Tiểu luận Tác động của thuế đối với cấu trúc vốn

Quyết định cấu trúc vốn là một trong những quyết định quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Vì hầu như và chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa đến các thay đổi trong giá trị thị trường của doanh nghiệp. Qua những nghiên cứu ở phần lý thuyết chúng ta đã nhận thấy rõ lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí đại lý và chi phí phá sản gia tăng làm bù trừ lợi thế về thuế của nợ. Tuy nhiên trên thưc tế khó có thể tìm thấy một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp. Đặc điểm ngành, chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động rất mạnh đến nhà quản trị trong việc quyết định một cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu trong từng giai đoạn với đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một yếu tố nữa có lẽ cũng ảnh hưởng không kém đến sự lựa chọn cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó là ý chí chủ quan của nhà quản lý. Nếu tất cả mọi phân tích của bạn đều tốt, bạn xác định được một cấu trúc vốn mang lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp, nhưng người có quyền quyết định lại không thích vay nợ thì bạn cũng đành chịu.

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của thuế đối với cấu trúc vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rái chủ là tối ưu nên sẽ dễ dàng cho doanh nghiệp hơn trong huy động vốn từ phát hành trái phiếu. * 1phát hành VCP có lợi hơn. Lợi thế tương đối của nợ = 1-Tp (1- TpE)(1- Tc) TH1: Lợi nhuận từ VCP hoàn toàn là cổ tức. Lúc này lợi nhuận từ nợ và VCP là như nhau 1- Tp = (1- TpE) nên: 1 1- Tc Lợi thế tương đối của nợ = Trong trường hơp này ta có thể bỏ qua tác động của thuế TNCN. TH2: Thuế TNDN và thuế TNCN bù qua sớt lại với nhau làm cho chính sách nợ không đặt thành vấn đề vì lúc này lợi nhuận cho các cổ đông và trái chủ là như nhau. Tp = (1- TpE)(1- Tc) Trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu thuế suất thuế TNDN Tc thấp hơn thuế suất thuế TNCN Tp và thuế suất thực tế đánh trên lợi nhuận từ VCP TpE 3. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đến cấu trúc vốn: 3.1.Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đến lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp: Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét tác động đồng thời của các loại thuế thu nhập đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, thu nhập của doanh nghiệp là đối tượng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tối thiểu hóa hiện giá của các khoản thuế được chi trả từ lợi nhuận của doanh nghiệp để giảm tối đa thiệt hại cho các trái chủ và cổ đông từ việc chi trả thuế. Tùy vào cấu trúc vốn của DN, một đồng lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh của DN sẽ được chi trả cho trái chủ qua thanh toán lãi vay hoặc đem lại lợi ích cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức hoặc lãi vốn. Sử dụng kỹ thuật phân tích để xác định lợi nhuận sau tất cả các khoản thuế thu nhập đối với một đồng lợi nhuận hoạt động thu được , sẽ là cơ sở để DN chọn lựa cấu trúc vốn tối ưu. Với mô hình minh họa này, ta sử dụng các ký hiệu sau: Tc : Thuế suất thuế TNDN. Tp : Thuế suất thuế TNCN trên lãi vay. TpE1 : Thuế suất thuế TNCN trên cổ tức. TpE2 : Thuế suất thuế TNCN trên lãi vốn. Ta có mô hình phân tích tác động của thuế TNDN và thuế TNCN đối với một đồng lợi nhuận hoạt động của DN: Lợi nhuận hoạt động: 1 đ Chi trả cổ tức Chi trả lãi vay Chi trả lãi vốn Thuế TNDN 0 Tc Tc Lợi nhuận sau thế TNDN 1 1-Tc 1-Tc Thuế TNCN Tp TpE2 (1-Tc) TpE1 (1-Tc) Lợi nhuận sau tất cả thuế (1-Tp) (1-Tc)(1- TpE1) (1-Tc)(1-TpE2) Giải thích mô hình: Nhìn vào mô hình, ta thấy một đồng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tài trợ dưới gốc độ chứng khoán nợ hay lợi nhuận vốn cổ phần. Vì thế, doanh nghiệp sẽ dựa vào thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên nợ vay, cổ tức và lãi vốn để tìm được cấu trúc vốn phù hợp. Nếu một đồng lợi nhuận đạt được từ việc vay nợ (doanh nghiệp phát hành trái phiếu) thì nó chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân Tp (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0) nên lợi sau tất cả thuế sẽ là 1-Tp. Nếu một đồng lợi nhuận đạt được từ nguồn vốn cổ phần thì nó sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Tc à Thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 1-Tc. Thế nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp mà cổ đông nhận đươc có thế dưới dạng cổ tức hay lãi vốn (hoặc cả hai). Giả định, công ty không phát hành cổ phần ưu đãi và công ty chi trả cổ tức 100%. Trường hợp, thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức và lãi vốn bằng nhau là Tp thì lợi nhuận sau thuế là (1-Tp)(1-Tc). Thế nhưng, nếu thuế suất đánh trên cổ tức và lãi vốn khác nhau thì: Nếu cổ đông nắm giữ cổ phiếu mãi mãi để nhận cổ tức hàng năm thì họ sẽ gánh chịu một mức thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức là TpE1(1-Tc) à Lợi nhuận sau tất cả thuế: (1 – TpE1)(1 - Tc). Nếu cổ đông mua cổ phiếu chỉ nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá (lãi vốn) và bán trước kỳ nhận cổ tức hoặc công ty không chi trả cổ tức thì họ chỉ chịu một mức thuế đánh trên lãi vốn (1- TpE2)(1-Tc). Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khác nhau, doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định cho cấu trúc vốn khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét những nguyên tắc chung cho việc chọn lựa một cấu trúc vốn của doanh nghiệp. So sánh (1 - Tp) với (1 - Tc)(1 - TpE1) hoặc (1 - Tc)(1 – TpE2) tức là so sánh lợi nhuận sau tất cả thuế trong trường hợp sử dụng nợ so với trường hợp sử dụng vốn cổ phần: Nếu (1 - Tp) > (1 - Tc)(1 - TpE1) hoặc (1 - Tc)(1 – TpE2): sử dụng nợ tốt hơn sử dụng vốn cổ phần. Nếu (1 - Tp) < (1 - Tc)(1 - TpE1) hoặc (1 - Tc)(1 – TpE2): sử dụng vốn cổ phần tốt hơn sử dụng nợ. So sánh (1 - Tc)(1 - TpE1) với (1 - Tc)(1 – TpE2) tức là trong trường hợp lợi nhuận được đài thọ từ nguồn vốn cổ phần, so sánh lợi nhuận thu được từ cổ tức hay lãi vốn thì cái nào được lợi hơn (lợi nhuận sau tất cả thuế lớn hơn): Nếu (1 - Tc)(1 - TpE1) > (1 - Tc)(1 – TpE2): chia cổ tức sẽ tốt hơn. Nếu (1 - Tc)(1 - TpE1) < (1 - Tc)(1 – TpE2): lãi vốn sẽ tốt hơn. 3.2. Chính sách nợ và thuế sau