Lịch sử là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong mỗi quốc gia. Một con người sinh ra trong một đất nước mà không hiểu biết gì về lịch sử của đất nước mình thì con người đó chẳng khác gì một kẻ thiếu kiến thức. Không biết yêu quê hương, đất nước, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của đất nước mình. Lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc Tiểu học, các em sắp sửa chia tay trường Tiểu học để tiến lên một môi trường mới, trong giai đoạn cuối cấp này có những quan niệm là Lịch sử là môn học phụ không quan trọng, không thi tốt nghiệp, kèm theo tính chất khô khan, khó nhớ của nó, bên cạnh đó phương pháp dạy học không gây hứng thú của giáo viên sẽ làm cho một số em nhác học lịch sử, ghét bỏ Lịch sử, lâu dần nhác học Lịch sử ở lớp trên, dẫn đến hổng kiến thức Lịch sử phổ thông. Vì thế người giáo viên cần có những biện pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập Lịch sử cho các em ngay từ lúc này.
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 14944 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì dạy - học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ thể nhận thức là người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...và các yếu tố khách quan như: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập,... Ở đây tôi xin được quan niệm sự hứng thú trong học tập như là hệ quả của các yếu tố tương tác đó.
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, tăng năng suất làm việc ở mỗi người. Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của họ ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực. Như đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học.
Bàn về hứng thú học tập xin được nói về thực trạng giáo dục ngày nay là vấn đề học môn Lịch sử. Học sinh phổ thông không mặn mà với môn Sử. Kết quả tuyển sinh Đại học năm 2006 – 2007 đã chứng minh điều đó: Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10). Kết quả đó cho thấy học sinh của chúng ta đang bị mù về lịch sử. Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, Lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Kết quả môn Sử như vậy phải chăng do sách giáo khoa soạn khô khan, cách dạy của giáo viên chưa tạo hứng thú, giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy, phương pháp dạy học chưa hiệu quả, học sinh thiếu phương tiện học tập, ... Đứng trước thực trạng giáo dục của nước nhà là một giáo viên Tiểu học tương lai, nhận thức được tầm quan trọng của bậc Tiểu học nói chung và môn học Lịch sử trong nhà trường Tiểu học nói riêng tôi xin được góp chút công sức của mình vào việc dạy học môn Lịch sử ở Tiểu học thông qua việc tìm hiểu đề tài: “ Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học”.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lí luận chung về hứng thú và hứng thú học tập
1.1.1Khái niệm chung về hứng thú
Hứng thú là một hiện tượng tâm lí phức tạp, như nhà tâm lí học L. X. Vưgôtxki đã khẳng định : “Đối với việc nghiên cứu, hầu như không có vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người
1.1.1.1 Định nghĩa hứng thú
I. Phrebac đã coi hứng thú như một thuộc tính có sẵn, mang tính bẩm sinh của con người; U. Giêmxơ cho rằng: Hứng thú có nguồn gốc sinh vật, còn Framixka quan niệm hứng thú là trường hợp riêng biệt của thiên hướng …
Sau này, các nhà tâm lý học đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Ở đây, hứng thú thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và xúc cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động …
1.1.1.2Vai trò hứng thú trong hoạt động của cá nhân
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú có kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong học tập, lao động, công tác. Ngược lại, khi không có hứng thú, không có sự say mê con người sẽ thực hiện nó một cách gượng ép, không mang tính tự giác, hoạt động trở nên khó khăn hơn, nặng nhọc, dễ gây cho con người mệt mỏi, chán nản và hiệu quả đạt được sẽ không cao.
Vì quan trọng như vậy nên hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói riêng, đang là một trong những vấn đề được các nhà tâm lý học và giáo dục học hết sức quan tâm, như đại văn hào M. Goocki từng viết: “Tài năng nói cho cùng là tình yêu đối với công việc".
