Ở cấp độ khu vực, ô nhiễm và rác biển trong vùng Biển Đông và hoạt
động đánh bắt trái phép, bừa bãi và lén lút cả ở trong và ngoài vùng biển của
Việt Nam đều đe dọa tới các rạn san hô. Ở cấp độ toàn cầu, sự biến đổi khí
hậu đã làm gia tăng sự axit hóa đại dương, sự mất canxi của các vùng rạn,
tăng nhiệt độ không khí và đại dương, dâng cao mực nước biển và làm biển
đổi thời tiết và các quy luật bão. Các vùng rạn của Việt Nam đã có hiện
tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng. Sự phát triển tràn lan của các sinh vật
xâm lấn và gây bệnh cũng làm tăng các mối đe dọa. Những mối đe dọa đang
gia tăng này không thể chỉ giải quyết một cách cục bộ mà cần sự phối hợp,
có chiến lược và sự ủng hộ ở các cấp từ địa phương tới toàn cầu.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận San hô trên Biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………………….
TIỂU LUẬN
San hô trên Biển Đông
2
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Các bãi san hô là lớp bảo vệ vùng biển, cung cấp protein, các chất
có thể chế tạo dược phẩm, thuốc men, quan trọng hơn là đóng góp cho
ngành du lịch. Khoảng 1/3 tất cả các chủng loại sống ở đại dương có liên hệ
tới san hô.
Những mối đe doạ chính là đánh bắt huỷ diệt (dùng chất độc,
thuốc nổ, xung điện), đánh bắt quá mức, ô nhiễm từ đất liền ... Các rạn san
hô bị suy thoái và huỷ diệt kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như
nguồn lợi hải sản do nhiều loài cá không còn bãi đẻ. Cũng theo WRI, ước
tính Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô và khoảng 300 loài san hô.
Tuy nhiên, chỉ 1% rạn san hô có thể được phân loại là ở trong tình trạng
tốt. Các vấn đề tổng quan bao gồm phân bố rạn san hô, hình thái và cấu trúc,
phân vùng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác, sử dụng và những mối đe
dọa đối với hệ sinh thái rạn san hô, hiện trạng bảo tồn thiên nhiên rạn san hô.
Với những lợi ích mà san hô mang lại cho con người, hiện trạng các
rạn san hô hiện nay đang đứng rất nhiều vấn đề: khai thác sao cho hợp lý,
phát triển nó theo đúng tiềm năng sẵn có, bảo vệ và giữ gìn các rạn san hô.
Với những lý do trên việc chọn đề tài “san hô trên Biển Đông” có ý nghĩa
thiết thực, góp phần nhỏ vào chiến lược bảo vệ và phát triển hợp lý san hô
trên biển Đông.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
2.1. Mục đích
- Đưa ra được những nét khái quát, những kiến thức sơ lược cơ bản về
san hô trên biển Đông.
- Nêu ra được thực trạng san hô trên biển Đông hiện nay.
3
- Kiến nghị một số giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững các rạn san
hô trên biển Đông.
2.2. Nhiệm vụ
- Xác định phương pháp luận nghiên cứu và tổng quan khu vực nghiên
cứu về san hô mà cụ thể ở đây là Biển Đông
- Thu thập, xử lý, phân tích tài liệu, so sánh có lựa chọn để làm rõ hiện
trạng khai thác và sử dụng san hô biển Đông hiện nay.
- Đề xuất kiến nghị một số giải pháp bảo vệ và phát triển các rạn san hô
hiện nay.
3. Giới hạn của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: san hô trên Biển Đông
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
+ Giới hạn nội dung: bước đầu đưa ra những hiểu biết về san hô, phân
tích thực trạng của các rạn san hô hiện nay. Từ đó đưa ra những nhận định
khái quát bước đầu về xu thế phát triển san hô trên vùng Biển Đông.
+ Giới hạn không gian: toàn bộ khu vực biển Đông
II.NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG.
Biển Đông là một biển lớn, lớn thứ nhất trong các biển thuộc khu vực
Đông Nam Á và đứng thứ 2 trên thế giới, sau Biển San Hô ở phía đông nước
Australia.
Biển Đông có diện tích lớn lại nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên nó đã
trở thành nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với các nước trong khu vực
được hưởng những lợi ích từ biển.Đó là một điều kiện vô cùng quan trọng
và thuận lợi để phát triển một nền kinh tế biển phong phú và đa dạng, từ việc
đánh bắt đến nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác dược liệu và khoáng
sản đồng thời cũng phù hợp cho việc phát triển du lịch và nghỉ mát nội địa
cũng như quốc tế.
