Báo cáo về tình hình hoạt động du lịch liên quan đến an ninh-trật tự trên địa bàn
Quảng Nam thời gian qua cho biết khách du lịch đến địa bàn tỉnh phần nhiều chấp
hành tốt luật pháp Việt Nam và các quy định khác của địa phương. Tuy nhiên cũng
xuất hiện một số trường hợp người nước ngoài bằng nhiều thủ đoạn tinh vi thực
hiện các hoạt động phạm tội như: Dùng sec giả rút tiền tại ngân hàng (1 vụ); sử
dụng chất ma túy (1 vụ); lừa đảo chiếm đoạt (4 vụ); trộm cắp tiền (2 vụ) của công
dân Việt Nam;. Đồng thời tội phạm Việt Nam lợi dụng sơ hở của người nước
ngoài để thực hiện các hành vi phạm tội như cướp giật tài sản (54 vụ); trộm cắp (17
vụ). Ngoài ra có 2 vụ đình công tại các khách sạn. Hầu hết những vụ việc này đều
được liên ngành phối hợp chặt chẽ nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Ông Hồ Tấn Cường- Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam- cho biết: Nhìn
chung khách du lịch đến Quảng Nam trong thời gian qua hoạt động đúng nội dung,
chương trình, mục đích nhập cảnh, được đảm bảo an toàn, tính mạng. Sở VHTTDL
phối hợp cùng Công an tỉnh khảo sát các điểm du lịch, xây dựng kế hoạch bảo tồn
biển Cù Lao Chàm; tổ chức tour famtrip khảo sát một số điểm du lịch,. để hỗ trợ
xây dựng sản phẩm du lịch mới cho địa phương.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của tổ chức lãnh thổ du lịch đến tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Tác động của tổ chức lãnh thổ du
lịch đến tỉnh Quảng Nam
2
I- Giới thiệu đôi nét về ngành du lịch tỉnh
Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, là vùng
đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tên gọi Quảng Nam có
nghĩa là "mở rộng về phương Nam". Quảng Nam nằm ở chính trung điểm đất nước
theo trục Bắc - Nam, là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và
giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu
truyền thống văn hóa, độc đáo về bản sắc văn hóa.
Quảng Nam có 14 huyện, thị xã và 211 xã, phường với gần 1,365 triệu dân, trong
đó 85% dân cư nông thôn và 78% lao động nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có
18 huyện, thành phố với 244 xã, phường, trong đó có đến 9 huyện miền núi đặc
biệt khó khăn như Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My… Thêm
vào đó, thiên tai liên tục xảy ra ảnh hưởng nặng nghề đến sản xuất cũng như đời
sống của người dân.
Nằm ở vị trí trung điểm khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, Quảng Nam có
vị trí giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và
đường thủy… Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Cơtu,
Xêđăng, Cor, Dẻ Triêng… với các bản sắc văn hóa riêng khá độc đáo cả về phong
tục, tập quán, kiến trúc, trang phục, lễ hội, ẩm thực…Đặc biệt, Quảng Nam cũng là
nơi sở hữu 2 di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và Khu đền Tháp Mỹ Sơn;
ngoài ra còn có Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Tất cả đã tạo nên
những lợi thế quan trọng tạo cơ hội cho ngành công nghiệp không khói ở Quảng
Nam phát triển.
Sự phát triển du lịch cũng đã kéo theo sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ như
mua sắm, hàng lưu niệm, may mặc, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…, đáp ứng nhu
cầu du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách, góp phần tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân. Các điểm tham quan mới được đầu tư, khai thác và ngày
càng thu hút du khách như: Bãi biển Cửa Đại, Hà My, Bình Minh, Tam Thanh,
Biển Rạng ; Khu du lịch hồ Phú Ninh, Thuận Tình, Suối Mơ, Khe Tân, Khe Lim,
Suối Tiên, thủy điện Duy Sơn 2..., nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã được đầu
tư, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện, không chỉ phục vụ cho phát triển du lịch mà
còn đáp ứng các mục tiêu về dân sinh, kinh tế khác. Trong đó, có các tuyến giao
thông quan trọng như: Đường Nam Phước - Mỹ Sơn, đường du lịch ven biển Điện
3
Ngọc - Cẩm An, đường Thanh Niên ven biển,… với tổng vốn đầu tư hơn hàng
nghìn tỷ đồng… Một số khu du lịch như: Suối Mơ, Khe Tân, hồ Phú Ninh, Thác
Grăng,... cũng đã được đầu tư bước đầu, góp phần mở rộng không gian du lịch, huy
động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào sự nghiệp phát triển du lịch….
