Tiểu luận Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá và sự vận dụng Quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Quy luật giá trị tồn tại một cáhc khách quan trong nền kinh tế. Nhờ nắm vững tác
dụng chủ đạo của các quy luật kinh tế, tự giác sử dụng tác dụng tích cực và hạn chế các
tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị. Nhà nước đã năng cao dần trình độ công tác, kế
hoạch hoá kinh tế. Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: Về cơ bản chúng ta đã nắm được nội
dung, tích chất và tác dụng của quy luật giá trị đối với các thành phần kinh tế khác nhau
trong hai lĩnh vực sản xuất và phân phối khác nhau về tự liệu sản xuất và tư liệu tiêu
dùng và đã vận dụng nó phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước
trong từng thời kỳ . Công tác kế hoạch hoá giá cả cũng đã có tiến bộ, phạm vi ngày càng
mở rộng, trình độ nghiệp vụ cũng được nâng lên một bước.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá và sự vận dụng Quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá
và sự vận dụng Quy luật giá trị trong xây
dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam
Lời Mở Đầu
Đất nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường với rất nhiều những khó
khăn và thách thức mới . Một trong những thách thức đó là việc nhận thức đúng đắn
được Quy luật giá trị (QLGT) và vai trò của QLGT đối với nền kinh tế thị trường có
tính chất đặc thù riêng của nước ta. Hơn nữa nước ta vừa chuyển đổi từ cơ chế tập chung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn tàn dư những quan điểm sai
lầm của thời kỳ bao cấp , thời kỳ mà rất nhiều quy luật kinh tế cơ bản đã bi lãng quên như
QLGT. Chính vì vậy cho ta thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu “QLGT trong
nền sản xuất hàng hoá và sự vận dụng QLGT trong xây dựng KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay là rất hợp lý và cần thiết. Để mỗi chúng ta lắm bắt tốt
một quy luật kinh tế cơ bản và tạo cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn .
Do nhận thức còn hạn chế và trong khuôn khổ có hạn nên bài tiểu luận của em
còn nhiều thiếu xót nên em rất mong nhận được sự đóng góp ,phê bình của thầy giáo và
các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn .
Nội dung chính của tiểu luận được chia làm 2 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về QLGT .
Chương 2 : Sự vận dụng QLGT trong xây dựng KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam .
Chương 1
Lý LUậN CHUNG Về QUY LUậT GIá TRị
1.1.Nội dung quy luật giá trị .
1.1.1.Giá trị hàng hoá là gì .
Gía trị hàng hoá là lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá hay là chi phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất hàng hoá .
K. Marx được xem như một tổng công trình sư, ông đã kế thừa và phát triển những tư
tưởng kinh tế của những người đi trước và đưa ra những quan điểm mà được rất nhiều
những nhà kinh tế khác trên thế giới lấy đó làm chuẩn mực cho những lý luận của họ.
Với việc tìm ra lao động cụ thể và lao động trừu tượng K. Marx đã đưa ra quan điểm
đúng về giá trị (giá trị là lao động xã hội của những người sản xuất hàng hoá kết tinh
trong hàng hoá). Như vậy chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất kết
tinh trong hàng hoá. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương
pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả cũng riêng. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại
giá trị sử dụng nhất định. Lao động giản đơn nó nêu nên cách tiến hành như thế nào. Còn
lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người. Lao động trừu
tượng tạo ra giá trị làm cơ sở cho sự trao đổi ngang bằng. Lao động trừu tượng nêu nên
xem mức hao phí để sản xuất lao động là bao nhiêu. Quả thật việc K. Marx phát hiện ra
tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận, nó đem
đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sơ khoa học thực sự. Giúp ta giải thích được
hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế như sự vận động trái ngược : khối lượng của cải
vật chất ngày càng tăng nên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không
thay đổi. Lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để
tạo ra hàng hoá đó. Ông cũng đã tìm ra được hoàn chỉnh công thực cấu thành giá trị của
hàng hoá (Giá trị hàng hoá = giá trị cũ +giá trị mới).Và ông cho rằng lượng của giá trị
hàng hoá phụ thuộc vào các nhân tố như: năng suất lao động, hay phụ thuộc vào đó là lao
động gian đơn hay là lao động phức tạp, trong đó năng xuất lao động càng cao thì thời
gian cần để tạo ra hàng hoá càng giảm và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít.
