Tiểu luận Sự thay đổi về mặt xã hội, kĩ thuật và thể chế

Scott (2001) cho rằng Weber (1924/1968) là “ một trong những thuyết gia về xã hội đầu tiên chú ý đến tầm quan trọng trung tâm của tính hợp pháp trong cuộc sống xã hội” và rằng Parsons (1960) là người đầu tiên kết nối tính hợp pháp với các mục tiêu của tổ chức. Scott diễn giải sự nhấn mạnh của những người theo trường phái tân thể chế đối với sự thích nghi với môi trường thể chế như là sự mở rộng của lí thuyết hệ thống mở, mà lí thuyết này làm biến đổi tổ chức và các tư liệu về quản trị chiến lược “bằng việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của bối cảnh môi trường rộng hơn khi nó quy định, định hình, thấm nhuần và làm mới tổ chức. Những người nghiên cứu lần đầu tiên nhận ra rằng môi trường kĩ thuật áp đặt áp lực lên tổ chưc và sau đó vào những năm 1970 họ lại thấy rằng các tổ chức cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường thể chế của chúng.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự thay đổi về mặt xã hội, kĩ thuật và thể chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Sự thay đổi về mặt xã hội, kĩ thuật và thể chế 2 Việc xem lại và tổng hợp tư liệu Điều gì giải thích cho những thay đổi về mặt kĩ thuật và xã hội đáng kể được quan sát ở nhiều nơi trên thế giới trong suốt thế kỉ qua? Câu trả lời cho vấn đề này là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ giả định rằng cuộc sống xã hội là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể. Những người theo chủ nghĩa cá nhân nhìn nhận sự thay đổi về xã hội và kinh tế như là sản phẩm của trung gian cá nhân, nơi mà những cá nhân có mục đích và định hướng mục tiêu thực hiện những mong muốn tự do của mình nhằm xây dựng những sắp xếp xã hội làm thỏa mãn sở thích và giá trị của bản thân. Những người theo chủ nghĩa tập thể thì lại có cái nhìn vĩ mô và có cấu trúc hơn. Trong khi không cần phải phủ nhận tính đại diện của cá nhân, họ nhìn nhận hành động con người thì được quyết định phần lớn bởi tập thể. Những người theo chủ nghĩa tập thể là những cấu trúc xã hội được xây dựng bởi con người nhằm cung cấp sự ổn định và ý nghĩa đối với cuộc sống. Đó chính là “quy luật của trò chơi” (North, 1990) thúc đẩy và điều khiển hành vi con người. Áp lực và sự ảnh hưởng qua lại giữa hành vi tối đa hóa lợi ích của cá nhân với các ảnh hưởng mang tính quyết định của tập thể - chẳng hạn, giữa hành động và cấu trúc – là những chủ đề bất biến trong các thuyết về xã hội và kinh tế. Theo trường phải kinh tế học, chủ nghĩa tập thể nổi lên vào cuối thế kỉ thứ 19 đáp lại những giả định của chủ nghĩa cá nhân mang tính phương pháp luận của kinh tế học cổ điển đã nhìn nhận con người như là những thực thể có lí trí, có xu hướng tối đa hóa lợi ích và mang ý kiến cá nhân (Dorfman, 1963). Một vài người trong số những nhà kinh tế học theo quan điểm tập thể “lỗi thời” – Veblen, Mitchell, Ayres – ban đầu hứng thú với sự nổi lên và phổ biến của tập quán và thói quen “hiển nhiên”, trong khi những người khác chẳng hạn như Commons lại tập trung vào những chuyển biến xã hội (chẳng hạn như tổ chức công đoàn lao động và sự biến mất của chủ nghĩa độc quyền) và xem xét cách thức mà những quy định làm việc của tập thể được thiết lập nhằm chỉ 3 rõ những nghi hoặc và bất công giữa các đảng và tầng lớp với quyền lực không tương xứng và lợi ích khác nhau. Trong phần tư cuối cùng của thế kỉ thứ 20, một trường phái của chủ nghĩa cá nhân nổi lên trong các nhà xã hội học về tổ chức nhằm xác định các vấn đề về cách thức và nguyên nhân các tổ chức tiếp nhận các sự sắp xếp về mặt thể chế tương tự nhau. Powell và DiMaggio (1991) cho rằng chủ nghĩa cá nhân mới mẻ này được xây dựng dựa trên nền tảng của “cuộc cách mạng về nhận thức” trong xã hội học, phương pháp và phong tục học (Garfinkel, 1967) và lí thuyết xây dựng xã hội (Berger và Luckmann, 1967). Các tác giả nhìn nhận sự thể chế hóa (tập thể hóa) như là một tiến trình định hình tập thể mà xem xét các quy định, giá trị và mâu thuẫn như là thứ yếu và ít quan trọng hơn tiến trình nhận thức. Những người theo trường phải tập thể mới nhìn nhận sự xây dựng xã hội của chữ viết, chuẩn mực và phân tầng như là “những thứ mà thể chế được hình thành” (Powell và DiMaggio, 1991, p. 15). Một vài người cũng tiếp nhận phương pháp mới mang tính phổ biến mà phương pháp này lại tách khỏi những hành động có tính mục đích và khuôn khổ của những nhóm lợi ích khác nhau trong những thể chế đang thay đổi. Như chúng ta đã thấy, một vài học giả theo trường phải tập thể mới bắt đầu nhìn nhận vấn đề này bằng việc xem xét mối quan hệ qua lại giữa thuyết tiền định về cấu trúc và đại diện cá nhân. Các học giả ở cả 2 khía cạnh đều nghiên cứu sự thay đổi về thể chế. Các học giả về chuyển biến xnã hội tập trung vào những thay đổi về thể chế xảy ra thông qua các cam đoan, hành động chính trị và các chiến dịch động viên cơ sở nhằm chỉ rõ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chiến tranh, vũ khí nguyên tử, vấn đề giới tính, sự tàn phá về môi trường và những vấn đề xã hội khác. Các học giả về công nghệ thì tập trung vào sự ảnh hưởng qua lại của thay đổi về kĩ thuật, xã hội và thể chế trong các nghiên cứu của mình về những cải tiến công nghê, khởi sự và sự nổi lên của ngành công nghiệp. Các học giả ở cả 2 trường phái đều tập trung vào những tiến trình của hành động tập thể, cũng như những hành động tìm kiếm lợi ích mà những người thực hiện chúng nhằm ảnh hưởng lên các tiến trình trên. 4 Gần đây các học giả đã quan sát những điểm giống nhau đáng kể trong các tài liệu về sự thay đổi về xã hội, kĩ thuật và thể chế. Họ đã vẽ ra một sơ đồ khái quát hơn và hệ thống hơn về nền tảng chung được chia sẻ bởi những lĩnh vực này. Bằng việc xem lại tài liệu, chương này sẽ cố gắng cung cấp một sơ đồ như thế. Chúng tôi thảo luận về những công trình mang tính nhận thức và thực nghiệm lớn từ trường phái cũ của kinh tế học thể chế, trường phải mới của lí thuyết thể chế