4
Tuy là một biển nhiệt đới mang tính chất nóng và mặn nhưng biển
Đông vẫn có một nguồn sinh vật rất phong phú và đa dạng chẳng khác
những phần lưu vực trên cạn. Nguồn sinh vật biển Đông có một đa dạng sinh
học điển hình trên thế giới với rất nhiều các loại sinh vật phù du, rong, động
vật đáy, cá, bò sát, có vú, chim, cây nước mặn, cỏ biển, san hô. Đặc biệt san
hô đã xác định được khoảng 350 loài trong đó có rất nhiều giống loài: giống
acropara: 47 loài; giống monipora có 31 loài; song nhiều giống chỉ có 1 loài:
cynaria leptoria, diaseris, stylophora. Đây là một loài sinh vật biển có giá trị
rất cao trong khu vực Biển Đông.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm san hô
San hô là các động vật biển thuộc ngành ruột khoang, lớp san
hô (Anthozoa),dài từ 2 milimet cho đến vài centimet, tồn tại dưới dạng các
thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá
thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonnat canxi để tạo bộ xương
cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
San hô sống trong biển nông, ở độ sâu khoảng 30m, có thể sinh sống ở
những vùng biển lạnh nhưng sinh trưởng nhanh ở những vùng nước biển ấm
có dòng nước chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch.
các rạn san hô được tạo dựng từ các bộ xương san hô và được gắn với
nhau bởi các lớp Các loài san hô phụ thuộc vào tảo vàng đơn bào và tạo rạn
(san hô đá) thường được tìm thấy tại các rạn san hô - các cấu trúc lớn bằng
cacbonat canxi tại các vùng biển nhiệt đới nôngcacbonat canxi do tảo
coralline (họCorallinaceae) tiết ra. Rạn san hô là các hệ sinh thái biển cực
5
kỳ đa dạng, là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài cá, vô số loài thích
ti (Cnidaria), thân mềm, giáp xác và nhiều động vật khác
2. Phân loại và cách kiếm ăn.
2.a) phân loại:
San hô nằm trong lớp Anthozoa và được chia thành hai phân lớp,
tùy theo số xúc tu (tua cảm) hoặc những đường đối xứng, và một loạt các bộ
tương ứng với kiểu xương ngoài, loại tế bào châm và phân tích di truyền ti
thể. Gồm có san hô 8 xúc tu và san hô hơn 8 xúc tu.
- Phân lớp san hô với 8 xúc tu được gọi là san hô tám
ngăn(Octocorallia) hay san hô mềm (Alcyonaria) và bao gồm các bộ san
mềm (Alcyonacea), san hô sừng (Gorgonacea) và san hô lông
chim (Pennatulacea).
- Những loài có nhiều số xúc tu lớn hơn 8 và là bội của 6 được gọi
là san hô sáu ngăn (Hexacorallia) hay san hô tổ ong (Zoantharia). Nhóm
này bao gồm các loài san hô đá (san hô tạo rạn) (Scleractinia), san hô tổ
ong (Zoanthidea) và hải quỳ.
2.b) Cách kiếm ăn:
Tuy san hô có thể dùng các tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc tại
các xúc tu để bắt phù du, loại động vật này thu nhận phần lớn dưỡng chất từ
loại tảo đơn bào cộng sinh có tên tảo vàng đơn bào (zooxanthella). Do đó,
hầu hết san hô phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và phát triển ở các vùng
nước trong và nông, thường ở độ sâu không tới 60 m (200 ft).
Xung quanh miệng có các xúc tu (người xưa gọi là hoa) chứa các tế bào
châm (thích ty bào) nhằm bắt giữ các sinh vật nhỏ bé trong môi trường khi
6
chúng đến gần và tiếp xúc các xúc tu. Những sinh vật nổi đó là những rong
biển rất nhỏ sống một cách cộng sinh với san hô: san hô cung cấp cho rong
những muối khoáng lọc từ nước biển, rong nẩy nở nhờ quang hợp và trở
thành thực phẩm cho san hô.
3. Lịch sử
Mặc dù san hô xuất hiện lần đầu tiên vào kỷ Cambri cỡ 542 triệu
năm trước (Ma), nhưng các hóa thạch là cực hiếm cho tới tận kỷ Ordovic,
khoảng 100 triệu năm muộn hơn, khi các bộ san hô bốn tia(Rugosa) và san
hô vách đáy (Tabulata) trở nên phổ biến.
San hô vách đáy xuất hiện trong các lớp đá vôi và đá phiến sét chứa
canxi thuộc các kỷ Ordovic và Silur, và thông thường tạo thành các lớp đệm
thấp hoặc các khối tạo nhánh kề bên san hô bốn tia. Số lượng của chúng bắt
đầu suy giảm trong giai đoạn giữa kỷ Silur và cuối cùng chúng tuyệt chủng
vào cuối kỷ Permi, khoảng 250 Ma. Các bộ xương của san hô vách đáy được
tạo thành từ một dạng khoáng hóa của cacbonat canxi gọi là canxit.
San hô bốn tia trở thành nhóm thống lĩnh vào giữa kỷ Silur, và bị tuyệt
chủng vào đầu kỷ Trias. San hô bốn tia tồn tại dưới dạng đơn độc và quần
thể, và giống như san hô vách đáy, bộ xương của chúng cũng được tạo thành
từ từ canxit.
