Ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất thấp, nhưng đó không phải là lãi suất
tại thời điểm này, mà thường cho 1 - 2 tháng tới, bởi còn có độ trễ nhất định của quá
trình thẩm định và chính thức cấp vốn.
+ Các doanh nghiệp vay vốn đang có tâm lý chờ đợi lãi suất cho vay tiếp tục giảm
thêm trong thời gian tới; mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh đang ứ đọng do tiêu
dùng sụt giảm, xuất khẩu khó khăn
+ Một rào cản khác khiến ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói
chung là các điều kiện vay vốn. Sau những đợt giảm lãi s uất, nhiều phản hồi từ doanh
nghiệp vẫn cho rằng họ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, do các điều kiện thắt chặt; đặc
biệt là trong khó khăn, tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp bị “ xuống điểm”. Vớ i yêu
cầu an toàn tín dụng, việc rót vốn của các ngân hàng thời điểm này trở nên thận trọng
hơn. Hầu hết các ý kiến từ bên cho vay đều cho rằng có thể nới cung tiền nhưng khó
nới điều kiện vay vốn.
Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 26/3 đạt 178.722 tỷ đồng: Dư nợ cho vay
phân theo đối tượng khách hàng vay vốn: Doanh nghiệp Nhà nước 65.686 tỷ đồng,
chiếm 36%; doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) là 107.172 tỷ
đồng, chiếm 60%; hợp tác xã 651 tỷ đồng; hộ gia đình, cá nhân 4.968 tỷ đồng; tổ chức
khác 245 tỷ đồng.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị Trường Cho Vay Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối nào, lãi suất thì diễn biến bất
thường và thường theo từng ngày. Vì vậy để đánh giá được biến động của thị trường liên ngân hàng và sự tác động
của nó đến nền kinh tế rất khó khăn. Dưới đây bài thảo luận của chúng tôi chủ yếu nói về hoạt động cho vay của
NHTM đối với các chủ thể phi ngân hàng, và chỉ đề cập đến thị trường liên ngân hàng dưới góc độ là trung gian
dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ lên hệ thống ngân hàng thương mại. Đồng thời qua đó phân tích sự ảnh
hưởng của thị trường cho vay đến nền kinh tế, mà cụ thể là thị trường chứng khoán, tốc độ tăng trưởng và lạm
phát.
II. Thị trường cho vay Việt Nam
1. Khái quát thị trường cho vay 2006 – 2007
1.1 Thị trường cho vay 2006
Trước hết là cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế năm 2006: tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 8% so với
năm trước, tốc độ tăng đầu tư cũng rất cao, thị trường chứng khoán mới được hình thành với quy mô nhỏ nhưng
cũng có tốc độ tăng truởng đáng chú ý. Đặc biệt, việc nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) từ tháng 11-2006 và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới vừa là th uận lợi và vừa là
thách thức, đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải có sự chuyển đổi thích hợp và mạnh mẽ. Bám sát sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ và trên cơ sở dự báo, đánh giá sát tình hình kinh tế, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ
một cách chủ động,linh hoạt nhằm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán, ổn định lãi suất thị trường, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
8
Trong năm 2006, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm ,lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm
,lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm. Việc giữ ổn định lãi suất chính thức của NHNN nhằm tránh phát tín hiệu làm
tăng lãi suất thị trường trước sức ép tăng lãi suất thị trường quốc tế và lạm phát trong nước vẫn ở mức cao. Vì vậy
lãi suất thị trường trong năm 2006 không có biến động lớn, đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa lãi suất VND, lãi suất
ngoại tệ và mức biến động tỷ giá
Nhìn chung, năm 2006 tín dụng đối với nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm trở lại. Dư nợ cho vay của
hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 25,44% so với năm 2005, thấp hơn nhiều so với mức tăng 31,10% của
năm 2005 và mức 41,65% của năm 2004. Dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm là do:
Các ngân hàng đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay.
Các kênh huy động vốn khác ngày càng được mở rộng như thị trường chứng khoán, Quỹ hỗ trợ phát
triển… Vốn từ nước ngoài vào Việt Nam gia tăng phần nào tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của
các ngân hàng.
Tỷ trọng cho vay theo ngành kinh tế không biến động nhiều so với các năm trước. Dư nợ cho vay ngành
nông-lâm-thủy sản tuy có xu hướng giảm so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho
vay của hệ thống ngân hàng, khoảng 20,29%. Tiếp theo là các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng
25,5% và 14,5%. Tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp tiếp tục được duy trì ở mức như năm 2005 , khoảng
17,7% trong tổng dư nợ.
1.2. Khái quát tình hình thị trường cho vay 2007
Năm 2007, sau một năm trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc, tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 8,48% - cao nhất trong vòng 10 năm trở lại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA
huy động đã đạt mức kỷ lục mới…Nhưng đây cũng là năm có tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế diễn
9
biến rất phức tạp. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ đã gây nhiều tác động xấu đến thị trường tài
chính, tiền tệ toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới: nhập
siêu tăng mạnh làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục từ trước đến nay,
bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng gây sức ép lớn đối với điều hành tỷ giá và
việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Đặc biệt, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chỉ
số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao so với các năm trước đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân...
Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng
tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, để tránh tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất cơ
bản như lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt là 6,5% và 4,6%/năm, lãi suất
qua đêm và lãi suất tiền gửi tại NHNN cũng ổn định. NHNN cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát tín
dụng. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp
bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, NHNN đã chỉ đạo mạnh hơn, quyết liệt hơn việc triển khai các giải pháp
nhằm kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ.
Vì vậy, lãi suất trên thị trường năm 2007 tương đối ổn định, lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
biến động trong khoảng dưới 15%/năm. Về tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng
53,89% so với năm 2006 góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn của các DN, các thành phần kinh tế. Tăng
trưởng tín dụng tập trung cao nhất ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các
tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đạt mức tăng 105,27%, khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng 31,09%.
Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành nông-lâm-thủy sản) chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng, khoảng 28,92%. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và
thương nghiệp đã cải thiện hơn so với năm 2006 , chiếm 26,02% và 18,24%, tỷ trọng cho vay ngành xây dựng
được duy trì ở mức như năm 2006, chiếm 14,15% trong tổng dư nợ.
10
2. Thị trường cho vay Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với thị trường tín dụng các nước nói chung và thị
trường tín dụng Việt Nam nói riêng. Những thách thức từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cùng với những
diễn biến bất thường của nền kinh tế trong nước đã có những tác động không nhỏ tới thị trường tín dụng cũng như
thị trường cho vay Việt Nam . Trong nửa đầu năm 2008 Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng tăng trưởng
quá nóng. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu
tư. Mặc dù giá lương thực và năng lượng thế giới tăng cao nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ đã góp phần hạ nhiệt
tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản, từng bước kiềm chế lạm phát và cắt giảm thâm hụt thương mại
xuống mức kiểm soát được. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế đã hứng chịu ảnh hưởng của chính các chính sách
này_GDP sáu tháng đầu năm đã tăng ở mức thấp nhất từ nhiều năm nay. Thực trạng kinh tế quả là khá mong
mong hồi tháng 5, khi thị trường đồn đoán về một khả năng khủng hoảng cán cân thanh toán. Tuy nhiên những thử
thách cam co này dường như dần đang được khắc phục thông qua nhóm giải pháp quyết liệt của chính phủ nhằm
bình ổn kinh tế.
Cuộc khủng hoảng thứ 2 diến ra vào nửa cuối năm 2008. Rủi ro liên quan đến mảng cho vay bất động sản
dưới chuẩn tại Mỹ đã thổi bùng cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu với những diến biến khó lường. Tâm lý lo sợ
đã làm trì trệ các hoạt động kinh tế, co thắt các nguồn tín dụng. Triển vọng kinh tế của các nước công nghiệp phát
triển liện tục được dự báo theo hướng đi xuống. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tình trạng suy thoái này đến nền
kinh tế Việt Nam như thế nào thì còn chưa rõ. Khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam có thể sẽ ko bị ảnh
hưởng trưc tiếp vì chúng chưa trực tiếp tham gia vào giao dịch các sản phẩm rủi ro phức tạp trên, các định chế tài
chính nước ngoài tại Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nhưng tỷ lệ sở hữu của chúng còn khá khiêm tốn trong khu
vực tài chính ngân hàng của Việt Nam. Tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản có thể gây khó khăn cho
nhiều doanh nghiệp, có thể sẽ làm tăng các khoản nợ xấu gây tổn hại cho hệ thống ngân hàng.
11
Trước những bối cảnh trên, thị trường cho vay Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian nhiều biến
động từ đầu năm 2008 đến nay. Những số liệu và đồ thị dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan
về thị trường cho vay Việt Nam trong thời gian qua:
2.1 Cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại đến nền kinh tế.
- Về mặt lãi suất:
Bảng 1: Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân trên thị trường từ đầu năm 2008 đến nay
Lãi suất cho vay bằng VND(%)
2008
tháng 1 12,6
tháng 2 16,5
tháng 3 16,7
tháng 4 17,5
tháng 5 21
tháng 6 20,5
tháng 7 20,5
tháng 8 20,5
tháng 9 19
tháng 10 19,5
tháng 11 16,5
tháng 12 12,75
2009
tháng1 11,5
tháng2 9,5
12
diễn biến lãi suất
0
5
10
15
20
25
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T1
0
T1
1
T1
2 T1 T2 T3 T4
năm 2008 năm 2009
ls cho vay
Biểu đồ 1: Biểu đồ diến biến lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ đầu năm 2008 đến nay
Từ biểu đồ trên chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
+ Vào nửa đầu năm 2008, thời điểm NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các mức lãi suất trên
thị trường biến động mạnh và liên tục tăng cao
+ Từ cuối năm 2008 trở lại đây, khi NHNN đã có những động thái nới lỏng tiền tệ, các mức lãi suất
trên thị trường cho vay đã có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên lãi suất cho vay có những thời điểm biến động lên
xuống thất thường ( T8: 20,5%; T9: 19%; T10:19,5%)
13
- Về mặt khối lượng:
Năm 2008 Năm 2009
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2
TĐTTTD
(%) 6.3 2.15 2.35 1.66 2.25 2.95 0.7 0.79 0.74 0.99 1 1.09 0.52 0.23
Bảng 2: tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ đầu năm 2008 đến T2/2009
0
1
2
3
4
5
6
7
tốc độ tăng trưởng TD
tốc độ tăng trưởng TD 6.3 2.15 2.35 1.66 2.25 2.95 0.7 0.79 0.74 0.99 1 1.09 0.52 0.23
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2
năm 2008 năm 2009
Đồ thị 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2008 đến T2/2009
14
Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng có sự biến động mạnh mẽ
trong thời gian qua. Tuy nhiên xu hướng chung là tăng trưởng tín dụng ở giai đoạn đầu năm 2008 khá cao, trong
khi đó trong thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đang có xu hướng giảm dần.
Tổng dư nợ tín dụng năm 2008 chỉ tăng khoảng 21 – 22% so với cuối năm 2007. Một con số thấp hơn nhiều
so với tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2007 là 37%. Tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh
tế đạt 1 242 900 tỷ đồng, trong đó nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5%
tổng dư nợ tín dụng.
2.2. Cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
15
16
01
-0
6-
07
18
-0
6-
07
29
-0
6-
07
12
-0
7-
07
27
-0
7-
07
09
-0
8-
07
23
-0
8-
07
06
-0
9-
07
19
-0
9-
07
03
-1
0-
07
16
-1
0-
07
29
-1
0-
07
09
-1
1-
07
22
-1
1-
07
06
-1
2-
07
19
-1
2-
07
03
-0
1-
08
16
-0
1-
08
30
-0
1-
08
18
-0
2-
08
29
-0
2-
08
13
-0
3-
08
26
-0
3-
08
08
-0
4-
08
22
-0
4-
08
07
-0
5-
08
20
-0
5-
08
02
-0
6-
08
13
-0
6-
08
26
-0
6-
08
09
-0
7-
08
22
-0
7-
08
04
-0
8-
08
15
-0
8-
08
29
-0
8-
08
12
-0
9-
08
25
-0
9-
08
08
-1
0-
08
21
-1
0-
08
03
-1
1-
08
14
-1
1-
08
27
-1
1-
08
10
-1
2-
08
23
-1
2-
08
Đồ thị 3: Diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng năm 2007 - 2008
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0.00
O/N
3M
6M
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 17
Biểu đồ trên cho ta thấy mức lãi suất tiền tệ liên ngân hàng biến động rất mạnh
theo thời gian. Điều đó phản ánh một thực tế là tình trạng không ổn định về vốn khả
dụng của các ngân hàng.
