IMF đã được hình thành tại một hội nghị của Liên Hiệp Quốc tại Bretton Woods,
New Hampshire, Hoa Kỳ, vào tháng 7 năm 1944. Tại đây, có 45 quốc gia đại diện
tham dự hội nghị cùng nhau tìm cách xây dựng một tổ chức hợp tác kinh tế để giải
quyết tình trạng nhiều quốc gia trên thế giới lặp lại những chính sách kinh tế đã
góp phần lớn tạo nên cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
Đến tháng 12 năm 1945 thì IMF chính thức ra đời và lúc đó nó đã có 29 quốc gia
thành viên ký kết đồng thuận vào những điều khoản của Hiệp định. Nó bắt đầu
hoạt động vào ngày 1/3/1947 và cuối năm đó Pháp được ghi nhận là quốc gia đầu
tiên vay vốn của Quỹ.
Và Việt Nam chính thức là thành viên của IMF vào ngày 21/9/1956. Tính đến nay
Quỹ đã có 188 thành viên.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sơ lược về WTO, IMF và sự ảnh hưởng tới thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Sơ Lược về WTO, IMF
và Sự Ảnh Hưởng tới Thương Mại Quốc Tế
2
Mục Lục:
A.Bối Cảnh Lịch Sử……………………………………………………………..2
B.GATT và các Hiệp Định WTO tác động đến Thương Mại Quốc Tế………2
C.Giới Thiệu sơ lược về Tổ Chức WTO……………………………………….7
1.Cơ cấu Tổ chức của WTO……………………………………………….7
2.Nhiệm vụ của WTO……………………………………………………..8
3.Các Hiệp định của WTO……………………………………………..….8
4.Các nguyên tắc quan trọng của WTO………………………………......10
5.Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO……………………………..….12
D.Giới Thiệu sơ lược về Tổ Chức IMF……………………………………......14
1.Lịch sử hình thành…………………………………………………..…..14
2.Chức năng của IMF…………………………………………………......15
3.Nhiệm vụ của IMF………………………………………………….…..15
4.Vai trò của IMF…………………………………………………….…...16
5.Cơ cấu tổ chức của IMF………………………………………………...16
6.Ảnh hưởng của IMF…………………………………………………….17
E.WTO và những tổ chức quốc tế khác……………………………………….18
Tài Liệu Tham Khảo…………………………………………………………...20
A.Bối Cảnh Lịch Sử:
3
Thương mại quốc tế có lịch sử lâu đời.Trong lịch sử phát triển của mình, thương
mại quốc tế đã trải qua những giai đoạn thăng trầm và bị chi phối nặng nề bởi chủ
nghĩa bảo hộ. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thếgiới (1919-1939), thương mại
quốc tế bị đình trệ do các biện pháp bảo hộ được áp dụng một cách tràn lan. Thuế
nhập khẩu cao là một đặc trưng nổi bật của thời kỳ này. Điển hình là Đạo luật thuế
quan Smooth Hawley năm 1930 của Mỹ. Trước khi Hiệp định Thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng bị áp thuế
suất theo đạo luật này. Các biện pháp phi thuế quan được áp dụng phổ biến đã tạo
ra những rào cản ngăn cản thương mại tự do. Điều đó dẫn đến sự trả đũa và tình
trạng không kiểm soát được việc áp dụng các công cụ bảo hộ của các nước. Hệ quả
của nó là các cuộc chiến tranh thương mại và sự suy thoái của thương mại quốc tế
ở thập niên 30 của thế kỷ XX(đỉnh điểm là cuộc đại suy thoái từ năm 1930-1933).
Vì vậy, đã dẫn tới sự ra đời của một loạt các tổ chức quốc tế còn hoạt động đến
ngày nay như Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ Quốc Tế IMF (1944), Ngân Hàng Thế
Giới (WB), và Hiệp Định Chung về Thuế Quan và Thương Mại vào 30/10/1947
(GATT 1947) (giới hạn ở Thương mại hàng hóa).
B.GATT và các Hiệp Định WTO tác động đến thương mại quốc tế như thế
nào?
Về vấn đề thương mại quốc tế, xu hướng đẩy mạnh tự do hóa thương mại đã nổi
lên mạnh mẽ ngay khi chiến tranh vừa kết thúc. Vào tháng 12/1945, đã có 15 nước
bắt đầu bàn thảo về giảm thuế quan và đặt ràng buộc thuế quan (binding). Tiếp
theo,23 nước đã tiến hành đàm phán về thương mại quốc tếvào ngày 30 tháng 10
năm 1947, và đã đi đến ký kết Hiệp Định Chung về Thuế Quan và Thương Mại
(GATT) (Hiệp định thương mại đa phương đầu tiên trên thế giới). GATT bao gồm
một bộ các qui tắc về thương mại và thỏa thuận cắt giảm đối với 45.000 dòng thuế.