được tìm thấy trong thuyết tổ chức và xã hội học, công trình về cải tiến công nghệ và sự nổi lên của ngành công nghiệp trong tài liệu quản trị, và tài liệu về những chuyển biến xã hội được công bố bởi những nhà xã hội học và các nhà khoa học về mặt chính trị. Chúng tôi tập trung vào việc xem xét những tương tác năng động giữa các thể chế, cải tiến công nghệ và sự chuyển biến xã hội. Chúng tôi nhận diện những điểm giống và khác trong các mặt này và chỉ ra một vài đóng góp thêm vào mà mỗi khía cạnh mang lại để hiểu hơn về sự thay đổi thể chế. Chúng tôi nhấn mạnh vào sự thay đổi về mặt thể chế hơn là bản thân thuyết thể chế. Chúng tôi xem việc nghiên cứu thay đổi về thể chế là cực kì quan trọng vì vài nguyên nhân. Thứ nhất, những thể chế trở nên quan trọng khi những vấn đề thiết yếu đang bị đe dọa. Khi đọc Meyer và Rowan (1977), chúng ta có thể kết luận nhầm rằng những thể chế (tổ chức) là những chuyện hoang đường mang tính biểu tượng không nhằm phục vụ cho một mục đích hữu ích nào hơn là cung cấp một sự ngụy trang khiến cho tổ chức trở nên xác thực bởi vì những hoạt động của nó là thỏa mãn những kì vọng của xã hội. Ngược lại, Stinchcombe (1997) cho rằng tính chính thức và những nghi lễ của thể chế là tăng dần cùng với tầm quan trọng cơ bản của vấn đề hay quyết định được đưa ra, bởi vì có nhiều điều được thể chế hóa là vấn đề mà chúng quan tâm. Nói cách khác, khi hệ thống giá trị thông báo thứ hạng của thể chế như là một thứ gì đó được ưu tiên ao, thì những người gìn giữ thể chế sẽ có thể chính thức hóa sự phù hợp với thể chế vào trong nghi lễ được thiết kế để theo dõi, thúc đẩy và ban hành giá trị của thứ đó. Quyền ưu tiên càng cao thì sự chính thức hóa và nghi lễ càng cao. Một điều càng mang tính nghi lễ cao trong một tổ chức, thì chúng lại càng ít mang tính 5 đơn thuần là một nghi lễ bởi nó càng mang tính quan trọng một cách vững chắc…chẳng hạn trong luật pháp chứng minh: sự công bằng càng phụ thuộc vào một lượng bằng chứng bao nhiêu thì luật pháp bằng chứng mà ở đó có sự giới thiệu về bằng chứng đó càng mang tính chính thức bấy nhiêu. Nguyên nhân quan trọng thứ hai để nghiên cứu về sự thay đổi thể chế là nó cung cấp một cách thức khác đáng tin cậy để hiểu những tiến trình thay đổi trong nền kinh tế mới nổi mà những thuyết truyền thống về tổ chức là thiếu trang bị để lí giải. Davis và McAdam (2000) cho rằng những tiến trình sản xuất “không biên giới” ngày càng tăng, tính ưu thế của những tiêu chuẩn đánh giá dựa trên thị trường tài hính và những tiến trình xã hội và chính trị định hình cấu trúc và cải tiến của những tổ chức đang làm suy yếu dần tính hữu ích mang tính biện minh của thuyết tổ chức chẳng hạn sự phụ thuộc vào tài nguyên và sinh thái học dân số. Các lí thuyết về sự thay đổi thể chế và chuyển biến xã hội có thể cung cấp sự giải thích phù hợp hơn với hành động tập thể mang tính cạnh tranh và hợp tác giữa các mạng lưới tổ chức và những tác nhân thuộc thể chế khác trong nền kinh tế hậu công nghiệp. Tuy nhiên, để nhận ra tiềm năng này, quan điểm ổn định của lí thuyết tân thể chế với tư cách là những lực lượng có cấu trúc nhất quán và liên tục cần phải được xem lại và phát triển. Việc tập trung vào sự thay đổi về thể chế tương đối bị xao lãng trong các tài liệu thể chế gần đây. Phần tiếp theo của bài giới thiệu này xác định những khái niệm cơ bản và cung cấp một khuôn khổ cho việc phân tích sự thay đổi về thể chế. Chúng tôi xác định 4 quan niệm khác biệt về sự thay đổi thể chế, gồm thiết kế tổ chức, sự thích ứng về mặt tổ chức, sự phổ biến về mặt tổ chức và hành động tập thể. Phần 2 của chương xem lại các công trình đi kèm với mỗi quan điểm. Chúng tôi bao quát cả những bài lí thuyết sâu xa cũng như các nghiên cứu thực nghiệm. Phần kết luận của chương thảo luận về những chủ đề lớn trong tài liệu về sự thay đổi thể chế và sự tổng hợp của các quan điểm. Các định nghĩa 6 North (1990, p. 2) định nghĩa các thể chế như là “quy định của trò chơi trong một xã hội hoặc một cách chính thức hơn….đó là những quy định được thiết lập bởi con người nhằm định hình sự tương tác của con người.” Chúng được xây dựng bởi xã hội nhằm khiến cho cuộc sống ổn định và ý nghĩa và chúng cũng quy định và thúc đẩy hành động. Scott (2001) mô tả những thể chế bao gồm những thành tố mang tính văn hóa - nhận thức, chuẩn mực và quy định hay chính là những “trụ cột”. Mặc dù Scott nhấn mạnh khía cạnh văn hóa - nhận thức của các thể chế, ông nhìn nhận “thể chế” như là một khái niệm đa khía cạnh. Đó chính là những trụ cột nhận thức, chuẩn mực và quy định đại diện cho 3 khía cạnh khác nhau của một thể chế đơn lẻ. Nét nổi bật tương ứng của 3 khía cạnh này là khác biệt với những vấn đề được xác định. Chẳng hạn, vì những người theo trường phái thể chế cũ (chẳng hạn như Commons , 1934/1961; 1950) chỉ ra những vấn đề về thiết kế các quy tắc trong thể chế có thể thi hành được đối với việc thiết lập những nghi hoặc và bất công giữa các đảng đối lập, chúng tập trung vào khía cạnh quy định của các thể chế. Những người theo trường phái tân thể chế tập trung vào khía cạnh nhận thức – văn hóa phần lớn là vì nó thích hợp với vấn đề nghiên cứu của họ về cách thức mà những thể chế tái sản xuất và mở rộng. Họ hầu như quan tâm đến việc những thể chế trở thành những khuôn khổ về tinh thần hiển nhiên giúp cho việc xử lí thông tin và ra quyết định dễ hơn và thúc đẩy con người làm cho thế giới ý nghĩa hơn. Họ nhìn nhận những thể chế, mỗi khi được thành lập, như là những lực lượng hùng mạnh định hình hành vi của cá nhân và tổ chức. Họ thiết lập nên cách thức mà thế giới của con người phải trở thành, nên trở thành và thậm chí qua điểm nhận thức về việc thế giới là gì. Những lí thuyết gia theo trường phái tân thể chế chẳng hạn như Tolbert và Zucker (1996) tập trung vào việc thể chế hóa, đó là tiến trình mà những thể chế được phổ biến và chính thức hóa – đó là, tiến trình mà những thể chế trở thành hiển nhiên và được trải nghiệm bởi những con