Trong khi hệ thống ngân hàng nội địa luôn là đối tượng điều chỉnh của chính
phủ, thì Eurocurren cy Market lại không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ chính phủ nào:
không tham gia dự trữ bắt buộc, không tham gia bảo hiểm tiền gửi, v.v Với khối
lượng giao dịch khổng lồ trên thị trường liên ngân hàng thì sự lo ngại về sự sụp đổ một
Eurobank nào đó sẽ kéo theo sự sụp đổ hàng loạt các Eurobank khác là hoàn toàn có
cơ sở. Chính sự lo ngại này làm nảy s inh nhu cầu về một cơ chế điều chỉnh hoạt động
các Euroban ks nhằm lành mạnh hoá chúng.
Tuy nhiên việc hình thành một quy chế điều chỉnh các hoạt động của
EuroBanks chứa đựng nhiều vấn đề. Ví dụ: Nếu chính phủ Mỹ ra quy chế điều chỉnh
các hoạt động của EuroBanks của Mỹ thì có thể khiến cho các hoạt động này di
chuyển đến các Eurobanks khác không phải của Mỹ. Tương tự, tại bất cứ trung tâm
nào, ví dụ như LonDon, nếu ban hành quy chế điều chỉnh các hoạt động của
EuroBanks thì các hoạt động này sẽ di chuyển đến các trung tâm khác không có sự
điều chỉnh nào. Như vậy, rõ ràng là một quy chế điều chỉnh đơn phương của bất cứ
chính phủ nào, hay của bất cứ trung tâm nào cũng trở nên kém hiệu quả (không có tính
khả thi), bởi vì các hoạt động của Eurobanks dễ dàng di chuyển đến các trung tâm
khác mà không chịu sự điều chỉnh nào.
Như vậy, để cho một quy chế đều chỉnh các hoạt động của Eurobanks trở nên
khả thi thì nguyên tắc chỉ đạo phải có tính đa phương. Tuy nhiên, do tính chất cạnh
tranh trên Eurocurrency Market rất cao, cho nên sẽ khó khăn trong việc hợp tác đa
phương để hình thành và thực thi một quy chế điều chỉnh chung hiệu quả. Thực tế
khách quan cho thấy rằng: động lực khiến cho các hoạt động của Eurobanks phát triển
nhanh chóng là do thiếu vắng một qu y chế điều chỉnh các hoạt động này.
19 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận The eurocurrency market, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 1
Tiểu luận
THE EUROCURRENCY MARKET
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 2
MỤC LỤC
1. Các khái niệm.................................................................................................................... 3
1.1. Eurocurrency ............................................................................................................ 3
1.2. Eurocurrency Market .............................................................................................. 4
1.3. Eurobank/Offshore banks........................................................................................ 4
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Eurocurrency Market:...................................... 4
3. Các đặc trưng của thị trường .......................................................................................... 6
3.1. Phạm vi hoạt động: ................................................................................................... 6
3.2. Thành viên tham gia ................................................................................................. 6
3.3. Eurocurrency Market có các chức năng chính sau:.............................................. 7
3.4. Quy chế điều chỉnh hoạt động của Eurobank:....................................................... 7
3.5. Các nghiệp vụ cơ bản của Eurocurrency Market: ................................................ 7
3.6. Đặc điểm các giao dịch – C ơ chế xác định lãi suất: ............................................... 8
3.7. Cơ chế tạo tiền trên Eurocurrency Market.......................................................... 10
4. Các ý kiến đối với Eurocurrency Market..................................................................... 13
4.1. Các ý kiến phản đối ................................................................................................ 13
4.2. Các ý kiến đồng tình ............................................................................................... 16
4.3. Hướng phát triển của Eurocurrency Market....................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 19
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 3
THE EUROCURRENCY MARKET
1. Các khái niệm
1.1. Eurocurrency
Ngày nay, đối với các đồng tiền mạnh, thị trường tiền tệ đã vượt ra ngoài biên
giới truyền thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng Đô la
Mỹ từ tài khoản mở tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một tờ séc bằng Yên Nhật từ tài
khoản mở tại ngân hàng ở New York. Tương tự, chúng ta cũng có thể dàn xếp một
khoản tín dụng bằng Đô la Mỹ tại Hồng Kông hay Bảng Anh tại Madrid. Từ đó, dẫn
đến một thực tế là: các đồng tiền khác nhau được duy trì bên cạnh nhau trên các tài
khoản ngân hàng.
Một cách khái quát, ta có thể hiểu: “Eurocurrency” l à tiền gửi bằng các đồng
tiền khác nhau trên tài khoản của các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành.
Một định nghĩa khác, “Eurocurrency” là đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi được ký
gửi bên ngoài hệ thống ngân hàng nước phát hành.
Ngoài ra, định nghĩa trên đã được mở rộng ra khi chính phủ Mỹ nới lỏng chính
sách cho phép hợp pháp hóa các hoạt động ngân hàng quốc tế IBF (International
Banking Facilities), đồng tiền được tạo thành từ các nghiệp vụ Eurobank độc lập với
các quy chế của Mỹ cũng được gọi là “Eurocurrency”.
Giải thích về thuật ngữ Eurocurrency gồm 02 phần:
+ Currency: đồng tiền được giao dịch là đồng tiền quốc tế. Sự di chuyển của
những đồng bản tệ từ hệ thống ngân hàng nội địa sang bên ngoài hệ thống ngân hàng
phát hành gọi là di chuyển từ lưu thông nội địa sang lưu thông hải ngoại.
+ Tiền tố Euro đứng trước tên các đồng tiền có thể làm cho chúng ta nhầm lẫn.
Tiền tố Euro +XXX ở đây chỉ là quy ước chứ không phải chỉ về Châu Âu (lý do đồng
tiền có thuật ngữ trên sẽ được giải thích tại phần 2).
