Tiểu luận Sự độc lập của ngân hàng trung ương tác động đến việc thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu

Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi trong bài nghiên cứu này là để mở rộng phân tích những ích lợi của IT. Những nghiên cứu gần đây có khuynh hướng tìm ra nhiều chứng cứ về việc IT kéo thấp lạm phát xuống nhiều hơn ở các nước mới nổi lên hơn là trong các nước tiên tiến, mặc dù những kết quả chưa thuyết phục được. Chúng tôi thêm vào tài liệu bằng cách phân tích vai trò của CBI trong việc khuyếch đại tác động của IT trong những nền kinh tế mới nổi. Về lý thuyết, tác động của CBI là mơ hồ. CBI thấp có thể làm mạnh thêm tác động của IT như là kết quả của tác động khá hơn , tức là IT có thể gây ra tài khóa lớn hơn hay những thay đổi thể chế trong những đấ t nước có CBI thấp mà chủ yếu là cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nếu CBI chính là một tiền đề cho sự thành công cuả IT hoặc đẩy mạnh những tiền đề khác , khi đó CBI thấp có thể làm ảnh hưởng không tốt đến những tác động có lợi của IT. Chúng tôi tìm ra được những ích lợi lớn hơn của IT đối với những nền kinh tế CBI thấp nhưng không có tác động lớn đến với những nền kinh tế CBI cao, giả thuyết là tác động cải thiện đó là quan trọng. Kết quả của chúng tôi cũng cung cấp một sự giải thích đối với một chút tác động ngầm của IT đã được tìm thấy trong những nghiên cứu trước mà không phân biệt tác động của IT dựa trên CBI.

pdf47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự độc lập của ngân hàng trung ương tác động đến việc thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho các nền kinh tế mới nổi được lấy từ nghiên cứu của Brito anh Bystedt (2010), họ sử dụng dữ liệu của Batini và Laxton (2007). Biến IT giả định một giá trị trong một khoảng thời gian ba năm, nếu một chế độ IT diễn ra trong cả ba năm của thời kỳ này, nó được thiết lập bằng hai phần ba hoặc một phần ba, nếu một chế độ IT được diễn ra cho chỉ hai năm hoặc một năm. Chúng ta có thể làm sáng tỏ các hệ số của biến IT, như sau: IT quốc gia cộng hoặc trừ lạm phát ít hơn không có mục tiêu (bỏ qua sự tác động qua lại) hay là tương đương nếu IT quốc gia có thể giảm lạm phát trên trung bình % Với phương pháp của CBI, chúng tôi xem xét các chỉ số CBI ở Cukierman et al (1992), dựa trên các khía cạnh pháp lý độc lập (LEGAL) – số này càng cao thì mức độ độc lập của ngân hàng trung ương càng cao và tỷ lệ thay đổi các thống đốc của ngân hàng trung ương (TURNOVER) – số này càng cao thì mức độc lập của ngân hàng trung ương càng thấp. Các chỉ số có sẵn cho đến năm 1989 của cả các nền kinh tế đang phát triển và đã phát triển, giả định 1 giá trị cho một thâp kỷ. Họ đã đo từ 0 đến 1 với CBI cao hơn cho chỉ số LEGAL và CBI thấp hơn cho chỉ số TURNOVER. Chỉ số pháp lý được mở rộng đến năm 2002 cho 24 quốc gia Mỹ La Tinh và Caribbean bởi Jacome và Vazquez (2005), họ cũng đã cộng thêm một vài quốc gia vào mẫu và đến 1999 đối với các nước phát triển bởi Siklos (2008). Chỉ số TURNOVER được bổ sung thêm với dữ liệu sau 1990 từ Crowe và Meade (2007) và Dreher et al. (2008) Có ba điểm đáng chú ý liên quan đến các chỉ số này. Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, không phải các quốc gia theo đuổi IT đều có một CBI cao và có sự thay đổi đáng kể trong các biến của CBI, chúng có thể được khai thác để xác định được vai trò của CBI. Thứ hai, phương pháp này cung cấp thông tin bổ sung về CBI ngoài công cụ độc lập. Như đã thảo luận trong Batini and Laxton (2007), hầu hết ngân hàng trung ương đã có GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 13 ít nhất công cụ độc lập ngay thời điểm thông qua (IT) lạm phát mục tiêu.[7]. Tuy nhiên, nhiều thứ bị thiếu trong những khía cạnh khác của (CBI) mà được phản ánh qua các biện pháp pháp lý, bao gồm sự tự do về nghĩa vụ mua nợ chính phủ, tầm quan trọng của lạm phát trong những mục tiêu khác, và mức độ cao về an ninh việc làm với thống đốc ngân hàng trung ương (Batini and Laxton, 2007). Thêm vào đó, thước do “turnover” cung cấp thông tin an ninh việc làm cho thống đốc. Thứ ba, vấn đề tiềm ẩn với biện pháp luật pháp là những gì được viết ra trong luật có thể rất khác nhau với thực tế. Điều này đúng với nền kinh tế mới nổi. Tương tự như thế, công cụ độc lập không bao hàm sự độc lập trên thực tế. Tóm lại, Cukierman, et al. (1992) lập luận thước đo “turnover” thích hợp cho nền kinh tế mới nổi hơn biện pháp pháp lý, trong khi đối với các nước phát triển, biện pháp pháp lý biểu thị rõ về (CBI) sự độc lập của ngân hàng trung ương. Những vấn đề này được thảo luận thêm trong phần 3 và 4. Cuối cùng, theo lý thuyết chúng tôi bao gồm một biến giả HIGHINFL đã chỉ ra lạm phát trung bình cao (>40%) trong thời gian kiểm soát biến động kinh tế vĩ mô mà có thể khác nhau trong những nước có lạm phát cao (Brito and Bystedt, 2010; Batini and Laxton, 2007; IMF, 2006). Chúng tôi cũng thử nghiệm với việc loại bỏ lạm phát cao trong mục 3.1. 2.2 Tóm tắt thống kê: Tổng hợp thống kê cho tất cả các quan sát, các nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi được cung cấp trong bảng 1. Thời gian mẫu 1980-2006, được chia thành giai đoạn 3 năm. Có 66 nước; 22 nước có nền kinh tế phát triển, và 44 nước nền kinh tế mới nổi. [7] : Tính độc lập của công cụ tài chính xảy ra khi ngân hàng trung ương có toàn quyền thiết lâp ông cụ chính sách, thường là lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra. Sự độc lập trong mục tiêu mà ngân hàng trung ương thiết lập mục tiêu chính sách như lạm phát mục tiêu là điều không phổ biến, thậm chí ở các nước phát triển. (Debelle and Fischer, 1994). GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 14 Các nước kinh tế phát triển chiếm 27% cuộc điều tra. Cả các nền kinh tế đã phát triển và mới nổi có lạm phát mục tiêu khoảng 13%. Mặc dù hơi bất ngờ, các quốc gia mới nổi có tỷ lệ thay đổi TURNOVER của từng thống đốc ngân hàng trung ương cao, cao hơn mức trung bình của CBI. Điều nó nhấn mạnh rằng thước đo luật pháp không phản ánh chính xác CBI ở các nền kinh tế mới nổi, như Cukierman, et al. (1992). Các nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng đầu ra cao. Họ cũng đã có kinh nghiệm về thời kỳ siêu lạm phát như là tối đa hóa giá trị của lạm phát. Bảng 2 trình bày tóm tắt thông tin thống kê được phân theo loại hình quốc gia (phát triển và mới nổi), chế độ tiền tệ (có mục tiêu và không có mục tiêu, được xác định bằng biến lạm phát mục tiêu), và sau đó là bằng thời gian (trước và trong lạm phát mục tiêu). Đối