1.1.1.3 Định nghĩa hứng thú học tập
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân. Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Thái độ, hứng thú
Lòng yêu thích, tin tưởng vào khoa học, ham tìm tòi, khám phá
¯
Kỹ năng
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, nhận biết đúng các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử, có cảm xúc, tình cảm trước sự kiện,…
¯
Tri thức
Ghi nhớ
à
Hiểu
à
Vận dụng
à
Phân tích
à
Tổng hợp
1.2 Khái quát về môn Lịch sử ở Tiểu học
1.2.1 Vai trò môn Lịch sử lớp 5
Cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử từ giữa TK XIV đến nay, cụ thể là thời kì kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua đó cho học sinh thấy được Lịch sử của đất nước ta trong những năm kháng chiến ác liệt đó, một đất nước nghèo chịu sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến nặng nề đã đứng lên dành chiến thắng từ tay của bọn chủ nghĩa đế quốc như thế nào. Biết được công ơn to lớn mà cha ông ta đã hi sinh để dành độc lập. Từ đó hình thành ở các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, để các em hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn.
1.2.2 Đặc điểm nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa TK XIV đến nay.
1.3 Đặc điểm học sinh lớp 5 trong học tập
Rất hiếu động luôn thích thú với những hoạt động tìm tòi, khám phá.
Khả năng trực quan nhạy bén hơn khả năng tư duy.
Xét về mặt tâm lý, học sinh lớp 5 luôn muốn tự khẳng định mình với thầy cô, bạn bè và rất thích được khen .
1.4 Hứng thú học môn Lịch sử của học sinh lớp 5
* Khái niệm hứng thú học môn Lịch sử của học sinh lớp 5
Trên cơ sở những phân tích trên, tôi xin đi đến định nghĩa về hứng thú học môn Lịch sử như sau: Hứng thú học môn Lịch sử là thái độ lựa chọn đặc biệt của HS đối với quá trình lĩnh hội, có sự hiểu biết và vận dụng những tri thức Lịch sử trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn Lịch sử đối với bản thân.
* Các biểu hiện hứng thú học môn Lịch sử của học sinh lớp 5
Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau. Đó là:
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê,...) đối với môn Lịch sử yêu thích môn Lịch sử, coi việc học Lịch sử là niềm vui, niềm hạnh phúc.
- Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân của sự yêu thích trên liên quan đến đối tượng của hoạt động học Lịch sử (nội dung và phương pháp học), hoặc gián tiếp liên quan đến đối tượng trên (Lịch sử được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, giáo viên dạy hay)…
- Biểu hiện về mặt hành động: HS biểu hiện bằng các hành động học tập tích cực học tập.
+ Trong giờ lên lớp: Say mê học tập, chăm chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với GV; tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Ở ngoài lớp và về nhà: Học bài, làm bài đầy đủ; tự giác làm bài tập; tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến môn Lịch sử; tham gia các hoạt động ngoại khóa về Lịch sử ,…
- Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi về môn LS.
1. 5 Cơ sở một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập môn Lịch sử
a/ Những yếu tố chủ quan (bên trong):
- Trình độ phát triển trí tuệ của HS là cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú học môn Lịch sử ở các em.
- Thái độ đối với việc học tập môn Lịch sử.
b/ Những yếu tố khách quan (bên ngoài):
- Điều kiện vật chất cần thiết để dạy học có hiệu quả: bao gồm các tài liệu, sách vở, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học, trang thiết bị dạy học, phương tiện,...của nhà trường. Đây là yếu tố cần thiết để HS học toán có kết quả.
- Hoàn cảnh, môi trường học tập:
+ Môi trường gia đình: Thái độ của cha mẹ đối với việc học tập môn Lịch sử + Tập thể HS: Trong tập thể, nếu HS tích cực hoạt động cùng nhau, tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực, làm nảy sinh niềm vui, cùng tham gia bài học tạo nên hứng thú trong việc học tập môn Lịch sử.
+ Giáo viên: đó là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, lòng say mê nhiệt tình, sự hứng thú với nghề nghiệp của GV đối với môn Lịch sử, đặc biệt là phương pháp dạy học... ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển hứng thú học tập của HS.