Ví dụ, ta có EuroDollar là tiền gửi bằng Đô la Mỹ tại 1 ngân hàng nào đó ngoài
nước Mỹ, EuroYên là tiền gửi bằng Yên Nhật tại một ngân hàng nào đó ngoài nước
Nhật…
Một câu hỏi đặt ra nếu một ngân hàng quốc tế được thành lập trên nước Mỹ (ví
dụ mở chi nhánh/ngân hàng con của ngân hàng quốc tế) thì tiền gửi tại chi nhánh hay
ngân hàng con này có được gọi là Eurodollar hay không? Dựa trên các khái niệm trên,
có thể kết luận đồng tiền trên không được gọi là Eurodollar (dù đồng đô la Mỹ thuộc
sở hữu của ngân hàng quốc tế thì đô la Mỹ vẫn tồn tại thực tế phạm vi biên giới của
nước Mỹ).
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 4
1.2. Eurocurrency Market
Eurocurrency Market là thị trường của các ngân hàng hải ngoại
(Eurobanks) trong lĩnh vực huy động và cho vay ngắn hạn các đồng tiền lưu
thông bên ngoài nước phát hành.
Nói một cách khái quát, Eurocurrency Market là 1 bộ phận của thị trường tiền
tệ quốc tế, bao gồm các hoạt động đi vay và cho vay với thời hạn đến 1 năm.
Khởi đầu cho sự tăng trưởng Eurocurrency Market là sự xuất hiện Eurodollars
từ những năm 1957. Eurodollar Market rất rộng lớn, ước tính tổng số lượng của thị
trường vượt trên 1.000 tỷ USD, trong đó hoạt động của Eurodollars chiếm tới 65 -
70% tổng doanh số hoạt động toàn Eurocurrency Market, sau đó là Euromark,
Eurofrancs, Eurosterling và Euroyen. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp, khi nói đến
Eurocurrency Market thì người ta còn hiểu đó là Eurodollar Market.
1.3. Eurobank/Offshore bank
Eurobank/Offshore bank là ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng
tiền của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối các quy định của Ngân
hàng Trung ương (NHTW) phát hành đồng tiền này.
Như vậy, các Eurobanks/Offshore banks thực chất có thể xe m chính là một
phần của ngân hàng nước ngoài (international banks), thực hiện chức năng kinh doanh
đồng tiền quốc tế của các nước nhất định (không bao gồm đồng tiền của nước sở tại)
hơn là xe m Eurobanks là một loại hình ngân hàng.
2. Lị ch sử hình thành và phát triển của Eurocurrency Market:
Sau chiến tranh thế giới II, lượng đô la Mỹ ở nước ngoài tăng lên rất nhanh.
Đây là hậu quả của kế hoạch Marshall và việc nhập khẩu quá mức vào Mỹ - thị trường
tiêu thụ lớn nhất thế giới sau khi hoà bình được tái thiết ở Châu Âu. Chính vì vậy, một
lượng lớn đồng đô la Mỹ được nắm giữ bởi các ngân hàng ngoài nước Mỹ. Một vài
quốc gia trong đó có Liên Bang Xô Viết đã có tài khoản đô la Mỹ tại các ngân hàng
của Mỹ và được đảm bảo bằng các giấy chứng nhận. Trong suốt thời kì chiến tranh
lạnh, đặc biệt là sau cuộc xâm lược Hungary vào năm 1956, Liên Xô lo s ợ rằng tài
khoản của mình ở ngân hàng Bắc Mỹ có thể bị phong toả. Do đó, họ đã quyết định
chuyển một phần tài khoản sang ngân hàng Moscow Narodny - Ngân hàng của Liên
Xô có sự hỗ trợ của Anh. Sau đó ngân hàng Anh đã gửi số tiền này sang ngân hàng
của Mỹ. Như vậy sẽ không có lý do gì để tịch thu số tiền này vì nó thuộc về ngân hàng
của Anh chứ không trực tiếp thuộc Liên Xô.
Năm 1957: tổng số tiền được chuyển đã lên tới 800.000 USD và đây là những
đồng Eurodollars đầu tiên. Ban đầu các tài khoản tiền gửi bằng đô la hầu hết nằm tại
các ngân hàng Châu Âu, vì thế mới có tên là Eurodollar. Cũng vào năm này, Bank of
England hạn chế khả năng các ngân hàng Anh cho vay bằng Sterling đối với người
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 5
nước ngoài và người nước ngoài đi vay bằng Sterling. Quy định này đã khiến các ngân
hàng Anh quay sang kinh doanh bằng đồng đô la Mỹ.
Năm 1958: Hiệp hội thanh toán Châu Âu giải thể, bây giờ các ngân hàng Châu
Âu có thể nắm giữ đô la Mỹ mà không phải bán cho ngân hàng trung ương để lấy nội
tệ.
Năm 1960: Cán cân vãng lai của Mỹ thâm hụt do gia tăng chi phí cho cuộc
chiến tranh tại Việt Nam. Mặt khác, cán cân thanh toán chính thức của Mỹ cũng trở
nên xấu đi do sự gia tăng hoạt động đầu tư của các công ty Mỹ ra nước ngoài, chủ yếu
là tại Châu Âu. Kết quả là số lượng đô la Mỹ do người không cư trú nắm giữ tăng lên,
tạo điều kiện cho sự mở rộng của Eurodollar Market.
Năm 1963: Chính phủ Mỹ ban hành quy chế Q quy định mức lãi suất trần mà
các ngân hàng nội địa được phép trả trên tài khoản và tiền gửi tiết kiệm là 5,25%/ năm.
Nhưng quy chế này không áp dụng cho các ngân hàng hải ngoại, chính vì vậy đã kích
thích các ngân hàng Mỹ mở chi nhánh ở nước ngoài tại các trung tâm như London.
Cũng vào năm này, để khắc phục ảnh hưởng của các luồng vốn chạy ra lên thâm hụt
của các cân thanh toán, Mỹ đã đánh thuế vào lãi suất (Interest Equalization Tax - IET)
làm tăng chi phí của những người nước ngoài đi vay ở NewYork, do đó họ quay sang
vay trên Eurocurrency Market (IET bãi bỏ vào 1974).