với các quốc gia đã phát triển (mới nổi) không có mục tiêu, lạm phát mục tiêu trung bình thông qua các nước đã phát triển (mới nổi), 1995 (1999), được sử dụng để chia mẫu. Theo các nước phát triển, thời kỳ lạm phát mục tiêu được kết hợp với lạm phát thấp, phát triển cao và lạm phát thấp, đầu ra không ổn định. Tuy nhiên, điều này cũng thấy ở các nước không theo đuổi lạm phát mục tiêu mặc dù vậy sự chênh lệch là không nhiều. Mô hình tương tự cho nền kinh tế mới nổi, mặc dù thời gian được cải tiến cho mục tiêu là đáng kể hơn so với không có mục tiêu. Theo ví dụ, kinh nghiệm của nền kinh tế mới nổi có mục tiêu giảm so với lạm phát trung bình của 10%, trong khi không có mục tiêu là ở điểm 4%. Điều này được gợi lại cho kết quả trước đây trong các tài liệu thu thập được từ các tài liệu bằng cách ước tính khác nhau trong sự khác biệt. Tuy nhiên, theo lạm phát trung bình trước và sau lạm phát mục tiêu có thể gây hiểu lầm và có thể phóng đại các lợi ích của lạm phát mục tiêu. Như đã chỉ ra bởi Brito và Bystedt (2010), kinh nghiệm mục tiêu có lạm phát trung bình cao hơn không có mục tiêu từ sau năm 1980 và đạt được giữa 1990. Trước lạm phát mục tiêu với lạm phát thấp hơn không có mục tiêu. Mô hình lạm phát này có thể gây ra vấn đề ước tính khác nhau trong sự khác biệt là được đặt trên sự khác nhau của lạm phát trước và sau lạm phát mục tiêu. Cuối cùng, GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 15 bảng 2 chỉ ra rằng các nền kinh tế mới nổi bắt đầu bằng lạm phát trung bình cao và lạm phát biến động, kinh nghiệm giảm mạnh hơn trong các biến hơn là kinh tế đã phát triển. Trong bảng 3, chúng tôi giới hạn chú ý các nền kinh tế mới nổi và trình bày trên cơ sở chế độ tiền tệ, thời kỳ, và mức độ của CBI là sử dụng tỷ lệ thay đổi TURNOVER như là đại diện. Trong một khía cạnh nào đó, chúng tôi trình bày tóm tắt các thông tin thống kê cho TURNOVER dưới và trên 0,26. Như đã mô tả ở phần kết quả TURNOVER là 0,26 phù hợp với mức độ chia cắt, ảnh hưởng đến lạm phát trung bình được xác định ở mức 10%. Nó cũng có giá trị ý nghĩa cho TURNOVER (trung bình là 0,2). Với mục tiêu là TURNOVER thấp/ CBI cao. Lạm phát trung bình rớt xuống mức 11 (8%) sau lạm phát mục tiêu. Trong khi không có mục tiêu rớt xuống ở điểm 8 (4%). Theo mục tiêu với TURNOVER >= 0,26. lạm phát trung bình rớt xuống mức 55 (20%), trong khi không có mục tiêu rớt xuống mức 22 (5%). Do đó, các quốc gia có TURNOVER cao /CBI thấp có sự sụt giảm lớn hơn trong lạm phát bất kể chế độ tiền tệ hơn các quốc gia có CBI cao. Thứ hai, giữ CBI không đổi, Nước targeter thì tăng trưởng trong tương lai hơn là Non-targeter. Thứ 3, sự khác nhau trong cải tiến giữa có mục tiêu và không có mục tiêu lớn hơn cho các nước CBI thấp. Do đó, đối với lạm phát trung bình, bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng lạm phát mục tiêu thấp hơn lạm phát, liên quan đến chế độ tiền tệ, trong các quốc gia CBI thấp. Lưu ý rằng, một mô hình tương tự có thể cho thấy TURNOVER và ngân sách thâm hụt. Đặc biệt, cả TURNOVER và thâm hụt ngân sách cũng không làm thay đổi sự gia tăng nhiều hay ít của các quốc gia có CBI cao, bất kể rằng có lạm phát mục tiêu hay không, Theo các quốc gia CBI thấp, nó làm giảm thâm hụt ngân sách cho cả có mục tiêu hay không mục tiêu, nhưng giảm trung bình cho mục tiêu (từ thâm hụt 3,2% đến thặng dư 0,1%) lớn hơn đáng kể so với sự sụt giảm của không có mục tiêu ( từ 1,1% thâm hụt thành 0,8% thặng dư). Điều này phù hợp với giả thuyết rằng lạm phát mục tiêu kéo chinh phủ trong các quốc gia CBI thấp tăng kỷ luật tài khóa, làm giảm sự cần thiết cho tài trợ của thâm hụt ngân sách thông qua việc tạo ra tiền, làm giảm tỷ lệ làm phát trung GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 16 bình như trong kết luận. Ngoài ra, TURNOVER giảm trong các quốc gia CBI thấp theo lạm phát mục tiêu nhưng gia tăng nhẹ trong các quốc gia CBI cao. Ở phần 4, chúng tôi dự định làm giảm thâm hụt ngân sách và cải thiện mức đô của CBI như là kênh quan trọng thông qua lạm phát mục tiêu là thành công trong việc giảm lạm phát của quốc gia CBI thấp. Đối với mục tiêu TURNOVER thấp/CBI cao, biến động lạm phát trung bình rớt xuống 3 (1%) sau lạm phát mục tiêu. Trong khi không có mục tiêu rớt xuống điểm 4 (2%). Với mục tiêu TURNOVER >=0,26, biến động lạm phát trung bình rớt xuống điểm 19 (3%), trong khi không có mục tiêu rớt xuống điểm 7 (2%). Như với lạm phát trung bình, kinh nghiệm của các quốc gia có TURNOVER cao/CBI thấp, giảm lớn hơn trong biến động lạm phát bất kể chế độ tiền tệ hơn là có mục tiêu, trong khi các quốc gia có TURNOVER cao, ngược lại là đúng. Vì vậy mục tiêu lạm phát tốt hơn, liên quan đến chế độ tiền tệ khác trong các quốc gia CBI thấp. Đối với mục tiêu TURNOVER thấp/CBI cao, sự tăng trưởng trung bình tăng ở điểm 1 (1,2%) sau lạm phát mục tiêu trong khi không có mục tiêu tăng 1,2 (1%). Với mục tiêu TURNOVER >=0,26, tăng trưởng trung bình tăng ở điểm 0,6 (1,4%), trong khi không có mục tiêu tăng ở điểm 0,4 (1,4%). Vì vậy kết quả chỉ ra rằng kinh nghiệm có mục tiêu hay không có mục tiêu tăng tương tự trong tăng trưởng và cải thiện không đang kể với mức CBI. Cuối cùng, mục tiêu TURNOVER thấp, CBI cao, biến động tăng trưởng trung bình rớt xuống diểm 1,3 (8%), trong khi không có mục tiêu rớt xuống điểm 1,8 (1,1%). Đối với mục tiêu TURNOVER cao, phát triển trung bình (điểm giữa) rơi không ổn định xuống 1.2 (1.6) % điểm, trong khi đó đối với không mục tiêu thì rơi xuống 0.5 (0.65%) điểm. Vì vậy, đối với các quốc gia có TURNOVER thấp hơn, không mục tiêu khẳng định nhỉnh hơn qua thời gian so với mục tiêu, trong khi điều ngược lại thì đúng cho các GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 17 quốc gia có doanh số cao. Các chứng cứ sơ bộ vì thế cho rằng lạm phát mục tiêu thể hiện tốt hơn, cân đối với các chế độ khác, trong các quốc gia có CBI thấp. Bảng 4 thể hiện sự tương quan của các mẫu cho mẫu chung, các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. IT tương quan với lạm phát trung bình thấp hơn, biến động lạm phát, và phát triển không ổn định cho cả hai nền kinh tế phát triển và nổi trội. Nó tương quan với sự phát triển thấp hơn ở mẫu đầy đủ và các nền kinh tế mới nổi nhưng lại tương quan sự phát triển cao hơn ở các nền kinh tế phát triển. Như mong đợi, LEGAL và TURNOVER cho ra kết quả tương quan nghịch biến. Hơn nữa, lạm phát và lạm phát không ổn định thể hiện sự tương quan nghịch biến với LEGAL cho cả hai nhóm, trong khi chúng lại tương quan với TURNOVER cho nền kinh tế mới nổi, như đã cho rằng như vậy. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế phát triển, dấu hiệu của sự tương quan giữa lạm phát và lạm phát không ổn định với TURNOVER cho ra kết quả tương quan nghịch biến, không như mong đợi. Như đã thảo luận trong Cukierman (1992), TURNOVER không phải là thước đo tốt cho CBI ở các nền kinh tế phát triển, trong khi LEGAL không ngụ ý thể hiện CBI ở các nền kinh tế mới nổi. Chúng ta trở lại với phát biểu này trong phần kết quả. 3. Kết quả: Bảng 5 trình bày kết quả từ ước lượng của phương trình (1) mà không có chỉ số CBI như là một so sánh với những phát hiện trước đó. Tuy nhiên,chúng tôi hạn chế các mẫu cho các quốc gia có dữ liệu trên CBI. 8 Trong ước lượng điểm chuẩn GMM của chúng tôi, chúng tôi xem cả biến IT và biến CBI cùng với các biến phụ thuộc trễ như là các biến hồi quy được xác định trước (mặc dù không hoàn toàn ngoại sinh). Vì vậy, chúng tôi giả định rằng lạm phát hiện nay không ảnh hưởng đến việc thực hiện IT mặc dù lạm phát quá khứ có thể. Trong phần 3.2, chúng tôi thử nghiệm với việc xem các biến IT và CBI là nội sinh.9 Biến giả HIGHINF được xem như là một biến nội sinh trong tất cả các phép hồi quy. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 18 Kết quả chỉ ra rằng IT liên quan đến chế độ tiền tệ khác,kéo lạm phát trung bình trong mẫu tổng thể xuống 1.7%, 0.34% ở các nước tiên tiến (nhưng không đáng kể), và 2% trong nền kinh tế đang nổi lên (p-value = 0.11 ). Kết quả cho cả nền kinh tế phát triển và nền kinh tế đang nổi lên đều phù hợp với phần lớn các nghiên cứu trước đây. Trong khi IT được mong đợi làm giảm biến động lạm phát (Cecchetti và Ehrmann, năm 2002), cột 4 - 6 trong bảng phía trên cho thấy IT không có một tác động đáng kể. Kết quả này cho các nền kinh tế mới nổi là phù hợp với Brito và Bystedt (2010) nhưng không phù hợp Lin và Ye (2009) và Batini và Laxton (2007), những người tìm ra rằng IT làm giảm biến động lạm phát. Các tác dụng không đáng kể đối với các nền kinh tế phát triểnlà phù hợp Ball (2010). Trong bảng dưới cùng, IT làm giảm tốc độ tăng trưởng trung bình trong mẫu đầy đủ cho nền kinh tế mới nổi, nhưng tăng tăng trưởng cho nền kinh tế phát triển. Kết quả cho nền kinh tế mới nổi là phù hợp Brito và Bystedt (2010), nhưng kết quả cho nền kinh tế phát triển là trái ngược với Ball (2010), người tìm thấy nó không có ảnh hưởng trong nền kinh tế phát triển. Cột 4 - 6 trong bảng dưới cùng chỉ ra rằng IT có tác động ngược chiều nhưng không đáng kể về biến động tăng trưởng trong mẫu đầy đủ (p-value = 0.14) và cho nền kinh tế mới nổi (p-value = 0,24) nhưng hiệu quả cùng chiều và không đáng kể đối với các nền kinh tế phát triển. Kết quả cho nền kinh tế mới nổi là tương tự như Brito và Bystedt (2010), Batini và Laxton (2007), và Goncalves và Salles (2008), những người tìm thấy một tác động ngược chiều và đáng kể. Kết quả cho nền kinh tế phát triển là phù hợp với Ball (2010), người tìm thấy một hệ số cùng chiều nhưng không đáng kể.1 1 8Ví dụ, các kết quả cho nền kinh tế mới nổi rất gần với cột 5 Bảng 3 và 4 trong Brito và Bystedt (2010). Sự khác biệt duy nhất là hai quốc gia của họ đã không có dữ liệu về Turnover. Ngoài ra, các quốc gia với các dữ liệu về Turnover không nhất thiết phải có dữ liệu cho tất cả các thời kỳ, kết quả trong một tổn thất hơn nữa của các quan sát. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 19 Cuối cùng, HIGHINFL kết hợp cùng chiều với lạm phát trung bình, biến động lạm phát, và sự biến động tăng trưởng cao hơn, nhưng tăng trưởng bình quân thấp hơn. Đối với nền kinh tế phát triển, biến được bỏ qua do cộng tuyến vì chỉ có một quốc gia trải qua một thời kỳ lạm phát cao. Bảng 6 thể hiện kết quả ước tính từ phương trình (1) với lạm phát trung bình là biến phụ thuộc mà chúng tôi bao gồm CBI và tương tác của nó với IT. Chúng tôi cung cấp kết quả cho mẫu đầy đủ, các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi sử dụng hoặc LEGAL hoặc TURNOVER làm thước đo CBI. Để kiểm tra hiệu quả của IT, chúng tôi sử dụng hệ số của IT và hệ số IT*CBI. Trong mẫu đầy đủ có định rõ (1) kết quả đưa đến là IT không ảnh hưởng gì đến lạm phát, bất chấp sự độc lập luật pháp. Tuy nhiên mẫu đầy đủ chỉ rõ (2), hệ số IT*TURNOVER lại phủ nhận và quan trọng, đưa đến là IT hiệu quả hơn trong việc giảm lạm phát ở những quốc gia có mức TURNOVER cao hơn. Cụ thể là, tác động của IT lên lạm phát là 36.3% điểm khác với các quốc gia có mức TURNOVER cao nhất so với các quốc gia có mức thấp nhất, các quốc gia khác bằng nhau.Tính toán xa hơn tiết lộ là tác động của IT là phủ định quan trọng nhưng chỉ đối với các quốc gia TURNOVER lớn hơn hoặc bằng 0.26, cao hơn chút ít so với mức trung bình của mẫu đầy đủ. Kích thước của ảnh hưởng dự đoán lên lạm phát trung bình khi TURNOVER bằng 0.26 xấp xỉ -3% điểm. Ảnh hưởng này gia tăng khi TURNOVER gia tăng đến tối đa là -29.9% điểm đối với quốc gia với TURNOVER bằng với 1. Vì vậy tác động của IT lên lạm phát trung bình trong mẫu thử đầy đủ phụ thuộc vào mức độ CBI. Tác động này là bằng chứng, tuy nhiên, chỉ khi chúng tôi sử dụng TURNOVER làm thước đo CBI. Chúng tôi sẽ giải thích ngắn tại sao tình hướng như vậy. 9Các số liệu thống kê tóm tắt trong bảng 2 cho thấy rằng các nước đang lạm phát cao hơn có nhiều khả năng áp dụng IT, cho thấy khả năng phản hồi, có lẽ với một độ trễ. Do đó, chúng tôi xem IT như là một biến được xác định trước (hoặc như là một biến nội sinh như là một kiểm tra thực nghiệm) thay vì một biến ngoại sinh GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 20 Đối với các nước tiên tiến, IT không có một tác động đáng kể cho tất cả các giá trị của LEGAL trong cột (3) và TURNOVER trong cột (4). Đối với nền kinh tế đang nổi (5), IT không có tác động đáng kể đến lạm phát đối với bất kỳ giá trị của quy phạm pháp luật. Ngoài ra, hệ số IT*LEGAL là không đáng kể, ngụ ý rằng tất cả, pháp lý độc lập không làm thay đổi tác động của IT đối với lạm phát. Kết quả đặc tả (6), tuy nhiên, hàm ý rằng tác động của IT khác nhau 57% trong nước với mức TURNOVER cao nhất so với mức thấp nhất, tất cả các khoản khác bằng nhau (chúng tôi thảo luận về các hệ số này và sự hiện diện của tác động bên ngoài tại Mục 3.1). Cụ thể, hiệu quả của IT là có ý nghĩa tích cực ở cấp độ 10% với TURNOVER ít hơn hoặc bằng 0,06 (4 quốc gia và 11 quan sát). Ngược lại, hiệu quả là đáng kể tiêu cực ở mức 10% khi TURNOVER lớn hơn hoặc bằng 0,26 (25 quốc gia và 114 quan sát), mà là mức trung bình đối với các nền kinh tế mới nổi. Đối với các quan sát với TURNOVER ở giữa 0,06 và 