Tiểu luận Tập hợp của Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh 1945 -1991

Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ năm 1956, khi Mỹ ngang nhiên chống lại hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam, đem quân vào chiến trường miền Nam Việt Nam, lập ra chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, lấy sông Gianh – vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tự nhiên chia đôi hai miền Nam – Bắc. Và giới tuyến này chỉ được xoá bỏ khi quân đội Bắc Việt Nam đánh chiếm được dinh Độc Lập, miền Nam được thống nhất, Tổ quốc thu về một mối lúc 11 giời ngày 30-4-1975. Về bản chất, chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên đều là chiến tranh nóng Đông – Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng quan hệ Đông – Tây được phản ánh trong cuộc chiến tranh Việt Nam lại phức tạp, đan xen gấp nhiều lần so với chiến tranh Triều Tiên.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tập hợp của Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh 1945 -1991, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Con lợn. Hệ quả của nó là: 1/ Làm tăng thêm quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cùng Liên Xô của nhân dân Cuba. Tháng 5/1961, Fidel chính thức tuyên bố Cuba là một nước xã hội chủ nghĩa, hợp nhất Phong trào 26/7, Đảng Xã hội nhân dân và Ủy ban chỉ đạo cách mạng 13/3, xây dựng tổ chức cách mạng thống nhất (năm 1965 đổi thảnh Đảng Cộng sản Cuba). 10 2/ Làm cho chính phủ Mỹ bị dư luận trong ngoài nước chỉ trích. Cuộc đổ bộ lên bãi biển Giron thảm bại là đòn đánh mạnh vào Kennedy. Sau khi Sự kiện Vịnh Con lợn xảy ra, Kennedy lập tức phái hai thuộc hạ thân tín tới Florida theo dõi việc lãnh đạo chính trị những phần tử lưu vong Cuba đang phẫn nộ vì bị CIA cấm tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Không lâu sau, Kennedy đã hoà giải thành công với những tên lãnh đạo lực lượng Cuba lưu vong, đồng ý với chúng rằng Mỹ sẽ bỏ 53 triệu USD để chuộc những tên phản động lưu vong bị bắt trong Sự kiện Vịnh Con lợn về trước lễ Noel và sẽ loại Cuba ra khỏi Tổ chức các nước châu Mỹ trong hội nghị của tổ chức này vào tháng 1/1962… 3/ Cổ vũ mạnh mẽ phe xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/4/1961, Liên Xô ra tuyên bố kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh dũng cảm giành độc lập, tự do của nhân dân Cuba, yêu cầu Mỹ ngừng mọi hành động xâm lược nhằm vào Cuba. Khrushchev sau này cũng viết: “Sau khi Fidel giành thắng lợi quyết định trước các phần tử phản cách mạng, chúng tôi đã tăng cường viện trợ quân sự cho Cuba. Quân đội Cuba có thể tiếp nhận được bao nhiêu vũ khí, chúng ta sẽ cung cấp bấy nhiêu”. Nếu đem kết hợp ba yếu tố trên lại, rõ ràng, Cuba ngày càng gần với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh giữa Mátxcơva và Oasinhtơn lấy La Habana làm thể mang cũng ngày càng quyết liệt. Cuộc khủng hoảng trên biển Caribê đã xảy ra trong bối cảnh đó. Kỳ 2: Đến những chuyến tầu bí mật trên biển Caribê Từ khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, hai phe Xô, Mỹ luôn trong tình trạng “tên chuẩn bị rời cung, súng sẵn sàng lẩy cò” và bên nào cũng muốn giành phần thắng. Về phần Oasinhtơn, sau khi Eisenhower bước vào Nhà Trắng, John Dulles thay George Marshall làm Ngoại trưởng, từ “ngăn chặn”, chính sách đối phó với phe xã hội chủ nghĩa của Mỹ đã chuyển thành “ngăn chặn và giải phóng”: Một mặt dựa vào ưu thế hạt nhân quân sự để đạt được hiệu quả uy hiếp cao nhất với giá thấp nhất, thông qua răn đe hạt nhân và thiết lập vòng vây quân sự tiếp tục ngăn chặn sự “bành trướng” của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản; mặt khác dựa vào các hành động bí mật và tấn công tâm lý để lật đổ chính quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa, dùng biện pháp hòa bình “giải phóng nhân dân các nước Đông Âu khỏi ách áp bức của chủ nghĩa cộng sản” (chiến lược Diễn biến hòa bình). Đối với Mátxcơva, sau khi Stalin mất, Georgy Malenkov lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trong hơn hai năm nắm quyền, Malenkov đã cho thực thi chính sách đối ngoại tương đối hòa hoãn, làm dịu bớt sự đối kháng vốn rất quyết liệt với thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu. Năm 1955, sau khi Malenkov từ chức, Khrushchev đã không vì những bất đồng với Malenkov trong vấn đề đối nội mà thay đổi chính sách đối ngoại của Liên Xô, thậm chí còn tỏ ra hòa hoãn hơn với phương Tây so với người tiền nhiệm. Ví dụ: Liên Xô kết thúc tình trạng chiến tranh với Đức, thừa nhận sự trung lập của Áo và rút quân đội ra khỏi nước này, cải thiện quan hệ với Mỹ, tìm cách giải trừ quân bị, cấm bom nguyên tử, đưa ra đường lối tổng thể cho chính sách đối ngoại với nội dung chủ yếu là chung sống hòa bình… Ở một mức độ nào đó, những điều chỉnh của Mỹ và Liên Xô đã làm dịu bớt sự căng thẳng của tình hình quốc tế kể từ khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu. Tuy nhiên, điều đó 11 không có nghĩa Mátxcơva và Oasinhtơn lùi bước vì thực chất đây là thủ đoạn tấn công mới. Trước tiên, cả Liên Xô và Mỹ khi đó đều gặp phải nhiều khó khăn lớn. Với Mỹ là vai trò minh chủ phe phương Tây bị lung lay do không thể giành chiến thắng trên chiến trường Triều Tiên. Với Liên Xô là khuynh hướng li tâm của các nước Đông Âu do phải đối mặt với những khó khăn kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, cả Liên Xô và Mỹ đều lấy thực lực quân sự làm lá chắn bảo vệ và không chịu đơn phương nhượng bộ. Do đó, mặc dù mùa đông băng giá của Chiến tranh Lạnh đã đi qua, nhưng mùa xuân hòa hoãn vẫn chưa tới. Trong thời khắc giao mùa đó, giữa Liên Xô và Mỹ, giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa lại xuất hiện những dòng hàn lưu đối kháng như cuộc khủng hoảng Béclin lần thứ hai, sự kiện bức tường Béclin, sự kiện máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô, sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh Pari… Tuy nhiên, dòng hàn lưu lớn nhất lại đến từ biển Caribê. Sau sự kiện bãi biển Giron, chính sách khống chế và phong tỏa của Mỹ đối với Cuba càng ngặt nghèo hơn. Ngoài việc cấm vận mậu dịch toàn diện, Oasinhtơn tiếp tục sử dụng biện pháp cô lập để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản kiểu Fidel ở Mỹ Latinh và không từ bỏ ý định can thiệp vũ trang. Vì thế, Lầu Năm góc thường xuyên phái máy bay do thám tầm cao U-2 tiến hành giám sát Cuba, chiêu mộ 150.000 quân dự bị, cho phép những phần tử Cuba lưu vong gia nhập quân đội Mỹ, tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn ở biển Caribê… Hơn