Năm 1965: Mỹ lại hạn chế các ngân hàng Mỹ cho người nước ngoài vay bằng
“Những nguyên tắc chỉ đạo hạn chế tín dụng cho người nước ngoài”.
Năm 1968: Chính phủ Mỹ ban hành chính sách hạn chế tự nguyện chuyển vốn
ra nước ngoài (Voluntary Foreign Credit Restreint), buộc các công ty đa quốc gia Mỹ
tài trợ tín dụng cho các chi nhánh ở nước ngoài bằng nguồn tài chính bên ngoài nước
Mỹ, làm cho sự phát triển của Eurocurrency Market được khuyến khích.
Năm 1973-1974: cú sốc giá dầu khiến các nước Opec đã ký gửi phần lớn số dư
đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu vào Eurobanks Eurobanks đóng vai trò trung gian quan
trọng trong việc trung chuyển vốn nhàn rỗi từ những quốc gia xuất khẩu dầu đến
những quốc gia nhập khẩu dầu đang có nhu cầu đô la Mỹ.
Năm 1978: cú sốc giá dầu lần 2, Eurobanks lại tiếp tục thực hiện chức năng
trung gian của mình vai trò của Eurobanks ngày càng quan trọng.
Năm 1981: Nhận thấy nhiều ngân hàng Mỹ đã thành lập các chi nhánh ở nước
ngoài nhằm tránh các quy định hà khắc, Mỹ quyết định hợp pháp hóa các hoạt động
ngân hàng quốc tế IBF (International Banking Facilities). Bản chất của IBF cho phép
các ngân hàng Mỹ thực hiện các nghiệp vụ Eurobank độc lập với các quy chế của Mỹ,
không yêu cầu tham gia dự trữ bắt buộc nhưng IBF chỉ cho phé p nhận tiền gửi và
cung cấp tín dụng cho người không cư trú.
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 6
Nhân tố cuối cùng thúc đẩy các Eurobank phát triển là sự tăng trưởng thương
mại thế giới. Trong giai đoạn này, nhiều công ty trở nên dư thừa vốn lưu động bằng
ngoại tệ muốn tìm kiế m cơ hội thu lãi suất tiền gửi cao, trong khi đó những công ty
khác lại có nhu cầu vốn ngắn hạn với mức lãi suất cạnh tranh. Do đó họ tìm đến các
Eurobank.
Vì Eurodollar Market tương đối thông thoáng và không bị ràng buộc bởi các
điều luật nên các ngân hàng thường hoạt động với biên lợi nhuận thấp hơn các ngân
hàng tại Mỹ. Do đó, Eurodollar Market đã được phát triển mạnh mẽ và là một cách để
tránh các chi phí có liên quan đến các trung gian tài chính. Các tài khoản thường từ
1.000.000 USD trở lên, trong đó chủ yếu là tài khoản của một định chế tài chính gửi
tại một tổ chức tài chính khác. Các giao dịch với đồng Eurodollars rất phổ biến và linh
hoạt, đặc biệt thời hạn có thể từ 1 ngày cho tới 6 tháng, rất hiếm các g iao dịch kéo dài
tới 5 năm.
3. Các đặc trưng của thị trường
3.1. Phạm vi hoạt động:
- Các trung tâm hoạt động chính của Eurobank là London, Paris, New York,
Tokyo và Lu xe mbourg.
- Các trung tâm hải ngoại: Bahrain, Bahamas, Cay man Islands, Hong Kong,
Panama….
3.2. Thành viên tham gia
- Những thành viên tham gia Eurocurrency Market rất phong phú và đa dạng, bao
gồm: Các chính phủ trung ương và địa phương, Các tổ chức tài chính quốc tế
(WB, IFM), Ngân hàng quốc tế (Eurobank), Các công ty đa quốc gia
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 7
(Multinational Companies – MNCs), Các định chế tài chính, Các nhà đầu tư tư
nhân,…
- Các thành viên tham gia thị trường vì những động cơ sau đây:
Tài trợ thương mại: Rất nhiều giao dịch thương mại được tài trợ bằng đi vay
trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn quốc tế.
Đi vay và cho vay: Nhiều chu chuyển vốn đơn giản chỉ là hành động của
những người tiết kiệm với mong muốn nhận được lãi suất cao nhất; trong
khi đó, những người đi vay đơn giản chỉ tìm kiế m những nguồn vốn có chi
phí lãi suất thấp nhất.
Đầu cơ: Nhiều hành động đi vay và cho vay chỉ vì muốn tạo ra các trạng
thái đầu cơ nhằm kiếm lợi trên cơ sở thay đổi mức lã i suất và tỷ giá.
Bảo hiểm: Nhiều hành động đi vay và cho vay nhằm mục đ ích phòng ngừa
rủi ro; nghĩa là nhằm giảm thiểu thua lỗ phát s inh do thay đổi lãi suất và tỷ
giá.
Đưa vốn chạy trốn: Nhiều chu chuyển vốn xảy ra chỉ vì những nhà đầu tư
muốn tránh khỏi bị đánh thuế nặng, khỏi bị chính quyền địa phương tịch
thu, hay thoát khỏi những hạn chế trong chuyển đổi tiền tệ, tránh rủi ro
chính trị có thể xảy ra.
3.3. Eurocurrency Market có các chức năng chính sau:
- Thị trường tiền tệ hiệu quả và thuận lợi cho việc tích tụ khả năng thanh khoản
thặng dư.
- Tạo một nguồn vốn quốc tế đặc biệt hấp dẫn MNCs: cung cấp nguồn vốn ngắn
hạn để tài trợ các nhu cầu vốn về xuất và nhập khẩu.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển.
3.4. Quy chế điều chỉnh hoạt động của Eurobank:
Các Eurobank hoạt động độc lập với chính phủ:
- Không phải duy trì dự trữ bắt buộc.