San hô đá (Scleractinia) lấp đầy các hốc sinh thái bị bỏ trống do sự
tuyệt chủng của san hô bốn tia và san hô vách đáy. Các hóa thạch của chúng
có thể được tìm thấy với số lượng nhỏ trong các lớp đá từ kỷ Trias, và trở
thành tương đối phổ biến trong các lớp đá từ kỷ Jura và các kỷ muộn hơn.
Các bộ xương của san hô đá được tạo thành từ một dạng của cacbonat canxi
gọi là aragonit. Mặc dù về mặt địa chất chúng là trẻ hơn so với san hô vách
7
đáy và san hô bốn tia, nhưng bộ xương từ aragonit của chúng lại khó bảo tồn
hơn và vì thế hồ sơ hóa thạch của chúng là ít hoàn hảo hơn.
Ở một giai đoạn nhất định trong quá khứ địa chất, san hô đã từng rất
phổ biến, cũng như san hô hiện đại trong các vùng nước trong và ấm khu
vực nhiệt đới tại một số nơi nhất định của thế giới ngày nay. Giống như san
hô hiện đại, các tổ tiên của chúng cũng tạo rạn đá ngầm, một số trong chúng
hiện nay là các cấu trúc lớn trong các loại đá trầm tích.
Các ám tiều (rạn đá ngầm) cổ đại này không được tạo thành chỉ hoàn
toàn bằng san hô. Tảo, hải miên và các dấu tích còn lại của nhiều loài động
vật da gai, động vật tay cuộn, động vật hai mảnh vỏ, động vật chân
bụng và bọ ba thùy đã từng sinh sống trên các ám tiều này được bảo tồn
trong chúng. Điều này làm cho một số san hô là các hóa thạch chỉ mục hữu
ích, giúp cho các nhà địa chất có thể xác định niên đại của các lớp đá mà
trong đó chúng được tìm thấy.
4. Cấu tạo.
Tuy một đầu san hô trông như một cơ thể sống, nhưng nó thực ra là
đầu của nhiều cá thể giống nhau hoàn toàn về di truyền, đó là các polip. Các
polip là các sinh vật đa bào với nguồn thức ăn là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn,
từ sinh vật phù du tới các loài cá nhỏ.
Polip thường có đường kính một vài milimet, cấu tạo bởi một
lớp biểu mô bên ngoài và một lớp mô bên trong giống như sứa được gọi
là ngoại chất. Polip có hình dạng đối xứng trục với các xúc tu mọc quanh
một cái miệng ở giữa - cửa duy nhất tới xoang vị (hay dạ dày), cả thức ăn và
bã thải đều đi qua cái miệng này.
Dạ dài đóng kín tại đáy polip, nơi biểu mô tạo một bộ xương ngoài
được gọi là đĩa nền. Bộ xương này được hình thành bởi một vành hình
8
khuyên chứa canxi ngày càng dầy thêm (xem ở dưới). Các cấu trúc này phát
triển theo chiều thẳng đứng và thành một dạng ống từ đáy polip, cho phép nó
co vào trong bộ xương ngoài khi cần trú ẩn.
Polip mọc bằng cách phát triển khoang hình cốc (calices) theo
chiều dọc, đôi khi chia thành vách ngăn để tạo một đĩa nền mới cao hơn.
Qua nhiều thế hệ, kiểu phát triển này tạo nên các cấu trúc san hô lớn chứa
canxi, và lâu dài tạo thành các rạn san hô.
Sự hình thành bộ xương ngoài chứa canxi là kết quả của việc polip
kết lắng aragonit khoáng từ các ioncanxi thu được từ trong nước biển. Tuy
khác nhau tùy theo loài và điều kiện môi trường, tốc độ kết lắng có thể đạt
mức 10 g/m² polip/ngày (0,3 aoxơ/ yard vuông/day). Điều này phụ thuộc
mức độ ánh sáng, sản lượng ban đêm thấp hơn 90% so với giữa trưa.
Các xúc tu của polip bẫy mồi bằng cách sử dụng các tế bào châm
được gọi là nematocyst. Đây là các tế bào chuyên bắt và làm tê liệt các con
mồi như sinh vật phù du, khi có tiếp xúc, nó phản ứng rất nhanh bằng cách
tiêm đủ mạnh để gây tổn thương cho con người. Các loài sứa và hải
quỳ cũng có nematocyst. Chất độc mà nematocyst tiêm vào con mồi có tác
dụng làm tê liệt hoặc giết chết con mồi, sau đó các xúc tu kéo con mồi vào
trong dạ dày của polip bằng một dải biểu mô co dãn được được gọi là hầu
Các polip kết nối với nhau qua một hệ thống phức tạp gồm các
kênh hô hấp tiêu hóa cho phép chúng chia sẻ đáng kể các chất dinh dưỡng và
các sinh vật cộng sinh..
