Tiểu luận Sự phát triển của nhà cao tầng ở đô thị hiện đại trên địa bàn TP.HCM

Cần khẳng định nhà cao tầng có mối liên hệ tương hỗ và đóng góp mật thiết cho việc phát triển các đô thị bền vững. Mô hình đô thị tập trung cùng với những giải pháp qui hoạch và phương thức quản lý phù hợp sẽ là cơ sở cho cho nhà cao tầng đóng góp cho việc phát triển bền vững Chính quá trình chuyển đổi và phát triển bên trong đô thị nén là điều kiện để nhà cao tầng có cơ hội phát triển. Nhà cao tầng là một cỗ máy khổng lồ nơi con người cư trú làm việc, do đó nó cũng tiêu tốn năng lượng khủng khiếp bởi những hệ thống kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho nó và con người sống trong nó. Chính vì vậy bản thân những tòa nhà cao tầng phải là những công trình bền vững, đóng góp cho môi trường sống tốt trong và ngoài nhà, giảm thiểu vật liệu, năng lượng và giá thành của đô thị hiện đại.

docx8 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự phát triển của nhà cao tầng ở đô thị hiện đại trên địa bàn TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HỒ CHÍ MINH Khoa: Quản Lý Đất Đai ˜—&–™ BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Đề Tài: “Sự phát triển của nhà cao tầng ở đô thị hiện đại trên địa bàn TP.HCM” GIẢNG VIÊN: NHÓM : MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Theo chúng ta đã biết hiện nay xã hội ngày càng phát triển về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật kéo theo những nhu cầu của con người cũng phát triển theo không chỉ về vật chất , tinh thần mà còn và tổ chức không gian làm việc, không gian sống, sinh hoạt hay giải trí. Mặt khác quĩ đất thì không sản sinh ra thêm nhưng muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người thì việc hình thành nên các nhà cao tầng ở đô thị là một vấn đề cần làm rõ. Thực trạng ra sao? Làm sao để nững nhà cao tầng không biến thành những cỗ máy tiêu thụ năng lượng trong tương lai? Thì bài tiểu luận sau đây sẽ làm rõ những vấn đề trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ những vấn đề về nhà cao tầng và đô thị ở TP.HCM. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Các tòa nhà cao tầng trong đô thị TP.HCM. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ CAO TẦNG ĐỐI VỚI ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm đô thị và nhà cao tầng TP.HCM Từ những năm trước 1975, đô thị Sài Gòn đã từng giải quyết những mâu thuẫn nội tại về giao thông, về đất đai, về mật độ dân cư bằng giải pháp đưa những ngôi nhà vươn lên những tầng cao. Sau những năm mở cửa (năm1986) mật độ xây dựng tăng cao hơn nữa trong đó có các nhà cao tầng, nhưng đáng tiếc là số lượng nhà thấp tầng do dân tự xây chiếm tỉ trọng quá lớn. Nó phản ánh nền kinh tế chưa phát triển và sự kiểm soát yếu kém về phát triển đô thị đã không theo kịp. Đứng trước bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới, người dân thành phố đang đòi hỏi Chính quyền đô thị phải có những chuyển biến nhanh hơn, giải quyết những vấn đề ứ đọng từ nhiều năm nay đang cản trở sự phát triển của thành phố.. 1.2. Các yếu tố dẫn đến việc hình thành các nhà cao tầng trong đô thị TP.HCM 1. Tiết kiệm đất xây dựng Tiết kiệm đất xây dựng là động lực chủ yếu thúc đẩy việc phát triển nhà cao tầng trong đô thị. Kinh tế đô thị phát triển và sự tập trung dân số đã đặt ra yêu cầu đối với nhà ở nói riêng và kiến trúc đô thị nói chung. Đất xây dựng ngày càng khan hiếm; do đó biện pháp giải quyết là ngoài việc mở rộng thích đáng quy mô thành phố ra, còn phải tập trung suy nghĩ vào vấn đề làm sao trong một diện tích hữu hạn có thể tạo nên được càng nhiều nơi cư trú. và hoạt động tốt của con người. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới đều chỉ rõ, trong các khu nhà ở nếu ta xây một tỷ lệ nhất định nhà cao tầng thì so với phương án xay toàn bộ chỉ là nhà nhiều tầng thôi, có thể tăng thêm được từ 20 đến 80% diện tích sử dụng. Còn trong những khu vực trung tâm phồn hoa của đô thị, nếu ta xây dựng nhà cao tầng để làm thương nghiệp và dịch vụ thì so với phương án chỉ xây nhà nhiều tầng thôi, cũng có thể tăng diện tích sử dụng lên nhiều lần, và rõ ràng là có thể tiết kiệm một cách có hiệu quả việc sử dụng đất. 2. Thuận lợi cho sản xuất, làm việc và sử dụng Nhà cao tầng làm cho môi trường sản xuất, làm việc và sinh hoạt của con người được không gian hoá cao hơn, các mối liên hệ theo phương nằm ngang và theo phương thẳng đứng có thể kết hợp lại, rút ngắn khoảng cách của các điểm, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất thuận lợi cho sử dụng. Ví dụ: trong một khách sạn nếu các phòng ngủ, phòng ăn, phòng công cộng, phòng làm việc, gara xe cộ được bố trí riêng trong một số tầng thì không những mất đi một diện tích chiếm đất rất lớn mà còn dẫn đến nhiều bất tiện lớn cho khách và cho người quản lý khách sạn. Nếu ta tập trung xây một khách sạn cao tầng thoả mãn đầy đủ các chức năng ấy, thì có thể giải quyết được mâu thuẫn trong sử dụng và quản lý khách sạn. Đối với các ngành công nghiệp nhẹ và trung tâm kỹ thuật cao, nếu ta đem các gian xưởng, các kho nguyên liệu và thành phẩm, các hệ thống sinh hoạt và quản lý đều bố trí ở trên mặt đất, thì thời gian trung chuyển phi sản xuất và phí tổn quản lý chiếm tỷ trọng lớn. Còn khi tập trung cả trong một ngôi nhà cao tầng thì có thể rút ngắn khoảng cách vận hành cuả các loại thiết bị đường ống và quá trình sản xuất, để từ đó hạ thấp giá thành sản xuất. 3. Tạo điều kiện để phát triển loại nhà đa năng Để giải quyết rất nhiều mâu thuẫn trong quá trình làm việc, cư trú và sinh hoạt của con người trong không gian phát triển của đô thị, đòi hỏi phải thoả mãn các nhu cầu sử dụng khác nhau trong một ngôi nhà. Ví dụ, đối với cư dân, ngoài nhu cầu về ở ra, người ta còn phải mua bán hàng ngày những đồ dùng sinh hoạt dưới dạng các vật phẩm khác nhau. Ngoài ra còn cần các dịch vụ công cộng khác nữa. Vì vậy, ngoài việc xây dựng nhà ở ra còn cần phải xây dựng các công trình thương nghiệp và dịch vụ khác ở chung quanh đó. Nếu ta đem kết hợp hai loại hình trên với nhau mà bố trí những không gian lớn tại các tầng dưới của nhà ở để sử dụng làm thương nghiệp và dịch vụ, thì rõ ràng là vừa tiết kiệm sử dụng đất vừa làm cho sinh hoạt của người dân thêm thuận tiện. Trong các khu vực trung tâm của đô thị, loại nhà đa năng như vậy rất cần thiết. Ở các tầng bên trên của nhà, người ta bố trío các nhà ở và phòng ngủ khách sạn; ở các tầng giữa, bố trí văn phòng làm việc, ở các tầng bên dưới đất, sử dụng để làm gara xe cộ, kho tàng...Như vậy, càng có lợi hơn trong việc làm dịu căng thẳng và mật độ giao thông đô thị, giảm bớt áp lực của nhu cầu ở và giải quyết mâu thuẫn của việc thiếyu đất đai xây dựng, có lợi cho sản xuất và làm việc của người dân. 4. Làm phong phú diện mạo của đô thị Một số nhà cao tầng đột xuất vươn lên như điểm nhấn, tạo nên cảnh quan và dáu ấn đặc sắc của thành phố. Ví dụ: những ngôi nhà cao tầng xuất hiện tại TP. HCM trong hai thập kỷ lại đây đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của hai thành phố lớn của đất nước trong thời hiện đại. Nhà cao tầng cho phép ta dành được càng nhiều diện tích đất cho những khoảng không gian thoáng đãng để làm xanh hoá thành phố, cho những công trình vui chơi giải trí, còn đóng góp vào việc làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị. Trên đỉnh một số ngôi nhà cao tầng nhất ta còn có thể bố trí tầng “Panorama” chuyển động để làm nơi tham quan giải trí công cộng cho các du khách có nhu cầu thưởng ngoạn thành phố, thúc đẩy du lịch phát triển. 1.3. Vai trò của nhà cao tầng đối với đô thị Trong các đô thị hiện đại không thể thiếu hình ảnh của các tòa nhà cao tầng. Có thể nói các tòa nhà cao tầng và đô thị có mối quan hệ mật thiết với nhau. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ CAO TẦNG TRONG ĐÔ THỊ 2.1. Tổng quan về đô thị hiện đại TP.HCM Sài Gòn, trung tâm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam với mật độ dân số cao nhất cả nước, với sự năng động về khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa đang đặt ra những vấn đề vô cùng bức xúc trong quản lý giao thông, môi trường đô thị. Có lẽ không có đô thị lớn nào trên thế giới đang phát triển lại có thể tồn tại mật độ xe cộ giao thông, nhà cửa xây dựng chen chúc, biển quảng cáo nhức nhối thị giác tạo nên môi trường sống luôn chật chội như ở TP. HCM. Chính quyền đô thị chắc cũng biết điều đó, song để tìm ra lối thoát cho bài toán ở nơi này vẫn đang còn rất lúng túng Ngót 10 triệu dân thành phố này hàng ngày vẫn phải cuốn theo dòng chảy của cuộc sống không có lựa chọn nào khác; phải tồn tại trong một môi trường ô nhiễm, thiếu trầm trọng những không gian cây xanh, hồ nước, quảng trường, đường sá. Do vậy, xu hướng cao tầng hóa trong các khu đô thị cũ và mới là giải pháp cứu cánh cho TP. HCM hiện nay. 2.2. Thực trạng hoạt động của nhà cao tầng trong đô thị hiện đại của TP.HCM Các tòa nhà cao ốc và trung tâm thương mại đang xuất hiện ngày càng nhiều ở TP HCM. Với diện tích hơn 2.000 km2 cùng hơn 10 triệu dân, chiếm giữ hơn 22% GDP của cả nước, TP HCM hiện là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Sự phát triển với tốc độ khá nhanh cũng là bước đệm để Sài Gòn trở thành một trong những thành phố sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Sau 40 năm thống nhất và xây dựng phát triển thì TP HCM đã vươn lên để trở thành thành phố đông dân và phát triển nhất Việt Nam. Là một thành phố lớn nên TP HCM ngày càng có rất nhiều tòa cao ốc và công trình xây dựng mang tầm vóc vĩ mô được xây dựng nên. Tiêu biểu có thể kể đến như tòa nhà Bitexco , khách sạn Caravelle, Mê Linh Plaza, Chính những tòa cao ốc này là một trong những lý do giúp TP HCM trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn với khách du lịch. 2.3. Tích cực Đô thị hoá đã góp phần sử dụng tiết kiệm hiệu quả đất đai. Đất đai luôn có giới hạn việc tập trung cao dân cư trong các quận nội đo hay vùng ven đô thị hoá cao đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất tiết kiệm nhất. Mật độ dân số bình quân hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh với nội thành gần 30.000 người/km2. Tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Nó tạo tiền đề thị trường cho khu vực công nghiệp đặc biệt là dịch vụ. Sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng miền ngành kinh tế được thể hiện nhờ quá trình đô thị hoá cũng là quá trình thị trường hoá. 2.4. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì những tòa nhà cao tầng đang gây ra những ảnh hưởng và biến đổi bất lợi về môi trường, phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Sự đa dạng sinh học của đô thị chưa được đảm bảo với sự mất dần các hành lang cư trú tự nhiên hạn chế sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí. Có thể nói nhiều thách thức về bền vững môi trường, xã hội, kinh tế đang đặt ra trong quá trình phát triển nhà cao tầng. Việc phân bố các công trình cao tầng hợp lý trong cấu trúc đô thị sẽ góp phần tạo dựng một mạng sinh thái đô thị tích hợp. Việc tập trung số đông các nhà cao tầng theo mô hình đô thị nén cũng chính là nguyên nhân của hiện tượng đảo nhiệt đô thị. Khu vực đô thị tập trung nhiều nhà cao tầng thường có nhiệt độ cao hơn đáng kể so với các khu vực đô thị thấp tầng xung quanh. Nguyên nhân chính của đảo nhiệt đô thị là sự thay đổi bề mặt sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị. Quá trình này sử dụng nhiều loại vật liệu có tác dụng giữ nhiệt. Nhân tố thứ hai góp phần tạo ra đảo nhiệt đô thị là lượng nhiệt thải ra do quá trình sử dụng năng lượng, mà những ngôi nhà cao