GATT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1948 . Về cơ bản thì GATT và các
Hiệp định của WTO sau này tác động đến thương mại Quốc Tế dựa trên 5 điều
sau:
1.Giúp gia tăng tự do thương mại thông qua việc ký kết các hiệp định đa biên(hiệp
đinh chung), và các hiệp định song phương giữa các thành viên trong tổ chức.WTO
còn tạo ra các diễn đàn đàm phán thương mại,nhằm tăng thêm nhiều hiệp định đa
phương có lợi cho các nước thành viên.
4
Thương mại ngày càng tự do,có thể nói đó là nguyên tắc mà GATT và WTO theo
đuổi trong suốt quá trình hoạt động của mình. GATT và các hiệp định của WTO đã
đưa ra các điều khoản và qui tắc,nhằm ràng buộc các nước thành viên,như là việc
thực thi các cam kết giảm thuế, đặt ra các ràng buộc về thuế quan, dỡ bỏ hạn
ngạch, giảm thiểu các rào cản phi thuế quan, thực thi nguyên tắc không phân biệt
đối xử, minh bạch và có thể dự đoán, ưu đãi hơn cho các nước đang và kém phát
triển v.v…và trong đó,cũng có các điều khoản và quy tắc nhằm thúc đẩy các nước
thành viên mở cửa thị trường hơn như nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt
(S&D), nhằm hỗ trợ các Thành viên kém phát triển, đang phát triển và cả các nền
kinh tế đang chuyển đổi.
Các hiệp định của WTO không bắt buộc các Thành viên phải nhanh chóng tự do
hoá thương mại. Chúng không chỉ cho phép các Thành viên tiến hành cải cách và
tự do hoá thương mại một cách từ từ với các bước quá độ mà còn tạo ra một cơ chế
an toàn cho cải cách. Các cơ chế an toàn,đó là rất nhiều điều khoản ngoại lệ cho
các Thành viên đang và kém phát triển, là các ngoại lệ liên quan đến an ninh quốc
gia, vệ sinh, an toàn và môi trường. Ngoài ra, đó còn là các qui tắc về các biện
pháp tự vệ, các biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp đánh thuế đối kháng
v.v…
Ví dụ như, sau đây là một vài các cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá của Việt
Nam:
Việt Nam sẽ ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập
khẩu, gồm 10.600 dòng thuế. Mức thuế bình quân giảm từ 17,4% mức hiện hành
xuống còn 13,4%, với lộ trình cắt giảm kéo dài trong vòng từ năm đến bảy năm.
Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn
20,9%, thực hiện trong khoảng năm năm. Giảm thuế hàng công nghiệp thực hiện
trong vòng năm đến bảy năm từ mức thuế bình quân hiện hành 16,8% xuống còn
12,6%.
Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ. Việt Nam phải cắt giảm thuế,
nhất là đối với các dòng thuế có thuế suất cao trên 20%. Trong việc áp dụng các
loại thuế và phí, Việt Nam cam kết thực thi các qui tắc của WTO, tuân thủ nguyên
tắc không phân biệt đối xử, cũng như cam kết sửa đổi những điểm chưa phù hợp.
5
Về các rào cản và qui định khác, Việt Nam sẽ tuân thủ các qui tắc của WTO về xác
định trị giá hải quan, qui tắc xuất xứ, về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại,
các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, qui tắc về
quá cảnh, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp tự vệ, bãi bỏ trợ cấp xuất
khẩu nông sản. Việt Nam còn cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hoá theo
ngành như sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế.
Ngoài ra,để hướng tới tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán
trong hệ thống thương mại đa phương, WTO yêu cầu các Thành viên phải thực thi
các biện pháp để đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống kinh tế cũng như thương
mại của mình. Môi trường kinh doanh như vậy giúp doanh nghiệp định hướng một
cách hiệu quả chiến lược kinh doanh trong tương lai, khích lệ họ đầu tư và nhờ đó
tạo ra nhiều việc làm và góp phần nâng cao mức sống của dân cư,nguyên tắc tăng
cường tính minh bạch được thể chế hóa ở Điều X của GATT và Điều III của
GATS.
