Tiểu luận So sánh các phương thức thanh toán quốc tế

Đối với nhà xuất khẩu: - Được đảm bảo khi họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ được thanh toán. - Có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận (đối với L/C trả chậm). 23 - Tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu(vì khi L/C đã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối). - Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không, bên nhập khẩu không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì. Đối với nhà nhập khẩu: - Kiểm soát thông qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm định độc lập phát hành. - Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, nhà nhập khẩu vẫn được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng. - Tạo được lòng tin với đối tác - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)

pdf25 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 8250 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận So sánh các phương thức thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ Giảng viên: Nguyễn Phúc Cảnh Bộ môn: Thanh toán quốc tế Chuyên ngành: Kinh Doanh Bảo Hiểm K35 Nhóm 6: Trần Văn Tuấn Bùi Trung Tín Đào Xuân Liệu Nguyễn Thị Bích Phùng Thị Thanh Hà Nguyễn Thị Bảo Linh Trần Nguyễn Trọng Nhân Năm học 2012 2 Lời mở đầu Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt. Do có những đặc điểm riêng biệt mà mỗi nước có những lợi thế để sản xuất ra những hàng hoá mà các nước khác không thể sản xuất được hoặc nếu có thể sản xuất được thì vẫn cũng với chi phí cao hơn. Từ đó phân công lao động quốc tế được hình thành một cách khách quan. Việc buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các nước đang sinh ra là phải thanh toán các hàng hoá dịch vụ và sản phẩm vào một nước nhất định. Để có thể buôn bán hàng hoá giữa các nước này với các nước khác thì Thanh Toán Quốc Tế chính là cầu nối trong giao dịch thanh toán giữa hai nước với nhau. Một nền kinh tế phát triển cao thì việc mở rộng quan hệ với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới càng phát triển. Trong ngoại thương việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia hay nhiều quốc gia phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế nhất định như phương thức chuyển tiền (Remittance), Phương thức thanh toán ghi sổ (open account), Phương thức nhờ thu (collection), Phương thức giao chứng từ nhận tiền(CADs Cash against documents /COD: Cash on delivery), Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C). Và việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ngoại thương và phù hợp với tập quán, luật lệ trong thanh toán quốc tế. Bởi mỗi hình thức thanh toan đều có những ưu và nhược điểm riêng, áp dụng trong từng trường hợp nhất định nên sự lựa chọn phương thức thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động ngoại thương này. 3 Trong bài này chúng tôi sẽ đi phân tích đặc điểm và so sánh các phương thức với nhau để làm rõ những ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng của từng phương thức thanh toán. 1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1.1. Khái niệm Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: - Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện. - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT. Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau là chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn bằng thư. 4 Trong chuyển tiền bằng điện, có chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement), thường được sử dụng trong thanh toán L/C. Ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Trên thực tế thì ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó L/C xác nhận bời ngân hàng. 1.2 Quy trình thanh toán Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền Chú thích: (1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. (2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền. Ngân hàng t rả tiền (Paying Bank) Người hưởng lợi (Beneficiary) Ngân hàng chuyển t iền (Remitting Bank) (5) Người chuyển t iền (Remitter) (1) (3) (2) (4) 5 (5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi. Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó. Nội dung giấy ủy nhiệm chuyển tiền gồm: - Họ, tên địa chỉ người chuyển tiền. - Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền. - Số tiền yêu cầu chuyển. - Họ tên, địa chỉ người hưởng lợi. - Số hiệu TK và tên ngân hàng mở TK của người hưởng lợi. 1.3 Nhận xét Hiện nay việc chuyển tiền bằng điện được các ngân hàng thực hiện qua hệ thống SWIFT vì với hình thức nhanh, an toàn, chi phí thấp. a) Ưu điểm đối với các bên - Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền. - Với ngân hàng: ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh toán thuần tuý để hưởng phí, không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý của thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển đi. b) Nhược điểm - Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên 6 (người chuyển tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước (down payment), nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu. - Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến đối tác làm ăn. - Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền. - Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi mới thực hiện. c) Phạm vi áp dụng Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường... Đây là phương thức đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh.Với phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian.Và bên xuất khẩu có nhận được tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí bên nhập khẩu. Chính vì vậy phương thức này được áp dụng đối với hai bên giao dịch tin cậy nhau. 2. Phương thức thanh toán ghi sổ (open account ) 7 2.1 Khái niệm Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một tài khoản và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, hàng quý ). Đối tượng tham gia - Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank). - Ngân hàng trả tiền (Paying bank). - Người hưởng lợi (Beneficiary) - Người chuyển tiền (Remitter). - Ngân hàng đại lý (corresponding/agent bank). 