5. Sinh sản
5.a) Hữu tính
9
San hô chủ yếu sinh sản hữu tính, với 25% san hô phụ thuộc
tảo (san hô đá) tạo thành các quần thể đơn tính trong khi phần còn lại
là lưỡng tính. Khoảng 75% san hô phụ thuộc tảo "phát tán con giống" bằng
cách phóng các giao tử (trứng và tinh trùng) vào trong nước để phát tán các
quần thể san hô ra xa. Các giao tử kết hợp với nhau khi thụ tinh để hình
thành một ấu trùng rất nhỏ gọi là planula, thường có mầu hồng và hình ôvan;
một quần thể san hô cỡ trung bình mỗi năm có thể tạo vài nghìn ấu trùng này
để vượt qua xác suất rất nhỏ của việc ấu trùng tạo được một quần thể mới.
Ấu trùng planula bơi về phía ánh sáng, thể hiện quang xu hướng
tính dương, lên đến vùng nước bề mặt nơi chúng trôi dạt và phát triển một
thời gian trước khi bơi trở lại xuống phía đáy biển để tìm một bề mặt mà nó
có thể bám vào đó và xây dựng một quần thể mới. Nhiều giai đoạn của quá
trình này có tỷ lệ thất bại lớn, và mặc dù mỗi quần thể san hô phát tán hàng
triệu giao tử, chỉ có rất ít quần thể mới được hình thành. Thời gian từ khi
phóng giao tử cho đến khi ấu trùng định cư thường là 2 hoặc 3 ngày, nhưng
có thể kéo dài đến 2 tháng. Ấu trùng san hô phát triển thành một polip san
hô và cuối cùng trở thành một đầu san hô bằng cách sinh sản vô tính tạo các
polip mới.
Hầu hết các loài san hô, mà không phải san hô đá, đều không phát
tán giao tử. Các loài này phóng tinh trùng nhưng giữ trứng, cho phép phát
triển các ấu trùng planula lớn hơn để sau này khi thả ra sẽ đủ sẵn sàng để
lắng xuống. Ấu trùng phát triển thành polip san hô và cuối cùng trở thành
đầu san hô bằng mọc chồi vô tính và phát triển để tạo ra các polip mới.
San hô phải phụ thuộc vào các dấu hiệu môi trường, tùy theo từng
loại, để xác định thời gian chính xác để giải phóng các giao tử vào trong
10
nước. Có hai phương pháp mà san hô dùng để sinh sản hữu tính, chúng khác
nhau ở chỗ giao tử cái có được giải phóng hay không:
+ San hô gieo rắc, phần lớn trong chúng sinh sản hàng loạt, phụ thuộc
nặng nề vào các dấu hiệu môi trường, do ngược lại với san hô ấp trứng,
chúng giải phóng cả tinh trùng lẫn trứng vào trong nước. San hô sử dụng các
dấu hiệu dài hạn như độ dài thời gian ban ngày, nhiệt độ nước, và/hoặc tốc
độ thay đổi nhiệt độ; và dấu hiệu ngắn hạn thông thường nhất là chu kỳ
trăng, với lúc mặt trời lặn điều khiển thời gian giải phóng. Khoảng 75% các
loài san hô là san hô gieo rắc, phần lớn trong chúng là phụ thuộc tảo vàng
đơn bào hay san hô tạo rạn. Các giao tử với sức nổi dương trôi nổi về phía
bề mặt nơi sự thụ tinh diễn ra để tạo thành các ấu trùng planula. Các ấu
trùng planula bơi về phía ánh sáng bề mặt để đi vào các dòng chảy, nơi
chúng ở lại khoảng 2 ngày, nhưng có thể tới 3 tuần, và trong một trường hợp
đã biết là 2 tháng, sau đó chúng chìm xuống và biến hóa thành các polip và
tạo thành các quần thể mới.
+ San hô ấp trứng thông thường nhất là không phụ thuộc tảo vàng đơn
bào (không tạo rạn), hoặc một số san hô phụ thuộc tảo vàng đơn bào trong
các khu vực có tác động của sóng hay luồng chảy mạnh. San hô ấp trứng chỉ
giải phóng tinh trùng, với sức nổi âm, và có thể lưu trữ trứng đã thụ tinh
trong vài tuần, giảm bớt nhu cầu đối với các sự kiện sinh sản đồng bộ hàng
loạt, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Sau khi thụ tinh thì san hô giải phóng các
ấu trùng planula đã sẵn sàng chìm lắng xuống.
5.b) Vô tính
Tại các đầu san hô, các polip giống hệt nhau về di truyền sinh sản
vô tính để phát triển quần thể. Điều này được thực hiện bằng nảy mầm hay
mọc chồi (khi một polip mới mọc ra từ một polip trưởng thành), hoặc phân
11
chia (thành 2 polip lớn bằng polip ban đầu), cả hai được minh họa trong hình
về Orbicella annularis.