Để thực hiện nguyên tắc này, WTO yêu cầu các Thành viên phải thực thi các biện
pháp:
- Đưa ra các cam kết ràng buộc khi mở cửa thị trường. Điều đó có nghĩa là phải
đưa ra mức trần của cam kết trong đàm phán mở cửa thị trường. Ví dụ: trong
thương mại hàng hoá, một nước trong đàm phán mở cửa thị trường thịt bò có thể
đặt cam kết ràng buộc đối với thuế nhập khẩu thịt bò là 15%. Khi cam kết mở cửa
thị trường có hiệu lực, nước đó sẽ không được tăng thuế vượt mức đó. Trong
thương mại dịch vụ, khi có cam kết mở cửa thị trường thì mức mở cửa thị trường
không được thấp hơn mức hiện hành và các Thành viên không được duy trì hoặc
ban hành những biện pháp hạn chế được nêu trong Điều XVI của GATS.
- Hạn chế áp dụng hạn ngạch, các biện pháp hạn chế định lượng và những biện
pháp khác có thể làm giảm tính minh bạch của môi trường kinh doanh.
- Các Thành viên phải đảm bảo sự phù hợp giữa luật lệ và chính sách của mình với
các hiệp định của WTO. Đây là một nghĩa vụ pháp lý của các Thành viên. “Mỗi
Thành viên phải bảo đảm sự phù hợp của các luật, các chính sách và thủ tục hành
chính của mình với các nghĩa vụ được quy định tại các hiệp định ở phần phụ lục”
(Điều XVI khoản 4 Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức Thương mại Thế
giới).
6
2.Góp phần tạo nên nguyên tắc hoạt động của các khối Thương Mại.
Vai trò của các hiệp định Thương mại khu vực đối với thương mại khu vực thể
hiện ở hai điểm: thứ nhất, nó khuyến khích tự do hoá thương mại; thứ hai, nó tạo
cơ sở pháp lý cho việc ra đời các khối thương mại. Cơ sở pháp lý cho việc ra đời
các khối thương mại còn được củng cố nhờ các qui tắc của GATT và WTO. Trong
GATT (cũng như trong các hiệp định của WTO) có các điều khoản ngoại lệ về ưu
đãi khi thực hiện nguyên tắc MFN. Điều XXIV của GATT còn đưa ra các điều
kiện cho việc hình thành các liên minh hải quan và khu vực thương mại tự do.
Xóa bỏ sự phân biệt đối xử. Việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử này được bảo đảm
bằng qui tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) được quy định
trong Hiệp định GATT năm 1947 và trong các hiệp định của WTO. Không phân
biệt đối xử đặc biệt có lợi cho các nước đang phát triển và kém phát triển, là những
nước có vị thế yếu trên trường thươngmại quốc tế.Các Nguyên tắc này sẽ được làm
rõ hơn ở phần trình bày dưới kia.
Một trong các khối thương mại ra đời sớm nhất vào năm 1951 là Cộng đồng than
thép châu Âu (ESCC), gồm sáu nước Đức, Hà Lan, Bỉ, Lucxembourg, Ý và Pháp.
ESCC phát triển thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1958. Với việc
ký kết Hiệp định Maastricht để thành lập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1992,
EU đã ra đời thay thế EEC và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 11
năm 1993. Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết vào năm
1992 dẫn đến sự ra đời của khu vực thươngmại tự do Bắc Mỹ gồm Canada, Mỹ và
Mêhicô. Năm 1992 các nước ASEAN ký kết Hiệp định thành lập khu vực thương
mại do ASEAN (AFTA). Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm
1993.
3.Thuận tiện hóa việc ban hành các chính sách thương mại của các quốc gia.
Trên thực tế các Chính phủ thường gặp nhiều khó khăn khi đưa ra một quyết sách
về thương mại liên quan đến khu vực tư nhân. Những quyết sách đó có thể ảnh
hưởng tới quyền lợi của một nhóm lợi ích. Chẳng hạn quyết định giảm bảo hộ bằng
cách giảm thuế nhập khẩu và cho phép phía nước ngoài gia nhập thị trường nội địa
tự do hơn. Những quyết định như vậy thường gặp phải sự chống đối mãnh liệt của
các doanh nghiệp trong nước. Trong trường hợp này,việc tham gia các hiệp định
quốc tế sẽ giúp chính phủ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, các chính
7
sách về thương mại liên quan đến khu vực tư nhân. Đây cũng là một lý do quan
trọng của việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như của nhiều nước khác.
