Tiểu luận Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Thái Nguyên

Chính vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm nay, nhiều điện lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thuộc Công ty Điện lực Thái Nguyên đã thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng tăng so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước, tập trung ở khu vực lưới điện hạ áp. Riêng tại khu vực thành phố TN (thuộc Điện lực thành phố TN quản lý) đã thực hiện sửa chữa thường xuyên 11/11 hạng mục, thực hiện hoán chuyển 08 TBA cho nhau, nâng công suất 05 TBA : TBA Nam Tiền, Ngã Ba Chợ Mới, Thanh Niên 4, Tiến Ninh 1, Cơ giới thi công. Thực hiện san tải và khai thác có hiệu quả 13 trạm biến áp chống quá tải. Đảm bảo chống quá tải cho 15 trạm biến áp và các đường dây 0,4kV của các trạm: Cách Mạng tháng 8-1, Đầm xanh, Ủy ban Thành, Trường Đảng, Quang Trung 2, Trung Tâm 2 . Thực hiện cân đảo pha 48 TBA công cộng có tổn thất cao, lệch pha I )/3, đảm bảo an toàn, vận hành lưới điện kinh tế. Tiểu ban tổn thất đã chỉ đạo các đội lập và thực hiện giảm tổn thất tại 28 trạm có tổn thất cao. Thay định kỳ đạt 100% so với kế hoạch- Phối hợp với P9 kiểm tra 18 hệ thống đo đếm phía trung thế các TBA Chuyên dùng. Thay thế hệ thống đo đếm cho phù hợp với phụ tải. Trong 05 tháng thực hiện thay thế 420 công tơ 1 pha từ 5(20)A lên 10(40)A. Thực hiện kiểm tra hệ thống đo đếm, kiể m tra đêm chống lấy cắp điện: 175 lần trong đó phát hiện 06 trường hợp (tạ i lưới điện nông thôn) vi phạm ăn cắp điện truy thu 1.1187 kWh, 75 trường hợp hỏng công tơ đã thực hiện xử lý truy thu 4.7425 kWh theo đúng quy đ ịnh.

pdf43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đạt 9.950 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch điều chỉnh, tăng 13,7% so với năm trước.  Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 70 triệu USD, đạt 100% kế hoạch; trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 58,63 triệu USD, đạt 117,2% kế hoạch.  Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 4,02% so với năm 2008, đạt mục tiêu kế hoạch.  Tổng sản lượng lương thực có hạt, đạt trên 408 nghìn tấn, đạt mục tiêu kế hoạch.  Giá trị sản xuất trên 1ha diện tích đất nông nghiệp trồng trọt đạt 47 triệu đồng, đạt mục tiêu kế hoạch.  Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 625 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch tăng 8%.  Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn: 6.000 ha; trong đó, địa phương trồng rừng tập trung (theo dự án 661) là: 5.044 ha, đạt 112% kế hoạch.  Diện tích trồng chè mới, cải tạo và phục hồi: 608 ha, đạt 101,3% kế hoạch.  Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên: 48,6%, thấp hơn 0,4% so với kế hoạch.  Cung cấp nước hợp vệ sinh cho dân số nông thôn đạt: 84% đạt mục tiêu kế hoạch.  Nhóm các chỉ tiêu xã hội:  Mức giảm tỷ suất sinh thô trong năm: 0,2%o, đạt mục tiêu kế hoạch.  Tạo việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó xuất khẩu 1.500 lao động, đạt mục tiêu kế hoạch.  Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19,3%, đạt mục tiêu kế hoạch là giảm xuống dưới 20%.  Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm: 2,75% vượt mục tiêu kế hoạch (toàn tỉnh còn 15%).  8. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự địa phương và hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra. d. Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2010: Trong năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong số 18 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2010, có 17 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch, chỉ có 1 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch. Tổng sản phẩm trong tỉnh ( theo giá thực tế) ước đạt 19.816,2 tỷ đồng; trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 41,54%; khu vực dịch vụ chiếm 36,73%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,73%. GDP bình quân đầu người tăng 3 triệu đồng/người so với năm 2009. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) trên địa bàn năm 2010 ước đạt 11%, đạt kế hoạch.  GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 17,5 triệu đồng, vượt kế hoạch và tăng 3 triệu đồng/người so với năm 2009.  Giá trị sản xuất công nghiệp ( theo giá so sánh ) trên địa bàn ước đạt 12.200 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch cả năm và tăng 18,3% so với năm 2009. Trong đó công nghiệp Nhà nước Trung ương đạt 6.823 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch; công nghiệp địa phương đạt 4.662 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 715 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch.  Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 92 triệu USD, bằng 113,3% kế hoạch, tăng 32,9%. Trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 72,2 triệu USD, tăng 35,4% so với năm 2009.  Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.200,8 tỷ đồng, bằng 143,4% dự toán cả năm và tăng 51,8% so với năm 2009. Trong đó, thu nội địa ước đạt 1.850,8 tỷ đồng; bằng 133,63% dự toán và tăng 27,7% so với năm 2009.  Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh) ước đạt 2.452 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2009 ( chưa đạt mục tiêu kế hoạch là tăng 6,5%).  Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt ( theo giá thực tế) ước đạt 54 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, tăng 7 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tăng 15,3%.  Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 419 nghìn tấn, bằng 104,8% kế hoạch, tăng 2,9% ( tương đương 11,8 nghìn tấn) so với năm 2009.  Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm ước đạt 694 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2009, bằng chỉ tiêu kế hoạch.  Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh ( từ tất cả các nguồn vốn) ước đạt 6.914 ha, bằng 109,4% kế hoạch, tăng 3,4% so với năm 2009. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 là 6.377 ha, bằng 106,3 kế hoạch.  Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 727 ha, bằng 121,2% kế hoạch, tăng 1% ( tương đương 7 ha) so với trồng mới năm 2009.  Tỷ lệ che phủ rừng tính đến năm 2010 ước đạt 50%, bằng kế hoạch.  Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn là 90%, đạt mục tiêu kế hoạch.  Tỷ suất sinh thô trên địa bàn năm 2010 ước đạt 16,7%0, giảm 0,1%0 so với năm 2009, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.  Số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 16.000 lao động; trong đó xuất khẩu đạt 2.000 lao động, bằng 100% kế hoạch.  Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 là 10,8% giảm 3,19% so với năm 2009, vượt mục tiêu kế hoạch ( kế hoạch là giảm 2,5%).  Giảm tỷ lệ trẻ em ( dưới 5 tuổi ) suy dinh dưỡng xuống còn 18,4%, bằng kế hoạch.  Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự địa phương, hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra. e. Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2011 Bước vào năm 2011, khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Giá lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát cao và mặt bằng lãi suất tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại...Trên địa bàn tỉnh, tình trạng tồn kho sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là sản phẩm thép, xi măng tương đối lớn; dịch bệnh trên đàn gia súc kéo dài; giá tiêu dùng liên tục tăng và ở mức cao dẫn đến sức mua của dân cư giảm; tiến độ triển khai các dự án lớn trên địa bàn tỉnh chậm, kéo dài... đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước tình hình đó, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời thực hiện hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; tập trung có trọng tâm, trọng điểm và bám sát chủ đề của năm; đẩy mạnh công tác quy hoạch, cải cách hành chính và thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và vai trò cá nhân lãnh đạo; duy trì chế độ họp UBND tỉnh theo đúng quy chế làm việc để chỉ đạo, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, đảm bảo chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương theo đúng quy định và thẩm quyền. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công phụ trách về ngành, lĩnh vực và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các huyện, thành phố, thị xã. Duy trì chế độ họp giao ban hàng tuần giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh, một số Sở, ngành liên quan để bàn, thống nhất các nội dung chỉ đạo, điều hành và giải quyết các vấn đề phát sinh vướng mắc. Hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND cũng như chính quyền các cấp được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chương trình, đề án, dự án, công trình trọng điểm; đồng thời thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình cơ sở, phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc, giúp các đơn vị, địa phương thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Với các giải pháp chỉ đạo, điều hành tích cực, thực hiệnkịp thời và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc làm việc, báo cáo trực tiếp với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước để tăng cường các giải pháp chỉ đạo, điều hành và huy động các nguồn lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; đã chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết tại các kỳ họp trong năm, thống nhất chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 Các chỉ tiêu chủ yếu: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh - GDP theo giá so sánh đạt 6.958 tỷ đồng (theo giá thực tế là 25.418 tỷ đồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; khu vực dịch vụ chiếm 36,95% (năm 2010 có cơ cấu tương ứng: 21,76%- 41,32%-36,92%). Trong số 18 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu, có 14 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch, có 4 chỉ tiêu đạt thấp hơn mục tiêu kế hoạch.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 9,36% (không đạt mục tiêu kế hoạch là trên 12%).  GDP bình quân đầu người ước đạt 22,3 triệu đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,8 triệu đồng/người so với năm 2010.  Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 90,2% kế hoạch và tăng 13,7% so với năm 2010 (không đạt mục tiêu kế hoạch là 14.640 tỷ đồng).  Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, bằng 122% kế hoạch, tăng 35,7% so với cùng kỳ; trong đó: xuất khẩu địa phương là 107,6 triệu USD, bằng 125,1% kế hoạch, tăng 37,3% so với năm 2010.  Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.265 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách ước đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 12,6% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ước đạt 350 tỷ đồng.  Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh) ước đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm 2010 (không đạt mục tiêu kế hoạch tăng 6%).  Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 68 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng/1ha so với mục tiêu kế hoạch và tăng 13 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tăng 23,6% (trong đó tăng từ yếu tố giá là 18% và tăng 5% về giá trị sản lượng).  Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 449,5 nghìn tấn, bằng 111,3% kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 2010.  Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm ước đạt 680 tỷ đồng, giảm 1,89% so với năm 2010 (không đạt mục tiêu kế hoạch là tăng 9,3%).  Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn vốn) ước đạt 5.759 ha, bằng 96% kế hoạch và giảm 20% so với năm trước; trong đó, đơn vị địa phương quản lý trồng được 5.564 ha, bằng 101,2% kế hoạch.  Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 1.122 ha, bằng 112,2% kế hoạch, tăng 54,3% so với trồng mới năm 2010.  Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 51%, đạt muc tiêu kế hoạch.  Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn (theo tiêu chí mới) là 75%, đạt mục tiêu kế hoạch.  Giảm tỷ suất sinh thô trên địa bàn ước đạt 0,1%o so với năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch.  Số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 22.000 lao động, vượt 37,5% kế hoạch năm; trong đó xuất khẩu đạt 1.000 lao động, bằng 50% kế hoạch.  Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đạt 2,1% so với năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch.  Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 16%, đạt mục tiêu kế hoạch.  Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự địa phương, hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra. f. Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2012: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,2% (cao hơn bình quân chung của cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 29.756 tỷ đồng, (theo giá thực tế) ước đạt 39.040 tỷ đồng; tổng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn ước đạt 3.420 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 446 nghìn tấn...văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được củng cố, đời sống của nhân dân cơ bản được ổn định và từng bước nâng cao. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu còn đạt thấp so với kế hoạch như: Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu, thu nhập bình quân đầu người… đã làm cho tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh chưa đạt kế hoạch đề ra; công tác quản lý quy hoạch và bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn bất cập; tiến độ triển khai thực hiện nhiều dự án, công trình trọng điểm chậm; hiệu quả tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chưa cao, nhất là những khó khăn về thị trường và nguồn vốn để tái đầu tư; tiến độ thực hiện một số nội dung trong Chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm; cải cách hành chính tuy đã đạt được nhiều kết quả song chưa đáp ứng được so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển của tỉnh; hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Những tồn tại, hạn chế trên có nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tác động của việc điều chỉnh chính sách vĩ mô trong một số thời điểm, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đôn đốc của các cấp, các ngành chưa thực sự chủ động tranh thủ những lợi thế của tỉnh, chưa có tính quyết liệt và sáng tạo, còn ỷ nại do khó khăn của nền kinh tế, khách quan của chính sách vĩ mô...  Công nghiệp:  Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2012 đạt 4,8%, là mức thấp so với nhiều năm gần đây, trong khi tồn kho nhiều ngành vẫn cao.  công nghiệp khai khoáng tăng 3,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011, như: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 136,7%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 48,3%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ tăng 39,6%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 23,7%; sản xuất pin và ắc quy tăng 18% và sản xuất đường; thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; khai thác khí đốt tự nhiên; khai thác dầu thô; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ; sản xuất bia.  Sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm đang bắt đầu có chuyển biến tích cực và có xu hướng tăng dần (IIP các tháng cuối năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 như sau: tháng 9 tăng 101,9%; tháng 10 tăng 103,9%; tháng 11 tăng 104,9%; tháng 12 tăng 105,9%), chỉ số tồn kho giảm dần (chỉ số tồn kho các tháng cuối năm 2012 như sau: 01/7: 121,0%; 01/8: 120,8%; 01/9: 120,4%; 01/10: 120,3%; 01/11: 120,9%; 01/12: 120,1%.).  Nguyên nhân chỉ số sx công nghiệp giảm: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục; sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm sút cũng là nguyên nhân quan trọng khiến GDP năm 2012 không đạt mục tiêu đề ra (GDP cả năm chỉ đạt 5,03%, thấp hơn mức dự báo có thể đạt 5,2-5,3%).  Nông nghiệp, lâm, thuỷ sản  Sản lượng lương thực có hạt đạt 445.500 tấn, vượt 7,3% kế hoạch tỉnh giao, hoàn thành chỉ tiêu trồng 1.000ha chè, diện tích chè toàn tỉnh là 18.679 ha, năng suất ước đạt 109 tạ/ha, sản lượng ước đạt 184.915 tấn, tăng 2% so với năm 2011.  Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 818,5 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2011, phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa.  Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.784 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 6.870 tấn. 1.1.2.3 Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Với mục tiêu cụ thể như sau:  Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp – xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm.  GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 – 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 – 39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 – 47%, 39 – 40%, 13 – 14% vào năm 2015; đạt 47 – 48%, 42 – 43%, 9 – 10% vào năm 2020.  Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 – 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 15 – 16% năm.  đ) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 – 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 – 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt trên 20%/năm.  Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 – 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08% - 0,1%/năm.  Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông.  Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.  Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 – 2010 và cho 12.000 – 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 – 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 – 40% vào năm 2010 và đạt 68 – 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 – 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7% vào năm 2010 và trên 0,8% vào năm 2020.  Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào trước năm 2020; 100% số hộ có điện sử dụng vào trước năm 2010.  Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35% vào năm 2010 và đạt 45% vào năm 2020.  Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020.  Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn.  Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 14 – 16%/năm và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 16 – 18%/năm. Với quyết tâm tăng trưởng cao từ 12,5% một năm trở lên, Thái Nguyên sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư có tiềm năng vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện, điện tử và các sản phẩm từ chè; Các dự án đầu tư lớn để nâng cấp Khu du lịch Hồ Núi Cốc lên thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia; Khu Du lịch sinh thái - lịch sử Thần Sa Võ Nhai, Hồ Suối Lạnh; Các Dự án Sân golf ở Hồ Núi Cốc, khu Sinh thái Lương Sơn – thành phố Thái Nguyên, khu Hồ Suối Lạnh - Phổ Yên, Hồ thuỷ lợi - thuỷ điện Văn Lăng; Xây dựng mới, cải tạo các chung cư, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê ở các Khu công nghiệp tập trung, các Siêu thị và các Trung tâm Thương mại, Nhà hàng, khách sạn 3 sao trở lên; Các dự án thành lập hoặc hợp tác đầu tư về Trường Đại học Quốc tế với các ngành học thiết thực, Bệnh viện Quốc tế với các chuyên khoa sâu tại Thái Nguyên. Ngoài ra, Đầu tư vào hạ tầng xe buýt cũng là một lĩnh vực đang ưu tiên (Thái Nguyên là tỉnh chưa phải bù lỗ cho vận tải xe buýt). 1.2 Cơ sở hạ tầng: 1.2.1 Giao thông vận tải: 1.2.1.1 Đường bộ: Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37. Tuyến quốc lộ 3 vốn chỉ có 2 làn xe và hiện được cho là quá tải, tuyến đường này đang được đầu tư để mở rộng song song với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với 4 làn xe dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đường cao tốc có mặt đường rộng 34,5m và dài hơn 61 km có điểm đầu là Quốc lộ 1A mới thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên, tuyến đường này sẽ nằm về bên phải quốc lộ 3 cũ trừ đoạn từ xã Lương Sơn (TPTN) đến tuyến đường tránh thành phố. Hiện tuyến đường đã được quy hoạch xây dựng với chiều rộng 4 km. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng nằm trong Dự án đường vành đai 5 Hà Nội, một tuyến đường đang được "nghiên cứu quy hoạch" và dự kiến đi quan nhiều tỉnh thành phố lân cận thủ đô, cũng theo nghiên cứu thì sẽ có Hầm Tam Đảo giữa hai tỉnh Thái Nguyên-Vĩnh Phúc trên tuyến đường này. Nếu dự án được khởi công và hoàn thành sẽ giảm bớt thời gian di chuyển từ tỉnh Thái Nguyên tới Vĩnh Phúc và một số tỉnh thành khác.ặc dù từng được kỳ vọng là sẽ tiến hành khởi công hầm vào dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội song cho đến nay dự án hầm vẫn chưa được triển khai Tháng 5/2011, một thông báo cho biết tỉnh Thái Nguyên là một trong hai tỉnh duy nhất có số người chết do tai nạn giao thông gia tăng liên tiếp trong 3 năm liền (tỉnh còn lại là Kiên Giang) Thái Nguyên trong thời gian gần đây cũng được một số báo chí phản ánh về nạn "mãi lộ" và "làm luật" trong đội ngũ Cảnh sát giao thông được cho là ở mức độ cao và nghiêm trọng so với các tỉnh khác. Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 3.422,7 km đường bộ. Trong đó đường do Trung ương quản lý dài 80,1 km, chiếm 2,34%; đường do tỉnh quản lý dài 271 km, chiếm 7,91%; đường do huyện quản lý dài 759,6 km, chiếm 22,19%; đường do xã quản lý dài 2.312 km, chiếm 67,54%. Về chất lượng, đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km, chiếm 10%; đường nhựa và bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là 2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm. 1.2.1.2 Đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội. Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản. 1.2.1.3 Đường thủy: Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa. 1.2.2 Hệ thống điện: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. 1.2.3 Hệ thống nước sinh hoạt: Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt. 1.2.4 Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông: Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gmobile, Vietnamobile và Sfone. 