ai hết, Chủ tịch Fidel Castro, hiểu rõ thế và lực của Cuba lúc này, muốn chống lại Mỹ cách tốt nhất là nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau sự kiện bãi biển Giron, Khrushchev đã hai lần viết thư cho Kennedy nói rõ với người Mỹ rằng Liên Xô phải cung cấp cho Cuba mọi sự viện trợ cần thiết. Tháng 7/1962, Fidel phái Raul và Che Guevara dẫn đầu đoàn đại biểu Cuba thăm Liên Xô với mục đích chủ yếu là yêu cầu Liên Xô có biện pháp giúp Cuba. Trên thực tế, từ khi xảy ra sự kiện bãi biển Giron, Khrushchev luôn suy nghĩ nghiêm túc về sách lược đối với vấn đề Cuba. Theo Khrushchev, người Mỹ sẽ không thể chấp nhận được sự tồn tại của chính quyền Fidel. Nếu Liên Xô không có bước đi quyết định bảo vệ Cuba thì rất có thể sẽ mất Cuba. Nếu Cuba sụp đổ, các nước Latinh khác sẽ rời bỏ Liên Xô, làm sụt giảm nghiêm trọng vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Với suy nghĩ đó, Khrushchev quyết tâm biến Cuba thành lô cốt đầu cầu ngay trong sân sau của phương Tây. Trong chuyến thăm này, Cuba và Liên Xô đã đạt được một hiệp định đàm phán quân sự. Theo đó, Liên Xô sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Cuba và cử chuyên gia quân sự tới đảo quốc này. Nội dung cụ thể của hiệp định không được công bố, nhưng sau đó người Mỹ phát hiện, số lượng tầu Liên Xô chở vật tư đi tới biển Caribê tăng mạnh, chỉ trong hai tháng 7 và 8/1962 đã là hơn 100 lượt. Đặc biệt, những chiếc tàu này sau khi cập cảng Cuba, hàng hoá đều do người Liên Xô bốc dỡ. Điều này đã làm cho người Mỹ nghi ngờ. Khi đó, ở nước Mỹ cũng loang đi tin có 16 tàu hàng của Liên Xô chở theo 3.000-5.000 nhân viên kĩ thuật và rất nhiều cấu kiện tên lửa đã tới Cuba. Tuy chưa được kiểm chứng, nhưng nó đã làm cho người Mỹ cảm thấy bất an. Ngay lập tức, Mỹ tăng cường giám sát đường không và đường biển đối với Cuba, chụp ảnh tất cả những tàu Liên Xô đi vào vùng biển Cuba. 12 Kennedy rất quan tâm tới những thông tin tình báo này. Bắt đầu từ tháng 8/1962, việc nhân viên và trang bị của Liên Xô được đưa vào Cuba luôn nằm trong chương trình nghị sự của Nhà Trắng. Phái cứng rắn của Đảng Cộng hòa càng được thể, phê phán sự yếu kém về chính sách đối ngoại của chính quyền Kennedy (thuộc Đảng Dân chủ). Cuối tháng 8 năm đó, Che Guevara dẫn đầu đoàn đại biểu thứ hai của Cuba sang thăm Mátxcơva. Ngày 2/9, hai nước ra thông báo cho biết Liên Xô đồng ý với yêu cầu cung cấp vũ khí và chuyên gia kĩ thật cũng như huấn luyện cho lực lượng vũ trang của Cuba. Sự hoài nghi của người Mỹ đã được chứng thực. Ngày 4/9, Nhà Trắng ra tuyên bố về việc Liên Xô thiết lập trận địa tên lửa phòng không ở Cuba và tàu chở tên lửa của Liên Xô. Người Mỹ không thể chấp nhận được cảnh những quả tên lửa đất đối đất và các loại vũ khí tiến công khác được bố trí ở Cuba. Đứng trước sự phản ứng quyết liệt của Mỹ, ngay ngày hôm đó, Khrushchev đã viết thư gửi Kennedy, bảo đảm rằng trước khi cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra sẽ không có bất cứ hành động gì làm phức tạp hóa tình hình quốc tế và khiến quan hệ hai nước căng thẳng thêm. Một tuần sau, chính phủ Liên Xô ra tuyên bố: Liên Xô không cần thiết phải di chuyển vũ khí tiến công chiến lược sang nước khác như Cuba. Liên Xô có khả năng chi viện cho bất cứ nước nào yêu chuộng hoà bình ngay từ lãnh thổ của mình. Kì 3: Cuộc đấu vẫn tiếp tục Vào những năm 1960, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán về việc dừng thử nghiệm hạt nhân và cắt giảm quân bị, cả Liên Xô và Mỹ lại tăng cường thử nghiệm hạt nhân. Năm 1959, một tướng lĩnh cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đã dự đoán: cuối năm 1962, số lượng tên lửa tầm xa của Mátxcơva sẽ gấp 3 lần Mỹ. Kennedy rất quan tâm tới điều này. Chính vì vậy, trong ba năm cầm quyền (1961- 1963), Kennedy liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng. Tháng 3/1961, Kennedy ra lệnh đẩy mạnh việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tên lửa Polaris bắn từ tàu ngầm và tên lửa Minuteman phóng từ lòng đất. Ngoài ra, Mỹ còn tìm cách tăng cường sự có mặt của mình ở Tây Đức, Áo, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để hình thành thế bao vây đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong hai năm: 1959 và 1960, quân đội NATO và quân đội Tây Đức nhiều lần tổ chức diễn tập liên hợp lấy Liên Xô và Đông Âu làm kẻ địch giả tưởng. Những quả tên lửa của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mất 5-6 phút là có thể vươn tới Mátxcơva. Trong khi đó, nếu phóng từ lãnh thổ của mình và muốn đến được nước Mỹ, tên lửa của Liên Xô phải mất từ 20-30 phút bay Cục diện bất lợi này khiến Khrushchev cảm thấy bất an. Trước chuyến thăm Mátxcơva của Raul Castro, tháng 5/1962, Khrushchev đi thăm Bungari. Một hôm, Khrushchev đi dạo trên bờ Biển Đen với Nguyên soái Rodion Malinovsky - Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Malinovsky chỉ tay sang phía bờ đối diện nói: “Chỉ cần vài phút là những quả tên lửa hạt nhân bố trí ở các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ có thể huỷ diệt Kiép, Minxcơ và Mátxcơva”. Khrushchev hỏi: “Vậy tại sao chúng ta không thể thiết lập căn cứ quân sự ở gần nước Mỹ?” Và Khrushchev quyết tâm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Đúng lúc này, quan hệ giữa Mỹ và Cuba leo thang căng thẳng. Trong một thời gian ngắn, Cuba đã cử 13 hai đoàn đại biểu sang thăm Liên Xô, đề nghị Mátxcơva giúp La Habana chống lại sự xâm lược của Oasinhtơn Nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ, Khrushchev đương nhiêu đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ Cuba. Nhưng giúp bằng cách gì? Cung cấp những loại vũ khí thông thường như xe tăng, đại pháo …cũng chỉ giúp Cuba nâng cao khả năng phòng ngự thông thường, không thể tạo ra sức mạnh răn đe đối với Mỹ. Khrushchev cho rằng: “Chúng ta nhất định phải nghĩ ra biện pháp thực tế để đối phó với Mỹ và sự can thiệp của Mỹ ở biển Caribê”. Cuối cùng, Khrushchev quyết định phải xây dựng căn cứ quân sự và bố trí tên lửa hạt nhân, máy bay Il-28 ở Cuba. Khrushchev dự tính nếu hoàn thành việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba trước khi bị người Mỹ phát hiện thì chỉ cần 1/10 số tên lửa của Liên Xô thoát khỏi đòn trả đũa của Lầu Năm góc cũng đủ giáng đòn sấm sét vào New York. Kết quả của việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba không chỉ có thể khống chế hành động quân sự tuỳ tiện của Mỹ nhằm vào Cuba, mà còn giúp tạo thế cân bằng hạt nhân giữa Mátxcơva và Oasinhtơn. Theo Khrushchev, người Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự bao vây Liên Xô, sử dụng vũ khí hạt nhân đe doạ Liên Xô, nên họ đáng được nếm vị đắng khi thấy tên lửa của Liên Xô chĩa vào Chính phủ Liên Xô phê chuẩn kế hoạch của Khrushchev, căn cứ vào hiệp định bí mật kí với Cuba, quyết định bố trí tên lửa tầm trung ở Cuba và cung cấp máy bay ném bom phản lực Il-28 cho Cuba. Hàng chục quả tên lửa (mỗi quả có thể mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá lớn gấp hàng chục lần so với quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki - Nhật Bản) và hàng chục chiếc máy bay đã được tháo rời, đóng vào kiện, bí mật chuyển lên những chiếc tàu chở hàng đưa đến Cuba. Khoảng 3.500 nhân viên kĩ thuật Liên Xô cũng xuống tàu sang Cuba. Tới ngày 2/9, khi hai đoàn đại biểu Liên Xô và Cuba ra tuyên bố chung, kế hoạch vận chuyển vũ khí và nhân viên kĩ thuật của Liên Xô cơ bản đã hoàn tất. Tuy nhiên, Khrushchev không thể ngờ rằng kế hoạch chuyển thế trận từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu của mình lại gây ra một cơn sóng gió lớn đến vậy trong quan hệ giữa Mátxcơva và Oasinhtơn cũng như trên trường quốc tế. Nguy cơ chiến tranh cũng không đặt Liên Xô vào vòng ngoại lệ. Kì 4: Phát hiện kinh hoàng của những chiếc máy bay do thám tầm cao U-2 Trong khi người Liên Xô bí mật vận chuyển tên lửa và máy bay đến Cuba, người Mỹ cũng không một phút ngơi nghỉ, vận dụng mọi thủ đoạn có thể để tìm hiểu chân tướng sự việc và đề ra sách lược đối phó. Ở phương diện này, U-2, chiếc máy bay do thám từng làm người Mỹ mất mặt khi bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô rạng sáng 1/5/1960 và sau đó làm phá sản hội đàm thượng đỉnh 4 nước: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 5/1960 tại Pari, giờ lại tỏ ra hữu dụng đối với Kennedy. Bởi nhờ nó, ông chủ Nhà Trắng đã có được bằng chứng về việc Liên Xô bố trí tên lửa ở Cuba trước khi quá muộn. Sau khi xảy ra sự kiện bãi biển Giron, Kennedy đã phê chuẩn kế hoạch phục hồi những chuyến bay do thám của U-2. Rạng sáng chủ nhật ngày 14/9/1962, một chiếc U- 2 được lệnh cất cánh làm nhiệm vụ trinh sát đường không ở khu vực phía tây Cuba. Tối hôm đó, các chuyên gia phân tích không ảnh của CIA đã thức trắng để kiểm tra, đối chiếu, so sánh những tấm ảnh U-2 vừa chụp với những tấm ảnh có từ trước 14 Họ bàng hoàng phát hiện dấu vết đầu tiên về sự có mặt của một căn cứ tên lửa tầm trung của Liên Xô ở San Cristobal (tỉnh La Habana). Ngay lập tức, thông tin trên được cấp báo cho cố vấn an ninh quốc gia, George Bundy. Nhận thấy tính nghiêm trọng của sự việc, không một chút chậm trễ, Bundy vội vàng sang gặp tổng thống. 11 giờ trưa 16/10, trên bàn Kennedy đã có tất cả những tấm ảnh phóng to cùng lời chú giải của CIA về căn cứ tên lửa của Liên Xô trên đất Cuba. Theo CIA, những bãi phóng tổng hợp của Liên Xô xây dựng ở Cuba được cấu thành từ 16-20 quả tên lửa, có thể sẵn sàng tham chiến trong vòng 2 tuần nữa. Khi đó, Oasinhtơn, Dalas hay Saint Louis và rất nhiều thành phố khác cùng toàn bộ các căn cứ trực thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Liên Xô. Viễn cảnh khủng khiếp trên khiến người Mỹ không thể ngồi yên. Trong một hành động được cho là đối phó, Lầu Năm góc nhanh chóng vạch ra kế hoạch huấn luyện quân sự và lấy đó làm bình phong che mắt để tiến hành tập kết binh lực ở các căn cứ quân sự thuộc bang Florida, gần Cuba. Tham gia kế hoạch huấn luyện quân sự trên của Lầu Năm góc có khoảng 40.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, trong đó 5.000 quân được bố trí ở căn cứ hải quân Guantnamo của Mỹ trên lãnh thổ Cuba. Sư đoàn đổ bộ đường không số 101, tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tất cả chỉ đợi lệnh là nổ súng tiến công Cuba. Từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều ngày 16/10, Kennedy đã triệu tập hai cuộc họp bí mật thảo luận về kế hoạch hành động đối với Cuba. Phái diều hâu trong Lầu Năm góc đưa ra hai phương án cứng rắn: 1/ Lực lượng vũ trang Mỹ trực tiếp tấn công Cuba. Ban đầu, máy bay Mỹ sẽ tiến hành tấn công đường không, phá hủy các cơ sở phòng thủ, kho vũ khí và sân bay của Cuba. Sau đó, lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đổ bộ lên Cuba, tiêu diệt toàn bộ tên lửa, nhân viên kĩ thuật của Liên Xô và chính quyền Fidel. 2/ Huy động khoảng 500 chiếc máy bay tiến hành ném bom rải thảm đối với Cuba, mục tiêu chủ yếu là các bãi phóng tên lửa của Liên Xô. Tuy nhiên, cả hai phương án này rõ ràng mang tính xâm lược, đặc biệt là có thể khơi nguồn cho một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô, nên đã gặp phải sự phản đối của phái ôn hòa chiếm đa số tại cuộc họp. Quan trọng hơn, Kennedy vẫn chưa biết rõ mục đích thực sự của Liên Xô khi đem tên lửa bố trí tại Cuba: là thử phản ứng của Mỹ hay dụ Oasinhtơn ra đòn tiến công quân sự nhằm vào Cuba, khiến Mỹ phải hứng chịu búa rìu dư luận hoặc buộc Mỹ tham gia vào cuộc mặc cả mang tính toàn cầu (muốn Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba, Mỹ phải nhượng bộ trong vấn đề Béclin hoặc rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ). Do vậy, Kennedy cho rằng việc phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Cuba lúc này là vô cùng mạo hiểm. Sau nhiều lần cân nhắc và hiệp thương với các nhân vật chóp bu Nhà Trắng và Lầu Năm góc, Kennedy quyết định thành lập hai tiểu ban đặc biệt, yêu cầu hai tiểu ban này khẩn cấp hoàn thành kế hoạch chi tiết cho việc đối phó với tình hình mới phát sinh ở Cuba. Để bảo mật, những người tham gia hai tiểu ban này vẫn phải làm những công việc thường nhật của mình. Nhìn vẻ ngoài, cuộc sống của những người dân Mỹ vẫn diễn ra bình thường, ít ai ngờ rằng khi đó đất nước họ đang chuyển động cùng quá trình thai nghén một hành động quân sự lớn nhằm vào đảo quốc nhỏ bé-Cuba. 15 Một số nét về U-2 U-2 là máy bay do thám phản lực tầm cao một chỗ ngồi của Mỹ, có thể bay làm nhiệm vụ do thám ở độ cao trên 20 km. U-2 do hãng Lockheed sản xuất theo đơn đặt hàng của CIA. U-2 được trang bị máy chụp ảnh hồng ngoại có ống kính đặc biệt 915 mm, có thể chụp được những khu vực rộng khoảng 200 km, dài trên 4.800 km. Sau khi phóng to ảnh U-2 chụp, người ta có thể phân biệt rõ những vật thể có đường kính khoảng 50 cm. Kì 5: Cuộc khủng hoảng bắt đầu ló dạng Về thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, sử sách đều ghi bắt đầu từ ngày 22/10/1962 khi Mỹ tuyên bố phong tỏa Cuba và kết thúc vào ngày 28/10 khi Liên Xô và Mỹ kí hiệp định, theo đó, Mátxcơva sẽ đình chỉ việc xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba và triệt thoái tên lửa khỏi Cuba. Trong “tuần lễ đen tối” (nói