4.Giúp các nước thành viên đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất,dựa trên lý thuyêt
lợi thế so sánh của D.ricacdo,chuyên môn hóa sản xuất giúp các nước đàm phán tốt
hơn (tận dụng tốt lợi thế về tài nguyên,nguồn lực của mình).
5.Giải quyết các tranh chấp thương mại :Trước Chiến tranh Thếgiới lần thứ II, chủ
nghĩa bảo hộ hoành hành dẫn đến nguy cơ không thể giải quyết được một cách
hiệu quả các tranh chấp thương mại. Hệ thống thương mại đa phương, do vậy, có
chức năng kiểm soát các tranh chấp thương mại phát sinh trong hệ thống. Trên
thực tế, việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ của GATT và nhất là WTO đã
xây dựng những cơ chế có hiệu quả để thực hiện chức năng này.
Tổng cộng tính đến nay WTOđã có tám vòng đàm phán. Thời gian và nội dung cơ
bản của các vòng đàm phán đó được trình bày ở Bảng dưới đây :
Năm Địa điểm/tên Nội dung Số nước tham gia
1947 Geneva Thuế quan 23
1949 Annnecy Thuế quan 13
1951 Torquay Thuế quan 38
1956 Geneva Thuế quan 26
1960-1961 Geneva
(Vòng Dillon)
Thuế quan 26
1964-1967 Geneva
(Vòng Kennedy)
Thuế quan và các biện
pháp chống bán phá
giá
62
1973-1979 Geneva
(Vòng Tokyo)
Thuế quan, các biện
pháp phi thuế quan,
các hiệp định khung
102
8
1986-1994 Geneva
(Vòng Uruguay)
Thuế quan, các biện
pháp phi thuế quan,
các qui tắc, dịch vụ, sở
hữu trí tuệ, giải quyết
tranh chấp, nông
nghiệp, thành lập
WTO v.v…
123
Các vòng đàm phán thương mại của WTO
C.Giới Thiệu sơ lược về Tổ Chức WTO:
1.Cơ cấu Tổ chức của WTO:
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization).
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống
thấp):
Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho
tất cả các nước thành viên; họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng
của WTO.
Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên, thực hiện chức năng của
Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này. Đại hội
đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát
các chính sách thương mại.
Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí
tuệ liên quan đến Thương mại, các Uỷ ban, Nhóm công tác: là các cơ quan được
thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực, tất cả các
thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này.
9
Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc
và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ
thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
2.WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
-Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ
WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có).
-Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam
kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
-Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO.
-Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
3.Các Hiệp định của WTO:
WTO là một tập hợp rất nhiều quy định, được sắp xếp theo một hệ thống nhất định.
Cụ thể, hệ thống các quy định trong WTO được chia làm 03 nhóm, bao gồm:
*Nhóm các Hiệp định chung (Hiệp định đa biên).
*Nhóm các Biểu cam kết riêng.
*Nhóm các Hiệp định nhiều bên.
Nhóm các Hiệp Định chung:
Cho đến nay, WTO có tổng cộng 16 Hiệp định chung, là tập hợp các nguyên tắc
thương mại có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO, tập
trung vào 03 lĩnh vực:
*Thương mại hàng hoá (Hiệp định GATT và các Hiệp định bổ sung);
*Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS và các Phụ lục);
*Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định
TRIPS);
A: Các Hiệp Định Đa biên về Thương mại hàng hóa
1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994
2. Hiệp định Nông nghiệp
10
3. Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Kiểm dịch Động thực
vật(SPS)
4. Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại(TBT)
5. Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại
(TRIMs)
6. Hiệp định về Chống bán phá giá (ADP-Điều VI của GATT
1994)
7. Hiệp định về Xác định Trị giá tính thuế hải quan (Điều VII của
GATT 1994)
8. Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)
9. Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ
10. Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
11. Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
12. Hiệp định về các Biện pháp tự vệ
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một
hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh
gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất trong nước.
Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp
dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ Được thừa nhận
trong thương mại quốc tế nhưng lại đi ngược lại mục tiêu “tự do
hoá thương mại”, biện pháp tự vệ là một công cụ “phải trả
tiền”.
B: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
C: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPS)
D: Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn
khổ WTO (DSU)
E Hiệp định về Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại
Nhóm các Bảng cam kết mở cửa thị trường của từng thành viên:
11
Các bảng cam kết mở cửa thị trường là tập hợp các cam kết giảm thuế quan và lộ
trình mở cửa đối với từng loại dịch vụ của từng thành viên.
Mỗi thành viên WTO có bảng cam kết riêng, với mức cam kết và lộ trình thực hiện
riêng (là kết quả đàm phán được với các thành viên khác trong WTO).
