Cần có biện pháp để thị trường chứng khoán Việt hiện đại, minh bạch, phát triển một
cách có tổ chức, phù hợp với quốc tế, hỗ trợ thị trường chứng khoán phái sinh.
- Thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán chứng khoán tập trung tập trung hoạt động
quản lý rủi ro trên thị trường và để hoạt động này được nhận thức một cách nghiêm túc.
Tiêu chuẩn hóa hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán và các thành viên lưu
ký.Từng bước phát triển và hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm lưu ký
chứng khoán theo các chuẩn mực quốc tế.
51 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5225 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường tài chính phái sinh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới kim ngạch đạt gần2 tỷ USD.Trênthế giới, cà phê Việt Nam đứng vịtrí
số2 về khối lượng, sau Brazil. Ngành cà phê đãthu hút trên 300.000 hộ gia đình, vớitrên
700.000lao động chuyên nghiệp, chiếm khoảng
1,9% tổng sốlao động của cả nước và 2,93%tổng sốlao độngtrong ngành nông
nghiệp; nếutính cả sốlao động cóliên quan vàlàm việc bán thời gian thì ngành cà phê đã
thu hút trên1triệu người. Hiện nay nướcta có hơn 500 nghìn hécta đất trồng cà phê(trong
đóTây Nguyên chiếm tới 90% diện tích đấttrồng với 439 nghìn hécta) với năng suất gần
1,7tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi nămtrên1triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân
xuất khẩu, cà phêrang xay và cà phê hoàtan.Cà phê xuất khẩu chiếmtới 90% cà phê của cả
nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phêtrong những năm qua đã có tác
dụngtích cựcthúc đẩy mạnh mẽ sự pháttriển ngành cà phê Việt Nam, đã góp phần
quantrọng vào tốc độ pháttriểnchung của nền kinhtế. Nhưngtrong sự pháttriển tự phát, ào
ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố rủiro, ảnh hưởng không nhỏ đến
sự pháttriển bền vững của ngành cà phê Việt Nam, sản xuất café ở Việt Nam vẫn trong
quy mô nhỏ lẻ. Phát triển có tính tự phát, phân tán, không có quy hoạch dài hạn cũng như
ngắn hạn, 80% sản lượnglà của hộ gia đình, 10% là của chủtrang trại và 10% của các
nôngtrường quốc doanh.Diệntích mỗi hộ trong khoảngtừ 3-5ha, mỗitrangtrại 30-
50ha.Trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, do sự kích thích về giá, sản xuất vượtra
ngoài sự kiểm soát của nhà nước, đưa sản lượng cà phê Việt Nam nóiriêng,thế giới
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
25 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
nóichung lên cao, vượt quá nhu cầu tiêuthụ,tạo nên khủng hoảng thừa, đẩy giá sút
giảmliên tục, giảm đến mứcthấp kỷ lục.Nhu cầu tiêu dùng cà phêtrênthế giới thiên về cà
phê chè(Arabica),trong khi cây cà phê củata chủ yếulà cà phê vối(Robusta).Từ đó, cho
thấy ngành cà phê của ta đangtrongtìnhtrạng thiếu sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ giống,
kỹ thuật thâm canh và chế biến dẫn đến chất lượng sản phẩmthấp, giá thành hạ.
Năm 1990 đánh dấu bước phát triển quan trọng của ngành cà phê Việt Nam khi trở
thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới (chỉ sau Brazil) với diện tích khoảng
119,300 ha và sản lượng 93 nghìn tấn (nguồn vicofa.org.vn).
Sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn từ năm 1990-2010 (nguồn vicofa)
Diện tích trồng cà phê Việt Nam qua các năm 1990-2010 (nguồn vicofa)
0
200
400
600
800
1000
1200
1990-1994 1995-2000 2000-2005 2006-2010
Sản lượng (nghìn tấn)
0
100
200
300
400
500
600
1990-1994 1995-2000 2000-2005 2006-2010
Diện tích (nghìn ha)
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
26 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
2. Giao dịch phái sinh cà phê trên thị trường thế giới :
Ngày nay hợp đồng giao sau là một kênh quản trị rủi ro và đầu cơ rất được ưa
chuộng thế giới.Hợp đồng giao sau được phát triển cho rất nhiều sản phẩm khác
nhau.Giao sau nông sản trong đó có cà phê là một trong những sản phẩm lâu đời nhất và
hiện nay vẫn đóng vai trò to lớn trong quy mô hợp đồng của nhiều sản giao dịch lớn trên
thế giới. Có rất nhiều sàn như Liffe, Nybot, CBOT, BM&FF của Brazil, TGE của Nhật,
SICOM của Singapore…
a. SàngiaodịchLIFFE:
LIFFE là chữ viết tắt của London International Financial and Futures
Exchange.Được thành lập vào năm 1984 cung cấp các hợp đồng giao sau và quyền chọn
kết hợp với lãi suất ngắn hạn.Đến cuối năm 1996 Liffe là sàn giao dịch lớn nhất London.