theo lời Bộ trưởng Tư pháp Mỹ lúc đó, Robert Kennedy) này, cả thế giới như căng lên cùng cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Xô-Mỹ. hính vào lúc Nhà Trắng tập trung tinh lực nghiên cứu đề ra đối sách, Cremli đẩy nhanh tốc độ vận chuyển vũ khí sang Cuba và xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba. Trên phương diện ngoại giao, Mátxcơva cũng thể hiện rõ thái độ cứng rắn. Ngày 18/10, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Andrei Andreyevich Gromyko, lần lượt hội kiến với Tổng thống Mỹ, John Kennedy và Ngoại trưởng Mỹ, David Dean Rusk, tại New York. Gromyko khẳng định: “Nếu Mỹ lựa chọn hành động thù địch đối với Cuba, cũng có nghĩa Mỹ đã nhằm vào một số nước có quan hệ tốt đẹp với Cuba, tôn trọng độc lập của Cuba và viện trợ cho Cuba những lúc khó khăn. Trong bối cảnh đó, Liên Xô sẽ không đứng nhìn. Giờ không phải là giữa thế kỷ 19, không phải là thời đại thế giới phân chia thành những mảnh đất thuộc địa thực dân, cũng không thể xảy ra cảnh một nước bị xâm lược hàng tuần rồi mà vẫn không kêu gọi cứu viện được. Liên Xô là một quốc gia vĩ đại. Liên Xô sẽ không là một kẻ bàng quan trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn gây ra bởi vấn đề Cuba hay tình hình ở khu vực khác trên thế giới”. Khi đó cả Tổng thống Kennedy, Ngoại trưởng Rusk, Bộ trưởng quốc phòng McNamara, Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy và Thứ trưởng Ngoại giao George Power đều biểu thị Mỹ không muốn tấn công vũ trang đối với Cuba, nhưng quyết không cho phép Liên Xô biến hòn đảo này thành căn cứ quân sự tiến công Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Gromyko phản đòn: “Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và phái tới đó không ít cố vấn quân sự. Ấy là chưa nói tới ở Anh, Italia và một số quốc gia Tây Âu khác. Một khi Mỹ có thể xây dựng căn cứ quân sự ở những quốc gia trên thì Mỹ cũng có thể ký hiệp ước quân sự ưới những quốc gia này. Lẽ nào Liên Xô không có quyền giúp Cuba phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng”. Sự cứng rắn của Mátxcơva như chất xúc tác khiến Nhà Trắng ngày càng thiên về lựa chọn một quyết sách cứng rắn. Sau cuộc họp bí mật của Nhà Trắng, các thành viên tiểu ban bí mật (sau này có tên: “Tiểu ban chấp hành Ủy ban An ninh Quốc gia”) cũng tham gia vào 4 cuộc thảo luận trong 4 đêm liên tục nhằm tập hợp ý kiến, đưa ra các phương án đối phó với việc Liên Xô đưa tên lửa sang Cuba. Đa số đồng ý với việc thiết lập một vành đai phong tỏa đặc biệt ngăn chặn Liên Xô đưa các thiết bị nguyên tử vào Cuba. Ngày 18/9, Kennedy quyết định thành lập ủy ban chuyên môn phụ trách việc hoạch định những hành động đối phó cụ thể và chỉ một ngày sau, ủy ban này đã đưa ra được một loạt phương án khác nhau, chỉ đợi tổng thống phê chuẩn. 16 Chiều 20/9, lấy lý do sức khỏe không được tốt, Kennedy rời Chicago về Oasinhtơn, lập tức cho triệu tập hội nghị lần thứ 505 Ủy ban An ninh Quốc gia tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng. Kennedy đưa ra những tấm ảnh chụp các bãi phóng tên lửa Liên Xô ở Cuba, rồi giải thích rõ cho những người dự hội nghị về phương án phong tỏa Cuba. Qua thảo luận và nghe ý kiến của các thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia cũng như sự tham vấn của Bộ tư lệnh không quân chiến lược, Kennedy quyết định cho thực thi kế hoạch phong tỏa trên biển đối với Cuba. Để giảm bớt mùi thuốc súng, thay vì dùng từ “phong tỏa”, kế hoạch này sử dụng từ “cách ly”. Trước khi công bố quyết sách quan trọng, đặt đất nước vào tình trạng khẩn cấp, chính phủ Mỹ đã khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, gồm: liên lạc với các sứ quán Mỹ ở nước ngoài, khởi thảo tuyên bố kiểm tra, cách ly tàu thuyền, thông báo cho Tổ chức các nước châu Mỹ, tăng viện binh lực cho căn cứ hải quân Guantanamo…. Đặc biệt, 6 giờ tối 22/10, một tiếng trước khi Mỹ công bố lệnh phong tỏa Cuba, Ngoại trưởng Rusk triệu kiến khẩn cấp Dobrynin, trao cho vị Đại sứ Liên Xô tại Mỹ này bức thư Tổng thống Kennedy gửi nhà lãnh đạo Khrushchev và tuyên bố đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp sắp được phát đi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoại trưởng Rusk từ chối đưa ra bất kì lời giải thích hay hồi đáp nào. Sau khi tiếp nhận hai văn kiện trên, Đại sứ Dobrynin nói luôn: “Chính phủ Mỹ đang âm mưu gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa Mỹ đã từ chối đàm phán về các vấn đề song phương giữa hai nước”. Trong bức thư gửi Khrushchev, Kennedy viết: “Nếu như xảy ra một sự kiện nào đó, nhằm bảo vệ mình và an ninh của các đồng minh, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì phải làm. Ở Cuba đã xuất hiện căn cứ tên lửa và hệ thống vũ khí tiến công của Liên Xô, do đó, tôi phải nói với ngài rằng Mỹ quyết định phải loại bỏ tận gốc sự uy hiếp này ở Tây bán cầu. Hành động mà chúng tôi sắp sửa tiến hành chỉ là mức thấp nhất của việc loại bỏ tận gốc sự uy hiếp này ở Tây bán cầu”. 7 giờ tối 22/10/1962, Kennedy bắt đầu bài phát biểu trên truyền hình. Kennedi nói: “Giống như những gì đã cam kết, chính phủ liên tục theo dõi chặt chẽ hành động quân sự của Liên Xô ở Cuba. Tuần trước, có rất nhiều bằng chứng không thể chối cãi cho thấy trên hòn đảo này đang có sự xây dựng một hệ thống tên lửa mang tính tiến công. Căn cứ tên lửa này, ngoài việc đem tới sức mạnh vũ trang tấn công Tây bán cầu thì không có mục đích nào khác. Có được loại vũ khí tầm xa mang tính tiến công với sức sát thương quy mô lớn như vậy, Cuba sẽ lập tức biến thành căn cứ chiến lược quan trọng, tạo ra sự uy hiếp rõ ràng đối với người châu Mỹ và hòa bình, an ninh. Lần đầu tiên, người Liên Xô quyết định bí mật bố trí thứ vũ khí chiến lược này ngoài lãnh thổ của họ. Điều đó cho thấy họ cố ý thay đổi hiện trạng. Nếu chúng ta hy vọng bạn bè tin vào dũng khí và những lời cam kết của chúng ta, Mỹ phải quyết không để Liên Xô làm như vậy”. Ngay sau đó, Kennedy ra lệnh cho quân đội Mỹ bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, 24 tiếng đồng hồ sau đó lại ký văn kiện số 3504, tuyên bố bắt đầu từ 14 giờ (giờ GMT) ngày 24/10, Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa toàn diện đối với Cuba, bất cứ tàu thuyền nào tới Cuba đều phải chịu sự kiểm tra của các chiến hạm Mỹ, nếu chống lệnh sẽ bị bắn chìm. Một biên đội hải quân khổng lồ của Mỹ được tập kết ở biển Caribê. Một nửa số máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẵn sàng cất cánh. Những chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa Polaris đã tiến vào trận địa tác chiến. Bài phát biểu trên 