Tiểu luận Tác động qua lại giữa đa dạng sinh học và du lịch
Du lịch hiện nay là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh nhất trên thế giới. Điều này mang lại lợi ích cho việc phát triển kinh tế nhưng cũng tăng sức ép cho vấn đề bảo vệ các hệ sinh thái. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên có tác động rất lớn tới các hệ sinh thái và gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn các hệ sinh thái còn trở nên nghiêm trọng hơn khi ngành du dịch ngày càng phát triển vì đặc điểm của ngành là tập trung khai thác các di sản văn hóa - thiên nhiên, những yếu tố dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển. Điều này buộc các nhà du lịch phải tìm ra lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển bền vững.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động qua lại giữa đa dạng sinh học và du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 01/04/2013 ‹#› TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ DU LỊCH Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN MỘNG Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ MỸ HẠNH TRẦN THỊ NGỌC HẰNG TRẦN HỮU HƯNG NGUYỄN THỊ KIỀU OANH NGUYỄN THỊ KIM QUÝ BÀI TIỂU LUẬN ĐẶT VẤN ĐỀ Những thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách. Bên cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được đối với kinh tế, ngành du lịch trên thế giới và nước ta cũng có tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học. Để có biện pháp, phương hướng phát triển tương xứng với hoàn cảnh đất nước, đồng thời có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững trong tương lai chúng ta cần nghiên cứu một cách lỹ lưỡng về mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch (đa dạng sinh học) và hoạt động du lịch. Bài tập nhóm của chúng em đề cập tới vấn đề là tác động qua lại giữa đa dạng sinh học và du lịch mà cụ thể ở đây là du lịch sinh thái. 1. KHÁI NIỆM Đa dạng sinh học là gì? Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “ sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống” Du lịch là gì? Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu. 2. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA DU LỊCH SINH THÁI (DLST) VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (ĐDSH) Đa dạng sinh học đối với du lịch sinh thái Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp các phúc lợi cho xã hội như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng, các giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, mà còn đối với du lịch . Trước hết, nếu không có ĐDSH thì không có DLST, ít ai đi DLST nơi sa mạc, nơi không có cây mọc và thú vật nào sinh sống. Điều đó chứng tỏ mối liên kết không thể tách rời giữa ĐDSH và DLST, muốn phát triển DLST ở một nơi nào đó thì bắt buộc nơi đó phải có sự phong phú về ĐDSH. Quy mô, tốc độ phát triển, khả năng thu hút khách du lịch của DLST ở mỗi vùng, mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào mức độ đa dạng sinh học ở nơi đó. Nước ta là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú và giàu có nhất thế giới. Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài trong đó có 10 loài thú đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác. Đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam. Về các hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm: hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái vùng cát ven biển. Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường . Điều này ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển DLST nước ta. b. Tác động của du lịch sinh thái tới đa dạng sinh học . Du lịch tác động tích cực đến đa dạng sinh học như thế nào? Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác giúp sinh vật và sinh cảnh phát triểm bền vững. Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách. Ngoài những tác động tích cực những hậu quả nặng nề của du lịch tác động vào đa dạng sinh học là ko nhỏ. Hiện nay, phát triển du lịch đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú như các nước thuộc Châu Phi, Châu Á. Ở các nước này việc phát triển du lịch chưa theo đúng hướng của DLST nên hoạt động này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sự ĐDSH của địa phương. Sự phát triển du lịch có thể gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi người ta tăng cường khai thác các vùng kể cả những vùng được coi là khan hiếm tài nguyên. Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do du lịch là đất, nước, sinh vật, khoáng sản,cảnh quan tự nhiên… Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Hoạt động của du khách: vứt rác bừa bãi, đổ các chất lỏng (chất hyđocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…). Ô nhiễm không khí Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và cho cả con người. Các công trình xây dựng nhà hàng khách sạn trước hết gây bụi bặm do vật liệu xây dựng, sau đó còn làm mất cảnh quan tự nhiên, chặt phá cây xanh để lấy diện tích xây dựng. Làm nhiễu loạn sinh thái Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), việc giao thông đi lại, chỗ ở và các hoạt động du lịch khác đã chiếm khoảng từ 4% đến 6% trong tổng số các kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính. Nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... Một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây leo núi ảnh hưởng khá lớn tới các hệ sinh thái. Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều kiện địa mạo, thủy vực. Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn; săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, côn trùng...). Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trường. Phát triển du lịch sinh thái bền vững song song với bảo tồn đa dạng sinh học Phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả 3 mục tiêu liên quan Những nguyên tắc để phát triển du lịch sinh thái song song với bảo vệ đa dạng sinh học Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên . Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong của nó. Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân. Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia . Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi). Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng. Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động. Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học ). Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này . 3. KẾT LUẬN Du lịch hiện nay là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh nhất trên thế giới. Điều này mang lại lợi ích cho việc phát triển kinh tế nhưng cũng tăng sức ép cho vấn đề bảo vệ các hệ sinh thái. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên có tác động rất lớn tới các hệ sinh thái và gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn các hệ sinh thái còn trở nên nghiêm trọng hơn khi ngành du dịch ngày càng phát triển vì đặc điểm của ngành là tập trung khai thác các di sản văn hóa - thiên nhiên, những yếu tố dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển. Điều này buộc các nhà du lịch phải tìm ra lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển bền vững. Tài liệu tham khảo Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học ( Th.s Nguyễn Mộng, 2011) - Đánh giá tác động của du lịch đến môi trường - Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái - Đánh giá tác động của du lịch đến môi trường - Phần 3 - Các nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững - Du lịch sinh thái- tiềm năng và thế mạh của du lịch Việt Nam Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý theo dõi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_qua_lai_giua_da_dang_sinh_hoc_va_du_lich_0175.pptx