Còn giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp thì trong cùng một thời gian, lao động
phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
1.1.2.Nội dung quy luật giá trị .
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Do đó ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện và hoạt động của
quy luật giá trị. Mọi hoạt động của các chủ thẻ kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng
hoá đều chịu sự tác động và chi phối của quy luật này.
Theo QLGT, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết. Trong nền sản xuất hàng hoá thì mỗi người sản xuất sẽ có hao phí lao động cá
biệt, nhưng giá trị của hàng hoá được quyết định bởi lao động hao phí xã hội cần thiết.
Chính vì vậy người sản xuất muốn bán được sản phẩm thì phải điều chỉnh cho hao phí lao
động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí chung của xã hội.
1.2.Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị .
Sự vận động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Như ta
đã biết giá trị là cơ sở của giá cả nên giá cả phải phụ thuộc vào giá trị. Nếu hàng hoá nào
mất nhiều thời gian lao động xã hội cần thiết thì nhiều giá trị và giá cả của nó cũng sẽ cao
và ngược lại. Hàng hoá trên thị trường ngoài chịu tác động của giá trị còn chịu tác động
của các quy luật kinh tế khác như quy luật cạnh tranh quy luật cung cầu,… Những tác
động đó làm cho giá cả tăng giảm nhưng nó vẫn xoay quanh trục giá trị của nó. Sự lên
xuống quanh trục giá trị của nó đó là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
1.2.1. Sự vận động của QLGT trong tự do cạnh tranh.
Trong tự do cạnh tranh các doanh nghiệp tự do sản xuất, để bán được hàng trên thị
trường thì các doanh nghiệp phải điều chỉnh để cho hao phí cá biệt của doanh nghiệp nhỏ
hơn mức hao phí của xã hội là doanh nghiệp đã có lợi nhuận. Đối với mỗi doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Các doanh nghiệp luôn cải
tiến để cho hao phí của mình nhỏ hơn hao phí của xã hội. Các doanh nghiệp cứ cạnh
tranh với nhau trong nội bộ ngành và dần cạnh tranh với cả giữa những ngành khác nhau
để thu được lợi nhuận, cho tới khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân của xã hội thì
lúc này giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất. Lúc này giá cả hàng hoá sẽ
xoay quanh giá cả sản xuất. Nếu xét về mặt lượng, ở mỗi ngành giá cả sản xuất và giá trị
hàng hoá có thể không bằng nhau, nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn
bằng tổng giá trị. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá
cả sản xuất, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh
giá cả sản xuất.
1.2.2. Sự vận động của QLGT trong cơ chế độc quyền.
Vì các tổ chức chiếm được vị trí độc quyền nên có quyền áp đặt giá cả độc, giá cả độc
quyền thấp khi mua, và giá cả độc quyền cao khi bán.Tuy nhiên điều đó không có nghĩa
là quy luật giá trị thặng dư không còn hoạt động.Về thực chất thì giá cả độc quyền vẫn
không tách rời và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành
chính sách giá cả độc quyền thực ra là họ đã chiếm đoạt một phần giá trị thặng dư của
người khác, và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Ta thấy nguồn gốc của lợi nhuận độc
quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền, một phần
lao động không công của công nhân của các xí nghiệp không độc quyền,…. Qua đó cho
ta thấy dù trong môi trường kinh tế nào thì quy luật giá trị vẫn luôn phát huy tác dụng của
mình.
Chương 2
Sự vận dụng QLGT trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam
2.1.Sự vận dụng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá .
Không một nền kinh tế nào có thể coi là hoàn thiện, là phát triển tốt tuyệt đối
cho dù đó có là nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giơí đi nữa. Lúc nào nó
cũng chứa những mặt trái, những mặt còn chưa tốt, những hạn chế cần được tiếp tục
khắc phục. Việc áp dụng các quy luật kinh tế vào việc vận hành và quản lý nền kinh tế
của một quốc gia luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế do vận dụng không
đúng cách, không đúng yêu cầu thực tế. Đó vẫn là một trong những vấn đề nan giải của
rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả nước Việt Nam của chúng ta. Vậy hiện
nay, chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển nền kinh tế yếu kém, lạc
hậu đi lên một nền kinh tế mới phát triển hơn, hoàn chỉnh hơn. Trước khi xét điều đó ta
sẽ đi phân tích nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây để thấy được thực trạng nền
kinh tế của đất nước.
Nền kinh tế của một quốc gia luôn luôn biến động cùng với nền kinh tế thế giới. Để
phát triển nền kinh tế thì vấn đề trước hết là ta phải biết bắt đầu từ đâu, đã có những cái
gì và chưa có được những gì, cái gì phải làm trước, cái gì nên làm sau mới thực hiện. ở
phần này chúng ta sẽ được rà soát một lượt những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt
Nam để có thể lưu tâm vạch ra kế hoạch cho sự khắc phục và phát triển những yếu tố đó.
Thứ nhất, để phát triển nền kinh tế thì chúng ta cần phải có vốn, đó là vấn đề đáng
quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Vậy mà trên thực tế những năm gần đây nước ta
luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏ hơn tổng chi
ngân sách.
Thứ hai, là cơ sở vật chất của đất nước. Điều không thể không thừa nhận là nước ta là
cơ sở vật chất kém phát triển, chậm phát triển. Các khu công nghiệp ít, hệ thống máy
nước trang thiết bị lạc hậu. Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ cho việc thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài. Hệ thống giao thông không thuộn lợi, kém phát triển, lại thêm sự
ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường càng làm cho hệ thống cơ sở vật chất của
nước ta ngày càng bị sa sút nghiêm trọng. Chính sách đầu tư cho phát triển cơ sở hạ
tầng còn chưa được quan tâm thích đáng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị lãng
phí hoặc bị bỏ quên còn nhiều. Những điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền
kinh tế quốc dân.
Thứ ba, là con người. Trình độ văn hoá của con người thấp kém, khả năng ứng dụng
máy nước, trang thiết bị hiện đại trong phát triển sản xuất không đạt yêu cầu thực tế. Hơn
nữa những người có tay nghề, kỹ thuật cao chiếm số ít trong lực lượng lao động của đất
nước. Thái độ lao động của nhiều người còn không nghiêm túc. Những người có trình độ,
có tri thức vận dụng tài năng của mình để tham ô tài sản nhà nước. Tất cả các yếu tố trên
đã góp một phần không nhỏ vào việc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Thứ tư, là vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
còn yếu. Không có thành tựu nào là đáng kể trong nghiên cứu khoa học mà chỉ thừa
hưởng những công nghệ đã lạc hậu ở nước tiên tiến trên thế giới chuyển giao lạ. Điều
đáng nói là ngay cả việc giám định các công nghệ chuyển giao cũng không có. Nó đã gây
lãng phí ngân sách Nhà nước rất nhiều vì chúng ta phải nhận những máy móc, công nghệ
đã qua sử dụng với giá cả ngàng bằng giá của máy móc, công nghệ mới. Nguyên nhân cơ
bản là do Nhà nước không có chính sách đầu tư thích đáng cho nghiên cứu, ứng dụng
triển khai các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
Thứ năm, là cơ cấu kinh tế. Tuy nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị
trường nhưng cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn chưa chặt chẽ, hợp lý, vẫn còn nhiều kẽ hở
lớn, cơ cấu ngành nghề còn nhiều điều bất cập. Các vùng kinh tế chưa được chú ý phát
triển đồng đều về các mặt. Do đó sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vẫn vị kìm hãm.
Thứ sáu là mức tăng dân số quá nhanh. Tuy những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số có
giảm hơn trước những vấn đề còn cao. Nó đồng nghĩa với việc số lao động ngày càng gia
tăng trong khi việc làm thì ngày càng ít do sự phát triển của khoa học công nghệ. Chính
những người thất nghiệp này là nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của tệ nạn xã hội, anh minh
không được bảo đảm.