Các Hiệp Định thương mại nhiều bên:
Phụ lục 4(A) Hiệp định về Thương mại Máy bay Dân dụng
Phụ lục 4(B) Hiệp định về Mua sắm Chính phủ
4.Các nguyên tắc quan trọng của WTO:
Mặc dù khá dài và phức tạp, các Hiệp định trong WTO xoay quanh một số nguyên
tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc có thể tác động trực tiếp đến quyền và
lợi ích của các doanh nghiệp:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN):Đối xử tối huệ quốc có nghĩa là dành sự ưu đãi
như nhau cho mọi đối tác. Nói cách khác, nếu một Thành viên dành ưu đãi cho một
Thành viên khác, như áp dụng mức thuế thấp cho một sản phẩm nhập khẩu nào đó,
hay dành cho một sự miễn trừ nào đó, thì ngay lập tức và không điều kiện các
Thành viên khác cũng sẽ được hưởng sự ưu đãi đó. Đây là nguyên tắc bao trùm
mọi Hiệp định của WTO, đặc biệt nó được ghi thành điều khoản trong GATT,
trong Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và trong Hiệp định về các
Khía cạnh Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPs). Cụ thể:
(Điều I khoản 1 GATT 1947)“… bất kỳ một sự ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hay
miễn trừ mà một bên ký kết dành cho bất kỳ sản phẩm nào có xuất xứ từ hoặc được
giao đến bất kỳ nước nào khác thì ngay lập tức và không điều kiện phải được dành
cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hoặc được giao đến lãnh thổ của tất cả các
bên ký kết khác”.
(Điều II khoản 1 GATS) “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh
của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho
dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đãi ngộ
không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và người
cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác”.
12
(Điều 4 khoản 1 TRIPs) “Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự
ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một Thành viên dành cho
công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được ngay lập tức và không điều
kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác”.
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Có nghĩa là phải có sự đối xử bình đẳng giữa
trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng
hóa nhập khẩu, giữa dịch vụ do các nhà cung ứng nội địa cung cấp và dịch vụ do
các công ty nước ngoài cung cấp, giữa công dân hay công ty trong nước và công
dân hay công ty nước ngoài, giữa bản quyền tác phẩm của các tác giả trong nước
và của các tác giả nước ngoài. Tuy nhiên Chính phủ một nước chỉ có nghĩa vụ thực
thi đối xử quốc gia khi một sản phẩm, dịch vụ hay một thực thể sở hữu trí tuệ của
nước ngoài thực sự gia nhập thị trường nước đó. Cũng giống như đối xử tối huệ
quốc, đối xử quốc gia là một nguyên tắc bao trùm các hiệp định của GATT và
WTO. Nguyên tắc này cũng được ghi thành điều khoản ở Điều III của GATT, Điều
XVII của GATS, và Điều 3 của TRIPs.
Khác với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc điều chỉnh các biện pháp hạn chế mở cửa
thị trường, nguyên tắc đối xử quốc gia hướng tới tạo ra một môi trường kinh doanh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Bởi vậy, đối xử quốc
gia liên quan trực tiếp tới các biện pháp, luật lệ và chính sách của Chính phủ như
chính sách thuế, chính sách liên quan đến tiếp cận và sử dụng các nguồn lực trong
nước, qui chế đấu thầu v.v… Đây là lĩnh vực thường bị các doanh nghiệp chỉ trích
và phàn nàn nhiều nhất.
Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử dụng các biện pháp phi thuế
quan: theo nguyên tắc này, các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm dần thuế
quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan này để bảo vệ sản xuất trong nước - phải
bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu…) trừ
một số trường hợp hãn hữu được phép.
Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hoá sẽ trở nên rõ ràng và dễ dự đoán
hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.
Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên WTO phải công
khai, rõ ràng, dễ dự đoán trong các thủ tục, quy trình hay quy định liên quan đến
thương mại.
13
Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết cho hoạt
động kinh doanh của mình mà không phải mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra, minh
bạch hoá cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận biết và bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình.
5.Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
WTO chỉ cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại giữa các nước
thành viên (tức là ở cấp Chính phủ), không giải quyết các tranh chấp thương mại
của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế các tranh chấp thương mại liên quan đến lợi ích chung của
nhiều doanh nghiệp thường là khởi nguồn dẫn tới những tranh chấp ở cấp độ Chính
phủ giữa các thành viên WTO.