LIFEE là sàn giao dịch cà phê Robusta thuộc mảng giao dịch phái sinh của Euronext,
ngoài đơn vị thành viên Liffe tại London Euronext còn có sàn giao dịch tại Amsterdam,
Brussels, Lisbon và Paris.
Từ năm 2000, sau khi phát triển mạng giao dịch điện tử Liffe Connect khối lượng
giao dịch tại Liffe tăng gấp đôi.Tạo cơ hội cho các thành phần được tiếp cận thị trường
vào bất cứ lức nào với tốc độ nhanh nhất.Khối lượng giao dịch trung bình của cà phê trên
sàn Liffe khoảng 12-13 ngàn lot/ngày.Lượng hợp đồng mở giao dịch đạt mức 140-180
ngàn lot, tương đương khoảng 700-900 ngàn tấn cà phê.
CácquyđịnhkhigiaodịchtrênsànLiffe như sau :
Đơnvịgiaodịch lot(5tấn)
Giá USD/tấn
Giớihạnbiếnđộnggiátối thiểu 1USD/tấn-5USD/ lot
Giớihạnbiếnđộnggiátốiđa Khôngcó
ThánggiaodịchHĐGS
Kýhiệu
1 3 5 7 9 11
F H K N U X
Giờgiaodịch 9.40am-4.45pm
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
27 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Ngàythôngbáođầutiên Ngàyđầutiêncủathánggiaodịchgầnnhất
Thờigiangiaodịchcuốicùng
12h30củangàygiaodịchcuốicùngcủathánggi
aohàng
b. Sàn giao dịch NYBOT (The New York Boad of Trade) :
Sàn giao dịch NYBOT là một trong những sàn giao dịch lớn và lâu đời nhất trên thế
giới. Tiền thân của NYBOT là sự ra đời của NYCE ( The New York Cotton Exchange)
vào năm 1870, các hợp đồng Bông lần đầu được giao dịch.
Năm 1882 các hợp đồng giao sau cà phê chính thức được đi vào hoạt động trên Sàn
giao sau cà phê và sau đó là Đường và Cocoa cũng được giao dịch trên sàn này. Đến năm
1977 Sàn giao dịch Cà phê và Đường đổi tên thành sàn giao sau Cà phê, Đường và Cocoa
CSCE (Coffee Sugar and Cocoa Exchange, Inc)
Từ năm 1982 đến 1986 các sản phẩm quyền chọn các mặt hàng trên lần lượt được
đưa vào giao dịch.
Năm 1998 hai sàn CSCE và NYCE gộp thành sàn giao sau New York.
Năm 2004 CSCE và NYCE chính thức hợp nhất thành sàn giao sau New
York (NYBOT).
Đến nay NYBOT vẫn duy trì phương thức giao dịch truyền thống thông qua các tín
hiệu và cử chỉ của các nhà môi giới trên sàn.Giao dịch sẽ được các bên tham gia xác nhận
bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống đặt lệnh điện tử.
Sản phẩm cà phê giao dịch trên NYBOT là cà phê Arabica. Dự trữ khoảng trên 3,5
triệu bao khoảng 21 triệu tấn.
Có hai loại Hợp đồng giao sau được giao dịch : hợp đồng C và hợp đồng min i Cmỗi
hợp đồng C được kí tự bởi kí hiệu “KC” tượng trưng cho 37.500 lbs (khoảng250bao)
được chứng nhận cho sản phẩm cà phê Arabica cho một số nước trongvùng trung tâm
Nam Mỹ châu Á và Các nước Châu Phi. Hợp đồng có giới hạn biến động giá tối thiểu là
0.05 cent/lb ước lượng giá trị lá 18,75 USD/hợp đồng. Tại mức giá 70 cent/lb một hợp
đồng sẽ có mức giá cao nhất là: 26,25 USD.