Cùng với việc tham gia các hội chợ du lịch tại Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Thái Lan, Singapore…, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng đã
được tổ chức với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức các roadshow trong và
ngoài nước; phối hợp với các Đài phát thanh, Truyền hình Trung ương và địa
phương thực hiện nhiều video clip quảng bá các sự kiện văn hóa du lịch tỉnh của
tỉnh ; phủ sóng wifi miễn phí tại Hội An; tổ chức in ấn phẩm, quảng bá du lịch trên
các phương tiện thông tin đại chúng... đưa hình ảnh du lịch Quảng Nam đến với du
khách trong và ngoài nước, để lại ấn tượng đẹp và khá hấp dẫn… Đặc biệt, bằng
việc tổ chức thành công các sự kiện văn hóa du lịch như Tuần Văn hóa du lịch
Quảng Nam tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng..., thương hiệu, hình
ảnh du lịch Quảng Nam, du lịch Hội An được nhìn nhận là một điểm đến an toàn,
thân thiện.
II- Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Quảng Nam
4
Theo điều chỉnh định hướng quy hoạch du lịch Quảng Nam đến năm 2015 và
tầm nhìn năm 2020
Tổ chức không gian phát triển du lịch được lồng ghép trong không gian kinh tế –
xã hội của vùng nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận
cũng như phụ thuộc vào sự phân bổ của các nguồn tài nguyên du lịch nổi trội, của
hệ thống kết cấu hạ tầng và phù hợp các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
trong nước và quốc tế .
- Đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch nổi trội và lợi
thế về vị trí địa lý:
Quảng Nam là nơi hội tụ hai di sản thế giới và nhiều tài nguyên du lịch có giá trị
khác Cần tận dụng hiệu quả những thế mạnh tài nguyên du lịch đặc thù cũng như
mối liên hệ toàn vùng đề xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng và thương
hiệu du lịch Quảng Nam nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
- Phù hợp với định hướng phát triển KTXH của tỉnh Quảng Nam:
Tổ chức không gian du lịch để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với các ngành
đồng thời giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình triển khai đối với các
ngành kinh tế khác.
5
- Tạo được liên kết hợp lý và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cum, điểm du lịch:
Không gian phát triển du lịch mang tính hệ thống, có sự liên kết hợp lý giữa các
điểm du lịch và tránh sự trùng lặp, cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau
1. Khu vực ưu tiên phát triển du lịch các di sản Văn hoá - Lịch sử:
+ Phạm vi tổ chức không gian:ở phía Đông-Bắc tỉnh Quảng Nam bao gồm thị xã
Hội An và các huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên. Trung tâm cụm du lịch là Đô thị du
lịch Hội An. Các khu, điểm du lịch chính :
- Đô thị du lịch Hội An.
- Khu di sản thế giới Mỹ Sơn và phụ cận:
- Khu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm:
- Ven biển Điện Ngọc - Cẩm An và ven sông Cổ Cò:
2. Khu vực phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng :
+ Phạm vi cho không gian gồm:phía Đông Nam Quảng Nam gồm các huyện:
Thăng Bình., Đông Duy Xuyên. Phát triển du lịch ven biển sông Trường Giang và
các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ cuối
tuần, thể thao trên bờ và trên mặt nước...Khai thác loại hình du lịch sông nước dọc
theo sông Trường Giang, mở ra các tuyến du lịch đường thuỷ kết hợp du lịch sinh
thái tham quan các làng quê, làng nghề hai bên bờ sông. Du lịch tuyến sông
Trường Giang sẽ là mắt xích nối vùng du lịch phía Bắc với vùng du lịch phía Nam
của tỉnh. Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Các cơ sở vui chơi giải trí.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là tuyến giao thông ven biển nối khu
vực của Đại đến các khu kinh tế mở Chu Lai
- Các khu lưu trú dạng nhà nghỉ nhỏ, nhà nghỉ tại gia đình
- Các ngành nông nghiệp, công nghiệp , thủ công nghiệp
- Các trang trại kết hợp du lịch sinh thái
3. Khu vực phát triển du lịch thương mại , giải trí cao
- Bao gồm Thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Phó Ninh. Trung tâm khu
vực : Thành phố Tam Kỳ
- Các điểm du lịch:
- Khu kinh tế mở Chu Lai.Diện tích phát triển du lịch trong là 1.700
Ha trong các sân golf và khu Casino
- Di tích chiến thắng Núi Thành
- Địa đạo Kỳ Anh
- Phật viện Đông Dương
- Tháp Khương Mỹ
- Tháp Chiên Đàn
6
- Điểm dừng quốc lộ 1A và biểu tượng điểm giữa Việt Nam
- Du lịch sinh thái hồ Phú Ninh
- Tham quan mỏ vàng Bồng Miêu.
- Các trung vui chơi, giải trí, mua sắm tại thành phố Tam Kỳ.