Tóm lại, hứng thú học môn Lịch sử của HS tiểu học nảy sinh và phát triển dưới ảnh hưởng qua lại của tổ hợp những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan nhất định. Do đó, muốn hình thành và phát triển hứng thú học môn Lịch sử cho HS, cần phải chú ý cả những yếu tố bên trong, cũng như những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là cần chú ý đến vai trò “chủ đạo của người GV” mà cụ thể là phương pháp dạy học mà người giáo viên sử dụng.
1.6 Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5
* Phương pháp trực quan
* Phương pháp quan sát
*Phương pháp kể chuyện
* Phương pháp đóng vai
* Phương pháp hỏi đáp
* Phương pháp trò chơi học tập
Chương II: HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5
2.1 Phương pháp trực quan
Áp dụng đối với những bài có nội dung về nhân vật lịch sử: ( Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6).
Các bài có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công ( các bài: )
Ví dụ: Khi dạy bài “Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (tr 15)
-Giới thiệu bài: Mở đầu cho bài học giáo viên dán hình ảnh bến nhà Rồng và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào?
+HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào. Sau đó GV dùng nó để giới thiệu bài mới.
Hình 1: Bến Nhà Rồng
HĐ: Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành ( ngày sinh, quê quán)
- Dựa vào SGK yêu cầu HS cho biết về ngày sinh của Nguyễn Tất Thành?
- Sau khi học sinh trả lời GV dán hình ảnh Nguyễn Tất Thành lên bảng kèm theo chú thích về ngày sinh. Lưu ý bức ảnh này được chụp vào khoảng thời gian năm 1911, lúc người 21 tuổi.
- Về quê quán GV treo bản đồ, yêu cầu HS chỉ quê Bác trên bản đồ.
--> Áp dụng phương tiện trực quan là bản đồ vào dạy học, các em sẽ có sự tri giác cụ thể hơn, có thể ghi nhớ và khắc sâu được nội dung hơn.
Hình 2: Nguyễn Tất Thành ( 1890 – 1969) Hình 3: Bản đồ Việt Nam
-Giới thiệu một số hình ảnh về quê hương của Bác cho HS xem
Nhaø saøn cuûa baùc
Hình 4: Làng Hoàng Trù quê ngoại Hình 5: Làng Sen quê nội
Hình 6: Ngôi nhà Bác sống thời niên thiếu Hình 7: Nhà sàn của Bác
+ Qua các hình ảnh này HS sẽ thấy được Bác sinh ra từ vùng quê của xứ Nghệ nghèo khổ : “ Làng Sen đóng khố thay quần. Ít cơm nhiều cháo xoay quần quanh năm”
--> Với những hình ảnh sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi trong kí ức HS, các em sẽ thích thú với tiết học Lịch sử vì kiến thức chẳng hề khô khan mà trái lại rất dễ nhớ.
Ví dụ: “ Bài 26: Tiến vào dinh Độc Lập” ( tr 55)
HĐ: Trình bày chiến dich Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tấn công vào Dinh Độc lập.
- GV trình bày trận đánh trên sơ đồ chiến lược cho HS dễ hình dung: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào lúc 17 giờ ngày 26/6/1975. Quân ta chia làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Tại mũi tiến công phía Đông, dẫn đầu là lữ đoàn xe tăng 203
Hình 8: Sơ đồ chiến dịch HCM Hình 9: Xe tăng 843 tiến vào dinh
Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho lữ đoàn phối hợp với đơn vị bạn cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thuận đi đầu,…xe tăng 843 lao vào cổng phu và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào.
Hình 10: Lữ đoàn xe tăng 203 tiến vào dinhHình 11: Xe tăng 390 húc đổ cổng dinh
Lá cờ tung bay trên nốc dinh Độc Lập, Tiếng reo hò sung sướng mừng giờ phút lịch sử đất nước được thống nhất và độc lập. Bắc Nam sum họp một nhà. Qua đó các em thấy được cái hào hùng, oanh liệt trong chiến dịch này. Những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em.
- Kết thúc phần trình bày trận đánh bằng lời GV cho HS xem 1 đoạn video về Tiến vào Dinh Độc Lập. ( Ở bài dạy này GV nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là bài giảng điện tử cho có hiệu quả và khoa học hơn).