+ Mọc chồi: Mở rộng kích thước của quần thể san hô. Nó diễn ra khi
corallite mới mọc ra từ polip trưởng thành. Khi polip mới phát triển nó sinh
ra xoang vị (dạ dày), tua cảm và miệng. Khoảng cách giữa các polip mới và
trưởng thành tăng lên, và cùng với nó là coenosarc (cơ thể chung của quần
thể; xem hình minh họa tại phần cấu tạo). Việc mọc chồi có thể diễn ra theo
các cách sau:
+ Phân chia theo chiều dọc bắt đầu với mở rộng polip ra, sau đó phân
chia xoang vị. Miệng phân chia và các tua cảm mới hình thành. Khác biệt
với điều này là mỗi polip phải hoàn thiện phần bị mất của mình về cơ thể và
bộ xương ngoài.
+ Mọc chồi nội tua cảm hình thành từ các đĩa miệng của polip, nghĩa là
cả hai polip có cùng kích thước và nằm trong cùng một vòng tua cảm.
+ Mọc chồi ngoại tua cảm tạo thành từ đáy của polip, và các polip mới
là nhỏ hơn.
+Phân chia theo chiều ngang diễn ra khi các polip và bộ xương ngoài
phân chia theo chiều ngang thành hai phần. Điều này có nghĩa là một polip
có đĩa nền (đáy) còn polip kia có đĩa miệng (đỉnh). Hai polip mới cũng phải
tự hoàn thiện các phần bị mất.
+ Phân đôi diễn ra ở một số san hô, đặc biệt là trong họ Fungiidae,
trong đó quần thể có khả năng tự tách thành 2 hay nhiều quần thể trong các
giai đoạn đầu của sự phát triển của chúng.Cả quần thể san hô có thể sinh sản
vô tính qua sự phân mảnh hay thoát ra ngoài, khi một mảnh vỡ từ một đầu
san hô được sóng đem đi nơi khác có thể tiếp tục phát triển tại địa điểm mới.
12
+Polip thoát ra ngoài diễn ra khi một polip từ bỏ quần thể và tái thiết
lập trên một nền mới để tạo ra quần thể trưởng thành mới.
+Phân mảnh, trên thực tế có thể coi như là một kiểu của phân đôi, với
các cá thể bị vỡ ra khỏi quần thể do bão hay trong các tình huống khác mà
việc vỡ ra này có thể xảy ra. Các cá thể tách biệt có thể bắt đầu cho các quần
thể mới.
6. Thực trạng khai thác san hô biển đông
6.a) Nguy cơ từ hoạt động đánh cá
Mối đe dọa lớn nhất đối với rạn san hô là hoạt động đánh cá không bền
vững. Các hoạt động đánh bắt cá quá mức làm thay đổi kích cỡ, số lượng cá,
và thành phần loài trong quần xã rạn san hô. Điều này đã làm cho hệ sinh
thái san hô mất cân bằng, tạo điều kiện cho các sinh vật khác như tảo biển
phát triển. Kết quả là tảo biển, đã từng được cá kiểm soát, trở nên lấn át trên
các dải đá ngầm tại nhiều khu vực. Mặt khác, do sản lượng đánh bắt giảm,
ngư dân buộc phải thay đổi phương pháp để bắt đủ cá nhằm đáp ứng nhu cầu
của họ. Đánh bắt cá bằng mìn, bằng xyanua và các hoá chất độc hại khác, sử
dụng lưới muro-ani (buộc vào rạn san hô các túi nặng để xua đuổi cá ra
ngoài các khe nứt) và sử dụng lưới vét, lưới rà cũng đã phá huỷ nhiều rạn
san hô. Theo ước tính của Sam Mamauag, nhà sinh học thuộc Liên minh
Động vật biển Quốc tế tại Philippines, để bắt được một con cá sống bằng
xianua, chúng ta phải đánh đổi bằng một mét vuông san hô.
6.b) Ấm hoá toàn cầu và hiện tượng "tẩy trắng"
Mối đe doạ lớn thứ hai và sẽ là nguyên nhân phá hủy các rạn san hô
mạnh nhất trong thời gian tới là hiện tượng “tẩy trắng san hô'' làm san hô
chết hàng loạt, do lượng nước thải đổ ra biển tăng làm tăng độ đục của nước
13
biển, giảm lượng ánh sáng tới được chỗ san hô, nhưng tác động mạnh nhất
vẫn là do nhiệt độ đại dương tăng đột ngột.
San hô có thể chịu được nhiệt độ từ 25-29 độ C, phụ thuộc vào địa
điểm. Các thí nghiệm cho thấy san hô bắt đầu tẩy trắng khi nước biển đạt tới
nhiệt độ 32 độ C. Tẩy trắng san hô là hiện tượng phá vỡ mối quan hệ cộng
sinh giữa san hô và tảo đơn bào. Tảo đơn bào sống trong các mô của san hô,
cung cấp cho chúng thức ăn để tăng trưởng và duy trì màu sắc khoẻ mạnh
bình thường. Tẩy trắng san hô làm mất dần màu sắc san hô khi tảo đơn bào
bị đẩy khỏi mô san hô, để lộ bộ xương trắng.