Cuối cùng là thế chế chính trị và quản lý của Nhà nước. Đây cũng là nhân tố quan
trọng nhất có vai trò quyết định trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy rằng nước
ta có một thể chế chính trị ổn định và tiến bộ nhưng khả năng định hướng cho sự phát
triển kinh tế còn nhiêù khuyết tật, mà lý do chính là sự điều tiết hướng phát triển của
nền kinh tế còn chưa phù hợp, gây ô nhiễm môi trường, làm phân hoá giầu nghèo, nạn
thất nghiệp ngày càng gia tăng…
2.2.Vận dụng QLGT trong việc hình thành cơ chế thị trường ở Việt Nam .
2.2.1.Vận dụng QLGT vào hoạch toán kinh tế (HTKT).
Khái niệm về HTKT: HTKT là phạm trù kinh tế gắn liền với hoạt động của các DN
trong điều kiện tồn tại sản xuất hàng hoá, đồng thời HTKT là công cụ quản lý kinh tế vi
mô. Trên ý nghĩa đó cần phải làm sáng tỏ bản chất của quan hệ này cùng với những điều
kiện và nguyên tắc của nó, đặc biệt trong quá trình tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường.
Thời kỳ trước năm 1986 nền kinh tế nước ta vẫn còn là cơ chế kế hoạch hoá tập
trung. Mọi kế hoạch sản xuất của cả nền kinh tế đều được cơ quan chính phủ vạch định ra
sẵn từ: sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? rồi từ đó phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị sản
xuất. Còn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì cứ như chỉ tiêu của nhà nước đã giao
cho mà làm, còn ngoài ra các doanh nghiệp (DN) không phải lo đầu ra đầu vào tất cả đều
đã có sự sắp xếp của nhà nước. Nếu DN sản xuất có mà hàng không bán được thì nhà
nước sẽ bù lỗ cho DN vì đó có thể coi như “Lỗi của nhà nước”. Nói chung các DN dù là
“tồn tại” hay là “sống” cũng gần như nhau cả, vì đã là DN của nhà nước thì chắc chắn sẽ
không bị “đói”. Các DN cũng có HTKT nhưng dường như việc đó là thừa đối với các DN
vì thực sự HTKT có ra kết quả đi nữa thì lỗ lãi cũng không phải là vấn đề của DN. Điều
đó đã không làm phát huy được sự năng động sáng tạo của mỗi DN cũng như mỗi cá
nhân trong DN như bị thui chột đi cái năng động trong mỗi người công nhân. Chính vì
vậy ta thấy giai đoạn này QLGT thực sự không được vận dụng trong HTKT và không
phát huy được vai trò của nó đối với nền kinh tế. Hơn nữa giai đoạn này thì thành phần
kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác không được khuyến khích
nên việc vận dụng QLGT vào HTKT ở thời kỳ này dường như không được chú ý.