- Không chịu sự quản lý về trần lãi suất.
- Không tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3.5. Các nghiệp vụ cơ bản của Eurocurrency Market:
a. Nghiệp vụ nhận tiền gửi:
Trên thị trường tiền tệ bán buôn, các EuroBank nhận tiền gửi Euro có kỳ hạn
và phát hành Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (Negotiable Certificates of Deposit-
NCD).
EuroBank huy động dưới dạng NCD với mệnh giá tối thiểu là 500.000 USD,
thông thường là 1 triệu USD. Đồng thời, NCD có khả năng lưu thông nên người
gửi dễ dàng bán lại trên thị trường nếu cần vốn trước khi đến hạn.
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 8
b. Nghiệp vụ tạo tiền:
Eurocurrency Market có khả năng tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.
c. Nghiệp vụ tín dụng:
Là khoản cho vay bằng tiền tệ Euro ngắn hạn (bao gồm trung hạn) mà các
Eurobank cấp cho các doanh nghiệp, các ngân hàng, các chính phủ và các tổ chức
quốc tế. Các khoản vay này được thực hiện bằng loại tiền không phải là đồng bản
tệ của quốc gia mà Eurobank trú đóng, do các khoản vay này thường lớn đối với
một ngân hàng, nên các Eurobank thường liên kết nhau thành một tổ chức đồng tài
trợ để chia sẻ rủi ro.
Dựa trên các nghiệ p vụ cơ bản trên, bảng cân đối tài sản của các Eurobank
trên thị trường có cấu trúc sau:
Tài sản có Tài sản nợ
- Khoản cấp tín dụng thông qua hạn mức
tín dụng hoặc cam kết tín dụng tuần hoàn
- Các khoản cấp tín dụng thường là các
khoản cho vay đồng tài trợ
- Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (không là
tiền gửi thanh toán), có tính lưu hoạt cao
- Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD)
3.6. Đặc điểm các giao dị ch – Cơ chế xác định lãi suất:
- Là thị trường bán buôn, quy mô lớn, các tài khoản thường từ 1.000.000 USD
trở lên, trong đó chủ yếu là tài khoản của một định chế tài chính gửi tại một tổ
chức tài chính khác. Các giao dịch với đồng Eurodollar rất phổ biến và linh
hoạt, đặc biệt thời hạn có thể từ 1 ngày cho tới 6 tháng, rất hiếm các giao dịch
kéo dài tới 5 năm. Phần lớn là các giao dịch liên ngân hàng (70% giao dịch là
giữa các Eurobank).
- Lãi suất tiền gửi được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày tới vài năm,
tuy nhiên kỳ hạn chuẩn mực là 1, 2, 3, 6, 9 và 12 tháng.
- Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường Eurobank là lãi suất cho vay liên
ngân hàng tại London (LIBOR), lãi suất chuẩn thường gặp là 6 month Libor +
Spread, những người đi vay phi ngân hàng sẽ phải trả lãi suất cao hơn LIBOR,
mức chênh lệch phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của người vay và các chi phí
giao dịch của Eurobank. Ngược lại, người có tiền gửi chỉ được hưởng lãi suất
thấp hơn LIBOR.
- Cơ chế xác định lãi suất:
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 9
- Nguyên nhân Eurobank có khả năng đưa ra lãi suất hấp dẫn:
Trong khi các ngân hàng kinh doanh nội địa chịu sự kiểm soát của chính
phủ Mỹ thì các Eurobanks được hoạt động một cách độc lập, hơn nữa nó
không chịu sự quản lý về trần lãi suất và không phải tham gia dự trữ bắt
buộc. Do đó khi các ngân hàng nội địa phải trích một phần tài sản có của
mình để đáp ứng nhu cầu dự trữ chính thức không có lãi suất hoặc lãi suất
rất thấp thì các Eurobanks chỉ phải duy trì một lượng tài sản tối ưu có mức
lãi suất thấp làm tài sản dự trữ, chính vì vậy mà các Eurobanks có nguồn
vốn dồi dào hơn.
Lợi ích kinh tế từ quy mô giao dịch lớn của các Eurobank. Nhìn chung, mức
trung bình của mỗi khoản tiền gửi và mỗi khoản cho vay của các Eurobank
lớn hơn nhiều so với giao dịch của các ngân hàng nội địa. Điều này có nghĩa
là chi phí hoạt động trung bình liên quan đến mỗi đô la Mỹ nhận gửi hay
cho vay của các Eurobank là rất thấp.
Trong khi các ngân hàng nội địa phải duy trì một hệ thống chi nhánh cồng
kềnh và tốn nhiều chi phí thì các Eurobank tránh được đáng kể các chi phí
liên quan đến tổ chức cán bộ, hành chính và sự chậm trễ phát sinh do phải
tuân theo các quy định ngân hàng nội địa. Hơn nữa, các ngân hàng nội địa
cần một cơ chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ và thường chịu chi phí rất lớn cho
những hoạt động về pháp lý thì các Eurobank giảm được đáng kể những chi
phí này.
Những hoạt động của các Eurobank chịu sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ bên
cạnh những điều kiện tham gia hoạt động trên thị trường này tương đối dễ
dàng so với những hoạt động ngân hàng nội địa. Điều này khiến cho các
Eurobank hoạt động càng trở nên hiệu quả và càng trở nên cạnh tranh hơn.
Các Eurobank không phải trả phí bảo hiểm tiền gửi, trong khi đó các ngân
hàng Mỹ phải trả phí bảo hiểm cho những khoản tiền gửi tại Tổ chức bảo
hiểm tiền gửi Liên Bang (Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC).
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 10
Nhìn chung, đội ngũ khách hàng được các Eurobank cho vay đều là những
khách hàng có chất lượng cao, có tỷ lệ vỡ nợ không đáng kể. Trong khi đó,
những khách hàng mà các ngân hàng nội địa cho vay thường có tỷ lệ vỡ nợ
khá cao, do đó các ngân hàng này phải thu thêm một khoản phí cho vay để
bù đắp rủi ro, làm cho mức lãi suất cho vay bị đội lên và mức lã i suất tiền
gửi giảm xuống.
