Vì tỷ gía trên thị trường quốc tế biến động từng giây, từng phút. nên việc KDNT
của ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong
hoạt động KDNT, ngân hàng Quân đội cần đặt ra các hạn mức trạng thái trong kinh
doanh:
Hạn mức giao dịch trong ngày:
- Đối với trưởng nhóm kinh doanh nên cấp hạn mức: 5triệu USD
- Đối với cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 3triệu USD
- Đối với cán bộ kinh doanh ít kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 0,5triệu USD
- Đối với cán bộ đang trong thời gian học việc hạn mức tối đa: 0,2triệu USD
Việc đư a ra các hạn mức n ày giúp các giao dịch viên có trách nhiệm hơn, tự chủ hơn
trong công việc của mình, từ đó hạn chế được rủi ro đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.
Hạn mức qua đêm: thông thường nhỏ hơn hạn mức trong ngày
- Đối với trưởng nhóm kinh doanh nên cấp hạn mức: 1,5triệu USD
- Đối với cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 1tr USD
16 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Rủi ro tỉ giá trong ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
RỦI RO TỈ GIÁ TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2
I./ Những vấn đề chung về rủi ro tỉ giá
1. Khái niệm rủi ro tỉ giá.
Rủi ro tỉ giá là khả năng xảy ra những tổn t hất mà ngân hàng phải chịu khi khi tỉ giá hối
đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính.
Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro chính trong hoạt động KDNT của NHTM. Tùy
thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo của ngân hàng, mỗi ngân
hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau
Rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH kinh doanh mua bán cho chính mình(tự doanh ngoại tệ)
hay nói một cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của
các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng t ài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng
thái ngoại hối mở (open or unhedged posit ion) để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá t hay đổi
2. Trạng thái ngoại hối và mối liên quan với rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc
biệt là rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng tham gia kinh doanh trên thị trường ngoại hối.
Trạng thái ngoại hối có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Thực tế đã chỉ ra rằng, trong KDNT, nếu
lỏng lẻo trong công tác quản lý trạng thái ngoại hối t hì sớm hay muộn tai hoạ cũng sẽ xảy
ra và hậu hoạ của nó là khó lường. Chính vì vậy, đối với các nhà KDNT trên thế giới, yếu
tố trạng thái ngoại tệ được xem là yếu tố thường trực trong kinh doanh.
2.1. Trạng thái ngoại hối
Đối với NHTM, trạng thái ngoại hối của mỗi ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài
sản có và tổng t ài sản nợ (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng) của ngoại t ệ đó tại một
thời điểm nhất định.
Vì là trạng thái t ại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ phản ánh
số dư của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định.
Ngày nay, vai trò tiền t ệ và vai trò ngoại hối của vàng cũng như ý nghĩa của nó so
với ngoại tệ ngày càng giảm sút và trở nên thứ yếu, do đó trong thực t ế người ta coi trạng
thái ngoại hối chính là trạng t hái của các ngoại tệ.
3
Vấn đề đặt ra là, trong thực tế hoạt động kinh doanh của NHTM , có rất nhiều giao
dịch liên quan đến ngoại tệ, vậy căn cứ vào t iêu chí nào để biết được một giao dịch có
làm phát sinh trạng thái ngoại tệ hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta chia các giao
dịch liên quan đến ngoại tệ làm hai nhóm là: (1) nhóm giao dịch làm phát sinh sự chuyển
giao quyền sử dụng về ngoại tệ và (2)nhóm giao dịch làm phát sinh sự chuyển dịch quyền
sở hữu về ngoại tệ; trong đó, chỉ các giao dịch làm phát s inh sự chuyển giao quyền sở
hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.
Từ tiêu chí quyết định nêu trên, ta có thể liệt kê các giao dịch làm phát s inh trạng
thái ngoại tệ bao gồm:
- M ua, bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn)
- Thu, chi lãi suất bằng ngoại tệ.
- Các khoản chi, thu phí bằng ngoại t ệ
- Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ
- Các khoản ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng không còn giá trị…
Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một loại ngoại tệ xác định là số chênh lệch giữa tất
cả các dòng tiền vào và tổng dòng t iền ra đối với ngoại tệ đó cho tất cả các ngày đến hạn.