Hợp đồng mini C có khối lượng bằng 1/3 hợp đồng C. Hợp đồng mini C được thiết
kế để các nhà sản xuất, bán lẻ và các nhà đầu tư có quy mô nhỏ dễ dàng tham gia thị
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
28 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
trường. Hợp đồng mini C có nhiều đặc điểm giống hợp đồng C. Chỉ khác biệt về kích
thước và hình thức thanh toán. Một hợp đồng Mini C cho cà phê Arabica khoảng 12.500
lb giá trị khoảng 18,75 USD một hợp đồng.
Tháng giao hàng của hợp đồng mini C được liên kết với tháng giao hàng của hợp
đồng C cho mục đích thanh toán cuối cùng. Mini C tháng 2 C tháng 3, Mini C tháng4 C
tháng 5, Mini C tháng 6 C tháng 7,….đến tháng giao hàng nếu không đóng trạng thái sẽ
xảy ra giao hàng thật đối với hợp đồng C, nhưng với hợp đồng mini C kết thúc hợp đồng
sẽ chỉ thanh toán khoản chênh lệch bằng tiền mặt.
Đơnvịgiaodịch.
C:37.500lbs(250bao)
MiniC:12.500lbs
Giá UScent/lb
Giớihạnbiếnđộnggiátối thiểu 0,05cent/lb
ThánggiaodịchHĐGS
Kíhiệu
C:3, 5, 7, 9, 12
H K N U Z
MiniC:2, 4, 6,8,11
Giờgiaodịch 9.45am-2.30p m.
Ngàythôngbáođầutiên
7ngày(trừngàynghỉ)trướcthánggiao
dịchgầnnhất.
Thờigiangiaodịchcuốicùng 1ngàytrướcngàythôngbáocuốicùng.
3. Giao dịch phái sinh cà phê ở Việt Nam:
Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạn chế rủi ro do
biến động giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay chủ yếu xuất hàng theo hình thức
trực tiếp straightline. Nghĩa là các giao dịch này được dựa theo giá cafe trên bảng giá
thanh toán của sàn Liffe nhưng giá mà công ty xuất khẩu ấn định chào bán sẽ được fixed
khi nó đáp ứng được kỳ vọng lợi nhuận của nhà kinh doanh. Với cách làm này các doanh
nghiệp sẽ có được khoản lợi nhuận khá chắc chắn, không mạo hiểm.
Giá cà phê giao sau có 6 tháng đáo hạn là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9
và tháng 11.Các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất hàng cũng dựa trên giá cà phê thế giới để
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
29 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
ấn định giá xuất bán.Trong tháng đáo hạn thì doanh nghiệp có thể ấn định giá xuất hàng
vào bất cứ ngày nào trong tháng.Giả sử công ty ký hợp đồng 500 tấn cà phê tháng 5 thì
công ty có quyền ấn định giá từ ngày 1/5 cho tới ngày 31/5.Tuy nhiên lựa chọn ngày nào
lại là tuỳ thuộc vào công ty.Nếu với mức giá mà công ty đã bù trừ được các khoản chi phí
và tạo ra một khoản lợi nhuận đạt với giá trị kỳ vọng và sự phân tích hợp lý của doanh
nghiệp thì khi đó họ sẽ chốt giá đấy.
Ngược lại, trong trường hợp giá cà phê giao ngay có những biết động bất lợi như
đang trong đà lên nhẹ rồi bất ngờ giảm mạnh trong thời gian dài, để cắt lỗ các doanh
nghiệp chốt giá ở mức thấp nhằm hạn chế khoản lỗ.Trong trường hợp này nếu công ty có
bán giao sau cho lô hàng này thì khoản lỗ sẽ được bù đắp bằng khoản lợi qua hợp đồng
mua giao sau bù trừ vị thế bán ban đầu.
Với việc tham gia hợp đồng giao sau, về lý thuyết thì khoản lãi trên hợp đồng giao
sau (hàng giấy) sẽ bù cho khoản lỗ trên hợp đồng giao ngay (hàng thật) và ngược lại.