17 truyền hình của Kennedy được phát đi trên toàn thế giới bằng 38 loại ngôn ngữ khác nhau đã gây ra phản ứng mạnh mẽ. Mỹ bắt đầu hành động. Nguy cơ về một cuộc đối đầu nghiêm trọng kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, thậm chí là sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã lộ diện. CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là mộ cuộc chiến tranh nóng đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh, và cũng là một trong những xung đột nghiệm trọng nhất giữa Đông – Tây. Một hiện tượng đáng để mọi người suy ngẫm là cuộc chiến tranh này và cuộc chiến tranh nóng Đông – Tây sau này đểu nổ ra ở Châu Á, hơn nữa Bán đảo Đông Dương mà Việt Nam ở đó và Bán đảo Triều Tiên như người Mỹ nói lại không phải là “khu vực trọng điểm”, mà là khu vực “biên duyên” chiến lược. Ngoài ra, hiai siêu cường Mỹ-Xô đều bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này, trong đó Mỹ trực tiếp điều quân đến tham chiến, còn Liên Xô lại dùng phương thức ủng hộ đồng minh của mình về mặt quân sự, gián tiếp đọ sức với Mỹ, nhưng giữa hai bên chưa từng đánh giáp lá cà trên chiến trường. TRẬT TỰ HAI CỰC LÀM BÙNG PHÁT CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN Sau Chiến tranh thế giới thứ hai(1945), quan hệ quốc tế có những thay đổi rõ rệt. Lúc này, hai chủ thể trọng yếucủa trật tự thế giới là Mỹ và Liên Xô đã từ chỗ là đồng minh với nhau, chuyểnsang quan hệ đối đầu quyết liệt. Lúc này, do có nhiều lợi ích mâu thuẫn, cả Mỹvà Liên Xô đều can dự ở những mức độ khác nhau vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Riêng về mặt quân sự, lúc thìnước này ra mặt, lúc thì nước kia ra mặt. Song, phương châm chung là cả Mỹ vàLiên Xô đều tối kị đụng đầu trực tiếp. Với phương châm đó, trong thời kỳ Chiếntranh lạnh, tuy không có cuộc đại chiến trực tiếp giữa hai cường quốc, nhưngcũng đã xảy ra không ít cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực ở nhiều nơi trênthế giới, trong đó có phản ánh cuộc đối đầu Xô - Mỹ. Một trong những cuộc xungđột khu vực ở thời kỳ này tiêu biểu phải kể đến là Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Cả Mỹ và Liên Xô đều không muốnđể đối thủ của mình nắm trọn vẹn bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế, ngay từ khiChiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc thì Triều Tiên đã được các nước lớnđưa lên bàn cân. Bằng chứng là việc giải phóng Triều Tiên khỏi phát xít Nhật docả Mỹ và Liên Xô tiến hành, mỗi cường quốc giải quyết một nửa, lấy vĩ tuyến 38làm ranh giới phân chia. Tiếp đó, cả Mỹ và Liên Xô đều cónhững hoạt động để biến bán đảo Triều Tiên đi theo một quỹ đạo do mình đạo diễn;nếu không được, thì ít nhất cũng phải biến vùng lãnh thổ do mình kiểm soát khôngthể phát triển theo chiều hướng ngược lại. Với những hoạt động của Mỹ vàLiên Xô, một chế độ theo định hướng tư bản chủ nghĩa đã dần được xác lập ở NamTriều Tiên và một chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã dần được xáclập ở Bắc Triều Tiên. Mỹ không muốn có một Triều Tiên thống nhất, bởi nếu TriềuTiên thống nhất thì ở bên cạnh hai "người khổng lồ" của hệ thống XHCN là Liên Xôvà Trung Quốc thì sớm muộn cả bán đảo Triều Tiên cũng sẽ bị cuốn vào quỹ đạo củachủ nghĩa cộng sản. 18 Mỹ cũng xác định rằng, Đông Bắc Ácó nhiều lợi ích trong chiến lược toàn cầu của mình, mà điểm then chốt là NamTriều Tiên. Mỹ coi Nam Triều Tiên như là chiếc neo chiến lược đối với sự có mặtcủa mình trên lục địa châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng. Bởi ngoài sựđề phòng Liên Xô, Mỹ còn sợ nếu mất Nam Triều Tiên, thì không chỉ Liên Xô và rung Quốc, Nhật Bản cũng sẽ là một đối trọng với Mỹ. Nam Triều Tiên sẽ là một điểmdừng chân của Mỹ ở Đông Á, giúp Mỹ khống chế Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản.Còn về phía Liên Xô, cũng coi bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng.Nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ được mởrộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của nước Nga từ cuối thế kỷXIX. Hơn nữa cường quốc này cũng khôngmuốn có một "biên giới mềm" của Mỹ ở ngay sát cạnh mình và khống chế cả khu vựcvốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Chính vì thế, Liên Xô xemNam Triều Tiên thân Mỹ là một cái gai trong mắt và luôn muốn nhổ bỏ nó đi. Và như vậy, việc chiến tranh nổra trên địa bàn chiến lược Triều Tiên không phải là toan tính của riêng phíaLiên Xô hay phía Mỹ, mà nó xuất phát từ động cơ chính trị, kinh tế của cả haibên, nằm trong một không gian chung - đó là cuộc Chiến tranh lạnh. Triều Tiên đã trở thành một chủthể hàm chứa khối mâu thuẫn lớn của thời đại (mâu thuẫn giữa hai cực Xô - Mỹ).Chính vì vậy, việc nổ ra cuộc chiến ở đây là điều người ta hoàn toàn có thể dựliệu được. VAI TRÒ CỦA “CỰC MỸ” VÀ “CỰC XÔ” TRONG DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN Ngay sau khi chiến tranh bùng nổtrên bán đảo Triều Tiên (25/6/1950), để tránh can thiệp một cách "thô thiển", Mỹđã nhanh chóng đưa vấn đề Triều Tiên ra nghị bàn tại diễn đàn Liên Hiệp Quốctrong lúc thiếu vắng sự tham dự của đại diện Liên Xô, rồi ngay lập tức lập ramột liên quân đồng minh do mình đứng đầu đến tham chiến tại Triều Tiên. Sau đó, Mỹ lại đạo diễn cho LiênHiệp Quốc "bật đèn xanh" cho mình được danh chính ngôn thuận vượt qua vĩ tuyến38, tiến đến tận sông Áp Lục - giáp ranh với biên giới Trung Quốc... Có thểthấy, trong cuộc chiến tranh này, vai trò của Mỹ có thể nhìn thấy trực tiếp,nhưng còn Liên Xô thì sao? Liên Xô bề ngoài tỏ ra không đếmxỉa gì đến vấn đề Triều Tiên, coi đó là công việc nội bộ của Triều Tiên. Songtrên thực tế Liên Xô luôn tìm mọi cách để xác lập vị thế của mình trên bán đảoTriều Tiên. Biểu hiện trước hết là, cuối năm 1948, khi cho rút hết quân đội củamình về nước, thì Liên Xô vẫn để lại rất nhiều xe tăng và vũ khí đạn dược choquân đội Bắc Triều Tiên. Đồng thời Liên Xô tích cực xây dựng một lực lượng quânđội mạnh cho Bắc Triều Tiên để đề phòng nguy cơ tấn công từ phía Nam Triều Tiên. Tới tháng 9/1949, quân đội BắcTriều Tiên đã có khoảng 90.000 người, trang bị đầy đủ các loại vũ khí nặng, nhẹ.Liên Xô cũng không ngừng "bật đèn xanh" cho Kim Nhật Thành tấn công Nam TriềuTiên khi thời cơ thuận lợi. Ngày 5 và 12/1/1950, Tổng thốngMỹ Truman tuyên bố vành đai an toàn của Mỹ không bao gồm Nam Triều Tiên và ĐàiLoan, Mỹ sẽ không dùng hành động quân sự trực tiếp bảo vệ khu vực này, thì LiênXô đã coi đây là điều kiện thuận lợi để thống nhất Triều Tiên. Liên Xô đã tăngnguồn viện trợ quân sự cho Triều Tiên lên tới 300 triệu rúp 19 và đánh động