Trạng thái ngoại tệ ròng bao gồm:
+ Trạng thái dương (Net long posit ion): xảy ra khi dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền
ra đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch làm tăng quyền sở hữu về
ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ đó
+ Trạng thái âm (N et short posit ion): Xảy ra khi dòng t iền ra lớn hơn dòng tiền vào
đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về
ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ đó.
+Trạng thái cân bằng (square position): X ảy ra khi ròng t iền vào bằng dòng tiền
ra, tức là không có trạng thái ròng.
2.2 Mối liên hệ giữa trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
Khi có trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, cụ
thể:
- Đối với trạng thái dương (trường), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi
tỷ giá giảm s ẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
4
- Đối với trạng thái âm (đoản), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối và khi tỷ giá
giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
- Đối với trạng thái cân bằng, thì những thay đổi của tỷ giá đều không ảnh hưởng
đến lãi hay lỗ ngoại hối của NHTM.
Ví dụ về ý nghĩa của trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
NEPF(t-1) LFCF(t) SFCF(t) NEPF(t) Rủi ro tỷ giá
-10 +50 -30 +10
Trạng thái ngoại tệ dương
lãi khi tỷ giá tăng
lỗ khi tỷ giá giảm
+10 +10 -40 -20
Trạng thái ngoại tệ âm
lãi khi tỷ giá giảm
lỗ khi tỷ giá tăng
+5 +15 -20 0
Ttrạng thái ngoại tệ cân
bằng
không phát sinh lãi và
lỗ khi tỷ giá thay đổi
Vì trong số các giao dịch làm chuyển giao quy ền sở hữu về ngoại tệ, thì hoạt động
mua bán ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối là chủ yếu, do đó, đôi khi người
ta coi trạng thái ngoại tệ là trạng thái mua bán ngoại tệ của ngân hàng.
Trạng thái ngoại tệ phát sinh ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng có sự chuyển giao
quyền sở hữu, chứ không phải t ại thời điểm xảy ra thanh toán. Ví dụ, nếu một hợp đồng
mua bán giao ngay được ký kết ngày hôm nay với số lượng 100 000 USD tại tỷ giá
VND/USD = 15 000, thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng người mua USD ở trạng thái
trường và người bán USD ở trạng thái đoản, cho dù việc thanh toán xảy ra vào ngày làm
việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tương tự, các giao dịch mua bán ngoại t ệ kỳ hạn
cũng tạo ra trạng thái ngoại t ệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứ không phải tại
thời điểm thanh toán.
Trong thực tế ngoài việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại tệ, người ta
còn quy định tổng trạng t hái ngoại t ệ của t ất cả các ngoại tệ (quy nội tệ )theo công thức:
NEP(t) = [EF* NEPF(t)]
5
Trong đó:
NEP(t) - Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy nội tệ.
EF - Tỷ giá của ngoại tệ F tính bằng nội tệ
NEPF(t)- Trạng t hái ngoại t ệ f tại thời điểm t
F = 1, 2, 3…. n.
Thông thường, trạng thái của mỗi ngoại tệ hay tổng trạng thái ngoại tệ được quy
định bằng tỷ lệ % nhất định (quy đổi) so với vốn tự có của NHTM. Ngoài ra, một phương
pháp khác cũng hay dùng đó là quy định trạng thái ngoại tệ theo số lượng tyệt đối đối với
từng loại ngoại tệ. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết quy định trạng thái ngoại tệ bằng tỷ lệ %
so với tổng t ài sản có nói chung, tài sản có bằng ngoại tệ…
3.Nhận biết và đo lường rủi ro tỷ giá
Trong hoạt động KDNT rủi ro tỷ giá mang lại tổn thất cho ngân hàng khi có một trạng
thái ngoại tệ mở.Như vậy bất kỳ một hoạt động KDNT nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ
mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi.
Phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá thông dụng là: Phương pháp định giá lại theo thị
trường (Mark to market) và phương pháp giá trị chịu rủi ro ( Value at risk)
Phương pháp định giá lại theo thị trường:
Ví dụ: giả sử ngân hàng đang có một trạng thái ngoại tệ mở đối với EUR là + 10
triệu EUR ở mức tỷ giá EUR/U SD = 1,2030 nếu hiện t ại tỷ giá EUR/USD = 1,2020 thì
ngân hàng đang có khả năng lỗ là 10 triệu EUR x (1,2030 – 1,2020) =10.000 USD
Phương pháp giá trị chịu rủi ro:
Giá trị chịu rủi ro (value at risk) là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với những
biến động về tỷ giá.
Hạn mức giá trị chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu
đựng được.
Giá trị chịu
rủi ro
=
Trạng thái
ngoại hối
X
Độ biến động dự
tính của tỷ giá
x
Tỷ giá đóng
cửa
Trong đó:
Trạng thái ngoại hối được t ính theo từng đồng tìên.
Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:
6
Mức độ biến động tỷ gi á dự tính
với mức độ tin cậy là 99%
=
5,2
90
1
n
x
i
ix
xi = LN (tỷ giá hôm nay /tỷ giá hôm qua). Khi tính xi, cần lấy tỷ giá trong 90 ngày
làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 ngày là mẫu đủ lớn để ước t ính sự biến động của tỷ
giá.
x = số trung bình của xi
n = 90 (90 tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục).
2,5 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự
tính.(Nói cách khác 99% là mức độ tin cậy).
Giá trị chịu rủi ro được lập nhằm cho phép một mức độ linh hoạt nhất định cho sự
phản hồi lại những thay đổi về giá cả trên thị trường.
Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét hai yếu
tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. N goài
ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự
kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến động.
4. Nguyên nhân trực tiếp của rủi ro tỉ giá.
4.1 Nguyên nhân khách quan
Nguy ên nhân khách quan khác là do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với
ngân hàng. Điều này có thể xảy ra khi xuất hiện một số nguyên ngân gián tiếp
- Trạng thái của cán cân thanh toán quốc t ế ảnh hưởng trực t iếp đến cung – cầu ngoại t ệ,
thông qua đó t ác động trực tiếp lên tỷ giá.
- Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan.
- M ức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền t ệ nội địa và thị trường t iền tệ
quốc tế.
- M ột số các nhân tố khác như cú sốc về chính trị, xã hội các ảnh hưởng về thiên tai, chiến
tranh, sự nhạy cảm về tâm lý.
4.2 Nguyên nhân chủ quan
Nguy ên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tỷ giá của các NHTMVN là do trạng thái ngoại hối
không cân xứng, tức là có sự chênh lệch giá trị t ài sản Có và t ài sản Nợ ngoại hối hoặc
chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của đồng tiền nước ngoài.
5.Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
7
Hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại t ệ thường gặp phải tình trạng có thể bị
tổn thất vốn do biến động tỷ gía. Để hạn chế rủi ro tỷ giá, các N gân hàng thường đưa ra
các giải pháp nghiệp vụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi,
hợp đồng quyền chọn, hợp đồng bảo đảm.
5.1 Hợp đồng giao dịch kỳ hạn các loại ngoại tệ (forwards)
Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ
theo một tỷ giá xác đ ịnh và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định
trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn
chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế
hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.
5.2. Giao dịch hợp đồng tương lai (future)
Có t hể nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở
mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể t hức thanh toán, và kỳ hạn
giaodịch. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán
vàthoả thuận cụ thể. M ột số điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồngtương lai có thể liệt kê như sau:
Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới. Hợpđồng kỳ
hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng.
Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn trên thị
trường phi tập trung.
Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (marking tomarket). Hợp
đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn.
5.3. Giao dịch hoán đổi (swaps)
Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ
được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau
và tỷ giá của hai giao dịch được xác đ ịnh tại thời điểm ký hợp đồng.Giao dịch này cho
phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng t iền và quản lý hiệu quả nguồn
vốn ngoại tệ của mình.
5.3.1Giao dịch Swap tiền tệ
Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian
nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu.
8
5.3.2.Giao dịch Swap lãi suất.
Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất
của đối phương.
Dòng lãi suất là gì? Đó là tập hợp các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu
tư. Đối với dòng lãi suất cố định thì thu nhập từ khoản đầu tư là đều nhau trong những
khoảng thời gian tương đương, còn dòng lãi suất biến đổi thì không.