3.7. Cơ chế tạo tiền trên Eurocurrency Market
Eurocurrency Market có khả năng tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.
Để trả lời được câu hỏi tiền gửi EuroDollar được tạo ra như thế nào, chúng ta
hãy xét ví dụ về 1 công ty của Mỹ có tên là UPS. Công ty này quyết định chuyển 1
triệu USD ra khỏi nước Mỹ từ tài khoản tiền gửi tại 1 ngân hàng của Mỹ có tên là
USBank sang 1 tài khoản Eurodollar của 1 ngân hàng Anh UKBank.
Bước thứ 1, công ty UPS rút 1 triệu USD từ tài khoản tiền gửi của mình bằng
Sec chuyển sang gửi tạm UKBank. Sau đó, UKBank gửi số tiền nhận được là 1 triệu
USD trên tài khoản của mình tại USBank. (Trong ví dụ này, ngân hàng USBank và
UKBank là 2 ngân hàng đại lý cho nhau nên mở tài khoản cho nhau) .
Sự di chuyển đô la Mỹ bởi công ty UPS từ USBank sang ngân hàng UKBank
(là EuroBank) không làm giảm tổng USD tiền gửi tại hệ thống ngân hàng Mỹ. Tất cả
những gì xảy ra chỉ liên quan tới hoạt động ghi chép sổ sách mà không đòi hỏi bất cứ 1
USD nào phải di chuyển về măt cơ học ra khỏi hệ thống ngân hàng Mỹ. Duy nhất có 1
sự thay đổi đáng chú ý sau khi các nguồn vốn đã di chuyển là: Ngân hàng UKBank
bây giờ được quyền đòi (quyền sử dụng) khoản tiền gửi bằng USD của công ty UPS
trước đây. Tổng tiền gửi tại USBank là không thay đổi, nhưng chỉ có quyền sử dụng
tiền gửi là thay đổi. Cần lưu ý là khi công ty UPS của Mỹ chuyển vốn sang Eurodollar
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 11
Market, làm cho tổng tiền gửi của dân chúng Mỹ (người cư trú Mỹ) bị giảm xuống.
Đối với Ngân hàng UKBank thì sao? Tổng tài sản nợ bằng tiền gửi của nó tăng, hay
nói cách khác, tiền gửi bằng EuroDollar đã được tạo ra. Đồng thời với việc tăng tài sản
nợ, thì dự trữ của UKBank dưới dạng tiền gửi tại USBank cũng tăng. Bây giờ UKBank
có thể sử dụng 1 phần tiền dự trữ của mình để cho vay hay đầu tư. Giả sử, UKBank
dùng tiền dự trữ bằng Đô la cho vay 1 công ty đa quốc gia có tên là MBI. Công ty này
nhận tiền vay và sau đó gửi tại 1 ngân hàng của Anh có tên là LDBank và LDBank lại
gửi 1 khoản dự trữ bằng USD dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng USBank.
Qua quan sát thấy rằng, tổng tiền gửi bằng USD tại USBank là không thay đổi.
Nhưng tổng tiền gửi bằng EuroDollar đã tăng từ 1 triệu USD lên 2 triệu USD, bao gồm
1 triệu tiền gửi của công ty UPS tại UKBank vẫn còn hiệu lực và 1 triệu của công ty
MBI tại LDBank. Sự tạo ra USD ngoài nước Mỹ này được gọi là số nhân trong mở
rộng EuroDollar. Kể từ khi công ty UPS gửi 1 trệu tại UKBank đã tạo ra tiền gửi mới
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 12
bổ sung khi UKBank cho công ty MBI vay. Điểm cần lưu ý là sự tạo ra Eurodollars
không chỉ dừng lại ở mức 2 triệu USD. Chúng ta hãy quan sát tài khoản chữ T của
ngân hàng LDBank, thấy rằng ngân hàng này đang có nguồn dự trữ là 1 triệu USD có
thể cho vay được. Nếu khoản cho vay của ngân hàng LDBank lại được gửi tại 1
EuroBank nào đó, thì tổng lượng tiền Eurodollars được tạo ra sẽ tăng lên 3 triệu USD
(nếu như LDBank cho vay toàn bộ tiền dự trữ là 1 triệu Đô la).
Ví dụ trên hàm ý rằng sự mở rộng Eurodollars theo cấp số nhân là không có
giới hạn. Đây chỉ là khả năng lý thuyết cho nên kết quả xảy ra trong thực tế là không
hoàn toàn như vậy. Tại sao lại như vậy? Sự giải thích trên là dựa vào 2 giả thuyết
không thực tế là: i) Ngân hàng UKBank đã cho công ty MBI vay 100% (1 triệu USD)
dự trữ mới được hình thành, và ngân hàng LDBank cũng làm tương tự; ii) Công ty
MBI đã gửi 100% (1 triệu USD) khoản tiền vay được tại 1 ngân hàng khác thuộc hệ
thống EuroBanks. Đây là những giả thuyết không thực tế, tại vì: thông thường
UKBank phải duy trì 1 lượng dự trữ nhất định dưới dạng tiền gửi của ngân hàng khác
để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng (gọi là dự trữ thanh toán), do đó, nó chỉ có
thể cho MBI vay ít hơn 1 triệu USD. Giả sử tỷ lệ tiền dự trự thanh toán là 10% trên
tổng số tiền gửi, thì ngân hàng UKBank chỉ có thể cho MBI vay tối đa là 900.000 USD
và giữ lại 100.000 USD làm dự trữ thanh toán. Giả sử công ty MBI sử dụng toàn bộ số
tiền vay được gửi tại 1 ngân hàng EuroBanks khác, thì tổng số tiền gửi thuộc
Eurodollars bây giờ chỉ là 1,9 triệu USD, nhỏ hơn 2 triệu USD. Tuy nhiên, đây vẫn
chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu công ty MBI quyết định sử dụng 1 phần tiền vay
của mình gửi tại các EuroBank, và phần còn lại gửi tại các ngân hàng Mỹ. Trong
trường hợp này, đã xảy ra rò rỉ 1 lượng USD từ hệ thống Eurodollars . Giả sử MBI sử
dụng 80% số tiền vay được gửi tại 1 ngân hàng của Mỹ ở Washington và phần còn lại
20% gửi tại LDBank, thì tiền gửi bằng EuroDollar chỉ tăng lên 1.180.000 USD (bao
gồm 1 triệu USD tiền gửi của công ty UPS + 20% khoản vay 900.000USD của MBI) .