0,26 (34 quốc gia, 175 quan sát), IT không có ảnh hưởng đáng kể. Điều này được mô tả trong Hình 1, trong đó trình bày các hiệu ứng biên của IT trên lạm phát trong nền kinh tế mới nổi cho các giá trị khác nhau của TURNOVER và sự tự tin 90% khoảng thời gian. Để tóm tắt, kết quả đặc tả (6) có nghĩa là, IT không có ảnh hưởng đáng kể khi TURNOVER ít hơn 0,26 nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm lạm phát liên quan đến chế độ tiền tệ cho số lượng lớn các nền kinh tế mới nổi với Turnover trên 0,26. Kích thước của các tác động dự đoán về lạm phát khi TURNOVER bằng 0,26 là - 4,6%. Hiệu ứng này phát triển như TURNOVER tăng đến tối đa là 46,6% khi Turnover tương đương với 1. Cuối cùng, các hệ số của quy phạm pháp luật, chính nó là không đáng kể trong cả ba mẫu. Các hệ số Turnover, chính nó có dấu hiệu dự đoán tích cực và có ý nghĩa quan trọng trong toàn mẫu và đối với các nền kinh tế đang nổi lên, ngụ ý rằng CBI thấp có liên quan với lạm phát cao hơn. Chú ý, tuy nhiên, đối với mẫu đầy đủ và nền kinh tế mới nổi, các hệ số của TURNOVER và IT*TURNOVER tương đương về độ lớn nhưng GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 21 có dấu hiệu ngược lại. Điều này chỉ ra rằng IT là có thể trung hòa tác động của CBI thấp lên lạm phát. Như đã đề cập ở trên, chúng tôi tìm thấy bằng chứng cho thấy IT làm giảm lạm phát tương đối so với các chế độ khác trong mẫu đầy đủ khi chúng ta sử dụng Turnover như là một biến CBI, nhưng không đúng khi chúng ta sử dụng quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật không có tác dụng đối với các nước tiên tiến, mà dường như không được hưởng lợi từ IT. Nó cũng không hiệu quả cho các nền kinh tế mới nổi, mặc dù có nhiều lợi ích từ IT, có lẽ vì các biện pháp pháp lý độc lập không chính xác ở các nước mới nổi (Cukierman, et al.1992). Trong khi đó, Turnover có tác dụng mạnh mẽ trong nền kinh tế mới nổi, nhưng nhỏ hơn và có ý nghĩa thống kê yếu hơn (mặc dù vẫn còn đáng kể) có hiệu lực trong mẫu đầy đủ. Sự sụt giảm trong độ lớn và ý nghĩa với đầy đủ các mẫu có thể được giải thích bởi thực tế rằng một số các nước tiên tiến có tỷ lệ Turnover cao hơn so với các nước đang phát triển, nhưng vẫn không chịu những tác động mang lại lợi ích của IT. Cukierman, và cộng sự (1992) lập luận rằng biện pháp này là ít chỉ dẫn của CBI cho các nước tiên tiến hơn so với các biện pháp pháp lý. Trong các mẫu đầy đủ, hiệu quả của Turnover, mặc dù yếu hơn, vẫn còn đáng kể. Lý do là các nước tiên tiến có tỷ lệ Turnover thấp hơn trên các tác động trung bình và nhỏ hơn của IT so với các nền kinh tế mới nổi, trong khi các nền kinh tế đang nổi lên với tỷ lệ Turnover cao cho thấy sự giảm lớn hơn trong lạm phát so với những nước với tỷ lệ Turnover thấp.(11) Bảng 7 trình bày kết quả từ dự toán của phương trình (1) với biến động lạm phát là biến phụ thuộc. Bất kể giá trị của pháp lý hay Turnover, hiệu quả của IT không có tác động đáng kể trong mẫu đầy đủ và cho nền kinh tế mới nổi. Đối với nền kinh tế tiên tiến, tuy nhiên, IT làm tăng đáng kể biến động lạm phát đối với pháp luật lớn hơn hoặc bằng 0,51 (trên trung bình của 0,42) (CBI cao). Kích thước của các tác động dự đoán biến (11) Lời giải thích này tương tự như trong Cukierman và cộng sự (1992): Tại sao Turnover là quan trọng trong giải thích lạm phát trung bình cho các nước đang phát triển và tất cả các mẫu, mặc dù nó không phải là quan trọng cho các nước công nghiệp. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 22 động lạm phát khoảng từ 0,9% (quy phạm pháp luật bằng 0,51) đến 3.7 (quy phạm pháp luật bằng 1,0). Vì vậy IT trong các nền kinh tế tiên tiến có CBI dẫn đến một sự gia tăng tương đối biến động lạm phát so với các nước có CBI thấp. Không có hiệu lực trong nền kinh tế tiên tiến cho tất cả các giá trị của Turnover. Bảng 8 trình bày các kết quả từ dự toán của phương trình (1) với tốc độ tăng trưởng trung bình là biến phụ thuộc. Trong các mẫu đầy đủ, IT có liên quan với mức tăng trưởng thấp hơn trong nước CBI thấp khi chúng tôi sử dụng Turnover là biện pháp của CBI. Cụ thể, IT đã không có hiệu lực cho tất cả các giá trị của Quy phạm pháp luật nhưng có một ảnh hưởng tiêu cực đáng kể cho Turnover lớn hơn 0,21. Ở các nền kinh tế tiên tiến, hiệu quả của IT là tích cực và quan trọng đối với quy phạm pháp luật giữa 0,22 và 0,46, với sự gia tăng tăng trưởng từ 1,5 đến 1,0 %. Hiệu ứng này là không đáng kể với tất cả các giá trị của Turnover. Đối với nền kinh tế đang nổi lên, ảnh hưởng của IT là không đáng kể cho tất cả giá trị của quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiệu quả là tiêu cực đáng kể đối với Turnover lớn hơn hoặc tương đương với 0,13. Hiệu ứng này dao động từ -0,9% khi Turnover bằng 0,13 - 4.3 % khi Turnover tương đương với 1. Vì vậy một số lượng lớn nền kinh tế tiên tiến với CBI thấp được hưởng tăng trưởng cao hơn với các chế độ khác như là kết quả của IT, trong khi một số lượng lớn của các nền kinh tế mới nổi với CBI thấp tăng trưởng thấp hơn. Lưu ý rằng lạm phát danh nghĩa cao vẫn được tính đến trong dự toán để so sánh dễ dàng hơn với các nghiên cứu trước đã bao gồm biến này và bởi vì lạm phát cao có thể tác động đến tăng trưởng trong thực tế. Bảng 9 trình bày các kết quả từ dự toán của phương trình (1) với sự biến động tăng trưởng là biến phụ thuộc. Đối với mẫu đầy đủ, IT có một tác động nhỏ nhưng với ý nghĩa tiêu cực cho giá trị rất thấp của Turnover. Đối với nền kinh tế phát triển, IT có một tác động nhỏ với ý nghĩa tích cực đối với giá trị trung gian của quy phạm pháp luật. Đối với các nền kinh tế mới nổi, không có tác dụng của luật pháp hay Turnover. 