Đem lại sự phòng ngừa rủi ro trước sự biến động giá cũng như an toàn trong kinh doanh
cho doanh nghiệp.
Nhưng thực tế, thì giá cả biến động rất thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các
quỹ đầu cơ trên thế giới có những tác động làm giá cả cà phê lúc tăng, lúc giảm với biên
độ lớn. Sự biến động này đánh bật các doanh nghiệp có quy mô nhỏ ra ngoài thị trường.
Do vậy ở Việt Nam, vai trò bảo vệ của hợp đồng giao sau gần như mất tác dụng vì không
dự báo được tình hình để ra quyết định đúng lúc và không có năng lực tài chính mạnh để
có thể chịu lỗ khi tình hình bất lợi và thu lại lợi nhuận khi giá cà phê theo chiều hướng có
lợi.
Thêm vào đó hợp đồng giao sau thường chốt giá trước khi đáo hạn.Giả sử dưới tác
động của các lực phi thị trường giá cà phê giao sau trước ngày đáo hạn có nhiều biến
động bất lợi và giá giao ngay biến động mạnh. Có thể xẩy ra kh i bas ic âm mở rộng, hoặc
basic dương thu hẹp thì khi đó rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở vị thế bán là
không thể nào tránh khỏi. Đây chính là một điều rất thiệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
30 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghịêp tham gia trên thị trường giao sau với
mục đích đầu cơ, việc làm này nếu thuận lợi sẽ có lợi nhuận tăng vọt nhưng rất mạo hiểm
có thể đẩy công ty đến bờ vực phá sản rất nhanh.
Sự nhận thức của các doanh nghiệp về hợp đồng giao sau còn rất mơ hồ.Họ không
thấy được sự khác nhau giữa người tham gia với mục đích đầu cơ với mục đích quản trị
rủi ro. Từ sự thất bại của các doanh nghiệp tham gia giao sau với mục đích đầu cơ đã làm
xấu đi hình ảnh của hợp đồng giao sau.
Các công ty mới đầu thấy hấp dẫn vào chơi và do mới chơi nên dè dặt, kỳ vọng thấp
nên hầu hết có lời nhưng sau đó mục tiêu lợi nhuận cao hơn họ cố chờ giá lên nên khi bất
ngờ giảm mạnh là mất trắng. Nhiều doanh nghiệp phá sản là vì vậy.Đồng thời nếu đối tác
bán hàng trong nước có tham gia giao sau với giá trị lớn cũng hạn chế giao dịch.Vì trong
mua bán cà phê tiền được giao trước một tuần mới giao hàng.Nếu trong thời gian đó công
ty đối tác gặp rủi ro về tính thanh khoản thì công ty cũng lâm vào cảnh mất trắng.
Sự nhận thức thiếu chính xác này là nguyên nhân cho việt rất nhiều doanh nghiệp
không mấy mặn mà với hình thức giao dịch hàng “giấy” ở Việt Nam.Một kết quả mang
lại hoàn toàn trái ngược với hiệu quả đích thực của hợp đồng giao sau.
Tuy thế cũng có một số doanh nghiệp gặt hái đuợc những thành quả từ việc tham gia
loại hình này điển hình như công ty Intimex sản luợng giao sau khoảng 95% sản luợng,
công ty 2/9 khoảng 50 % trên tổng sản lượng hàng xuất khẩu. Theo khảo sát54% số người
được hỏi đánh giá cao mức độ hữu ích của hợp đồng giao sau đem lại. Họ cho biết hợp
đồng giao sau hay còn gọi là mặt hàng giấy này cho kết quả sẽ rất tốt nếu như sử dụng
chúng một cách hiệu quả nhưng cũng rất mạo hiểm cho những công ty nhỏ có năng lực
kinh doanh non trẻ.
III. MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH CAFÉ BUÔN MÊ THUỘT – BCEC :
1. Hoàn cảnh và mục đích ra đời:
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được thành lập theo Quyết
định số 2278/QĐ-UBND, ngày 04/12/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk, có trụ sở đặt tại 153
- Nguyễn Chí Thanh - thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk theo định hướng của tỉnh
nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam và hướng đến lợi ích chính đáng của
người sản xuất, kinh doanh cà phê. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là nơi tổ
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
31 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
chức giao dịch, mua bán các loại cà phê nhân sản xuất tại Việt Nam, theo phương thức
đấu giá tập trung, công khai gồm: giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán giao
sau theo các kỳ hạn, hoạt động theo nguyên tắc thành viên. Cơ sở hạ tầng của BCEC bao
gồm hệ thống tổng kho hơn 8.000m2 có sức chứa trên 15.000 tấn cà phê nhân thành phẩm
cùng một thời điểm, cùng một xưởng chế biến có diện tích 5.200 m2 với tổng công suất
chế biến 150.000 tấn/năm.