Như vậy, có thể kết luận: khả năng mở rộng tiền gửi bằng EuroDollar phụ thuộc vào
(i) tỷ lệ dự trữ thanh toán của các EuroBank và (ii) tỷ lệ rò rỉ của USD khỏi hệ
thống EuroDollars.
Những bằng chứng thực tế cho thấy rằng, sự di chuyển của USD từ hệ thống
ngân hàng nội địa sang hệ thống Eurobanks đã tạo số tiền là 1,22 lần so với sự dịch
chuyển ban đầu. Điều này có nghĩa là, mỗi triệu USD di chuyển từ hệ thống Ngân
hàng Mỹ sang hệ thống Eurobanks sẽ làm tăng tổng tiều gửi bằng EuroDollar là
1.220.000 USD. Điều này hàm ý rằng, thành phần chính trong tổng tiền gửi bằng
EuroDollar chính là khoản tiền ban đầu (1 triệu USD) di chuyển từ hệ thống ngân hàng
nội địa sang hệ thống ngân hàng Eurobank, hay nói cách khác, hệ số tạo tiền của
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 13
những USD khi đã nằm trong hệ thống Eurodollars là rất thấp (1.22). Những USD rò rỉ
ra khỏi ngân hàng nội địa có xác xuất quay trở lại hệ thống lưu thông nội địa rất cao.
4. Các ý kiến đối với Eurocurrency Market
4.1. Các ý kiến phản đối
a. Cơ chế quản lý giám sát:
Một trong những mối quan tâm chính đến Eurocurrency Market là ở chỗ, thị
trường này bao gồm một khối lượng nguồn vốn khổng lồ có khả năng tạo tín dụng,
nhưng lại không có bất cứ một quy chế nào điều chỉnh. Lý luận cho rằng, những hoạt
động của Eurobanks như một quả bom tiềm ẩn được cài đặt dưới hệ thống tài chính
thế giới. Thực tế thấy rằng, những hoạt động của Eurobanks là không bị điều chỉnh và
không tồn tại cơ chế tiếp cận với “người cho vay cuối cùng” cộng với sự hoạt động
trên thị trường Interbank rất sôi động, làm phát sinh những lo ngại: nếu một Eurobank
sụp đổ sẽ tạo ra hiệu ứng domino làm sụp đổ các Eurobanks khác, như vậy sẽ làm tăng
mối nguy hiểm dến toàn hệ thống tài chính quốc tế.
b. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Một mối quan tâm khác đến Eurocurrency Market là áp lực tiề m ẩn của thị
trường này lên lạm phát. Một số nhà hoạch định chính sách và kinh tế cho rằng, do tốc
độ tăng trưởng nhanh của Eurocurrency Market đã làm tăng tỷ lệ lạm phát. Lý luận
này dựa trên cơ sở là: bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của Eurocurrency Market nhưng
không bị tham gia dự trữ bắt buộc, do đó đã tạo ra hiệu ứng tiền bổ sung vào cung ứng
tiền quốc gia, làm áp lực lạm phát gia tăng. Ví dụ: Friedman (1969) và (1970) đưa ra
những dự tính ban đầu rằng, Eurocurrency Market đã tạo ra hiệu ứng mở rộng cung
ứng tiền rất lớn, bởi vì thị trường này chỉ duy trì tỷ lệ dự trữ rất thấp. Trái ngược với ý
kiến này, Klopstock (1968) đã chỉ ra rằng các Eurobanks có hệ số tạo tiền rất thấp, do
đó khả năng tạo tín dụng cũng rất hạn chế. Hơn nữa, Mckinnon (1977) đã chỉ ra một
điểm quan trọng là để quyết định xem mức độ mà các Eurobank tham gia tạo tín dụng
là như thế nào, cần phải xe m các ngân hàng này đã bổ sung ròng vào cung ứng đô la là
bao nhiêu. Trên cơ sở này, ông thấy rằng chỉ có rất ít bằng chứng ủng hộ quan điểm
Eurocurrency Market đã tham gia tạo tiền rất lớn.
Hãy xem xét ví dụ sau đây từ Matthews và Thompson (2008). Hệ thống ngân
hàng Mỹ được hợp nhất (theo cách đó không cần phải xem xét cho vay giữa cá nhân
các ngân hàng Mỹ). Các Eurobank giữ tài khoản cân đối của họ như ngân hàng Mỹ
(giống như một tài khoản ngân hàng bình thường). Nhà xuất khẩu nhận được $10 triệu
và có thể trao đổi tiền theo tỷ giá hiện tại cho thành đồng Bảng. Tuy nhiên, nhà xuất
khẩu quyết định gửi toàn bộ số tiền với Eurobank A. Eurobank sử dụng tiền thị trường
thực hiện gửi 10 triệu $ với Eurobank B.