tầng chính là thủ phạm. Khi các trung tâm đông dân cư phát triển, người dân có xu hướng thay đổi diện tích đất đai nhiều và ngày càng nhiều hơn nữa, gây ra sự gia tăng nhiệt độ trung bình tương ứng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC NHÀ CAO TẦNG Ở ĐÔ THỊ TP.HCM * Về quy hoạch:Thành phố cần chỉ đạo cho làm sớm thiết kế đô thị 1/2000 - 1/500 các trục đường chính tại khu trung tâm. Tại đây có thể cho phép xây dựng các công trình cao tầng. Tuy nhiên, cao ở mức nào, kích cỡ ra sao, ngôn ngữ kiến trúc tổng thể cũng phải có quy định. Việc làm quy hoạch chi tiết này cũng phải gắn với chủ sở hữu của các chủ lô đất trên mặt bằng hiện trạng. Nghiên cứu, tìm hiểu định hướng nhu cầu xây dựng của các chủ sở hữu. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có chính sách cưỡng bức với những chủ đầu tư không có điều kiện xây dựng để tồn tại lâu dài những mái tôn thấp tầng ảnh hưởng đến quy hoạch, cảnh quan thành phố. Quản lý quy hoạch luôn gắn với cán bộ thực hiện. Phải sớm có cơ chế chính sách thoả đáng về tiền lương và đãi ngộ thoả đáng. Lương cán bộ thấp quá thì dễ nảy sinh nhũng nhiễu, chủ đầu tư dễ mua chuộc và coi thường. Sử dụng cán bộ theo những tiêu chí về năng lực, trình độ, phẩm chất. Thay thế những cán bộ yếu hoặc không đúng chuyên môn thì mới quản lý quy hoạch tốt được. TP. HCM có điều kiện và tiềm lực hơn các tỉnh thành khác để làm được điều đó, chỉ có điều rất cần phải làm sớm. * Về tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng: Các công trình xây dựng cao tầng cũng phải có những điểm thống nhất về những qui định chung như: quy hoạch sử dụng đất trên tổng mặt bằng, hình khối kiến trúc tỉ lệ trong không gian đặt công trình, các yêu cầu kỹ thuật: kết cấu, điện nước, phòng cháy chữa cháy... Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều loại hình nhà cao tầng được phân chia theo chức năng sử dụng nên cũng có những yêu cầu riêng. Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch của TP.HCM cũng cần dựa trên các tiêu chuẩn này để xây dựng. Đặc biệt là những khu vực trung tâm, các tuyến phố chính như: Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Thánh Tôn... thì càng cần có những quy định cụ thể cho công trình cao tầng ở đây. * Về chất lượng tư vấn thiết kế: Những công trình cao tầng ở TP. HCM xây dựng những năm gần đây mang nhiều phong cách của kiến trúc nước ngoài. Đó là những tín hiệu đáng mừng. Trong tương lai gần, thành phố sẽ xây dựng nhiều công trình cao tầng. Vậy nên chất lượng làm thiết kế sẽ phải nâng cao, chuyên nghiệp cả về kỹ thuật và sáng tạo, TP.HCM hiện còn thiếu những công trình, tuyến phố là điểm nhấn của toàn thành phố cho một đô thị lớn. Các công trình cao tầng sẽ giải quyết về nhiều mặt trong đó có một đóng góp rất lớn về văn hóa, kiến trúc, thể hiện trình độ phát triển, văn minh, hiện đại, tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. PHẦN KẾT LUẬN Cần khẳng định nhà cao tầng có mối liên hệ tương hỗ và đóng góp mật thiết cho việc phát triển các đô thị bền vững. Mô hình đô thị tập trung cùng với những giải pháp qui hoạch và phương thức quản lý phù hợp sẽ là cơ sở cho cho nhà cao tầng đóng góp cho việc phát triển bền vững Chính quá trình chuyển đổi và phát triển bên trong đô thị nén là điều kiện để nhà cao tầng có cơ hội phát triển. Nhà cao tầng là một cỗ máy khổng lồ nơi con người cư trú làm việc, do đó nó cũng tiêu tốn năng lượng khủng khiếp bởi những hệ thống kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho nó và con người sống trong nó. Chính vì vậy bản thân những tòa nhà cao tầng phải là những công trình bền vững, đóng góp cho môi trường sống tốt trong và ngoài nhà, giảm thiểu vật liệu, năng lượng và giá thành của đô thị hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxsu_phat_trien_cua_nha_cao_tang_o_do_thi_hien_dai_tren_dia_ban_tp_hcm_8235.docx