Tầm nhìn & sứ mệnh :
Tạo sản phẩm dịch vụ mới, góp phần phát triển ổn định và bền vững cho ngành hàng
cà phê Việt Nam và các ngành hàng nông sản khác.
Phát triển quy mô và hiện đại hóa phương thức giao dịch phù hợp với thực tiễn trong
nước và trên thế giới.
Liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa trong nước và trên thế giới nhằm củng cố
mối quan hệ hợp tác, trở thành Thành viên của các hiệp hội cà phê và nông sản thế giới.
2. Sản phẩm giao dịch và chủ thể tham gia:
BCEC tổ chức giao dịch hợp đồng giao dịch cà phê Robusta giao ngay và hợp đồng
giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn
Tất cả giao dịch tại BCEC được thực hiện trên một hệ thống giao dịch khớp lệnh tự
động.Các lệnh giao dịch sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được so khớp một cách tự
động. Hệ thống giao dịch còn cho phép thông báo tức thời kết quả khớp lệnh đến các nhà
đầu tư bằng một trong số hình thức: hiển thị trực tiếp trên hệ thống máy vi tính của đại
diện giao dịch, điện thoại, fax, thư điện tử, tin nhắn.
Thành viên của Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột có 3 loại:
- Thành viên đăng ký bán là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được BCEC cấp quyết
định công nhận tư cách Thành viên được phép thực hiện giao dịch tại BCEC.
- Thành viên kinh doanh là tổ chức, hộ kinh doanh được BCEC cấp quyết định
công nhận tư cách Thành viên được phép thực hiện giao dịch tại BCEC.
- Thành viên môi giới là các tổ chức được BCEC cấp quyết định công nhận tư cách
Thành viên cho phép thực hiện giao dịch thay cho Khách hàng.
Điều kiện làm Thành viên đăng ký bán:
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
32 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Đối với cá nhân Đối với tổ chức
- Có diện tích cà phê tối thiểu từ 01
(một) hecta cà phê trở lên hoặc có
khối lượng cà phê nhân tối thiểu từ
01 (một) tấn trở lên ký gửi tại hệ
thống kho BCEC.
- Cá nhân đăng ký làm Thành viên
đăng ký bán không đang chấp hành
hình phạt tù hoặc đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
- Cá nhân đăng ký làm Thành viên
đăng ký bán phải từ đủ 18 (mười
tám) tuổi t rở lên và có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy
định của BCEC.
- Là tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh
được thành lập và hoạt động hợp
pháp theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành.
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề:
mua bán, sản xuất, chế b iến cà phê.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy
định tại BCEC.
3. Phương thức giao dịch:
BCEC sử dụng hai phương thức giao dịch:
- Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được hệ
thống giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán của Thành
viên theo nguyên tắc khớp lệnh.
- Phương thức giao dịch khớp lệnh thoả thuận: Là phương thức giao dịch trong đó
các Thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
33 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
- Hạn mức giao dịch: Tổng hạn mức giao dịch của toàn bộ hợp đồng niêm yết tại
một thời điểm không được vượt quá 50% tổng sản lượng cà phê Việt Nam của
năm liền trước đó theo số liệu thống kê của cơ quan có thẩm quyền. Hạn mức
giao dịch của Thành viên kinh doanh, Khách hàng không được vượt quá 10%
tổng hạn mức giao d ịch của BCEC và được BCEC cấp tuỳ thuộc vào số tiền đảm
bảo tư cách Thành viên tương ứng với quy định về hạn mức giao dịch.