2.2 Phương pháp quan sát
a) Bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị, văn hoá- xã hội... (Trong chương trình lớp 5 là các bài: bài 4; bài 12; bài 13; bài 16; bài 19; bài 21; bài 27 và bài 28).
Ví dụ: “ Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo” ( tr 24)
HĐ: Tìm hiểu hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám
-Yêu cầu HS đọc trong sách giáo đoạn “Từ cuối 1945 -> nghìn cân treo sợi tóc”, kết hợp với việc quan sát các bức hình sau trả lời câu hỏi:
Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
Hình 12: Quân Pháp ở Sài Gòn 1945 Hình 13: Quân Anh đến Sài Gòn 9/1945
Hình 14: Quân Trung Quốc dân đảng Hình15: Xương của các nạn nhân trận đói
1945 được cải tán ( Hà Nội)
Hình 16: Dân đói năm 1945
Ví dụ : “ Bài 22 : Đường Trường Sơn”
HĐ : Tìm hiểu về đường Trường Sơn, GV cho HS quan sát những hình ảnh dưới đây và đặt câu hỏi : có em nhận xét gì về khi quan sát những hình ảnh dưới
-->Phương pháp này giúp cho HS có biểu tượng sinh động, cụ thể về sự kiện lịch sử, kết hợp với việc đối chiếu với sách giáo khoa, phân tích, tổng hợp để tìm ra câu trả lời. Chứ không phải chỉ tưởng tượng suông và đọc sách trả lời, mang cái nhìn cụ thể cho hs, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm yêu nước, thương nòi cho học sinh.
* Lưu ý: Ở Tiểu học, mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
2.3 Phương pháp hỏi đáp
- Nếu việc dạy học chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức, thầy đọc trò chép, không phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh thì học sinh sẽ nhanh cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bị thụ động. Vận dụng phương pháp hỏi đáp vào dạy học Lịch sử là một trong những cách dạy học hữu hiệu tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì phương pháp này kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói và làm không khí lớp học sôi nổi.
Ví dụ: “ Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo” ( tr 24)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”, Kêu gọi tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: “ Không một tấc đất bỏ hoang!”, “ Tấc đất tấc vàng”, Phát động “ Tuần lễ vàng”. Phát động phong trào xoá nạn mù chữ; Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo...).
- Kết quả của những biện pháp đó là gì? ( Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm).
--> Đặt ra những câu hỏi yêu cầu HS phải tìm tòi, phải có cảm nhận riêng của mình. Khi trả lời được HS sẽ cảm thấy phấn khởi vì trình độ, khả năng của mình so với những bạn khác, các em sẽ có hứng thú học tập tiếp tục chú ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi. Những HS còn lại sẽ noi theo, muốn trả lời được như bạn để khẳng định mình. Từ đó sẽ tạo nên không khí học tập sôi nổi, vui tươi.
*Lưu ý : Câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu xoáy vào trọng tâm để tất cả HS đều hiểu được yêu cầu của câu hỏi.
- Cần đặt câu hỏi cho mọi học sinh trong lớp, tức là câu hỏi có nhiều mức độ, khó, dễ, trung bình.
- Cần chú ý lắng nghe câu trả lời của các em khi cần có thể nhận xét, bổ sung, csửa chửa để hoàn thiện nội dung câu trả lời cho các em.
2.4 Phương pháp kể chuyện
- Áp dụng với những dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử: ( Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6).
Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương pháp như kể chuyện, sắm vai .... Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai để kể.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” giáo viên có thể dùng phương pháp kể chuyện để tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Bác. Thông qua câu chuyện “Nguyễn Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế”. Nội dung câu chuyện là sự nghèo khó trong tuổi thơ của Bác ở vùng quê nghèo, và truyền thống hiếu học của gia đình Bác.
Ví dụ: “ Bài 17: Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ” ( tr 37)
HĐ: Kể về những tấm gương trong cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ. GV dùng phương pháp kể chuyện kể cho HS nghe câu chuyện anh hùng Tô Vĩnh Diệm lấy thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng,..
+ Bế Văn Đàn lấy than mình làm giá súng:
Bế Văn Đàn là người dân tộc Tày, quê Cao Bằng, xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích.