- Trung tâm mua sắm khu vực phi thuế quan tại khu kinh tế mở Chu Lai
4. Khu vực phát triển du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử
Phạm vi gồm Huyện Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Bắc
Trà My, Nam Trà My .Trung tâm cụm Du lịch là Thị trấn Khâm Đức
Đường Hồ Chi Minh được xây dựng, đưa vào sử dụng sẽ đánh thức tiềm
năng du lịch vùng rừng núi phía tây của tỉnh. Với các địa danh và thắng cảnh
nổi tiếng như: khu bảo tồn sông Thanh, A Sờ, các di tích lịch sử, các làng văn
hoá của các dân tộc thiểu số, di tích lịch sử Thượng Đức, làng Rô, thác Grăng...
hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch ở đây là: tham quan di tích lịch
sử, du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan các hang động tự nhiên, rừng nguyên
sinh. Đặc biệt thu hút du khách tham quan làng văn hoá các dân tộc thiểu số...
Gắn du lịch đường Hồ Chí Minh với tuyến du lịch đường bộ qua cửa khẩu Đắc
ốc khai thác thị trường khách từ Thái Lan đến Lào và vàoViệtNam.
Dự án ưu tiên đầu tư: cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ
du khách, xây dựng các thiết chế văn hoá, làng văn hoá. Các điểm DLST rừng
nguyên sinh, thác nước , suối nước nóng . Tham quan các bản dân tộc Cơ Tu,
Xê Đăng, Cor, GỉeTriêng...
III- Tác động của tổ chức lãnh thổ du lịch đến
tỉnh Quảng Nam
1. Tác động tích cực
a) Phát triển kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn giai đoạn 1997-2010 tăng 10,57%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển.
Giá trị các ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân hơn 14%. Du lịch có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất là sau khi Khu Di tích Mỹ Sơn và Khu phố cổ Hội An
được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Năm 2011, ngành du lịch đã
đón trên 2,5 triệu lượt khách, gấp hơn 11 lần so với 1997. Giá trị sản xuất các
ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 3,56%. Tổng kim ngạch
7
xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 27%, riêng năm 2011 xuất khẩu đạt 336
triệu USDD, gấp hơn 22 lần so với 1997.
Từ một tỉnh lệ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp ngân sách Trung ương, thu nội địa chỉ
đạt 157 tỷ đồng năm 1997, đến nay, tổng thu nội địa trên địa bàn đạt 4.200 tỷ đồng,
tăng gần 27 lần, tỷ lệ thu nội địa đóng góp trong GDP chiếm 5,3% năm 1997 lên
trên 12,2% năm 2011.
Kết quả kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành
Đơn vị
tính
Thực
hiện
tháng
7/2012
Dự tính
tháng
8/2012
Cộng dồn
8 tháng
đầu năm
2012
Tháng
8/2012
so với
cùng kỳ
năm
2011(%)
8 tháng
năm
2012 so
với cùng
kỳ năm
2011(%)
I. Hoạt động
khách
sạn
1. Doanh thu Triệu
đồng
129.180 130.800 929.792 138,65 131,68
2. Lượt khách
phục vụ
Lượt
khách
77.547 78.375 604.926 114,63 109,46
3. Ngày khách
phục vụ
Ngày
khách
157.179 160.700 1.145.424 110,65 105,86
II. Hoạt động
nhà hàng
Doanh thu Triệu
đồng
350.732 356.700 2.598.964 141,37 143,56
III. Hoạt động
du lịch
lữ hành
8
1. Doanh thu Triệu
đồng
8.520 9.100 55.710 156,36 130,78
2. Lượt khách
du lịch theo
tour
Lượt
khách
93.700 96.200 897.462 110,66 116,65
3. Ngày khách
du lịch theo
tour
Ngày
khách
166.420 187.200 1.519.232 103,88 98,55
Tổng lượt khach tham quan và lưu trú trên địa bàn tỉnh tháng 8 năm 2012 ước đạt
263.875 lượt tăng 2,1 % so với tháng trước và tăng 22,8% so với cùng kỳ ( cùng kỳ
+12%), trong đó : khách lưu trú đạt 78,375 lượt (+1,1%; +14,6%), khách thăm
quan 185.500 lượt (+2,5%;+26,7%).Doanh thu hoạt động khách sạn nhà hàng
tháng 8 ước đạt gần 488 tỷ đồng tăng 1,6 % so với tháng 7 và tăng
41 % so với cùng kỳ ( cùng kỳ +19%), trong đó khách sạn đạt 131 tỷ đồng
(+1,3%;+38,7%); du lịch lữ hành ( bao gồm cả 2 văn phòng hướng dẫn du lịch:
Hội An , Mỹ Sơn) đạt trên 9 tỷ đồng (+6,8%;+56,4%).