người thuộc thể chế đó như là thực tế có mục đích hơn là được xây dựng về mặt xã hội. 7 Theo Leonid Hurwicz (1993), chúng tôi phân biệt những người trong thể chế (hay những thực thể) với những sự sắp xếp về thể chế, với thuật ngữ thể chế là đề cập đến sự sắp xếp về thể chế. Đây là một sự phân biệt mà không phải tất cả các học giả đều sử dụng. Chúng tôi nghĩ rằng sự phân biệt này là quan trọng, đặc biệt về xu hướng trong tư liệu bỏ qua hoặc không xem xét những nền tảng thể chế và pháp lí của tổ chức. Đó chỉ là bởi bản chất của một sự sắp xếp về thể chế mà một tổ chức có thể thự hiện như thể nó là một con người với những quyền và nghĩa vụ được thiết kế một cách đặc biệt. Phần khó để hiểu những thể chế chính là tính phổ biến và đa dạng của chúng. Một sự sắp xếp về thể chế có thể là rất đơn giản (chẳng hạn, tín hiệu đèn đỏ hay chuông của trường học) hoặc được tranh luận gay gắt và phức tạp (chẳng hạn như sinh sản vô tính từ tế bào thân, những luật về môi trường, thực hành kiểm toán và tư vấn bởi những công ty kế toán). Sự sắp xếp về thể chế có thể áp dụng cho những thực thể thể chế đơn lẻ (chẳng hạn như việc thuê tuyển nội bộ trong công ty hay những chính sách thăng tiến), những tổ chức trong một ngành hoặc dân cư (chẳng hạn như những tiêu chuẩn công nghệ, quy định về cạnh tranh thị trường hoặc việc hình thành một tổ chức cụ thể), tất cả những cư dân của một quốc gia (chẳng hạn, việc đánh thuế, quyền về tài sản, luật về quyền tự do công dân), những con người trong nhiều đất nước (chẳng hạn như luật về quyền con người, thuế quan và hiệp định thương mại, những thỏa thuận về môi trường trên toàn thế giới, những giá trị về ngoại tệ.) Chúng tôi định nghĩa sự thay đổi về thể chế như là sự khác nhau trong việc hình thành, chất lượng hoặc trạng thái qua thời gian trong một thể chế. Sự thay đổi về sắp xếp trong thể chế có thể bị quyết định bởi việc quan sát sự sắp xếp tại 2 thời điểm hoặc nhiều hơn trong tập hợp các khía cạnh (chẳng hạn như nhận thức, chuẩn mực và sự rõ ràng về mặt quy định) và sau đó tính toán sự khác nhau qua thời gian trong các khía cạnh này. Nếu có sự khác biệt đáng kể, chúng tôi có thể nói rằng sự sắp xếp về thể chế đã thay đổi. Nhiều quan điểm trong tài liệu đồ sộ về sự thay đổi thể chế tập 8 trung vào bản chất của sự khác biệt này, điều gì sản sinh ra chúng, và những hậu quả. Điều ít được chú ý hơn sẽ liên quan đến những tiến trình của sự thay đổi về thể chế. 2 định nghĩa khác biệt về tiến trình thường được sử dụng trong tài liệu: (1) danh mục các khái niệm hay các biến số liên quan đế những hành động và hoạt động và (2) sự mô tả tường thuật về cách thức mà mọi thứ phát triển và thay đổi (Van de Ven, 1992). Khi định nghĩa đầu tiên được sử dụng, tiến trình thường đi kèm với “thuyết sai số” (Mohr, 1982) về sự thay đổi, mà trong đó tập hợp những biến số độc lập giải thích về mặt thống kê những sai số trong các tiêu chuẩn kết quả (biến phụ thuộc). Ý nghĩa thứ hai của tiến trình thường ki kèm với sự giải thích theo “thuyết tiến trình” về trật tự thời gian và trình tự trong đó tập hợp những sự kiện thay đổi mang tính riêng biệt là xảy ra dựa trên câu chuyện hay sự tường thuật mang tính lịch sử (Abott, 1988; Pentland, 1999; Poole, Van de Ven, Dooley, và Holmes, 2000). Theo cách sử dụng này, vấn đề về “cách mà sự thay đổi diễn ra” được xác định bởi việc tường thuật trình tự thời gian những sự kiện diễn ra trong một sự sắp xếp về thể chế. Trong việc xem lại tài liệu, chúng tôi xem các công trình cụ thể như là những thuyết tiến trình hay thuyết biến số. Trong khi những ví dụ của thuyết tiến trình và thuyết biến số có thể được tìm thấy trong mỗi khía cạnh của 4 khía cạnh về sự thay đổi được xác định trong chương này, hầu hết công trình hiện nay về sự thay đổi về chể quan tâm đến thuyết sai số. Trong khi một nghiên cứu đơn lẻ lại sử dụng thuyết sai số hoặc thuyết tiến trình nhưng không cả hai, 2 cách tiếp cận này là không mang tính duy nhất về lí thuyết và trong thực tế chúng có thể bổ sung cho nhau. Poole và cộng sự (2000, chương 2) đã thảo luận sâu hơn về các phân biệt quan trọng giữa thuyết tiến trình và sai số. Những học giả về thể chế đã tranh luận không ngừng về việc liệu sự thay đổi về thể chế có liên tục và mang tính tiến hóa hay không liên tục và mang tính cách mạng. Chúng tôi tán thành với Campbell (2001) rằng sự phân biệt giữa sự thay đổi mang tính tiến hóa và sự thay đổi mang tính cách mạng phần lớn chính là chức năng của mức độ phân tích và phạm vi thời gian của tiến trình thay đổi. Điều hóa ra chính là sự 9 thay đổi không liên tục theo khoảng cách có thể được xem xét kĩ hơn có thể được xem là mang tính liên tục và dần dần. Chẳng hạn, trong nghiên cứu về hậu cộng sản ở Đông Âu và Liên minh Xô Viết cũ, Campbell va Pedersen (1996) dẫn ra rằng những thay đổi dường như mang tính cách mạng trong các cấu trúc cầm quyền ở quốc gia thực tế là kết quả của những thay đổi mang tính tiến hóa hơn trong những cấu trúc rời rạc. Một vài học giả đã phát triển những mô hình khác nhau để phân biệt những khuôn mẫu thay đổi liên tục (lớn lên, tiến hóa) và không liên tục (trạng thái cân bằng ngắt quãng). Chúng tôi thắc mắc là liệu những mô hình khác nhau có hữu ích hay không. Liệu sự thay đổi bắt đầu từ mức độ lớn dần lên (chậm, dần dần) hoặc triệt để (nhanh chóng, bất thình lình) chính là câu hỏi thực nghiệm. Sử dụng các mô hình khác nhau để giải thích tầm quan trọng khác nhau của sự thay đổi được quan sát dựa theo đóng góp hóa ra không phải là chiến lược tốt để xây dựng lí thuyết tổng quát và chi tiết. Một lí thuyết đơn lẻ chắc sẽ trở nên hữu ích và thiết thực hơn nhiều. Trên thực tế, lí thuyết trạng thái cân bằng ngắt quãng đã được xem như là một phần của hình thức rộng hơn cả tính năng động vô tuyến phản ánh chức năng quyền lực đảo ngược. Điều này khá thú vị, dựa vào đó có thể phát triển một lí thuyết đơn lẻ (với một cơ chế sản sinh phổ biến) có thể giải thích những đóng góp rộng lớn