1.2.5 Báo:  Báo Quân khu I  Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam  Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân  Văn phòng đại diện Báo Cựu chiến binh  Văn phòng đại diện Báo Sài Gòn Giải phóng  Văn phòng đại diện báo Đầu Tư  Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Nguyên 1.2.6 Phát thanh: Đài truyền thanh truyền hình TP.Thái Nguyên: tần số 99 MHz Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên: tần số 106.5 MHz Ngoài ra cũng có thể nghe được một số kênh phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam 1.2.7 Truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên: kênh thông tin tổng hợp TN1, kênh giải trí phim truyện TN2 với thời lượng cả 2 kênh là 36 giờ/ngày. Hiện nay kênh TN1 đã được phát sóng trên dịch vụ truyền hình cáp Trung Ương và gần đây nhất là được phát sóng trên vệ tinh VINASAT nên ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam hoặc một vài nước trong khu vực bạn cũng có thể xem được kênh TN1 Ngoài ra cũng có thể theo dõi được kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam qua hệ thống ăng-ten thông thường, các kênh VTV2, VTV3 không được Đài PT-TH tỉnh chuyển tiếp nên tín hiệu không được tốt. Truyền hình trả tiền: Hiện thành phố Thái Nguyên có hệ thống truyền hình cáp Việt Nam (số 1 - đường Quyết Tiến), hệ thống truyền hình MyTV (VNPT), Truyền hình số vệ tinh VTC và VTCHD 1.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có khách hàng sản xuất công nghiệp chiếm 70% sản lượng toàn tỉnh và nhu cầu sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt tiêu dùng tăng cao, đây còn là tỉnh có đặc thù mua điện từ nguồn Trung Quốc qua đường dây Thanh Thủy-Hà Giang có điện áp thấp và không ổn định nên cũng góp phần ảnh hưởng đến tổn thất điện năng. Cùng với đó Thái Nguyên cũng là tỉnh có địa bàn xã rộng, dân thưa, chất lượng điện ở cuối nguồn kém nên tổn thất điện năng ở những xã này thường rất cao. Công ty Điện lực Thái Nguyên xác định tổn thất điện năng là khâu quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của ngành điện. Do vậy, việc quyết liệt giảm chỉ tiêu tổn thất điện năng chính là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các công ty điện lực, cũng như của cả ngành điện. Công ty đã nắm bắt được nguyên nhân tổn thất trong quý 2/2012 là do đặc điểm của thời tiết chuyển mùa, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng (đặc biệt tăng thành phần quản lý tiêu dùng): thương phẩm toàn công ty tăng 40.100.334 kWh thì lưới hạ thế đã tăng 32.352.754 kWh chiếm 80,68%. Việc tăng điện nhận, điện thương phẩm làm tăng tổn thất điện năng của lưới điện hạ thế ảnh hưởng đến tổn thất toàn công ty thêm 0,32%. Bên cạnh đó còn do tình hình suy giảm kinh tế thế giới và trong nước dẫn đến các khách hàng sản xuất công nghiệp tiêu thụ sản lượng điện thấp đạt 403.641.963 kWh, (tăng 1.679.299 kWh) ứng với tăng trưởng 0,42% so cùng kỳ 2011. Các khách hàng lớn giảm sản lượng. Còn đối với lưới điện HANT tiếp nhận, hầu hết lưới điện cũ nát, cột tre, gỗ, dây trần và đường dây dài, tiết diện nhỏ; Mặc dù toàn Công ty đã thực hiện xong thay thế công tơ và các dự án cải tạo tối thiểu giai đoạn 1 nhưng vẫn còn nhiều xã có lưới điện cũ nát tập trung tại ĐL Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương chưa được cải tạo do vậy việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng khu vực LĐNT chưa nhiều. Mặt khác, trong năm 2012 không phải tiết giảm sản lượng điện đầu nguồn và thời tiết nắng nóng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện cho mục đích Quản lý tiêu dùng tăng cao đạt 162.667.024 kWh, tăng trưởng 16,68% so với cùng kỳ 2011. Các ĐL có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ 2011 là: Đồng Hỷ tăng 3.084.878 kWh ứng với tăng 22,19%; Phổ Yên tăng 3.191.775 kWh ứng với tăng 20,54%; TP Thái Nguyên tăng 7.600.651 kWh ứng với mức tăng 16,36%; Phú Lương tăng 1.937.357 kWh ứng với tăng 17,84%; Chính vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm nay, nhiều điện lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thuộc Công ty Điện lực Thái Nguyên đã thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng tăng so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước, tập trung ở khu vực lưới điện hạ áp. Riêng tại khu vực thành phố TN (thuộc Điện lực thành phố TN quản lý) đã thực hiện sửa chữa thường xuyên 11/11 hạng mục, thực hiện hoán chuyển 08 TBA cho nhau, nâng công suất 05 TBA : TBA Nam Tiền, Ngã Ba Chợ Mới, Thanh Niên 4, Tiến Ninh 1, Cơ giới thi công. Thực hiện san tải và khai thác có hiệu quả 13 trạm biến áp chống quá tải. Đảm bảo chống quá tải cho 15 trạm biến áp và các đường dây 0,4kV của các trạm: Cách Mạng tháng 8-1, Đầm xanh, Ủy ban Thành, Trường Đảng, Quang Trung 2, Trung Tâm 2…. Thực hiện cân đảo pha 48 TBA công cộng có tổn thất cao, lệch pha I0 > 15% (Ia + Ib + Ic)/3, đảm bảo an toàn, vận hành lưới điện kinh tế. Tiểu ban tổn thất đã chỉ đạo các đội lập và thực hiện giảm tổn thất tại 28 trạm có tổn thất cao. Thay định kỳ đạt 100% so với kế hoạch- Phối hợp với P9 kiểm tra 18 hệ thống đo đếm phía trung thế các TBA Chuyên dùng. Thay thế hệ thống đo đếm cho phù hợp với phụ tải. Trong 05 tháng thực hiện thay thế 420 công tơ 1 pha từ 5(20)A lên 10(40)A. Thực hiện kiểm tra hệ thống đo đếm, kiểm tra đêm chống lấy cắp điện: 175 lần trong đó phát hiện 06 trường hợp (tại lưới điện nông thôn) vi phạm ăn cắp điện truy thu 1.1187 kWh, 75 trường hợp hỏng công tơ đã thực hiện xử lý truy thu 4.7425 kWh theo đúng quy định. Để giải quyết bài toán giảm tổn thất điện năng, Công ty đang áp dụng chặt chẽ quy trình quản lý và tích cực đầu tư chống quá tải cho hệ thống lưới điện nhằm rút ngắn bán kính cấp điện. Bên cạnh việc ghi chỉ số công tơ đúng phiên, đúng ngày quy định, công ty còn thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống đo đếm và chuyển đổi lắp đặt hệ thống