2.2 Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán ghi sổ Sơ đồ 2: qui trình của phương thức thanh toán ghi sổ (1) sau khi kí hợp đồng mua bán, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giao Ngân hàng trả tiền Ngân hàng chuyển tiền Nhập Khẩu Xuất Khẩu Ngân hàng đại lý 4b 4 2 3 1 5 4a 8 toàn bộ chứng từ. Việc giao hàng được đơn vị xuất khẩu thực hiện nhiều lần theo thỏa thuận. Sau mỗi lần giao hàng, đơn vị xuất khẩu sẽ ghi nợ trên tài khoản và gởi thông báo nợ cho đơn vị nhập khẩu (2) Vào định kỳ thanh toán qui định trong hợp đồng, đơn vị nhập khẩu sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng sẽ chuyển tiền và yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng thụ, trong đó phải ghi rõ như sau : - Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền. - Số tài khoản, Ngân hàng mở tài khoản. - Số tiền xin chuyển. - Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản ngân hàng. - Lý do chuyển tiền. - Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan. (3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng chuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền gởi giấy báo nợ cho đơn vị nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho Ngân hàng trả tiền ở nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hang trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước 4a, 4b. (5) Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi giấy báo có cho đơn vị. 2.3 Nhận xét a) Ưu điểm: 9 Nhà nhập khẩu có lợi thế hơn trong phương pháp này vì nó chính là tín dụng thương mại cho phép nhà nhập khẩu chiếm dụng khoản nợ này trong thời gian trước khi đến hạn. Điều này giúp nhà nhập khẩu không phải đối mặt với sự thiếu quỹ tiền mặt cần thiết để sinh tồn. b) Nhược điểm Phương pháp này gây bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì việc thanh toán hóa đơn là do thiện chí của bên nhập khẩu. Do đó nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. c) Phạm vi áp dụng Chỉ áp dụng khi cả hai bên là các đối tác có mối làm ăn lâu dài thực sự tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ công ty với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con, sử dụng trong thanh toán phi mậu dịch như cước phí, bảo hiểm, hoa hồng trong nghiệp vụ mội giới và ủy thác, lợi tức đầu tư. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc… 3. Phương thức nhờ thu (collection) 3.1 Khái niệm Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, bên xuất khẩu (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 10 Trong phương thức thanh toán này ngân hàng của cả hai bên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với bên xuất khẩu cũng như bên nhập khẩu. Căn cứ vào những chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: là nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu hối phiếu có chứng từ. 3.2 Nhờ thu hối phiếu trơn(Clean Collection) 3.2.1 Khái niệm Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm..) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu sau khi giao hàng, không thông qua ngân hàng. Đồng thời ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập. 3.2.2 Quy trình thanh toán 11 Sơ đồ 3: Quy trình của phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn Trình tự tiến hành nhờ thu hối phiếu trơn: (1). Người xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho người xuất khẩu. (2). Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, gửi ngân hàng bên mình để nhờ họ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. (3). Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên nhập khẩu. (4). Ngân hàng bên nhập khẩu gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát và chuyển lại cho ngân hàng bên mình. (5). Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận cho người nhập khẩu. (6). Ngân hàng bên nhập thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng bên xuất khẩu. (7). Ngân hàng bên xuất khẩu thanh toán hoặc giao hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu. 3.2.3 Nhận xét - Ưu điểm: thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp (bởi Ngân hàng chỉ là trung gian nhận tiền). Có lợi thế cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu có thể kiểm tra hàng trước khi nhận, chủ động trong việc thanh toán. 12 - Nhược điểm: Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau, bộ chứng từ đã giao cho bên mua nên không thể khống chế được việc thanh toán bên mua. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán . - Phạm vi áp dụng: phương thức này chỉ nên áp dụng trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ…. 