Từ những đánh giá mang tính khái quát trên đây về thị trường cho vay trong
khoảng thời gian qua, dưới đây chúng ta sẽ đi phân tích một vài mốc chính và xu
hướng nổi bất trên thị trường:
- Bước vào đầu năm 2008, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử
nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như
chỉ có người vay mà không có người cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này có thể
kể đến là ngay từ đầu năm 2008 NHNN việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp điều
hành chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lãi suất, phát hành
tín phiếu bắt buộc. Các biện pháp này đã tạo ra một cú sốc mạnh đối với các tổ chức tín
dụng. Biểu hiện đầu tiên là lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường kiên ngân hàng
tăng mạnh. Có thể lấy ví dụ sáng ngày 30/1 nhiều ngân hàng cổ phần nhỏ đã nhao lên
đi tìm nguồn vay “nóng”. Trước đó ít ngày lãi suất cho vay qua đêm chỉ ở mức 7-8%
năm thì sáng ngày 30/1 đã tăng lên lên16%, đầu giờ chiều là 17,1% và cuối giờ làm
việc nó vọt lên 25- 26 % mặc dù trong ngày NHNN đã cung ứng cho thị trường liên
ngân hàng 12000 tỉ đồng để đảm bảo tính thanh khoản cho các NHTM. Sáng ngày 31/1
thị trường liên ngân hàng lại tiếp tục nóng lên đã có ngân hàng phải vay với mức lãi
suất 27% để đáp ứng khả năng thanh toán và để thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy
định
Theo nhận định chung nguyên nhân của việc lãi suất trên thị trường LNH tăng
mạnh là do các ngân hàng không quan tâm đầy đủ đến việc cân đối giữa nguồn vốn và
sử dụng vốn. Thêm vào đó việc NHTW tăng dự trữ bắt buộc cùng thời điểm với tăng
lãi suất chủ đạo càng làm cho thị trường LNH thêm căng thẳng. Khi lãi suất chủ đạo
thay đổi các ngân hàng cũng bắt đầu tăng lãi suất huy động, đối với các ngân hàng nhỏ
không tìm được nguồn vay trên thị trường LNH, cũng không có một lượng giấy tờ có
giá đủ giá trị để tham gia đấu thầu trên thị trường mở nên họ phải tự cứu mình bằng
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 18
cách tăng lãi suất huy động lên mức rất cao. Cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân
hàng bắt đầu:
Ngày 20/2/2008, NHTM CP Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suất mới
được coi như “một quả bom” dội vào cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất trên thị
trường với mức kỷ lục là 12%/năm.
Ngày 21/2/2008 NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình
siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Ngày 22/2/2008, NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) đưa ra mức lãi suất cao hơn, huy
động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tới 13,5%/năm.
Một số NHTM còn đưa ra mức lãi suất thoả thuận tới 1,2% đến 1,3%/tháng đối
với khách hàng gửi tiền với khối lượng lớn, hay giữ chân khách hàng rút tiền tới hàng
tỷ đồng.Đây được coi là mức lãi suất “cực kỳ nguy hiểm” vì nó làm cho nhiều người
nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ gần
6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới 200% -
300% trong các năm 1987 - 1988 ở nước ta. .
Mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng do lượng tín dụng huy động được
không đủ giảm nhiệt cho tình hình căng thẳng của các ngân hàng nên theo đó một phản
ứng dữ dội hiếm thấy, được coi rất nguy hiểm là lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng
mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày
18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa
lên tới 43%/năm…
Vậy nhưng,lãi suất cao nhưng vẫn không vay được,cùng với việc huy động từ bên
ngoài, việc "vay nóng" với nhau giữa các ngân hàng cũng nóng bỏng khi lãi suất vay
qua đêm liên tục tăng ở mức không tưởng 43%/năm. Tình trạng căng thẳng về tiền
đồng trên thị trường ở mức rất cao, khi nhiều ngân hàng cần tiền để đảm bảo thanh
khoản, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (chẳng hạn như việc mua 20.300
tỉ tín phiếu bắt buộc vào ngày 17/3), với khách hàng...
Tuy nhiên, ngay cả ở mức lãi suất kỷ lục này, nhiều ngân hàng nhỏ phải chấp
nhận nhưng cũng không vay được vốn để cải thiện khả năng thanh khoản, bởi nguồn
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 19
cho vay hạn chế, cũng chính từ nguồn cho vay hạn chế đã nảy sinh tình trạng đầu cơ,
tích trữ và khiến cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không ngừng tăng cao.
Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới
10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình
thường. Thị trường “căng“ đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ
đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới
13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008.
Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ
thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước đến nay, bằng
trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007.
Tuy nhiên hầu như chỉ có các NHTM Nhà nước, một số ít NHTM cổ phần quy mô lớn,
một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và
Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu đô thị TP.HCM,… thì mới có cơ hội vay với
khối lượng lớn vốn đó, còn phần đông các NHTM cổ phần thì không.
Tình trạng này kéo dài và diễn biến đỉnh điểm vào tháng 5, trong thời gian này lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng vọt, những thành viên có vốn khả dụng
dồi dào trở thành những “con thoi” đi hỗ trợ thị trường và thu lợi lớn. Lãnh đạo một
ngân hàng lớn cho biết, đỉnh điểm có lúc họ cho vay ra tới 30.000 – 40.000 tỷ đồng
trên thị trường này. Trong khi đó các NHTM cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi
vay lại trên thị trường liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30%
đến 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất “họ” vay được của NHNN. Không phải làm gì, các
NHTM Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. Một tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy
lãi suất lên cao trong nền kinh tế. Việc lãi suất đầu vào của các ngân hàng tăng lên
buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp thu nhập. Lãi suất cho vay
thương mại đã thiết lập một mức cao kỉ lục 21% (tháng 5), 20,5%(tháng 6) và liên tục
giữ mốc này trong những tháng tiếp theo. Mức lãi suất cho vay cao như vậy dẫn đến
một thực tế khó khăn đối với các đối tác vay vốn trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp
đứng trước hai lựa chọn: Hoặc hủy bỏ các hợp đồng đã kí kết hoặc chấp nhận vay với
lãi suất cao để thực hiện hợp đồng giữ uy tín. Dù lựa chọn cách thức nào các doanh
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 20
nghiệp cũng không đạt được lợi nhuận mong muốn, thậm chí lỗ. Chính mức lãi suất
cao và tình hình căng thẳng vốn của các ngân hàng đã hạn chế rất lớn đến khối lượng
cho vay ra của hệ thống ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Nhìn vào đồ thị
tăng trưởng tín dụng chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời
gian này là rất thấp, xu hướng chung là nhỏ hơn 1% và đạt mức thấp nhất 0,7% vào
tháng 7.
Những giải pháp thắt chặt tín dụng của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát và
những hiệu ứng dây chuyền như đã phân tích ở trên đã làm cho lãi suất cho vay của hệ
thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, tác động tiêu cực chung đến
tăng trưởng GDP và đến hiệu quả nền kinh tế.
- Từ đầu tháng 9.2008, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng
giảm dần, đặc biệt sau khi NHNN quyết định tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ
3,6%/năm lên 5%/năm và cho phép sử dụng tín phiếu NHNN bắt buộc như công cụ
trên thị trường mở. Ngày 30.9, lần đầu tiên trong năm 2008, lãi suất cho vay VND kỳ
hạn 1 ngày trên thị trường liên ngân hàng thấp nhất, chỉ còn 8%/năm (giảm hơn 30%
so mức lãi suất thời điểm cao nhất trong những tháng đầu năm 2008). Tuy nhiên, điều
đáng chú ý là lãi suất cho vay kỳ hạn 30 ngày và 61 ngày vẫn ở mức khá cao - từ
16,4%-17%/năm. Điều này cho thấy hiện nay các ngân hàng không còn thiếu các
khoản tiền hỗ trợ thanh khoản, nhưng vẫn thận trọng với diễn biến tiền gửi trong
những tháng cuối năm.
Đến tháng 12 năm 08 khi vốn khả dụng của ngân hàng không còn khan hiếm thì
các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng vay nợ lẫn nhau vẫn
thấp hơn so với lãi suất ngân hàng cho vay khách hàng. Thực tế này chứng tỏ các ngân
hàng dồi dào vốn, không có nhu cầu vay mượn lẫn nhau, tốc độ luân chuyển vốn đang
giảm dần.
Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng về Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đến ngày 16/12, LS giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân
hàng ở hầu hết các kỳ hạn đều có xu hướng giảm, ngoại trừ LS giao dịch kỳ hạn 3
tháng tăng nhẹ so với LS giao dịch của tuần trước.Cụ thể, LS bình quân kỳ hạn qua
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 21
đêm là 7,1%/năm; 1 tuần: 8,28%/năm; 2 tuần: 8,98%/năm; 1 tháng: 9,86%/năm; 3
tháng: 11,72%/năm; 6 tháng: 13%/năm; 1 năm: 9,68%/năm.Mặc dù lãi suất giao dịch
bằng VND trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm mạnh so với 2 quý đầu
năm, nhưng theo tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, liên ngân hàng hiện nay được
xem là thị trường không thanh khoản.Bởi cung trên thị trường đang dư thừa, trong khi
cầu ngày một thu hẹp do vốn khả dụng của ngân hàng không còn khan hiếm như 2 quý
đầu năm.Mặc dù LS tiền gửi đã giảm sâu và dấu hiệu dòng tiền vào ngân hàng có
chững lại khi LS cơ bản giảm xuống 8,5%/năm, song các ngân hàng cho biết, lượng
vốn huy động về cách đây 3 - 4 tháng chưa sử dụng hết, nên không có nhu cầu vay vốn
bằng tiền đồng qua thị trường liên ngân hàng.
Khác với 2 quý đầu năm, khi cung tiền đồng hạn chế do ảnh hưởng bởi chính
sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng phải trả giá đắt cho những khoản vốn vay qua
liên ngân hàng (có thời điểm LS lên đến 30 - 35%/năm), nhưng hiện tại vốn huy động
trực tiếp từ người dân và doanh nghiệp khá rẻ.Thêm vào đó, diễn biến thị trường còn
khó khăn, doanh nghiệp chưa mặn mà với việc tiếp cận vốn ngân hàng, nên tiến độ giải
ngân khá chậm. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giảm dần là lý do khiến giao
dịch trên thị trường liên ngân hàng đóng băng. Để giải quyết bài toán vốn khả dụng tồn
đọng trước áp lực phải trả lãi cao cho các khoản tiền gửi cách đây 3 tháng (mức bình
quân 17%/năm), nhiều ngân hàng tìm đủ cách để cho vay. Trong đó, có cả có doanh
nghiệp vay tiền trả lương công nhân, trả cổ tức cho cổ đông…Cầu vốn yếu, trong khi
cung ngày một gia tăng (LS tín phiếu giảm mạnh còn 4,5%/năm buộc các ngân hàng
phải lấy về để cho vay, dự trữ bắt buộc giảm, LS tiền gửi dự trữ bắt buộc gia tăng… )
khiến liên ngân hàng trở nên đóng băng kể từ tháng 8/2008.
Đầu năm sốt nóng với LS cao ngất ngưởng, cuối năm gần như đóng băng với LS
tụt giảm, thị trường cho vay đã phản ánh rõ nét bộ mặt nhiều thay đổi của thị trường
tiền tệ năm 2008.
- Bước sang năm 2009 mặc dù các mức lãi suất cho vay trong các tháng đã liên
tiếp giảm, đặc biệt chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 22
2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng
trong giai đoạn này lại khá khiêm tốn. Có thể giải thích điều này với các nguyên nhân:
+ Ngân hàng có thể cho vay với mức lãi suất thấp, nhưng đó không phải là lãi suất
tại thời điểm này, mà thường cho 1 - 2 tháng tới, bởi còn có độ trễ nhất định của quá
trình thẩm định và chính thức cấp vốn.
+ Các doanh nghiệp vay vốn đang có tâm lý chờ đợi lãi suất cho vay tiếp tục giảm
thêm trong thời gian tới; mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh đang ứ đọng do tiêu
dùng sụt giảm, xuất khẩu khó khăn…
+ Một rào cản khác khiến ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói
chung là các điều kiện vay vốn. Sau những đợt giảm lãi suất, nhiều phản hồi từ doanh
nghiệp vẫn cho rằng họ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, do các điều kiện thắt chặt; đặc
biệt là trong khó khăn, tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp bị “xuống điểm”. Với yêu
cầu an toàn tín dụng, việc rót vốn của các ngân hàng thời điểm này trở nên thận trọng
hơn. Hầu hết các ý kiến từ bên cho vay đều cho rằng có thể nới cung tiền nhưng khó
nới điều kiện vay vốn.
Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 26/3 đạt 178.722 tỷ đồng: Dư nợ cho vay
phân theo đối tượng khách hàng vay vốn: Doanh nghiệp Nhà nước 65.686 tỷ đồng,
chiếm 36%; doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài …) là 107.172 tỷ
đồng, chiếm 60%; hợp tác xã 651 tỷ đồng; hộ gia đình, cá nhân 4.968 tỷ đồng; tổ chức
khác 245 tỷ đồng.