Dự tính 8 tháng đầu năm 2012 tổng lượt khách tham quan và lưu trú trên địa bàn
tỉnh ước đạt 2.286.916 lượt, tăng 32,6%( cùng kỳ :+5,8%), đạt 83% KH, trong đó :
khách tham quan đạt 1.681.990 lượt tăng 43,5%(+4%), khách lưu trú đạt 604.926
lượt tang 9,5%(+9,9%). Doanh thu hoạt động khách sạn , nhà hàng trong 8 tháng
ước đạt 3.529 tỷ đồng tăng 40,7% ( cùng kỳ:+28,2%), trong đó khách sạn đạt 930
tỷ đồng tăng 31,7%(+19%); du lịch lữ hành đtạt gần 56 tỷ đồng tăng 30,8%
(+1,5%).
Theo một báo cáo mới đây, Quảng Nam hiện có khoảng 110 dự án đầu tư du lịch
hoạt động và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển du lịch cộng đồng,
mở rộng xúc tiến, quảng bá hình ảnh địa phương. Tính đến giữa năm 2012, ngành
du lịch đã thu hút gần 3,5 triệu lượt khách quốc tế và nội địa (51% và 49%), công
suất sử dụng buồng phòng 55%, 110 khách sạn hoạt động với gần 4.500 phòng,
doanh thu du lịch tăng bình quân 25 - 30%/năm.
Với những lợi thế trên, 15 năm qua, du lịch Quảng Nam không ngừng phát triển.
Nếu như năm 1997 khi mới tái lập tỉnh, Quảng Nam đón hơn 200 ngàn lượt khách,
9
thì đến năm 2000, số khách đến Quảng Nam tăng lên 400 ngàn lượt Đến năm
2011, Quảng Nam đón được 2 triệu 530 ngàn lượt khách trong đó khách quốc tế
chiếm 1,2 triệu lượt, thu nhập xã hội từ du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 53 lần
so với năm 1997.
Cùng với đó, cơ sở lưu trú, hạ tầng du lịch cũng không ngừng được cải thiện theo
chiều hướng tăng dần từ 8 phòng nghỉ của Công ty Du lịch dịch vụ Hội An vào
giữa những năm 90 đến nay. Nhiều khách sạn, khu nghỉ mát tại Hội An đã được
đầu tư mở rộng và phát triển nhanh chóng với 108 đơn vị dịch vụ, hơn 4 nghìn
phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Nhiều dự án đi vào hoạt động tốt như :
Khu nghỉ mát The Nam Hải, Palm Garden, Golden Sand, Victoria, Life Resort,
Hội An Beach, Vĩnh Hưng… Hiện, Quảng Nam có hơn 200 dự án đầu tư với tổng
vốn đăng ký hàng chục nghìn tỷ đồng và gần 5 tỷ USD, trong đó 110 dự án đã
hoàn thành đi vào hoạt động, 20 dự án đang trong quá trình xây dựng. Nhiều dự án
khác đã có thông báo thoả thuận địa điểm và đang làm các thủ tục xây dựng... chủ
yếu là ở khu vực Hội An, tuyến du lịch ven biển Điện Ngọc - Cẩm An và KTM
Chu Lai.
Ngày 7/5/2012, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vừa phối hợp cùng Sở VHTTDL
Quảng Nam tổ chức hội thảo giảm nghèo và việc làm bền vững thông qua phát
triển du lịch. Hội thảo đưa ra một kế hoạch hành động nhằm phát triển ngành du
lịch Việt Nam bền vững mà điểm nhấn là thúc đẩy du lịch giảm nghèo.
Được biết, dự án “Tăng cường du lịch sâu trong đất liền ở Quảng Nam” của ILO trị
giá 1,35 triệu USD do chính phủ Luxembourg viện trợ nhằm mục đích phát triển
hướng tiếp cận bền vững giúp giảm nghèo cho du lịch Việt Nam đã khởi động vào
tháng 5/2010 và kết thúc vào tháng 12/2013. ILO phát triển 2 chuỗi giá trị quan
trọng đối với ngành du lịch lữ hành Quảng Nam đó là điểm đến sâu trong đất liền
và các sản phẩm địa phương nhằm tạo thu nhập cho cộng đồng ở nông thôn.
b) Chất lượng cuộc sống
- Tạo cơ hội việc làm
Ngoài đóng góp về mặt thu nhập cho nền kinh tế địa phương, du lịch đã mang lại
nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người dân và đặc biệt là cho lớp thanh niên trẻ của
Quảng Nam. Ở Quảng Nam, số lượng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quán bar
và các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, may quần áo, giầy dép và túi
10
xách….xuất hiện ngày càng nhiều và nhờ thế, đòi hỏi có một lượng nhân công lớn
làm việc cho họ. Sẽ rẻ và an toàn hơn nếu những đơn vị kinh doanh này thuê người
dân địa phương làm cho mình. Và ở Quảng Nam, họ được khuyến khích để làm
điều này. Ngoài ra, có hàng ngàn người đang làm việc trong các loại hình kinh
doanh dịch vụ khác liên quan đến du lịch như là các văn phòng du lịch, dịch vụ
cung cấp thông tin du lịch, vận chuyển, bưu chính, hướng dẫn khách tại các địa
điểm tham quan… Những con số đó phần nào có thể cho chúng ta thấy vai trò của
du lịch trong việc mang lại nhiều việc làm cho người dân địa phương ở Quảng
Nam. Nhiều người vốn là nông dân, ngư dân và những người làm nghề thủ công
tạm thời dời làng để đến làm việc, trở thành nhân viên trong các nhà hàng, khách
sạn, doanh nghiệp may mặc, nhiều người trong số họ trở thành những người bán
hàng rong.