WTO có một Hiệp định riêng quy định một cơ chế chung giải quyết tranh chấp
giữa các thành viên liên quan đến các vấn đề của WTO - Hiệp định về cơ chế giải
quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding-DSU). Ngoài ra, một số Hiệp
định chuyên ngành của WTO có thể có các quy định đặc thù về giải quyết tranh
chấp.
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO:
CÁC BƯỚC THỦ TỤC NỘI DUNG
Bước 1 Tham vấn,
thương lượng
Các nước thành viên có
tranh chấp trực tiếp đàm
phán, thương lượng với
nhau
14
Bước 2 Thành lập
Ban Hội thẩm
Nếu tham vấn thất bại, nước
thành viên bị vi phạm có thể
đề nghị Cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO (DSB)
thành lập Ban hội thẩm
(gồm 3-5 chuyên gia độc
lập)
Bước 3 Ban Hội thẩm lập Báo cáo
giải quyết tranh chấp gửi các
bên
Ban Hội thẩm tiến hành
phân tích, điều trần…để xây
dựng Báo cáo giải quyết
tranh chấp; Báo cáo được
gửi đến các bên tranh chấp
Bước 4 Gửi Báo cáo của Ban Hội
thẩm đến tất cả các thành
viên WTO
Báo cáo của Ban Hội thẩm
được gửi đến tất cả các
thành viên WTO (tất cả đều
đồng thời là thành viên
DSB)
Bước 5 Cơ quan giải quyết tranh
chấp WTO (DSB-với thành
phần là đại diện của tất cả
các thành viên WTO) thông
qua Báo cáo giải quyết tranh
chấp
Báo cáo của Ban Hội thẩm
được thông qua trong mọi
trường hợp trừ khi tất cả các
thành viên DSB phản đối
Bước 6 Báo cáo của Cơ quan phúc
thẩm
Nước thành viên không
đồng ý với Quyết định giải
quyết của DSB có thể kháng
cáo ra Cơ quan Phúc thẩm
15
Bước 7 DSB thông qua báo cáo
phúc thẩm
Báo cáo của Cơ quan Phúc
thẩm về các vấn đề bị kháng
cáo sẽ được thông qua trong
mọi trường hợp trừ khi tất cả
các thành viên DSB phản
đối
Bước 8 Thực thi quyết định giải
quyết tranh chấp
(i) Nước vi phạm tự nguyện
thực hiện các Kiến nghị
trong Quyết định giải quyết
tranh chấp (rút lại biện pháp
vi phạm); hoặc
(ii) Nếu (i) không được thực
hiện thì Nước bị vi phạm
yêu cầu được bồi thường
hoặc Nước vi phạm tự đề
nghị bồi thường;
(iii) Nếu (i) và (ii) đều
không được thực hiện thì
Nước bị vi phạm có thể yêu
cầu DSB cho phép áp dụng
biện pháp trả đũa bằng cách
ngừng thực hiện các nghĩa
vụ, cam kết (thường là nâng
mức thuế suất đối với sản
phẩm tương tự nhập từ nước
vi phạm với trị giá tương
đương với trị giá sản phẩm
bị ảnh hưởng)
D.Giới thiệu về Quỹ Tiền Tệ Thế Giới(IMF):
1.Lịch sử hình thành:
Quỹ tiền tệ quốc tế (viết tắt là IMF – International Monetary Fund) là một tổ chức
quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và
cán cân thanh toán của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là các quốc gia thành
16
viên của nó, đồng thời nó cũng hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính cho các quốc
gia này. Nó có trụ sở đặt ở Washington D.C, Hoa Kỳ.
IMF đã được hình thành tại một hội nghị của Liên Hiệp Quốc tại Bretton Woods,
New Hampshire, Hoa Kỳ, vào tháng 7 năm 1944. Tại đây, có 45 quốc gia đại diện
tham dự hội nghị cùng nhau tìm cách xây dựng một tổ chức hợp tác kinh tế để giải
quyết tình trạng nhiều quốc gia trên thế giới lặp lại những chính sách kinh tế đã
góp phần lớn tạo nên cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
Đến tháng 12 năm 1945 thì IMF chính thức ra đời và lúc đó nó đã có 29 quốc gia
thành viên ký kết đồng thuận vào những điều khoản của Hiệp định. Nó bắt đầu
hoạt động vào ngày 1/3/1947 và cuối năm đó Pháp được ghi nhận là quốc gia đầu
tiên vay vốn của Quỹ.
Và Việt Nam chính thức là thành viên của IMF vào ngày 21/9/1956. Tính đến nay
Quỹ đã có 188 thành viên.