Việc lãi suất cho vay giảm mạnh cũng đặt ra cho các ngân hàng một thực tế đáng
lo ngại là tình trạng” đảo nợ” xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Những khách hàng đã
vay trước đây với mức LS cao đi mượn tiền trả nợ ngân hàng rồi vay lại với mức lãi
suất thấp hơn. Chi phí liên quan đến đảo nợ cho ngân hàng trong cả nền kinh tế không
phải là nhỏ.
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 23
2.3. Tác động của thị trường cho vay đến thị trường chứng khoán và nền
kinh tế.
Năm 2008 là một năm đầy biến động đối với thị trường cho vay Việt Nam . Hàng
loạt chính sách tiền tệ từ thắt chặt đến nới lỏng xuất hiện theo một lộ trình hợp lí đã tác
động mạnh mẽ đến thị trường cho vay , từ đó tạo ra những chuyển biến đáng kể cho
nền kinh tế : lạm phát được đẩy lùi, nền kinh tế ”hạ cánh” an toàn. Tuy nhiên, sự
chuyển biến của nền kinh tế bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, cả nội tại lẫn ảnh hưởng từ
thế giới, nên sự phân tích của chúng tôi về tác động của thị trường cho vay chỉ có thể
xem là tương đối và mang tính chất ước lượng.
- Trước hết là nói về tác động của thị trường cho vay đến thị trường chứng
khoán và tăng trưởng kinh tế.
Về mặt lí thuyết, việc tăng giảm lãi suất cho vay sẽ tác động đến thị trường chứng
khoán(TTCK) và tăng trưởng kinh tế thông qua sự tác động trực tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN.Khi lãi suất cho vay tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho DN,
bởi các DN trong quá trình sản xuất kinh doanh thường phải sử dụng nguồn vốn tài trợ
từ bên ngoài trong đó phần lớn là vốn ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng
chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các
doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.
DN sẽ bị đặt trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”: nếu không vay thì không có
vốn để tiếp tục hoạt động, nếu vay thì chi phí lãi quá lớn, nhiều DN không có vốn cho
các kế hoạch sản xuất. Điều này làm cho tăng trưởng của DN chậm lại, lợi nhuận giảm,
cổ phiếu của DN trở nên kém hấp dẫn. Trong một tình hình chung, một số lượng lớn
các DN đều có sự sụt giảm như thế thì xét toàn bộ thị trường chứng khoán khối lượng
giao dịch và các chỉ số sẽ giảm. Hơn nữa, lãi suất cho vay tăng cao thường kèm theo
lãi suất huy động cũng tăng cao, làm cho việc gửi tiền vào ngân hàng được xem là an
toàn và thanh khoản hơn so với đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ rút vốn khỏi
TTCK làm cho thị trường lại càng sụt giảm. TTCK được xem là phong biểu của nền
kinh tế, vì vậy sức khỏe thị trường này giảm sút cho thấy nền kinh tế cũng đang khó
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 24
khăn. Việc làm ăn không hiệu quả của các DN chính là yếu tố tác động xấu đến sự tăng
trưởng GDP.
Ngược lại, khi lãi suất cho vay giảm lại là tín hiệu tốt, vì các DN sẽ có điều kiện
tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
diễn ra thông suốt, từ đó tăng thêm sức mạnh cho TTCK và nền kinh tế. Khối lượng
hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn, GDP tăng lên.
Nhưng trên thực tế, khi lãi suất ổn định trong một khoảng thời gian thì sự ảnh
hưởng này không rõ nét, còn khi lãi suất cho vay có sự biến động mạnh thì đôi khi sự
tác động lại không theo cơ chế tác động đó, bởi TTCK và tăng trưởng kinh tế còn chịu
tác động của nhiều yếu tố khác có thể có tầm ảnh hưởng lớn.
Để có thể thấy rõ hơn sự biến động của thị trường cho vay mà chủ yếu là sự thay
đổi lãi suất cho vay tác động thế nào đến TTCK và GDP, chúng ta sẽ cùng xem xét các
biểu đồ:
Bảng 3:Thị trường chứng khoán
Chỉ số HASTC-index
Chỉ số VN-index 29/12/2007 323.55 30/05/2008 119.31
28/12/2007 924.37 10/06/2008 373 02/01/2008 322.34 16/06/2008 111.09
02/01/2008 921.07 30/06/2008 399.4 16/01/2008 285.63 30/06/2008 112.67
16/01/2008 846.07 16/07/2008 486.33 17/01/2008 282.9 16/07/2008 147.74
31/01/2008 844.11 31/07/2008 451.36 25/01/2008 271.76 31/07/2008 142.32
15/02/2008 841.23 15/08/2008 488.94 31/01/2008 294.13 15/08/2008 151.65
25/02/2008 715.04 29/08/2008 539.1 15/02/2008 282.08 27/08/2008 190.06
14/03/2008 643.8 15/09/2008 470.38 21/02/2008 237.89 08/09/2008 182.32
25/03/2008 496.64 30/09/2008 456.7 04/03/2008 199.04 15/09/2008 160.22
31/03/2008 516.85 15/10/2008 397.15 07/03/2008 225.55 30/09/2008 148.55
16/04/2008 531.38 31/10/2008 347.05 14/03/2008 224.69 15/10/2008 132.12
29/04/2008 522.36 14/11/2008 352.07 24/03/2008 178.56 31/10/2008 114.88
16/05/2008 460.04 28/11/2008 314.71 31/03/2008 181.43 14/11/2008 113.07
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 25
30/05/2008 414.1 10/12/2008 286.85 16/04/2008 180.95 27/11/2008 97.61
29/04/2008 169.11 15/12/2008 110.3
14/05/2008 144.84 31/12/2008 105.12
khối lượng giao dịch
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2
8
/1
2
/2
0
0
7
2
8
/0
1
/2
0
0
8
2
8
/0
2
/2
0
0
8
2
8
/0
3
/2
0
0
8
2
8
/0
4
/2
0
0
8
2
8
/0
5
/2
0
0
8
2
8
/0
6
/2
0
0
8
2
8
/0
7
/2
0
0
8
2
8
/0
8
/2
0
0
8
2
8
/0
9
/2
0
0
8
2
8
/1
0
/2
0
0
8
2
8
/1
1
/2
0
0
8
khối lượng giao dịch
Biểu đồ 4: SÀN HOSE
Thị trường cho vay Việt Nam
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 26
khối lượng giao dịch
0
50
100
150
200
250
300
350
2
9
/1
2
/2
0
0
7
2
9
/0
1
/2
0
0
8
2
9
/0
2
/2
0
0
8
2
9
/0
3
/2
0
0
8
2
9
/0
4
/2
0
0
8
2
9
/0
5
/2
0
0
8
2
9
/0
6
/2
0
0
8
2
9
/0
7
/2
0
0
8
2
9
/0
8
/2
0
0
8
2
9
/0
9
/2
0
0
8
2
9
/1
0
/2
0
0
8
2
9
/1
1
/2
0
0
8
2
9
/1
2
/2
0
0
8
khối lượng giao dịch
Biểu đồ 5:SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 27
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy do dư âm của sự tăng trưởng quá nóng năm 2007
(thể hiện ở chỉ số VN-index ngày 28/12/07 là 924,37 điểm, chỉ số HASTC-index là
323,55 điểm ), các chỉ số trong ngày giao dịch đầu tiên ngày 02/1/08 đều là mức đỉnh
không thể bị phá vỡ của năm: VN-index là 921.07 điểm, HASTC index là 322,24 điểm.