3.3 Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) 3.3.1 Khái niệm Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức trong đó nguời bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở bên nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu bên nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho bên nhập khẩu nhận hàng. 3.3.2 Quy trình thanh toán Sơ đồ 4: Quy trình của phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ 13 (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng. (2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng thu hộ. (4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu. (5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ. (6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận hàng. (7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu. (8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu. 3.3.3 Nhận xét - Ưu điểm: Đối với nhà xuất khẩu: - Nhà xuất khẩu có thể khống chế nhà nhập khẩu bằng bộ chứng từ, nó chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán. 14 - Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán. - Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết công việc. Đối với nhà nhập khẩu: - Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. - Đối với D/A, nhà nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn trong 1 khoảng thời gian trước hạn. Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình: - Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan. - Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại. - Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng. - Nhược điểm: Đối với nhà Nhập Khẩu, chưa biết được tình trạng hàng hóa đã phải thanh toán và chấp nhận thanh toán. Đối với nhà Xuất Khẩu , việc thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người Nhập Khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng mà Ngân hàng không có trách nhiệm bồi hòa hay bắt người mau bồi hòa cho nhà Xuất Khẩu. 15 - Phạm vi áp dụng: phương thức này chỉ có thể áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên hay dùng để thanh toán các loại cước vận chuyển, bảo hiểm, bưu điện…. 4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CADs Cash against documents/COD: Cash on delivery) 4.1 Khái niệm Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CADs Cash against documents /COD: Cash on delivery) là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu sau khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo thỏa thuận. Bộ chứng từ dùng trong phương thức CADs: - Thư xác nhận (confirmation letter) - Bản copy vận đơn thương mại có xác nhận của đại diện đơn vị nhập khảu ở nước xuất khẩu. - Vận đơn gốc gồm 3 bản chính. - Hóa đơn thương mại gồm 3 bản chính. - Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng và chất lượng của hàng hóa. - Thông báo giao hàng. - Một số chứng từ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đối tượng tham gia: Đơn vị xuất khẩu (Seller/Beneficiary), Đơn vị nhập khẩu (Buyer), Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu (Beneficiary bank). 16 4.2 Quy trình thanh toán Sơ đồ 5 quy trình thanh toán của phương pháp giao chứng từ nhận tiền Chú thích (1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác, số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng. (2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết . (3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng . (4) Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng. (5) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp thì thanh toán cho nhà xuất khẩu. Xuất Khẩu Nhập Khẩu Ngân hàng (Beneficiary bank) 5 4 3 2 1 6 17 (6) Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác. 4.3 Nhận xét a) Ưu Điểm: - Thủ tục thanh toán đơn giản, xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ với bản ghi nhớ là được thanh toán ngay. - Chuyển tiền từ ngân hàng bên bên nhập khẩu qua bên xuất khẩu nhanh. - Phương thức này rất có lợi cho bên xuất khẩu, giao hàng xong là được thanh toán ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản. b) Nhược điểm: - Bên nhập khẩu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước Bên xuất khẩu vì phải xác nhận hàng hoá trước khi gửi. - Việc kí quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại Ngân hàng. Nếu bên xuất khẩu ko giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ ko được hưởng lãi suất. c) Phạm vi áp dụng - Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau. - Hàng hóa thuộc loại khan hiếm. - Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện bên nhập khẩu về việc giao hàng hóa. 5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) 5.1 Khái niệm Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng trả một số 18 tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng . Theo điều 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp vụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Các loại thư tín dụng chứng từ  Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.  Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người thụ hưởng L/C.  Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C):Là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này. 19  Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): Là L/C không huỷ ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.  Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được l/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.  Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở.  Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và vẫn tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.  Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở.  Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiến ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người 20 nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu Các bên tham gia thanh toán gồm có : - Người xin mở thư tín dụng : Là người nhập khẩu hàng hóa , bên nhập khẩu - Ngân hàng mở thư tín dụng : Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu , nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu . Là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định trong hợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu có quyền lựa chọn . - Người hưởng lợi , là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định . - Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng dại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu Ngoài ra còn có thể có các bên ngân hàng khác tham gia như: - Ngân hàng xác nhận(the confirming bank) : là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hơp Ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu . - Ngân hàng thanh toán(The paying bank) : có thể là Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định. - Ngân hàng thương lượng(The negotiating bank) - … 21 5.2 Quy trình thanh toán Sơ đồ 6 quy trình thanh toán của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Chú thích (1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. (2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. (3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. (4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu. (5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng. (3) (8) (9) (11) (12) (2) (7) (6) (4) (1) (5) Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo Người mở (Nhà NK) Người hưởng (Nhà XK) 22 (6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán. (7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán. (8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. (9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhập. (10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. 5.3 Nhận xét Qua nội dung và trình tự thanh toán thì cho thấy phương thức chứng từ có thể đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên xuất và nhập khẩu. Bên nhập khẩu thì được ngân hàng đảm bảo thanh toán, bên nhập khẩu thì được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán. Do đó phương thức này được sủ dụng chủ yếu trong các giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay. a) Ưu điểm: Đối với nhà xuất khẩu: - Được đảm bảo khi họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ được thanh toán. - Có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận (đối với L/C trả chậm). 23 - Tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu(vì khi L/C đã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối). - Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không, bên nhập khẩu không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì. Đối với nhà nhập khẩu: - Kiểm soát thông qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm định độc lập phát hành. - Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, nhà nhập khẩu vẫn được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng. - Tạo được lòng tin với đối tác - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). b) Nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Đối với nhà xuất khẩu : - Khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ không phù hợp với LC thì mọi thanh khoản(chấp nhận) đều có thể bị từ chối. - Nếu ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán bộ chứng từ có hợp lệ cũng không được thanh toán. Đối với nhà nhập khẩu 24 - Việc thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng thực tế. - Kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài chứng từ nên dễ xảy ra gian lận trong chứng từ giả mạo. - Thủ tục mở LC rườm rà, mất nhiều thời gian công đoạn. 6. Tổng kết Qua các phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ từng ưu và nhược điểm của mỗi phương thức đối với hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Và dựa trên lợi thế của hai bên trong mỗi phương thức chúng tôi đánh giá các mức độ lợi thế cho mỗi bên như sau: Xuất Khẩu Nhập Khẩu Chuyển tiền trả trước Ghi sổ Giao chứng từ nhận tiền ngay Nhờ thu hối phiếu trơn Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ Chuyển tiền trả sau Tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ Nhờ thu hối phiếu trơn Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ Chuyển tiền trả sau Giao chứng từ nhận tiền ngay Ghi sổ Chuyển tiền trả trước Như bảng đánh giá trên thì chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là cân bằng quyền lợi cho hai bên nhất, nên phương thức này cũng chính là phương thức được giao dịch trong thanh toán quốc tế hiện nay. Tài liệu tham khảo: 25 - PGS-TS Trần Hoàng Ngân, TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Thanh Toán quốc tế, HCM. - - - th%E1%BB%A9c-giao-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%AB- nh%E1%BA%ADn-ti%E1%BB%81n-ngay-cad-or-cod/ - - th%E1%BB%A9c-thanh-toan-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-trong- kinh-doanh/ - chuy%E1%BB%83n-ti%E1%BB%81n-trong-thanh-toan- qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbh35_so_sanh_cac_phuong_thuc_thanh_toan_quoc_te_26_02_2012_5329.pdf
Luận văn liên quan