2.Chức năng của IMF:
-Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên;
-Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán;
-Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước
thành viên
3.Nhiệm vụ của IMF:Để thực hiện những chức năng của bản thân nó, từ đó đã hình
thành những nhiệm vụ sau đây:
- Giám sát hệ thống tiền tệ quốc tế bằng cách thường xuyên xem xét phát triển kinh
tế và tài chính quốc gia, khu vực và toàn cầu. Cụ thể là giám sát bằng 2 cơ chế là
giám sát song phương và giám sát đa phương. Giám sát song phương tức là IMF sẽ
đánh giá sâu sắc mỗi năm 1 lần về nền kinh tế của mỗi nước thành viên từ đó thảo
lận với chính phủ quốc gia đó để có các chính sách thuận lợi nhất cho kinh tế ổn
định và thịnh vượng. Bên cạnh đó IMF cũng tiến hành phân tích các xu hướng kinh
tế toàn cầu và khu vực đó là giám sát đa phương với việc xuất bản bán niên 3 ấn
phẩm: the World Economic Outlook, the Global Financial Stability Report, and the
Fiscal Monitor.
17
-IMF cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để giúp các nước thành viên tăng cường
năng lực của họ trong việc thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả như chính
sách tiền tệ, tài khóa, giám sát hệ thống tài chính và cơ chế tỷ giá.
-IMF tài trợ cho các nước thành viên phòng hờ khi họ cần để điều chỉnh sự cân
bằng của các vấn đề thanh toán. Và các quốc gia có thu nhập thấp, IMF đã tăng
gấp đôi giới hạn cho vay, thúc đẩy cho vay ở các nước nghèo của thế giới, với các
khoản vay với lãi suất ưu đãi.
4.Vai trò của IMF:Dựa trên chức năng và nhiệm vụ đã nêu về IMF thì vai trò của
nó cũng được thể hiện như sau:
-Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng cân bằng thương mại
quốc tế.
-Duy trì sự ổn định hối đoái.
-Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương.
-Cung cấp nguồn lực tài chính cho các thành viên gặp khó khăn về cán cân thanh
toán.
5.Cơ cấu tổ chức của IMF:Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc,
Ban Giám đốc Điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ
Quỹ.
Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng Thống
đốc bao gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoặc
Bộ trưởng Tài chính) và một Thống đốc phụ khuyết (để thay mặt xử lý công việc
khi Thống đốc vắng mặt) do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm. Hội đồng thống
đốc có một số các quyền hạn cụ thể, chẳng hạn như kết nạp hội viên mới, quyết
định cổ phần cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho Ban Giám đốc
Điều hành hoặc Tổng Giám đốc. Hội đồng Thống đốc IMF họp Hội nghị thường
niên kết hợp với Hội nghị thường niên của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế
giới.
Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế: Trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội
đồng Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho
các Thống đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế có
18
24 thành viên, mỗi thành viên cũng chính là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng
hay một quan chức có chức vụ tương đương.
Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều
hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại
Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm
nước có đặc điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có
Giám đốc điều hành riêng.
Tổng Giám đốc: do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5
năm. Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban
Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ
trách các cán bộ IMF. Mỗi Phó Tổng Giám đốc, phụ trách một bộ phận dưới sự chỉ
đạo của Tổng Giám đốc, có nhiệm vụ chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều
hành và duy trì các mối liên hệ với các quan chức chính phủ của nước hội viên, với
các Giám đốc Điều hành, với các cơ quan thông tin và các tổ chức khác.
6.Ảnh hưởng của IMF:
Từ khi IMF chính thức đi vào hoạt động đã làm nên kinh tế thế giới có nhiều
chuyển biến tích cực sâu sắc. Nó đã phối hợp khá nhịp nhàng với tiền thân của
WTO và Ngân hàng thế giới trong việc giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc
đại khủng hoảng những năm 1930.
Tiếp theo đó IMF giúp thúc đẩy hợp tác tiền tệ sâu rộng hơn trong việc kiểm soát
thường xuyên và gắt gao hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái nằm ở những
chính sách tiền tệ và tỷ giá của từng nước thành viên và khu vực. Bên cạnh đó IMF
cũng khuyến cáo và trợ giúp về việc ra chính sách và thực hiện linh hoạt chính
sách đó khi vào thực tiễn.
Cùng với đó IMF cũng làm cho thương mại quốc tế được mở rộng và tăng trưởng
mạnh hơn nhờ việc hỗ trợ các thành viên khi gặp vấn đề trong cán cân thanh toán;
và giúp cho các nước nghèo vay với lãi suất ưu đãi để giúp nước đó tăng trưởng
kinh tế nội địa tạo nền tảng tăng trưởng ngoại thương.