đối với tầm quan trọng và mức độ của sự thay đổi được quan sát trong thế giới thực nghiệm. Khuôn khổ hướng dẫn việc xem lại tài liệu Không may là việc xem xét lại của chúng tôi đối với những tài liệu ngổn ngang thuộc nhiều lĩnh vực về sự thay đổi thể chế không thể được tích hợp thành một quan điểm đơn lẻ. Các học giả không hội tụ cùng một vấn đề đơn lẻ hay lí thuyết thay đổi. Thay vào đó, chúng tôi nghĩ rằng họ đồng thuận với nhau về 4 khái niệm phân biệt của sự thay đổi về thể chế. Mỗi khái niệm chỉ ra những vấn đề khác nhau và dựa trên cơ chế sản sinh độc đáo để giải thích sự thay đổi. Chúng tôi đặt tên cho 4 khái niệm là thiết kế thể chế, sự thích ứng về thể chế, sự phổ biến thể chế và hành động tập thể. Những 10 khía cạnh phân biệt của 4 khái niệm này được vạch ra trong bảng 9.1 và được tóm tắt ở dưới. Khái niệm thiết kế thể chế tập trung vào sự sáng tạo có mục đích và sự sửa lại của các thể chế nhằm nhận diện các mâu thuẫn và bất đồng về xã hội. Cơ chế sản sinh để nhận diện các vấn đề về cách mà các thể chế được thiết lập và nổi lên chính là sự ban hành có mục đích và sự xây dựng xã hội. Theo cách nhìn này, các thể chế phản ảnh việc chạy theo những lựa chọn có ý thức và hành vi mà xã hội cho là khôn ngoan và hợp lí. Khái niệm sự thích nghi về thể chế giải thích cách thức và nguyên nhân mà các tổ chức thích nghi với những lực lượng trong môi trường của mình. Scott (2001) cho rằng kể từ công trình của Meyer và Rowan 1977, các nhà xã hội học về tổ chức đã tập trung sự chú ý của mình vào vấn đề về cách mà môi trường của thể chế định hình cấu trúc tổ chức. Công trình của những người theo trường phái thể chế mới này có thể được xem là sử dụng khái niệm sự thích nghi về thể chế. Khái niệm sự phổ biến về thể chế tập trung vào cách thức và nguyên nhân mà những thể chế cụ thể được tiếp nhận (lựa chọn) và phổ biến (duy trì) trong dân cư. Bảng 9.1 – Những khía cạnh phân biệt 4 khái niệm về sự thay đổi thể chế Khía cạnh Thiết kế thể chế Sự thích nghi về thể chế Sự phổ biến thể chế Hành động tập thể Vấn đề Những hành động và vai trò mà những cá nhân trong thể chế đảm nhận nhằm thiết lập hoặc thay đổi Làm thế nào mà những tổ chức riêng lẻ thích nghi với môi trường thể chế của mình? Tại sao những Làm thế nào mà những sắp xếp về thể chế tái sản xuất, phổ biến hoặc giảm sút trong dân cư hoặc về Làm thế nào mà những thể chế nổi lên để tạo điều kiện và dẫn dắt những chuyển biến xã hội 11 một sự sắp xếp trong thể chế? tổ chức lại sử dụng những thể chế tương tự nhau? khía cạnh tổ chức? Tại sao các tổ chức lại giống nhau? hoặc những cải tiến về công nghệ? Những người quan trọng trong thể chế Những doanh nhân đơn lẻ với sự đại diện có giới hạn: sự đánh giá lẫn nhau mang tính phe phái Những người trong tổ chức thích nghi (tiên phong hay phản ứng lại) đối với môi trường thể chế Dân cư và ngành của tổ chức được thể hiện trong cùng một môi trường thể chế Mạng lưới những người được phân bố và phân chia bè phái về mặt liên tổ chức là những người được gắn chặt vào trong tiến trình chung của việc thiết lập và sửa lại những thể chế Cơ chế sản sinh Sự đóng góp về mặt xã hội và những chiến lược mà con người sử dụng nhằm giải quyết vấn đề và điều chỉnh lại những bất Niềm tin môi trường, áp lực hoặc những quy định mà những người trong tổ chức phải thích nghi để trở nên hợp pháp Sự cạnh tranh vì nguồnl ực khan hiếm thúc đẩy con người bắt chước và thích nghi với những thực tế hợp pháp của thể chế Sự nhận diện vấn đề của thể chế, rào cản hoặc sự bất công giữa các nhóm doanh nhân về xã hội và công nghệ 12 công Tiến trình: trình tự sự kiện Tiến trình biện chứng của việc thiết lập những quy định làm việc giải quyêt các mâu thuẫn và chỉ ra những trường hợp chưa từng có Các tiến trình mang tính cưỡng ép, chuẩn mực và bắt chước của sự thích nghi và thay đổi trong nội bộ tổ chức Tiến trình tiến hóa của biến số, sự lựa chọn và duy trì sự hình thành thể chế Những sự kiện chính trị chung kèm với tiến trình định hình và thay đổi các cấu trúc và cơ hội cho sự cải cách thể chế Kết quả “Những quy định của trò chơi” mới tạo điều kiện và thúc đẩy con người bằng việc thay đổi quyền, nghĩa vụ và vai trò của họ Tính hợp pháp của tổ chức bằng việc sử dụng những sắp xếp về thể chế giống nhau Sự thể chế hóa và giảm thể chế hóa của những sắp xếp trong thể chế đối với con người Tiền lệ trong thể chế, quy định làm việc mới hoặc được thay đổi, sự cải tiến trong thể chế Thuyết thể chế ở đây đã vay mượn và phát triển sinh thái học và tiến hóa về tổ chức. Những nhà sinh thái học về dân số đã sử dụng những lí lẽ phụ thuộc vào mật độ để giải thích tính hợp pháp và sự chọn lọc cạnh tranh của các hình thức thể chế nhất định. Các mô hình hành động tập thể tập trung vào những tiến trình của sự thay đổi về thể chế tại mức độ lĩnh vực liên tổ chức. Những tiến trình này được khởi xướng bởi 13 những chuyển biến xã hội và những nhà kinh doanh theo đuổi những cải tiến công nghệ. Những học giả nghiên cứu khái niệm này ban đầu quan tâm đến cách thức những sắp xếp thể chế mới nổi lên từ những tương tác giữa các đại diện phe phái độc lập. Chúng tôi cũng xem xét 4 khái niệm này của sự thay đổi thể chế theo trình tự lịch sử mà trong đó chúng xuất hiện, bắt đầu với thiết kế thể chế, sau đó là thích ứng về thể chế, sự phổ biến và hành động tập thể. Mỗi khi chúng xuất hiện, các khái niệm phát triển đồng thời và thỉnh thoảng phản ứng lại với nhau. Trước khia phân chia thành 4 khái niệm, chúng tôi thừa nhận rằng việc xem lại tài liệu là không toàn diện. Chúng tôi chỉ tập trung vào những công trình nghiên cứu mà chúng tôi tin là đại diện cho những đóng góp về lí thuyết mang tính dẫn đầu và những nghiên cứu thực nghiệm mẫu mực đối với mỗi khái niệm. Tài liệu thì lại quá nhiều để có thể bao quát hoàn toàn. Chúng tôi cũng chú ý rằng sự phân loại những lí thuyết và những nghiên cứu không áp dụng được cho các tác giả. Chúng tôi mong là tránh được việc phân vai cho các học