Sau khi nhà nước ta quyết tâm cải cách sau đại hội Đảng lần thứ VI thì đã có thay
đổi trong nền kinh tế của cả nước trong cách quản lý hay đối với từng doanh nghiệp. Từ
bước ngoặt đó thì các DN nhà nước đã phải tự HTKT hơn nữa từ 1986 thì các DN tư
nhân và các DN ngoài quốc doanh cũng được khuyến khích phát triển (nhất là sau khi Mỹ
dỡ bỏ cấm vận với nước ta năm 1995). Mỗi DN bây giờ là một chủ thể độc lập , họ phải
tự tìm hướng đi cho mỗi DN của mình . Đối với các DN nhà nước thì nhà nước tách
quyền sử dụng và quyền sở hữu riêng, quyền sở hữu vẫn thuộc về nhà nước nhưng quyền
sử dụng thì nhà nước giao cho DN. Doanh nghiệp tự mình tổ chức hoạt động kinh doanh ,
tự nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất cho
đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước chỉ thể hiện quyền sở hữu của mình
thông qua thuế và DN nộp lợi nhuận. Nhà nước không còn can thiệp vào các hoạt động
của công ty và bây giờ nhà nước chỉ can thiệp vào bằng các biện pháp vĩ mô để ổn định
thị trường. Trong nền kinh tế thị trường mỗi DN là người sản xuất hàng hoá, để đứng
vững được trên thị trường thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua
các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí…và phải thường xuyên đối chiếu đầu vào
và đầu ra. Đối với các DN thì lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu để phấn đấu, để đạt được
mục tiêu đó thì các DN phải tự tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hoá
sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động, … Để làm được điều đó thì
DN phải lắm vững và vận dụng tốt QLGT và trong HTKT. Thời gian qua ta đã thấy được
đã có rất nhiều DN làm ăn có hiệu quả, điều đó cho thấy các DN đã vận dụng khá tốt
QLGT vào trong HTKT và các chíng sách của nhà nước thực sự đã có tác động vào nền
kinh tế. Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hoá phần lớn các DN nhà nước, và nhà nước
chỉ giữ lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các DN rồi sẽ dần chuyển thành
các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của chính mình để
đầu tư vào sản xuất, HTKT và cố gắng sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởi vậy
việc việc vận dụng QLGT vào để HTKT của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là một việc
hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần.
Qua trên cho ta thấy HTKT là một điều kiện cần thiết đối với mỗi DN dù là DN
nhà nước hay DN ngoài quốc doanh. Bởi ta thấy thông qua HTKT thì sẽ nâng cao được
tính chủ động, sáng tạo của tập thể cũng như của mỗi người lao động và khai thác tốt các
tiềm năng của DN. Đồng thời HTKT vận dụng QLGT để tính toán, đưa ra những phương
pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa trong quá trình quốc tế hội nhập
như hiện nay và việc chúng ta chuẩn bị ra nhập WTO thì các DN phải thực hiện tốt việc
vận dụng QLGT vào HTKT để biết được lợi thế và sửa chữa những khuyết điểm và cạnh
tranh cùng với các loại hàng hoá khác trên thị trường. Khẳng định vị thế của hàng hoá
của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2.2.2. Vận dụng QLGT vào cơ chế tiền lương.
Sau đại hội Đảng lần VI (1986), triển khai nghị quyết TW3 về đổi mới quản lý
kinh tế thì chính phủ đã ra quyết định 217, quy định mọi người lao động trong các DN
nhà nước được thu nhập theo kết quả kinh doanh của DN và năng suất, hiệu quả lao động
của mỗi người. Nhưng do nhà nước chưa có hướng dẫn thi hành kịp thời nên mỗi đơn vị
hiểu và làm theo cách riêng của mình. Doanh nghiệp nào lương thấp quá thì tìm mọi biện
pháp để nâng lương nên và gây ra sự rối loạn chế độ tiền lương đối với DN nhà nước.
Bởi vậy năm 1989 nhà nước đã chỉnh lại chế độ quản lý tiền lương theo đơn giá sản
phẩm được tính trên cơ sở bảng lương và trượt giá, nhưng do tình hình lạm phát quá cao
nên chính sách này cũng không phù hợp. Tới năm 1995 nhà nước lại ban hành chế độ
tiền lương tối thiểu là 120.000 (đồng/tháng) .Nhưng mức lương này thực tế vẫn chưa đảm
bảo sinh hoạt cho công nhân với giá cả hàng hoá thực tế. Nên tới đầu năm 2000 tăng tiền
lương tối thiểu nên180.000 (đồng/tháng), năm 2001 là 210.000 (đồng/tháng) năm 2003 là
290.000(đồng/tháng) và theo dự kiến sẽ là 400.000(đồng/tháng) vào năm 2007. Ta thấy
theo sự tăng nên của giá cả thì nhà nước cũng tăng mức tiền lương tối thiểu đảm bảo cuộc
sống cho cán bộ công nhân viên. Qua đó ta thấy nhà nước đã có sự vận dụng nhạy bén
QLGT vào trong cơ chế tiền lương.
