Tiểu luận Thẩm định tín dụng ngắn hạn và xếp hạng tín dụng cho công ty cổ phần thép Pomina

Trong năm hai năm 2013 và 2014 lợi nhuận ròng của công ty bị âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang trọng giai đoạn khó khăn. Vì lợi nhuận ròng bị âm nên công ty không chia cổ tức cho các cổ đông. Do suy thoái chung toàn cầu cũng như khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, khiến nhu cầu thép trong nước cũng như ngoài nước liên tục ở mức thấp. Năm 2014 tỷ số tăng trưởng bền vững có sự chuyển biến tốt hơn so với năm 2013 tăng 8,017% chính là do nhà nước đã siết chặt thép nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như quản lý chất lượng thép và nhãn mác sản phẩm, Tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng trong năm 2013 -2014, giải quyết khó khăn cho ngành thép, xi măng. Tỷ số tăng trưởng bền vững có dần dần tăng đây là dấu hiệu của sự phục hồi lại nền kinh tế sau sự khủng hoảng ngành thép. Thư giá cổ phiếu thường năm 2013 công ty đạt được 13.060 đồng nhưng đến năm 2014 thì đã bị sụt giảm chỉ còn 12.697 đồng, giảm 363 đồng tương ứng với 2,28%. Sự suy yếu này không đáng kể nhưng nó đã ảnh hưởng đến sự đầu tư của các cổ đông, nguyên nhân làm cho sự giảm sút trên chính là tổng nợ của công ty tăng ( 37,34%) lên nhanh hơn so với sự tăng của tài sản (25,03%). Công ty cần cân nhắc hơn trong hoạt động công nợ Nhìn chung EPS cả 2 năm rất thấp và thấp hơn rất nhiều so vơi trung bình ngành, Nhưng đối với công ty thì năm 2014 là sự chuyển biến tương đối tốt EPS đã tăng lên 1.020 đồng/cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ 86,88%.

docx56 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thẩm định tín dụng ngắn hạn và xếp hạng tín dụng cho công ty cổ phần thép Pomina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ 66% 57% 68% 63% 65% 63% Tăng (giảm) qua các năm ( 14% ) 19% Nhận xét: Trong năm báo cáo 2013, cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì được tài trợ bởi 57 đồng nợ vay, trong khi trung bình ngành là 65 đồng. So sánh với trung bình ngành , tỷ số nợ của công ty thép Pomina trong năm 2013 thấp hơn trung bình ngành 8%. Cho thấy có cơ cấu tài chính công ty chưa hợp lý . Tỷ số nợ năm nay giảm 14% so với năm 2012 => Công ty giảm khoản đi vay. Trong năm báo cáo năm 2014, cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì được tài trợ bởi 68 đồng nợ vay, trong khi trung bình ngành là 63 đồng. So sánh với trung bình ngành , tỷ số nợ của công ty trong năm 2014 cao hơn trung bình ngành 5% =>Cho thấy cơ cấu tài chính của công ty hợp lý. Tỷ số nợ tăng 19% so với năm 2013. Tỷ số nợ năm 2014 so với năm 2013 tăng 19%, nguyên nhân do tổng hợp nợ năm 2014 tăng biến động . Tỷ số nợ tăng và luôn cao hơn 50% cho thấy công ty sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Tỷ số nợ có xu hướng tăng , chứng tỏ công ty đã chú trọng khai thác đòn bẩy tài chính, tức là biết cách huy động vốn bằng cách đi vay. Nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, gia tăng cao rủi ro, có thể trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất. Tỷ số nợ dài hạn Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). Tỷ số nợ dài hạn = Giá trị nợ dài hạn Tổng giá trị vốn cố định Tổng giá trị vốn cố định = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Đơn vị tính : Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Ngành 2012 2013 2014 Nợ dài hạn 1.190.467 1.202.043 790.050 6.727.505 6.028.276 4.312.032 Vốn cố định 3.489.304 3.441.243 2.960.233 24.809.278 25.056.705 25.825.461 Tỷ số nợ 34% 35% 27% 27% 24% 17% Tăng (giảm) qua các năm 3% ( 8% ) Ý nghĩa : Cứ 100 đồng vốn kinh doanh sau khi loại trừ các khoản nợ ngắn hạn được tài trợ bởi đồng vốn vay thường xuyên (dài hạn). Công ty cần tăng nợ dài hạn, giảm nợ ngắn hạn để giảm bớt áp lực trả nợ. Nhận xét : Năm 2013 : Cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 35 đồng nợ vay dài hạn, tỷ số này tăng 1% so với năm 2012 => Công ty tăng khoản nợ vay dài hạn để huy động vốn. Năm 2014 : Cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 27 đồng nợ vay dài hạn , tỷ số này giảm 8% so với năm 2013. => Công ty giảm khoản nợ vay dài hạn. Tỷ số nợ dài hạn năm 2013 và năm 2014 đều nhỏ hơn trung bình ngành . Năm 2014 tỷ số giảm 8%, nguyên nhân do công ty giảm mạnh khoản mục nợ dài hạn (trả bớt nợ dài hạn). Doanh nghiệp trả các khoản nợ dài hạn, trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn thì không được giảm mà còn tăng thêm. Như vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi ro trong thanh toán. Các khoản nợ dài hạn được giảm nhiều như vậy cũng không tốt, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài. Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định. Cũng có thể thấy trong năm 2014, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao, các khoản nợ dài hạn không tăng thêm, cho thấy khă năng huy động vốn của DN từ bên ngoài đã giảm. Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay: Tỷ số trang trải lãi vay = Thu nhập trước lãi vay và thuế/ Chi phí lãi vay Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 92.406 +165.223 =257.629 -59.456 +157.673 = 98.217 -68.953 +184.329 = 115.376 1.880.616 +1.757.226 = 3.637.852 2.796.558 +1.489.33 =4.285.892 4.516.101 +287.593 =4.803.694 Chi phí lãi vay 165.223 157.673 184.329 1.757.226 1.489.334 1.287.593 Tỷ số trang trải lãi vay 1,56 lần 0,62 lần 0,63 lần 2,07 lần 2,88 lần 4.51 lần Tăng (giảm) qua các năm -0,94 0,01 -60,25% 1,61% Ý nghĩa: Trong năm 2012,cứ 1 đồng chi phí lãi vay đến hạn trả thì có 1,56 đồng thu nhập trước lãi vay và thuế tài trợ. Trong năm 2013, cứ 1 đồng chi phí lãi vay đến hạn trả thì có 0,62 đồng thu nhập trước lãi vay và thuế tài trợ. Trong năm 2014, cứ 1 đồng chi phí lãi vay đến hạn trả thì có 1,37 đồng thu nhập trước lãi vay và thuế tài trợ. Nhận xét:Tỷ số trang trải lãi vay của công ty nhìn chung qua các năm có sự chênh lệch theo xu hướng giảm: Năm 2012 là 1,56 đến năm 2013 giảm còn 0,62 sang năm 2014 thì tăng nhẹ lên là 0,63 ( tăng lên rất ít) đây là một biểu hiện xấu. Vào năm 2012 tỷ số này là 1,56 lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đủ khả năng chi trả cho các chi phí lãi vay của mình. Đến năm 2013 là 0,63 nhỏ hơn 1 điều này cho thấy lợi nhuận của công ty tạo ra không đủ để chi trả lãi vay. Năm 2014 tỷ số trang trải lãi vay là 0,63 có nghĩa là trong năm nàycông ty cũng không có đủ khả năng