Tiểu luận Tác động của thuế xuất khẩu tại Việt Nam

Trong những năm qua, chính sách thuế xuất khẩu của Việt Nam đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Nhờ đó, chính sách thuế xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thực hiện chủ trư ơng tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dần trở thành công cụ quản lý vĩ mô, khuyển khích đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu phù hợp với chính sách mở cử a, ch ính s ách phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong tình hình mới. Do đó trong tương lai, để tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì việc hoàn thiện thuế xuất khẩu là yếu tố quan trọng Đề tài nghiên cứu đã phân tích sơ bộ những tác động của thuế xuất khẩu tại Việt Nam trong những năm vừ a qua và dự đoán cho những năm tiếp theo. Qua đó có thể thấy được những mặt hạn chế còn tồn tại trong chính sách thuế xuất khẩu Việt Nam và từ đó, đề tài cũng đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống thuế xuất khẩu tại Việt Nam để có thể đạt các mục tiêu điều hành của chính phủ. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức của người làm đề tài còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi các thiếu sót cần được sự đóng góp của thầy, các bạn và bổ sung ở các bài nghiên cứ u sau.

pdf31 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của thuế xuất khẩu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nộp thuế là người thực hiện hoạt động xuất khẩu còn người chịu thuế là n gười t iêu dùng cuối cùng, buộc các nhà sản xuấ t và nhập khẩu hàng hóa phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp . Thứ hai: Thuế xuất khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một va i trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản ký chặt c hẽ của nhà nước. Thuế xuất kh ẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê kh ai, ki ểm tra, tính thuế đối với hàn g hóa xuất khâu. Việc đánh thuế xuất khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa xuất khẩu. Giá trị hàng hóa được xác định làm căn cứ tính thuế xu ất k hẩu là giá trị Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 7 cuối cùng của hàng hóa t ại cửa xuất. Giá trị tính thuế xuất khẩu phải phản ánh khách quan, trung thự c giá trị giao dịch thực tế của hàng hóa xuất khẩu. Thứ ba: Thuế xuất khẩu chịu ả nh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hư ớng thương mại quốc tế… Thuế xuất khẩu điều chỉnh h oạt độn g xuất khẩu hàng hóa của một quố c gia. Sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mạ i quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực t iếp tới hàng hóa xu ất khẩu của các quốc gia, nhất l à trong xu t hế t ự do hóa thương mại, mở cửa v à hội nhập kinh tế như hiện nay. Từ đó, các yếu tố quốc t ế sẽ ảnh hưởng hưởng trực tiếp t ới chính sách Thuế xuất khẩu từng quốc gia. Để đạt được những mục tiêu đặt ra đòi hỏi chính sách Thuế xuất khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tùy theo sự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, ngoài ra chính sách Thuế xuất khẩu còn đảm bảo phù hợp với hiệp định cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia ký kết tham gi a. 1.1.3 Nguyên tắc thiết lập Thuế xuất kh ẩu Khi thiết lập Thuế xuất khẩu nhập khẩu cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 1.1.3.1 Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào hàng hóa thực sự xuất khẩu Là công cụ quản lý của nhà nước đố i với hoạt động ngoại thương, nhưng cũng phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa trong quan hệ thương mại q uốc tế theo khuôn khổ qui định của pháp luật, Thuế xuất khẩu chỉ điều chỉnh vào hàng hóa thực sự xuất khẩu. Hàng hóa thực sự xuất khẩu là hàng hóa được s ản xuất t rong nước và ti êu dùng ở nước ngoài. Vì vậy cá c nư ớc thường không đánh Thuế xuất khẩu vào hàng hóa quá cảnh, mượn đư ờng qua cửa khẩu, bi ên giới quốc gia, hàng hóa đưc từ nước ngoài vào khu chế xuất, từ khu chế xuất ra nư ớc ngoài; hàng hóa từ nước ngoài vào kho bảo thuế, hoặc qui định các trường hợp miễn thuế, hoàn Thuế xuất khẩu cho hàng hóa không thực sự xuất khẩu n hư hàng tái xuất, tái nhập… Phải phân biệt biệt theo khu vực thị trường, các cam kết song phương đa phương 1.1.3.2 Thuế xuất khẩu điều chỉnh h oạt độn g xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia. Để tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa t rong qu an hệ thương mại quốc tế , các nước có t hể đặt r a cá c quy t ắc nhất định đối với hàng hóa xuất khẩu và v iệc Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 8 đánh thuế vào những hàng hóa này. Đặc biệt trong điều kiện tự do hóa t hương mại như hiện nay, các quốc gia cùng chung lợi ích c ó thể ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương thực hi ên ưu đ ãi đối với hàng hóa xuất khẩu. Các q uốc gia khi tham gia ký kết hiệp định phải từ bỏ tí nh chủ quyền t rong đánh Thuế xuất khẩu, mà phải tuân thủ các hiệp định t huế đã được ký kết. Vì vậy , các q uốc gia khi thiết lập chính sách Thuế xuất khẩu phải đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách Thuế xuất khẩu với các t hông lệ thương mại và và cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia đã ký kết tham gia. 1.1.3.3 Phải căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng loại hàng hóa và khu vực thị t rường để thiết lập biểu thuế phù h ợp. M ột trong những mục tiêu khi xây dựn g chính sách Thuế xuất khẩu mà các qu ốc gia hướng tới là bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng q uốc gia mà mục tiêu trên có thể nhấn mạnh hoặc giảm bớt. Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại của các mặt hàng sản xuất tron g nước, chính sách Thuế xuất khẩu sẽ xây dựng biểu thuế cho phù hợp. 1.2 Tác dụng của Thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới xuất phát từ các lý do sau: - Thuế xuất khẩu là công cụ quan trọng của nhà nư ớc để kiểm soát hoạt động ngoại thư ơng . - Hoạt động ngoại t hương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nội đị a. Nó mang lại cho đất nước nguồn lợi lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hóa, góp phần giải quyết các vấn đề k inh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương mở rộng, nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến các t ác hại đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị với nước ngoài; phong tục, tập quán lối sống của quốc gia bị ảnh hưởng… Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng Thuế xuất khẩu nh ư một công cụ quan trọng để kiểm soát hoạ t động ngoại t hươn g, quản lý các mặt hàng xuất khẩu; khuyến k hích xuất khẩu những hàng hóa có lợi và hạn chế xuất khẩu những hàng hóa có hại cho quá trình phát t riển kin h tế xã hội của đất nước. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 9 - Thuế xuất khẩu là công cụ bảo h ộ sản xuất trong nước. - Hoạt động ngoại thương p hát triển có thể gây r a những tác động t iêu cực đối với sản xuất nội địa, đặc biệt đối với những nền k inh tế chậm ph át triển chưa đủ sứ c cạnh tranh với kinh t ế nước ngoài. Vì vậy, ở các quố c gia kinh tế chậm phát triển, Thuế xuất khẩu là một trong những công cụ của nhà nước để bảo hộ sản xuất tr ong nước. Để khuyến k hích xuất khẩu hàng hóa, tă ng cường khả năng t rên thị trường quốc tế, các quốc gia thường không đ ánh Thuế xuất khẩu ho ặc thu t huế rất thấp với mục tiêu quản lý là chủ yếu. - Thuế xuất khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước. Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính lại eo hẹp. Do đó đối với các nước đang phát triển, nục tiêu động viên số thu cho ngân sách nhà nư ớc của Thuế xuất khẩu được coi trọng. Để đạt mục tiêu này , các quốc gia thường mở rộng hoạt động ngoại thương đánh Thuế xuất khẩu vào những hàng hóa mà t rên thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với các mức thuế xuất động viên hợp lý. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 2.1 Khái quát Thuế xuất khẩu Việt Nam 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Thuế xuất khẩu tại Vi ệt Nam Thuế xuất khẩu được nhà nước t a ban hành vào năm 1951, thời điểm này Thuế xuất khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho t ất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Các quy định về thuế xuất khẩu được thể hiện rõ trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 29-12-1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất nhập khẩu Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn t uân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế xuất nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (t hị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát s inh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách... Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26-11- 1991. M ục đích của Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 11 nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử . Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập s âu với nền kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc t ế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa X I đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng. Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch. 2.1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu hi ện h ành ở Việt Nam. Các v ăn bản pháp luật chính về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành bao gồm: - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005. - Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 qui định về việc xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xu ất k hẩu nhập khẩu. - Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thông tư số 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục m ặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012) 2.1.3 Đối tượng chịu thuế Đối tượn g chịu Thuế xuất khẩu là tất cả các hàng hóa được phép xuất khẩu theo qui định hiện hành bao gồm: - Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu hoặc qua biên giới Việt Nam. - Các h àng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu. Như vậy, đối tượng chịu Thuế xuất khẩu phải thỏa mãn hai điều kiện: - Là hàng hóa được cơ quan chức năng củ a nhà nước cho phép xuất khẩu. - Những hàng hóa này thực tế có xuất kh ẩu. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 12 2.1.4 Đối tượng nộp thuế Các tổ chức cá nhân có hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm: - Chủ hàng hóa xuất khẩu. - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu. - Các n hân có hàng hóa xu ất k hẩu khi xuất cảnh hoặc gửi hàng hóa q ua biên giới Việt Nam. 2.1.5 Đối tượng được ủy quyền, bão l ãnh, nộp thay thuế - Đại lý làm thủ tục Hải quan. - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay cho khách hàng. - Tổ chức tín dụng thực hiện bão lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế. 2.1.6 Căn cứ tính Thuế xuất khẩu, phương pháp tính và đồng tiền nộp thuế xuất khẩu Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Q uốc H ội khóa 11 thì căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế được xác định như sau:  Căn cứ tính thuế xuất khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.  