- Nguyên tắc khớp lệnh:
Nguyên tắc khớp lệnh liên tục Nguyên tắc khớp lệnh thỏa thuận
Nguyên tắc so khớp lệnh
Hệ thống giao dịch thực hiện ưu t iên về
giá trước, sau đó là thời gian. Trường
hợp các lệnh mua, lệnh bán có cùng mức
giá thì lệnh giao dịch nhập vào hệ thống
giao dịch trước được ưu tiên thực h iện
trước.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện
Khi lệnh mua có g iá cao hơn hoặc bằng
với giá bán, các lệnh sẽ được tự động
khớp, giá thực hiện được xác định theo
nguyên tắc sau:
Nếu bp ≥ sp ≥ cp, thì g iá thực hiện
mới = sp;
Nếu bp ≥ cp ≥ sp, th ì g iá thực hiện
mới = cp;
Nếu cp ≥ bp ≥ sp, th ì g iá thực hiện
mới = bp;
Trong đó:
bp: giá mua
sp: giá bán
cp: giá thực h iện gần nhất
Nguyên tắc so khớp lệnh:
Bên bán nhập lệnh g iao dịch thỏa thuận vào
hệ thống và bên đối ứng xác nhận giao dịch
mua thoả thuận.
Nguyên tắc xác nhận lệnh giao dịch thoả
thuận:
ĐDGD, GDV tiến hành nhập lệnh g iao dịch
thỏa thuận vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động
khớp lệnh thoả thuận.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
34 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
4. Giao dịch cà phê giao sau tại BCEC:
a. Đối tượng tham gi a giao dịch :
- Thành viên kinh doanh
- Khách hàng của Thành viên môi giới
b. Ký hiệu hợp đồng niêm yết :
BCEC n iêm yết 06 (sáu) hợp đồng tương ứng với 06 (sáu) tháng giao hàng liên
tiếp.Ký hiệu của hợp đồng được niêm yết gồm các yếu tố sau: Trung tâm Giao dịch cà
phê Buôn Ma Thuột, loạ i cà phê giao dịch, Tháng giao hàng, năm của Tháng giao hàng
theo chi tiết dưới đây:
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn
Ma Thuột
BV
Loại cà phê giao dịch (Robusta) R
Tháng giao hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ký hiệu của Tháng giao hàng F G H J K M N Q U V X Z
Năm của Tháng giao hàng Dùng một (01) chữ số cuối của năm
Ví dụ: Hợp đồng giao tháng 10 năm 2010 được ký hiệu là: BV R V0
c. Hợp đồng giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn :
Điều khoản Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết
Hàng hóa giao dịch Cà phê Robusta loại R2B
Thời gian g iao dịch
Giao dịch khớp lệnh liên tục: Từ 14h00 đến 17h00
Giao dịch thỏa thuận: Từ 14h00 đến 17h00
Ngày giao dịch
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo
quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam
Địa chỉ g iao dịch
Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, số 153,
Nguyễn Chí Thanh, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Trụ sở của các Thành viên môi giới
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
35 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Điều khoản Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết
Cơ chế khớp lệnh - Khớp lệnh điện tử, liên tục
- Khớp lệnh thoả thuận
Giá niêm yết VND/kg
Bước g iá 10 VND/kg (20.000 VND/lô)
Khối lượng giao dịch
Giao dịch khớp lệnh liên tục: tố i thiểu 01 lô (02 tấn)
Giao dịch thỏa thuận: tối thiểu là 9 lô (18 tấn)
Khối lượng mỗi Hợp
đồng (lô)
02 tấn (2.000 kg)
Tháng hợp đồng niêm
yết
Niêm yết 6 tháng hợp đồng liên tiếp
Biên động giao động
giá trong ngày
+/- 4% so với Giá tham chiếu của phiên giao d ịch liền kề
trước đó
Ký quỹ giao dịch Tương đương 15% giá trị Hợp đồng
Ký quỹ đặc biệt
Từ ngày Thông báo đầu tiên, mức ký quỹ của các hợp đồng
chuẩn bị đến hạn giao hàng được nâng lên gấp ba (03) lần so
với ký quỹ giao dịch thông thường
Ngày giao dịch cuối
cùng (LTD)
Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước Tháng giao hàng
Ngày thông báo đầu
tiên (FND)
Ngày làm việc đầu tiên của 05 ngày làm việc cuối cùng của
tháng trước Tháng giao hàng
Thời gian đăng ký giao
hàng
Từ ngày Thông báo đầu tiên đến 9h00 của Ngày giao dịch
cuối cùng
Khối lượng đăng ký
giao hàng tối thiểu
18 tấn (tương đương 9 Hợp đồng)
Loại cà phê giao nhận
Cà phê Robusta loại R2B (đen vỡ không quá 5%, tạp chất
không quá 1.0%, độ ẩm 13%, kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S13)
Cà phê Robusta loại: R1A, R1B, R1C và R2A được g iao
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
36 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Điều khoản Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết
theo giá hợp đồng cộng với một khoản tiền tương ứng mức
chênh lệch phẩm cấp chất lượng do Trung tâm quy định
trong từng thời điểm.