chi trả lãi vay. Trong cả 3 năm phân tích thì tỷ số này đều nhỏ hơn trung bình ngành rất nhiều điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty thấp, vay nhiều nhưng dùng vốn vay đầu tư không có hiệu quả, không tạo ra được lợi nhuận mong muốn đặc biệt là năm 2013 và 2014 thậm chí không tạo ra lợi nhận (lợi nhuận âm ). So sánh tỷ số trang trải lãi vay qua các năm, ta thấy được : Năm 2012: Thu nhập trước lãi vay và thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay = 257.629 triệu đồng Năm 2013: Thu nhập trước lãi vay và thuế giảm159.412 triệu đồng( giảm 61,87%) so với năm 2012. Chi phí lãi vay giảm 7.550 triệu đồng (giảm 4,57%) so với năm 2012. =>Tốc độ giảm của thu nhập trước lãi vay và thuế (61,87%) nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí lãi vay (4,57%) làm cho tỷ số trang trải lãi vay năm 2013 giảm 0,94 ( giảm 60,25%) so với năm 2012. Năm 2014: Thu nhập trước lãi vay và thuế tăng17.159 triệu đồng (tăng 17,47%) so với năm 2013. Chi phí lãi vay tăng 26.656 triệu đồng (tăng 16,91%) so với năm 2013. =>Tốc độ tăng của thu nhập trước lãi vay và thuế (17,47%) nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay (16,91%) làm cho tỷ số trang trải lãi vay năm 2014 tăng 0,01(tăng1,61%) so với năm 2013. Kết luận: Tỷ số trang trải lãi vay của công ty qua các năm phân tích có xu hướng giảm và nhỏ hơn nhiều so với trung bình ngành công ty cần có biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận và đặc biệt là phải đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho (HTK) = Gía vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Giá vốn hàng bán 6.419.033 5.884.166 6.099.908 66.007.023 66.842.933 73.783.919 Bình quân hàng tồn kho 1.555.926 1.289.580 1.740.872 15.542.561 17.282.693 20.066.757 Vòng quay hàng tồn kho 4,13 4,56 3,50 4,25 3,87 3,68 Tăng (Giảm) qua các năm 0,43 10,41% (1,06) (23,25%) Ý nghĩa: Vòng quay HTK đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng quay càng cao thì cùng một số vốn bỏ ra, doanh nghiệp có được số vòng quay bán hàng nhiều, tạo doanh thu nhiều, và ngược lại. Số vòng mà HTK luân chuyển trong năm 2012 là 4,13 vòng. Số vòng mà HTK luân chuyển trong năm 2013 là 4,56 vòng. Số vòng mà HTK luân chuyển trong năm 2014 là 3,50 vòng Nhận xét: Vòng quay HTK tăng 10,41% từ năm 2012 đến 2013 là một dấu hiệu tốt; nhưng đến năm 2014 thì số vòng quay thấp hơn rất nhiều (giảm 23,25% so với 2013), cho thấy giai đoạn 2014, doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa ít hơn dẫn đến doanh thu thấp hơn. (Đầu tư nguyên vật liệu cho nhà máy luyện phôi thép nhưng sản phẩm không đạt chất lượng như mong muốn, khó tiêu thụ, bán với giá rẻ trong khi giá mua nguyên vật liệu lại cao.) So với BQN, vòng quay HTK của doanh nghiệp có nhiều sự biến động hơn, cùng với HTK bình quân ngành giảm đều qua các năm là một biểu hiện xấu.(Khủng hoảng kinh tế, bất động sản, dự án đầu tư đóng băng làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thép, ngành cung cấp thành phẩm chủ yếu dùng cho xây dựng). Năm 2012 và 2014, vòng quay HTK đều thấp hơn so với BQN. Đánh giá năng lực quản trị HTK của doanh nghiệp là tốt vào năm 2013, tốc độ quay vòng của hàng hóa nhanh; nhưng năng lực quản trị này chưa tốt vào năm 2014, tốc độ quay vòng của hàng hóa thấp hơn, bị giảm sút. Đây là vấn đề cần phải tìm hướng giải quyết. 2013, trong xu hướng giảm của BQN, số vòng quay của HTK công ty lại tăng cho thấy vị thế của công ty trong ngành, sản phẩm tiêu thụ tốt, nhưng đáng tiếc năm 2014, công ty lại có biểu hiện đi xuống. Số ngày tồn kho = 360 / Vòng quay hàng tồn kho Năm 2012 2013 2014 Vòng quay hàng tồn kho 4,13 4,56 3,50 Số ngày tồn kho 87,17 78,95 102,86 Tăng (Giảm) qua các năm (8,22) (9,43%) 23,91 30,28% Ý nghĩa: Bình quân hàng của doanh nghiệp tồn kho mất 87.17 ngày thì được bán ra năm 2012. Bình quân hàng của doanh nghiệp tồn kho mất 78,95 ngày thì được bán ra năm 2013. Bình quân hàng của doanh nghiệp tồn kho mất 102,86 ngày thì được bán ra năm 2014. Nhận xét: Số ngày tồn kho giảm vào năm 2013 (giảm 9,43% so với 2012) là dấu hiệu tốt, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt. Số ngày tồn kho tăng vào 2014 (tăng 30,28% so với 2013), doanh nghiệp có hàng tồn kho nhiều, tiêu thụ không nhanh chóng như năm 2013, giảm doanh thu. Đây là biểu hiện xấu, cần phải có biện pháp thích hợp để kích thích tiêu thụ, giảm số lượng hàng tồn kho để đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp không cần dự trữ nên số ngày tồn khi cao cho thấy hàng hóa, sản phẩm tiệu thụ chưa tốt. Gia tăngchi phí kho, bảo quản hàng tồn kho. Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu bình quân Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 6.596.035 6.167.775 6.339.808 71.852.294 73.399.056 82.672.716 Khoản phải thu BQ 1.148.792 1.148.620 985.509 8.946.717,50 8.383.474,50 7.883.030 Vòng quay KPT 5,74 5,37 6,43 8,03 8,76 10,49 Tăng (Giảm) qua các năm (0,37) (6,45%) 1,06 19,74% Ý nghĩa: Vòng quay khoản phải thu đánh giá hiệu quả thu hồi tiền của doanh nghiệp. Tốc độ thu hồi khoản phải thu khách hàng là 5,74 vòng năm 2012. Tốc độ thu hồi khoản phải thu khách hàng là 5,37 vòng năm 2013. - Tốc độ thu hồi khoản phải thu khách hàng là 6,43 vòng năm 2014. Nhận xét: Vòng quay khoản phải thu năm 2013 giảm 6,45% so với 2012 là một biểu hiện tốt, nhưng đến 2014 thì vòng quay này tăng cao đến 19,74% so với 2013. Cho thấy hiệu quả thu tiền của doanh nghiệp bị giảm sút. So với BQN, vòng quay khoản phải thu các năm đều nhỏ hơn (2012: vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp là 5,74, thấp hơn 2,29 vòng so với BQN). Đây là dấu hiệu tốt, vòng quay vốn nhanh hơn so với ngành, khả năng thu hồi nợ cao, ít bị khách hàng chiếm dụng vốn. Kỳ thu tiền bình quân = 360 / Vòng quay Khoản phải thu Năm 2012 2013 2014 Vòng quay khoản phải thu 5,74 5,37 6,43 Kỳ thu tiền BQ 62,72 67,04 55,99 Tăng (Giảm) qua các năm 4,32 6,89% (11,05) (16,48%) Ý nghĩa: Cứ mỗi khoản phải thu, doanh nghiệp mất 62,72 ngày để thu hồi lại năm 2012. Cứ mỗi khoản phải thu, doanh nghiệp mất 67,04 ngày để thu hồi lại năm 2013. - Cứ mỗi khoản phải thu, doanh nghiệp mất 55,99 ngày để thu hồi lại năm 2014. Nhận xét: Kỳ thu tiền tăng 6,89% vào 2013 so với 2012, nhưng giảm xuống 16,48% vào năm 2014. Kỳ thu tiền càng nhỏ càng tốt, vòng quay vốn nhanh hơn. Mặt khác, khoản phải thu là một khoản đầu tư (như bán chịu trả chậm), gia tăng doanh thu, nên kỳ thu tiền