6.c) Tác động của sự phát triển các thành phố và thị trấn ven
biển
Sự phát triển của các thành phố và thị trấn ven biển làm phát sinh một
loạt những đe doạ cho các dải san hô ở gần đó. Do không gian ở đó bị giới
hạn, các dự án sân bay và công trình khác thường được xây dựng trên các rải
san hô. Xây dựng, cải tạo đường bờ biển làm xáo trộn lớp trầm tích, che phủ
san hô. Tại nhiều vùng, các hệ sinh thái san hô đang bị khai thác làm vật liệu
xây dựng, như cát và đá vôi, sản xuất xi măng, phục vụ các công trình xây
dựng mới.
6.d) Khai thác và vận tải cũng hủy diệt san hô
San hô cũng là vật trang trí được con người ưa thích. Thường khi đi
nghỉ tại các vùng biển nhiệt đới có những rạn san hô đẹp, một số
người muốn mua một số đồ lưu niệm bằng san hô mang về nhà. Để thoả
mãn nhu cầu của du khách, dân địa phương đã khai thác san hô với quy mô
thương mại và chọn san hô sao cho có thể kiếm được nhiều tiền nhất.
14
Các vụ tràn dầu, rò rỉ dầu vào nước biển, mỏ neo của tàu thuyền cũng
như việc các con tàu đi biển cỡ lớn bị mắc cạn cũng tàn phá một phần lớn
các dải đá ngầm san hô. Trong giai đoạn dài, tràn dầu có thể làm tổn thất các
quần xã rạn san hô nhiều hơn so với các dạng xáo trộn khác. Các nhà nghiên
cứu cũng đã phát hiện rằng sơn được phủ lên đáy nhiều con tàu cũng đóng
góp vào quá trình hình thành độc tố thiếc Tributyl, cùng các hoá chất khác
có hại cho san hô.
Ngoài ra, những nơi không chịu tác động trực tiếp của con người, các
rạn san hô có thể bị đe doạ bởi sự suy giảm những rừng ngập mặn, thảm cỏ
biển và các nơi cư trú có liên quan khác gần đó, sóng thần và các sự cố tự
nhiên khác đã góp phần phá huỷ các rạn san hô, gây tác động toàn bộ hệ sinh
thái biển.
* Ở nước ta, Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ,
dọc bờ biển dài gần 3.200 km của Việt Nam hiện nay có khoảng khoảng
1.222km2 rạn san hô với trên 400 loài san hô khác nhau, gồm 80 giống, 17
họ và Việt Nam được coi là một trong nước có nhóm các loài san hô vào loại
đa dạng nhất thế giới.
Vùng biển phía Bắc, san hô phân bố rộng ở phía đông đảo Cát Bà, Vịnh
Hạ Long, chân đảo Cô tô, Bạch Long Vĩ... Chỉ tính riêng ở Vịnh Hạ Long đã
có 101 loài thuộc 40 giống, 12 họ san hô. Vùng biển phía Nam, từ Đà Nẵng
trở vào, các nhà khoa học đã ghi nhận có 177 loài thuộc 72 giống san hô
cứng, trong đó 66 giống thuộc nhóm san hô tạo rạn. Ngoài khơi Nha Trang,
còn có loại san hô đỏ cực kỳ quý hiếm.
15
TSKH. Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Việt
Nam từng cảnh báo: "Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước
thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể
mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo đà
này, 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam".
Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn
như hiện nay. Những rạn san hô mất đi, đồng nghĩa với sự cạn kiệt các
nguồn lợi thủy sản. San hô bị tận diệt bằng thủ công và bằng mìn thì rạn nào
cũng tan tành. Biển miền Trung ngày nào cũng có ngư dân đi lấy san hô.
Từng ngày biển mất
Trước thực trạng khai thác trái phép rạn san hô dẫn tới nguy cơ hủy diệt
đa dạng sinh thái biển, UBND TP. Đà Nẵng vừa quyết định khoanh vùng
bảo vệ và ra lệnh cấm đánh bắt hải sản, khai thác san hô khu vực biển thuộc
bán đảo Sơn Trà, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) 82ha thuộc
khu vực Hòn Sụp, Bãi Bụt, Hục Lỡ, Vũng Đá và Đông Bãi Bắc từ bờ ra 300
mét ở độ sâu trung bình 12 mét.
.
7. Ảnh hưởng môi trường tới san hô và tầm quan trọng của san hô.
7.a) Môi trường ảnh hưởng đến san hô:
San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường tự nhiên; do đó,
chúng thường được các luật môi trường bảo vệ. Một rạn san hô có thể dễ
dàng bị ngập trong tảo nếu trong nước có quá nhiều dinh dưỡng. San hô
cũng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 1-2 độ ra ngoài khoảng
bình thường, hoặc nếu độ mặn trong nước giảm. Dấu hiệu ban đầu của ứng
16
suất môi trường là việc san hô thải tảo vàng đơn bào; không có tảo đơn bào
cộng sinh của mình, các mô san hô sẽ mất mầu và để lộ mầu trắng của bộ
xương cacbonat canxi, một hiện tượng được gọi là san hô bạc màu. Mỏ
neo của các tàu thuyền hay do nghề cá cũng làm ảnh hưởng xấu đến san hô.