5.4. Hợp đồng giao dịch quyền chọn (options)
Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có
quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ
giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quy ền lựa chọn
thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong
hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước.Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm
theo dõi biến động tỷ giá ngoại t ệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và
được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.
II./ Thực trạng rủi ro tỉ giá ở các NHTMVN
1. Thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMNN
- Tỷ giá VND/USD biến động thường xuy ên là yếu t ố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ
giá đối với các NHTMNN.
Tỷ giá VND/USD biến động thường xuy ên qua các năm theo chiều hướng đồng Việt
Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài. Qua theo dõi cho thấy: Trong
suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD chỉ biến động t ăng một chiều với một
biên độ hẹp, thêm vào đó thị trường ngoại hối Việt Nam luôn rơi vào tình trạng khan
hiếm ngoại t ệ. Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn t ìm mọi cách kí hợp đồng kì hạn
mua ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu.
Ta thấy mức dao động năm 2000 biến động + 490 đồng (3,5%), năm 2001 biến động +
550 đồng (3,8%), năm 2002 biến động +321 đồng (2,13%), năm 2003 biến động +265
đồng (1,72% ), năm 2004 là năm N gân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá biến động liên
tục nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NH nhưng mức độ biến động cũng
không vượt quá 140 đồng (+ 0,89%). Như vậy, tỷ giá VND/USD có biến động nhưng
9
không nhiều trong giai đoạn 2000-2004 và mức biến động cao nhất đạt ở mức 3,8%.
Nguy ên nhân chủ y ếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do
USD mất giá so với EURO và một số đồng t iền khác, lãi suất USD vẫn duy trì ở mức
thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng.
Những biến động này đã gây rủi ro cho các NHTMVN. Rủi ro ở đây phụ thuộc
vào trạng t hái ngoại tệ mà NH đang duy trì. Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng đối với các
NHTMVN. Rủi ro này thể hiện qua:
+ Trong hai năm 2003, 2004, 4 NHTM Nhà nước hàng đầu đều có trạng thái ngoại
hối mở tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN (không vượt quá
30% vốn tự có). Tuy nhiên, vị thế của các NH không hề giống nhau, một số NH có vị thế
trường về ngoại tệ và một số NH có vị t hế đoản về ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá
có biến động theo chiều hướng nào đều gây bất lợi cho các ngân hàng. Nếu tỷ giá tăng thì
những NH có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại và ngược lại nếu tỷ giá giảm thì những NH
có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại.
+ Hầu như doanh số mua vào thấp hơn doanh số bán ra cũng do các NHTM
thường duy trì trạng thái ngoại t ệ tạm thời là đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ
giá tăng. Điều này cũng cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng
một chiều, luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung.
Thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến
tỷ giá giữa VND và USD. Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá so với VND,
điều này thúc đẩy tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ, các NHTM sẽ có nhận định là duy trì
trạng thái ngoại hối trường ròng sẽ có lợi. Tuy nhiên do chênh lệch lãi suất VND và USD
quá lớn dẫn đến người nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn người nắm giữ VND. Điều
đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động U SD với lãi suất thấp và bán ngoại tệ trên thị
trường để cho vay với lãi suất cao, duy trì vị thế đoản ngoại tệ không những không bị
thiệt hại mà còn có lợi mặc dù USD có tăng giá.
2. Nguyên nhân gây ra rủi ro
10
- Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và đo lường rủi ro
quá yếu kém, kĩ năng xử lí dữ liệu bằng điện toán chưa cao, chưa có những bộ phận
nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường.
Hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái s inh nhưng hầu như các NHTMVN
chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại t ệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ mà
quên đi y ếu tố bảo hiểm tỷ giá nên trong kinh doanh tiền tệ NH đóng vai trò chủ yếu là
trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường. Cũng chính vì tư tưởng trên nên NH
rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kĩ thuật. Hầu như rất ít NH
sử dụng phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân
tích tỷ giá. Đó cũng là lý do vì sao mà ít NH mạnh về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu các
NH chỉ kinh doanh cho khách hàng. Thật sự thì cho dù NH kinh doanh với NH hay kinh
doanh đầu cơ cho chính họ thì việc phân tích tốt sự biến động tỷ giá cũng như dự báo
được sự biến động tỷ giá sẽ giúp cho NH quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả.