Phương pháp tính thuế được quy định như sau: - Số thuế xuất khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng t hực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính t huế. - Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế.  Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam ; trong trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại t ệ tự do chuyển đổi. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 13 2.1.7 Giá tính thuế - Đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá: giá bán cho khách hàng t ại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận t ải (F). Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dung chủ y ếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá. - Đối với hàng hoá xuất khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế xuất khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định. 2.1.8 Thuế suất Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế Thuế xuất khẩu. 2.1.9 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu Đối với hàng hoá xuất khẩu là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan. 2.1.10 Giảm thuế Hàng hóa xuất khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. 2.1.11 Hoàn thuế Đối tượng nộp thuế được hoàn thuế xuất khẩu trong các trường hợp sau đây - Hàng hóa xuất khẩu đã nộp Thuế xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu. - Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng thực t ế xuất khẩu ít hơn. - Hàng tạm xuất, tái nhập đã nộp Thuế xuất khẩu, trừ trường hợp được miễn thuế quy định t ại khoản 1, Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 45/2005/QH11. - Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 14 - Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai thuế, tính thuế thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu có sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn. 2.2 Thực trạng thuế xuất khẩu Việt Nam và tác động của thuế xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu hiện nay 2.2.1 Thuế xuất khẩu Việt Nam giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho đến nay, cơ chế thuế xuất khẩu đã cơ bản thống nhất về ưu đãi thuế giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước t ạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp; thống nhất các quy định về ưu đãi thuế tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do đó đã giảm bớt tính phức tạp trong việc hiểu và áp dụng chính sách ưu đãi thuế xuất khẩu đối với các doanh nghiệp. Những điểm đáng chú ý khác là việc Việt Nam đã bổ sung thêm phương pháp tính thuế tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hoá . Thậm chí, Việt Nam cũng phải có những quy định mới về các mức thuế mới để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá, có một số sửa đổi nhằm khuyến khích tối đa xuất khẩu, hạn chế s ơ hở để trốn thuế, nợ thuế như tăng thời hạn nộp thuế từ 15 ngày lên 30 ngày cho hàng xuất khẩu, thống nhất việc miễn t huế cho đầu tư trong và ngoài nước. Không chỉ có vậy, các thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu cũng được thay đổi với nội dung quan trọng nhất là việc định giá hải quan phải dựa trên giá cả ghi trong hợp đồng ngoại thương theo đúng tinh thần quy định trong Hiệp định Định giá hải quan (ACV). Đây chính là sự cáo chung cho một thời gian dài áp dụng giá tính thuế tối thiểu trong biểu thuế xuất khẩu. Về việc thay đổi cơ chế tổ chức thu thuế xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự khai, tự tính và nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan nơi có hàng hoá xuất khẩu, đồng thời tự nộp thuế vào NSNN điều này làm t ăng tính tự giác của cả doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, rút ngắn thủ tục hành chính, tạo nên một khung pháp lý minh bạch và thuận tiện hơn đối với hoạt động xuất khẩu. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 15 Tuy nhiên, Về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, để có biện pháp quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trốn thuế; chưa có quy định về việc phối hợp giữa Hải quan và Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, để phục vụ công tác xác định giá trị tính thuế. 2.2.2 Những thay đổi về thuế xuất khẩu khi Vi ệt Nam gia nhập WTO WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về t huế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên (chủ yếu là các nước phát triển) yêu cầu cắt giảm tất cả Thuế xuất khẩu, đặc biệt đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập. Theo đó, Việt Nam cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với nhóm hàng là phế liệu kim loại. Cụ thể là giảm Thuế xuất khẩu của phế liệu sắt thép từ 35% xuống 17% trong vòng 5 năm, giảm thuế phế liêu kim loại màu như đồng, nhôm, chì...từ 40%, 45% xuống 22% trong vòng 5 năm và không cam kết ràng buộc về Thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khác. Để thực hiện cam kết với Tổ chức H ải quan t hế giới trong việc thực hiện Danh m ục hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức hải quan Thế giới năm 2012 (gọi tắt là HS 2012), cam kết với các nước ASEAN về việc thực hiện Danh mục Biểu thuế quan hài hoà ASEAN năm 2012 (gọi tắt là AHTN 2012), thực hiện cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu ưu đãi theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ 1/1/2012, ngày 14/11/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012). Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 theo đúng cam kết quốc tế. Biểu thuế năm 2012 có nhiều điểm thay đổi so với Biểu thuế năm 2011 cả về danh mục hàng hóa (tên hàng hóa, mã số hàng hóa) và mức thuế suất. Điểm thay đổi lớn nhất của danh mục Biểu thuế năm 2012 là mã số hàng hóa theo 8 chữ số (trước đây là 10 chữ số) dẫn đến số lượng dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đã tăng 1.258 dòng so với danh mục hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa của các nước A SEAN năm 2007 và tăng 336 dòng thuế so với danh mục biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành của Việt Nam, làm thay đổi thuế suất của hơn 1.000 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và t hay đổi thuế suất của hơn 40 dòng Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 16 thuế của Biểu thuế xuất khẩu. Ngoài ra, kết cấu của Biểu thuế năm 2012 cũng khác so với Biểu thuế năm 2011 là có thêm chương 98 ngoài 97 chương theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (đã được ban hành tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011), để qui định mức thuế suất riêng cho một số mặt hàng, nhóm mặt hàng đặc thù. Danh mục Biểu thuế xuất khẩu gồm 87 nhóm mặt hàng, chủ yếu là những mặt hàng tài nguyên khoáng sản, như: quặng, đá, cát; mặt hàng kim loại, phế liệu kim loại, như vàng, sắt, đồng và một số mặt hàng không khuy ến khích xuất khẩu khác. Đa số các mặt hàng đều được giữ nguyên mức thuế s uất Thuế xuất khẩu hiện hành qui định tại Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 và được cập nhật các mặt hàng mới bổ sung hoặc sửa đổi thuế suất trong năm 2011. Đồng thời, để thực hiện cam kết WTO năm 2012 về giảm Thuế xuất khẩu và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp trong thời gian qua, các mức thuế suất Thuế xuất khẩu được điều chỉnh cụ thể như sau: Thực hiện cắt giảm thuế suất Thuế xuất khẩu của 24 nhóm mặt hàng “phế liệu và mảnh vụn của kim loại” theo cam kết WTO năm 2012. Theo đó, mức thuế suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng phế liệu và mảnh vụn kim loại đã được điều chỉnh giảm từ mức 29% và 22% xuống theo đúng mức cam kết WTO năm 2012 tương ứng là 22% và 17%. Giảm Thuế xuất khẩu của mặt hàng “đá vôi trắng đã qua chế biến” từ 17% xuống 14% để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Đối với một số mặt hàng vàng (thuộc nhóm 71.08), đồ kim hoàn bằng vàng (thuộc nhóm 71.13), đồ kỹ nghệ bằng vàng (thuộc nhóm 71.14) và các sản phẩm khác bằng vàng (thuộc nhóm 71.15) được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%: Việt Nam không chỉ đứng trước sức ép cắt giảm các dòng thuế, mà còn ở việc sửa đổi, bổ sung các quy định khung về Thuế xuất khẩu. Những quy định bị coi nhược điểm và không phù hợp với thông lệ quốc tế như thuế suất, giá tính thuế, thời hạn nộp thuế, quy trình nộp thuế, xử lý vi phạm,... là những vấn đề đòi hỏi giải quyết cấp bách. 2.2.3 Những kết quả đạt được Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 17 Trong những năm qua, chính sách Thuế xuất khẩu của Việt Nam đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước t a. Nhờ đó, chính sách Thuế xuất khẩu đã góp phần t húc đẩy hoạt động xuất khẩu, thực hiện chủ trương tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dần trở thành công cụ quản lý vĩ mô, khuyển khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phù hợp với chính sách mở cửa, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong tình hình mới và đảm bảo việc thực hiện các cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Kết quả trong 5 năm từ 2006 - 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhìn chung, diễn biến theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 39,8 tỉ USD tăng 22,7%; năm 2007 đạt 48,57 tỉ USD tăng 23%; năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,5%; năm 2009 đạt 57 tỉ USD; năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% (gấp 3 lần mục tiêu đề ra) và kết thúc năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... bị ảnh hưởng nặng nề, thì kim ngạch xuất khẩu đạt được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận. Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 -20 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu (%) (Nguồn: TCHQ Việt Nam) Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 18 Thêm vào đó, xuất khẩu không chỉ tăng về lượng mà cơ cấu mặt hàng cũng có những khởi sắc theo hướng tiến bộ, tuy mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, như dầu thô, dệt may, giày dép, các mặt hàng máy tính, điện tử, điện lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, ba lô túi xách, đồ gỗ, dây điện và cáp điện... cũng có xu hướng tăng dần về giá trị và tỷ trọng. Thị trường t iêu thụ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng và vươn tới những thị trường được coi là khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu không chỉ t ăng ở các thị trường truyền thống mà đã thâm nhập ngày càng mạnh hơn vào các thị trường mới như Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á và giá các mặt hàng cũng tăng dần. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2011 đạt 96,71 tỷ USD, tăng 36% so với kết quả thực hiện của năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 47,87 tỷ USD, tăng 40,3% và chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 49,03 tỷ USD trong năm 2011, tăng 28,7% và nhập khẩu là 57,91 tỷ USD, tăng 21%. Tác động của chính sách thuế xuất khẩu mặt hàng than đá. Khi chưa có xuất khẩu giá than trong nước rẻ hơn giá than thế giới. Sau khi được phép xuất khẩu giá trong nước sẽ tăng lên bằng giá thế giới. Không người bán nào chấp nhận giá bán thấp hơn giá t hế giới. Và không người mua nào trả giá cao hơn giá thế giới. Với giá trong nước bằng giá thế giới. Lượng cung trong nước khác với lượng cầu trong nước. Đường cung chỉ ra lượng cung than mà người bán ở Việt Nam sẵn sàng cung ứng. Đường cầu chỉ ra lượng cầu than của người mua ở Việt Nam. Vì lượng cung trong nước lớn hơn lượng cầu trong nước nên Việt Nam bán than sang các nước khác. Mặt dù lượng cung và lượng cầu trong nước khác nhau. Nhưng thị trường than vẫn cân bằng vì giờ đây còn có những người tham gia thị trường khác là phần còn lại của thế giới. Người t a có thể xem đường nằm ngang tại mức giá thế giới là đường biểu thị về đường cầu than của phần còn lại của thế giới. Lúc này các nhà sản xuất than trong nước được lợi vì bán được giá cao hơn. Còn người tiêu dùng phải trả một mức giá cao bằng giá thế giới. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 19 Lúc này khi nhà nước đánh Thuế xuất khẩu giá của người mua phải trả bằng giá t hế giới trừ đi t huế ( Pw-t). Và người bán cũng chỉ bán được tại giá Pw-t. Nhờ thuế của chính phủ sẽ làm cho t ăng thặng dư của người tiêu dùng, giảm thặng dư người sản xuất, bản thân chính phủ thu được một lượng thuế. M ặc dù có tổn thất xã hội, chính phủ vẫn thực hiện để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và đảm bảo tăng thu ngân sách. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 20 Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn, than cũng là nguồn năng lượng chủ yếu của đất nước. Hiện tại, than đang chiếm khoảng 70% t ỉ trọng tiêu thụ nguồn năng lượng không thể tái tạo và hữu hạn của nước ta và trong tương lai than vẫn là một trong những ngành sản xuất trụ cột của nền công nghiệp Việt Nam. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các s ản phẩm thép và k im loại (than cốc). Ngành than đóng vai trò là ngành kinh t ế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác, đặc biệt là điện, thép và kim loại, phân bón, giấy, xi-măng và các loại chất đốt hóa lỏng – những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất, do đó nguồn cầu về than trên thị trường hiện đang rất lớn. Theo Vinacomin, dự kiến số lượng than nhập khẩu từ nay đến năm 2012 vào khoảng 10 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2020, Tập đoàn sẽ nhập về khoảng 100 triệu tấn mỗi năm. Các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và xi măng cũng sẽ được nhập về để phục vụ nhu cầu trong nước. Nhu cầu dùng điện của hai ngành này cũng đã tăng thêm tới 27,5% so với năm 2009. Trong đó, sản xuất thép tiêu thụ 4,67 tỉ KWh, chiếm tỉ lệ 5,52%; sản xuất xi măng tiêu thụ 5,52 tỉ KWh, chiếm 6,5% sản lượng điện cả nước. Việc sản xuất thép còn tiêu t hụ một lượng than cốc (loại than có giá trị kinh t ế cao) rất lớn. Năm 2010, giá điện bình quân bán cho hai ngành này chỉ 909 đồng/KWh, thấp hơn 50 đồng so với giá bình quân chung là 1.060 đồng/KWh và còn… thấp hơn cả giá thành khiến ngành điện thiệt hại tới hàng trăm tỉ đồng. Do tiềm năng thủy điện đã khai thác gần hết, nguồn khí đốt thiên nhiên có thể khai thác không nhiều, nên vấn đề phát triển nguồn điện trong những năm tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Do vậy, cần hạn chế, hoặc ngưng xuất khẩu than để Việt Nam bớt phụ thuộc nguồn năng lượng nhập khẩu trong tương lai. Do than là khoáng sản không thể phục hồi được, do đó việc khai t hác phụ thuộc vào trữ lưỡng của đất nước. Từ năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đ ầu tư đã cảnh báo nếu không có biện pháp hạn chế t hì nguồn t ài nguy ên quan trọng này sẽ sớm bị cạn kiệt, ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế. Mặc dù có sự cảnh bảo của bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo thông tư số 25/2009/TT-BTC Bộ Tài Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 21 chính, thuế xuất khẩu các mặt hàng than như than đá, than bùn nhiên liệu rắn tương tự được sản xuất từ than đá…được giảm thuế xuất từ 20% xuống còn 10%. Sau một thời gian trì hoãn, Bộ Tài chính quyết định tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm than lên 20%, thay cho mức 15%, trước nguy cơ thiếu than phục vụ nhu cầu trong nước. Theo quy ết định của Bộ Tài chính, từ ngày 11/9/2011, các loại than đá, than bánh, than quả bàng, nhiên liệu rắn tương tự s ản xuất từ than đá, than cốc, than luyện... đều phải chịu thuế xuất khẩu 20%. Hai quý năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 7,3 triệu tấn than, thu về 649,9 triệu USD, giảm 17,21% về lượng và giảm 22,77% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường xuất khẩu than đá 6 tháng 2012 ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD) Thị trường KNXK 6T/2012 KNXK 6T/2011 % so với cùng kỳ Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tổng KN 7.381.630 649.908.855 8.916.048 841.507.608 -17,21 -22,77 Trung Quốc 5.784.386 419.618.464 6.907.298 522.968.629 -16,26 -19,76 Hàn Quốc 587.767 60.330.073 828.457 75.256.853 -29,05 -19,83 Nhật Bản 550.512 92.473.975 745.787 145.298.012 -26,18 -36,36 Thái Lan 88.279 12.310.940 95.560 21.289.029 -7,62 -42,17 Ấn Độ 81.370 19.255.405 68.730 22.415.335 18,39 -14,10 M alaixia 58.704 9.731.456 84.911 18.407.605 -30,86 -47,13 Lào 48.487 6.296.901 37.539 4.755.777 29,16 32,41 Indonesia 39.448 5.867.373 13.137 2.875.578 200,28 04,04 (Nguồn: TCHQ Việt Nam) Nguy ên nhân sản lượng than xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh là do thị trường than hiện nay đang phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt do khủng hoảng, suy giảm kinh t ế toàn cầu, giá cả thị trường giảm mạnh, nhiều nước giảm t huế xuất khẩu than xuống để cạnh tranh nên để đảm bảo cho Tập đoàn xuất khẩu được than, Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 22 ổn định sản xuất và v iệc làm cho thợ mỏ, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách. đầu tháng 5/2012, TKV cũng có văn bản “xin” Chính phủ giảm thuế xuất khẩu than về 0% từ mức 20%. Tuy nhiên, mong muốn của TK V không được Chính phủ đồng ý. Trong lần “ xin” lần thứ hai, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm thuế xuất khẩu than đá năm 2012 xuống mức 10%. Hiện nay, các nước có thuế xuất khẩu than hợp lý đã t ạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước này tiêu thụ được than, góp phần ổn định kinh tế xã hội. Cụ thể, Indonesia hàng năm sản xuất khoảng 340 triệu t ấn, xuất khẩu khoảng 280 triệu t ấn thì thuế xuất khẩu là 0%, A ustralia có sản lượng tương đương Indonesia cũng áp dụng thuế xuất khẩu 0.Trung Quốc là nước sản xuất trên 3 tỷ tấn/năm, vừa xuất khẩu và nhập khẩu than hàng trăm triệu tấn/năm, nhưng thuế xuất khẩu t han cũng chỉ có 10%, Mông Cổ áp dụng thuế xuất khẩu than tùy theo chủng loại chất lượng cao thì thuế suất cao hơn nhưng tối đa không quá 7 Trong khi đó, Việt Nam áp dụng thuế suất 20% cho nên trong lúc này doanh nghiệp Việt Nam không thể bán được t han. Nếu tính các khoản thuế đối với than xuất khẩu của Việt Nam, ngoài thuế xuất khẩu 20% thì t huế giá trị gia tăng đầu vào than xuất khẩu không khấu trừ 10%, các thuế phí khác khoảng 10% (gồm thuế t ài nguyên bình quân 6%, phí môi trường 10.000 đồng/tấn, chi phí môi trường, thăm dò,…), tổng số khoảng 40%. Như vậy, sau khi xuất khẩu ngành than chỉ còn 60% để cân đối chi phí sản xuất (gồm khấu hao khoảng 10%, tiền lương công nhân mỏ khoảng 18%, mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực và các chi phí khác khoảng 32%,... Sau khi trừ thuế xuất khẩu, Vinacomin không bù đắp được chi phí cho nên không thể xuất khẩu được, khi đó, Nhà nước cũng không thu được thuế vì không có sản lượng than xuất khẩu để tính thuế. Trong khi t han không xuất khẩu được, Vinacomin bị lỗ trên 8.000 tỷ đồng do phải bán than cho sản xuất điện dưới giá thành sản xuất. Mặc dù giá than bán cho sản xuất điện đã được tăng 10-11,5% từ ngày 1/7 (theo quy định tại Thông tư 17/2010/TT-BCT ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương), song tổng giá than mới Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 23 chỉ t ăng được gần 300 tỷ đồng, trong khi tổng số giá than bán cho điện thấp hơn giá thành là 8.500 tỷ đồng. Với khoản tiền trên 8.000 tỷ đồng, Vinacomin hiện nay chưa có nguồn nào để bù đắp. Hiện nay, do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nên Vinacomin đã t ạm thời cắt giảm nhiều khoản chi phí từ 15-20%, tạm thời lùi lại đất bóc đến năm s au mới thực hiện trên 15% so với yêu cầu kỹ thuật-công nghệ mỏ, chi phí hạ t ầng, môi trường và thậm chi t iền lương công nhân mỏ (trừ thợ lò) đã phải giảm hai lần trên 10%. Đại diện Vinacomin cho hay: “Như vậy, cả hai nội dung điều chỉnh giá than để bù đắp chi phí và tăng sản lượng xuất khẩu tương ứng than trong nước tiêu thụ giảm để ổn định việc làm cho thợ mỏ đều chưa thực hiện được theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí than xuất khẩu theo kế hoạch cũng không thể đạt được nếu giữ thuế xuất khẩu như hiện nay.” Nếu không xuất khẩu được than, trong khi vẫn phải bù cho điện trên 8.000 tỷ đồng/năm,Vinacomin không có điều kiện duy trì sản xuất và xây dựng mỏ mới nhằm đảm bảo sản lượng theo quy hoạch ngành than, đảm bảo nhu cầu than tăng cao cho nền kinh tế từ các năm 2014-2015; việc làm và thu nhập của thợ mỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (trên 10 vạn công nhân viên sản xuất than và khoảng bốn lần số đó những người trong gia đình thợ mỏ và các ngành nghề phục vụ trên vùng mỏ); nộp ngân sách trung ương và địa phương bị giảm sút nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo cho việc xuất khẩu được than, ổn định sản xuất, việc làm cho công nhân vùng mỏ, cũng như tạo nguồn thu cho ngân sách, Vinacomin kiến nghị Chính phủ xem xét sớm điều chính giảm t huế xuất khẩu than đá năm 2012 xuống mức 10%. Hơn nữa, dù thuế xuất khẩu có giảm xuống 10%, Vinacomin có cố gắng phấn đấu cũng khó đạt được K ế hoạch xuất khẩu năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duy ệt (14,5 triệu tấn), chứ chưa nói đến bù được phần giảm năm triệu tấn do các hộ trong nước giảm sản xuất không mua than theo hợp đồng đã ký (vì thời gian còn năm tháng, mà sản lượng còn lại theo kế hoạch trên 50%). Vì vậy, việc giảm thuế xuất khẩu than sớm trong lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho ngành than của đất nước và an sinh xã hội trên địa bàn. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 24 2.3 Những hạn chế của thuế xuất khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập Trong quá trình hội nhập nền kinh tế t oàn cầu, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, kịp thời, có năng lực dự báo và phân tích t ình hình, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. - Thuế xuất khẩu ở nước ta vừ a đánh theo tính chất hàng hóa, vừa đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý để cho các đối tượng làm ăn bất chính triệt để lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau: giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập, vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế. Chẳng hạn, cùng một loại hàng hóa nhưng lúc xuất khẩu chỉ cần khai báo sai lệch đặc tính của chúng là có thể được hưởng mức thuế suất có lợi hơn hoặc chỉ cần khai đặc tính của loại hàng hóa có thuế suất thấp, nhưng sau khi xuất khẩu sẽ cải tạo, thay đổi kết cấu thành loại hàng hóa có trị giá t hương mại cao hơn. Do vậy, cần tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất. - Thông tin về giá tham khảo tính thuế còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật kịp thời và thuế suất thuế xuất khẩu áp dụng theo biểu thuế, trong đó, các dòng hàng chủ yếu áp dụng mức thuế suất 0%, một s ố nguy ên liệu chưa qua chế biến mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu thì áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ngoài mức thuế suất 0%. Trong điều kiện Việt Nam thời gian qua, việc duy trì các mức thuế suất thuế xuất khẩu ngoài mức 0% là hoàn toàn cần thiết, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời góp phần quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên t hị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng, đặc biệt khi đã là t hành viên chính thức của WTO, các quy Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 25 định về trợ cấp xuất khẩu vi phạm nguyên tắc của WTO phải bãi bỏ thì việc duy trì hàng rào Thuế xuất khẩu sẽ không đưa lại nguồn thu bao nhiêu cho NSNN, mà lại không khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Thông lệ các nước thường không đánh thuế xuất khẩu, chỉ đánh thuế nhập khẩu. Vì vậy, quy định này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. - Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành hàng cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng nhưng trước mắt chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Việt N am vẫn chưa chú trọng bảo vệ những ngành có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Hàng rào bảo hộ hiện nay chỉ chú trọng trong các ngành công nghiệp. Điều này gây bất lợi khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, khi hàng rào thuế quan dần dần bị xóa bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập, trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiếm lĩnh thị trường. - Vấn đề cho nợ thuế kéo dài, cơ chế quản lý hàng tạm xuất tái nhập, hoàn thuế VAT cùng với thủ tục thành lập, giải thể công ty lỏng lẻo... là những sơ hở để các đối tượng xấu triệt để khai thác trốn thuế. Đặc biệt lợi dụng chính sách ân hạn thời gian nộp thuế nhưng không có chế tài ràng buộc đã làm cho danh sách chây ỳ, chiếm đoạt tiền thuế xuất khẩu ngày một dài thêm. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 26 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu Việt Nam Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện chính sách Thuế xuất khẩu cần phải thực hiện theo những mục tiêu, phương hướng sau: Chính sách thuế xuất khẩu phải là công cụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trở thành công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong t hương mại khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi bảo hộ có chọn lọc, hợp lý chứ không tràn lan, chung chung như trước đây. Chính sách thuế xuất khẩu cần bảo hộ có điều kiện sản xuất trong nước, nhưng không cản trở cho mở rộng buôn bán, đầu tư giữa nước t a với các nước A SEAN, và các nước trong WTO. Chính sách Thuế xuất khẩu phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Chính sách Thuế xuất khẩu phải t ạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời bảo đảm quản lý tốt hoạt động xuất khẩu và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động xuất khẩu phù hợp với cải cách toàn diện hệ thống thuế nước ta hiện nay. Để phù hợp với nội dung này, cần bổ sung những quy định về giá tính thuế, kê khai, nộp thuế, thời hạn nộp thuế một cách rõ ràng, chặt chẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng xác định được nghĩa vụ thuế của mình và thực hiện nộp thuế đầy đủ nghiêm t úc t heo đúng luật định. Đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức, quản lý thực hiện chính sách thuế, giảm thiểu những phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Hoàn thiện chính sách Thuế xuất khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới thì đòi hỏi chính sách thuế đó phải phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế, thông lệ quốc tế chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 27 Đồng thời, để tăng cường các công cụ pháp lý bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại hiện nay, thuế xuất khẩu cần được bổ sung những quy định về các mức thuế suất tạm thời áp dụng trong các trường hợp nước nào đó sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, hoặc có những phân biệt đối sử trong buôn bán với Việt Nam. 3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách Thuế xuất khẩu Việt Nam Từ những mục tiêu, phương hướng cơ bản nêu trên, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu cần phải tập trung vào cả nội dung, tổ chức thực hiện và áp dụng đồng bộ các loại thuế khác. Thứ nhất, trong việc cải cách chính sách, thể chế đối với Thuế xuất khẩu cần tập trung vào các vấn đề Sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu nhằm khuy ến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp. Chính phủ nên bỏ thuế xuất khẩu sẽ hỗ trợ cho hàng hoá Việt Nam khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Mặc dù bỏ thuế xuất khẩu sẽ giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhưng bù lại Chính phủ sẽ thu được các khoản thuế khác do phát triển sản xuất và mở rộng xuất khẩu. Hoặc ít ra thì Chính phủ cũng nên thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế. Nếu có đánh thuế xuất khẩu thì chỉ nên đánh thuế đối với các sản phẩm thật cần thiết, thuế có khả năng hạn chế hoặc có khả năng thu được như: những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phẩm có thị trường ổn định. Trước m ắt xin bỏ thuế xuất khẩu đối với nhóm mặt hàng hải sản để hỗ trợ thêm trong xuất khẩu và khuyến khích phát triển ngành nghề khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản, tăng