Hốc sinh thái hẹp mà san hô chiếm lĩnh, và sự phụ thuộc vào sự trầm lắng
cacbonat canxi, có nghĩa rằng chúng rất nhạy cảm đối với sự thay đổi
độ pH của nước. Do lượng CO2 trong khí quyển tăng, hiện tượng axít hóa
đại dương, khiCO2 tan trong nước làm giảm độ pH, đang xảy ra tại nước trên
bề mặt các đại dương. Độ pH thấp làm san hô bị giảm khả năng tạo xương
cacbonat canxi, và trong trường hợp tột cùng, những bộ xương này còn bị
phân rã hoàn toàn. Các nhà khoa học e ngại rằng, nếu không có sự cắt giảm
mạnh và sớm đối với CO2 từ hoạt động của con người, hiện tượng axít hóa
đại dương sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc tiêu diệt các loài cùng các hệ
sinh thái san hô.
Một sự kết hợp của các thay đổi về nhiệt độ, ô nhiễm, sự lạm dụng
bởi những người lặn biển và các nhà sản xuất đồ kim hoàn đã dẫn tới sự hủy
diệt của nhiều rạn san hô trên thế giới. Điều này đã làm tăng tầm quan trọng
của ngành sinh học san hô. Riêng các biến đổi về khí hậu có thể gây ra thay
đổi về nhiệt độ đủ để hủy diệt san hô.
7.b) Tầm quan trọng của san hô:
b.1 Đa dạng sinh học
Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học
nhất trên trái đất. Những tập đoàn san hô là nơi cộng sinh của nhiều sinh vật.
Chúng chỉ chiếm chưa đầy 1% diện tích đại dương, nhưng lại là mái nhà cho
25% các loài sinh vật biển.
b.2 Giá trị kinh tế
17
Phần lớn người nghèo trên thế giới cũng như ở ven biển Đông sinh sống
tại các vùng ven biển thuộc các khu vực đang phát triển, có nguồn Protein
phụ thuộc trực tiếp vào các loài sinh vật sống ở rạn san hô. Ở các nước đang
phát triển, các rạn san hô cung cấp khoảng 1/4 tổng lượng cá đánh bắt, ước
tính cung cấp thực phẩm cho 1 tỷ người ở châu Á.
Các rạn san hô là sức hấp dẫn chính đối với các thợ lặn, những người
câu cá giải trí và những kỳ nghỉ hè (một số những bãi biển đẹp nhất được tạo
thành do sự xói mòn tự nhiên của các rạn san hô gần đó).
San hô cũng là nơi cung cấp nguồn dược liệu cho y học
bởi có nhiều hoá chất được những sinh vật này tạo ra với mục đích tự bảo
vệ. San hô đang thực sự được dùng trong cấy ghép mô xương, và các hoá
chất tìm thấy ở một vài loài hữu ích đối với xử lý virut. Các hoá chất của
những loài liên quan đến rạn san hô có thể đưa ra hướng điều trị mới cho các
bệnh bạch cầu, ung thư da, và các bệnh u bướu khác.
Hệ sinh thái rạn san hô còn là nơi cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế
khác, từ san hô, vỏ sò làm thành đồ trang sức và đồ mỹ thuật du lịch đến cá
và san hô sống nuôi trong bể kính; cát và đá vôi dùng trong công nghiệp xây
dựng. Tuy nhiên, các hoạt động khai khoáng thường phá vỡ những nơi cư
trú này.
b.4) Bảo vệ dải bờ biển
Các dải san hô làm thành vùng đệm cho dải bờ biển liền kề trước những
tác động của sóng biển và những cơn bão. Trong trường hợp các đảo san hô
vòng, san hô cung cấp nền móng cho chính bản thân đảo.
b.5) Bảo vệ khí hậu
18
Nước biển hòa tan khí carbon dioxide (CO2) của khí quyển. San hô
tạo xương sống theo phản ứng hóa học giữa carbon dioxide and calcium
(Ca) để sinh ra carbonate calcium (CaCO3). Nhờ phản ứng đó, san hô tham
gia vào công cuộc giảm khí carbon dioxide, một khí có hiệu ứng nhà kính
các hoạt động kỹ nghệ con người thải ra.
b.6) Rạn san hô hỗ trợ, phụ thuộc nhiều hệ sinh thái khác nhau
Thông thường, các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển có mối
liên hệ vật lý và sinh học: các rạn san hô như những đê chắn sóng tạo điều
kiện cho các rừng ngập mặn ven biển phát triển; chất canxi của rạn cung cấp
cát và trầm tích để rừng ngập mặn và cỏ biển sinh trưởng trên đó và các
quần xã rừng ngập mặn và cỏ biển cung cấp năng lượng đưa vào hệ sinh thái
ven biển và nơi đẻ trứng, nuôi con và kiếm ăn cho nhiều loài sinh vật có
quan hệ với rạn san hô.
b.7 Các ý nghĩa văn hóa khác
Nhiều dân tộc coi san hô là một vật thiêng liêng. Ở một số nơi,
người ta tin rằng san hô giúp nhà nông thu gặt được mùa và thủy thủ ra khơi
mang san hô sẽ không gặp bão, san hô màu đỏ thẫm giúp máu chảy điều hòa
trong mạch, san hô hồng ảnh hưởng đến quả tim, nơi cảm xúc tập trung.