Chiến dịch Đông Xuân (1953 – 1954) đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.
Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy.
Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công,
-Sau đó cho HS quan sát những bức hình sau:
Hình 17: Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng Hình 18: Tô Vĩnh Diệm lấy than
mình chèn pháo
à HS Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy học sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, và thú vị.
*Lưu ý: Nên chú ý dành nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc với tư liệu lịch sử để hình thành các biểu tượng lịch sử.
- Cần tái hiện quá khứ đúng như nó đã tồn tại, tức là cần tôn trọng tính chân thực lịch sử.
- Nếu chọn phương pháp kể chuyện mà yêu cầu HS kể lại chuyện, cần chống lại cách học thuộc lòng, từng câu từng chữ trong SGK của học sinh. Phải để học sinh kể lại câu chuyện lịch sử bằng chính ngôn ngữ của mình.
- Thời gian kể chuyện chỉ nên chiếm vài phút còn lại để giới thiệu tiểu sử, hoặc mô tả một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội,…
2.5 Phương pháp đóng vai
Ví dụ: “ Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” (tr 21)
-Cho HS sắm vai Bác Hồ, các vi tướng chính phủ lâm thời, nhân dân, đồng bào Việt Nam diễn tả lại không khí của buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
+ 5, 6 bạn HS đứng trên bục giảng quay mặt về phía lớp. Trong đó có 1 bạn đóng Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập. Yêu cầu đọc chậm rãi, hùng dũng. “ Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng...”
+ Một tốp 10 – 15 bạn HS đứng quay mặt lên bục giảng. Hướng về phía các bạn ở trên đóng làm nhân dân vui sướng, phấn khởi trong ngày độc lập của đất nước.
àGiúp HS khắc sâu nội dung bài học.
* Lưu ý: Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học và trình độ của HS, tình huống không nên quá phức tạp.
- Khuyến khích mọi HS đặc biệt là những em nhút nhát tham gia quá trình thảo luận, xây dựng vở kịch.
- Trong thời gian thảo luận GV nên đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để giúp đỡ, hỗ trợ HS kịp thời.
- Nên chuẩn bị một số điều kiện cơ sở vật chất phù hợp cho vở diễn để phần đóng vai them hứng thú, hấp dẫn.
Phương pháp trò chơi học tập
Áp dụng với các kiểu bài có dạng bài ôn tập, tổng kết.Các bài về nhân vật, sự kiện, các bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến. Giáo viên nên vận dụng tổng hợp phương pháp trò chơi học tập kết hợp với những phương pháp khác như hoạt động nhóm, hỏi đáp, quan sát,..
* Trò chơi giải mật mã
Với trò chơi này có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử dụng trong các tiết làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước.
Ví dụ: “Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” (tr 21)
Để củng cố lại bài học GV có thể cho HS chơi trò chơi giải mật mã như sau:
a/ Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện đó có liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử được coi là “mật mã” .
- Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
- Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện, học sinh sẽ có căn cứ để xác định các dữ kiện đó liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.
b/ Sử dụng trò chơi
Phần củng cố bài học, giáo viên đưa ra một bông hoa bằng giấy có 4 cánh, mỗi cánh hoa là mỗi dữ kiện, nhụy hoa là một “mật mã” :
* GV nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa:
- Cánh hoa 1: Ngày 5/6/1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- Cánh hoa 2: Cách mạng tháng Tám thành công vào thời gian nào?
- Cánh hoa 3: Ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa?
- Cánh hoa 4: “ Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được,...quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...” là đoạn trích trong tác phẩm nào?
* Cho học sinh lựa chọn cánh hoa để trả lời.
* Khi đã tìm được tất cả câu trả lời ở các cánh hoa, giáo viên cho học sinh tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện đó để giải mật mã ở nhụy hoa.
* Đáp án:
- Cánh hoa 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- Cánh hoa 2: 19/8/1945.
- Cánh hoa 3: 2/9/1945.
- Cánh hoa 4: Tuyên ngôn Độc lập.
