Tiểu luận Tâm lý học quản lý

Nhà lãnh đạo giỏi là người luôn biết nhìn và đánh giá nhân viên dưới những thành công và kết quả họ đạt được, nhằm khẳng định và công nhận tài năng và sự quan trọng của nhân viên, từ đó họ nỗ lực làm việc để xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của mình. Những đặc điểm bề ngoài của một người lãnh đạo chỉ có giá trị tương đối, ngược lại, thái độ của một người lại đóng vai trò rất quan trọng trong phong cách lãnh đạo của họ.Yếu tố trước tiên và cần thiết nhất thái độ một người là kết quả của ý thức về nhân bản của người đó. Một người có ý thức nhân bản cao sẽ có thái độ tốt, thái độ tốt sẽ có lối hành xử tốt, không chỉ với công tác mà còn đối với người trong tương quan đội ngũ. Không chỉ trong công việc, thái độ tích cự sẽ làm cho mọi người gắn kết, hòa đồng với nhau hơn, tạo nên văn hóa công ty, giúp môi trường công ty luôn vui vẻ và thoải mái.

docx28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3389 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tâm lý học quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tâm lý học quản lý Đặt vấn đề Trong thị trường đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển cần phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người đóng vai trò quyết định sự thành bại của công ty.Những nhà lãnh đạo, quản lý hiện nay phải là những người có cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đổi với tổ chức mà họ quản lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân, tập thể lao động trong lĩnh vực hoạt động của mình. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố cần thiết ở một nhà lãnh đạo là phải có thái độ tích cực trước mọi vấn đề, hoàn cảnh và con người.Chính nhờ vào thái độ tích cực, nhà lãnh đạo sẽ cuốn hút được nhân viên trước những ý tưởng của mình. Để mô tả hành vi của các nhà lãnh đạo, phòng nghiên cứu kinh doanh của trường Đại học Tổng hợp Ohio đã tiến hành những nghiên cứu về quan hệ lãnh đạo nhằm phát hiện những khía cạnh khác nhau của hành vị lãnh đạo. Do quan niệm lãnh đạo là hành vi của cá nhân trong khi định hướng những hoạt động của nhóm tới cho đạt được được mục đích cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã thu hẹp sự mô tả hành vi lãnh đạo thông qua 2 kích thước: Cấu trúc khởi xướng (hành vi bổn phận) và Sự ân cần (hành vi quan hệ). Ngoài ra còn thu thập những số liệu về sự tự cảm nhận của người lãnh đạo về chính phong cách lãnh đạo của mình. Nghiên cứu hành vi lãnh đạo, nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng: Cấu trúc khởi xướng và sự ân cần là những khía cạnh tách biệt lệch thước và độc lập với nhau. Hành vi của người lãnh đạo cần phải được mô tả hỗn hợp theo cả 2 kich thước. Bốn góc hình vuông được khai triển để thể hiện những kết hợp của Cấu trúc khởi xướng và Sự ân cần. Cấu trúc ân cần (Quan tâm đến con người) THẤP -> CAO CẤU TRÚC: THẤP CẤU TRÚC: CAO ÂN CẦN: CAO ÂN CẦN: CAO (S3) (S2) CẤU TRÚC: THẤP CẤU TRÚC: CAO ÂN CẦN: THẤP ÂN CẦN: THẤP (S4) (S1) THẤP -> CAO Cấu trúc khởi xướng (Quan tâm đến công việc) Qua khảo sát tại tập thể lao động là Công ty cổ phần xây dựng giao thông Bắc Giang (Công ty CPXDGTBG),thông qua hai chỉ số về thái độ của người lãnh đạo là “Sự ân cần” và “Cấu trúc khởi xướng” tôi đã nắm bắt, thu thậpđược các phong cách lãnh đạo của người quản lý đối với công nhân, nhân viên trong công ty. Công ty CPXDGTBG là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương chuyển đổi thành công ty cổ phần, là đơn vị xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải Tỉnh Bắc Giang với các ngành nghề kinh doanh là: xây dựng các công trình giao thông, công trình công nghiệp-dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng. Với công việc chủ yếu là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng… nên cần một đội ngũ công nhân, nhân viên rất lớn. Các nhân viên được chia thành các đội sản xuất, thi công các công trình mà công ty nhận thầu. Qua cuộc khảo sát này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số thành viên trong công ty, đã thu thập được những chia sẻ, cảm nhận của họ về các phong cách lãnh đạo mà ban lãnh đạo đã và đang áp dụng đối với nhân viên của mình. Nội dung Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý, trong đó nổi bật là phong cách lãnh đạo được bàn nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học. Khái niệm phong cách lãnh đạo được hiểu theo nhiều góc độ, được cọi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người. Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điểu khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.Đồng thời nó là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, được quyết định bởi các đặc điểm, nhân cách, là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện. Có rất nhiều định nghĩa về phong cách lãnh đạo. Theo T.s Nguyễn Quang Uẩn: “Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cách thức thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ cấp quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý”. Theo E.A.Klimov: “Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động ở một con người cụ thể, được quyết định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân của chính cá nhân đó”. V.I.Mikhep, V.G.Aphanaxep thì cho rằng: “Phong cách lãnh đạo là phương pháp làm việc, là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo”. “Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện được thể hiện thông qua công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường” là cách định nghĩa của Dominique Chalvin. Tóm lại, phong cách lãnh đạo có thể hiểu một cách đơn giản đó là những phương pháp, cách thức gây ảnh hưởng của họ đến hoạt động của cá nhân hay của nhóm nhằm đạt được mục đích chung trong những tình huống nhất định. Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố tâm lý chủ quan quyết định sự thành công của người giám đốc trong một tổ chức.Cho nên, người giám đốc phải lựa chọn sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh cụ thể. Công ty CPXDGTBG là công ty chịu trách nhiệm về xây dựng, sản xuất hệ thống cơ sở hạ tầng nên việc sản xuất do các đội trưởng các đội thi công trực tiếp chỉ đạo các công nhân của mình cho nên phong cách lãnh đạo mà các đội trưởng đối với công nhân là rất đa dạng, khác nhau. “Cấu trúc khởi xướng”hàm ý hành vi của người lao động trong việc mở đường cho mối quan hệ giữa bản thân và các thành viên của nhóm làm việc và trong việc tìm cách thiết lập những thể thức đã tường minh của tổ chức, những kênh giao tiếp và những phương pháp làm thủ tục còn “Sự ân cần” hàm ý hành vi thể hiện quan hệ thân ái lòng tin và tôn trọng lẫn nhau và sự thân mật trong mối quan hệ giữa người lao động với các nhân viên của mình. Tùy vào mức độ của công việc và kinh nghiệm làm việc mà 2 chỉ sốSự ân cần và Cấu trúc khởi xướng mà lãnh đạo công ty sử dụng phong cách lãnh đạo đối với nhân viên của mình. Chỉ số về thái độ của người lãnh đạo: “Cấu trúc khởi xướng cao, sự ân cần thấp”là hành vi chỉ đạo nhiều, hành vị quan hệ ít. Phong cách lãnh đạo mà các nhà quản lý sử dụng trong trường hợp này là phong cách lãnh đạo độc đoán hay lãnh đạo trực tiếp đối với những người thiếu năng lực, không có thiện ý. Các nhà quản lý lãnh đạo họ bằng cách ra lệnh, chỉ đạo cho nhân viên biết rõ công việc của mình cần làm gì? Làm ở đâu?Làm như thế nào? Đây là cách quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hướng dẫn nào. Phong cách này phù hợp với các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm làm việc hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Hay trong tình huống cụ thể, có thể dùng phong cách độc đoán đối với những nhân viên ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. Qua cuộc trò chuyện ngắn với Bà: Dương Thị Minh Thư (30 tuổi)là nhân viên Phòng tổ chức hành chính được đảm nhiệm công việc của trưởng phòng tổ chức hành do Ông: Đỗ Văn Thư (60 tuổi) về hưu. Khi được hỏi về phong cách lãnh đạo mà ông Đỗ Văn Thư sử dụng để lãnh đạo nhân viên dưới quyền, bà chia sẻ: “Là nhân viên mới được nhận chức vụ trưởng phòng, tôi rất bối rối vì không biết thực hiện công việc này như thế nào cho hiệu quả. Ông Đỗ Văn Thư là người hướng dẫn, chỉ đạo cho tôi các công việc mà trưởng phòng phải làm, cần đi đến đâu để giải quyết các công việc…”.Đây chính là phong cách lãnh đạo mà ông Đỗ Văn Thư lãnh đạo trực tiếp với bà Dương Thị Minh Thư, trực tiếp chỉ đạo từng công việc như đối với một người mới vào nghề.Hay trong trường hợp của công nhân rải nhựa đường Nguyễn Văn Công(21 tuổi) mới đi làm được 2 ngày anh cho biết: “Là công nhân thợ rải nhựa đường và mới đi làm được 2 ngày nên tôi không biết làm thế nào cho đúng, các anh trong đội sản xuất đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình, với mặt đường như vậy thì cần rải dày hay mỏng, làm sao rải cho đều tay một cách nhanh nhất”. Tóm lại, đây là phong cách thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào? Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc, Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. “Cấu trúc khởi xướng cao, sự ân cần cao” là hành vị quan hệ và hành vi bổn phận ở mức cao. Với trường hợp này, nhà lãnh đạo phải giảng giải, giải thích rõ, làm sáng tỏ, thuyết phục, không chỉ đưa ra sự chỉ đạo mà còn mang lại cơ hội để đối thoại và thấu hiểu nhằm giúp cá nhân hiểu những điều mong muốn của lãnh đạo. Người lãnh đạo trực tiếp giải thích cho nhân viên về công việc này như thế nào?Khi nào giải quyết?Giải quyết ở đâu?Những ai có thể giải quyết được công việc này?Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và phát biểu ý kiến của mình.Những nhà quản lý có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy nhân viên biết chính xác họ phải làm gì? Cách giao tiếp của nhà quản lý là rõ ràng, ngắn gọn và súc tích. Đồng thời, nhà lãnh đạo sẽ thiết lập mục tiêu ngắn hạn với nhân viên.Khi mục tiêu đã được xác định rõ, nhà quản lý mong chờ nhân viên điều gì vì các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy con người.Bên cạnh đó, nhà quản lý thường quyết định mọi công việc từ lớn đến nhỏ.Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hoạt động họ cần phải thực hiện. Qua buổi tiếp xúc với ba nhân viên, tôi được họ chia sẻ về cảm xúc của mình về phong cách lãnh đạo của ban lãnh đạo trong công ty CPXDGTBG. Anh Nguyễn Đức Sạnh (23 tuổi) cho biết: “Hầu hết những công nhân lái máy như tôi là những người trẻ tuổi, công việc vất vả, lại đòi hỏi độ chính xác cao, mới vào nghề được 2 tháng. Trong quá trình làm việc, tôi được các đội trưởng đội thi công hướng dẫn chỉ đạo cần phải làm những công việc gì, chẳng hạn như mặt đường này xử lý như thế nào?Đối với mặt đường cần phải lu như thế nào mới đúng tiêu chuẩn vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm được chi phí…” Chị Nguyễn Thị Oanh (25 tuổi) nhân viên mới tốt nghiệp ra trường được bố trí làm việc tại phòng kế toán. Chị cho biết: “Những ngày đầu làm việc tại công ty, không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ vì những gì mình được học trên giảng đường đại học so với thực tế ở doanh nghiệp là khác rất nhiều. Là một kế toán phải thu thập toàn bộ các giấy tờ, thủ quỹ, số dư lượng tiền…nên tôi còn rất lúng túng và có nhiều việc phát sinh không biết xử lý như thế nào? Cũng may là mọi việc tôi được bà Nguyễn Thị Hồng (kế toán trưởng) là người trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo từng công việc, được bà chỉ rõ công việc này cần làm như nào? Đối với các loại giấy tờ quan trọng thì giải quyết ra sao?”. Khi được hỏi về phong cách lãnh đạo cùa ban lãnh đạo trong công ty, anh Phan Minh Trường(32 tuổi)là nhân viên kỹ thuật cho biết: “Lãnh đạo công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo trực tiếp bằng cách đề ra mục tiêu cho nhân viên. Ví dụ: Ban giám đốc gia hạn cho anh là trong vòng một tháng, anh phải hoàn thành xong bản vẽ công trình thi công trên đoạn đường liên xã Liên Chung – Tân Yên”. Qua phỏng vấn 3 nhân viên cho ta thấy bằng những phong cách lãnh đạo trực tiếp, các nhà quản lý luôn phải ra lệnh, chỉ đạo, làm sáng tỏ, giải thích rõ cho nhân viên hiểu những công việc mà mình phải làm và họ cảm thấy vui khi nhân viên dưới quyền làm hài lòng với nhân viên. “Cấu trúc khởi xướng thấp, sự ân cần cao” là cần nhiều hành vi quan hệ hơn là hành vi bổn phận chỉ đạo. Trường hợp này, các nhà quản lý áp dụng phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi thảo luận (Phong cách lãnh đạo dân chủ), nhà quản lý sử dụng phong cách này đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Họ là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biết thành cuộc tranh luận.Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân vien đều có cơ hội góp ý kiến.Phong cách này áp dụng quy tắc 2 chiều tức là họ đi xung quanh bàn bạc và tạo cho mọi người cơ hội, được người khác thảo luận về ý kiến của mình.Nhà quản lý sẽ dùng rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe.Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ ý kiến của mình.Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra những ý tưởng của mọi nhân viên là cách thưc giao tiếp phổ biến nhất của họ.Hơn nữa, biết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo công ty đạt hiệu quả trong kinh doanh. Biết lắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý, bởi không chỉ nghe mà còn biết cách đưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế, biết ghi nhận những thông tin quan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình như một vũ khi chiến lược. Sau khi thảo luận cặn kẽ, các mục tiêu sẽ được thiết lập, bằng cách tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ.Đồng thời khi ra quyết định các nhà quản lý thường đưa ra những câu hỏi mở.Đó là cách đặt câu hỏi trước khi ra quyết định của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp cảu nhân viên, các nhà quản lý và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định. Bên cạnh đó, nhà quản lý và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào.Công việc sẽ đạt kết quả tốt nhất khi cả hai bên cởi mở và có những điều chỉnh khi cần thiết.Các nhà quản lý ghi nhận những đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mởi ra những ý tưởng mới. Qua cuộc trao đổi với anh Nguyễn Ngọc Lâm (30 tuổi) nhân viênphòng kế hoạch, chia sẻ về phong cách lãnh đạo của trưởng phòng đối với các nhân viên dưới quyền , anh cho biết: “Là nhân viên phòng kế hoạch kiêm kỹ sư cầu đường, nên anh thường dự các cuộc họp, trưởng phòng của anh khi chủ trì cuộc họp với các đội trưởng thi công, họ luôn dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, dựa trên sự trao đổi, thảo luận xem công trình này có thể hoàn thành trong thời gian bao lâu, chi phí trang thiết bị , máy móc cần những gì. Sau thời gian tranh luận, ban lãnh đạo ghi nhận những ý kiến cá nhân rồi đi đến thống nhất và ra quyết định sao cho hợp lý nhất”.Ông Phạm Văn Thức (49 tuổi) nhân viên kĩ thuật và làm việc bên công đoàn cho biết: “Trong thời gian tôi làm việc, chứng kiến rất nhiều vụ kỉ luật dành cho nhân viên vi phạm quy chế của công ty, buộc phải đưa ra hội đồng kỉ luật. Cụ thể hơn là tôi đã được dự cuộc họp về việc kỷ luật công nhân Đỗ Huy Nam vi phạm trong những điều lệ của công ty, tự ý rời khỏi công trường để làm việc cá nhân mà không có lý do chính đáng. Để giải quyết việc này, ban lãnh đạo đã dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, lấy ý kiến của các thành viên trong hội đồng rồi thống nhất và ra quyết định kỷ luật”. Tóm lại, phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi và thảo luận, khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà quản lý sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng cường sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra. “Cấu trúc khởi xướng thấp, sự ân cần thấp” là hành vi quan hệ và hành vi bổn phận ở mức độ thấp. Trường hợp này, các nhà quản lý thường áp dụng phong cách lãnh đạo tự do, ủy thác, giao phó đối với những người có năng lực, có thiện ý. Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần dược thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định. Kèm theo giao tiếp của lãnh đạo và nhân viên đối với những công việc cần thực hiện là một chiều hoặc hai chiều trực tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà quản lý thiết lập hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà quản lý mong muốn ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó và khi quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có quyền chọn lựa những phong cách thích hợp để đạt kết quả mong đợi.Nhà quản lý phải tránh tiếp tục duy trì sự giao phó khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách trả lịa quyền ra quyết định cho nhà quản lý. Phong cách này nhà quản lý cần kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin, nhà quản lý thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc.Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của mọi nhân viên và người thực hiện nó.Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên, việc giữ để nhà quản lý không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng là điều rất quan trọng.Nhà quản lý thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. Qua buổi phỏng vấn bà Ngô Thị Ánh Tuyết (37 tuổi): Nhân viên y tế + văn thư khi được hỏi về phong cách lãnh đạo bà cho biết: “Ban lãnh đạo thường dùng nhiều phong cách lãnh đạo như trực tiếp, dân chủ nhưng tôi được ban giám đốc áp dụng phong cách lãnh đạo tự do, ủy thác, giao phó. Chẳng hạn như: Giám đốc ra lệnh cho tôi chuẩn bị toàn bộ các thiết bị văn phòng để phục vụ cho cuộc họp vào thứ 2 tới”. Cũng tương tự bà Nguyễn Thị Như (38 tuổi) nhân viên phụ trách nhà hàng ăn của công ty cho biết: “Lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách toàn bộ bữa tiệc để tiếp khách”. Anh Nguyễn Hồng Phong ( 26 tuổi) cũng chia sẻ: “Giám đốc công ty đã giao phó toàn quyền cho anh tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho các nhân viên trong công ty”. ÔngPhạm Đông Giang (38 tuổi) là kỹ sư xây dựng cầu đường cho biết: “Ban lãnh đạo đã dùng phong cách lãnh đạo tự do cho tôi hoàn thành bản vẽ thiết kế công trình trong vòng 2 tuần”.