BắcTriều Tiên chuẩn bị tiến hành thống nhất lãnh thổ. Tuy thế, Stalin vẫn thậntrọng nhắc Kim Nhật Thành chỉ được dùng hình thức phản công khi Nam Triều Tiêntấn công trước. Đến đầu năm 1950, trước khi chiếntranh Triều Tiên nổ ra, Liên Xô đã viện trợ thêm vũ khí và cử hơn 3.000 cố vấnquân sự sang giúp Bắc Triều Tiên (tính ra trung bình cứ 45 lính Bắc Triều Tiêncó 1 cố vấn quân sự Liên Xô). Trung tướng Vaxilev dẫn đầu đoàn cố vấn quân sựLiên Xô đã lập kế hoạch tác chiến, trong đó dự định trong vòng từ ngày 22 đến27/6/1950 sẽ chiếm xong Nam Triều Tiên. Trong các bức điện ngày 1 và 6/7,Stalin viết: Liên Xô sẽ "hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của Bắc Triều Tiên về vậnchuyển vũ khí và các trang bị quân sự khác", "sẽ cung cấp toàn diện các loại vũkhí, xe tăng v.v...". Viện trợ quân sự của Liên Xôtrong năm 1950 lên tới kỷ lục 870 triệu rúp. Nhờ vậy quân đội Bắc Triều Tiênnhanh chóng chiếm gần hết Nam Triều Tiên, trừ khi tới mỏm Pusan tận cùng phía nam mới gặp kháng cự đáng kể. Tuyvậy, Stalin không muốn công khai việc Liên Xô giúp Bắc Triều Tiên về quân sự. Ông cấm các cố vấn quân sự LiênXô vượt vĩ tuyến 38 với lý do "không muốn để lại chứng cứ để người ta tố cáoLiên Xô tham dự cuộc chiến tranh này, đây là việc của Kim Nhật Thành". Vì vậy,khi quân Bắc Triều Tiên bị sa lầy ở Nam Triều Tiên (tháng 7/1950) cần sự cố vấncủa chuyên gia quân sự Liên Xô, thì một số cố vấn Liên Xô đã phải cải trangthành các phóng viên để vượt vĩ tuyến 38 xuống giúp Bộ tham mưu mặt trận quânBắc Triều Tiên. Sang năm 1951, trước việc quânđội Triều - Trung gặp khó khăn khi phải chống đỡ với không quân Mỹ, Liên Xô đãtiến thêm một bước bằng việc chi viện không quân cho Bắc Triều Tiên. Tuy vậy,Moskva vẫn tìm mọi cách tránh nảy sinh xung đột công khai với Washington. Liên Xô đã cử những phi công ưu tú giả làmkhách du lịch và đi tàu sang Trung Quốc. Các phi công Liên Xô được chọnđều mang một tấm thẻ, bên trên in tên Trung Quốc của mình cũng như những từ ngữchuyên dùng khi bay bằng tiếng Hán và tiếng Triều Tiên. Ngoài ra, nhằm tránh bịlộ chân tướng, trong quá trình tác chiến, khi liên lạc qua vô tuyến điện, cácphi công Liên Xô phải sử dụng tiếng Hán hoặc tiếng Triều Tiên. Không quân LiênXô dưới vỏ bọc không quân Trung Quốc đã gây nhiều tổn thất cho không quân Mỹ ởTriều Tiên Đặc biệt là trận giao chiến ngày12/4/1951 đã trở thành ngày "Thứ 5 đen tối" trong lịch sử không quân Mỹ. Một vấnđề đặt ra là người Mỹ có biết quân đội Liên Xô đã tham gia vào Chiến tranh TriềuTiên? Câu trả lời là có. Ngay từ cuối năm 1950, qua cácnguồn tin tình báo, Lầu Năm Góc đã kết luận quân Liên Xô đã tham chiến. Các đàichặn thu sóng vô tuyến điện của Mỹ đã ghi lại được nhiều đoạn đối thoại bằngtiếng Nga của các phi công Liên Xô khi tác chiến trên chiến trường Triều Tiên.Phi công Mỹ cũng nhiều lần nhìn thấy những khuôn mặt da trắng trong buồng láicủa máy bay quân chí nguyện. Tuy nhiên, Washington không một lần đề cập tới việc tham chiến của Liên Xô. Bởi Nhà Trắng biết rằngnếu công bố, nhân dân Mỹ sẽ yêu cầu họ phải có hành động trong khi họ không muốn đẩy những cuộc đụng độ với Kremlin tới bờ vực nguy hiểm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba. 20 NỘI CHIẾN ĂNGÔLA Cuộc nội chiến Ăngôla và việc Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan đều là ví dụ điển hình do việc Liên Xô can thiệp vào xung đột nội bộ của thế giới thứ ba dẫn đến xung đột chính trị giữa hai nước siêu cường Xô – Mỹ trong thập kỷ 1970, có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự kết thúc, hoà hoãn vào cuối những năm 1970. Nhưng hai cái đó cũng có chỗ khác nhau, nội chiến Ăngôla đã thể hiện việc Liên Xô thông qua sự can thiệp quân sự của Cuba để thọc tay vào công việc của khu vực này, còn sự kiện Ápganixtan lại thể hiện việc Liên Xô trực tiếp điều quân đội đến nước thuộc thế giới thứ ba để can dự vào sự phát triển tình hình ở đó, hiển nhiên cái sau nghiêm trọng hơn nhiều so với cái trước, và ảnh hưởng đến quan hệ Đông – Tây cũng lớn hơn rất nhiều. Sau khi lật đổ chính phủ phát xít Bồ Đào Nha bằng một cuộc đảo chính mang hơi hướng xã hội chủ nghĩa, các đảng quốc gia Angola bắt đầu đàm phán về độc lập vào tháng 1 năm 1975. Một thỏa thuận với chính phủ Bồ Đào Nha được đưa ra, theo đó độc lập cho Angola sẽ được tuyên bố vào tháng 11 năm 1975. Hầu như ngay lập tức, một cuộc nội chiến nổ ra giữa MPLA (Phong trào giải phóng nhân dân Ăngôla), UNITA (Liên minh toàn quốc độc lập triệt để) và FNLA (Mặt trận giải phóng dân tộc Ăngôla). Cả ba phái này đều muốn giành chính quyền, và còn tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài. Liên Xô và Cuba luôn ủng hộ MPLA, còn FNLA thì được Mỹ, Daia và Trung Quốc ủng hộ, chủ yếu ủng hộ UNITA có Trung Quốc và Nam Phi. Điều đó đã quyết định sự xung đột giữa các phe phái khác nhau ở Ăngôla, không thể không mang màu của cuộc đấu tranh giữa các nước lớn và đối kháng Đông – Tây, từ đó đã ấp ủ một nguy cơ quốc tế quan trọng. Ngay khi độc lập khỏi Bồ Đào Nha năm 1975, thủ đô và chính phủ danh nghĩa của Angola rơi vào Phong trào Giải phóng Nhân dân độc đảng trị.Trước đó, UNITA và FLNA được Zaire, Hoa Kì, và Nam Phi hậu thuẫn đã kiểm soát được miền Bắc, miền Nam, Tây và Tây Nam.Một phần Miền trung, bờ biển phía Tây và Thủ đô Luanda do MPLA kiểm soát. Một thời gian trước khi dược trao trả độc lập, cuộc nội chiến bắt đầu. Để bảo vệ 1.376 kilômét biên giới với Tây Nam Phi của Angola chống lại sự xâm nhập của du kích Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) có cơ sở tại Angola, các lực lượng quân đội Nam Phi đã dọn một dải trắng rộng một kilômét tại Angola với chiều dài gần một nửa đường biên giới. Zaire, vốn từng cung cấp hỗ trợ cho các du kích FNLA, nhanh chóng cung cấp viện trợ cho cả UNITA. Tới lượt mình, Liên bang Xô Viết tăng mạnh viện trợ quân sự cho MPLA với các thiết bị quân sự như xe bọc thép, máy bay, cố vấn; trong khi một số lượng lớn quân đội Cuba được máy bay Liên Xô đưa tới Angola trong một nỗ lực công khai nhằm thiết lập sự cân bằng quân sự có lợi cho MPLA. Tới tháng 10 - 1975, MPLA và các lực lượng Cuba đã kiểm soát Luanda, và đa phần cơ sở hạ tầng đất nước, buộc các lực lượng UNITA phải chuyển sang chiến thuật du kích. MPLA đơn phương tuyên bố mình là chính phủ thực tế của đất nước khi độc lập được tuyên bố chính thức vào ngày 11 tháng 11, và Agostinho Neto trở thành tổng thống Angola đầu tiên. Nước Cộng hòa nhân dân Angola ra đời (đến năm 1991 hệ thống đa đảng được áp dụng, Nhà nước đổi tên là Cộng hòa Angola). Năm 1976, FNLA bị quân đội Cuba đánh bại, chỉ còn lại MPLA và UNITA (khi ấy được Hoa Kỳ và Nam Phi hậu thuẫn) cạnh tranh quyền lực. Từ năm 1979, Jose Eduardo dos Santos đã nắm quyền lãnh đạo chính trị đất nước. Dù hệ thống đa đảng đã 21 được áp dụng từ năm 1991, Đảng Lao động của Phong trào Giải phóng Nhân dân vẫn nắm quyền lực. Nội chiến Cuộc xung đột giữa MPLA và UNITA diễn ra ở vùng nông thôn, được tiếp thêm sức lực bởi cuộc xung đột địa chính trị thời Chiến tranh lạnh và bởi khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên Angola của cả hai bên. MPLA dựa vào nguồn tài chính từ dầu mỏ ngoài khơi, trong khi UNITA lại có được nguồn kim cương dễ dàng buôn lậu được qua vùng biên giới. Năm 1991, hai bên đồng ý với Hiệp ước Bicesse với ý định chuyển đổi Angola từ một nước độc tài một đảng thành một chế độ đa đảng với các cuộc bầu cử dân chủ năm 1992. Tổng thống dos Santos dẫn đầu sau vòng một cuộc bỏ phiếu với hơn 49% số phiếu bầu, trong khi Jonas Savimbi đạt 40%. Sau những tuyên bố gian lận bầu cử, cuộc nội chiến tiếp diễn, và vòng bầu cử tiếp theo không bao giờ diễn ra. LIÊN XÔ ĐƢA QUÂN VÀO ÁPGANIXTAN Tháng 12-1979, Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan bằng vũ trang lại là một sự việc điển hình nữa về bành trướng chính trị của Liên Xô vào thế giới thứ ba đúng vào thời kỳ đang hoà hoãn. Đối với việc này, Mỹ có phản ứng quyết liệt, Ápganixtan vì thế đã trở thành “chiến trường quan trọng của chiến tranh lạnh”, Liên Xô xâm nhập Ápganixtan là mốc đánh dấu sự kết thúc hoà hoãn Xô – Mỹ được bắt đầu từ đầu thập kỷ 1970. Là một đường ranh giới của chiến tranh lạnh Đông – Tây sau chiến tranh, cho nên sự kiện Ápganixtan chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử chiến tranh lạnh. Ápganixtan là một quốc gia nhiều núi nằm trong lục địa châu Á, là một khu đệm quan trọng giữa Liên Xô và Islam, đồng thời cũng là hành lang ăn thông đến vùng sản xuất dầu mỏ Trung Đông, đi về phía Nam ra Ấn Độ Dương. Đối với Liên Xô thì Ápganixtan có một ý nghĩa chiến lược vô cùng to lớn, Liên Xô khó có thể chịu cho thế lực Ápganixtan vừa coi mình là thù địch, vừa kiểm soát được vùng đó, và trở thành một công cụ để cho nước lớn từ bên ngoài chống lại Liên Xô. Năm 1965, Đảng Dân chủ Nhân dân Ápganixtan (PPPA) thành lập, đây là một chính đảng có tính chất của một đảng cộng sản. Năm 1967, Đảng này chia thành hai phái lớn: “Phái quần chúng" và “Phái ngọn cờ”. Hai phái này có những bất đồng về quan điểm và có những bối cảnh dân tộc khác nhau, và “Phái quần chúng” có quan hệ với Liên Xô chặt chẽ hơn. Tháng 7-1973, Thứ trưởng Ápganixtan Đaút làm cuộc đảo chính, “Phái ngọn cờ” ủng hộ cuộc đảo chính này. Ngày 14-7-1978, một người lãnh đạo quan trọng của Phái ngọn cờ bị ám sát đã gây ra làn sóng lớn biểu tình thị uy của quần chúng. Đaút đã bắt giữ những người lãnh đạo chủ yếu của Phái ngọn cờ và Phái quần chúng. Ngày 27-4- 1978, một nhóm sĩ quan giết chết Đaút, lấy danh nghĩa là “Uỷ ban quân uỷ Cách mạng” tiếp quản chính quyền, đổi tên nước thành Cộng hoà Dân chủ Ápganixtan. Ngày 30-4 “Uỷ ban Quân sự Cách mạng” bị giải tán và thành lập ra “Uỷ ban Cách mạng” do Đalát lãnh đạo. Cuộc đảo chính tháng 4 này đã được Liên Xô hoan nghênh, mặc dù Liên Xô không hề biết kế hoạch đảo chính, bởi vì nó phù hợp với lợi ích quốc gia Liên Xô. Tuy chính quyền mới có tuyên bố kiên trì chính sách “không liên kết”, nhưng lại nhấn mạnh sẽ tăng cường thêm một bước quan hệ hữu hảo và hợp tác toàn diện với Liên Xô. Cố vấn quân sự và các trang bị vũ khí ùn ùn đưa đến Ápganixtan. 22 Nhưng sau khi Đảng dân chủ Nhân dân cầm quyền chưa được bao lâu thì nội bộ bắt đầu xảy ra tranh chấp và bộc lộ ra ngoài rất gay gắt. Những người lãnh đạo của Phái ngọn cờ bị phế truất, và Phái quần chúng lên nắm chính quyền. Lúc này, ở Ápganixtan, lá cờ hồng đã thay thế lá cờ ba sắc lục, đen, đỏ đại diện cho Đạo Islam, phụ nữ có thể không phải đeo mạng che mặt khi đứng trước đàn ông… Cuộc cải cách đã đánh mạnh vào xã hội Ápganixtan mang đạm màu sặc Đạo Islam, vì thế mà nó phải chịu sự chống đối từ nhiều mặt. Ngay từ mùa hè 1978, ở miền Đông đã xảy ra bạo loạn vũ trang chống chỉnh phủ. Cuối năm 1978 đầu năm 1979, phong trào đấu tranh chống chính phủ đã lan rộng ra khắp hầu hết các khu vực trong cả nước. Sự biến động cục diện chính trị ở Ápganixtan là Liên Xô hết sức lo ngại. Những người lãnh đạo Liên Xô không hài lòng hành động loại trừ Phái ngọn cờ thân Liên Xô và những biện pháp cải cách cực đoan, nhưng vì suy tính đến việc bảo vệ thế lực của Liên Xô tại đó, nên vẫn giúp đỡ Đảng dân chủ Nhân dân củng cố chính quyền, và hy vọng Đảng này sẽ áp dụng chính sách ôn hoà hơn. Cuối tháng 6-1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định bí mật đưa một tiểu đoàn đổ bộ bằng đường không gồm 600 người đến để bảo vệ an ninh cho căn cứ không quân trọng yếu của Ápganixtan và cử 125-150 nhân viên đến bảo vệ an ninh cho Đại sứ quán Liên Xô ở Kabun. Mặc dù cũng đưa đến Ápganixtan nhiều chuyên gia quân sự và chính trị, nhưng nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn từ chối đem quân đến Ápganix để dẹp loạn vì sợ sức ép chính trị của quốc tế. Vì có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, Liên Xô quyết không để mất Ápganixtan nên đã cố gắng hoà giải quan hệ của hai phái lớn trong Đảng dân chủ Nhân dân Ápganixtan. Từ ngày Amin bắt giữ Đalát vì tội ám sát không thành, những người lãnh đạo Liên Xô bắt đầu suy tính có nên chăng mang quân vào đất nước này. Từ này 25-12- 1979, quân Liên Xô tiến vào Ápganixtan với số lượng lớn, thực hiện kế hoạch “hành động bão táp”. Ngày 27-12, quân Liên Xô tiến vào Kabun và khống chế các yếu địa chính trị, quân sự. Đêm đó, Amin bị giết. Sáng hôm sau, Đài phát thanh Kabun dưới sự kiểm soát của Liên Xô thông báo Kaman là Chủ tịch hội đồng cách mạng Ápganixtan. Nhờ sự giúp đỡ bằng lưỡi lê, Kaman – người lãnh đạo Phái ngọn cờ đã thay thế Amin, trở thành người thống trị cao nhất đất nước này. Cuối năm 1979, ở Iran nổ ra cuộc cách mạng Khômêni, chính quyền thân Mỹ bị lật đổ, rất nhiều con tin người Mỹ bị bắt giữ. Do đó không thể tránh khỏi việc Mỹ có phản ứng kịch liệt đối với các hành vị của Liên Xô ở Ápganixtan. Từ sau thập kỷ 1970, Đaút định giảm bớt sự dựa dẫm vào Liên Xô, phát triển mối quan hệ với các nước khác trong đó có Mỹ. Mỹ rất hoan nghênh với điều đó. Đến khi đại sứ Mỹ ở Kabun bị bắt cóc và giết hại vào tháng 2-1979, thì Mỹ mới trách móc chính quyền Ápganixtan đã không có những cố gắng ứng cứu cần có và cắt giảm phần lớn viện trợ cho nước này. Sau khi Liên Xô đưa quân vào Kabun và Amin bị giết, chính quyền Catơ nhanh chóng có những phản ứng cứng rắn. Và chính phủ Mỹ đã quyết định sử dụng biện pháp khiến cho Liên Xô phải “trả giá đắt nhất” về những hành động ở Ápganixtan: Cấm vận kinh tế Liên Xô, bao gồm cấm vận cả ngũ cốc; lên án Liên Xô ở Liên Hợp Quốc; Viện trợ cho các thế lực chống đối để đánh lại Liên Xô… Sự điều chỉnh lớn trong chiến dịch đối ngoại, dùng chiến lược “ngăn chặn” thay hoà hoãn. Sự hoà hoãn Đông – Tây bắt đầu từ thập kỷ 1970 đã kết thúc tại đây, mở ra một “cuộc chiến tranh lạnh mới”. 