- Nhụy hoa: “Mật mã: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”
* Trò chơi ô chữ
Sau phần ôn tập, hệ thống hoá có thể cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ” để củng cố kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)” ( tr 40) GV có thể cho HS chơi trò chơi ô chữ như sau:
a/ Chuẩn bị
-Ô chữ gồm 8 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc
1
2
3
4
5
6
7
8
*Dựa vào các gợi ý sau để tìm chữ cái :
Để đẩy lùi giặc đói Bác Hồ tổ chức ngày này ?
Để đẩy lùi giặc dốt Bác Hồ tổ chức lớp học này ?
Nhân dân Phú Thọ đã làm gì để chống quân Pháp nhảy dù ?
Thu – Đông 1947, Việt bắc trở thành: “......Giặc Pháp”.
Ngày 16/09/1950, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm này ?
Tên của người anh Hùng “Chặt cánh tay phá đồn địch” ?
Ngày 01/05/1954, ta mở.... tấn công lần thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tên của người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai ?
b/ Sử dụng trò chơi
*Đáp án:
1
N
G
À
Y
Đ
Ồ
N
G
T
Â
M
2
B
Ì
N
H
D
Â
N
H
Ọ
C
V
Ụ
3
C
Ắ
M
C
H
Ô
N
G
4
M
Ồ
C
H
Ô
N
5
Đ
Ô
N
G
K
H
Ê
6
L
A
V
Ă
N
C
Ầ
U
7
Đ
Ợ
T
8
P
H
A
N
Đ
Ì
N
H
G
I
Ó
T
* Tất cả các chữ cái ghép lại thành từ “ Thắng lợi”.
àĐây là phương pháp học mà chơi, chơi mà học có hiệu quả giáo dục cao. Học sinh phát tận dụng hết vốn kiến thức của mình để có thể trả lời đúng câu hỏi. Khuyến khích được tất cả các Hs trong lớp được tham gia, tạo không khi sôi nổi, vui tươi, hào hứng trong các em.
Một số kế hoạch dạy học cụ thể minh họa cho việc tạo hứng thú học tập thong qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Lịch sử và Địa lí Ngày soạn: 4/ 6/ 2012
Lớp: 5 Người soạn:
Tuần: Người dạy:
Bài 64: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta.
- HS hiểu được ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người.
- HS biết được mục đích ra nước ngoài của Bác là do mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Kể được câu chuyện về ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
3. Thái độ:
- Cảm phục ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
- Có thái độ kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Hình ảnh về Bác, gia đình Bác, quê hương Bác, bến cảng Nhà Rồng. Giáo án điện tử
- Học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định lớp
( 1phút)
2.Kiểm tra bài cũ
( 3 phút)
3.Bài mới:
( 1 phút)
HĐ 1:: Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của NTT.
Phương pháp quan sát, hỏi- đáp.
( 7 phút)
HĐ 2: : Tìm hiểu mục đích ra nước ngoài của NTT.
Phương pháp hỏi đáp, thảo luận.
( 9 phút)
HĐ 3:
Tìm hiểu ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Phương pháp đóng vai, phương pháp trực quan.
( 12 phút)
4. Củng cố, dặn dò.
( 2 phút)
- Cho lớp hát.
- Chấm vở bài tập 4-5 HS
- Nhận xét, ghi điểm.
-Giới thiệu bài: cho HS quan sát hình ảnh sau và hỏi:
+ Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào?
Để bước vào hoạt động 1, GV cho HS xem tranh và hỏi:
+ Đây là ai?
+ Em biết gì về thời niên thiếu của người này?
-HS làm việc SGK trả lời câu hỏi:
+Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
-Cho HS lên chỉ vị trí quê Bác trên bản đồ.
- Giới thiệu với các em một số hình ảnh về quê nội, quê ngoại của Bác.
-Hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Mục đích ra nước ngoài của NTT là gì?
+ NTT chọn con đường đi về phương nào? Vì sao Người không đi theo các bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?
- Cho HS phân vai diễn lại tiểu phẩm “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước”.
-Các em vừa xem tiểu phẩm “NTT ra đi tìm đường cứu nước”, bây giờ hãy cho cô biết:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
Hình: tàu La-tu-so-Tờ rê-vin
Hình: NTT làm phụ bếp trên tàu
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em vì sao Người lại có ý chí quyết tâm đó?