Điều đó chứng tỏ, phong cách lãnh đạo tự do rất thích hợp khi nhân viên là những người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ không cần một nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chon cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thời gian để dành cho việc thự hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch. Cuối cùng, tôi có vài phút trao đổi với giám đốc của công ty là Ông: Nghiêm Xuân Tranh (42 tuổi), khi được hỏi về các phong cách lãnh đạo mà ông sử dụng trong việc điều hành nhân viên, ông thằng thắn chia sẻ: “Nói đến phong cách lãnh đạo thì có rất nhiều cách khác nhau, có thể liệt kê như độc đoán, dân chủ, tự do…những phong cách này tùy vào từng tình huống cụ thể mà tôi sử dụng nó. Cụ thể như dùng phong cách độc đoán đối với các nhân viên mới, những người đang trong giai đoạn học việc hay giai đoạn bắt đầu hình thành tập thể hoặc có thể lãnh đạo theo tính khí. Dùng phong cách dân chủ với những người có tinh thần hợp tác, có lối sống tập thể và phong cách tự do với những người không thích giao thiệp hay đầu óc cá nhân chủ nghĩa…”. Tóm lại, qua cuộc khảo sát tại Công ty CPXDGTBG, tôi đã phần nào hiểu được cách thức vận hành của một tổ chức và đặc biệt là nhận thức được các phong cách lãnh đạo mà ban lãnh đạo áp dụng đối với từng đối tượng nhân viên trong công ty thông qua 2 chỉ số về thái độ của người lãnh đạo là Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng làm nên phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Hơn nữa, tôiđã tiếp thu được những kinh nghiệm và cách làm việc của doanh nghiệp phục vụ cho nghề nghiệp của mình sau này. III. Kết luận Nhà lãnh đạo giỏi là người luôn biết nhìn và đánh giá nhân viên dưới những thành công và kết quả họ đạt được, nhằm khẳng định và công nhận tài năng và sự quan trọng của nhân viên, từ đó họ nỗ lực làm việc để xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của mình. Những đặc điểm bề ngoài của một người lãnh đạo chỉ có giá trị tương đối, ngược lại, thái độ của một người lại đóng vai trò rất quan trọng trong phong cách lãnh đạo của họ.Yếu tố trước tiên và cần thiết nhất thái độ một người là kết quả của ý thức về nhân bản của người đó. Một người có ý thức nhân bản cao sẽ có thái độ tốt, thái độ tốt sẽ có lối hành xử tốt, không chỉ với công tác mà còn đối với người trong tương quan đội ngũ. Không chỉ trong công việc, thái độ tích cự sẽ làm cho mọi người gắn kết, hòa đồng với nhau hơn, tạo nên văn hóa công ty, giúp môi trường công ty luôn vui vẻ và thoải mái. Từ đó, tạo nên phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý, mặc dù có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiết một nhà quản lý chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trình điều khiển và giám sát công việc. Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xác định hoặc thay đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh -Sinh viên năm thứ hai của Khoa khoa học quản lý - Trường ĐHKHXH&NV đến khảo sát tại công ty CPXDGTBG, phỏng vấn sâu 10 người là nhân viên, 1 người quản lý của công ty về phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua 2 chỉ số hành vi của lãnh đạo là Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng. Địa điểm khảo sát: Công ty cổ phần xây dựng giao thông Bắc Giang Địa chỉ:171 Đường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang Điện thoại: +84 240 3857148 Fax: +84 240 3857 148 Biên bản 1.Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Bà Dương Thị Minh Thư(30 tuổi) Chức vụ: Nhân viên Địa điểm: Phòng tổ chức hành chính Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào bà, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướngnên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn bà. Mong bà trả lời câu hỏi của tôi. Bà Dương Thị Minh Thư: Chào anh, mặc dù rất bận nhưng tôi sẽ dành khoảng 10 phút để trả lời câu hỏi của anh thôi. Nguyễn Văn Thanh: Dạ vâng, để tiết kiệm quỹ thời gian của bà tôi xin phép hỏi bà một câu. Theo như tôi được biết là bà mới được đảm nhận công việc trưởng phòng Tổ chức hành chính, chắc hẳn cũng phải nhờ sự trợ giúp hướng dẫn của cấp trên.Vậy thì họ (người cấp trên) đã sử dụng phong cách lãnh đạo nào đối với bà trong thời gian này? Bà Dương Thị Minh Thư: Là nhân viên mới được nhận chức vụ trưởng phòng, tôi rất bối rối vì không biết thực hiện công việc này như thế nào cho hiệu quả. Tôi được Ông Đỗ Văn Thư là người hướng dẫn, chỉ đạo cho tôi chi tiết các công việc mà trưởng phòng phải làm, cần đi đến đâu để giải quyết các công việc.