3.1 Chi tiết về lạm phát trong nền kinh tế đang nổi lên: GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 23 Các hệ số lớn IT, TURNOVER và IT*TURNOVER trong cột (6) Bảng 6 cho thấy rằng các quan sát lạm phát cao có thể có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy các kết quả, mặc dù bao gồm các lạm phát cao giả. Tiếp theo, chúng tôi giới hạn sự chú ý đến TURNOVER như là một đơn vị đo lường của CBI bởi vì như đã thảo luận chúng tôi không tìm thấy bằng chứng rằng IT ảnh hưởng đến lạm phát bằng cách sử dụng LEGAL, biến không phản ánh chính xác CBI cho các nền kinh tế mới nổi. Trong bảng 10, chúng tôi trình bày kết quả bỏ qua quan sát với lạm phát lớn hơn 100% hoặc 40%. Bỏ qua lạm phát lớn hơn 100% (40%) làm mất đi 23 (56) mẫu quan sát. Kết quả là tương tự nhưng ít hơn đáng kể hơn so với những báo cáo trong Bảng 5 và 6. Đặc biệt, trong cột (1), nơi chúng tôi hạn chế lạm phát ít hơn 100%, hệ số IT* TURNOVER là không đáng kể, mặc dù chúng tôi vẫn còn tìm thấy rằng tác động tổng thể của IT là tiêu cực và đáng kể khi TURNOVER lớn hơn hoặc bằng 0.25. Dự đoán về kích thước của các tác động trên lạm phát khi TURNOVER bằng 0,25 là -1,4%. Tác động này càng lớn lên cụ thể TURNOVER tăng lên tối đa là -8,6% khi TURNOVER tương đương với một. Khi chúng tôi hạn chế lạm phát dưới 40% trong cột (2), hệ số IT * TURNOVER lại là tiêu cực nhưng không đáng kể. Hơn nữa, tác động của IT là nhỏ và không đáng kể cho tất cả các giá trị của TURNOVER. Điều này cho thấy rằng quan sát lạm phát cao có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy kết quả. Điều này là không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy trong hồi quy điểm chuẩn của chúng tôi thì ảnh hưởng mạnh nhất của IT trong các nước có CBI thấp là tỷ lệ lạm phát cao hơn nhiều trước khi IT thông qua. Như đã thảo luận sau đó, những tỷ lệ lạm phát cao có nhiều khả năng là kết quả của thâm hụt tài chính, xảy ra trong môi trường CBI thấp. Loại bỏ những mẫu quan sát có IT hiệu quả nhất. 3.2 Kiểm tra mức độ chắc chắn: Chúng tôi tiến hành một số thử nghiệm nhằm kiểm tra mức độ chắc chắn của kết quả đạt được. Trong bảng 6-10, chúng tôi xem như IT được định trước. Tuy nhiên vẫn xảy GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 24 ra khả năng xuất hiện nguyên nhân trái chiều từ hiệu suất yếu kém của kinh tế vĩ mô như lạm phát cao đối với IT điều chỉnh. Ngoài ra, một biến số bị bỏ sót có thể ảnh hưởng đến cả hiệu suất kinh tế vĩ mô và IT điều chỉnh. Tương tự như vậy, hiệu suất kinh tế vĩ mô có thể thay thế cho CBI, hoặc trường hợp thứ ba là biến bị bỏ sót có thể ảnh hưởng đến cả hiệu suất kinh tế vĩ mô và CBI. Trong kiểm nghiệm đầu tiên để xác định tính chắc chắn, chúng tôi ước tính lại mô hình trong đó xem IT và cả CBI và IT như là biến nội sinh. Những bảng tính đã sẵn sàng theo như yêu cầu. Đối với lạm phát ở mức độ trung bình, những kết quả đạt được gần như là đồng nhất được thể hiện ở bảng số 6. Đối với biến động lạm phát, có một điểm khác biệt duy nhất đó là đối với những quốc gia tiên tiến, IT không có tác động gì bất chấp giá trị của LEGAL. Đối với sự tăng trưởng trung bình, những kết quả khác nhau ở chỗ IT có tác động tiêu cực cực kỳ lớn đối với những giá trị thấp của LEGAL. Đối với sự tăng trưởng không ổn định, kết quả gần như xác định được. Vì thế, hầu hết kết quả là tương tự nhau khi tính đến nội sinh có thể của IT và cả IT và CBI. Thứ hai, lạm phát chậm và TURNOVER là có tương quan dương với nhau. Mặc dù chúng tôi kết luận rằng lạm phát chậm như là một biến hồi quy độc lập, chúng tôi bỏ qua điều khoản tương tác IT*INFLt-1 trong hồi quy chuẩn. Điều này có thể dẫn đến một sự chệch thấp đi đối với hệ số ước tính của IT*TURNOVER, bởi vì sự điều chỉnh của IT có thể hiệu quả hơn trong trường hợp lạm phát hạ thấp dần khi mà tỷ lệ lạm phát chậm cao (tức là hệ số của IT*INFLt-1 là âm). Vì thế chúng tôi tính đến IT*INFLt-1 như là một biến hồi quy độc lập thêm vào. Kết quả về biến hồi quy độc lập lạm phát là không đổi. Thứ ba, chúng tôi thay thế ngày bắt đầu cho sự điều chỉnh IT từ Goncalves và Salles (2008) mà có một chút sự khác biệt Batini và Laxton (2007) phân hạng như một đất nước có IT được điều chỉnh sau khi hoàn toàn lệ thuộc vào những mục đích khác đối với mục tiêu lạm phát (Mishkin 2000). Những kết quả được xác định một cách thực sự. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 25 Cuối cùng, chúng tôi tìm ra những kết quả tương tự khi chúng tôi loại ra những biến giả đối với trường hợp lạm phát cao. 4. Các kênh (Channel): Trong phần này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu các “channel” mà theo đó ở những nước mới trong giai đoạn hội nhập, sự độc lập của ngân hàng trung ương càng thấp sẽ làm gia tăng hiệu quả của lạm phát mục tiêu so với các chế độ tiền tệ khác. Trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vào lạm phát bình quân. Chúng tôi lập luận rằng sự độc lập của ngân hàng trung ương càng thấp có ẩn ý rằng có một số yếu tố nhất định nào đó làm cho chính sách tiền tệ hiệu quả hơn đang dần mất đi. Bởi vì, việc chấp nhận lạm phát mục tiêu có thể khuyến khích sự phát triển của một vài yếu tố khác, những yếu tố làm cải thiện sự phụ thuộc của ngân hàng trung ương. Vì vậy, kết quả của hiệu ứng “cải thiện” làm cho lạm phát mục tiêu có tác động lớn hơn khi sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp. Đầu tiên, lạm phát mục tiêu tự nó có thể làm gia tăng thêm sự độc lập của ngân hàng trung ương. Cụ thể, bằng việc nhấn mạnh vào khả năng mà ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát trong một thời gian dài và khả năng mà ngân hàng trung ương không thể tác động đến sự phát triển lâu dài trong tương lai, lạm phát mục tiêu có thể làm giảm đi các áp lực chính trị lên ngân hàng trung ương để theo đuổi các chính sách mở rộng (Mishkin, 1999). Tương tự như vậy, quyền tự trị hợp pháp được chấp thuận đồng thời với sự thích nghi của lạm phát mục tiêu (Batini and Laxton, 2007). Ví dụ, một vài nước theo đuổi lạm phát mục tiêu có thể thông qua các luật lệ nhằm cho phép ngân hàng trung ương có quyền được điều chỉnh lãi suất (Freedman, and Ötker-Robe, 2010). Từ đó, cho thấy rằng phạm vi điều chỉnh nhằm tăng sự độc lập của ngân hàng trung ương sẽ lớn hơn khi mà lúc đầu sự độc lập này thấp. Sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp cho phép lạm phát mục tiêu có tác động lớn hơn lên hiệu quả của chính sách tiền tệ. Thật vậy, theo bài báo cáo trong bảng 3, ở những nước có sự độc lập của ngân hàng GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 26 trung ương thấp mà cho phép lạm phát mục tiêu thì TURNOVER bình quân giảm từ 0.47 xuống 0.39, mặc dù vậy, sự thay đổi này là không lớn so với các nước khác. Hồi quy của chúng tôi đã tính đến “channel” này bởi vì chúng tôi đã tính tới thuật ngữ tương tác “IT*CBI”. Tuy vậy, chúng tôi không thể tách bạch ảnh hưởng của “channel” để quyết định độ lớn của nó. Thứ hai, tương tự như CBI, đó là tầm quan trọng của kỷ luật tài khóa. Nó cũng góp phần vào việc tín nhiệm của bất kỳ khuôn khổ chính sách tiền tệ nào bằng việc giảm đi nhu cầu tài trợ thâm hụt ngân sách qua việc tạo tiền. Hơn nữa, lạm phát mục tiêu có thể đưa ra lợi ích ở lĩnh vực này cũng như việc gia tăng thêm hỗ trợ sự bền vững về tài khóa qua việc quan tâm đến sự không bền vững của mục tiêu lạm phát thấp và thiếu sự kỷ luật về tài khóa (IMF, 2006). Tương tự như vậy, liên quan đến việc chính phủ thiết