M ột điểm bất lợi của các NHTM VN so với NH ở những nước phát triển như: Singapore,
Hong Kong là t ại VN chưa có hệ thống EBS (Electronic Brokerage Syst em) nên giá mà
các NH được cung cấp bởi Reuters hay các hãng tin khác cũng chỉ là tỷ giá tham khảo
chứ chưa phải là tỷ giá giao dịch thật sự trên thị trường. Bởi lẽ chỉ có thông qua EBS các
nhân viên kinh doanh ngoại tệ (dealer) mới có thể thấy được các luồng t iền dịch chuyển
trên thị trường, thứ hai, thông qua EBS các NHTM VN có thể thấy được lệnh trên thị
trường bán/ mua ở mức giá nào, từ đó có thể biết được đâu là vùng cản (resistance), đâu
là vùng nâng đỡ (support)và các lệnh ngăn lỗ (stop loss order –SL ODA) được đặt ở đâu.
Hơn nữa, các NHTM nên đầu tư cho bộ phận phân tích và dự báo tỷ giá. Việc phân tích
và dự báo tỷ giá của các NHTM cũng chỉ mới mang tính ngắn hạn và cũng chỉ dừng lại ở
việc phân tích cơ bản và rất ít dealer giỏi phân tích kĩ thuật, còn hầu như không ai tại VN
sử dụng mô hình phân tích hồi quy để dự báo tỷ giá trong dài hạn. Thường thì các dealer
tại hầu hết các NHTM VN đều giao dịch trong ngày là chính nên họ cần phải đẩy mạnh
khả năng phân tích kĩ thuật để tìm ra đâu là vùng cản, vùng nâng đỡ của thị trường và
phối hợp với phân tích cơ bản và phân tích thông tin trên thị trường nhằm đưa ra các
quyết định chuẩn xác về mua/bán một đồng tiền nào đó vào một thời điểm nhất định.
- Các qui định pháp lí về cách xác định trạng thái ngoại hối chưa hoàn thiện gây
rủi ro tỷ giá. M ặc dù NHNN đã thay đổi phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ theo
11
QĐ 1081/2002/QĐ -NHNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, tuy nhiên,
việc tính toán trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối
ngày làm việc cuối cùng chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các giao dịch
mua bán ngoại tệ của NH mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các Tài sản
Có và Tài sản Nợ sinh lời. Nếu các khoản thu và chi này cộng dồn sẽ ảnh hưởng đến giá
trị giữa trạng thái ngoại tệ thực tế và trạng thái ngoại tệ báo cáo gây rủi ro lớn.
- Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị trường.
M ặc dù thời gian qua NHNN đã xoá bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc thiết lập
tỷ giá, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường “chợ đen” dần dần được
thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn nhiều phức tạp. Từ tháng
2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng; nhưng, trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguy ên tắc này. Cơ
chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM
bị cứng nhắc, chưa phản ảnh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
III./ Gi ải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân
hàng thương m ại
1. Giải pháp tổng thể
1.1. Hoàn thiện hệ thống các phòng ban có liên quan đến việc quản lý rủi ro
Để quản lý rủi ro trong hoạt động KDNT theo cơ cấu tổ chức của một số Ngân hàng
lớn trên thế giới thì ngoài bộ phận giao dịch trực tiếp(front office) và bộ phận hậu phòng
(back office), cần phải có các bộ phận để kiểm soát và quản lý rủi ro (middle office) như:
Phòng kiểm toán nội bộ, phòng phân tích thị trường và quản lý rủi ro...
1.2. Hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, phần mềm quản lý rủi ro phục vụ hoạt động
kinh doanh ngoại tệ
Trang thiết bị kỹ thuật và các phần mềm quản lý rủi ro là một công cụ quan trọng
giúp cho người quản lý có được thông tin một cách đầy đủ, chính xác vể rủi ro nói chung
và rủi ro tỷ giá nói riêng. Một số phần mền quản lý rủi ro tốt như: Kondor, Oracle risk
manager, Bloomberg, hệ thống đánh giá rủi ro VAR...N goài ra, còn có hệ thống chuyên
dụng góp phần quản lý rủi ro như: hệ t hống môi giới yết giá điện tử(EBS), hệ thống phần
mềm chuyên dụng phục vụ cho bộ phận hậu phòng...