Đó là phong cách lãnh đạo trực tiếp mà ông Đỗ Văn Thư sử dụng đối với người học việc như tôi. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, cảm ơn bà rất nhiều, chúc bà luôn mạnh khỏe và làm tốt các công việc được giao. Chào bà! Biên bản 2: Ngày 27/05/2013, Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Anh Nguyễn Văn Công (21 tuổi) Chức vụ: Công nhân Chuyên môn nghiệp vụ: Thợ rải nhựa đường Thời gian: Giờ nghỉ trưa Địa điểm: Công trình thi công đoạn đường liên xã Liên Chung –Việt Lập Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào anh, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn anh. Mong anh trả lời câu hỏi của tôi. Anh Nguyễn Văn Công: Vâng, chào anh, tôi rất sẵn lòng trả lời câu hỏi của anh, nhưng anh có thể nói qua 2 chỉ số về Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng, vì trình độ văn hóa của tôi chỉ là 12 năm. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, tôi có thể trình bày như sau: “Cấu trúc khởi xướng” ở đây là hàm ý hành vi của người lao động trong việc mở đường cho mối quan hệ giữa bản thân và các thành viên của nhóm làm việc và trong việc tìm cách thiết lập những thể thức đã tường minh của tổ chức, những kênh giao tiếp và những phương pháp làm thủ tục hay nói nôm na là quan tâm tới công việc còn “Sự ân cần” hàm ý hành vi thể hiện quan hệ thân ái lòng tin và tôn trọng lẫn nhau và sự thân mật trong mối quan hệ giữa người lao động với các nhân viên của mình để từ đó các nhà quản lý đưa ra các phong cách lãnh đạo đối với từng nhân viên của mình.Vậy anh cho tôi hỏi anh đã được người quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo nào đối với riêng cá nhân anh được không? Anh Nguyễn Văn Công: Vâng, về vấn đề này thì tôi xin trả lời như sau: Là công nhân thợ rải nhựa đường và mới đi làm được 2 ngày nên tôi không biết làm thế nào cho đúng, các anh trong đội sản xuất đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình, với mặt đường như vậy thì cần rải dày hay mỏng, làm sao rải cho đều tay một cách nhanh nhất. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, theo như anh nói là người quản lý đã sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán hay trực tiếp để lãnh đạo đối với những người mới vào nghề như anh. Vâng, xin cảm ơn anh đã bớt chút thời gian trả lời câu hỏi của tôi, với công việc vất vả như vậy anh nhớ giữ sức khỏe, chúc anh hoàn thành tốt công việc mà mình được giao. Chào anh! Biên bản 3: Ngày 28/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Anh Nguyễn Đức Sanh (23 tuổi) - Công nhân Chị Nguyễn Thị Oanh (25 tuổi) - Kế toán Địa điểm: Công trình thi công huyện Tân Yên Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào anh, chị tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn anh, chị. Mong anh, chị trả lời câu hỏi của tôi. Anh Nguyễn Đức Sạnh: Vâng, chào anh, anh cứ việc hỏi. Chị Nguyễn Thị Oanh: Vâng, mời anh. Nguyễn Văn Thanh: Là những nhân viên mới vào nghề, kinh nghiệm chưa có nhiều nên chưa thể hoàn thành công việc một các trôi chảy, chắc hẳn ban lãnh đạo sẽ phải có cách lãnh đạo riêng, vậy phong cách lãnh đạo mà anh, chị nhận được từ phía họ như thế nào? Anh Nguyễn Đức Sạnh: Hầu hết những công nhân lái máy như tôi là những người trẻ tuổi, công việc vất vả, lại đòi hỏi độ chính xác cao, mới vào nghề được 2 tháng. Trong quá trình làm việc, tôi được các đội trưởng đội thi công hướng dẫn chỉ đạo cần phải làm những công việc gì, chẳng hạn như mặt đường này xử lý như thế nào? Đối với mặt đường cần phải lu như thế nào mới đúng tiêu chuẩn vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kế được chi phí… Chị Nguyễn Thị Oanh: Những ngày đầu làm việc tại công ty, không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ vì những gì mình được học trên giảng đường đại học so với thực tế ở doanh nghiệp là khác rất nhiều. Là một kế toán phải thu thập toàn bộ các giấy tờ, thủ quỹ, số dư lượng tiền…nên tôi còn rất lúng túng và có nhiều việc phát sinh không biết xử lý như thế nào? Cũng may là mọi việc tôi được bà Nguyễn Thị Hồng (kế toán trưởng) là người trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo từng công việc, được