23 Việc Liên Xô đưa quân đội vào Ápganixtan, dựng lên chính quyền thân Xô là một thắng lợi của Liên Xô. Nhưng cái giá phải trả thì quá đắt. Từ đó Ápganixtan là một gánh nặng cực lớn mà Liên Xô khó lòng rũ ra được. Đến năm 1985, Gioócbachốp lên làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và ông đã tìm mọi cách để rút quân về nước trong danh dự. CHIẾN TRANH VIỆT NAM Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh nóng khác hết sức căng thẳng, có sự ảnh hưởng lâu dài giữa Đông – Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Cũng giống như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam chưa làm cho chiến tranh lạnh Mỹ-Xô thành chiến tranh nóng Mỹ-Xô. Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ năm 1956, khi Mỹ ngang nhiên chống lại hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam, đem quân vào chiến trường miền Nam Việt Nam, lập ra chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, lấy sông Gianh – vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tự nhiên chia đôi hai miền Nam – Bắc. Và giới tuyến này chỉ được xoá bỏ khi quân đội Bắc Việt Nam đánh chiếm được dinh Độc Lập, miền Nam được thống nhất, Tổ quốc thu về một mối lúc 11 giời ngày 30-4-1975. Về bản chất, chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên đều là chiến tranh nóng Đông – Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng quan hệ Đông – Tây được phản ánh trong cuộc chiến tranh Việt Nam lại phức tạp, đan xen gấp nhiều lần so với chiến tranh Triều Tiên. Ngày 18-1-1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc tuy đang gặp muôn vàn khó khăn những vẫn quyết định viện trợ cho Việt Nam kháng Pháp. Với sự ra đời của nước Trung Hoa mới, Trung – Xô kết thành đồng minh quân sự và Trung Hoa tích cực ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước chống Pháp, buộc Mỹ phải nhìn nhận lại vị trí chiến lược của Việt Nam, coi đây là chiến tuyến quan trọng để chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”. Vào khoảng đầu năm 1950, Mỹ công khai ủng hộ Pháp và Mỹ đã bị cuốn hút thu nhập theo từng bước. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ, công nhận nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mỹ tuy cũng tham gia hiệp định này nhưng lại không chịu ký kết, chỉ tỏ thái độ sẽ không dùng đe doạ hoặc vũ lực để gây trở ngại đến việc thực hiện Hiệp định. Sau khi thay thế Pháp ở Việt Nam, Mỹ thành lập nước Việt Nam Công hoà do Ngô Đình Diệm làm tổng thống ở miền Nam Việt Nam vào tháng 10 – 1955. Đến năm 1959, chính quyền Aixenhao bắt đầu giúp đỡ chính quyền Nam Việt Nam tiến hành “chiến tranh chống du kích”. Tháng 4-1960, chính phủ Mỹ lại quyết định điều thêm ba tổ chiến tranh đặc biệt đến Việt Nam, phụ trách việc huấn luyện chống chiến tranh du kích cho quân đội của Ngô Đình Diệm. Mặc dù chính quyền Aixenhao không cho phép cố vấn quân sự Mỹ tham gia vào “hành động tác chiến” nhưng lý do mà Aixenhao can thiệp vào Đông Dương cùng với hành động tăng quân số mở rộng chức năng cố vấn quân sự đã gieo rắc mầm mống xấu cho việc mở rộng chiến tranh Việt Nam và việc sa lầy vào vũng bùn chiến tranh Việt Nam của Mỹ về sau này. Kenneđi – tổng thống nhậm chức tháng 1-1961 đã đi quá xa vào trên con đường can thiệp vào Việt Nam. Chính phủ Kenneđi tăng viện trợ kinh tế quana sự cho chính quyền Nam Việt Nam, tăng thêm cố vấn quân sự Mỹ, điều đến Việt Nam hàng trăm lính tinh nhuệ đặc biệt giúp đỡ quân đội Việt Nam Cộng hoà vạch ra và thực thi “chiến tranh chống du kích” và “chiến tranh đặc biệt chống phản loạn”, cho 24 phép Mỹ lấy danh nghĩa là phi công để tham chiến. Số lượng nhân viên quân sự của Mỹ ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng, năm 1961 chỉ có 875 người nhưng con số đó đã là 16.000 người vào năm 1963. Và khi Giônsơn kế nhiệm chức Tổng thống của Nhà Trắng, ông vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách của người tiền nhiệm đã vạch ra. Đặc biệt năm 1965 ông mở rộng việc đánh phá chiến lược Bắc Việt Nam và điều thêm quân đến Việt Nam. Cũng trong năm nay Liên Xô trực tiếp ca dự vào xung đột Việt Nam khiến cho tính chất đối kháng Đông – Tây trong cuộc chiến tranh này càng rõ nét hơn. Tuy Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều được nhận viên trợ từ hai xã hội chủ nghĩa đối lập lúc này là Trung Quốc và Liên Xô, nhưng việc ai nấy làm. Theo đánh giá trong thời gian 1965-1968, viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là hơn 2 tỷ đô la. Còn đối với Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam, sau khi mở rộng chiến tranh Việt Nam, chỉ có một số nước như Ôxtrâylia, Niudilân, Thái Lan và Hàn Quốc đã điều động tượng trưng một số ít quân đến Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh kéo dài đó, quan hệ giữa Mỹ - Xô – Trung tương đối phức tạp. Nửa đầu thập kỷ 1950, Trung – Xô cùng nhau ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nửa sau thập niên này, quan hệ Xô – Trung rạn nứt. Năm 1965, chiến tranh Việt Nam mở rộng và Liên Xô bắt đầu viện trợ với quy mô lớn của Việt Nam. Tóm lại, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh nóng giữa Đông – Tây, và phức tạp hơn nhiều so với chiến tranh Triều Tiên, nhưng đối kháng Đông – Tây lại phản ảnh không đậm nét như chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến tranh này đã làm Mỹ tiêu tốn rất nhiều nhân lực và vật lực, và dẫn đến địa vị thực lực của Mỹ xuống dốc nhanh chóng. Ngược lại, khi Mỹ sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô lại tăng nhanh thực lực của mình, nhất là trong lĩnh vực quân sự buộc Mỹ phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình, hoà hoãn với Trung Quốc để mượn sức mạnh của Trung Quốc chống lại Liên Xô. Còn Liên Xô lại lợi dụng lúc Mỹ suy yếu để thẩm thấu ảnh hưởng vào các khu vực Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Trung Mỹ. Và sau chiến tranh, Việt Nam lại là đồng minh thân cận của Liên Xô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_chuan_bi_luc_luong_trong_chien_tranh_lanh_cua_xo_my_5746.pdf
Luận văn liên quan