8. San hô nhân tạo
San hô nhân tạo là các san hô do con người tạo ra với mục đích bảo
tồn, nghiên cứu, tạo môi trường cho các động vật sống trong san hô và triển
lãm cho khách du lịch xem. Các kỹ thuật làm san hô nhân tạo như làm từ giá
thể, một chất làm từ pozzolana và xi măng và canxi hiđrôxit, hay cấy giống
đều được áp dụng rộng rãi hiện nay. Khi làm san hô nhân tạo cần trách các
tảo biển bám vào vì nó sẽ làm hại tới san hô và làm dơ nó. Các hồ san hô
19
nhân tạo hiện đang rất thu hút khách du lịch về thế Việt Nam cùng hợp tác
với Nga tạo ra hồ san hô nhân tạo ở Nha Trang. Tuy san hô chậm chạp hồi
phục như một ngày nào đó nó sẽ hồi phục hoàn toàn.
20
IV. KẾT LUẬN
Ở cấp độ khu vực, ô nhiễm và rác biển trong vùng Biển Đông và hoạt
động đánh bắt trái phép, bừa bãi và lén lút cả ở trong và ngoài vùng biển của
Việt Nam đều đe dọa tới các rạn san hô. Ở cấp độ toàn cầu, sự biến đổi khí
hậu đã làm gia tăng sự axit hóa đại dương, sự mất canxi của các vùng rạn,
tăng nhiệt độ không khí và đại dương, dâng cao mực nước biển và làm biển
đổi thời tiết và các quy luật bão. Các vùng rạn của Việt Nam đã có hiện
tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng. Sự phát triển tràn lan của các sinh vật
xâm lấn và gây bệnh cũng làm tăng các mối đe dọa. Những mối đe dọa đang
gia tăng này không thể chỉ giải quyết một cách cục bộ mà cần sự phối hợp,
có chiến lược và sự ủng hộ ở các cấp từ địa phương tới toàn cầu.
Việc phục hồi các rạn san hô ở Việt Nam có giá trị to lớn đối với sinh
kế của cộng đồng ven biển và toàn quốc, đặc biệt là tăng năng suất nghề cá,
giảm xói mòn vùng bờ và làm lợi cho ngành giải trí và du lịch. Điều này chỉ
xảy ra khi những lợi ích của việc thay đổi được định lượng cụ thể và rõ ràng,
được công bố tới khắp các bên liên quan – từ địa phương tới quốc gia và
quốc tế.
Vì mức độ tổn hại nghiêm trọng của các rạn san hô ở Việt Nam, vì sự
phân bố rộng khắp của chúng dọc theo bờ biển và nhiều đảo, vì số lượng lớn
các cộng đồng ven biển phụ thuộc vào các vùng rạn và vì chi phí can thiệp
cao, cần có những chương trình phối hợp nhịp nhàng. Các chương trình đó
nên bao gồm, nhưng không nhất thiết chỉ là, các khu bảo tồn biển và quản lý
tổng hợp vùng bờ.
Thông tin về các hoạt động cần được phổ biến thông qua tích cực trao
đổi kinh nghiệm, học hỏi từ sự phát triển của các quốc gia vùng nhiệt đới
khác và tham gia các nỗ lực trong khu vực và quốc tế để giải quyết các mối
đe dọa nảy sinh từ bên ngoài. Trên thế giới có một kho kinh nghiệm quý báu
21
của các nước (những phương thức hiệu quả nhất, những thành công và thất
bại), và rất nhiều trong số này có giá trị đối với Việt Nam.
Để phục hồi rạn san hô và phát triển những lợi ích của chúng, cần có sự
định giá toàn diện các rạn san hô và sử dụng cách tiếp cận hệ sinh thái. Các
chi phí kinh tế và xã hội của các phương thức hiện tại đang áp dụng và các
lợi ích cụ thể của việc phục hồi rạn san hô cần được minh chứng và liên kết
với các cơ chế tài chính. Những mối quan hệ và liên kết của các quần thể rạn
và các hệ thống rạn cần được chứng minh và giải thích rõ ràng, công khai.
Tương tự như vậy đối với những tác động của các sự kiện và các hoạt động
ảnh hưởng đến năng suất rạn san hô.
Vì vậy mỗi chúng ta cần quan tâm đến vần đề biển Đông nói chung và
san hô nói riêng và hãy có những cách bảo vẹ riêng của mình nhé!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_dong_3_2205.pdf