12
1.3. Đào tạo nâng cao tr ình độ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách khen
thưởng hợp lý
Để hạn chế rủi ro tỷ giá, ngân hàng phải đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thành
thạo các nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá, có khả năng dự báo chính xác những biến động
của tỷ giá. Đ ây là một công việc khó khăn đòi hỏi phải có trình độ và kinh nghiệm cao.
Từ đó có thể hạn chế được một cách cao nhất rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT đem lại
lợi nhuận cao cho ngân hàng.
2. Giải pháp nghi ệp vụ
2.1. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ
Hàng ngày ngân hàng phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại
tệ, nắm bắt được tình hình, phát hiện rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh được
những tổn thất cho ngân hàng. Vì nhìn vào bảng trạng thái ngoại tệ có thể cho ta một cái
nhìn tổng quát về tình hình hoạt động KDNT của ngân hàng .
Theo điều 4 (28/7/2011) dự thảo thông tư về giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ quy
định: đối với NHTM cũng như các TCTD nói chung thì tổng trạng thái ngoại tệ dư
thừa,dư thiếu cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng thay vì 30%
theo quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà
nước
Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể
các loại ngoại tệ, NHTM thường sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng
loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ.
Trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại t ệ được các NHTM sử dụng để đo lường
những khoản lãi hay lỗ tiềm năng trong mỗi đơn vị tỷ giá ngoại tệ đó thay đổi. Tuy nhiên,
quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ thì NHTM gặp phải một
số nhược điểm khó khắc phục như chỉ xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai ngoại
tệ chứ không đo lường sự biến động tương đối của các ngoại tệ khác. Để khắc phục được
nhược điểm này ngân hàng sử dụng tổng trạng thái ngoại tệ.
Quản lý rủi ro thông qua tổng trạng thái ngoại tệ thường được đo lường bằng 3 chỉ
tiêu:
13
- Tổng trạng thái ngoại tệ gộp: là tổng t ất cả trạng thái ngoại tệ đoản ròng và tất cả
trạng thái ngoại tệ trường ròng.
- Tổng trạng thái ngoại tệ ròng: là sự chênh lệch của t ất cả trạng thái ngoại tệ đoản
và tất cả trạng thái ngoại tệ trường.
- Trạng thái ngoại tệ nhanh: là trung bình cộng của t ổng trạng thái ngoại tệ gộp và
tổng trạng thái ngoại t ệ ròng.
Trạng thái từng ngoại t ệ giúp NHTM quản lý rủi ro dao động thu nhập mà nguyên
nhân chính là từ sự dịch chuy ển tỷ giá song biên. Trong khi đó t ổng trạng thái ngoại tệ lại
được thiết kế để giảm bớt dao động thu nhập của ngân hàng từ sự dịch chuyển giá trị
đồng nội tệ, hoặc từ sự biến động tỷ giá. Mặc dù vậy nhiều ngân hàng vẫn chỉ coi trạng
thái ngoại tệ lập ra là để báo cáo với NHNN và k iểm tra tài sản N ợ, tài sản có của mỗi
loại ngoại t ệ trong ngân hàng mình là bao nhiêu chứ chưa thực sự xem nó là công cụ để
quản lý rủi ro tỷ giá thông qua các nghiệp vụ để điều chỉnh giữa các loại ngoại tệ đó.
Có nhiều phương pháp để quản lý rủi ro tuy nhiên quản lý trạng thái ngoại tệ vẫn là
phương pháp truy ền thống. Vì vậy, các ngân hàng muốn quản lý rủi ro tỷ gía một cách
hiệu quả thí nhất thiết phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ và coi đây là công cụ quả
lý rủi ro tỷ gía thực sự.