cải cách thuế: Các đạo luật về thuế thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp hay nói cách khác là thu nhập của các trái chủ và các cổ đông. Chính vì thế, các giám đốc tài chính luôn tìm kiếm một cấu trúc vốn tối ưu để hưởng lợi tối đa từ tấm chắn thuế cũng như việc cân nhắc có hay không nên chi trả cổ tức cho cổ đông để tránh thuế đánh trên cổ tức. Các mức thuế đánh trên chứng khoán nợ, chứng khoán vốn (cổ tức và lãi vốn) cụ thể như thế nào sẽ là cơ sở giúp cho các giám đốc tài chính đưa ra quyết định phù hợp nhằm giảm tối đa số thuế phải nộp. Sau đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu trường hợp cụ thể ở một công ty không chi trả cổ tức (TpE1=0). Như chúng ta đã biết, thuế đánh trên cổ tức sẽ phát sinh định kỳ theo kỳ chi trả cổ tức. Thế nhưng, thuế đánh trên lãi vốn thực tế sẽ thấp hơn mức thuế suất TpE2 do nó được hoãn cho đến khi bán cổ phần. Môi trường mà chúng ta xem xét là nền kinh tế Mỹ với các thuế suất năm 1986 cụ thể như sau: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Tc): 46% . Thuế suất thuế thu nhập cá nhân trên chứng khoán nợ (Tp): 50%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức (TpE1): 50%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân trên lãi vốn (TpE2): 20%. Trường hợp 1: Giả định là việc trì hoãn nộp thuế lãi vốn đã cắt giảm thuế suất cá nhân thực tế trên lợi nhuận từ vốn cổ phần còn bằng phân nửa của thuế suất đánh trên lãi vốn những năm trước đây TpE=0,1. Thuế suất của lãi từ chứng khoán nợ Tp=0,5. Chỉ tiêu Lãi từ chứng khoán nợ Lợi nhuận vốn cổ phần Lợi nhuận trước thuế $1 $1 Trừ thuế TNDN (Tc=0,46) 0 0,46 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1 0,54 Thuế TNCN với Tp=0.5 và TpE2=0.1 0,5 0,054 Lợi nhuận sau tất cả thuế $0,5 $0,496 Lợi thế của nợ = 0,004$ Trường hợp 2: Năm 1999, khi thuế suất thay đổi: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Tc): 35% . Thuế suất thuế thu nhập cá nhân trên chứng khoán nợ (Tp): 39,6%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức (TpE1): 39,6%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân trên lãi vốn (TpE2): 28%. Tương tự như trên, thuế suất thu nhập cá nhân thực tế đánh trên lãi vốn bằng một nửa thuế suất quy định trên lãi vốn đã thực hiện: TpE2=0,14. Chỉ tiêu Lãi từ chứng khoán nợ Lợi nhuận vốn cổ phần Lợi nhuận trước thuế $1 $1 Trừ thuế TNDN (Tc =0,35) 0 0,35 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1 0,65 Thuế TNCN với Tp=0,396 và TpE=0,14 0,396 0,091 Lợi nhuận sau tất cả thuế $0,604 $0,559 Lợi thế của nợ = 0,045$ Trường hợp 3: Các mức thuế suất giống như trường hợp 2. Trường hợp này, công ty chi trả cổ tức, giả sử lợi nhuận trên vốn cổ phần là cổ tức bằng 30%, lãi vốn là 70% thì thuế suất trên lợi nhuận vốn cổ phần là: TpE= 0.396 x 0,3 + 0,14 x 0,7 = 0,2168. Chỉ tiêu Lãi từ chứng khoán nợ Lợi nhuận vốn cổ phần Lợi nhuận trước thuế $1 $1 Trừ thuế TNDN (Tc=0,35) 0 0,35 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1 0,65 Thuế TNCN với Tp=0,396 và TpE=0,2168 0,396 0,141 Lợi nhuận sau tất cả thuế $0,604 $0,509 Lợi thế của nợ = 0,095$ Kết luận: Từ ba ví dụ trên ta thấy: Một đồng lãi từ chứng khoán nợ sẽ thu được lợi nhuận sau tất cả thuế lớn hơn từ vốn cổ phần. Bởi vì, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được từ kết quả kinh doanh sẽ chia làm hai nguồn: một nguồn chi trả lãi vay cho trái chủ, lãi vay này là chi phí không bị khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp; còn lại sẽ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sau đó sẽ chi trả cho các cổ đông. Khi thuế suất thuế thu nhập thay đổi, nó tác động trực tiếp lên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Điều đó sẽ tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Với các mức thế suất trên, với các số liệu cụ thể tính toán được, đã phần nào chứng tỏ hệ thống thuế của Mỹ ưu tiên tài trợ cho nợ hơn vốn cổ phần. 3.3. Nợ và thuế của Merton Miller: Giả định của lý thuyết Merton Miller: Tất cả lợi nhuận trên vốn cổ phần là do lãi vốn chưa thực hiện ( không có chi trả cổ tức cho các cổ đông) và TpE2 = 0 cho tất cả các nhà đầu tư. Thuế suất đánh trên lãi từ chứng khoán nợ tùy thuộc vào khung thuế suất của các nhà đầu tư. Các định chế được miễn thuế không phải trả thuế cho lãi từ chứng khoán nợ Tp=0. Các triệu phú trả thuế với thuế suất đối với lãi từ trái phiếu Tp=50%. Hầu hết các nhà đầu tư nằm ở đâu đó của hai cực này. Với các giả định trên sẽ tạo ra một động lực cho các doanh nghiệp vay nợ. Bởi vì, một đồng lợi nhuận từ vốn cổ phần mặc dù không chịu thuế ở cấp cá nhân (TpE2=0) nhưng sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, một đồng lợi nhuận từ lãi vay (phát hành trái phiếu) là một chi phí được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ bắt đầu vay nợ, và các đối tượng mà họ nhắm tới của việc phát hành trái phiếu lần lượt là: Các định chế được miễn thuế. Điều này được tiến hành dễ dàng vì nhà đầu tư sẽ dễ bị thuyết phục chuyển từ cổ phần sang trái phiếu. Do nó không chịu bất kỳ một loại thuế nào còn với cổ phần sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có mức thuế Tp nằm trong khoảng (0 - 50%). Công ty phải đưa ra một khoản “tiền hối lộ” dưới hình thức lãi suất cao hơn cho trái phiếu của mình. Công ty có thể “hối lộ” cho các nhà đầu tư để chuyển sang trái phiếu miễn là khoản tiền tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn khoản thuế thu nhập cá nhân phải đóng. Các triệu phú. Doanh nghiệp không có cách nào để thuyết phục bởi vì khoản tiết kiệm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp không thể bù đắp nổi các khoản thuế thu nhập cá nhân mà các triệu phú phải nộp. à Việc chuyển từ cổ phần sang trái phiếu ngừng lại khi khoản tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Điểm này xảy ra khi thuế suất thuế thu nhập cá nhân Tp của nhà đầu tư chuyển hướng bằng với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tc. Ta thấy, thuế ấn định tổng lượng nợ của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp có thể tự ấn định tổng lượng nợ mình phát hành. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần cho các doanh nghiệp như một tổng thể tùy thuộc vào thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và các nguồn vốn của các nhà đầu tư cá nhân có các khung thuế suất khác nhau. Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng, việc chuyển hướng lại bắt đầu ( chuyển từ vốn cổ phần sang nợ ), đưa đến một tỷ số nợ trên vốn cổ phần cao hơn cho toàn thể các doanh nghiệp. Nếu thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng, việc chuyển hướng đổi ngược lại ( chuyển từ nợ sang vốn cổ phần ), đưa đến một tỷ số nợ trên vốn cổ phần thấp hơn. Nếu cả hai thuế suất thuế thu nhập cá nhân và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng nhau, hoặc tăng giảm với cùng một lượng như nhau thì không có chuyển hưởng và không có bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ số nợ trên vốn cổ phần. à Thuế thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Kết luận của Miller dựa trên mô hình định giá tài sản vốn CAPM: Lợi nhuận vốn cổ phần không chịu thuế thu nhập cá nhân : TpE=0 à Các nhà đầu tư sẳn sàng nắm giữ cổ phần thường có rủi ro thấp để nhận được tỷ suất sinh lợi thấp hơn so với tỷ suất sinh lợi từ cho vay. Với một cổ phần an toàn (b=0), mô hình CAPM sẽ cho một lợi nhuận kỳ vọng r=rf (lãi suất phi rủi ro). Nhưng các nhà đầu tư chuyển hướng từ vốn cổ phần sang nợ từ bỏ r và đạt được rf(1-Tp) là lãi sau thuế. Trong trạng thái cân bằng, các nhà đầu tư chuyển hướng hài lòng với nợ hoặc vốn cổ phần à r=rf(1-Tp). Mặc khác, Tp của nhà đầu tư có thể bằng thuế thu nhập doanh nghiệp Tc à r=rf(1-Tc). Nếu chúng ta chấp nhận toàn bộ lập luận này của Miller, đường thị trường chứng khoán sẽ đi ngang lãi suất phi rủi ro sau thuế. 3.4. Kết luận cuối cùng từ nợ và thuế: Mô hình Miller là để minh họa cho trạng thái cân bằng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cũng như tác động của thuế ảnh hưởng đến cấu trúc vốn dẫn đến việc giá trị doanh nghiệp thay đổi như thế nào. Trong nền kinh tế, với bất kỳ một khung thuế suất thuế thu nhập như thế nào thì tổng cung của nợ và vốn cổ phần doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tối thiểu hóa tổng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Kết quả là ở tình trạng cân bằng, mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn đánh trên lãi vay từ chứng khoán nợ phần nào sẽ bù trù ở một ưu thế khác của vốn cổ phần đó là khả năng được khấu trừ thuế của lãi từ chứng khoán nợ ở cấp doanh nghiệp. Trên thực tế, có ít doanh nghiệp có thể chắc rằng là họ sẽ có đủ lợi nhuận để trả thuế trong tương lai. Nếu một doanh nghiệp bị lỗ và không thể mang khoản lỗ này trở lại trừ vào phần thuế trong quá khứ thì tấm chắn thuế của doanh nghiệp phải được chuyển sang tương lai với hy vọng sẽ sử dụng nó sau này. Điều này làm doanh nghiệp thiệt mất giá trị của tiền trong khi chờ đợi. Nếu gặp phải khó khăn nghiêm trọng, thời gian chờ đợi này có thể là vĩnh viễn và tấm chắn thuế lãi từ chứng khoán nợ sẽ mất đi mãi mãi. Mặc khác, tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp có giá trị đối với doanh nghiệp này hơn các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp có nhiều tấm chắn thuế nhưng không có khả năng trả lãi cho các chứng khoán nợ và triển vọng tương lai không chắc chắn nên vay ít hơn các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi vững chắc hơn với nhiều lợi nhuận có được từ tấm chắn thuế. Các doanh nghiệp có các khoản lỗ tích lũy mang sang lớn không nên vay. Chúng ta nên tin rằng có một lợi thế trung bình của việc vay nợ của doanh nghiệp, ít nhất là đối với các doanh nghiệp tin chắc một cách hợp lý là mình có thể sử dụng các tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp không dự kiến có thể sử dụng được tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp, thì nó chỉ có một bất lợi thuế trung bình. B - THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: 1. Thực trạng sử dụng vốn của các ngành: Những doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua vay nợ trong cấu trúc vốn của mình để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn được huy động còn chưa hợp lý, chưa khai thác được hết lợi ích từ tấm chắn thuế, thiếu nghiên cứu những dự án đầu tư và phát triển chiều sâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô, nguồn lợi nhuận được tạo ra chưa đầu tư đúng chỗ như đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ mà doanh nghiệp không có kinh nghiệm: lĩnh vực tài chính, bất động sản… Việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị còn theo cảm tính, thiếu sự nghiên cứu hoạch định cấu trúc vốn trong mối quan hệ với chính sách thuế, thiếu sự nghiên cứu và ứng dụng lý luận tài chính doanh nghiệp hiện đại trong hoạch định cấu trúc vốn. Theo số liệu thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM ta có tình hình sử dụng nợ của các ngành như sau: Tỷ lệ nợ bình quân trên tổng nguồn vốn Ngành 2005 2006 2007 Điện 62% 61% 53% Xây dựng 61% 51% 32% Thương mại dịch vụ 59% 49% 44% Chế biền nông lâm thủy sản 67% 44% 41% Sản xuất khác 52% 42% 33% Trong đó: Tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân trên tổng nguồn vốn: Ngành 2005 2006 2007 Điện 9% 7% 8% Xây dựng 38% 34% 33% Thương mại dịch vụ 46% 42% 35% Chế biền nông lâm thủy sản 55% 37% 37% Sản xuất khác 44% 42% 33% Tỷ lệ nợ dài hạn bình quân trên tổng nguồn vốn: Ngành 2005 2006 2007 Điện 54% 54% 45% Xây dựng 23% 17% 12% Thương mại dịch vụ 11% 7% 9% Chế biền nông lâm thủy sản 12% 7% 4% Sản xuất khác 8% 9% 9% * Nhận xét: Những số liệu trên cung cấp cho ta những thông tin: - Tình hình sử dụng nợ của tất cả các ngành đang giảm qua các năm trong đó tỷ trọng sử dụng nợ dài hạn giảm mạnh. - Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn < tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn à các ngành nghề đang gia tăng sử dụng nợ ngắn hạn, giảm nợ dài hạn. - Việc sử dụng nợ vay trong cấu trúc của các ngành nghề là khá lớn trong đó: + Ngành điện sử dụng nợ dài hạn khá lớn phù hợp với đặc điểm ngành cần vốn đầu tư lớn nhưng tỷ lệ nợ dài hạn trong cấu trúc vốn ngày càng giảm thay vào đó sử dụng nợ ngắn hạn ngày càng tăng cho thấy các doanh nghiệp chưa hoạch định được cấu trúc vốn tối ưu, chưa tận dụng được hết lợi thế từ kinh doanh sản phẩm không có cạnh tranh và có nhu cầu sử dụng lớn. + Ngành xây dựng có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm cho thấy việc hoạch định ngân sách chưa hợp lý. + Ngành thương mại dịch vụ có nhu cầu sử dụng nợ ngắn hạn giảm dần chưa phù hợp với nguyên tắc sử dụng nợ ngắn hạn thường xuyên cho hoạt động mua bán hàng hóa. + Ngành chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất khác cũng sử dụng nợ ngắn hạn giảm dần. 2. Nguyên nhân của sự hạn chế trong huy động vốn của các doanh nghiệp: Theo một số kết quả nghiên cứu trên 45 công ty phi tài chính của sàn giao dịch chứng khoán cho thấy tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản, tính thanh khoản,quy mô tốc độ tăng trưởng, đặc điểm riêng có của sản phẩm, tỷ lệ vốn góp của nhà nước tại các công ty cổ phần hình thành từ chủ trương cổ phần hóa đã có tác động rất lớn đến việc sử dụng nợ dài hạn, cụ thể: - Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản gia tăng với tốc độ thấp gắn liền với vai trò là vật thế chấp trong khoản vay dài hạn dẫn đến tính thanh khoản không cao. Mặt khác, trình độ công nghệ máy móc thiết bị của các CTCP từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quá lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. - Quy mô, tốc độ tăng trưởng thấp. - Thiếu những dự án đầu tư mang tính chiến lược. - Trình độ quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. - Không tận dụng được hết lợi ích từ sử dụng nợ đặc biệt là nợ dài hạn. Theo nghiên cứu cho thấy nguồn lợi nhuận được tạo ra là khá lớn đủ bù đắp được lãi vay, phần lợi nhuận còn lại thay vì đem đi đầu tư vào các dự án đầu tư để mở rộng quy mô thì lại đem đi đầu tư vào các lĩnh vực mới mẻ ma doanh nghiệp không có kinh nghiệm như lĩnh vực tài chính, bất động sản hay góp vốn vào những quỹ đầu tư… - Thị trường vốn chưa phát triển mạnh, phát triển không đồng bộ đặc biệt thị trường trái phiếu chưa thực sự hình thành cho thấy khó khăn của doanh nghiệp trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn. 3. Sự khác biệt trong quyết định cấu trúc vốn của Việt Nam: Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một cấu trúc vốn khác nhau, cụ thể ở các nước đang phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada… theo đuổi nền kinh tế thị trường, quyền sở hữu của nhà nước tách biệt với quyền sở hữu của các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp có thể trực tiếp hưởng lợi từ tấm chắn thuế thông qua vay nợ. Nhưng đối với các nước theo đuổi nền kinh tế nhà nước hoàn toàn như Việt Nam trước đây thì nhà nước vừa là chủ các công ty, các ngân hàng và đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thuế nên thuế sẽ không tác động đến cơ cấu vốn của công ty. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang dần thay đổi để hội nhập với nền kinh tế thế giới với hai đặc điểm nổi bật: + Việt Nam là nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. + Hầu hết các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần được cổ phần hóa. Tuy nhiên, vẫn là tiền thân của công ty nhà nước nên nhà nước vẫn có cổ phần tại các công ty này. Chính vì thế, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ở nước ta cũng khác so với các nước phát triển và đang phát triển khác. Theo nghiên cứu trên 45 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 7/2007 (loại trừ hai quỹ đầu tư và NHTM Sài Gòn thương tín) ta thấy thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: a) Tỷ lệ vốn của nhà nước: Môt số quan điểm cho rằng tỷ lệ vốn của nhà nước trong công ty có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính vì lý do sau: Thứ nhất, do mối quan hệ trước khi công ty được cổ phần hoá nên các chủ nợ thường sẵn sàng cho các công ty có vốn nhà nước vay. Thứ hai, ban quản lý của các công ty có tỷ lệ vốn nhà nước cao thường có nhiều khả năng đưa ra các quyết định chệch hướng khỏi mục tiêu tối đa hoá giá trị công ty như sử dụng các nguồn lực của công ty có lợi cho họ. Do vậy, tỷ lệ nợ cao tại các công ty này như là một công cụ để theo dõi ban quản lý. b) Thuế: Được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp. Các công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. c) Quy mô của công ty : Theo Lý thuyết đánh đổi thì quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì các công ty lơn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ dang tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. d) Các cơ hội tăng trưởng: Các công ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Theo thuyết chi phí vấn đề người đại diện nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với cơ hội tăng trưởng. e) Đòn bẩy tài chính: Được đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ/tổng tài sản; nợ vay ngắn hạn/tổng tài sản; nợ dài hạn/tổng tài sản. f) Lợi nhuận: Được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các công ty có lời không thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các công ty có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp. g) Tài sản cố định hữu hình: Được đo lường bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Theo các lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của công ty cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản. h) Tính thanh khoản: Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động/tổng nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản này có tác động (+) và (-) đến quyết định cơ cấu vốn. Thứ nhất, các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT: Tổng quan về công ty cổ phần FPT: ( Các số liệu ở bảng 1,2,3- PHỤ LỤC) Tổng tài sản: 6.124.834.156.874 VNĐ. Tình hình số lượng cổ phần và giá trị vốn cổ phần: Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Số lượng cổ phiếu Trị giá cổ phiếu Vốn cổ phần được duyệt 141.162.074 1.411.620.740.000 Vốn cổ phần đã phát hành 141.162.074 1.411.620.740.000 Cổ phiếu phổ thông 139.787.819 1.397.878.190.000 Cổ phiếu bị hạn chế quyền chuyển giao quyền sở hữu 1.374.255 13.742.550.000 Cổ phiếu quỹ (183.150) (1.831.500.000) Cổ phiếu bị hạn chế quyền chuyển giao quyền sở hữu (183.150) (1.831.500.000) Cổ phiếu đang lưu hành 140.978.924 1.409.789.240.000 Cổ phiếu phổ thông 139.787.819 1.397.878.190.000 Cổ phiếu bị hạn chế quyền chuyển giao quyền sở hữu 1.191.105 11.911.050.000 Toàn bộ cổ phiếu có mệnh giá là 10.000đ. Số cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền đang lưu hành tại thời điểm cuối năm: 140.328.357 cp. Tình hình doanh thu của công ty cổ phần FPT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): 1.320.573.197.000 VNĐ. Lợi nhuận trước thuế: 1.240.085.369.808 VNĐ. Lợi nhuận sau thuế: 1.051.047.017.452 VNĐ. Cấu trúc tài chính của công ty cổ phần FPT: . Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 1.236.811.819.207 35.73 Nợ dài hạn 3.041.970.723 0.09 Vốn cổ phần thường 1.411.620.740.000 40.78 Lợi nhuận giữ lại 798.009.159.145 23.5 Vốn cổ phần ưu đãi 11.911.050.000 0.34 Tổng cộng 3.461.394.739.075 100 Cấu trúc vốn của công ty cổ phần FPT: Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng (%) Nợ dài hạn 3.041.970.723 0.14 Vốn cổ phần thường 1.411.620.740.000 63.36 Lợi nhuận giữ lại 798.009.159.145 35.87 Vốn cổ phần ưu đãi 11.911.050.000 0.54 Tổng cộng 2224582919868 100 Công ty cổ phần FPT là một tập đoàn lớn bao gồm rất nhiều công ty con và công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là rất khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp này để đơn giản hóa chúng ta áp dụng theo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chung cho các doanh nghiệp trước tháng 1 năm 2009 là 28% và kể từ đầu năm 2009 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn 25%. Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam áp dụng như sau: Thu nhập chịu thuế Thuế suất Thu nhập từ đầu tư vốn 5% Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (tính trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán) 20% Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (tính trên giá bán chứng khoán) 0.1% Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên lãi từ chứng khoán nợ: Tp=5%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh cổ tức: TpE1= 5%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đánh trên lãi vốn: TpE2= 20% (hoặc 0,1%). Phân tích tác động của thuế đến cấu trúc vốn của công ty cổ phần FPT: ( Các số liệu ở bảng 1,2,3- PHỤ LỤC) Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến cấu trúc vốn: Chi phí lãi vay: 80.487.827.505 VNĐ (bao gồm cả chi phí trả lãi vay ngắn hạn và dài hạn). Ta tính được lãi suất đi vay trung bình của doanh nghiệp là 6,5%. Theo số liệu của doanh nghiệp thì lãi suất đi vay của doanh nghiệp dao động trong khoảng từ 5,7% - 8,4%. Vì lãi suất huy động vốn dài hạn thường cao hơn lãi suất huy động vốn vay ngắn hạn, nên ta lấy lãi suất huy động vốn vay dài hạn là 8%/năm. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Không vay nợ Vay nợ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.320.573.197.000 1.320.573.197.000 Lãi trả cho trái chủ (8%) 0 3.041.970.723 x 8% = 243.356.800 Lợi nhuận trước thuế 1.320.573.197.000 1.320.329.839.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp (Tc=25%) 330.143.299.300 330.082.459.800 Lợi nhuận ròng cho cổ đông 990.429.897.700 990.247.379.200 Tổng lợi nhuận cho trái chủ và cổ đông 0 + 990.429.897.700 = 990.429.897.700 243.357.658 + 990.247.379.200 = 990.490.736.900 Tấm chắn thuế (Tc x lãi) 0 60.839.200 à Vậy lợi ích tấm chắn thuế mà công ty nhận được từ việc vay nợ là : 60.839.200 VNĐ. Đối với một công ty có quy mô vốn lớn như FPT mà lợi ích nhận được từ tấm chắn thuế chỉ như trên là rất thấp. Điều này có thể lý giải: do đặc điểm kinh doanh của công ty ngoài lĩnh vực thương mại dịch vụ công ty còn tổ chức hoạt động sản xuất phần mềm, vì thế công ty sử dụng phần lớn vốn cổ phần để phòng ngừa rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, công ty còn có một nguồn lợi nhuận giữ lợi rất lớn chiếm 35.87% trong cấu trúc vốn của công ty đủ để tài trợ cho các dự án đầu tư. Vì thế việc huy động nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cấu trúc vốn. Mặc dù không tận dụng hết tác dụng của tấm chắn thuế nhưng bù lại công ty tránh được những khoản chi phí kiệt quệ tài chính do việc sử dụng nợ quá mức. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đến cấu trúc vốn: Trường hợp này, công ty chi trả cổ tức, giả sử lợi nhuận trên vốn cổ phần là cổ tức bằng 30%, lãi vốn là 70% thì thuế suất trên lợi nhuận vốn cổ phần là: TpE= 0.05 x 0,3 + 0,15 x 0,7 = 0,12, (hiện giá thuế suất thuế thu nhập cá nhân của lãi vốn chưa thực hiện là TpE2=15%). Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Lãi từ chứng khoán nợ Lợi nhuận vốn cổ phần Lợi nhuận trước thuế 1 1 Trừ thuế TNDN (Tc=0,28) 0 0,28 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1 0,72 Thuế TNCN với Tp=0.05 và TpE=0.12 0,05 0,0864 Lợi nhuận sau tất cả thuế 0,95 0,6336 Lợi thế của nợ = 0,3164 Từ ngày 01/1/2009, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh từ 28% xuống còn 25% bắt đầu có hiệu luật. Điều này sẽ tác động đến việc thiết lập cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Lãi từ chứng khoán nợ Lợi nhuận vốn cổ phần Lợi nhuận trước thuế 1 1 Trừ thuế TNDN (Tc=0,25) 0 0,25 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1 0,75 Thuế TNCN với Tp=0,05 và TpE=0,12 0,05 0,09 Lợi nhuận sau tất cả thuế 0,95 0,66 Lợi thế của nợ = 0,29 Ta thấy, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau tất cả thuế của công ty. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 28% xuống còn 25% làm cho lợi thế của nợ giảm từ 0,3164 à 0.29. Điều này sẽ làm xuất hiện sự chuyển dịch làm giảm tỷ lệ nợ, tăng tỷ lệ vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của công ty. Nhìn vào các mức thuế suất thu nhập cá nhân, ta thấy chính sách của chính phủ Việt Nam có vẻ khuyến khích sử dụng nợ và tái đầu tư vốn vào sản xuất (Tp=TpE1=5%), còn thuế suất đánh trên lãi vốn cao hơn rất nhiều TpE2=20%. Nhưng với việc giảm thuế suất thuê thu nhập đã làm giảm tương đối lợi thế của nợ. Công ty cổ phần FPT đã tận dụng được những lợi thế của chính sách thể hiện nợ dài hạn năm 2007: 65.485.257.500 giảm xuống còn 3.041.970.723 trong năm 2008. Do có những dự đoán khá chính xác tình hình kinh tế thể hiện trong cấu trúc vốn mà công ty đã đứng vững trước khũng hoảng tài chính toàn cầu tháng 10 năm 2008 và vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP NHẰM HOẠCH ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Sơ nét về những thay đổi của chính sách thuế TNDN và thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay: a) Thuế TNDN: Thuế suất thuế TNDN điều chỉnh giảm từ 28% trước đây xuống còn 25% (áp dụng từ ngày 01/01/2009) theo đúng mong mỏi của cộng đồng DN. Mức thuế mới không chỉ tạo thuận lợi cho DN mà còn làm tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đây cũng là một thông