Tác dụng tạo công ăn việc làm của du lịch ở Quảng Nam còn rõ ràng hơn trong
trường hợp của những làng nghề truyền thống. Quảng Nam có nhiều làng nghề,
trong đó có làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng yến
Thanh Châu,… Trước ngày du lịch phát triển, những làng này chủ yếu là để phục
vụ nhu cầu đời sống của bà con nhân dân địa phương. Tuy nhiên, khi du lịch phát
triển mạnh ở tỉnh, những làng này dẫn trở thành những điểm tham quan và ngày
càng thu hút lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Nhờ đó, những
làng nghề truyền thống vốn đã từng có nguy cơ biến mất nay lại hồi phục và phát
triển. Những làng nghề này sống trở lại đồng nghĩa với việc có nhiều việc làm hơn
cho người dân địa phương. Những thanh niên vốn từng rời làng đi làm ăn xa giờ
dần quay trở lại. Giờ họ có thể kiếm tiền ngay tại ngôi làng của họ thay vì phải đi
kiếm ăn ở các nơi xa.
Năm 2006, ông Huỳnh Ri, một trong những nghệ nhân còn lại của làng mộc Kim
Bồng đã vui vẻ thông báo là ông đã đào tạo được 12 người thợ trẻ có tay nghề và
rằng, xưởng của ông đang làm ăn rất tốt và đảm bảo thu nhập cho thợ. Một nghệ
nhân khác của nghề mộc, ông Đinh Văn Lời cũng cho biết rằng, việc phát triển
nhanh của du lịch đã thúc đẩy công việc làm ăn của ông tốt hơn và hiện ông có
khoảng 100 thợ, phần lớn trong số họ là thương binh, những người tàn tật và
những thanh niên trẻ tuổi.
Trong năm 2006, các làng nghề truyền thống khác như là làm đèn lồng, đồ thêu,
khắc trên tre đã mang lại công việc cho khoảng 1.150 người dân địa phương. Dù
rằng thu nhập từ những nghề thủ công này không cao so với các hoạt động du lịch
khác nhưng chúng vẫn giúp cho nhiều người dân Quảng Nam có việc làm. Tổng số
lao động trực tiếp 7.604 người, có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành và vận chuyển (7
lữ hành quốc tế, 16 lữ hành nội địa và 20 doanh nghiệp vận chuyển). Sự quan tâm
của chính quyền, đầu tư đang được đẩy mạnh và tính liên kết đã bắt đầu mở rộng,
đưa đến ý thức làm du lịch của người dân được nâng lên.
11
Hiện tại Quảng Nam có 6 cơ sở tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du
lịch. Toàn tỉnh hiện có 4.021 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch.
Có 2.411 lao động (chiếm 60,7%) được đào tạo chuyên ngành, trong đó chỉ có
1,43% trình độ đào tạo sau đại học; 19,41% có trình độ đại học. Trình độ sơ cấp và
trung cấp chiếm đến 68, 84%.
Có 39,3% trong tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch được
đào tạo nghiệp vụ, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khách sạn (99%) và chỉ có 1%
còn lại được đào tạo trong hoạt động lữ hành.
- Nâng cao chất lượng đời sống
Chất lượng đời sống người dân Quảng Nam ngày càng cao hơn nhờ vào nguồn thu
cao, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, và nhiều cơ hội việc làm từ việc phát
triển du lịch địa phương. Thu nhập bình quân đầu người tỉnh tăng trên 10 lần, từ
2,1 triệu đồng năm 1997 lên gần 22,5 triệu đồng năm 2011.