2.2. Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá
Việc dự báo tỷ giá cũng như chiều hướng biến động của tỷ giá rất quan trọng trong
công tác quản lý rủi ro tỷ giá, đồng thời dựa vào những dự báo đó để đưa ra những quyết
định kinh doanh. Nếu dự báo chính xác sẽ giúp N gân hàng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá
và thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên nếu dự báo sai sẽ gây ra những tổn thất rất nặng nề
cho ngân hàng.
Các phương pháp dự báo tỷ giá có thể xếp thành 4 nhóm:
- Dự báo được dựa trên cơ sở thị trường: Quá trình triển khai dự báo từ các chỉ số
thị trường gọi là dự báo dựa trên cơ sở thị trường. Chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá
giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
- Dự báo cơ bản: dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối
đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với t ác động lịch sử của chúng đối
với tỷ giá, ngân hàng có thể triển khai các dự kiến vể tỷ giá. Chẳng hạn, lạm phát cao ở
14
một quốc gia có thể dẫn dến giảm giá đồng tiền ở quốc gia đó. T ất nhiên vẫn phải xem
xét tác động của các nhân tố khác đến tỷ giá.
- Dự báo kỹ thuật: là việc sử dụng số liệu tỷ giá lịch sử để dự báo tỷ giá tương lai.
Chẳng hạn, một đồng tiền nào đó tăng giá liên tục trong 4 ngày có thể cho thấy đồng tiền
đó có xu hướng diễn biến như thế nào vào ngày hôm sau.
- Dự báo hỗn hợp: Bởi vì không có một kỹ thuật dự báo nào liên tục ưu thế hơn
các dự báo khác cho nên một số Ngân hàng sử dụng kết hợp nhiều dự báo. Nhiều phương
pháp dự báo tỷ giá có thể được triển khai bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi
kỹ thuật dự báo sẽ có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được cho là có độ tin
cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn. Dự báo tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền
của các phương pháp.
Trong khi mỗi phương pháp dự báo đều có những ưu thế của mình thì một số những
thay đổi trong tỷ giá lại không dễ dang giải thích được. Điều này nhiều khi là do những
đặc thù kinh tế chính trị riêng của từng quốc gia tác động đến tỷ giá chứ không phải do
chất lượng của các phương pháp dự báo, vì vậy các cán bộ KDNT của Ngân hàng cần
phải có trình độ, kinh nghiệm và khả năng phán đoán.
2.3. Quy định hạn mức hợp lý
Vì tỷ gía trên thị trường quốc tế biến động từng giây, từng phút... nên việc KDNT
của ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong
hoạt động KDNT, ngân hàng Quân đội cần đặt ra các hạn mức trạng thái trong kinh
doanh:
Hạn mức giao dịch trong ngày:
- Đối với trưởng nhóm kinh doanh nên cấp hạn mức: 5triệu USD
- Đối với cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 3triệu USD
- Đối với cán bộ kinh doanh ít kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 0,5triệu USD
- Đối với cán bộ đang trong thời gian học việc hạn mức tối đa: 0,2triệu USD
Việc đưa ra các hạn mức này giúp các giao dịch viên có trách nhiệm hơn, tự chủ hơn
trong công việc của mình, từ đó hạn chế được rủi ro đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.
Hạn mức qua đêm: thông thường nhỏ hơn hạn mức trong ngày
- Đối với trưởng nhóm kinh doanh nên cấp hạn mức: 1,5triệu USD
- Đối với cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 1tr USD
15
- Đối với cán bộ kinh doanh ít kinh nghiệm nên cấp hạn mức: 0,1-0,2 triệu USD.
- Đối với cán bộ đang trong thời gian học việc không được mở trạng thái qua đêm.
Hạn mức lỗ: Để hạn chế rủi ro tỷ giá có thể xảy ra trong hoạt động KDNT công
cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình quản lý rủi ro t ại các NHTM tiên tiến đó là
xây dựng hạm mức lỗ đối với từng giao dịch viên, đảm bảo rằng các giao dịch viên đóng
trạng thái của mình với một mức lỗ không vượt quá m ột mức nào đó còn hơn là chịu
những tổn thất nặng nề hơn.
Hạn mức lỗ cộng dồn: hạn mức này nên xây dựng cho từng giao dịch viên trong
tháng theo khả năng và kinh nghiệm của họ. Nếu giao dịch viên gây lỗ liên tục trong 3
tháng thì sẽ bị điều chuyển làm công việc khác.