kim ngạch xuất khẩu. Thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa Sửa đổi quy định về phương pháp tính t huế (bao gồm cả phương pháp t ính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối) Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 28 Thực hiện đúng lộ trình điều chỉnh các mức thuế xuất khẩu theo các Hiệp định mà Việt Nam là thành viên tham gia. Thứ hai, cần thay đổi cơ chế tổ chức thu thuế xuất khẩu Tiếp tục duy trì các ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế đối với phần lớn các đối tượng chịu thuế sao cho các doanh nghiệp về cơ bản được hưởng ưu đãi không kém thuận lợi hơn so với trước đây. Việc này củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Với phương châm khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu, bảo hộ hợp lý có điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước phù hợp với t iến trình hội nhập, Luật thuế xuất khẩu cần thay đổi cơ chế tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu Theo đánh giá của UNCTAD, một trong những yếu tố gây cản trở lớn nhất và làm giảm đi tính hấp dẫn đối với đầu tư là tính kém m inh bạch trong chính sách và việc các doanh nghiệp phải mất quá nhiều thời gian trong giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính. Vấn đề này thuộc nhóm các rào cản vô hình và tạo ra những chi phí cơ hội và những chi phí không đoán trước được đối với doanh nghiệp. Với quan điểm tăng cường tính minh bạch, cụ thể hoá các quy định về thủ tục trong việc kê khai, nộp thuế, miễn giảm thuế cũng như có các chế tài xử lý hành chính thuế rõ ràng, việc sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất khẩu cần cải thiện được nhược điểm trên, do đó, sẽ góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa. Hài hoà các quy định về xuất khẩu với chuẩn mực quốc tế như về giá tính thuế, khiếu nại và quyền khiếu nại, thuế chống bán phá giá v.v… Tạo nên một môi trường đầu tư thông t hoáng và hấp dẫn luôn là một mục tiêu mà Chính phủ hướng tới với nỗ lực rất cao. Cải thiện môi trường đầu tư sẽ khuyến khích được các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung cho đầu tư, phát triển kinh tế. Việc sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng là một trong các nỗ lực đó. Thứ ba, nâng cao năng lực cơ quan điều hành Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 29 Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, phải nâng cao năng lực của cơ quan thuế nói chung, hải quan nói riêng; sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đào tạo và đào t ạo lại công chức ngành thuế quan theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp; xây dựng hệ thống quản lý đạt chuẩn ISO 9001. Thứ tư, nâng cao trình độ nhận thức và thái độ chấp hành của người nộp thuế xuất khẩu Người nộp thuế chính là đối tượng trực tiếp thực hiện chính sách, quy định về thuế xuất khẩu. Vì vậy, trình độ nhận thức và thái độ chấp hành nghĩa vụ thuế của họ đóng vai trò quyết định trong việc thu thuế và chống thất thu thuế. Cho dù hệ thống chính sách, pháp luật hoàn t hiện, phương pháp, hình thức quản lý đổi mới, cán bộ thuế đáp ứng năng lực trình độ song vẫn không thể ngăn chặn triệt để việc trốn, lậu thuế nếu người nộp thuế thiếu ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Do đó để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế cần phải tuyên truyền giáo dục, vận động người nộp thuế tự giác chấp hành đúng nghĩa vụ và quyền lợi của họ. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 30 KẾT LUẬN Trong những năm qua, chính sách thuế xuất khẩu của Việt Nam đã từng bước được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Nhờ đó, chính sách thuế xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thực hiện chủ trương tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nư ớc, dần trở thành công cụ quản lý vĩ mô, khuyển khích đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu phù hợp với chính sách mở cửa, ch ính sách phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong tình hình mới. Do đó trong tương lai, để tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì việc hoàn thiện thuế xuất khẩu là yếu tố quan trọng Đề tài nghiên cứu đã phân tích sơ bộ những tác động của thuế xuất khẩu tại Việt Nam trong những năm vừa qua và dự đoán cho những năm tiếp theo. Qua đó có thể thấy được những mặt hạn chế còn tồn t ại trong chính sách thuế xuất khẩu Việt Nam và từ đó, đề tài cũng đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống thuế xuất khẩu tại Việt Nam để có thể đạt các mục tiêu điều hành của chính phủ. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức của người làm đề t ài còn hạn chế nên đề t ài không thể tránh khỏi các thiếu sót cần được sự đóng góp của thầy, các bạn và bổ sung ở các bài nghiên cứu sau. Tác động của Thuế xuất khẩu tại Việt Nam GVHD:PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Hoàng Khoa Anh – NH Đêm 6 – K20 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 2. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 qui định về việc xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất kh ẩu nhập khẩu. 4. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 5. Thông tư số 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012) 6. PGS. TS Sử Đình Thành và TS Bùi Thị Mai Hoài, “Tài chính công và phân tích chính sách thuế”, NXB Lao Động năm 2010. Các trang w eb: 1. 2. 3. www.customs.gov .vn/ 4. de-nghi-Chinh-phu-som-giam-thue-xuat-khau-than-2287.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoang_khoa_anh_de_tai_1_tac_dong_cua_thue_xuat_khau_8126.pdf
Luận văn liên quan