lập lạm phát mục tiêu tỷ lệ có thể góp phần kiềm hãm chính sách tài khóa (Mishkin, 2000). Sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp có thể tạo ra một môi trường mà trong đó tài chính công có thể vượt ngoài tầm kiểm soát khi mà dựa ngày càng nhiều vào việc tạo tiền. Hơn nữa, lạm phát mục tiêu đi kèm với các lợi ích có thể có ý nghĩa khi mà sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp. Bảng thống kê từ bảng số 3 đưa ra một nhận định, những nước có sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp có mức thâm hụt ngân sách lớn hơn sau khi chấp nhận lạm phát mục tiêu. Khi chúng tôi tính đến hồi quy của thâm hụt ngân sách (% trên GDP) và sự tương tác với lạm phát mục tiêu, hệ số TURNOVER trở nên nhỏ đi và giảm đi ý nghĩa (p – Value là 0.34). Điều này cho thấy thâm hụt ngân sách ít hơn sẽ là một kênh mà khi đó lạm phát mục tiêu sẽ có nhiều ý nghĩa hơn trong việc giảm lạm phát ở các nước có sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp. Thứ ba, việc đô la hóa ngày càng tăng có thể thay đổi việc truyền đi chính sách tiền tệ và tạo ra khó khăn khi thực thi lạm phát mục tiêu (Mishkin, 2003). Cụ thể, việc giảm lãi suất tác động đến tổng cầu có thể có hiệu ứng ngược lại nếu có sự mất giá trong tỷ giá hối đoái. Cả lạm phát mục tiêu và CBI có thể tác động lên mức độ đô la hóa khi ấy GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 27 chính sách tiền tệ đáng tin cậy có thể giảm nhu cầu được gọi là khoản vay bằng đô la (IMF, 2006). Vì vậy, trong một chừng mực nào đó, sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp có thể làm tăng tình trạng đô la hóa, đô la hóa có xu hướng giảm đi khi mà có sự chấp nhận lạm phát mục tiêu. Để kìm hãm đô la hóa, chúng tôi cũng sẽ tính đến tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng nội địa. Hệ số tương quan giữa biến số này và Turnover là 0.14, cho thấy được mối quan hệ giữa hai biến số này. Tuy nhiên, việc tính đến biến số này và sự tương tác của nó đối với lạm phát mục tiêu vẫn không làm thay đổi kết quả rằng không có một “kênh” nào liên quan cho thấy tác động của CBI – sự độc lập của ngân hàng trung ương, và IT- biểu hiện của lạm phát mục tiêu. Thứ tư, thị trường tài chính không hoàn thiện có thể tác động đến sự thành công của IT qua việc giới hạn khả năng của ngân hàng trung ương khi tác động lên lãi suất – vốn tác động mạnh mẽ đến hộ gia đình và doanh nghiệp (IMF, 2006). Vì lẽ đó, trong vài trường hợp, sự chấp nhận IT đi kèm vơi các quy định mang tính thận trọng và cơ chế giám sát để củng cố hệ thống tài chính. Trong một chừng mực nào đó, tái cơ cấu tài chính xuất hiện nhiều ở các nước có IT, IT có thể thành công hơn so với các khuôn khổ khác, đặc biệt là lúc ban đầu khi hệ thống tài chính chưa phát triển. Hơn nữa, sự độc lập hơn nữa của ngân hàng trung ương có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính qua việc thực thi lạm phát thấp và ổn định. Nhằm phát triển thị trường tài chính, chúng tôi sử dụng tỷ lệ “stocks traded turnover” (tương quan với Turnover là -0.13) và mức độ vốn hóa của thị trường chứng khoán ( tương quan với turnover là - 0.17) để kiểm soát. Một lần nữa kết quả không thay đổi, điều này cho thấy không có một “channel” giữa ảnh hưởng CBI tới biểu hiện của IT. Thứ năm, sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp có hàm ý rằng sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương thấp và kỳ vọng lạm phát không “unanchored” – cho thấy IT có sự tác động lớn, mặc dù ngân hàng trung ương đã có đủ sự tín nhiệm, nó cũng không đòi hỏi gia tăng thêm tín nhiệm và sự neo chặt vào kỳ vọng lạm phát – điều mà thường hay đi với IT (Ball, 2010; Gonçalves and Salles, 2008). Một lần nữa, chúng tôi mong GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 28 đợi thấy các tác động mạnh mẽ hơn của IT ở các nước mà không có sự độc lập của ngân hàng trung ương. Chúng tôi sử dụng lạm phát đình trệ nhằm tính đến sự tín nhiệm và lạm phát kỳ vọng. Vì vậy,để kiểm tra “channel” này, chúng tôi tính đến IT*INFLt-1. Như đã đề cập trong phần 3.2, kết quả này gần giống nhau sau khi tính đến biến số này. Nó cho thấy rằng, không có “channel” nào giữa CBI ảnh hưởng lên IT, mặc dù lạm phát đình trệ có thể không là một biện pháp hoàn hảo để đo lường sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương và lạm phát kỳ vọng. 4.1 Các kênh tiềm năng khác: Có một số kênh đầy tiềm năng mà chúng tôi không thể nào định lượng do thiếu dữ liệu. Chúng ta cần phải chú ý xem sự độc lập của ngân hàng trung ương có thực sự là nguyên nhân tác động lên những biến số này và vì vậy mà sự độc lập của ngân hàng trung ương làm tác động đến việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu thông qua những kênh đặc biệt này. Trong trường hợp đó, loại trừ những biến số này từ hàm hồi quy sẽ không gây ra việc bỏ sót biến phuơng sai (omitted variable bias) chúng tôi chỉ không thể định lượng độ lớn của những kênh chuyên biệt này một cách riêng rẽ. Trái lại, không có gì là đặc biệt về sự độc lập của ngân hàng trung ương ở mức thấp trong trường hợp sự độc lập của ngân hàng trung ương chỉ tương quan với những biến số này. Nếu những biến số này làm thay đổi hiệu quả của lạm phát mục tiêu, khi đó việc loại trừ chúng sẽ gây ra sự bỏ sót biến phương sai trong ước lượng của chỉ số IT*CBI ( lạm phát mục tiêu * sự độc lập của ngân hàng trung ương). Thứ nhất, có một bằng chứng cho rằng lạm phát mục tiêu đã được liên kết với sự cải tiến nhanh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều này ám chỉ đến khả năng dự báo của ngân hàng trung ương cũng như tính có sẵn về mặt số liệu (Batini and Laxton, 2007). Thêm nữa, lạm phát mục tiêu có thể hiệu quả hơn khi lúc đầu cơ sở hạ tầng này không có. Trong một phạm vi nào đó, sự độc lập của ngân hàng trung ương ở mức thấp thì tương quan với cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu, chúng tôi sẽ mong đợi để quan sát một ảnh hưởng GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 29 lớn hơn của lạm phát mục tiêu trong những quốc gia có sự độc lập của ngân hàng trung ương ở mức thấp, mặc dù không có một kênh nào (causal channel) có thể tồn tại. Đáng tiếc, chúng tôi không có dữ liệu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kiểm tra sự tương quan này. Thứ hai, lạm phát mục tiêu đã được chứng minh là đẩy mạnh vấn đề thông tin, tính minh bạch và tính có trách nhiệm báo cáo những việc mình làm của ngân hàng trung ương (Mishkin and Schmidt-Hebbel, 2001) và có thể có ảnh hưởng lớn hơn khi những yếu