bình quân tăng hay giảm là tốt thì còn phải phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải trả (KPTr) =Doanh số mua / BQ Khoản phải trả NB (Trong đó, Doanh số mua = Gía vốn hàng bán + Hàng tồn kho CK - Hàng tồn kho ĐK) Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Gía vốn hàng bán 6.419.034 5.884.167 6.099.909 66.007.023 66.842.933 73.783.919 Hàng tồn kho cuối kỳ 1.437.645 1.141.515 2.340.229 14.934.355 19.631.030 20.502.484 Hàng tồn kho đầu kỳ 1.674.208 1.437.645 1.141.515 16.150.767 14.934.355 19.631.030 Doanh số mua 6.182.471 5.588.037 7.298.622 64.790.611 71.539.608 74.655.373 Bình quân KPTr 545.398 398.834 298.525 23.971.158 27.235.297 30.847.896 Vòng quay KPTr 11,34 14,01 24,45 2,70 2,63 2,42 Tăng (Giảm) qua các năm 2,67 23,54% 10,44 74,52% Ý nghĩa: Khả năng chiếm dụng vốn và thanh toán nợ phải trả người bán của doanh nghiệp là 11,34 vòng năm 2012. Khả năng chiếm dụng vốn và thanh toán nợ phải trả người bán của doanh nghiệp là 14,01 vòng năm 2013. - Khả năng chiếm dụng vốn và thanh toán nợ phải trả người bán của doanh nghiệp là 24,45 vòng năm 2014. Nhận xét: Năm 2013 tăng 23,54% so với 2012, đến 2014 thì tăng cao với 74,52%. Vòng quay khoản phải trả tăng qua các năm là không tốt.Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cao có thể ảnh hưởng tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp nhưng việc chiếm dụng vốn có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. So với BQN, vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp là khá cao. Trong khi vòng quay của BQN nhỏ và ngày càng giảm, thì vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp lớn và ngày càng tăng, không phù hợp với ngành. Kỳ trả tiền bình quân = 360 / Vòng quay khoản phải trả người bán Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Vòng quay khoản phải trả 11,34 14,01 24,45 Kỳ trả tiền BQ 31,75 25,70 14,72 Tăng (Giảm) qua các năm (6,05) (19,06%) (10,98) (42,72%) Ý nghĩa: Cứ mỗi khoản phải trả, doanh nghiệp mất 31,75 ngày để trả tiền năm 2012. Cứ mỗi khoản phải trả, doanh nghiệp mất 25,70 ngày để trả tiền năm 2013. - Cứ mỗi khoản phải trả, doanh nghiệp mất 14,72 ngày để trả tiền năm 2014. Nhận xét: Kỳ trả tiền BQ càng giảm qua các năm. Giảm 19,06% năm 2013 và giảm mạnh 42,72% vào năm 2014. Doanh nghiệp tạo uy tín tốt với nhà cung cấp về thanh toán nợ nhanh nhưng kỳ trả tiền bình quân càng cao càng tốt vì doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn. Như vậy, kỳ trả tiền của doanh nghiệp giảm liên tục là dấu hiệu không tốt. Cần phải thay đổi kỳ trả tiền để có thể chiếm dụng được nhiều vốn và lâu hơn. Vòng quay tài sản (TS) = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 6.596.035 6.167.775 6.339.809 71.852.294 73.399.056 82.672.716 Tổng TS bình quân 6.231.836 5.972.776 6.014.505 48.219.117 52.168.289 56.288.980 Vòng quay tài sản 1,06 1,03 1,05 1,49 1,41 1,47 Tăng (Giảm) qua các năm (0,03) (2,83%) 0,02 1,94% Ý nghĩa: Vòng quay TS đánh giá hiệu quả sử dụng TS và khả năng đóng góp mà TS mang lại cho doanh nghiệp. Cứ 1 đồng TS thì có 1,06 đồng doanh thu được tạo ra năm 2012. Cứ 1 đồng TS thì có 1,03 đồng doanh thu được tạo ra năm 2013. - Cứ 1 đồng TS thì có 1,05 đồng doanh thu được tạo ra năm 2014. Nhận xét: - Vòng quay TS giảm 2,83% năm 2013, nhưng đã tăng lên 1,94% năm 2014 là biểu hiện tốt vì số vòng quay càng cao cho biết TS được đầu tư bài bản, hợp lý và có tính toán, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn. - Vòng quay TS của doanh nghiệp tăng/ giảm cùng BQN nhưng vẫn thấp hơn so với BQN, cho thấy mức độ sử dụng TS chưa thật sự hiệu quả. Cần đầu tư TS hợp lý hơn, chú trọng và duy trì những TS chính thức tạo ra doanh thu, ngược lại thì sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý những TS không thật sự cần thiết. Vòng quay TSCĐ (Hiệu suất sử sụng TSCĐ) = Doanh thu thuần / TSCĐ BQ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 6.596.035 6.167.776 6.339.809 71.852.294 73.399.056 82.672.716 TSCĐ bình quân 2.205.459 2.284.699 2.156.473 12.477.376,50 16.436.644 18.915.332 Vòng quay TSCĐ 2,99 2,70 2,94 5,76 4,47 4,37 Tăng (Giảm) qua các năm (0,29) (9,70%) 0,24 8,89% Ý nghĩa: Vòng quay TSCĐ đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp. Cứ 1 đồng TSCĐ thì có 2,99 đồng doanh thu được tạo ra năm 2012. Cứ 1 đồng TSCĐ thì có 2,70 đồng doanh thu được tạo ra năm 2013. - Cứ 1 đồng TSCĐ thì có 2,94 đồng doanh thu được tạo ra năm 2014. Nhận xét: Vòng quay TS giảm 9,70% năm 2013, nhưng đã tăng lên 8,89% năm 2014 là biểu hiện tốt vì số vòng quay càng cao cho biết TSCĐ được đầu tư bài bản, hợp lý và có tính toán, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn. So với BQN, vòng quay TS BQN giảm dần qua các năm là biểu hiện không tốt, nhưng vòng quay TSCĐ của doanh nghiệp đã tăng lên năm 2014 là tốt. Cần đầu tư TSCĐ hợp lý hơn, chú trọng và duy trì những TSCĐ chính thức tạo ra doanh thu, ngược lại thì sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý những TSCĐ không thật sự cần thiết. Vòng quay TS ngắn hạn (TSNH) = Doanh thu thuần / TSNH bình quân Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 6.596.036 6.167.776 6.339.809 71.852.294 73.399.056 82.672.716 TSNH bình quân 3.013.645 2.702.179 2.927.002 28.355.568,50 30.269.908 33.566.330,50 Vòng quay TSNH 2,19 2,28 2,17 2,53 2,42 2,46 Tăng (Giảm) qua các năm 0,09 4,11% (0,11) (4,82%) Ý nghĩa: Vòng quay TSNH đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH và hiệu quả mà TSNH mang lại cho doanh nghiệp. Cứ 1 đồng TSNH thì có 2,19 đồng doanh thu được tạo ra năm 2012. Cứ 1 đồng TSNH thì có 2,28 đồng doanh thu được tạo ra năm 2013. - Cứ 1 đồng TSNH thì có 2,17 đồng doanh thu được tạo ra năm 2014. Nhận xét: Vòng quay TSNH tăng 4,11% năm 2013, nhưng đã giảm xuống 4,82% năm 2014 là biểu hiện không tốt vì số vòng quay càng thấp thì TSNH không được sử dụng tốt, không tạo ra hiệu quả tốt. So với BQN, vòng quay TS BQN tăng giảm không đều qua các năm, vòng quay TSNH của doanh nghiệp đều nhỏ hơn so với BQN (Năm 2012: vòng quay TSNH là 2,19; còn vòng quay BQN là 2,53). Cần đầu tư TSNH hợp lý hơn, chú trọng và duy trì những TSNH chính thức tạo ra doanh thu, ngược lại thì sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý những TSCĐ không thật sự cần thiết, hoặc thay đổi cơ cấu TSNH để tạo ra được hiệu quả sử dụng TSNH tốt hơn. Nhóm tỷ số sinh lời: Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu: Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu = Lãi gộpDoanh thu thuần= Doanh thu thuần-Giá vốn hàng bánDoanh thu thuần Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 6.596.035 6.167.775 6.339.808 71.852.294 73.399.056 82.672.716 Giá vốn hàng bán 6.419.034 5.884.166 6.099.909 66.007.020 66.842.929 73.783.920 Lãi gộp 177.001 283.609 239.899 5.845.274 6.556.127 8.888.796 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu 2,7% 4,6% 3,8% 8% 9% 11% Tăng (giảm) qua các năm 1,9% (0,8%) - Ý nghĩa: Trong năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty tạo ra được 2,7 đồng lợi nhuận. Trong năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty tạo ra được 4,6 đồng lợi nhuận. Trong năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty tạo ra được 3,8 đồng lợi nhuận. - Nhận xét: + So sánh với bình quân ngành: Năm 2012: Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu của công ty thấp hơn bình quân ngành 5,3% -> Biểu hiện rất xấu. Năm 2013: Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu của công ty thấp hơn bình quân ngành 4,4% -> Có tốt hơn năm 2012 nhưng vẫn là biểu hiện rất xấu. Năm 2014: Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu của công ty thấp hơn bình quân ngành 7,2% -> Biểu hiện cực kỳ xấu. => Qua đó ta thấy được, khả năng doanh thu tạo ra lãi gộp của công ty rất là kém so với bình quân ngành và ngày càng giảm sút nghiêm trọng. + So sánh tăng (giảm) qua các năm: Năm 2013: Lãi gộp của công ty tăng 60,2% ( tăng 106.608 triệu đồng) so với năm 2012 nhưng doanh thu giảm 6,5% (giảm 428.260 triệu đồng) làm cho tỷ suất lãi gộp trên doanh thu của công ty tăng lên 1,9% so với năm 2012. Năm 2014: Lãi gộp của công ty giảm 15,4% (giảm 43.710 triệu đồng) so với năm 2013 nhưng doanh thu tăng 2,8% (tăng 177.033 triệu đồng) làm cho tỷ suất lãi gộp trên doanh thu của công ty giảm 0,8% so với năm 2013. =>Khả năng doanh thu tạo ra lãi gộp thấp. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán có phần giảm xuống theo từng năm nhưng vẫn còn quá cao so với doanh thu làm cho lãi gộp bị giảm lại. Như vậy công ty cần phải xem xét mức độ hiệu quả của các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuấtvà giảm giá vốn hàng bán như là giảm các chi phí không cần thiết để đem lại lãi gộp cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế 92.426 (59.590) (69.017) 1.552.633 2.193.974 3.726.151 Doanh thu thuần 6.596.035 6.167.775 6.339.808 71.852.294 73.399.056 82.672.716 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 1,4% (1%) (1,1%) 2% 3% 5% Tăng (giảm) qua các năm (2,4%) (0,1%) - Ý nghĩa: Trong năm 2012, bình quân cứ 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được thì trong đó lợi nhuận chiếm 1,4 đồng. Trong năm 2013, bình quân cứ 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được thì trong đó lợi nhuận bị chiếm dụng 1 đồng. Trong năm 2014, bình quân cứ 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được thì trong đó lợi nhuận bị chiếm dụng 1,1 đồng. - Nhận xét: + So sánh với bình quân ngành: Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của công ty là 1,4%, thấp hơn bình quân ngành 0,6% -> Tương đối ổn định. Năm 2013, ROS của công ty giảm xuống còn -1%, thấp hơn bình quân ngành 4% -> Rất xấu. Năm 2014, ROS của công ty tiếp tục giảm và thấp hơn bình quân ngành 6,1% -> Cực kỳ xấu. => Qua kết quả trên ta thấy, khả năng chuyển hóa doanh thu thành lợi nhuận của công ty là cực kỳ thấp so với các công ty cùng ngành và công ty kinh doanh ngày càng thua lỗ. + So sánh tăng (giảm) qua các năm: Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 152.016 triệu đồng (giảm 164,5%) so với năm 2012 và doanh thu cũng giảm 428.260 triệu đồng (giảm 6,5%) làm cho ROS của công ty giảm 2,4% so với năm 2012.Nguyên nhân là do sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 86,7%), chi phí tài chính (tăng 21,7%) và chi phí khác (tăng 47,5%) làm cho lợi nhuận trước thuế bị lỗ và giảm 151.861 triệu đồng (giảm 164%) so với năm 2012. Và với chi phí lãi vay rất là cao, công ty kinh doanh tạo doanh thu chỉ để bù đắp cho các khoản chi phí và các khoản vay. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 9.427 triệu đồng (giảm 14%) so với năm 2013 nhưng doanh thu tăng 171.305 triệu đồng (tăng 3%) cũng làm cho ROS của công ty giảm 0,1% so với năm 2013. Tình hình kinh doanh của công ty vẫn không có gì là tiến triển. Chẳng những vậy, chi phí lãi vay lại còn tăng thêm 26.657 triệu đồng (tăng 16,9%) làm cho lợi nhuận trước thuế ngày càng lỗ. => Qua đó ta thấy, công ty kinh doanh không có lời mà còn lỗ nặng do công ty không sử dụng hiệu quả nợ vay và công ty không có khả năng tự chủ về tài chính. Công ty cần phải giảm bớt các chi phí không liên quan để tăng lợi nhuận, đầu tư thêm vốn chủ sở hữu và không nên đi vay thêm trong lúc này. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế 92.426 (59.590) (69.017) 1.552.633 2.193.974 3.726.151 Tổng tài sản bình quân 6.231.836 5.972.776 6.014.505 48.219.117 52.168.289 56.288.980 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 1.5% (1%) (1,1%) 3% 4% 7% Tăng (giảm) qua các năm (2,5%) (0,1%) - Ý nghĩa: Trong năm 2012, cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào công ty thì tạo ra được 1,5 đồng lợi nhuận. Trong năm 2013, cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào công ty thì bị lỗ hết 1 đồng. Trong năm 2014, cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào công ty thì bị lỗ hết 1,1 đồng. - Nhận xét: + So sánh với bình quân ngành: Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty thấp hơn bình quân ngành 1,5% -> Biểu hiện xấu Năm 2013, ROA của công ty thấp hơn bình quân ngành 5% -> biểu hiện rất xấu. Năm 2014, ROA của công ty thấp hơn bình quân ngành 8,1% -> biểu hiện cự kỳ xấu =>ROA của công ty ngày càng giảm sút nghiêm trọng và đáng báo động. Điều này cho thấy công ty hoạt động không có hiệu quả so với các công ty cùng ngành khác. + So sánh tăng (giảm) qua các năm: Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 152.016 triệu đồng (giảm 164,5%) so với năm 2012 nhưng tài sản cũng giảm 259.060 triệu đồng ( giảm 4,2%) làm cho ROA của công ty giảm 2,5% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 86,7%), chi phí tài chính (tăng 21,7%) và chi phí khác (tăng 47,5%). Song song với việc các chi phí tăng lên thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm xuống một cách nhanh chóng (giảm 90%) so với năm 2012 làm cho doanh thu không đủ để bù đắp cho các khoản chi phí trên. Dẫn đến việc công ty không những không tạo ra được lợi nhuận mà còn bị lỗ. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục giảm 9.427 triệu đồng (giảm 14%) so với năm 2013 nhưng tài sản lại tăng 41.729 triệu đồng (tăng 0,7%). Vì vậy ROA vẫn tiếp tục giảm 0,1% so với năm 2013. Nguyên nhân cũng là do sự gia tăng của các chi phí kể trên, bên cạnh đó cũng có sự góp phần gia tăng của chi phí lãi vay (tăng 16,9%). Ngoài ra thu nhập khác của công ty lại giảm một cách bất thường (giảm 99,9%) so với năm 2013. Không những vậy, công ty còn đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn như là tiền (tăng 62,9%), phải thu khách hàng (tăng 56%), hàng tồn kho (tăng 105%) và các tài sản ngắn hạn khác (tăng 169%) so với năm 2013. Điều này làm cho công ty không thể tạo ra được lợi nhuận mà còn liên tục bị lỗ do công ty không biết cách đầu tư. => Do việc đầu tư vào tài sản không có kế hoạch và sự gia tăng của các chi phí, nhất là chi phí lãi vay làm cho công ty không tạo ra được lợi nhuận, doanh thu không đủ bù đắp cho các chi phí. Vì vậy công ty nên cắt giảm các chi phí không cần thiết và giảm hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Đối với những tài sản đã tồn đọng thì thanh lý và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu bình quân Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ số ngành 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế 92.426 (59.590) (69.017) 1.552.633 2.193.974 3.726.151 Vốn chủ sở hữu bình quân 2.388.440 2.269.019 2.204.692 17.764.481 18.555.101 20.270.929 Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 3,9% (2,6%) (3,1%) 9% 12% 18% Tăng (giảm) qua các năm (6,5%) (0,5%) - Ý nghĩa: Trong năm 2012, bình quân cứ 100 đồng vốn đầu tư vào công ty sẽ thu được 3,9 đồng lợi nhuận. Trong năm 2013, bình quân cứ 100 đồng vốn đầu tư vào công ty sẽ bị lỗ hết 2,6 đồng. Trong năm 2014, bình quân cứ 100 đồng vốn đầu tư vào công ty sẽ bị lỗ hết 3,1 đồng. - Nhận xét: + So sánh với bình quân ngành: Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp hơn bình quân ngành 5,1% -> Biểu hiện rất xấu. Năm 2013, ROE giảm từ 3,9% năm 2012 xuống còn -2,6% năm 2013 và thấp hơn bình quân ngành 14,6% -> Biểu hiện cực kỳ xấu. Năm 2014, ROE của công ty lại tiếp tục giảm và thấp hơn bình quân ngành 21,1% -> Biểu hiện cực kỳ tồi tệ. =>Khả năng sinh lợi của công ty từ vốn chủ sở hữu cực kỳ kém so với các công ty cùng ngành và việc kinh doanh của công ty thua lỗ ngày càng nghiêm trọng, dễ dẫn đến phá sản. + So sánh tăng (giảm) qua các năm: Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 152.016 triệu đồng (giảm 164,5%) so với năm 2012 và vốn chủ sở hữu giảm 119.421 triệu đồng (giảm 5%) làm cho ROE của công ty giảm 6,5% so với năm 2012. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục giảm 9.427 triệu đồng (giảm 14%) so với năm 2013 và vốn chủ sở hữu giảm 64.327 triệu đồng (giảm 3%) cũng làm cho ROE của công ty giảm thêm 0,5% so với năm 2013. => Như vậy, ta thấy ROE của công ty sụt giảm liên tục và thấp hơn ROA do công ty sử dụng nợ vay quá nhiều và không có hiệu quả, đòn bẩy tài chính không có tác dụng làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông mà còn khiến cho tình trạng thua lỗ ngày càng gia tăng. Gánh nặng về thuế, gánh nặng về lãi vay làm cho công ty kinh doanh chỉ để trả nợ. Nếu công ty không gia tăng vốn chủ sở hữu, giảm việc đi vay thì với tình trạng thua lỗ kéo dài, công ty sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Nhóm tỷ số tăng trưởng: Tỷ số tăng trưởng bền vững Tỷ số tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận giữ lại/Vốn CSH Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận ròng – cổ tức Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2013 2014 Lợi nhuận ròng -218.853 -28.710 Cổ tức 0 0 Vốn CSH 2.394.290 2.365.775 Tỷ số tăng trưởng bền vững -9,14% -1,123% Nhận xét: Trong năm hai năm 2013 và 2014 lợi nhuận ròng của công ty bị âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang trọng giai đoạn khó khăn. Vì lợi nhuận ròng bị âm nên công ty không chia cổ tức cho các cổ đông. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững năm 2013 là -9,14% đây là 1 tỷ lệ thấp nguyên nhân là năm 2013 là năm ngành thép gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2012 do suy thoái chung toàn cầu khiến nhu cầu thép thế giới tiếp tục ở mức thấp. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến, giải pháp gỡ khó cho sản xuất trong nước chưa có tác dụng rõ rệt. Năm 2014 tỷ số tăng trưởng bền vững năm có sự chuyển biến tốt hơn so với năm 2013 tăng 8,017% chính là do nhà nước đã siết chặt thép nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như quản lý chất lượng thép và nhãn mác sản phẩm, Tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng trong năm 2013 -2014, giải quyết khó khăn cho ngành thép, xi măng... Tỷ số tăng trưởng bền vững có dần dần tăng đây là dấu hiệu của sự phục hồi lại nền kinh tế sau sự khủng hoảng ngành thép Thư giá cổ phiếu thường Thư giá cổ phiếu thường = ( Tổng TS-Tổng nợ-Vốn cổ phiếu ưu đãi) /Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm 2014 2013 Tổng TS 9.369.827 7.494.243 Tổng nợ 7.004.052 5.099.953 Vốn cổ phiếu ưu đãi 1.132 1.132 Số lượng CP thường đang lưu hành(cp) 186.317.161 186.317.161 Thư giá cổ phiếu thường (đồng) 12.697 13.060 Nhận xét: Thư giá cổ phiếu thường năm 2013 công ty đạt được 13.060 đồng nhưng đến năm 2014 thì đã bị sụt giảm chỉ còn 12.697 đồng, giảm 363 đồng tương ứng với 2,28%. Sự suy yếu này không đáng kể nhưng nó đã ảnh hưởng đến sự đầu tư của các cổ đông, nguyên nhân làm cho sự giảm sút trên chính là tổng nợ của công ty tăng ( 37,34%) lên nhanh hơn so với sự tăng của tài sản (25,03%). Công ty cần cân nhắc hơn trong hoạt động công nợ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu thường ( EPS) EPS = ( Lợi nhuận sau thuế- cổ tức chia cho cổ phiếu ưu đãi) /Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm 2014 2013 Chỉ số ngành 2014 2013 Lợi nhuận sau thuế -28.710 -218.853 804.766 799.803 Cổ tức chia cho CP ưu đãi 0 0 Số lượng CP thường đang lưu hành (cổ phiếu) 186.317.161 186.317.161 EPS (đồng/ cổ phiếu) -154 -1.174 2.041 1.593,7 Nhận xét: Vì công ty không làm ăn thua lỗ nên trong cả 2 năm 2013 và 2014 nên công ty không chia cổ tức cho các cổ phiếu ưu đãi cũng như không chia lợi nhuận cho các cổ phiếu thường đang lưu hành. Nhìn chung EPS cả 2 năm rất thấp và thấp hơn rất nhiều so vơi trung bình ngành, năm 2013 EPS chỉ ở mức -1.174 đồng/cổ phiếu thấp hơn mức 2.767,7 đồng/ cổ phiếu so với trung bình ngành, năm 2014 EPS cũng âm ở mức rất thấp là -154 đồng/cổ phiếu và thấp hơn mức 2.195 đồng/cổ phiếu so với trung bình ngành thép. Nhưng đối với công ty thì năm 2014 là sự chuyển biến tương đối tốt EPS đã tăng lên 1.020 đồng/cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ 86,88% Tỷ số giá lợi nhuận ( P/E) Tỷ số giá lợi nhuận = Giá cổ phiếu hiện hành/EPS Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2014 2013 Chỉ số ngành 2014 2013 Giá cổ phiếu hiện hành (Po) 8,4 12,7 26,2 23,8 EPS -154 -1.174 2.041 1593,7 P/E (lần) -54,6 -10,8 10,5 11,7 Nhận xét: giá cổ phiếu hiện hành trong hai năm của công ty đều nhỏ hơn nhiều so với giá cổ phiếu hiện hành của ngành thép. Vì cả trong 2 năm 2013 và 2014 công ty bị lỗ liên tiếp nên tỷ số giá lợi nhuận của công ty đang ở số âm. Năm 2014 công ty thua lỗ 54,6 đồng/cp, năm 2013 công ty thua lỗ 10,8 đồng/Cp. Nếu công ty không có giải pháp để khắc phục, kết quả kinh doanh năm 2015 không khả quan thì công ty sẽ bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoáng và nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản cao. Cổ tức cho 1 CP thường (DPS) Cổ tức 1 CPT=( Lợi nhuận sau thuế-cổ tức CPƯĐ-Lợi nhuận giữ lại) /Số CP thường đang lưu hành Đơn vị: Triệu đồng Năm 2014 2013 Lợi nhuận sau thuế -28.710 -218.853 cổ tức CPƯĐ 0 0 Lợi nhuận giữ lại -28.736 -220.305 Số CP thường đang lưu hành 186,32 186,32 DPS 0 0 Nhận xét: Vì cổ tức CPƯĐ cả 2 năm đều bằng 0 nên cổ tức cho 1 cổ phiếu thường hay DPS bằng 0. Tỷ lệ chia cổ tức Tỷ lệ chia cổ tức = DPS / EPS Vì cổ tức cho 1 cổ phiếu thường hay DPS là 0 ở cả 2 năm 2013 và 2014 nên tỷ lệ chia cổ tức ở cả 2 năm đều bằng 0. Không hấp dẫn, khó thu hút đầu tư cũng như gây nên sự không hài lòng, bất an từ các cổ đông hiện thời. Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá CP Tỷ số M/B = Thị giá CP/ Thư giá CP Đơn vị: Triệu đồng Năm 2014 2013 Chỉ số ngành 2014 2013 Thị giá CP 8,4 12,7 26,2 23,8 Thư giá CP 12,7 12,9 17 15,6 Tỷ số M/B 0,66 0,98 1,54 1,52 Nhận xét: Tỷ số M/B năm 2013 của công ty đạt 0,98 thấp hơn 0,54 so với tỷ số M/B ngành. Đối với năm 2014 tỷ số M/B chỉ đạt 0,66 giảm 0,32 so với năm 2013, và thấp hơn 0,88 so với trung bình ngành, điều này chứng tỏ thị giá cổ phiếu của công ty đang xuống thấp. Công ty cần điều chỉnh những hoạt động kinh doanh nhiều hơn nhằm mục đích nâng cao thị giá CP của doanh nghiệp so với thư giá cổ phiếu. Nhìn chung thì tỷ số M/B của công ty rất thấp so với tỷ số M/B của ngành, nên nguyên nhân không xuất phát từ nền kinh tế chung mà có thể công ty đang có vấn đề trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp IV. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP Xác định quy mô doanh nghiệp Công ty cổ phần thép POMINA có các số liệu vào năm 2014 như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp : 1.630 tỷ đồng ( >50 tỷ đồng ) đạt 30 điểm Doanh thu thuần : 6.339.808.784.759 đồng ( >200 tỷ đồng ) đạt 40 điểm Các khoản nộp ngân sách Nhà nước: 6.976.229.885 đồng ( 5<<7 tỷ đồng ) đạt 9 điểm. Số lao động : 980 người ( 500<<1000 người ) đạt 9 điểm Tổng điểm : 88 ĐIỂM >70 điểm Kết luận: Doanh nghiệp có quy mô lớn Đánh giá các chỉ tiêu tài chính CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ TỶ SỐ ĐIỂM TỔNG ĐIỂM 2013 2014 2013 2014 2013 2014 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Các chỉ tiêu thanh khoản Khả năng thanh toán ngắn hạn(lần) 2 1,15 0,99 3 2 6 4 Khả năng thanh toán nhanh(lần) 1 0,51 0,38 3 2 3 2 Các chỉ tiêu hoạt động Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3 4,56 3,50 4 3 12 9 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 3 67,04 55,99 1 3 3 9 Hiệu quả sử dụng tài sản (lần ) 3 1,03 1,05 1 1 3 3 Các chỉ tiêu cân nợ Nợ phải trả/ Tổng tài sản 3 57% 68% 3 2 9 6 Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 3 133% 213% 4 2 12 6 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng 3 0 0 5 5 15 15 Các chỉ tiêu thu nhập Tổng thu nhập sau thuế / Doanh thu thuần 2 -1% -1,09% 1 1 2 2 Tổng thu nhập sau thuế / Tổng tài sản có 2 -0,97% -1,14% 1 1 2 2 Tổng thu nhập sau thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu 2 -2,6% -3,1% 1 1 2 2 TỔNG CỘNG ĐIỂM 69 60 KẾT QUẢ Xếp loại Đánh giá 2013 2014 2013 2014 B B Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình. Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình. CHƯƠNG III – NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Nhóm tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh toán hiện hành(TSTTHH) Năm 2012 2013 2014 Tỷ số thanh toán hiện hành 1,04 1,15 0,99 Tăng giảm qua các năm 0,11 -0,16 10,58% -13,91% Nhận xét: Năm 2014, TSTTHH của công ty là 0,99 đã giảm đáng kể so với năm 2012 và 2013 lần lượt là -4,81% và 13,91%. Và TSTTHH của công ty giảm ở mức báo động (< 1) cho thấy công ty có khả năng trả nợ thấp và năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ giảm đi đáng kể. Nếu đem so sánh với trung bình ngành TSTTHH 2014 là 1,1 thì tỷ số của công ty cũng thấp hơn nhiều. Qua đó đã thể hiện công ty không còn khả năng đảm bảo trả nợ tốt như những năm trước mà còn giảm đi, cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2014 không khả quan, hoạt động của công ty kém hiệu quả và là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng trong doanh nghiệp. Kiến nghị: Công ty nên tìm phương hướng cải thiện sản xuất kinh doanh, cũng như sử dụng, khai thác có hiệu quả, hết công suất của tài sản ngắn hạn để tạo ra lợi nhuận, thanh toán bớt các khoản nợ vay ngắn hạn, giảm bớt nguy cơ vỡ nợ, phá sản, và có đủ sự đảm bảo về tài sản ngắn hạn để thu hút đầu tư. Tỷ số thanh toán nhanh ( TSTTN) Năm 2012 2013 2014 Tỷ số thanh toán nhanh 0,59 0,51 0,38 Tăng giảm qua các năm -0,08 -0,13 -13,56% -25,49% Nhận xét: Năm 2014, mặc dù đặc thù ngành thép, để sản xuất thành phẩm cần số lượng lớn nguyên vật liệu, mất nhiều thời gian tôi luyện lại có % thất bại, sản phẩm không đạt yêu cầu, nhưng TSTTN của công ty chỉ đạt 0,38 giảm đi đáng kể so với tỷ số này ở năm 2012 là 35,59% và giảm so với 2013 là 25,49%, và nhỏ hơn BQN (0,45), điều này cho thấy công ty sẽ không thanh toán được nợ nếu hàng tồn kho không chuyển được thành tiền, khả năng trả được nợ ngắn hạn có rủi ro rất cao. Kiến nghị: Công ty cần phải giảm cơ cấu hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn (tiêu thụ hay luân chuyển hàng tồn kho thành tiền hay khoản phải thu) để cải thiện khả năng thanh toán, bằng việc mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ tập trung chủ yếu ở miền Nam như hiện tại, đầu tư quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nâng cao uy tín và chất lượng để việc tiêu thụ hàng tồn kho dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Năm 2012 2013 2014 Tỷ số nợ trên VCSH 1,92 1,33 2,13 Tăng (giảm) qua các năm ( 31% ) 60% Nhận xét: Tỷ số đảm bảo nợ của 02 năm 2013 và 2014 đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, khả năng tự chủ tài chính của công ty không tốt.Nhưng do công ty thuộc ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn, do đó tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường có xu hướng cao. Nhưng tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Năm 2014 tỷ số tăng 60% , cho thấy công ty đã huy động khoản nợ vay lớn để tăng nguồn vốn kinh doanh .Tỷ số có xu hướng tăng chứng tỏ công ty đã khai thác khoản nợ vay, huy động vốn vay rất nhiều nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Đặc biệt năm 2014, tỷ số này cao hơn nhiều so với trung bình ngành do đầu tư lớn vào nhà máy luyện phôi thép nhưng sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra các chỉ số khác trong nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính còn cho thấy khả năng huy động vốn từ bên ngoài đã giảm: Năm 2012 2013 2014 Tỷ số Nợ/ Tổng tài sản 66% 57% 68% Tỷ số Nợ dài hạn 34% 35% 27% Kiến nghị: Doanh nghiệp cần quyết định sáng suốt, sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, cũng như cẩn trọng tránh sa đà quá nhiều vào vay vốn đầu tư mà đánh mất khả năng tự chủ tài chính của mình, không có khả năng chi trả nợ dẫn đến phá sản. Nên huy động đầu tư dài hạn với tính ổn định hơn là đầu tư trong ngắn hạn, giảm bớt áp lực thanh toán. Nhóm tỷ số hoạt động Vòng quay hàng tồn kho (HTK) Năm 2012 2013 2014 Số ngày tồn kho 87,17 78,95 102,86 Vòng quay hàng tồn kho 4,13 4,56 3,50 Tăng (Giảm) qua các năm 0,43 10,41% (1,06) (23,25%) Nhận xét: Giai đoạn 2014, doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa ít hơn dẫn đến doanh thu thấp hơn. Do đầu tư nguyên vật liệu cho nhà máy luyện phôi thép nhưng sản phẩm không đạt chất lượng như mong muốn, khó tiêu thụ, bán với giá rẻ trong khi giá mua nguyên vật liệu lại cao. Khủng hoảng kinh tế, bất động sản, dự án đầu tư đóng băng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thép, ngành cung cấp thành phẩm chủ yếu dùng cho xây dựng. Nhưng năm 2014, vòng quay HTK thấp hơn so với BQN cho thấy, năng lực quản trị HTK của doanh nghiệp chưa tốt , tốc độ quay vòng của hàng hóa thấp hơn, bị giảm sút. Năm 2013, trong xu hướng giảm của BQN, số vòng quay của HTK công ty lại tăng cho thấy vị thế của công ty trong ngành, sản phẩm tiêu thụ tốt, nhưng đáng tiếc năm 2014, công ty lại có biểu hiện đi xuống. Kiến nghị: Công ty nên cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của mình, năng suất sản xuất tăng nhưng hàng hóa lại không luân chuyển, tiêu thụ tốt cho thấy công ty cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm hơn là tập trung đầu tư nâng cao khả năng, hiệu suất sản xuất sản phẩm. Vòng quay khoản phải trả (KPTr) Năm 2012 2013 2014 Kỳ trả tiền BQ 31,75 25,70 14,72 Vòng quay KPTr 11,34 14,01 24,45 Tăng (Giảm) qua các năm 2,67 23,54% 10,44 74,52% Nhận xét: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cao có thể ảnh hưởng tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp nhưng việc chiếm dụng vốn có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Khi vòng quay của BQN nhỏ và ngày càng giảm, thì vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp lớn và ngày càng tăng, không phù hợp với ngành. Tuy doanh nghiệp tạo uy tín tốt với nhà cung cấp về thanh toán nợ nhanh nhưng kỳ trả tiền bình quân càng cao càng tốt vì doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn. Như vậy, kỳ trả tiền của doanh nghiệp giảm liên tục là dấu hiệu không tốt. Kiến nghị: Cần phải thay đổi, kéo dài kỳ trả tiền để có thể chiếm dụng được nhiều vốn và lâu hơn, dùng để đầu tư sản xuất kinh doanh, cải thiện lợi nhuận. Vòng quay tài sản Năm 2012 2013 2014 Vòng quay TSNH 2,19 2,28 2,17 Vòng quay TSCĐ 2,99 2,70 2,94 Vòng quay tài sản 1,06 1,03 1,05 Nhận xét: Vòng quay TS giảm ở năm 2013, nhưng đã tăng lên vào năm 2014 là biểu hiện tốt vì số vòng quay càng cao cho biết tài sản được đầu tư bài bản, hợp lý và có tính toán, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn. Doanh nghiệp đã dần gia tăng hiệu quả trong khai thác năng suất sản xuất của nhà máy; nhưng vẫn thấp hơn so với BQN, cho thấy mức độ sử dụng TS chưa thật sự hiệu quả. Kiến nghị: Trong thời kì, thị trường tiêu thụ thép vẫn đang còn khiêm tốn, gia tăng hiệu suất sản xuất sản phẩm từ nhà máy là không thật sự khả quan, gây ứ đọng, lãng phí. Doanh nghiệp cần đầu tư TS hợp lý hơn, chú trọng và duy trì những TS chính thức tạo ra doanh thu, ngược lại thì sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý những TS không thật sự cần thiết. Tỷ số thanh toán lãi vay Năm 2012 2013 2014 Tỷ số trang trải lãi vay 1,56 lần 0,62 lần 0,63 lần Tăng (giảm) qua các năm -0,94 0,01 -60,25% 1,61% Nhận xét: Trong cả 3 năm phân tích thì tỷ số này đều nhỏ hơn trung bình ngành rất nhiều điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty thấp, không thanh toán được lãi vay; vay nhiều nhưng dùng vốn vay đầu tư không có hiệu quả, không tạo ra được lợi nhuận mong muốn đặc biệt là năm 2013 và 2014 thậm chí không tạo ra lợi nhận (lợi nhuận âm ). Kết luận: Công ty cần có biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận và đặc biệt là phải đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Nhóm tỷ số sinh lời Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu: Năm 2012 2013 2014 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu 2,7% 4,6% 3,8% Tăng (giảm) qua các năm 1,9% (0,8%) Nhận xét: Khả năng doanh thu tạo ra lãi gộp của công ty rất là kém so với bình quân ngành và ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân là do để cạnh tranh trên thị trường thép còn nhiều khó khăn, giá vốn hàng bán có phần giảm xuống theo từng năm nhưng vẫn còn quá cao so với doanh thu làm cho lãi gộp bị giảm lại. Kiến nghị: Công ty cần phải xem xét mức độ hiệu quả của