Ví dụ như Hội An: thu nhập trung bình hàng năm của người dân tăng đáng kể từ
7.92 triệu đồng (528 USD) năm 2003, 11.22 triệu đồng năm 2005 và khoảng 14.71
triệu đồng (>900USD) năm 2007 (Lê Phương, 2007; Lê Văn Giảng, 2007; Thanh
Hải, 2003). So với các thành phố khác cùng cấp ở Việt Nam, Hội An rõ ràng có thu
nhập bình quân cao hơn nhiều nhờ vào chính sách chiến lược biến du lịch thành
ngành công nghiệp chính của thị xã kể từ năm 1995. Tại khu vực trung tâm của
phố cổ, đặc biệt là dọc các con phố chính như Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Lê
Lợi, Trần Phú,…nhiều hộ dân đã cải tạo ngôi nhà cổ của mình thành các cửa tiệm,
quầy hàng, nhà hàng, quán bar hoặc phòng triển lãm nghệ thuật… Nhờ thế mà thu
nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình này có tăng lên đáng kể
c) Văn hóa xã hội
- Chục năm qua, kể từ khi Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn trở thành Di sản
thế giới, người dân Quảng Nam đã chứng kiến nhiều sự đổi thay to lớn trong cuộc
sống của họ. Nhiều người có cơ hội việc làm và kinh doanh hơn, thu nhập cao hơn,
mức sống cao hơn… Người dân Quảng Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về mức
độ quan trọng của di sản và việc bảo vệ chúng. Họ đều hiểu rõ rằng du lịch, một
công cụ hữu hiệu, đã và đang mang lại nhiều thay đổi cho đời sống kinh tế, xã hội,
văn hoá cho người dân hoàn toàn dựa trên các di sản văn hoá của địa phương. Nếu
không có các di sản đó, du lịch không thể có cơ hội để phát triển ở Quảng Nam.
Mọi cố gắng từ chính phủ, chính quyền địa phương, từ các nhà quản lý di sản hay
12
các chuyên gia di sản luôn luôn là không đủ để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các
di sản văn hoá vốn đã đang gắn kết chặt chẽ với đời sống hiện tại của người dân
địa phương.
Sự xuất hiện của du lịch đã mang lại nhiều cơ hội cho nhiều người để nâng cao thu
nhập. Một khi đời sống kinh tế của họ được đảm bảo, người ta dường như quan
tâm nhiều hơn đến nguồn đảm bảo sinh sống của họ hơn.
- Nhờ du lịch các di sản văn hóa được bảo tồn đến ngày nay .
Ví dụ như: 82,8% các nhà cổ ở Hội An thuộc sở hữu tu nhân, nếu không có các
ngôi nhà cổ này, Hội An không còn là Hội An. Hầu hết các thực hành văn hoá,
phong tục tập quán ở Hội An đã đang được thực hành bởi người dân địa phương,
nếu thiếu những thực hành đó, Hội An cũng không còn là Hội An. Vì thế, nếu thiếu
đi sự tham gia và tự nguyện của những người chủ sở hữu, người thực hiện các thực
hành văn hoá, những di sản đó không thể tồn tại lâu dài.
.
2. Tác động tiêu cực
Lợi ích không phải là toàn bộ câu chuyện về việc phát triển du lịch ở Quảng Nam .
Du lịch vốn vẫn được biết đến như là một con dao hai lưỡi, có thể mang lại nhiều
điều tốt nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác hại, đặc biệt ở những nước đang phát
triển như là Việt Nam nơi du lịch chỉ mới đang ở giai đoạn non trẻ. Quảng Nam
cũng không là một ngoại lệ. Một vài tác động tiêu cực của phát triển du lịch đối với
cộng đồng và di sản đã được quan sát thấy tại tỉnh Quảng nam như sau:
a) Phát triển kinh tế
Phát triển du lịch ở Hội An gần đây có chiều hướng tăng mạnh về số lượng các khu
nghỉ cao cấp sở hữu bởi các công ty hay tập đoàn quốc tế chứ không phải người tại
địa phương. Ngoại trừ nguồn thuế thu được từ các khu nghỉ này thì không có gì
đảm bảo chắc chắn là những khu nghỉ này sẽ sử dụng hàng hoá, nguyên vật liệu và
các dịch vụ của người địa phương. Điều này có thể sẽ mang lại sự thất thoát lớn về
tài chính và không hoàn toàn mang lại lợi ích cho người dân địa phương mà phát
triển du lịch vốn được trông mong nhiều là sẽ làm được điều này.
b) Chất lượng cuộc sống
Một số những tác động tiêu cực khác có thể quan sát thấy ở Quảng Nam và nhiều
địa phương khác là rác thải, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn…
13
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp
tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu
nước sinh hoạt của địa phương.
- Nước thải: nước thải của khách sạn, nhà hàng ngấm xuống bồn nước ngầm
hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch
bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm
các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
- Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe
máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây
hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi
và bê tông.
- Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả
và lãng phí.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách gây
phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang
dại.
- Ô nhiễm phong cảnh: khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật
liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá
nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột
điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan.
Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động
gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát
tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các
loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú
nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây
cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá
hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
c) Văn hóa xã hội
14
Bên cạnh những tác động tiêu cực, phát triển du lịch ở Quảng Nam gần đây đã bộc
lộ rõ những bất cập trong quá trình phát triển.