Tuy tiền lương ở nước ta đã được hoàn thiện nhiều lần nhưng thực sự vẫn còn rất
nhiều bất cập. Mức lương vẫn còn thấp, không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động,
tiền lương thực tế bị hạ thấp.Tiền lương tối thiểu tuy đã tăng nên rất nhiều nhưng thực sự
vẫn chưa đảm bảo được ổn định mức sống của người lao động. Điều đó cho ta thấy rằng
mặc dù đã cố gắng nhưng cơ chế tiền lương vẫn chưa thực sự thay đổi phù hợp với
QLGT.Chính vì vậy mà trong thực tế tiền lương vẫn chưa thể trở thành đòn bẩy kinh tế
khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ,nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩn. Chính điều đó cũng hạn chế đi sự tăng trưởng kinh tế. Bởi tiền
lương và quan hệ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế có tăng trưởng thì
tiền lương mới tăng và thu nhập tăng kích thích người lao động làm việc và tăng mức tiêu
dùng của người lao động là cơ sở để tiêu thụ sản phẩm.
2.2.3.Vận dụng quy luật giá trị và những chính sách về giá cả
Như ta đã biết thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì tất cả giá cả của các
loại hàng hoá đều do Chính phủ kiểm soát. Bởi ở trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta
vẫn còn yếu kém và nếu để thị trường tự điều tiết sẽ có những bất ổn không kiểm soát
được về giá. Quả thật đúng như vậy năm 1986 đã cải cách và để cho một số hàng hoá
được thị trường tự điều tiết của giá cả cùng với sự yếu kém của nền kinh tế đã đẩy nạn
lạm phát nên tới 747.7%. Nhà nước đã rời bỏ quyền can thiệp trực tiếp, định giá hầu hết
các loại hàng hoá, dịch vụ mang tính độc quyền và trả lại cho thị trường quyền quyết định
của các hàng hoá dịch vụ còn lại. Nhà nước cũng đã xác định từ thời kỳ này nước ta thực
hiện cơ chế một giá đó là giá kinh doanh thương nghiệp, chính sách giá cả phải vận dụng
tổng hợp các quy luật, trong đó QLGT có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với giá
trị của đồng tiền và trong sự tác động với quy luật cung cầu, không thể giữ giá theo ý
muốn chủ quan cứng nhắc bất chấp các quan hệ cung cầu, bất chấp sức mua của đồng
tiền và các yếu tố hình thành giá cả khác. Qua đay cho ta thấy ngay trong nhà nước cũng
đã nhận ra được vai trò quan trọng của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cả trong
nền kinh tế thị trường. Lúc này QLGT thực sự đã phát huy tác dụng về mặt tác động vào
giá cả cũng như cũng như hướng tác động vào HTKT và cơ chế tiền lương của nước ta.
2.3.Vai trò của Nhà nước .
Nhà nước phải chủ động lợi dụng cơ chế hoạt hoạt động của quy luật giá trị nghĩa
là khả năng giá cả tách rời giá trị, và xu hướng đưa giá cả trở về giá trị. Thông qua chính
sách giá cả, Nhà nước vận dụng quy luật giá trị nhằm :
Thứ nhất là kích thích sản xuất phát triển. Đối với xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là
xây dựng một hệ thống giá bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh tế đi vào nền nếp và
có căn cứ vững chắc.
Thứ hai là điều hoà lưu thông hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị trường, tổng
khối lượng va cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoạch lưu chuyển hàng hoá quyết định căn cứ
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập
bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiện sức mua khong đổi,
nếu giá cả một loại hàng nào đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược
lại. Nhà nước có thể quy định giá cả cao hay thấp để ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ
một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức tăng của sản xuất về một số hàng
tiêu dùng ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của Nhà nước.
Thứ ba là phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá
cả, việc quy định hợp lý các tỷ giá, Nhà nước phân phối và phân phối lại thu nhập quốc
dân giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu năng cao đồi sống của nhân dân lao động.
Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử dụng các đòn
bẩy của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận … dựa trên cơ sở hao phí
lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế đọ hạch toán kinh tế.
Tóm lại, những điều trình bày trên đây nói lên trong kinh tế thị trường có sự cần
thiết khách quan phải kết hợp kế hoạch với thị trường, lấy cái sau bổ xung cho cái trước.