tố này ban đầu bị bỏ qua. Dĩ nhiên, sự độc lập của ngân hàng trung ương có thể tương quan với những đăc điểm này. Lần nữa, sự hạn chế về mặt dữ liệu ngăn cản chúng tôi trong việc kiểm tra sự tương quan tiềm năng này. Tuy nhiên, một tranh luận đã cho thấy rằng sự độc lập của ngân hàng trung ương ở mức thấp có thể làm yếu những yếu tố này, đặc biệt là yếu tố tính có trách nhiệm (accountibility) của ngân hàng trung ương và vì vậy điều này có thể thưc sự là kênh nguyên nhân từ sự độc lập của ngân hàng trung ương ở mức thấp đến hiệu quả của lạm phát mục tiêu được cải thiện. Cuối cùng, có một số điều kiện về kinh tế đã chỉ ra những yếu tố gây ảnh hưởng đến thành công của lạm phát mục tiêu (Batini and Laxton, 2007). Những cái này bao gồm quy mô của việc mở cửa ngoại thương, chính sách giá được bãi bỏ hoàn tòan và tính kém nhạy cảm đối với giá cả hàng hóa và tỷ giá hối đoái (IMF, 2006). Tuy nhiên, không chắc rằng lạm phát mục tiêu có thể ảnh hưởng đến những biến số này. Nó cũng không chắc rằng sự độc lập của ngân hàng trung ương cũng có bất cứ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, nếu sự độc lập của ngân hàng trung ương tương quan với những nhân tố này, chúng ta có thể suy nghĩ một cách sai lầm rằng sự ảnh hưởng vừa phải của chúng đối với hiệu quả của lạm phát mục tiêu là do sự độc lập của ngân hàng trung ương. Chúng tôi chỉ có thể lấy dữ liệu trong phạm vi của việc mở cửa thưong mại (hệ số tương quan đơn giản giữa TRADE/GDP và TURNOVER là -0,09). Khi chúng tôi kiểm tra hệ số TRADE/GDP và sự tác động của nó với lạm phát mục tiêu, chúng tôi tìm ra GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 30 những kết quả rất giống nhau, điều này cho thấy rằng sự độc lập của ngân hàng trung ương không tác động đến hiệu quả của việc mở cửa thương mại. 5. Kết luận: Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi trong bài nghiên cứu này là để mở rộng phân tích những ích lợi của IT. Những nghiên cứu gần đây có khuynh hướng tìm ra nhiều chứng cứ về việc IT kéo thấp lạm phát xuống nhiều hơn ở các nước mới nổi lên hơn là trong các nước tiên tiến, mặc dù những kết quả chưa thuyết phục được. Chúng tôi thêm vào tài liệu bằng cách phân tích vai trò của CBI trong việc khuyếch đại tác động của IT trong những nền kinh tế mới nổi. Về lý thuyết, tác động của CBI là mơ hồ. CBI thấp có thể làm mạnh thêm tác động của IT như là kết quả của tác động khá hơn, tức là IT có thể gây ra tài khóa lớn hơn hay những thay đổi thể chế trong những đất nước có CBI thấp mà chủ yếu là cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nếu CBI chính là một tiền đề cho sự thành công cuả IT hoặc đẩy mạnh những tiền đề khác, khi đó CBI thấp có thể làm ảnh hưởng không tốt đến những tác động có lợi của IT. Chúng tôi tìm ra được những ích lợi lớn hơn của IT đối với những nền kinh tế CBI thấp nhưng không có tác động lớn đến với những nền kinh tế CBI cao, giả thuyết là tác động cải thiện đó là quan trọng. Kết quả của chúng tôi cũng cung cấp một sự giải thích đối với một chút tác động ngầm của IT đã được tìm thấy trong những nghiên cứu trước mà không phân biệt tác động của IT dựa trên CBI. Thứ hai, chúng tôi cố gắng xác định những kênh thông qua IT nào làm yếu đi lạm phát hơn ở những quốc gia có CBI thấp. Chúng tôi tìm thấy chứng cứ là IT hiệu quả bằng khuyến khích kỷ luật tài khóa và tăng cường CBI ở những khu vực mà có nhiều chỗ cho việc cải thiện của những nước có CBI thấp. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 31 Tài liệu tham khảo Arellano, Manuel, and Olympia Bover. (1995) “Another Look at the Instrumentall Variable Estimation of Error-Components Models.” Journal of Econometrics, 68, 29– 51. Ball, L., Sheridan, N., 2005. Does inflation Targeting matter? In: Bernanke, B., Woodford, M. (Eds.), The inflation Targeting debate. The University of Chicago Press, Chicago, pp. 249–276. Batini, N., Laxton, D., 2007. Under what conditions can inflation Targeting be adopted? The experience of emerging markets. In: Mishkin, F., Schmidt-Hebbel, K. (Eds.), Monetôiry policy under inflation Targeting. Central Bank of Chile, Santiago, pp. 1–38. Bernanke, B., Laubach, T., Mishkin, F., Posen, A., 1999. Inflation Targeting: lessons from the international experience. Princeton University Press, Princeton. Blundell, Richard, and Stephen Bond. (1998) “Initial Conditions and Moment Restrictions in Dynamic Panel Datôi Models.” Journal of Econometrics, 87, 115–43. Brito, Ricardo D., and Brianne Bystedt. (2010) “Inflation targeting in emerging economies: Panel evidence.” Journal of Development Economics, 91, 198-210. Carare, Alina, and others, 2002, “Establishing Initial Conditions in Support of Inflation Targeting,” IMF Working Paper 02/102 (Washington: International Monetary Fund). Cecchetti, Stephen G., and Michael Ehrmann, 2002, Does Inflation Targeting Increase Output Volatility? An International Comparison of Policymakers’ Preferences and Outcomes’ in Norman Loayza and Klaus Schmidt-Hebbel (editors), Monetary Policy: Rules and Transmission Mechanisms, Proceedings of the Fourth Annual Conference of the Central Bank of Chile, Santiago, Chile: Central Bank of Chile, 2002, pg. 247-274. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 32 Crowe, Christopher, and Ellen E. Meade. (2007) “The Evolution of Central Bank Governance around the World.” Journal of Economic Perspectives, 21, 69–90. Cukierman, Alex, Steven B. Webb, and Bilin Neyapti. (1992) “Measuring the Independence of Central Banks and Its Effect on Policy Outcomes.” World Bank Economic Review, 6, 353–98. Debelle, G. and S. Fischer. 1994. “How Independent Should a Central Bank Be?” In Goals, Guidelines, and Constraints Facing Monetôiry Policymakers, edited by J.C. Fuhrer. Boston, Mass.: Federal Reserve Bank of Boston. Dreher, Axel, Jan-Egbert Sturm, and Jakob de Haan. (2008) “Does High Inflation Cause Central Bankers to Lose Their Job? Evidence Based on a New Datôi Set.” European Journal of Political Economy, 24, 778–87. Eichengreen, B., P. Masson, M. Savastôino, and S. Sharma. 1999. “Transition Strategies and Nominal Anchors on the Road to Greater Exchange-Rate Flexibility.” In Essays in International Economics, No. 213. International Finance Section, Department of Economics. Princeton, N.J.: Princeton University. Friedman C., and I. Ötker-Robe. 2010. “Importôint Elements for Inflation Targeting for Emerging Economies.” IMF Working Paper 113. Gonçalves, C., Salles, J., 2008. Inflation Targeting in emerging economies: what do the datôi say? Journal of Development Economics 85, 312–318. Honig, A., 2009, Dollarization, Exchange Rate Regimes and Government Quality, Journal of International Money and Finance, March, 2009. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 33 International Monetôiry Fund (IMF), 2006. Inflation targeting and the IMF. IMF, Washington. March. Jácome, L. I., and F. Vázquez. 2005. “Any Link between Legal Central Bank Independence and Inflation? Evidence from Latin America and the Caribbean.” IMF Working paper 75. Lin, S., Ye, H., 2009. Does inflation Targeting make a difference in developing countries? Journal of Development Economics 89, 118–123. Mishkin, F., 1999. International experiences with different monetôiry policy regimes. Journal of Monetôiry Economics 43, 579–605. Mishkin, F., 2000. Inflation Targeting in emerging-market countries. American Economic Review Papers and Proceedings 90, 105–109. Mishkin, F., 2003, “Comments on Fraga, Goldfajn, and Minella, Inflation Targeting in Emerging Market Economies,” mimeo. Mishkin, F., 2004. Can inflation Targeting work in emerging market countries? NBER Working Paper Series, vol. 10646. Mishkin, F., Schmidt-Hebbel, K., 2002. One decade of inflation Targeting in theworld:what do we know and what do we need to know? In: Loayza, N., Soto, R. (Eds.), Inflation Targeting: Design, Performance, Challenges. Central Bank of Chile, Santiago, pp. 171–219. Mishkin, F., Schmidt-Hebbel, K., 2007. Does inflation targeting make a difference? NBER Working Paper Series, vol. 12876. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 34 Siklos, P., 2008. No Single Definition of Central Bank Independence is Right for All Countries. Paolo Baffi Centre Research Paper No. 2008-02 Svensson, L., 1997. Inflation forecast target: implementing and monitoring inflation tôirgets. European Economic Review 41, 1111–1146. Truman, Edwin M., 2003, Inflation Target in the World Economy (Washington: Institute for International Economics). GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 35 Bảng 1: GHI CHÚ: 1. Trừ khi có những ghi chú khác, tất cả mọi dữ liệu lấy trung bình trong khoảng thời gian 3 năm. Tốc độ tăng trưởng được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm. Mẫu dữ liệu được lấy trong giai đoạn từ 1980-2006. 2. Định nghĩa các biến: IT: Lạm phát mục tiêu LEGAL: Đo lường mức độ độc lập của ngân hàng trung ương (mỗi thập kỷ ứng với mỗi con số) số càng lớn thì mức độ độc lập càng cao. TURNOVER: Số trung bình thay đổi thống đốc ngân hàng TW hàng năm trong từng thập kỷ, số liệu càng lớn thì chứng tỏ mức độ độc lập của NHTW càng thấp. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 36 Bảng 2: GHI CHÚ: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 a. Hai trong những quốc gia nghiên cứu này, Phần Lan và Tây Ban Nha bãi bỏ lạm phát mục tiêu khi họ gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 1999. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 37 Bảng 3: GHI CHÚ: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1: a. Có 35 quốc gia mới nổi trong số mẫu chọn có chỉ số TURNOVER < 0.26. Tương tự có 25 quốc gia mới nổi trong số mẫu chọn có chỉ số TURNOVER >=0.26. Kết hợp 2 nhóm là 44 quốc gia. Tương tự kết hợp giữa 11 và 9 quốc gia là 13 quốc gia có theo đuổi IT, kết hợp 24 và 16 quốc gia là có 31 quốc gia không theo đuổi IT. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 38 Bảng 4: GHI CHÚ: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 39 Bảng 5: GHI CHÚ: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 2. * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% 3. Bảng hổi quy, 1980 – 2006, ước tính bởi GMM. Độ lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 40 Bảng 6: Ghi chú: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 2. * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% 3. Bảng hổi quy, 1980 – 2006, ước tính bởi GMM. Độ lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 41 Bảng 7: Ghi chú: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 2. * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% 3. Bảng hổi quy, 1980 – 2006, ước tính bỏi GMM. Độ lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 42 Bảng 8: Ghi chú: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 2. * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% 3. Bảng hổi quy, 1980 – 2006, ước tính bỏi GMM. Độ lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 43 Bảng 9: GHI CHÚ: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 2. * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% 3. Bảng hồi quy, 1980 – 2006, ước tính bởi GMM, trong dấu ngoặc đơn là độ lệch tiêu chuẩn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 44 Bảng 10: GHI CHÚ: 1. Xem ghi chú ở Bảng 1 2. * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% 3. Bảng hồi quy, 1980 – 2006, ước tính bởi GMM, trong dấu ngoặc đơn là độ lệch tiêu chuẩn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 45 Bảng 11: FIG. 1. Hiệu ứng biên của lạm phát mục tiêu ở những quốc gia mới nổi theo từng mức độ của TURNOVER, sử dụng chi tiết ở Bảng 6. Những đường đứt quãng thể hiện 90% khoảng thời gian nghiên cứu. Xem ở Bảng 1 định nghĩa các biến. GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 46 Bảng A1: Các biến Định nghĩa và Nguồn dữ liệu IT Cơ chế lạm phát mục tiêu. Nguồn: Ball (2010) và Batini and Laxton (2007) INFL Phần trăm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng hàng năm. Nguồn: WDI GROWTH Tăng trưởng GDP hàng năm. Nguồn: WDI.NY.GDP.MKTP.KD.ZG TURNOVER Số trung bình thay đổi thống đốc ngân hàng TW hàng năm trong từng thập kỷ. Ví dụ TURNOVER = 0.2 có nghĩa là một thập kỷ có 2 lần thay đổi, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Quan sát mỗi thập kỷ (từ những năm 1950 đến những năm 1980). Nguồn Cukierman, et al ., (1992). Dữ liệu sau năm 1990 từ Crowe và Meade (2007) và Dreher, et al. (2008). LEGAL Quan sát từng thập niên, (từ năm 1950 đến 1980) Nguồn: Cukierman, et al. (1992). Dữ liệu cập nhật bởi Jácome và Vázquez (2005) và Siklo (2008). Thặng dư ngân sách (% GDP) Thặng dư ngân sách Chính phủ (%GDP). Nguồn: IFS v80. Đồng ngoại tệ ký thác (% trên tổng tiền gửi) Nguồn: Honig (2009) Chứng khoán thương mại ( % TURNOVER) Nguồn: WDI Vốn hóa chứng khoán (%GDP) Nguồn: WDI GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo N5 47 Bảng A2:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftcqt_120521012_sent_to_tcdn_ngay_1_1427.pdf
Luận văn liên quan