Tiếp theo đó các chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát đã tác
động mạnh mẽ đến TTCK. Lãi suất cơ bản tăng lên 8.75%, NHNN phát hành 20.300 tỷ
tín phiếu bắt buộc… khiến cho các NH khan hiếm vốn khả dụng, lao vào cuộc chạy đua
nâng lãi suất huy động đồng thời tăng lãi suất cho vay, Cùng với chỉ thị 03 về cho vay
chứng khoán đã khiến khối lượng giao dịch giảm mạnh. Điều này có thể nhìn thấy rõ trên
biểu đồ. Ngày 25/3/08 chỉ số VN-index xuống đến mức 496,64 điểm, tháng 4 có tăng lên
nhưng cũng chỉ ở mức hơn 500 điểm.
Từ tháng 5 đến tháng 9, NHNN liên tiếp ban hành các chính sách tiền tệ thắt chặt
tăng lãi suất cơ bản và các lãi suất chủ chốt, thêm vào đó là quyết định dỡ bỏ trần lãi suất
huy động đã tác động làm cho lãi suất cho vay tăng cao(tháng 5 có lúc lên tới 21%)
TTCK sụt giảm mạnh, liên tục tạo ra các đáy mới. Chỉ số Vn-index ngày 10/6 đã tụt
xuống chỉ còn 373 điểm, sau đó tăng giảm thất thường nhưng mức cao nhất cũng chỉ đến
539.1 điểm ngày 29/8. Chỉ số HASTC-index cũng giảm mạnh : ngày 30/5 chỉ còn 119,34
điểm, ngày 16/6 giảm còn 111,09 điểm, và các ngày sau đó không vượt qua được mốc
190 điểm ngày 27/8. Có thể nói chưa bao giờ TTCK lại biến động thất thường như quãng
thời gian này.
Ngày 21/10 lãi suất cơ bản giảm xuống còn 13% được coi là dấu hiệu tốt đối với thị
trường chứng khoán, nhưng sự tác động đó lại có độ trễ nhất định. Mặt khác, do chịu tác
động tâm lí từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã và đang lan rộng khắp thế giới, TTCK
các tháng cuối năm 2008 vẫn liên tục giảm dù lãi suất cho vay đã thấp xuống đến mức
12,5 %.
Cũng như TTCK, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến động
của thị trường cho vay. Dưới đây là b iểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế các quý năm 2008
và quý 1 năm 2009
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 28
Bảng 4:Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2008 Năm 2009
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1
Tốc độ tăng trưởng (%) 7.38 5.85 6.55 6.13 3.1
tốc độ tăng trưởng (%)
7.38
5.85
6.55 6.13
3.1
0
2
4
6
8
quý 1 quý 2 quý 3 quý 4 quý 1
năm 2008 năm 2009
tốc độ tăng trưởng (%)
Biểu đồ 6: tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng kinh tế có thể thấy: Do vẫn theo đà tăng trưởng nóng
của nền kinh tế năm 2007 nên quý I/2008 dù bị ảnh hưởng của các chính sách kiềm chế
lạm phát, tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức khá cao 7,38%. Quý II, III/2008 các chính sách
tiền tệ thắt chặt đã phát huy tác dụng, lãi suất cho vay quá cao làm ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Tốc độ tăng
trưởng quý II chỉ còn 5,85% so với cùng kì năm ngoái, và quý III do có các biện pháp hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế nên chỉ số này đạt mức 6,55%. Đến quý IV/2008, nền kinh tế bị
ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để kích thích nền kinh tế phát triển chống
lại nguy cơ giảm phát, từ đầu tháng 10, các mức lãi suất chủ chốt đã liên tục được hạ
xuống theo một lộ trình thích hợp. Lãi suất cho vay giảm làm giảm chi phí đầu vào cho
DN, từ đó giảm bớt khó khăn, kích thích sản xuất và xuất khẩu. Nhờ thế, quý IV tốc độ
tăng trưởng đã đạt xấp xỉ 6,13% . Đây là một con số đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 29
khó khăn trên toàn cầu. Toàn năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,23%(nhưng theo
một thống kê gần đây, con số này thực tế chỉ ở mức 6,18%).
Hiện nay khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn, mặc dù đến nay chưa tác động gây bất ổn
đến các cán cân vĩ mô của nước ta nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn rất khó lường. Từ
cuối năm 2008 đến đầu 2009, Chính phủ và NHNN đã nỗ lực thực hiện các chính sách
tiền tệ nới lỏng và các gói kích cầu, nhưng khả năng hấp thụ vốn còn thấp do thủ tục hành
chính và khó khăn về thế chấp đã làm chậm quá trình giải ngân nguồn vốn. Mặt khác, các
DN xuất khẩu do thị trường tiêu thụ trên thế giới giảm nên cũng không mặn mà với vay
vốn. Do vậy tốc độ tăng trưởng quý I/2009 chỉ đạt 3,1% . Tuy nhiên đây vẫn là tín hiệu
mừng và khả quan khi đặt trong điều kiện kinh tế hiện nay (theo thống kê của WB cho
thấy trong hơn 70 nước chỉ có 12 nước có tăng trưởng dương)
- Về tác động của thị trường tín dụng (mà ở đây là thị trường cho vay) đến lạm
phát:
Về lí thuyết, tín dụng sẽ tác động đến lạm phát thông qua mức cung tiền trong nền
kinh tế. Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm khả năng cho vay của các
ngân hàng thương mại, làm giảm mức cung tiền ra nền kinh tế, từ đó làm giảm mức giá
cả chung của hàng hóa, kiểm chế được lạm phát.Tuy nhiên, sự tác động này luôn phải có
độ trễ nhất định.
Thực tế trong năm 2008, các chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam nhằm kiềm
chế lạm phát đã được đánh giá là hiệu quả.
Bảng 5: CPI năm 2008 và đầu năm 2009
năm 2008 năm 2009
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3
CPI
(%) 2.38 3.56 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.19 -0.76 -0.68 0.32 1.17 -0.17
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 30
CPI (%)
-2
0
2
4
6
CPI (%) 2.38 3.56 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.19 -0.76 -0.68 0.32 1.17 -0.17
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3
năm 2008 năm 2009
Biểu đồ 7: CPI năm 2008 và đầu năm 2009
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy bắt đầu từ tháng 3, các chính sách kiềm chế lạm phát
của NHNN đã phát huy tác dụng. Lạm phát giảm dần, tình trạng tăng giá đột biến từ cuối
năm 2007 đã kết thúc.Chỉ có tháng 5 CPI tăng cao do sốc giá gạo trong tháng 4, đạt
3,91%, các tháng tiếp theo CPI liên tục giảm: tháng 6 là 2,14%; tháng 7 là 1,13%, tháng 8
là 1,56% và tháng 9 giảm xuống còn 0,18%. Các tháng cuối năm, dù lãi suất cho vay đã
giảm nhưng sản xuất và tiêu dùng vẫn còn hạn chế, làm xuất hiện nguy cơ giảm phát khi
chỉ số CPI 3 tháng cuối năm 2008 đều âm.
Đầu năm 2009, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, cùng với nhiều yếu tố khác làm cho
CPI tháng 1 đã tăng nhẹ ở mức 0,32%, tháng 2 là 1,17%, tháng 3 giảm còn -0,17%
III. Đánh giá chung và giải pháp cho thị trường cho vay Việt
Nam
1. Thành tựu của thị trường tín dụng việt nam năm 2008
1.1 Về bản thân NHTM
- Năng lực tài chính của các ngân hàng được nâng cao. Quy mô vốn của các
NHTM đã được tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP
ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 31
TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là
3.000 tỷ VND, đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000
tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: VCB đã cổ phần hóa, hiện Chính
phủ đã đồng ý cổ phần hóa VietinBank và BIDV. Nhờ có sự phát triển của thị trường
chứng khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn.
Nhờ vậy, các NHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt
động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các
NHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên
mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy
định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%.
- Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện
cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động.
Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ
xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ
lệ nợ xấu / tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước
dưới 5%.
- Chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhóm giải pháp của Chính phủ về
kiểm chế lạm phát, ổn đinh kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững đâm bảo ASXH cũng
như chống suy giảm kinh tế.
- Ngân hàng thương mại còn tiên phong trong thực thi chính sách tiền tệ, duy
trì thanh khuản gắn với an toàn hoạt động; góp phần định hướng LS huy động, cho vay
và bình ổn tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả tăng trưởng tín dụng; linh hoạt ứng
phó kịp thời với những biến động mạnh của môi trường kinh doanh.
- Chủ động hỗ trợ chia sẻ cùng DN vượt qua khó khăn, đặc biệt trong các
lĩnh vực, chương trình, mục tiêu lớn của Chính phủ
- Chuyển đổi toàn diện, đồng bộ mô hình kinh doanh mới hướng tới khách
hàng và quản trị rủi ro theo mô hình chuẩn của một NHTM bán lẻ hiện đại
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 32
1.2. Về nghiệp vụ của các NHTM :
Các ngân hàng rất chú trọng về lĩnh vực công nghệ, coi là phương tiện chủ lực để
rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và
trên thế giới. Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core
banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động kinh doanh. Một số ngân hàng như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt
Nam, NHTM cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng
và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng,
đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
2. Hạn chế của thị trường cho vay
2.1. Những tồn tại chung của thị trường
- Hệ thống tiền tệ và nền kinh tế chưa đảm bảo sức mạnh để đáp ứng mở rộng các
loại hình tín dụng trong nước.
- Chính sách thị trường tín dụng hiện chủ yếu là cho vay thế chấp, cầm cố tài sản.
Dẫn đến thói quen và cách đánh giá về khách hàng trong thị trường tín dụng thiếu
những nhận biết chính xác tính khả thi và độ an toàn khi đầu tư vốn.
- Cơ sở hạ tầng của tín dụng VN chưa đáp ứng được các quy chuẩn tiên tiến để
tham gia các phương thức hoạt động tín dụng bậc cao.
- Mặt bằng kinh tế còn yếu, hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn non kém về
công nghệ, nghiệp vụ, thông tin, đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ chưa cao.
2.2. Những hạn chế của thị trường tín dụng việt nam năm 2008
- Nợ xấu gia tăng :
Cuối năm 2008, một số ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu thực tế
hoặc mục tiêu kiểm soát từ 5% đến hơn 6%. Tuy nhiên, nhiều thành viên chưa có động
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 33
lực để công bố và cập nhật số liệu liên quan. Dự kiến từ đầu năm 2009, bức tranh về
nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ rõ ràng hơn.
- Chất lượng tín dụng giảm sút
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường bất
động sản và thị trường chứng khoán suy giảm mạnh
- Mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng gặp khó khăn
Do những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy
thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào
tình trạng bế tắc dẫn đến việc tiếp cận khoản vốn tín dụng của ngân hàng gặp khó
khăn.
- Tăng trưởng tín dụng thấp
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2008 dự tính giảm 30,39% còn 21% (so
với năm 2007).
Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất
động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị
trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng
thận trọng; lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản đối với các nhu cầu.
- Những biến động mạnh và phức tạp của lãi suất và tỷ giá làm nảy s inh
nhiều bất cập trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trong năm 2008. Trong
tháng 7, Ngân hàng Nhà nước công bố loạt vi phạm nảy sinh trong mối quan hệ trên
tại một số ngân hàng thương mại.