Sự kiện IMF chung ta giải quyết vấn đề nợ công của Hy Lạp và 1 số nước khác
trong khu vực EU làm chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của tổ chức này.
Tính đến 9/8/2012 IMF đã cam kết cho các nước này vay 243 tỷ USD trong đó 186
tỷ USD đã được giải ngân. Không chỉ cho vay để cải thiện tình hình tài chính của
các quốc gia này mà IMF còn liên tục hỗ trợ chuyên môn để giúp các nước này
19
nhanh chóng thoát khỏi tình trang xấu và ổn định, tăng trưởng trở lại làm khả quan
hơn môi trường kinh tế của toàn khu vực EU.
Liên hệ tới Việt Nam, thì IMF cũng vẫn thực hiện những việc của mình theo đúng
chức năng và nhiệm vụ đó là thường xuyên giám sát tình hình kinh tế Việt Nam để
từ đó đưa ra các khuyến nghị cũng như tư vấn để nước ta tăng trưởng kinh tế ổn
định hơn kéo theo là sự linh hoạt cho áp dụng chính sách để giảm thiểu những thất
bại của các chính sách đó. Chẳng hạn như năm 2012 IMF dự báo Việt Nam sẽ tăng
trưởng 5,6% và 6,3% vào năm 2013; nhưng IMF cũng khuyến cáo VN nên kiềm
chế sự nới lỏng chính sách tiền tệ và cẩn trọng hơn trong việc giảm lãi suất thường
xuyên; cũng thúc giục Việt Nam tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
E.WTO và những tổ chức quốc tế khác:
Điều V của Hiệp định Marrakesh nêu rõ, Đại Hội đồng có trách nhiệm đưa ra các
chương trình phù hợp nhằm thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả với các tổ chức liên
chính phủ có chức năng nhiệm vụ liên quan với chức năng nhiệm vụ của WTO. Sự
hợp tác đó là nhu cầu tất yếu trong sự phát triển của toàn cầu hóa cũng như của hệ
thống thương mại đa phương, đặc biệt trên khía cạnh hoạch định và thực thi các
chính sách kinh tế toàn cầu. Trong số những tổ chức liên chính phủ, WTO đặc biệt
nhấn mạnh sự hợp tác với Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB). Sự hợp tác với các tổ chức quốc tế này được thực thi thông qua việc ký kết
các hiệp định hợp tác. Những Hiệp định đó là cơ sở cho sự hợp tác Đa phương, cho
việc tư vấn thường xuyên giữa WTO và IMF, WB. Trong bộ văn kiện kết thúc
Vòng đàm phán Uruguay vào tháng 04/1994 đã bao gồm các văn kiện: Tuyên bố
về sự đóng góp của Tổ chức Thương mại Thế giới vào việc đạt được sự nhất quán
cao hơn trong hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu, Tuyên bố về mối quan hệ
giữa Tổ chức Thương mại Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế. Năm 1996, WTO, IMF
và WB đã ký kết Hiệp định giữa WTO và IMF, WB.
Sự quan tâm của WTO đối với vấn đề này không chỉ thể hiện ở Điều V của Hiệp
định Marrakesh như nói ở trên mà còn ở nhiều văn kiện khác, đặc biệt là ở các văn
bản hướng dẫn. Chẳng hạn văn bản WT/L/162 về Hướng dẫn về thiết lập các mối
quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, do Đại Hội đồng thông qua vào ngày
18/07/1996. Văn bản pháp lý này đã đưa ra định hướng cho việc đối thoại giữa
WTO và công chúng. Các tổ chức phi chính phủ còn có thể bày tỏ tiếng nói của
mình thông qua các kênh như tham dự các Hội nghị Bộ trưởng, tham gia diễn đàn
20
thảo luận các chuyên đề, và có thể liên hệ thường xuyên với Ban Thư ký của
WTO.
21
Tài Liệu Tham Khảo :
1.Trang chủ :
2.Bộ Thương mại. Kết quả Vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa
phương. NXB Thống kê, Hà Nội 2000.
3.Bộ Thương mại. Thương mại đầu tư Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO
2005. Business Guide to the World Trading System.
4.WTO.Các tài liệu liên quan đến hiệp định,và văn bản thành lập WTO.
5.Các Tài liệu tự do trên Google.
6.
7.Giáo trình Kinh tế quốc tế, tác giả Hoàng Thị Chỉnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_kttm_cua_nhom_1_9873.pdf