-Qua việc tìm hiểu bài, em có thể rút ra kết luận gì cho bài học hôm nay.
Kết luận: Năm 1911, với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất Thành đã rời cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
- Lớp hát
- Thực hiện
-HS lắng nghe, trả lời
- Trả lời: Nguyễn Tất Thành (NTT)tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị Pháp xâm chiếm.
+ NTT ra quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
+ NTT chọn con đường đi về phương Tây. Người không chọn con đường giống các bậc tiền bối vì Người không tán thành với các con đường cứu nước này và các con đường này đều đã thất bại.
- 3 học sinh thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê).
- Sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau.
Bên cạnh đó, Người cũng không có tiền.
- Người rủ Tư Lê- một người bạn thân đi cùng và sẵn sàng làm bất cứ việc gì để sống và để đi ra nước ngoài.
- Tại Bến Cảng Nhà Rồng,
vào ngày 5/6/1911.
Hình: Bến Nhà Rồng
- Điều đó cho thấy Người có ý chí kiên định, quyết tâm cao và lòng dũng cảm ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Vì Người có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc.
- HS trả lời.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
KẾT LUẬN
Hứng thú đối với một môn học là rất cần thiết, nó như mùi vị của một món ăn ngon. Nếu mùi vị nó ngon thì người ăn sẽ thích thú, ăn nhiều và mong mốn được ăn nó thêm nhiều lần nữa. Nhiệm vụ của người giáo viên cũng vậy phải biết làm cho tiết học của mình thêm nhiều hứng thú, học sinh sẽ tích cực học tập, say mê, yêu thích tìm hiểu kiến thức…
Lịch sử là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong mỗi quốc gia. Một con người sinh ra trong một đất nước mà không hiểu biết gì về lịch sử của đất nước mình thì con người đó chẳng khác gì một kẻ thiếu kiến thức. Không biết yêu quê hương, đất nước, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của đất nước mình. Lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc Tiểu học, các em sắp sửa chia tay trường Tiểu học để tiến lên một môi trường mới, trong giai đoạn cuối cấp này có những quan niệm là Lịch sử là môn học phụ không quan trọng, không thi tốt nghiệp, kèm theo tính chất khô khan, khó nhớ của nó, bên cạnh đó phương pháp dạy học không gây hứng thú của giáo viên sẽ làm cho một số em nhác học lịch sử, ghét bỏ Lịch sử, lâu dần nhác học Lịch sử ở lớp trên, dẫn đến hổng kiến thức Lịch sử phổ thông. Vì thế người giáo viên cần có những biện pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập Lịch sử cho các em ngay từ lúc này.
Vận dụng các phương pháp dạy học như quan sát, kể chuyện, trực quan, hỏi đáp, trò chơi học tập vào dạy học Lịch sử sẽ giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, khó nhầm lẫn các nhân vật, sự kiện với nhau…Dạy học là một nghệ thuật, bên cạnh biết sử dụng những phương pháp dạy học tạo hứng thú người giáo viên cần biết vận dụng phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học với nhau. Bởi không một phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng vì vậy cần phối hợp chúng một cách hài hòa để bổ sung những thiếu sót và phát huy những ưu điểm cho nhau nhằm tạo hiệu quả cao nhất trong dạy và học.
Mong rằng những đóng góp về đề tài tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học sẽ góp chút sức lực nhỏ vào việc giúp học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng học tập môn Lịch Sử tốt hơn, để thế hệ trẻ Việt Nam có hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử nước nhà, để mọi người dân ta đều biết sử ta, như mong muốn của Bác Hồ:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đinh Thị Ngọc Bích đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề cương bài giảng học phần phương pháp dạy học Môn Tự nhiên & Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. ( Nguyễn Khánh Tân – Đinh Thị Ngọc Bích).
Tự nhiên- xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên – xã hội tập hai ( Nhà xuất bản giáo dục).
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 ( Nhà xuất bản giáo dục).
Các website: violet.com.vn, tailieu.vn, vietnamnet.vn,…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- here_3533.doc