sống tốt nhất có thể khi được nhận về nuôi. KẾT LUẬN Vấn đề người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam có cơ hội thay đổi hoàn cảnh sống của mình, tiếp cận với những điều kiện sống tốt hơn, có điều kiện học hành, phát triển bản thân, đảm bảo được mục đích của việc nuôi con nuôi hướng đến. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít trường hợp việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi với mục đích không tốt, hoặc vì lý do nào đó mà cuộc sống của trẻ em Việt Nam khi được nhận làm con nuôi không được tốt. Để hạn chế những trường hợp này, khi cho phép người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, phải áp dụng chặt chẽ những quy định pháp luật về điều kiện để người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, có như thế mới đảm bảo được mục đích mà việc nuôi con nuôi hướng đến. Trên đây là bài viết của em về vấn đề điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô chấm bài và chỉnh sửa để bài viết của em được hoàn thiện hơn !. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000. - Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà nội. NXB Công an nhân dân. - Sách “100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” – TS Nguyễn Công Khanh NXB Tư pháp. - Luận án Tiến sĩ luật học : “Cơ sở lí luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam”. – TS Nguyễn Phương Lan. - Nghị định 68/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một số nước như Đan Mạch, Pháp, Hoa Kỳ... - Bộ luật dân sự năm 2005. - Các Website : www.nguoidaibieu.vn www.phapluatvn.vn www.doisongphapluat.com.vn thongtinphapluatdansu.wordpress.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.doc
Luận văn liên quan