giả riêng lẻ. Nhiều học giả viết và nghiên cứu về sự thay đổi thể chế từ nhiều khái niệm. Qua thời gian, những tư duy của họ cũng phát triển. Trong kết luận chúng tôi đề xuất rằng ban đầu những phân biệt giữa 4 khái niệm là thô sơ và cứng nhắc, tuy nhiên chúng đang trở nên mờ nhạt hơn khi mà những học giả nhận ra những điểm thiếu sót của mỗi khái niệm và mò mẫm một lí thuyết tổng quát hơn về sự thay đổi thể chế. Các khái niệm về sự thay đổi thể chế Sự thiết kế thể chế Các học giả nghiên cứu khái niệm sự thiết kế thể chế quan tâm đến những hành động mà những cá nhân đơn lẻ thực hiện để thiết lập hoặc thay đổi những sắp xếp về thể chế. Chúng tôi xem các thể chế là sự phản ánh những quyết định và hành động có lí trí. Những học giả này định tập trung sự chú ý của họ vào những quan hệ bất công và quyền hành không công bằng, kết quả là họ đã chuyển sự chú ý sang những tiến trình 14 biện chứng mà những quy định làm việc được phát triển để giải quyết những mâu thuẫn. Những quy định làm việc này là không mang tính lí trí thật sự nhưng lại phản ánh sự nhất trí về những gì là hợp lí và khôn ngoan. Chúng là “các quy định của trò chơi” dẫn dắt và tạo điều kiện cho con người thay đổi quyền, nghĩa vụ hoặc vai trò của họ. Thiết kể thể chế và những người theo trường phái thể chế cũ Khái niệm thiết kế thể chế được giới thiệu bởi những nhà kinh tế học về thể chế cũ, và cụ thể là John R. Commons . Trong tác phẩm The Economics of Collective Action (1950), Commons đã cố gắng để đơn giản hóa những lí lẽ mà ông đã đưa ra trong Legal Foundations of Capitalism (1924/1968) và Institutional Economics (1934/1961), Commons giới thiệu một “lí thuyết thực dụng và duy ý chí về các thể chế (Van de Ven, 1993) nhằm t ìm cách hòa giải quyền lực và tự do. Commons cho rằng những có nhân không phải là những thực thể độc lập tự có tính hiệu quả, và xã hội không phải là một tập hợp đơn giản gồm những thành viên cá nhân. Những chuẩn mực, phong tục và luật lệ quy định và cung cấp sự bảo đảm của kì vọng đối với những hành động của cá nhân là tổ chức chính là “những quy tắc làm việc” của hành động tập thể. Các quy tắc làm việc trong thể chế kiểm soát, giải phóng và mở rộng hành động cá nhân bằng cách định rõ những quyền và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức. Các thể chế kiểm soát hành vi cá nhân thông qua các hình thức thưởng phạt về mặt tinh thần, thể chất hoặc kinh tế. Tuy nhiên, các thể chế không đơn giản là cưỡng ép, chúng cũng thả tự do và mở rộng hành vi cá nhân. Sự thả tự do đối với một vài cá nhân (chẳng hạn như cưỡng ép, cầm tù hay phân biệt) có thể có được thông qua việc quy định bắt buộc những hành động của người khác. Commons nhấn mạnh rằng sự tự do cá nhân không phải là một quyền tự nhiên, ông xem nó như là thành tựu của tập thể. “Cách duy nhất để đạt được ‘sự tự do’ chính là áp đặt những nghĩa vụ lên người khác, mà những người này có thể cản trở hoạt động của cá nhân ‘được tự do’”. Do đó, Commons xem những thể chế như là phương tiện đối với sự tự do cá nhân. 15 Khi các thể chế cưỡng ép, thả tự do và mở rộng hành vi cá nhân, các cá nhân xây dựng và thay đổi thể chế. Commons bác bỏ sự chọn lọc tự nhiên và thay thế vòa đó sự chọn lọc nhân tạo (có mục đích), chú ý rằng các cá nhân làm cho môi trường của họ thích hợp với nhu cầu và mục đích của chính họ. Ông cho rằng những cá nhân có năng lực, theo bản chất của mình, về việc xây dựng những lực lượng trong thể chế và lực lượng tự nhiên xung quanh mình. Kết quả là sự thay đổi thể chế có khuynh hướng mang tính ý chí, mục đích và nguyện vọng của cá nhân. Commons đưa ra 3 khía niệm hành động để xem xét nguyện vọng của con người trong hành động: thành tích, sự né tránh và sự kiên trì. “Đối với việc chọn lựa cái nào bao gồm hành động, nguyện vọng chính là việc mong chờ có mục đích. Nguyện vọng luôn đương đầu với điều gì đó. Nó luôn tồn tại, né tránh và tiếp diễn,…với việc mong chờ vào tương lai. Một cá nhân hành động bằng việc thực hiện hành vi bị giới hạn và quy định bởi sự né tránh và kiên trì. Sự né tránh chính là một lựa chọn nhằm bỏ qua tất cả những nhóm hành động thay thế. Mặc dù một vài sự thay thế có thể được né tránh bởi nhưng quy định của thể chế và những bắt buộc về bản chất, các cá nhân có tự do để lựa chọn tập hợp những thay thế còn lại có sẵn với mình. Trong việc hướng dẫn lựa chọn thay thế, thành tích được bổ sung nhiều hơn bởi sự kiên trì hoặc mức độ quyền lực được thể hiện “đúng” thời điểm, vị trí và cấp độ. Sự kiên trì chính là sự tự ràng buộc trong hành động với bản chất cũng như trong mối quan hệ giao dịch với người khác. “Con người sẽ không tuân theo những luật tự nhiên, nhưng lại sử dụng chúng để đạt được mục đích của mình. Không giống như những lực lượng vật lí (chẳng hạn như trọng lực) luôn luôn có giới hạn, các cá nhân đạt giới hạn thành tích của mình bằng việc kiên trì đối với thực hành quyền lực đầy đủ của mình, ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng. Trong khuôn khổ của Commons, những giai đoạn khủng hoảng này chính là “những nhân tố giới hạn” mở ra những cơ hội cho sự thay đổi về thể chế. Chúng xảy ra kh i những cá nhân tham gia vào những giao dịch mang tính chiến lược để đạt được sự kiểm soát “các nhân tố giới hạn” mà những nhân tố này 16 cản trở những giao dịch thường ngày khác khỏi công việc nhằm mang lại những kết quả định trước. Commons đưa ra một quan điểm biện chứng và thực dụng về sự thay đổi thể chế. Những thay đổi đối với quy định làm việc đến từ những phong tục, chuẩn mực và luật lệ phát triển dần trong xã hội, và đến lượt chúng, chúng được sản sinh bởi sự lớn dần của vô số những thông lệ chung và bởi những quyết định giữa các đối thủ và cao nhất là bởi quan tào trong việc xử lí các tranh cãi. Những quy định làm việc trong thể chế thay đổi dần theo thời gian như là kết quả của những vấn đề có từ trước được thiết lập khi tính hiệu lực của những giao dịch giữa các bên đối lập được đưa ra và đánh giá bởi