tin đầy ý nghĩa với các DN trong bối cảnh lạm phát đang gây ra những áp lực làm tăng chi phí đầu vào. Lãi vay của các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng được tính tối đa vào chi phí bằng 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố, thu hẹp các trường hợp được miễn giảm thuế, xoá bỏ ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng mà thay vào đó là chế độ khấu hao nhanh đối với tài sản cố định đầu tư mới, cho phép DN được trích tối đa 10% trên thu nhập chịu thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN, đã thể hiện quan điểm minh bạch, đơn giản, để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý thuế. * Chính sách giảm thuế TNDN: ( Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 và 30% số thuế TNDN phải nộp của cả năm 2009. DN được tự tính và tự khai số thuế TNDN được giảm, số thuế còn phải nộp với cơ quan thuế theo những thủ tục rất đơn giản Việc điều chỉnh thuế suất  thuế TNDN từ 28% xuống 25% là bước đột phá lớn để tạo đà cho DN tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện nay đang có nhiều công ty cổ phần và các hình thức góp vốn liên doanh liên kết mới xuất hiện. Khoản lợi tức cổ phần, lợi tức thu được từ các hình thức góp vốn của DN ngày càng tăng. Do vậy thông lệ quốc tế đang có xu hướng giảm thuế TNDN và điều chỉnh thêm thuế lợi tức cổ phần. Thêm vào đó nếu so sánh với các nước trong khu vực, thuế suất TNDN của Việt Nam hiện nay đang ở mức trung bình có thể chấp nhận được. Do tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, cải cách thuế TNDN được các nước trên thế giới và khu vực được xem là một trong những nội dung trọng tâm. Cụ thể Singapore đã hạ thuế suất thuế TNDN từ 20% xuống còn 19%; Philippin giảm từ 35% xuống 30%. Gần đây nhất, Trung Quốc đã giảm thuế từ 33% xuống còn 25% để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế mới đặc biệt là khi gia nhập WTO,Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức sau hội nhập, sức ép về cải cách chính sách thuế TNDN đối với Việt Nam càng trở nên cấp thiết hơn. Lộ trình cải cách thuế của Chính phủ giai đoạn 2005-2010, đặt ra 3 mục tiêu: giảm thuế suất; mở rộng diện chịu thuế, khuyến khích sản xuất, đầu tư phát triển và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hiện tại, thuế TNDN đã được điều chỉnh giảm theo đúng lộ trình này. b) Thuế TNCN - Từ ngày 01/01/2009: * Thuế suất thuế TNCN đối với cổ tức, lãi vay ( thu nhập từ đầu tư vốn): Tp = TpE1= 5%. * Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn: TpE2= 20% Ta có: (1-Tp) = (1-0,05) = 0,95 (1-Tc)(1-TpE1) = (1-0,25)(1-0,05) = 0,7125 (1-Tc)(1-TpE2) = (1-0,25)(1-0,20) = 0,6 Nhận xét: Với chính sách thuế thu nhập này rõ ràng vẫn ưu tiên cho tài trợ nợ, do (1-Tp) >(1-Tc)(1-TpE1) và (1-Tc)(1-TpE2) . Tuy nhiên khi phân tích giữa chi trả cổ tức bằng tiền và thực hiện phân phối lợi nhuận bằng lãi vốn thì chính sách thuế vẫn khuyến khích doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền do: (1-Tc)(1-TpE1)> (1-Tc)(1-TpE2). Công ty cổ phần (CTCP) khi chi trả cổ tức có thể thực hiện bằng các hình thức như: cho trả cổ tức bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc sử dụng hỗn hợp, vừa chi trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu. Theo quy định tại khoản 2 điều 6, Luật thuế TNCN thì cổ tức nhận được bằng cổ phiếu phải quy đổi ra tiền theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm cổ đông nhận chi trả. Như vậy, việc phân tích lợi ích giữa việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu trong thời gian tới sẽ là vấn đề mà các CTCP  cần phải xem xét. Qua kết quả này, với giả định cổ đông không thực hiện bán cổ phiếu nhận được mà giữ lại, rõ ràng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm giảm lợi ích của cổ đông, cụ thể cổ đông phải nộp thuế TNCN cao gấp 5 lần so với chi trả cổ tức bằng tiền mặt. c) Nhận xét về chính sách thuế TNCN và lợi ích của doanh nghiệp Về góc độ DN: Theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì các khoản cổ tức chi trả bằng tiền hay chi trả bằng cổ phiếu đều là đối tượng chịu thuế TNCN, do vậy việc xây dựng cơ chế cổ tức hợp lý là nội dung mà các CTCP phải nghiên cứu ngay từ bây giờ. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cổ tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Với quy định của luật thuế TNCN không tính thuế thu nhập đối với khoản thu nhập giữ lại, sẽ là cơ hội cho các CTCP  sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay ngân hàng thương mại đang tăng cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty và đem lại lợi ích cho cổ đông qua trì hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp. Về kinh tế vĩ mô: Việc qui định tính thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu, trên cơ sở qui đổi theo giá thị trường tại thời điểm nhận cổ phiếu để xác định thu nhập tính thuế, là một vấn đề cần được xem xét. Với quy định này của Luật Thuế TNCN chưa thật sự khuyến khích các CTCP sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tư thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc áp dụng thuế suất thấp (5%) đối với thu nhập là cổ tức bằng tiền mặt nhưng nhưng lại tính thuế trên cổ tức được chia bằng cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm chi trả, khi mà khoản thu nhập này cổ đông chưa thật sự nắm giữ trên tay không thể hiện định hướng khuyến khích các CTCP sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Hướng xem xét, sửa đổi cách tính thuế đối với cổ tức nhận được bằng cổ phiếu nên qui định tương tự như tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Cụ thể, khi cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường thì lúc này sẽ phát sinh khoản thuế TNCN phải nộp trên chênh lệch giá (giữa giá thị trường và mệnh giá) hoặc bằng một tỷ lệ (%) ấn định trên giá trị chuyển nhượng, sẽ là một nội dung phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, sẽ khuyến khích các CTCP xây dựng một chính sách phân phối linh hoạt, sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để đầu tư khi mà nguồn vốn tài trợ cho hoạt động SXKD còn quá thấp, chi phí sử dụng vốn quá cao. Trong xu hướng chung của thế giới, thuế TNCN là một sắc thuế tiên tiến, đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế đối với mỗi cá nhân và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của các quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học, để có thể đưa chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh tế, định hướng cho hoạch định cấu trúc vốn nhằm gia tăng giá trị của các CTCP và phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam. 2. Một số giải pháp về chính sách thuế thu nhập và định hướng xây dựng cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam a) Về chính sách thuế TNCN Với số vốn của các DN nhỏ và vừa của Việt Nam (DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các DN đang hoạt động trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Việc xây dựng một thuế suất chung như hiện nay là một nội dung cần sửa đổi trên cơ sở hai lý do cơ bản sau: - Chính sách thuế không phải nhằm đến mục tiêu thu được số thuế cao mà phải tạo nhằm đến các đối tượng nộp thuế theo khả năng của người nộp thuế, tạo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế. Nghĩa là đối tượng có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. Tư cơ sở này, chính phủ cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến trên hai tiêu chí: - Phân nhóm các DN theo số vốn bình quân. - Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân trong các nhóm. Từ đó xác định khung thu nhập và các mức thuế suất từ thấp đến cao tương ứng. b) Về chính sách thuế TNCN: - Việc áp dụng hai phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn như Luật thuế TNCN là không phù hợp. Điều quan trọng đối với thuế TNCN là nghĩa vụ thuế phải được xác định trên thu nhập mà người nộp thuế có được. Việc áp dụng một mức thuế suất tỷ lệ thấp (không phải quyết toán) và một thuế suất tương đối cao (theo phương pháp quyết toán) không định hướng đến một hệ thống thuế tiên tiến và hiện đại. Trong khi việc xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn hoàn toàn trong khả năng kiểm soát của cơ quan thuế thông qua các sở giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán. Do đó cần quy định duy nhất một phương pháp tính thuế trên thu nhập chịu thuế thực tế đạt được trong năm. - Về thuế suất thuế TNCN: Từ phân tích trên, cho thấy thuế suất thấp đối với cổ tức bằng tiền mặt và thuế suất cao trên lãi vốn, hoàn toàn không phù hợp với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là không định hướng cho DN và nhà đầu tư quan tâm về một cấu trúc vốn tối ưu để gia tăng giá trị DN và lợi ích của cổ đông. Một nội dung không kém phần quan trọng là thông qua thuế suất thuế TNCN đối với lãi trái phiếu DN phải là một trong những nhân tố kích thích phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam. Trên góc độ những cơ sở này, điều quan trọng cần nghiên cứu biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến đối với thu nhập từ cổ tức và chuyển nhượng chứng khoán, vì đây thực chất là một hoạt động kinh doanh. Việc nghiên cứu biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến cũng là một nội dung cần có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể, về cơ bản có thể điều chỉnh như sau: + Thuế suất thuế TNCN đối với lãi vốn: áp dụng một thuế suất thấp ở mức cố định (có thể vẫn là 5%) trong giai đoạn hiện nay và thời gian 5 năm tới. + Thu nhập từ lãi trái phiếu DN: tạm thời không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Tuỳ theo sự phát triển của thị trường trái phiếu trong tương lai mà Nhà nước có sự điều chỉnh thích hợp. + Xây dựng biểu thuế suất luỹ tiến đối với cổ tức nhận bằng tiền mặt. Cân nhắc mức khởi điểm chịu thuế và khung thu nhập chịu thuế, không nên xây dựng cố định mà có thể giao cho Chính phủ xem xét, quyết định hàng năm trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số lạm phát… - Về phương pháp tính thuế đối với cổ tức chi trả bằng cổ phiếu là một vấn đề cần được sự xem xét. Với quy định này của Luật thuế TNCN chưa thật sự khuyến khích các DN sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tư. Cụ thể, tính thuế trên cổ tức được chia bằng cổ phiếu khi mà khoản thu nhập này cổ đông chưa thật sự nắm giữ trên tay, không thể hiện định hướng khuyến khích các DN sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Trên nguyên tắc giá trị thì giá trị cổ tức nhận được bằng cổ phiếu chính là mệnh giá của cổ phiếu, nếu cổ đông thực hiện chuyển nhượng trên thị trường thì lúc này sẽ phát sinh khoản thuế TNCN phải nộp trên chênh lệch giá. * Thuế TNCN là một sắc thuế tiên tiến và quan trọng hàng đầu trong nguồn thu ngân sách của các quốc gia tiến tiến trên thế giới, vì vậy Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học, để có thể đưa chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh tế, định hướng cho hoạch định CTV của DN. c) Xây dựng mô hình quản lý thuế và hoàn thiện cơ chế quản lý thuế Cơ quan thuế phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2010. Cụ thể: - Triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế từ cấp cục thuế đến chi cục thuế quận huyện. - Vận hành đúng cơ chế tự tính- tự khai- tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. - Thực hiện cơ chế “một cửa” với nội dung công khai, minh bạch và đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế, giảm thiểu chi phí giao dịch cho người nộp thuế. - Có chính sách phát triển hệ thống đại lý thuế. - Xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu về thuế ở các khu vực và quốc gia, nhằm kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các dữ liệu phát sinh về người nộp thuế. * Kết luận: Khi DN hoạch định một cấu trúc vốn tối ưu cần phải nghiên cứu khai thác ích lợi từ chính sách thuế, tức là phải có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ về chính sách thuế thu nhập. Nguợc lại, chính sách thuế thu nhập được ban hành không phải nhằm đến mục đích thu được số thu cao nhất cho nhà nước bằng mọi giá, mà chính sách thuế thu nhập phải hướng cho DN những định hướng đúng đắn trong hoạch định cấu trúc vốn và tạo điều kiện để tăng tích luỹ, tái đầu tư và mở rộng quy mô DN, đem lại lợi ích hài hòa cho cả hai, điều quan trọng hơn là chính sách thuế phải trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước để thu hút và khuyến khích đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế. Hành trình đi tìm cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Cơ bản nhất chúng cũng phụ thuộc vào hai yếu tố dưới đây: Thứ nhất, cấu trúc vốn tối ưu khác nhau với từng ngành. Chính đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Bởi vì có một số ngành đòi hỏi sử dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các ngành khác thí dụ như : ngành viễn thông, điện tử…. Nói chung thì, những ngành nào có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định ( như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn. Đơn giản là một kênh tài trợ lớn cho doanh nghiệp là từ các ngân hàng thì họ lại thích cho vay dựa trên tài sản có đảm bảo là tài sản cố định hữu hình hơn là các tài sản vô hình. Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi tùy theo chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu  là sử dụng nhiều vốn cổ phần bởi giai đoạn này, các cổ đông sẽ không cần cổ tức mà họ trông đợi vào thặng dư vốn trong tương lai. Một công ty tăng trưởng mạnh không cần phải đưa tiền mặt (dưới dạng cổ tức) cho các cổ đông trong khi các chủ nợ thì đòi hỏi sự thanh toán lãi vay (tiền mặt hoặc chuyển khoản) đều đặn hằng năm. Còn với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn” sung mãn”, dư thừa tiền mặt thì nên thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để lợi dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, tiền mặt dư thừa có thể dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền mặt đó để mua lại cổ phần của chính mình. Lời kết Quyết định cấu trúc vốn là một trong những quyết định quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Vì hầu như và chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa đến các thay đổi trong giá trị thị trường của doanh nghiệp. Qua những nghiên cứu ở phần lý thuyết chúng ta đã nhận thấy rõ lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí đại lý và chi phí phá sản gia tăng làm bù trừ lợi thế về thuế của nợ. Tuy nhiên trên thưc tế khó có thể tìm thấy một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp. Đặc điểm ngành, chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động rất mạnh đến nhà quản trị trong việc quyết định một cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu trong từng giai đoạn với đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một yếu tố nữa có lẽ cũng ảnh hưởng không kém đến sự lựa chọn cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó là ý chí chủ quan của nhà quản lý. Nếu tất cả mọi phân tích của bạn đều tốt, bạn xác định được một cấu trúc vốn mang lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp, nhưng người có quyền quyết định lại không thích vay nợ thì bạn cũng đành chịu. Vì thế, hành trình đi tìm cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp của mình vẫn còn là một hành trình đầy gian nan và thú vị./ PHỤ LỤC Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2008 Năm 2007 Tổng DT 01 22 16.429.737.389.964 13.518.396.514.258 Các khoản giảm trừ DT 02 22 (47.897.605.482) (19.505.744.417) DT thuần 10 16.381.839.784.482 13.498.890.769.841 Giá vốn hàng bán 11 23 (13.403.403.743.013) (11.537.442.806.276) Lợi nhuận gộp 20 2.978.436.041.469 1.961.447.963.565 DT hoạt động TC 21 24 197.472.172.458 48.935.986.199 Chi phí hoạt động TC 22 25 (495.236.445.170) (72.344.115.885) Chi phí bán hàng 24 (526.659.179.440) (384.773.203.149) Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 (936.266.210.770) (600.167.811.674) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1.190.746.378.547 953.098.819.056 Kết quả của hoạt động khác 40 Thu nhập khác 31 26 191.150.989.872 100.711.660.272 Chi phí khác 32 27 (101.852.923.260) (28.868.285.483) Lỗ (lãi) từ đầu tư vào công ty liên kết 45 (39.959.075.351) 4.043.113.890 Lợi nhuận trước thuế 50 1.240.085.369.808 1.028.985.307.735 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 28 (212.403.699.319) (148.714.637.609) Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 28 23.365.346.936 Lợi nhuận thuần sau thuế 60 1.051.047.017.452 880.270.670.126 Phân bổ cho Cổ đông thiểu số 61 214.776.420.820 142.801.214.063 CSH của công ty 62 836.270.596.632 737.469.456.063 Lãi trên cổ phiếu 29 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 5.959 5.317 Bảng 2: Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2008 của FPT Mã số Thuyềt minh 2008 VNĐ 2007 VNĐ NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 300 3.165.352.228.560 3.094.307.392.967 Nợ ngắn hạn 310 3.160.423.294.749 3.027.491.761.076 Vay ngắn hạn 311 15 1.236.811.819.207 1.249.346.229.823 Phải trả ngắn hạn cho người bán 312 1.057.507.949.067 1.060.378.510.836 Người mua trả tiền trước 313 336.639.630.984 151.204.791.242 Thuế và các khoản phải nộp nhà nươc 314 16 180.056.164.373 242.917.140.667 Phải trả công nhân viên 315 36.336.932.140 72.644.756.270 Chi phí phải trả 316 17 122.981.748.223 78.376.658.967 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 318 7.364.680.088 10.432.220.698 Các khỏan ứng trước của các cổ đông - 86.757.990.600 Các khoản phải trả khác 319 18 155.990.679.947 52.599.721.460 Dự phòng bảo hành 320 19 17.733.690.720 22.833.740.513 Vay và nợ dài hạn 330 4.928.933.811 66.545.631.891 Nợ dài hạn khác 333 2.895.195.181 10.984.589.993 Vay dài hạn 334 146.775.542 54.500.667.513 Dự phòng trợ cấp thôi việc 336 19 772.562.582 614.494.465 Dự phòng cho bảo lãnh ngân hàng cho sinh viên vay 337 19 1.114.400.506 445.879.920 VỐN CHỦ SỞ HỬU 400 2.959.481.928.314 2.262.014.652.095 Vốn chủ sở hữu 410 2.433.246.607.770 1.979.408.622.819 Vốn cổ phần 411 20 1.411.620.740.000 923.525.790.000 Thặng dư vốn 412 54.851.281.360 524.865.861.360 Cỗ phiếu quỹ 414 20 (1.831.500.000) (176.000.000) Quỹ dư trữ chênh lệch TGHĐ chuyển đổi báo cáo tài chính 416 21 3.164.755.291 (1.024.332.674) Quỹ đầu tư và phát triển 417 103.009.261 103.009.261 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 418 107.565.521.411 60.270.389.599 Lợi nhuận chưa phân phối 420 798.009.159.145 431.916.797.566 Quỹ phúc lợi và khen thưởng 431 57.013.641.302 37.177.107.707 Nguồn kinh phí sự nghiệp 432 2.750.000.000 2.750.000.000 Lợi ích cổ đông thiều số 439 526.235.320.544 282.606.329.276 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 6.124.834.156.874 5.356.052.345.062 Bảng 3 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất 2008 của FPT NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của thuế đối với cấu trúc vốn.doc
Luận văn liên quan