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 14
Hình trình bày các ảnh hưởng của các giao dịch trên bảng cân đối của tất cả các
đối tượng tham gia thị trường trong ví dụ này. Bạn có thể thấy rằng trong kịch bản A,
hành động những nhà xuất khẩu Anh làm cho một khoản tiền gửi với Eurobank không
có hiệu lực ròng trên hệ thống ngân hàng Mỹ. Điểm chính trong kịch bản là thay đổi
quyền sở hữu của các khoản tiền gửi (thay vì nhà xuất khẩu sở hữu khoản tiền gửi thì
nay đã chuyển giao cho ngân hàng của nhà xuất khẩu Anh). Trong kịch bản B, các quỹ
được chuyển giao từ Eurobank A sang Eurobank B. Trong khi ảnh hưởng thực trên hệ
thống ngân hàng Mỹ là trung lập (chỉ có quyền sở hữu tài sản tiền gửi đã thay đổi),
tổng tiền gửi Eurocurrency đã tăng 10 triệu USD. Điều này là bởi vì có một khoản tiền
gửi mới với Eurobank B trong khi xuất khẩu tiếp tục có tiền gửi 10 triệu USD của
Eurobank A. Trong kịch bản 3, Eurobank B vay 10 triệu USD cho một khách hàng
Mỹ. Các ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Mỹ là số không, trong khi hiệu ứng ròng
trên Eurobank B cũng bằng không. Điều này là vì tiền gửi đã được đổi chỗ cho một
khoản vay.
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 15
Điểm chính ở đây là rằng, trong tổng hợp, hiệu quả của việc cho vay
Eurocurrency tại hệ thống ngân hàng Mỹ là số không. Eurocurrency phân phối lại tính
thanh khoản và không làm tăng tổng cung tiền. Qua đây có thể kết luận:
- Nếu có biến ngoại sinh tác động làm tăng cung tiền ở Mỹ, lượng đô la Mỹ cân
bằng tại các Eurobanks cũng như các ngân hàng Mỹ sẽ tăng. Điều này sẽ dẫn
đến sự gia tăng cung tiền trong Mỹ và nước ngoài.
- Do Eurobank hoạt động trên cơ sở tỷ lệ dự trữ nhỏ hơn so với các ngân hàng
trong nước Mỹ (không yêu cầu dữ trữ bắt buộc theo quy định của Mỹ),
Eurocurrency cho vay sẽ tạo thêm tính thanh khoản, nhưng không đáng kể (cơ
chế tạo tiền thêm phụ thuộc chênh lệnh tỷ lệ dự trữ giữa các ngân hàng).
c. Rủi ro thanh khoản:
Hogan và Pearce (1982) đã phản đối hoạt động của Eurocurrency Market từ
những góc độ khác, đặc biệt họ rất quan tâm đến một thực tế rằng, Eurocurrency
Market đã tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh
toán một cách dễ dàng. Họ cho rằng, thị trường này phát triển nhanh chóng là do có sự
tồn tại của một bên là nhóm các nước có thặng dư cán cân thanh toán và một bên là
nhóm các nước có thâm hụt cán cân thanh toán thường xuyên. Eurocurrency Market
như chiếc cầu nối chuyển vốn và nếu sự di chuyển vốn cứ xảy ra liên tục trong nhiều
năm, sẽ dẫn đến kết quả là nợ các nước thâm hụt ngày càng tăng. Do điều kiện đi vay
quá dễ dàng đã kích thích các nước thâm hụt đi vay quá mức, hơn nữa có thể làm cho
các quốc gia thâm hụt không kiên quyết theo đuổi những chính sách kinh tế vĩ mô một
cách nghiêm túc.
Hogan và Pearce lý luận rằng, hệ thống Eurobanks có thể gặp phải rất nhiều
mối nguy hiểm. Giả sử một khi đã trở thành con nợ quá lớn, có thể một số nước không
còn thiện chí trả nợ, nếu điều này xảy ra có hệ thống thì niềm tin vào hệ thống
Eurobanks sẽ không còn nữa. Một vấn đề nữa, nếu những người gửi tiền vào Eurobank
nhận thấy rằng dư nợ của các nước thâm hụt là quá lớn và bộc lộ nhiều rủi ro, khiến
cho mọi người ồ ạt rút tiền gửi từ các Eurobanks và sẽ tạo ra hai hiệu ứng: i) hệ thống
Eurobanks có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán; ii) các nước thâm hụt
không còn khả năng tuần hoàn tín dụng.
Ngoài ra còn có sự đe doạ đến từ các tay đầu cơ trên Eurocurrency Market. Họ
là những người nắm và tích luỹ một nguồn vốn khá lớn trên thị trường, sẵn sàng tấn
công thị trường, là nguyên nhân khiến tiền tệ các nước dễ trở nên bất ổn. Đề phòng
ngừa những bất lợi đó, một trong những biện pháp khoa học, bền vững nhất là chính
phủ các nước phải duy trì, tuân thủ kỉ luật với các chính sách vĩ mô tốt về tỉ giá, lãi
suất…
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 16
4.2. Các ý kiến đồng tình
Hiện nay, có những luồng ý kiến khác nhau về Eurocurrency Market. Bên cạnh
những ý kiến phản đối, cũng có những ý kiến tán thành về thị trường này.
Eurocurrency cùng với Eurobonds là sự thể hiện ngày càng tăng của nền thương mại
toàn cầu.
Nhìn vào lịch sử hình thành của thị trường này cũng như quá trình phát triển
hơn 40 năm qua của nó, có thể thấy Ecurrency Market ra đời là hệ quả tất yếu của nhu
cầu thương mại của nhiều quốc g ia lớn trên thế giới đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia,
việc sử dụng ngoại tệ để giao dịch giữa các nước cần có một thị trường, một trung gian
cũng như một cơ chế thông thoáng hơn, không bị áp đặt, điều khiển, chi phối bởi bất kì
quốc gia nào ( Nga không muốn gửi $ tại Mỹ, Anh không cho vay bằng stering , quy
chế Q…). 40 nă m trôi qua và nó vẫn phát triển, khẳng định được sự cần thiết của nó
đối với thương mại toàn cầu, dù rằng vẫn tiềm tàng nhiều điểm bất ổn.
Sự tăng trưởng, lớn mạnh, mở rộng đó thể hiện qua :
- Sự tăng của quy mô Ecurrency Market qua các năm.