bà chỉ rõ công việc này cần làm như nào? Đối với các loại giấy tờ quan trọng thì giải quyết ra sao? Nguyễn Văn Thanh: Vâng, tôi xin cảm ơn anh, chị rất nhiều. Chúc anh, chị luôn mạnh khỏe và hoàn thành tốt công việc được giao. Chào anh, chị! Biên bản 4: Ngày 28/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Phan Minh Trường (32 tuổi) Chức vụ: Nhân viên kĩ thuật Chuyên môn nghiệp vụ: Nhân viên kĩ thuật Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào anh, em xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay em đến đây xin phép được phỏng vấn anh. Mong anh trả lời câu hỏi của em. Anh Phan Minh Trường: Chào em, em đặt câu hỏi đi. Nguyễn Văn Thanh: Là nhân viên kỹ thuật, làm việc trong công ty đã lâu, phong cách lãnh đạo mà ban lãnh đạo sử dụng đối với anh là gì? Anh Phan Minh Trường: Lãnh đạo công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo trực tiếp bằng cách đề ra mục tiêu cho nhân viên. Ví dụ: Ban giám đốc gia hạn cho tôi là trong vòng một tháng, anh phải hoàn thành xong bản vẽ công trình thi công trên đoạn đường liên xã Liên Chung – Tân Yên. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, em cảm ơn anh, chúc anh luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Biên bản 5: Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Nguyễn Ngọc Lâm (30 tuổi) Chức vụ: Nhân viên phòng kế hoạch Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư cầu đường Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào anh, em xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay em đến đây xin phép được phỏng vấn anh. Mong anh trả lời câu hỏi của em. Anh Nguyễn Ngọc Lâm: Ok. Em hỏi đi. Nguyễn Văn Thanh: Anh có thể cho em biết phong cách lãnh đạo mà lãnh đạo của anh dùng trong các buổi họp đối với các anh và các đồng nghiệp của anh như thế nào được không ạ? Anh Nguyễn Ngọc Lâm: Là nhân viên phòng kế hoạch , chuyên môn nghiệp vụ là kỹ sư cầu đường, nên anh thường dự các cuộc họp, trưởng phòng của anh khi chủ trì cuộc họp với các đội trưởng thi công, họ luôn dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, dựa trên sự trao đổi, thảo luận xem công trình này có thể hoàn thành trong thời gian bao lâu, chi phí trang thiết bị , máy móc cần những gì. Sau thời gian tranh luận, ban lãnh đạo ghi nhận những ý kiến cá nhân rồi đi đến thống nhất và ra quyết định sao cho hợp lý nhất. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, em cảm ơn anh. Chúc anh luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Chào anh! Biên bản 6:Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Ông Phạm Văn Thức (49 tuổi) Chức vụ: Nhân viên Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào ông, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn ông. Mong ông trả lời câu hỏi của tôi. Ông Phạm Văn Thức: Vâng, anh hỏi đi. Nguyễn Văn Thanh: Trong một công ty, không thể không có những người vi phậm điều lệ công ty. Là cán bộ bên công đoàn chắc hẳn ông đã chứng kiến các vụ về việc kỷ luật nhân viên của ban lãnh đạo. Ông có thể cho tôi biết phong cách lãnh đạo của ban lãnh đạo trong việc kỷ luật nhân viên trong công ty là gì? Ông Phạm Văn Thức:Trong thời gian tôi làm việc, chứng kiến rất nhiều vụ kỉ luật dành cho nhân viên vi phạm quy chế của công ty, buộc phải đưa ra hội đồng kỉ luật. Cụ thể hơn là tôi đã được dự cuộc họp về việc kỷ luật công nhân Đỗ Huy Nam vi phạm trong những điều lệ của công ty, tự ý rời khỏi công trường để làm việc cá nhân mà không có lý do chính đáng. Để giải quyết việc này, ban lãnh đạo đã dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, lấy ý kiến của các thành viên trong hội đồng rồi thống nhất và ra quyết định kỷ luật. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, cảm ơn ông rất nhiều. Chúc ông luôn khỏe và công tác tốt. Chào ông! Biên bản 7: Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Bà Ngô Thị Ánh Tuyết (38 tuổi) Chức vụ: Nhân viên Chuyên môn nghiệp vụ: Y tế - Văn thư Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào bà, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn bà. Mong bà trả lời câu hỏi của tôi. Bà Ngô Thị Ánh Tuyết: Anh hỏi đi! Nguyễn Văn Thanh: Bà có thể cho tôi biết trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo đã sử dụng các loại phong cách lãnh đạo nào đối với mọi người? Bà Ngô Thị Ánh Tuyết: Trong công ty, ban lãnh đạo thường dùng nhiều phong cách lãnh đạo như trực tiếp, dân chủ nhưng tôi được ban giám đốc áp dụng phong cách lãnh đạo tự do, ủy thác, giao phó. Chẳng hạn như: Giám đốc ra lệnh cho tôi chuẩn bị toàn bộ các thiết bị văn phòng để phục vụ cho cuộc họp vào thứ 2 tới. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, cảm ơn bà rất nhiều, chúc bà luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Chào bà! Biên bản 8: Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Như (38 tuổi) Chức vụ: Nhân viên Chuyên môn nghiệp vụ: Phục vụ ăn uống Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào bà, cháu xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay cháu đến đây xin phép được phỏng vấn bà. Mong bà trả lời câu hỏi của tôi. Bà Nguyễn Thị Như: Ok, cháu hỏi đi. Nguyễn Văn Thanh: Bà có thể cho cháu biết trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo đã sử dụng các loại phong cách lãnh đạo nào đối với mọi người? Bà Nguyễn Thị Như: Là nhân viên phụ trách công tác ăn uống, tôi đã được ban lãnh đạo dùng phong cách lãnh đạo tự do, tự do ở đây là giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách toàn bộ bữa tiệc để tiếp khách. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, cháu cảm ơn, chúc bà luôn mạnh khỏe và làm việc hiệu quả. Chào bà! Biên bản 9: Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Anh Nguyễn Hồng Phong (38 tuổi) Chức vụ: Nhân viên kĩ thuật Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào anh, emxin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay em đến đây xin phép được phỏng vấn anh. Mong anh trả lời câu hỏi của em. Anh Nguyễn Hồng Phong: Ok. Em cứ hỏi. Nguyễn Văn Thanh: Anh có thể cho em biết trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo đã sử dụng các loại phong cách lãnh đạo nào đối với anh? Anh Nguyễn Hồng Phong: Là nhân viên làm việc đã lâu nên giám đốc đã sử dụng phong cách lãnh đạo tự do với anh, giao cho anh toàn quyền việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho các nhân viên trong công ty. Biên bản 10: Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Ông Phạm Đông Giang (38 tuổi) Chức vụ: Kỹ sư Địa điểm: Công ty cổ phần XDGTBG Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào ông, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn ông. Mong ông trả lời câu hỏi của tôi. Ông Phạm Đông Giang: Ok. Anh hỏi đi. Nguyễn Văn Thanh: Ông có thể cho tôi biết trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo đã sử dụng các loại phong cách lãnh đạo nào đối với ông và mọi người? Ông Phạm Đông Giang: : Là nhân viên có thâm niên làm việc lâu lắm nên tôi được lãnh đạo tin tưởng và dùng phong cách lãnh đạo tự do cho tôi hoàn thành bản vẽ thiết kế công trình trong vòng 2 tuần. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, cảm ơn ông, chúc ông luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Chào ông! Biên bản 11: Ngày 27/05/2013 Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh Người trả lời phỏng vấn: Ông Nghiêm Xuân Tranh (42 tuổi) Chức vụ: Giám đốc Địa điểm: Phòng Giám đốc Nội dung phỏng vấn: Nguyễn Văn Thanh: Chào ông, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Nguyễn Văn Thanh, quê ở Tân Yên – Bắc Giang, hiện đang là sinh viên năm 2, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN. Để phục vụ cho bài tiểu luận cuối kì của tôi về chủ đề: Phân tích phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua hai chỉ số Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng nên hôm nay tôi đến đây xin phép được phỏng vấn ông. Mong ông trả lời câu hỏi của tôi. Ông Nghiêm Xuân Tranh: Được rồi, tôi sẽ dành cho anh 10 phút. Anh hỏi đi. Nguyễn Văn Thanh: Với cương vị là lãnh đạo cao nhất của công ty, ông thường dùng phong cách lãnh đạo nào đối với những nhân viên dưới quyền của mình? Ông Nghiêm Xuân Tranh: Nói đến phong cách lãnh đạo thì có rất nhiều cách khác nhau, có thể liệt kê như độc đoán, dân chủ, tự do…những phong cách này tùy vào từng tình huống cụ thể mà tôi sử dụng nó. Cụ thể như dùng phong cách độc đoán đối với các nhân viên mới, những người đang trong giai đoạn học việc hay giai đoạn bắt đầu hình thành tập thể hoặc có thể lãnh đạo theo tính khí. Dùng phong cách dân chủ với những người có tinh thần hợp tác, có lối sống tập thể và phong cách tự do với những người không thích giao thiệp hay đầu óc cá nhân chủ nghĩa. Nguyễn Văn Thanh: Vâng, cảm ơn ông đã giành thời gian trả lời câu hỏi của tôi. Chúc ông và gia đình luôn mạnh khỏe, chúc cho công ty ngày càng phát triển. Chào ông!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_tieu_luan_tam_ly_hoc_quan_ly_cuoi_ky_3438.docx