- Phát triển du lịch đã tạo ra sự phân bổ thu nhập không đồng đều trong người dân
Quảng Nam . Thực tế đã cho thấy có sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm
người trong từng khu vực khác nhau của tỉnh. Trong khu vực phố cổ Hội An,
những người sống ở các ngôi nhà dọc đường Trần Phú, Lê Lợi, Nguyễn Thái Học,
Bạch Đằng thường có thu nhập từ việc kinh doanh buôn bán nhiều hơn những
người sống ở các phố khác. Người dân sống ở khu vực phố cổ nói chung thì có
nhiều cơ hội nâng cao thu nhập hơn người dân sống ở các vùng phụ cận như là
Cẩm Kim, Tân Hiệp, Cẩm Thanh. Thực tế, sự tăng trưởng đáng kể của ngành du
lịch không thể làm lợi cho tất cả các thành phần của lực lượng lao động, những khu
vực nông thôn vùng sâu của đất nước được hưởng lợi rất ít. Tỉnh Quảng Nam là
một ví dụ điển hình cho sự phát triển không công bằng. Vì cho dù Quảng Nam có
những lợi thế nói trên, tuy nhiên, du lịch lại bị giới hạn ở những tour trong ngày từ
các bãi biển, khiến khu vực sâu trong đất liền vẫn hầu như không mấy phát triển.
Bởi vậy, mặc dù sở hữu những tiềm năng quan trọng, tỉnh Quảng Nam vẫn có
khoảng 24% số hộ nghèo và cận nghèo (theo chuẩn nghèo
400.000/tháng/người).
- Bên cạnh những điểm yếu đó còn có một vài những bất cập khác đang xảy ra
trong quá trình phát triển du lịch ở Quảng Nam, gồm có môi trường kinh doanh
cạnh tranh cao và không lành mạnh, hoạt động của “cò”, làm phiền du khách của
những người bán hàng rong, trẻ con bỏ học để đi bán dạo….
- Lượng khách du lịch ngày càng tăng mạnh gây áp lực lớn lên các di tích và công
trình kiến trúc vốn rất cổ và dễ bị hư hại. Áp lực này là một trong các nguyên nhân
chính gây ra sự xuống cấp thể chất nghiêm trọng của các di sản văn hóa.
- Lợi ích về kinh tế từ các hoạt động du lịch là lý do chính khiến nhiều chủ nhà cổ
ở khu vực phố cổ biến nhà của mình thành những nơi buôn bán. Nhiều người cho
rằng phố cổ Hội An ( Quảng Nam) giờ giống như một khu mua sắm và họ cảm
thấy tiếc cho một Hội An hoài cổ và yên tĩnh như trước kia.
Sự phát triển du lịch thiếu sự quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến ô
nhiễm văn hóa xã hội, nó được biểu hiện trên một số mặt sau:
Du lịch có tác động vừa khuyến khích vừa kìm hãm các loại hình nghệ thuật
cổ truyền. Tầm thường hóa văn hóa dân tộc là kết quả tất yếu của hàng hóa hóa.Để
thu hút du khách, một số hãng kinh doanh du lịch tự ý “cải tạo” và “sáng tạo mới”
15
rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương và ra sức chế tạo
thành hàng hóa để kiếm tiền. Mặt khác để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi
ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hoá truyền thống được trình
diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du
khách. Nhiều nhà cung ứng du lịch đã thuyết phục người dân địa phương thường
xuyên trình diễn lại các phong tục, lễ hội lại cho khách xem. Như vậy những giá trị
văn hoá của một cộng đồng, đáng lý phải được tôn trọng lại đem ra làm trò tiêu
khiển mua vui cho du khách. Giá trị truyền thống bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục
đích kinh tế.
Phong tục tập quán dân gian và hoạt động lễ hội truyền thống có thể tổ chức bất kì
lúc nào và bất cứ ở đâu, kiến trúc phỏng cổ, nhà ở danh nhân giả, đền thần giả, đồ
cổ giả, thư họa giả lan tràn thành tai họa, các bộ lạc nguyên thủy, lối sống nguyên
thủy được “sáng tạo”, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghi thức tôn giáo trở thành
trò diễn để kiếm tiền.
Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chế tác để làm hàng
lưu niệm cho du khách được sản xuất một cách cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân
thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hoá bản địa
Sự sa sút của quan niệm đạo đức và bắt chước sùng ngoại
Đa số du khách quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ giàu có và làm
cho cư dân ở địa phương sinh ra cảm giác sùng bái a dua nước ngoài, thậm chí vứt
bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách. Điều này
chứng minh rằng khi một nền “văn hóa mạnh” tiếp xúc với một nền văn hóa “yếu”,
nền văn hóa yếu thường chịu ảnh hưởng của nền văn hóa mạnh (Cultural Change).
Một trong những xu hướng thường thấy đón khách từ các nước ngoài là người dân
bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo
mốt du khách. Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hiện tượng này.
Một là trong hoạt động kinh doanh, người dân bản xứ dùng chuẩn của du khách để
làm vừa lòng họ nhằm thu hút được tối đa lợi nhuận cho mình. Điển hình nhất là
trong ngôn ngữ. Do thường xuyên tiếp xúc với du khách nước ngoài nên nhiều
người đã bị ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa, đặc biệt là về văn hóa giao tiếp và
ngôn ngữ.
Dưới con mắt người dân bản xứ, du khách là những kẻ giàu sang, lắm
tiền,… Vì vậy chính du khách đã trở thành mục tiêu béo bở cho việc tống tiền, làm
ăn của một số kẻ sống bằng nghề trộm cướp, đồng thời là đối tượng khá hấp dẫn
16
của những người ăn xin. Có thể nêu điển hình là hiện tượng người dân địa phương
chèo kéo, nài ép khách mua hàng, trẻ em bỏ học đi bán hàng theo yêu cầu của cha
mẹ đang dần trở thành một vấn nạn
- Du lịch làm tăng tệ nạn xã hội
Ngày 21.10, Sở VHTTDL và Công an tỉnh Quảng Nam đã tổ chức sơ kết 5
năm (2004-2009) thực hiện quy chế phối hợp công tác đảm bảo an ninh quốc
gia và trật tự xã hội trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
Báo cáo về tình hình hoạt động du lịch liên quan đến an ninh-trật tự trên địa bàn
Quảng Nam thời gian qua cho biết khách du lịch đến địa bàn tỉnh phần nhiều chấp
hành tốt luật pháp Việt Nam và các quy định khác của địa phương. Tuy nhiên cũng
xuất hiện một số trường hợp người nước ngoài bằng nhiều thủ đoạn tinh vi thực
hiện các hoạt động phạm tội như: Dùng sec giả rút tiền tại ngân hàng (1 vụ); sử
dụng chất ma túy (1 vụ); lừa đảo chiếm đoạt (4 vụ); trộm cắp tiền (2 vụ) của công
dân Việt Nam;... Đồng thời tội phạm Việt Nam lợi dụng sơ hở của người nước
ngoài để thực hiện các hành vi phạm tội như cướp giật tài sản (54 vụ); trộm cắp (17
vụ). Ngoài ra có 2 vụ đình công tại các khách sạn. Hầu hết những vụ việc này đều
được liên ngành phối hợp chặt chẽ nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Ông Hồ Tấn Cường- Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam- cho biết: Nhìn
chung khách du lịch đến Quảng Nam trong thời gian qua hoạt động đúng nội dung,
chương trình, mục đích nhập cảnh, được đảm bảo an toàn, tính mạng. Sở VHTTDL
phối hợp cùng Công an tỉnh khảo sát các điểm du lịch, xây dựng kế hoạch bảo tồn
biển Cù Lao Chàm; tổ chức tour famtrip khảo sát một số điểm du lịch,... để hỗ trợ
xây dựng sản phẩm du lịch mới cho địa phương. Kiểm tra 30 cơ sở lưu trú, 7 văn
phòng đại diện và đã lập biên bản cảnh cáo 3 trường hợp vi phạm; 9 trường hợp vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động hướng dẫn tham quan du lịch; kiểm tra
xử lý hàng chục trường hợp hướng dẫn viên hoạt động không theo quy định của
Nhà nước. Mở lớp bồi dưỡng chuyên đề cho các hướng dẫn viên; mở các đợt phát
động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc,... Một số tồn tại trong
thời gian qua cũng được hội nghị nêu ra để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc
phục. Chẳng hạn như công tác quản lý khách du lịch tự do, quản lý số hướng dẫn
viên còn lỏng lẻo, sơ hở. Tính đến nay có 170 hướng dẫn viên du lịch, trong số đó
17
chỉ có 3 HDV làm trong các công ty lữ hành tại địa phương, số còn lại làm việc ở
đâu thì vẫn chưa quản lý được. Tại hội nghị, liên ngành VHTTDL và Công an tỉnh
Quảng Nam cũng đã đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai để đảm bảo an
ninh-trật tự trong quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong
thời gian đến.
IV- Kết luận
Trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã có sự quy hoạch lãnh thổ du lịch một
cách đồng bộ và có hệ thống.Vì vậy đã đạt được những mục tiêu về phát triển
du lịch như đề ra, không những thế còn tác động tích cực đến các mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội, đời sống…Tuy những mặt tiêu cực vẫn còn tồn tại nhưng
không thể phủ nhận rằng tỉnh Quảng Nam đã có cách làm du lịch một cách
đúng đắn và đáng để các tỉnh khác học hỏi và noi theo.
V- Nguồn tài liệu
_id=540928
nam.html
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh quảng nam tháng 8 năm 2012 của tổng
cục thống kê Quảng Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- desktg_nam_5408.pdf