đo đếm phù hợp với phụ tải sử dụng điện. Công ty còn áp dụng chương trình PSS/ADEPT tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật ở các trạm biến áp, đường dây đơn vị quản lý và đang triển khai khai thác tối đa các tiện ích trên chương trình CMIS 2.0, đặc biệt phân hệ quản lý tổn thất để theo dõi, tính toán tổn thất điện năng theo từng cấp điện áp, từng lộ đường dây, từng trạm biến áp. Từ đó khoanh vùng khu vực có tổn thất cao, xác định rõ nguyên nhân để kịp thời xử lý. Riêng đối với khu vực lưới điện hạ áp nông thôn Công ty tập trung giảm tổn thất bằng cách củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức của các Điện lực để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý đối với các Dịch vụ bán lẻ điện năng như: cử người trực tiếp đi ghi chỉ số công tơ cùng Dịch vụ bán lẻ điện năng, đẩy nhanh việc lắp đặt công tơ mới, thay thế công tơ cháy hỏng... Đồng thời, tăng cường công tác phúc tra việc ghi chỉ số công tơ, công tác kiểm tra sử dụng điện tại khu vực tiếp nhận LĐHANT để ngăn ngừa, kịp thời phát hiện các trường hợp câu móc trộm cắp điện và xử lý theo quy định. Bên cạnh đó cũng phối hợp cùng chính quyền địa phương để bảo vệ tài sản lưới điện, tăng cường công tác tuyên truyền ngăn ngừa chống câu móc trộm điện, đề nghị chính quyền xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 68/2010/NĐ-CP để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Điện lực./. Về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, năm 2011 và một vài năm tới, Việt Nam có thể sẽ còn gặp khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện phát điện. Trong khi đó, việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng còn chưa được triệt để; tiết kiệm điện chưa được sự quan tâm thật sự của cộng đồng xã hội, người dân và các doanh nghiệp, gây lãng phí tài nguyên của đất nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân, tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiệm Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện, UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về thực hiện tiết kiệm điện. Cụ thể như sau: I. Đối với các văn phòng, trụ sở cơ quan: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Xây dựng và ban hành quy định về sử dụng điện, thay thế, sửa chữa các trang thiết bị sử dụng điện tại cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc sau: + Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị khi hết giờ làm việc. + Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm. Thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hành lang, sân vườn, khu vực bảo vệ theo tiêu chuẩn … + Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết, cài đặt chế độ làm mát từ 250C trở lên. Dùng quạt thay thế điều hòa nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng. + Khi cải tạo hoặc trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao theo quy định hoặc thiết bị sử dụng điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; nghiêm cấm thay thế, mua sắm mới đèn nung sáng. + Phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ nhân viên phải thực hiện tiết kiệm điện, đưa nội dung sử dụng điện tiết kiệm vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm. II. Đối với chiếu sáng công cộng: - Kiểm tra, đánh giá chế độ chiếu sáng công cộng theo các tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành, đảm bảo nguyên tắc chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 259:2001. - Áp dụng hệ thống thiết bị điều khiển tự động có chế độ điều chỉnh công suất để giảm công suất chiếu sáng về đêm khi mật độ giao thông giảm. - Triển khai thực hiện đầu tư, trang bị hệ thống điều khiển tự động cho các hệ thống chiếu sáng đường phố chính, điều chỉnh thời gian chiếu sáng đường phố hợp lý theo mùa trong năm, phù hợp theo đặc điểm nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động, các sự kiện tại địa phương, tránh lãng phí điện. - Khi thay thế đèn hư hỏng phải sử dụng nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, chiếu sáng đường phố sử dụng bóng đèn natri cao áp và thấp áp; chiếu sáng ngõ nhỏ và đường dành cho người đi bộ sử dụng bóng đèn natri thấp áp công suất nhỏ và đèn compact; chiếu sáng quảng trường dùng đèn metal halide. Khuyến khích sử dụng bóng đèn LED tại các vị trí thích hợp; - Trong hệ thống đèn chiếu sáng vườn hoa, công viên chỉ sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện, giảm 50% công suất chiếu sáng vào giờ cao điểm buổi tối của hệ thống điện, trừ các dịp ngày lễ, ngày tết và các sự kiện lớn tại địa phương. III. Đối với việc dùng điện cho sinh hoạt và dịch vụ: - Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa, bình nước nóng, bàn là điện …) trong thời gian cao điểm của hệ thống điện, từ 17 giờ đến 21 giờ hàng ngày; khuyến khích sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như bóng compact hoặc bóng đèn huỳnh quang T8, T5, chấn lưu hiệu suất cao, thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, ngắt các thiết bị điện không sử dụng ra khỏi nguồn điện. - Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện; trường hợp có yêu cầu đặc biệt, từ sau 22 giờ tắt toàn bộ đèn chiếu sáng các pano quảng cáo tấm lớn. - Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại,… tuân thủ nghiêm các quy định tại địa phương về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Điện lực tại địa phương trong trường hợp xảy ra thiếu điện. IV. Đối với Các doanh nghiệp sản xuất thực hiện ngay các giải pháp tiết kiệm điện sau: - Xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện. Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn như các máy nghiền, trạm bơm nước, máy nén khí… vào giờ cao điểm, không để các thiết bị điện hoạt động không tải. - Các doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện mỗi năm ít nhất 1%. - Tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng không cần thiết trong thời gian nghỉ giữa ca. Triệt để tiết kiệm điện chiếu sáng sân, vườn, đường nội bộ trong các khu công nghiệp. - Chuẩn bị các nguồn dự phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện, xây dựng phương án tự cắt giảm phụ tải khi xảy ra thiếu điện. V. Đối với công tác tuyên truyền và kiểm tra: 1. Sở Công Thương có trách nhiệm: - Chủ trì phối hợp với Công ty Điện lực Thái Nguyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng điện quá công suất đăng ký trong biểu đồ phụ tải vào giờ cao điểm. Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các đơn vị, cá nhân vi phạm. Tổng hợp, đánh giá kết quả và báo cáo UBND tỉnh kịp thời. - Phối hợp với các tổ chức tư vấn, các Trung tâm tiết kiệm năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng và thực hiện đầu tư, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng; phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. - Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 2. Công ty Điện lực Thái Nguyên có trách nhiệm: - Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện khi xảy ra thiếu điện; lập danh sách các hộ sản xuất theo thứ tự ưu tiên hạn chế ngừng, giảm mức cung cấp điện trong điều kiện thiếu điện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, thực hiện đúng các quy định của Luật Điện lực, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tránh việc cắt điện sinh hoạt trên diện rộng, kéo dài. - Tổ chức thống kê, theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, đối chiếu chỉ tiêu tiết kiệm 10% sản lượng điện sử dụng cơ quan công sở, thông báo cho khách hàng và báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện. - Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn; bố trí kế hoạch sửa chữa lưới điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố; phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống dưới 6%; 3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh, Báo Thái Nguyên xây dựng các chương trình phát thanh và truyền hình, chuyên mục về tiết kiệm điện vì mục đích chung của quốc gia; dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền chủ trương của Nhà nước về thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, Ngành, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này./. 1.4 Các nhà máy sản xuất điện tại tỉnh Thái Nguyên: + Nhà máy Nhiệt điện An Khánh tại xã An Khánh, huyện Đại Từ trên tổng diện tích đất 22,7 ha.Tổng số vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, công suất thiết kế 100 MW, sử dụng nguồn nguyên liệu than tại địa phương. Theo kế hoạch nhà máy sẽ hoàn thành và hòa lưới điện quốc gia vào năm 2012. Đây là nhà máy nhiệt điện thứ 2 sau nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn được xây dựng tại Thái Nguyên. + Nhà máy Thuỷ điện Hồ Núi Cốc là công trình thủy điện nhỏ sau đập được xây dựng tại đầu tuyến kênh Chính (sau cống lấy nước của hồ Núi Cốc). Công suất lắp máy là 1,89MW gồm 3 tuabin thủy lực, công suất mỗi máy là 630KW, mỗi năm sản xuất được hơn 8 triệu KWh.Công trình gồm các hạng mục: Đường ống áp lực chính, đường ống áp lực nhánh, kênh xả hạ lưu, trạm phân phối điện 22KV, đường dây tải điện 22KV và một số hạng mục phụ trợ. 1.5 Mạng lưới truyền tải tỉnh Thái Nguyên Lưới điện cao áp tỉnh Thái Nguyên hiện nay có các cấp điện áp: 6, 10, 22, 35, 110 và 220 kV, trải rộng khắp các xã, phường của các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên, đồng thời vươn dài tới cả các xóm, thôn, làng, bản, vùng sâu, vùng xa của ATK, chiến khu Việt Bắc xưa. Hệ thống lưới điện cao áp này gồm đường dây trên không, các trạm biến áp và cả cáp ngầm trong đất. Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; Truyền tải điện Thái Nguyên (TTĐ Thái Nguyên) được Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) thành lập từ năm 1999 và quản lý vận hành TBA 220 kV Thái Nguyên, đường dây 220 kV Sóc Sơn - Thái Nguyên và chuẩn bị sản xuất, nghiệm thu đưa vào vận hành các TBA 220 kV Sóc Sơn, Bắc Giang, ĐZ 220 kV Phả Lại - Sóc Sơn, Phả Lại - Bắc Giang. Đến tháng 4/2001, các trạm biến áp 220 kV Sóc Sơn, Bắc Giang được đưa vào vận hành đã nâng cao chất lượng điện năng cho khu vực Thái Nguyên, Bắc Giang và phía bắc Hà Nội.Năm 2002, các ĐZ 220 kV Phả Lại - Sóc Sơn và Phả Lại - Bắc Giang cũng được đơn vị nghiệm thu và đưa vào vận hành, tạo mạch vòng liên kết giữa Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình với Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, hai nhà máy điện lớn nhất của hệ thống điện miền Bắc, nâng cao tính ổn định và độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực và cả hệ thống điện quốc gia. Liên tiếp những năm tiếp theo, TTĐ Thái Nguyên được PTC1 giao tiếp nhiệm vụ tổ chức nghiệm thu đưa vào quản lý vận hành TBA 220 kV Việt Trì và các đường dây 220 kV Vĩnh Lạc - Việt Trì; Bắc Giang - Thái Nguyên; Sóc Sơn - Thái Nguyên; Bắc Giang - Thái Nguyên. Tháng 11/2005, Trạm 220 kV Bắc Ninh đã được đưa vào vận hành an toàn, cung cấp sản lượng điện lớn cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và khu vực Đông Anh – Hà Nội. Để đáp ứng với tình hình thực tế, một số cung đoạn đường dây đã được TTĐ Thái Nguyên bàn giao cho TTĐ Hà Nội và TTĐ Tây Bắc, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng vận hành, sửa chữa để nghiệm thu đưa vào vận hành tuyến ĐZ 220 kV Tuyên Quang - Thái Nguyên, Sóc Sơn - Thái Nguyên (mạch 2) và ĐZ Tuyên Quang - Bắc Kạn - Thái Nguyên, phục vụ mua điện của Trung Quốc và truyền tải công suất điện từ Thuỷ điện Tuyên Quang qua HTĐ quốc gia. Bên cạnh đó, đơn vị còn nhận nhiệm vụ trực tiếp thi công và giám sát thi công, nghiệm thu công trình “Cải tạo nâng công suất TBA 220 kV Thái Nguyên và lắp đặt tụ bù, nhằm đảm bảo tiếp nhận các nguồn công suất lớn từ Trung Quốc và các NMTĐ Tuyên Quang, Thác Bà, Nhiệt điện Cao Ngạn. Hiện nay, Truyền tải điện Thái Nguyên đang quản lý vận hành 3 trạm biến áp 220 kV có tổng dung lượng 1.026 MVA; hơn 300 MVAr bù và gần 400 km đường dây 220 kV. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ của với tốc độ tăng trưởng 8%- 9% /năm, sản lượng điện hàng năm phải tăng tới 15-16% mới có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội. Với sự quan tâm của EVN và NPT, trực tiếp là Công ty Truyền tải điện 1 cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của CBCNV, 10 năm qua, cán bộ công nhân viên TTĐ Thái Nguyên đã chủ động sáng tạo, lao động kỷ luật, tích cực học tập nâng cao trình độ, phối hợp tốt với các địa phương và các đơn vị bạn vận hành an toàn các trạm biến áp và các tuyến đường dây 220 kV, cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng khu vực các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và phía bắc Hà Nội,... với sản lượng điện năng không ngừng tăng lên, suất sự cố và tổn thất điện năng luôn đạt dưới mức cho phép. Trong hai ngày 04, 05/01/2012, Truyền tải điện Thái Nguyên đã hoàn thành công trình thay cách điện trong 6 ngăn lộ 110 kV và công trình thay dây dẫn và phụ kiện trong 4 ngăn lộ đường dây 110 kV. Đây là công trình sửa chữa lớn trong kế hoạch năm 2011, nhằm chống quá tải các ngăn lộ 110 kV của Trạm 220 kV Thái Nguyên. Thái Nguyên có nhiệm vụ quản lý, vận hành 6 trạm biến áp, gần 700 km của 15 tuyến đường dây 220kV qua 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội (huyện Sóc Sơn). Hàng ngày, những công nhân truyền tải điện vẫn băng qua rừng núi, sông suối để phát dọn hành lang tuyến, phát hiện, xử lý sự cố. Trạm 220 kV Thái Nguyên là trạm biến áp vận hành đồng thời hai hệ thống điện Việt Nam và Trung Quốc, nên việc đăng ký phương thức cắt điện để thực hiện sửa chữa là hết sức khó khăn, phức tạp, do phải cắt điện đường dây mua điện Trung Quốc và cắt điện tuyến đường dây 110 kV độc đạo cấp điện cho 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Vì vậy, khi đã thống nhất và thực hiện phương thức cắt điện, đơn vị phải tập trung mọi năng lực và tận dụng tối đa thời gian để thi công hoàn thành công trình. Truyền tải điện Thái Nguyên đã huy động lực lượng mạnh nhất từ 3 đội đường dây của đơn vị và tăng cường lực lượng sửa chữa của các trạm biến áp Hiệp Hoà, Cao Bằng về tập trung cho việc thi công công trình. Lưới điện do Truyền tải điện Thái Nguyên đang quản lý gồm các đường dây 220 kV mới đưa vào vận hành như: Đường dây 220 kV Sóc Sơn - Thái Nguyên 2; đường dây Tuyên Quang - Bắc Kạn - Thái Nguyên. Theo quy trình vận hành tạm thời do Công ty Truyền tải điện 1 ban hành “Về việc bảo quản, vận hành, sử dụng sứ composite”, việc thực hiện công tác kiểm tra và sửa chữa dây dẫn đối với loại sứ này không được treo trực tiếp trên sứ composite để ra dây. Trong khi đó, Truyền tải điện Thái Nguyên cũng chưa có loại dụng cụ nào để áp dụng cho việc ra sứ loại composite này. Khắc phục hạn chế trên, kỹ sư Phạm Bá Hằng đã có sáng kiến đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn, chuỗi sứ không ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực, không bị rách, xước phần cách điện của chuỗi sứ khi ra ngoài để kiểm tra, vận chuyển các dụng cụ thay thế sứ và sửa chữa dây dẫn. Kỹ sư Phạm Bá Hằng cho biết, thang ra sứ néo composite được thiết kế bằng Inox hộp 40x40 dày 1 mm, một đầu bên trong được lắp vào 2 thanh chuyển dịch của chuỗi sứ bàng bu lông, đầu ngoài được thiết kế có móc hình chữ U để khi lắp hình chữ U phải ôm chọn vào khánh. Chiều dài tổng cộng của thang là 2,55m, ở giữa được hàn 7 thanh đố ngang để thuận tiện dễ dàng đi lại trên thang. Trọng lượng tổng của thang là 6,5kg, rất nhẹ nhàng trong quá trình mang theo, tiết kiệm được thời gian và sức lực. Khả năng chịu tải ở chế độ nằm ngang của thang là 150 kg. Theo kỹ sư Phạm Bá Hằng, quá trình lắp đặt thang sứ đơn giản, dễ dàng, đặc biệt không gây ảnh hưởng đến cách điện của chuỗi sứ. Chi phí chế tạo cho một bộ phù hợp; áp dụng được cho công việc kiểm tra, sửa chữa, thay sứ néo kép và các công việc khác liên quan đến sửa chữa dây dẫn trên các tuyến đường dây có sử dụng cách bằng composite.Sáng kiến tiếp địa chống sét Bên cạnh sáng kiến dùng thang ra sứ composite, Truyền tải điện Thái Nguyên còn có sáng kiến tiếp địa chống sét rất hiệu quả Để đảm bảo cho đường dây vận hành an toàn, công nhân phải thường xuyên kiểm tra và xử lý các khiếm khuyết trên đường dây, trong đó không thể bỏ qua công tác kiểm tra và chỉnh khe hở mỏ phóng cho dây chống sét. Trước đây, để thực hiện nhiệm vụ này, người công nhân thường dùng dây tiếp địa một pha sử dụng cho dây dẫn có chiều dài 6m. Loại dây này có trọng lượng nặng và có thể gây ra sự cố khi bất cẩn trong quá trình lắp đặt để kiểm tra và chỉnh khe hở mỏ phóng dây chống sét, trong khi đó phía dưới đường dây vẫn còn mang điện. Đường dây 220 kV mạch kép Tuyên Quang – Thái Nguyên có hơn 40km đi qua địa phận Thái Nguyên (10 xã thuộc huyện Đại Từ và 4 xã thuộc thành phố Thái Nguyên) đã chính thức vận hành từ tháng 7/2007, do Truyền tải điện Thái Nguyên quản lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcnghbn_4427.pdf