các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất và giảm giá vốn hàng bán như là giảm các chi phí không cần thiết để đem lại lãi gộp cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Năm 2012 2013 2014 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 1,4% (1%) (1,1%) Tăng (giảm) qua các năm (2,4%) (0,1%) Nhận xét: Khả năng chuyển hóa doanh thu thành lợi nhuận của công ty là cực kỳ thấp so với các công ty cùng ngành và công ty kinh doanh ngày càng thua lỗ. Năm 2014, tình hình kinh doanh của công ty vẫn không có gì là tiến triển so với năm 2013. Chẳng những vậy, chi phí lãi vay lại còn tăng thêm 26.657 triệu đồng (tăng 16,9%) làm cho lợi nhuận trước thuế ngày càng âm. Qua đó ta thấy, công ty kinh doanh không có lời mà còn lỗ nặng do không sử dụng hiệu quả nợ vay, đầu tư vào tài sản quá lớn nhưng hoạt động chưa đạt hết công suất do thị trường tiêu thụ thép còn khó khăn, chưa phục hồi, rủi ro cao. Kiến nghị: Công ty cần phải giảm bớt các chi phí không liên quan để tăng lợi nhuận, nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như không nên đi vay thêm trong lúc này. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Năm 2012 2013 2014 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 1.5% (1%) (1,1%) Tăng (giảm) qua các năm (2,5%) (0,1%) Nhận xét: ROA của công ty ngày càng giảm sút nghiêm trọng và đáng báo động. Công ty hoạt động không có hiệu quả so với các công ty cùng ngành khác. Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục sụt giảm qua các năm. Không những vậy, công ty còn đầu tư quá nhiều vào tài sản . Công ty không thể tạo ra được thêm lợi nhuận từ tài sản đầu tư mà còn liên tục bị lỗ. Nguyên nhân là do việc đầu tư vào tài sản để đón đầu thời kỳ phục hồi của thị trường thép chưa đạt được kết quả như mong muốn trong thời kỳ kinh tế khó khăn ( bất động sản đóng băng, giảm đầu tư công, dự án treo,) và sự gia tăng của các chi phí, giá vốn cao nhưng giá bán lại phải có sức cạnh tranh nhất định, thêm vào đó là chi phí lãi vay làm cho công ty không tạo ra được lợi nhuận, doanh thu không đủ bù đắp cho các chi phí. Kiến nghị: Công ty nên cắt giảm các chi phí không cần thiết và đầu tư giảm hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Đối với những tài sản đã tồn đọng thì thanh lý và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Năm 2012 2013 2014 Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 3,9% (2,6%) (3,1%) Tăng (giảm) qua các năm (6,5%) (0,5%) Nhận xét: Khả năng sinh lợi của công ty từ vốn chủ sở hữu cực kỳ kém so với các công ty cùng ngành và việc kinh doanh của công ty thua lỗ ngày càng nghiêm trọng, dễ dẫn đến bị hủy niêm yết và phá sản. ROE của công ty sụt giảm liên tục và thấp hơn ROA do công ty sử dụng nợ vay quá nhiều và không có hiệu quả, đòn bẩy tài chính không có tác dụng làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông mà còn khiến cho tình trạng thua lỗ ngày càng gia tăng. Gánh nặng về thuế, gánh nặng về lãi vay làm cho công ty kinh doanh chỉ để trả nợ. Kiến nghị: Nếu công ty không gia tăng vốn chủ sở hữu, giảm việc đi vay thì với tình trạng thua lỗ kéo dài, cải thiện lợi nhuận, tìm thị trường phát huy công suất tối đa, hợp lý của tài sản trong sản xuất kinh doanh, công ty sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Nhóm tỷ số tăng trưởng: Năm 2013 2014 Tỷ số tăng trưởng bền vững -9,14% -1,123% Thư giá cổ phiếu thường (đồng) 12.697 13.060 EPS (đồng/ cổ phiếu) -154 -1.174 P/E (lần) -54,6 -10,8 DPS 0 0 Thị giá CP 8,4 12,7 Thư giá CP 12,7 12,9 Tỷ số M/B 0,66 0,98 Nhận xét: Trong năm hai năm 2013 và 2014 lợi nhuận ròng của công ty bị âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang trọng giai đoạn khó khăn. Vì lợi nhuận ròng bị âm nên công ty không chia cổ tức cho các cổ đông. Do suy thoái chung toàn cầu cũng như khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, khiến nhu cầu thép trong nước cũng như ngoài nước liên tục ở mức thấp. Năm 2014 tỷ số tăng trưởng bền vững có sự chuyển biến tốt hơn so với năm 2013 tăng 8,017% chính là do nhà nước đã siết chặt thép nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như quản lý chất lượng thép và nhãn mác sản phẩm, Tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng trong năm 2013 -2014, giải quyết khó khăn cho ngành thép, xi măng... Tỷ số tăng trưởng bền vững có dần dần tăng đây là dấu hiệu của sự phục hồi lại nền kinh tế sau sự khủng hoảng ngành thép. Thư giá cổ phiếu thường năm 2013 công ty đạt được 13.060 đồng nhưng đến năm 2014 thì đã bị sụt giảm chỉ còn 12.697 đồng, giảm 363 đồng tương ứng với 2,28%. Sự suy yếu này không đáng kể nhưng nó đã ảnh hưởng đến sự đầu tư của các cổ đông, nguyên nhân làm cho sự giảm sút trên chính là tổng nợ của công ty tăng ( 37,34%) lên nhanh hơn so với sự tăng của tài sản (25,03%). Công ty cần cân nhắc hơn trong hoạt động công nợ Nhìn chung EPS cả 2 năm rất thấp và thấp hơn rất nhiều so vơi trung bình ngành, Nhưng đối với công ty thì năm 2014 là sự chuyển biến tương đối tốt EPS đã tăng lên 1.020 đồng/cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ 86,88%. Vì cả trong 2 năm 2013 và 2014 công ty bị lỗ liên tiếp nên tỷ số giá lợi nhuận của công ty đang ở số âm. Năm 2014 công ty thua lỗ 54,6 đồng/cp, năm 2013 công ty thua lỗ 10,8 đồng/Cp. Cổ tức cho 1 cổ phiếu thường hay DPS là 0 ở cả 2 năm 2013 và 2014 nên tỷ lệ chia cổ tức ở cả 2 năm đều bằng 0. Không hấp dẫn, khó thu hút đầu tư cũng như gây nên sự không hài lòng, bất an từ các cổ đông hiện thời. Thị giá cổ phiếu của công ty năm 2014 cũng đang xuống thấp. Kiến nghị: Nếu công ty không có giải pháp để khắc phục, kết quả kinh doanh năm 2015 không khả quan thì công ty sẽ bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoáng và nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản cao. Công ty cần điều chỉnh những hoạt động kinh doanh nhiều hơn nhằm mục đích nâng cao thị giá CP của doanh nghiệp so với thư giá cổ phiếu. Nhìn chung thì tỷ số M/B của công ty rất thấp so với tỷ số M/B của ngành, nên nguyên nhân không xuất phát từ nền kinh tế chung mà có thể công ty đang có vấn đề trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp Kết luận: Từ các chỉ số đã phân tính có thể thấy, Công ty Cổ phần Thép POMINA hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro trung bình. – Xếp loại doanh nghiệp : B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcdcs_tdtd_pomina_5192.docx
Luận văn liên quan