trọng tài hay tòa án luật pháp là hợp pháp hay bất hợp pháp, dựa trên “một người hợp lí đáng tin cậy” thực hiện dưới tập hợp mới những hoàn cảnh. Các thủ tục đối với tiến trình xử lí và hòa giải không chỉ giải quyết tranh cãi giữa các nguyên đơn và bị đơn, mà còn thiết lập nên tiền lệ quan trọng hơn để giải quyết những tranh cãi tương tự trong tương lai. Các tiền lệ nhờ đó trở thành phong tục và luật cho sự lặp lại các hành động mà dựa vào đó mọi người mong đợi vào sự bảo đảm. Đối với Commons , các thể chế tồn tại ở thời gian nhất định không đại diện cho điều gì ngoài những giải pháp không hoàn hảo và thực dụng nhằm hòa giải những tranh cãi trong quá khứ. Những giải pháp này bao gồm tập hợp những quyền và nghĩa vụ của cá nhân, quyền hành đối với việc củng cố chúng và mức độ tham gia vào những chuẩn mực xã hội của hành vi hợp lí đáng tin cậy. Commons nghĩ về lịch sử thể chế như là một tiến trình chọn lọc có chủ ý những thông lệ trong thể chế thông qua những tập hợp thay thế - một tiến trình ra quyết định biên chứng liên quan đến “sự khám phá thông qua xem xét và thương lượng về những gì là mang tính thực tiễn nhất nhằm thực hiện dưới những hoàn cảnh cụ thể đối với mâu thuẫn về lợi ích, nhằm áp đặt chủ ý chung vào những cá nhân và ngược lại. Không có hệ thống quy định làm việc để thiết lập mức độ trật tự và tính dự đoán đối với cá nhân thì sẽ có thể có “ít 17 hoặc không có giá trị hiện tại, tổ chức hiện tại, giao dịch hiện tài và nhân viên hiện tại”. Nhà kinh tế nghiên cứu kĩ nhất những kết quả của Commons chính là Douglas C. North. Trong Institutions, Institutional Change and Economics Performance (1990), North cho rằng thành công về mặt kinh tế có được trong một vài nước là nhờ sự thiết lập những thể chế tạo điều kiện cho sự trao đổi phức tạp. Ông viết rằng những thể chế, mà ông định nghĩa như là “những quy định của trò chơi” mang tính chính thức và không chính thức, làm giảm chi phí của sự trao đổi và sản sinh bằng việc xác định những cơ hội và dẫn dắt nỗ lực. North cho rằng khuôn khổ thể chế phải ổn định nếu sự trao đổi phức tạp diễn ra và việc đạt được sự ổn định là bình thường bởi những quy định của trò chơi – thông lệ, phong tục, chuẩn mực, luật pháp – là phức tạp và độc lập. Vì tập hợp những ràng buộc là quá nhiều và phức tạp và vì mối quan hệ cộng sinh phát triển giữa các thể chế và tổ chức, sự thay đổi về thể chế là tăng dần. Sự thay đổi không liên tục đối với những tập hợp khác nhau của thể chế vì thế mà cực kì tốn kém. North xem những thay đổi trong giá cả thực sự - những thay đổi trong điều kiện vật chất – như là nguồn quan trọng nhất của thay đổi thể chế. Đối với North, các tổ chức đáp lại sự thay đổi dưới giá thực tế bằng việc thích nghi cũng như cố gắng thay đổi khuôn khổ của thể chế, họ chọn cố gắng thay đổi khuôn khổ thể chế khi việc thực hiện nó là hiệu quả và khi họ thương lượng hữu hiệu về quyền lực. North tin rằng những thay đổi trong thị hiếu – ý tưởng – cũng là một nguồn quan trọng của sự thay đổi thể chế. Giống như Commons, North cho rằng các thể chế khiến cho sự tự do trở thành có thể. Bằng việc phản ánh nhiều hơn khái niệm sự lựa chọn mang tính lí trí, North cho rằng mong ước đối với sự tự do cá nhân đến trước và thúc đẩy sự thành lập thể chế. Đối với North đó chính là nhu cầu đối với sự tự do và nhu cầu này thúc đẩy sự sáng tạo và duy trì hình thức thể chế thích hợp. Hai nhà kinh tế học khác đóng góp vào những am hiểu của chúng tôi về thiết kế thể chế chính là Vernon Ruttan và Leonid Hurwicz. Trong Toward a Theory of Induced 18 Institutional Innavation (1984), Ruttan và Yujiro Hayami đưa ra một mô hình về sự thay đổi thể chế xem xét mối quan hệ giữa sự tài sản nguồn lực, công nghệ, tài sản văn hóa và thể chế. Ruttan và Hayami đã dẫn ra lịch sử nông nghiệp để đưa ra lí lẽ rằng những tahy đổi trong nhu cầu đối với sự cải tiến về thể chế là do những thay đổi về tài sản nguồn và lực bởi sự thay đổi về kĩ thuật, và rằng nguồn cung của sự thay đổi thể chế như là bản chất bên trong đối với hệ thống dưới sự điều tra và được mang lại bởi những nhân tố về công nghệ và nguồn lực. Tuy nhiên, ông đưa ra vấn đề về khái niệm “thuyết tiền định về thể chế”, cũng như North, cho rằng sự thảo luận về ảnh hưởng của những lực lượng kĩ thuật, thể chế và xã hội tác động lẫn nhau là vô nghĩa bởi những nguồn lực này là mang tính độc lập và cùng tiến hóa cao. Leonid Hurwicz (1987) đã sử dụng cách tiếp cận trò chơi đối với sự thay đổi thể chế mà trong đó ông đã mô hình hóa những chuyển biến hoặc chiến lược của những người trong thể chế được định hình bởi những quy định trong thể chế. Hurwicz xem những tiến trình vĩ mô của sự thay đổi thể chế là có tính toán và mang tính tiến hóa, ông viết rằng “một vài thay đổi về thể chế có thể được xem là những hiện tượng tiến hóa hoàn toàn, được mang lại bởi những thay đổi trong các nhân tố bên ngoài…Tuy nhiên thường thì những thay đổi này bao gồm một thành tố quan trọng của thiết kế có ý thức và sản sinh ra khuôn khổ thể chế khác biệt với bất kì thứ gì đã tồn tại từ trước. Có thể không chính xác lắm khi cho rằng những thể chế mới là mang tính phát minh”. Hurwicz kết nối thiết kế và các tiến trình tiến hóa của sự thay đổi, quả quyết rằng “khi những điều kiện cơ bản (chẳng hạn như công nghệ, thị hiếu hay thái độ) thay đổi, thì chúng sẽ tạo ra nhu cầu và cầu đối với cải tiến về thể chế và tiến trình thỏa mãn nhu cầu này có thể liên quan đến những hoạt động thiết kế có ý thức. Pháp luật là một ví dụ của tiến trình như vậy”. Nhà xã hội học Philip Selznick mở rộng tính truyền thống của thiết kế thể chế được khởi xướng bởi Commons . Trong Leadership in Administration (1957), trong đó ông đưa ra bài TVA and the Grass Roots 1949, Selznick viết rằng một tổ chức là công cụ mở rộng và công cụ này trở thành một thể chế chỉ khi người lãnh đạo của nó truyền 19 sức sống cho tổ chức bằng giá trị. Thông qua tiến trình thể chế hóa một tổ chức đạt được sự khác biệt