- Số thương vụ sử dụng thị trường này.
- Số vốn mà các công ty đa quốc gia, các nước gửi vào/nhu cầu vay ở các
Eurobank.
- Là nơi mà một nguồn vốn lớn có cơ hội chu chuyển từ nơi thừa vốn tới nơi
thiếu vốn, đặc biệt là với những khoản vay lớn.
- Eurocurrency ra đời đã tạo ra thêm một phương tiện sẵn có cho người đi vay
cũng như người cho vay.
Các khuyết điểm của các ngân hàng nội địa trong việc cho vay, huy động
ngoại tệ :
- Trước hết là phải chịu một lãi suất khá cao (đi vay), hoặc nhận lãi suất thấp
(cho vay).
- Các ngân hàng có lượng dự trữ ngoại tệ có giới hạn.
- Các hoạt động về ngoại tệ bị quản lí khá chặt chẽ bởi NHTW các nước.
Bởi vậy, những khoản vay ngoại tệ lớn thường gặp không ít khó khăn.
Eurobanks có những lợi thế vượt hẳn các ngân hàng trong nước :
- Lãi suất cho vay thấp, lãi suất huy động cao.
- Nguồn vốn huy động được là rất lớn, lại không phải tham gia dự trữ bắt
buộc, nên đã đáp ứng rất tốt nhu cầu vay của những nơi cần vốn, đặc biệt là
những khoản vay lớn, vì sẽ giảm thiểu được chi phí so với các khoản vay
nhỏ.
- Điều kiện tham gia thị trường dễ dàng.
- Cơ cấu hoạt động đơn giản…
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 17
- Là nguồn tài trợ cho những nước có cán cân thanh toán thâm hụt một cách
dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.
- Là động lực thúc đẩy các ngân hàng nội địa phải cải tiến, nâng cao tính cạnh
tranh của mình.
- Là động lực thúc đẩy chính phủ các nước xe m xét và có các chính sách vĩ
mô tốt hơn.
4.3. Hướng phát triển của Eurocurrency Market
Trong khi hệ thống ngân hàng nội địa luôn là đối tượng điều chỉnh của chính
phủ, thì Eurocurrency Market lại không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ chính phủ nào:
không tham gia dự trữ bắt buộc, không tham gia bảo hiểm tiền gửi, v.v… Với khối
lượng giao dịch khổng lồ trên thị trường liên ngân hàng thì sự lo ngại về sự sụp đổ một
Eurobank nào đó sẽ kéo theo sự sụp đổ hàng loạt các Eurobank khác là hoàn toàn có
cơ sở. Chính sự lo ngại này làm nảy s inh nhu cầu về một cơ chế điều chỉnh hoạt động
các Eurobanks nhằm lành mạnh hoá chúng.
Tuy nhiên việc hình thành một quy chế điều chỉnh các hoạt động của
EuroBanks chứa đựng nhiều vấn đề. Ví dụ: Nếu chính phủ Mỹ ra quy chế điều chỉnh
các hoạt động của EuroBanks của Mỹ thì có thể khiến cho các hoạt động này di
chuyển đến các Eurobanks khác không phải của Mỹ. Tương tự, tại bất cứ trung tâm
nào, ví dụ như LonDon, nếu ban hành quy chế điều chỉnh các hoạt động của
EuroBanks thì các hoạt động này sẽ di chuyển đến các trung tâm khác không có sự
điều chỉnh nào. Như vậy, rõ ràng là một quy chế điều chỉnh đơn phương của bất cứ
chính phủ nào, hay của bất cứ trung tâm nào cũng trở nên kém hiệu quả (không có tính
khả thi), bởi vì các hoạt động của Eurobanks dễ dàng di chuyển đến các trung tâm
khác mà không chịu sự điều chỉnh nào.
Như vậy, để cho một quy chế đều chỉnh các hoạt động của Eurobanks trở nên
khả thi thì nguyên tắc chỉ đạo phải có tính đa phương. Tuy nhiên, do tính chất cạnh
tranh trên Eurocurrency Market rất cao, cho nên sẽ khó khăn trong việc hợp tác đa
phương để hình thành và thực thi một quy chế điều chỉnh chung hiệu quả. Thực tế
khách quan cho thấy rằng: động lực khiến cho các hoạt động của Eurobanks phát triển
nhanh chóng là do thiếu vắng một quy chế điều chỉnh các hoạt động này.
Điều này làm nảy sinh quan điểm cho rằng, để các hoạt động của hệ thống ngân
hàng nội địa phát triển nhanh chóng thì cần thiết phải giảm mức độ quản lý và can
thiệp của chính phủ lên các hoạt động ngân hàng nội địa. Một khi các quy chế điều
chỉnh chỉ áp dụng với các ngân hàng nội địa thì các khách hàng có thiên hướng tập
trung giao dịch với các Eurobanks, điều này càng làm cho hoạt động của Eurobanks
phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, để có thể chuyển được các hoạt động của Eurobanks
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 18
thành hoạt động của ngân hàng nội địa, đòi hỏi phải tự do hóa các quy chế điều chỉnh
và can thiệp lên hoạt động ngân hàng nội địa.
Nhóm 2: The Euro currency Market GVHD: PG S. TS. Trương Quang Thông
Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jens Hagendorff (2010), “International Banking”, University of Sunderland
2. TS. Lý Hoàng Ánh, Đoàn Thị Thanh Thu (2005), “ Eurodollar – Nhân tố
thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá thị trường tài chính ngày nay”, Tạp chí ngân
hàng số 07/2005.
3. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB
Thống kê.
4. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2012), Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đô
la Châu Âu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng và
phát triển số 2/2012.
DANH SÁCH NHÓM
1. Đoàn Thị Xuân Duyên
2. Trần Thị Ngọc Châu
3. Nguyễn Ngọc Dung
4. Nguyễn Anh Khoa
5. Trịnh Thị Son
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom2_eurocurrency_market_1835.pdf