3. Giải pháp phát triển thị trường cho vay Việt Nam
3.1. Đối với ngân hàng trung ương
- Cần thực hiện việc quản lý điều hành kinh doanh của tổ chức tín dụng
theo hướng tập trung, thống nhất tại Hội sở chính. Trên cơ sở đó, hoàn thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, chủ động mở rộng các
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 34
nghiệp vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu
thị trường, năng lực quản lý của tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống quy chế, quy trình nội bộ
như các yêu cầu tối thiểu về vốn, quản lý rủi ro, xây dựng sổ tay tín dụng, quy
trình đánh giá xếp hạng khách hàng vay, tổ chức theo dõi và thực hiện việc đánh
giá chất lượng tín dụng và các khoản nợ xấu; đề cao vai trò trách nhiệm và tính
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức
tín dụng, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho hoạt động của tổ chức tín
dụng; hoàn thiện các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, ban hành
quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu về hệ thống quản lý rủi ro tại tổ chức
tín dụng.
- Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán ngân hàng cùng với các quy định về
phân loại nợ, xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực
quốc tế, bảo đảm việc đánh giá đúng chất lượng hoạt động và thực trạng nợ xấu
của các tổ chức tín dụng.
- Ban hành các quy định về kiểm soát rủi ro hệ thống, giám sát rủi ro trong
hoạt động ngânhàng, có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, đặc
biệt đối với thị trường ngoại hối và hệ thống thanh toán quốc gia.
- Củng cố hệ thống thanh tra, kiểm tra của NHNN; bảo đảm để mọi tổ
chức, cá nhân tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tín dụng; đồng thời có
biện pháp cụ thể kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro của các NHTM, ngăn
chặn xu hướng gia tăng nợ xấu.
- Rà soát kỹ hoạt động và tình hình tài chính của các NHTM trước khi bổ
sung và tiến hành cổ phần hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân
hàng; sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức
tín dụng.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN với xu hướng hình thành bộ
máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ năng lực đối với đội ngũ cán bộ có
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 35
đủ trình độ xây dựng và thực thi CSTT theo thông lệ quốc tế, tiên tiến và hiện
đại. Xây dựng và thực thi CSTT linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền,
kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định nền kinh
tế.
3.2. Đối với hệ thống NHTM
- Các NHTM cần tự cải cách căn bản và đổi mới triệt để theo hướng phát
triển toàn diện, đa năng, hiện đại và đáp ứng các chuẩn mực và đòi hỏi theo
thông lệ quốc tế, bảo đảm từng bước phát triển ngang tầm với các NHTM ở các
nước trong khu vực và trên thế giới.
- Đẩy mạnh thị trường dịch vụ ngân hàng, bảo đảm dịch vụ ngân hàng ngày
một phong phú, đa dạng với chất lượng phục vụ cao áp dụng khoa học cong
nghệ vào từng sản phẩm dịch vụ, từng bứơc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công nhân viên.
- Cần chủ động coi trọng dịch vụ huy động vốn, tăng cường nguồn vốn
trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh;
gắn tăng trưởng tín dụng với việc đảm bảo hiệu quả vốn vay. Tiếp tục đẩy mạnh
việc xử lý nợ xấu theo hướng giảm nợ xấu đi đôi với việc xây dựng cơ chế kiểm
soát, giám sát chất lượng tín dụng. Từng bước thực hiện việc phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 36
C – KẾT LUẬN
Trong tình trạng nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng chậm, các doanh nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đưa ra trong thời điểm này là
một động thái quan trọng và bước đầu đã đem lại những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên để
có hiệu quả, điều này phụ thuộc rất nhiều vào thị trường cho vay - kênh dẫn truyền vốn
không thể thiếu đối với nền kinh tế..
Với tầm quan trọng của mình, thị trường cho vay Việt Nam đã được rất nhiều người
quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã đưa ra một cách nhìn tổng
quan về nguyên nhân, diễn biến, và tác động của thị trường cho vay trong những năm gần
đây. Từ đó đưa ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế của thị trường và khuyến nghị
giải pháp phát triển thị trường. Sau nhiều biến động lớn của thị trường cho vay năm 2008,
đầu năm 2009, giờ đây chắc hẳn các ngân hàng đang nhận ra được tầm quan trọng của
việc duy trì ổn định luồng dịch chuyển của vốn khả dụng để phục vụ cho thanh toán tín
dụng cũng nhưng các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại. Trước những diễn biến
trên, nhiệm vụ của các ngân hàng cũng là vô cùng quan trọng khi họ phải tính toán quyết
định cho vay thật hợp lý, tránh tình trạng tiêu cực trong dài hạn cũng như cho vay dưới
chuẩn hay tình trạng đảo nợ tín dụng. Để thực hiện được mục tiêu lợi nhuận, hạn chế rủi
ro tín dụng và thực hiện việc quản trị luồng vốn khả dụng thật tốt, các ngân hàng sẽ phải
cố gắng rất nhiều. Hy vọng cùng với những tín hiệu khởi sắc từ thị trường tín dụng đầu
năm 2009, trong thời gian tới các ngân hàng sẽ tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp với
điều kiện thực tại của họ, thực sự làm ăn hiệu quả và góp phần giúp NHNN thực hiện tốt
chính sách tiền tệ của mình, giúp chính phủ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn
định xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu, việc tiếp cận được đến các nguồn số liệu và nắm bắt
hết được tất cả các động thái của thị trường thực sự là vấn đề khó khăn. Với các điều kiện
hạn chế khách quan và trình độ học vấn chưa cao nên có thể những ý kiến đánh giá, tổng
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 37
hợp của chúng tôi còn nhiều hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
cô và các bạn để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài được tốt hơn.
D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thị trường tiền tệ- Học viện Ngân hàng
2. Tạp chí Ngân Hàng- Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam
3. Tạp chí Tài chính- Tiền tệ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
4. Thời báo Ngân Hàng- NHNN Việt Nam
5.
6.
…
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 38
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSTT: Chính sách tiền tệ
DTBB: Dự trữ bắt buộc
LS: lãi suất
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTC: Tổ chức tài chính
TCTD: Tổ chức tín dụng
TTCK: Thị trường chứng khoán
VCB: Vietcombank
BIDV: Ngân hàng đầu tư và phát triển
THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM
NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 39
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM SAO CHỔI
1. Mai Thị Thúy Hằng
2. Nguyễn Tuấn Anh
3. Lê Hữu Hoàng Mai
4. Đinh Thị Huyền Trang
5. Trần Thị Cẩm Vân
6. Lê Ngọc Hoa
7. Nguyễn Thị Kim Oanh
8. Trần Hoàng Anh
9. Vũ Thị Mai Anh
10. Đỗ Minh Đức
11. Tạ Đình Long
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thao_luan_nhom_sao_choi3_7164.pdf