độc đáo, những giá trị cụ thể và năng lực khác biệt, cùng một lúc những cá nhân tiếp nhận cách thức quan niệm và đánh giá trải nghiệm. Đối với Selznick, sự thay đổi thể chế diễn ra trong tổ chức thông qua những tiến trình được khởi xướng và dẫn dắt có chủ ý bởi những người lãnh đạo tổ chức. Thiết kế tổ chức và những người theo trường phái thể chế mới Gần đây, những người theo trường phái tân thể chế đã bắt đầu xem lại quan niệm của họ rằng những thể chế là những cấu trúc không mềm mỏng quy định đặc điểm và hành động của tổ chức. Stinchcombe cho rằng những nhà xã hội học đã đẩy con người quay lại lí thuyết thể chế, những thể chế - qua đó ông ám chỉ những thực thể thể chế, sử dụng các định nghĩa của chúng tôi – có tác dụng tốt khi được bố trí bởi những người đưa ra những cam kết về tinh thần, dẫn dắt công việc kinh doanh theo hướng ngay thẳng, và được nắm giữa hướng đến những tiêu chuẩn mà chúng được tạo ra để duy trì. Stinchcombe cũng xem lại công trình của John Henry Wigmore về tòa phúc thẩm, nhấn mạnh rằng tính hợp pháp của thể chế không phải có thông qua nhu cầu đối với quyền hành mà thông qua việc duy trì những giá trị sâu sắc. Stinchcombe cũng thảo luận sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản của Đông Âu và Liên minh xô viết cũ, cho rằng chủ nghĩa tư bản không phục vụ cho xã hội tốt nơi mà thiếu đi những thể chế, và những thể chế này không được tạo ra bởi sự thiếu cam kết đối với giá trị về tính chân thực trong thương mại. Stinchcombe xem sự thể hiện những giá trị sâu sắc như là mô tơ thúc đẩy sự thay đổi về thể chế. Barley và Tolbert (1997) sử dụng mô hình cấu trúc của Gidden (1984) để đưa ra biện pháp đối với sự thiếu đi tính đại diện đối với lí thuyết tân thể chế. Barley và Tolbert viết rằng những thể chế và hành động tồn tại trong các phạm vi tách biệt của trật tự xã hội và trật tự này được giàn xếp bởi “các phương thức” (khối lượng kiến thức thực tế bao gồm cac chủ đề trình diễn, nguồn lực và chuẩn mực được làm phù hợp đối với bối cảnh cụ thể). Những phương thức này “ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, ban hành quyềnlực và quyết định hành vi nào là được thưởng phạt”. Barley và 20 Tolbert đề xuất 4 giai đoạn đối với tiến trình thể chế hóa: mã hóa, thường diễn ra trong suốt quá trình xã hội hóa; ban hành, “có thể hoặc không thể dẫn đến sự lựa chọn hoặc hiểu biết về những thay thế; sự ôn lại hoặc tái tạo, diễn ra thường xuyên hơn như là kết quả của lựa chọn có chủ ý hơn là vô ý, sự chệch hướng không dự tính trước khỏi kịch bản; và khách quan hóa , “liên quan đến sự phân chia những khuôn mẫu với các nhân tố cụ thể và hoàn cảnh lịch sử nhất định”. Tại giai đoạn này, những khuôn mẫu đảm nhiệm chất lượng thực tế. Barley và Tolbert viết rằng những thể chế “thiết lập ranh giới đối với t ính hợp lí bằng việc ngăn những cơ hội và những thay thế mà chúng tôi cảm nhận được” tuy nhiên “thông qua sự lựa chọn và hành động, các cá nhân và tổ chức có thể bổ sung có chủ ý hoặc thậm chí loại bỏ thể chế.” Họ nhìn nhận sự thay đổi thể chế cơ bản là bản chất đối với hệ thống nghiên cứu và thường là mang tính chủ ý hơn là vô ý. Oliver cố gắng khôi phục lại sự thiếu hụt ban đầu sự chú ý của thuyết tân thể chế đối với sự đại diện con người bằng việc mô tả 5 phản ứng chiến lược đối với áp lực thể chế, mỗi phản ứng gồm một tập hợp những lựa chọn thủ thuật (được ghi chú trong ngoặc đơn): sự phục tùng (thói quen, sự bắt chước, sự tuân thủ), sự thỏa hiệp (cân đối, sự hòa ước, thương lượng), sự né tránh (che giấu, ngụy trang, trốn thoát), sự thách thức (loại bỏ, thách thức, tấn công) và sự vận động (sự kết nạp, ảnh hưởng, kiếm soát). Oliver cho rằng sự phản ứng của tổ chức đối với áp lực thể chế sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của áp lực, các yếu tố tạo nên áp lực, nội dung của áp lực, phương pháp kiểm soát được áp đặt và bối cảnh. Bà đề xuất rằng những tổ chức không đơn giản là thích ứng với áp lực thể chế tuy nhiên lại đáp trả một cách có mục đích đối với chúng và trong vài trường hợp bổ sung chúng. Brint và Karabel (1991) đưa ra bằng chứng biện chứng về thiết kế thể chế. Họ nhận thấy rằng “việc hướng nghiệp” của những trường cộng đồng được giả thích không phải bởi sự lựa chọn tiêu dùng hoặc sự thống trị kinh doanh của các trường mà thay vào đó là do những hành động có dự tính của các lãnh đạo trường để đáp lại áp lực và cơ hội của môi trường. Brint và Karabel nhận thấy rằng các lãnh đạo trường cộng 21 động bắt đầu theo đuổi việc hướng nghiệp lần đầu vào những năm 1920, tuy nhiên những lợi ích của họ lại bị chi phối bởi sự thống trị trước của những trường học 4 năm như là nền tảng đào tạo; bởi những tổ chức kinh doanh, thường thích đào tạo cho chính nhân viên của họ và bởi những cơ quan chính phủ, có niềm tin đối với những trường phổ thông. Tuy nhiên, dần dần thì các lãnh đạo trường cộng đồng trở nên nhận thức được rằng một cơ hội tồn tại cho họ để trở thành nền tảng đào tạo cho những người như thể là chuyên gia cấp trung. Họ có thể nhận ra lợi ích cả mình khi thị trường lao động của đại học giảm sút năm 1970. Chiến lược và thủ thuật Một vài học giả đã đóng góp cho những kiến thức của chúng tôi về thiết kế thể chế bằng việc mô tả những chiến lược và thủ thuật mà những người trong thể chế sử dụng nhằm cố gắng ảnh hưởng đến sự thay đổi. Trong The Intelligence of Democracy (1965), Charles E. Lindblom đưa ra bản mô tả mạng nội bộ của tiến trình “điều chỉnh lẫn nhau theo phe phái”. Đây chính là tiến trình hình thành chính sách công khai mà qua đó những lực lượng đối lập đạt được quyết định chung. Lindblom mô tả phương tắc mà những cá nhân có thể sử dụng khi đối mặt với kẻ thù chính sách. Những phương thức thích nghi chính là nơi mà con người không tìm được một phản ứng đối với người khác, trong khi những phương thức lôi cuốn lại được sử dụng để tìm ra một câu trả lời. Những phương thức lôi cuốn này bao gồm thương lượng, tưởng thưởng, sự trao đổi