Hạn mức về trạng thái ngoại hối : Theo điều 4 (28/7/2011) dự thảo thông tư về
giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ quy định: đối với NHTM cũng như các TCTD nói chung
thì tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa,dư thiếu cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự
có của ngân hàng thay vì 30% theo quy ết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002
của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Như vậy, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng
đã quy định hạn mức trạng t hái tối đa để khống chế rủi ro tỷ giá. Hạn mức trạng thái tối
đa sẽ bằng t ổng hạn mức cho phép của từng giao dịch viên. Từ đó ngân hàng xác định
hạn mức tối đa giao cho từng giao dịch viên.
Hạn mức cho các đối tác: Để tránh rủi ro xảy ra khi khi khách hàng hoặc ngân
hàng khác không có khả năng hay không muốn thực h iện các nghĩa vụ cam kết, ngân
hàng cần phải đánh giá xếp hạng khách hàng, xác định cho mỗi đối tác một hạn mức giao
dịch. Phải thường xuy ên kiểm tra việc thực hiện các hạn mức này và định kỳ đánh giá lại
đối tác để có chính sách phù hợp.
Hạn mức chịu rủi ro:Là mức độ tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu
được.
Hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất, là
công cụ quản lỹ rủi ro hữu hiệu, đặc biệt đối với hoạt động tự doanh. Có thể xác định hạn
mức giá trị chịu rủi ro cho từng cán bộ giao dịch, bộ phận giao dịch và phòng KDNT.
2.4. Mở rộng và nâng cao việc sử dụng các công cụ phái sinh
Sử dụng các công cụ phái sinh sẽ hạn chế được rủi ro tỷ giá cho hoạt động KDNT của
NHTM
16
Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (hedging) được hiểu là quá trình làm giảm biến động giá
trị tài sản của một loại ngoại tệ trước sự biến động tỷ giá của nó. Do vậy nghiệp vụ này
được thực hiện bằng cách mua thêm hay bán ra các tài sản hiện tại, tương lai với mục
đích giảm sự biến động giá trị của tài sản ngoại tệ đó so với giá trị trước khi thực hiện các
giao dịch
NHTM ít chịu rủi ro tỷ giá từ hai hoạt động này vì đây là trạng thái ngoại tệ đóng –
nghĩa là tại thời điểm nhất định thì giá trị của tài sản bằng ngoại tệ sẽ ít chịu sự tác động
biến đổi tỷ giá của nó.
Nghiệp vụ đầu cơ có t hể hiểu là ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận trong tương lai
thông qua dự đoán sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ. Đối với hoạt động
này, ngân hàng sẽ được hay mất bởi sự biến đổi của tỷ giá vì hoạt động này lấy ra trạng
thái ngoại tệ mở - nghĩa là giá trị của ngoại tệ sẽ thay đổi theo sự biến đổi của tỷ giá.
2.5. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại tệ
Việc đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng góp phần làm giảm thiểu rủi
ro tỷ giá. Nhìn chung, rủi ro tỷ giá của một danh mục ngoại tệ (bao gồm một số loại
ngoại tệ) là nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng loại ngoại tệ riêng lẻ. Bởi vì sự thay đổi tỷ
giá giữa các đồng tiền này với nhau có mối tương quan nghịch, do đó lợi nhuận thu được
từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ
do việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với một đồng tiền khác. Do đó ngân hàng có
thể thu được lợi nhuận, giảm được rủi ro tỷ giá từ việc đa dạng hoá danh mục ngoại t ệ
bằng cách duy trì các trạng thái ngoại hối trường ròng và trường đoản đối với các loại
ngoại tệ khác nhau. Ví dụ: có thể duy trì trạng thái trường ròng đối với USD và đoản
ròng đối vơi JPY...Ưu điểm của chiến lược đa dạng hoá trạng thái ngoại hối này dựa trên
sự biến động ngược chiều nhau của chính các tỷ giá, hay là dựa trên các hệ số tương qua
nghịch giữa các tỷ giá của các ngoại tệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nal_4895.pdf