Quá trình kết hợp đó cũng là một quá trình phát huy tác dụng tích cực của quy luật giá trị,
là một quá trình tự giác vận dụng quy luật giá trị và quan hệ thị trường như là một công
cụ để xây dựng các mặt kinh tế, kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, làm
cho giá trị hàng hoá ngày càng hạ, đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu đời sống, đồng thời tăng
thêm khối lượng tích luỹ.
Đi đôi với việc phát huy tác dụng tích cực của quy luật giá trị phải đồng thời ngăn
chặn những ảnh hưởng những tiêu cực của nó đối với việc quản lý kinh tế.
Quy luật giá trị tồn tại một cáhc khách quan trong nền kinh tế. Nhờ nắm vững tác
dụng chủ đạo của các quy luật kinh tế, tự giác sử dụng tác dụng tích cực và hạn chế các
tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị. Nhà nước đã năng cao dần trình độ công tác, kế
hoạch hoá kinh tế. Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: Về cơ bản chúng ta đã nắm được nội
dung, tích chất và tác dụng của quy luật giá trị đối với các thành phần kinh tế khác nhau
trong hai lĩnh vực sản xuất và phân phối khác nhau về tự liệu sản xuất và tư liệu tiêu
dùng và đã vận dụng nó phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước
trong từng thời kỳ . Công tác kế hoạch hoá giá cả cũng đã có tiến bộ, phạm vi ngày càng
mở rộng, trình độ nghiệp vụ cũng được nâng lên một bước.
Kết luận
Qua việc nghiên cứu đề án ta thấy được quả thật quy luật giá trị có vai trò rất quan
trọng đối với với không chỉ riêng một nền kinh tế nào mà với tất cả các nền kinh tế.
Chính vì vậy mà chính phủ cần phải chú ý đến sự vận động của quy luật giá trị trong nền
kinh tế để có những chính sách hợp lý. Và chính phủ cũng cần tạo điều kiện để cho quy
luật giá trị phát huy tác dụng của nó cũng như tìm cách để hạn chế những khuyết điểm
của nó (phân hoá kẻ giầu người nghèo, gây bất công xã hội). Vận dụng quy luật một cách
sáng tạo và có hiệu quả sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của nước ta. Để làm tốt được nhiệm vụ đó thì trong thời gian tới chính phủ sẽ phải
cố gắng rất nhiều để phát triển kinh tế nói chung và đi song song là việc ổn định giá cả và
đưa ra được một mức lương hợp lý cho người lao động đảm bảo cuộc sống đồng thời nhà
nước cũng thu hút được chất xám có chất lượng để phục vụ cho công cuộc xây dụng đất
nước xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo
1. Sách Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
2. Sách kinh tế chính trị Mác - Lênin, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội 1999.
3.Trang web : www.marxists.org .
4.Trang web : www.gso.gov.vn
5.Trang web : www.vneconomy.com.vn
6.Trang web : www.dangcongsan.vn
Mục lục
STT Nội dung Trang
Phần mở đầu 1
Chương1: Lý luận chung về QLGT 2
1.1. Nội dung QLGT 2
1.1.1. Giá trị hàng hoá là gì 2
1.1.2. Nội dung QLGT 3
2.1. Cơ chế hoạt động của QLGT 3
2.1.1. Sự vận động của QLGT trong tự do canh tranh 3
2.1.2. Sự vận dụng QLGT trong cơ chế độc quyền 4
Chương 2: Sự vận dụng QLGT trong xây dựng KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam 5
2.1. Sự vận dụng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá
trị hàng hoá 5
2.2 Sự vận dụng QLGT trong việc hình thành cơ chế
thị trường ở Việt Nam 7
2.2.1. Vận dụng QLGT vào Hạch toán kinh tế ( HTKT ) 7
2.2.2. Vận dụng QLGT vào cơ chế tiền lương 9
2.2.3. Vận dụng QLGT và những chính sách về giá cả 10
2.3. Vai trò của Nhà nước 11
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
Mục lục 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111127_5902.pdf