lẫn nhau và sự hấp dẫn vô điều kiện. Lindblom viết rằng những người tham gia vào tiến trình điều chỉnh lẫn nhau theo phe phái lôi cuốn nhau thông qua sự thuyết phục, quyền hành, hấp dẫn đối với tục lệ, bầu cử và của cải. Saul Alinsky, một người tổ chức lao động nổi tiếng, cũng đưa ra một lời khuyên rất cụ thể đối với những người tham gia vào tranh cãi biện chứng. Trong Rules for Radicals: A Practical Primer for Realistic Radicals (1971), Alinsky liệt kê 13 thủ thuật chính trị đối với những nhà hoạt động xã hội đấu tranh chống lại kẻ thù quyền lực. Những thủ thuật này nhấn mạnh sự tấn cộng hơn là hòa giải. Filgstein (1997) lặp lại ý kiến của Alinsky, mô tả những kĩ năng xã hội mà những nhà kinh doanh trong 22 thể chế cần để tác động đến sự thay đổi thể chế. Một vài trong số đó, chẳng hạn như “thiết lập chương trình cho người khác”, có thể được xem như là mang tính lôi cuốn, trong khi những kĩ năng khác được cho là mang tính thích nghia hoặc như là hình thức của sự ban phát – đó chính là “tiếp nhận những gì hệ thống cho”. Tóm tắt Commons và các nhà kinh tế học theo sau ông như North, Ruttan và Hurwicz đã xem các thể chế như là những quy định làm việc nổi lên nhằm chỉ ra những vấn đề về con người và rằng sự thay đổi thông qua sự tương tác giữa những đại diện. Commons và North đều mô tả sự thay đổi thể chế là mang tính dần dần, biện chứng và thực dụng, diễn ra thông qua tiến trình hành động chọn lọc mà tiến trình này giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân thuộc các phe đối lập bởi sự khan hiếm về nguồn lực. North và những người khác cũng cho rằng những ý tưởng và không chỉ những điều kiện vật chất có thể mang lại sự thay đổi biện chứng. Gần đây, một vài học giả về thể chế mới đã bắt đầu tiếp nhận khái niệm thiết kế đối với sự thay đổi thể chế, mặc dù sự tập trung là mang tính nhận thức hơn là nhằm vào những chuẩn mực và giá trị. Đối với họ, sự thay đổi thể chế được thiết kế không phải là quá dựa vào nhu cầu chỉ ra các vấn đề xã hội và hạn chế sự bất công, đó là theo Commons, tuy nhiên thay vào đó nó lại diễn ra khi con người thắc mắc về “kịch bản” hiển nhiên. Một công trình đáng chú ý trong lĩnh vực này chính là mô hình tiến trình thay đổi của Barley và Tolbert. Đây là một trong vài công trình định hướng tiến trình nghiên cứu về khái niệm thiết kế tổ chức, xây dựng trên lí thuyết cấu trúc của Gidden, cố gắng hòa giải những áp lực thể chế mang tính tiền định với hành động có chủ ý và ý thức. Cuối cùng, chúng tôi đề cập đến một vài học giả nghiên cứu về các thủ thuật và chiến lược được sử dụng bởi những đại diện cho sự thay đổi xã hội. Những đề xuất này xác định những phương pháp lôi cuốn và thích nghi mà con người sử dụng để theo đuổi sự thay đổi thể chế. 23 Sự thích nghi về thể chế Nhiều công trình nghiên cứu của những người theo trường phái thể chế về tổ chức mới có thể được xem là nghiên cứu về khái niệm thích nghi thể chế. Vấn đề trọng tâm được xác định bởi những người theo trường phái tân thể chế chính là Tại sao các tổ chức lại trông quá giống nhau? Câu trả lời của họ chính là các tổ chức trông giống nhau bởi chúng phải làm cho những chuẩn mực, niềm tin và quy định phù hợp trong môi trường thể chế nhằm đạt được tính hợp pháp, tạo điều kiện cho họ đạt được nguồn lực và nâng cao cơ hội tồn tại. Không giống như 3 khái niệm kia, sự thích nghi về thể chế cơ bản liên quan đến sự thay đổi trong đặc điểm của những con người trong thể chế trong việc đáp lại các sắp xếp về thể chế trong môi trường tổ chức. Scott (2001) cho rằng Weber (1924/1968) là “một trong những thuyết gia về xã hội đầu tiên chú ý đến tầm quan trọng trung tâm của tính hợp pháp trong cuộc sống xã hội” và rằng Parsons (1960) là người đầu tiên kết nối tính hợp pháp với các mục tiêu của tổ chức. Scott diễn giải sự nhấn mạnh của những người theo trường phái tân thể chế đối với sự thích nghi với môi trường thể chế như là sự mở rộng của lí thuyết hệ thống mở, mà lí thuyết này làm biến đổi tổ chức và các tư liệu về quản trị chiến lược “bằng việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của bối cảnh môi trường rộng hơn khi nó quy định, định hình, thấm nhuần và làm mới tổ chức. Những người nghiên cứu lần đầu tiên nhận ra rằng môi trường kĩ thuật áp đặt áp lực lên tổ chưc và sau đó vào những năm 1970 họ lại thấy rằng các tổ chức cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường thể chế của chúng. Institutionalized Organisations: Formal Structure as Myth and Ceremony của Meyer và Rowan là tác phẩm đầu tiên đặt ra luận điểm rằng các tổ chức làm cho cấu trúc của mình phù hợp với áp lực từ môi trường thể chế. Meyer và Rowan cho rằng sự hiện đại hóa thúc đẩy sự phát triển và sự hợp lí hóa của những quy định trong thể chế và những thành tố của cấu trúc tổ chức và rằng mối quan tâm của tổ chức đối với tính hợp pháp và sự sống còn khiến cho tổ chức phải sử dụng những sắp xếp về thể chế. Meyer và Rowan truy tìm bản chất của những điều hoang đường về thể chế mang 24 tính hợp lí đối với sự hình thành các mạng lưới quan hệ phức tạp và những nỗ lực của lãnh đạo trong các tổ chức địa phương. Họ cho rằng vì sự thích ứng với những quy định được thể chế hóa có thể mâu thuẫn với những cân nhắc hiệu quả về kĩ thuật, nên các tổ chức phải tách riêng cấu trúc của mình khỏi các hoạt động kĩ thuật để “những chuyện hoang đường” trong thể chế được duy trì và tính hợp pháp được giữ lại, tuy nhiên cùng một lúc tính hiệu quả về kĩ thuật cũng đạt được. Trong khi Meyer và Rowan nhấn mạnh vào ảnh hưởng có điều kiện của môi trường thể chế lên cấu trúc tổ chức thì họ cũng viết rằng những tổ chức hùng mạnh thường áp đặt những thông lệ và tiến trình lên những tổ chức khác cũng như nỗ lực tích cực để xây dựng mục tiêu và thủ tục một cách trực tiếp vào xã hội như là những quy định về thể chế. Do đó lí thuyết tiền định của họ không từ chối sự đại diện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom9_8997.pdf
Luận văn liên quan