Địa điểm giao hàng
Tại hệ thống kho hàng của Trung tâm Giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột
Ngày tất toán giao nhận
hàng và thanh toán tiền
Ngày làm việc thứ 3 của Tháng giao hàng
d. Ký quỹ giao dịch:
Mức ký quỹ là số tiền ký quỹ tối thiểu cho một hợp đồng được giao dịch do
BCEC quy định trong từng thời kỳ.
Thành viên có trách nhiệm đảm bảo duy trì đủ mức ký quỹ trên tài khoản ký quỹ
để duy trì trạng thái đang nắm giữ cho đến khi tất toán.
Các giao dịch làm giảm trạng thái mở sẽ không làm phát sinh ký quỹ giao dịch.
Đóng bớt trạng thái mở cùng một kỳ hạn: Thành viên, Khách hàng có thể chủ
động đóng bớt các trạng thái mở t rên cùng một kỳ hạn bằng cách đặt một lệnh ngược
chiều. Các lệnh giao dịch trong trường hợp này sẽ không phải đóng tiền ký quỹ giao
dịch.
Sau khi các lệnh giao dịch đóng bớt trạng thái được khớp lệnh thành công (hình
thành trạng thái mở đối ứng), hệ thống giao dịch thực hiện ghép trạng thái mở đối ứng
với các trạng thái mở đã hình thành trước đó để tất toán trạng thái mở theo các nguyên
tắc sau:
Các trạng thái mở phát sinh trong cùng ngày giao dịch hình thành trạng thái mở
đối ứng được ưu tiên thực h iện tất toán trước.
Phần ký quỹ tương ứng với các trạng thái mở đã được tất toán sẽ được giải tỏa
vào tài khoản đầu tư và Thành viên, Khách hàng được phép rút phần ký quỹ được giải
tỏa này.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
37 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
e. Đánh giá trạng thái hàng ngày:
Các trạng thái mở sẽ được đánh giá lại theo giá đánh giá vào cuối phiên giao dịch.
Lãi hoặc Lỗ phát sinh là phần chênh lệch được tính toán theo giá đánh giá của phiên
giao dịch hiện tạ i so với giá thực hiện.
Công thức tính lãi/lỗ (P/L) như sau:
P/L = ∑Vmua (Ps - Pxi) + ∑Vbán(Pxj - Ps)
Trong đó:
+ Ps: là giá đánh giá của một hợp đồng.
+ Vmua: là khối lượng mua ở mức giá thực h iện Pxi.
+ Pxi: là giá thực hiện tại thời điểm khớp lệnh i.
+ Vbán: là khối lượng bán ở mức g iá thực h iện Pxj.
+ Pxj: là giá thực hiện tại thời điểm khớp lệnh j.
Ví dụ:
Thành viên A đang nắm giữ các hợp đồng.
Ngày giao dịch 22/05/2010
Các hợp đồng mà Thành viên A đang nắm giữ được đánh giá lại như sau
STT
Lệnh
mua
Lệnh
bán
Mã
hợp
đồng
Khối
lượng
(lô)
Giá
Tính lãi lỗ tạm tính
Giá
thực
hiện
Giá
đánh
giá
1 Mua
BV R
V0
4 23.750
23.800
P/L=4*2000*(23.800-
23.750) = 400.000 VND
2 Mua
BV R
V0
5 23.600
P/L=5*2000*(23.800-
23.600)= 2.000.000
VND
3 Bán
BV R
V0
2 23.500 24.000
P/L=2*2000*(23.500-
24.000) = - 2.000.000
VND
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
38 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
4 Mua
BV R
Q0
3 24.200 24.000
P/L = 3*2000*(24.000-
24.200)= -1.200.000
VND
∑P/L= -800.000 VND
Giải th ích mã hợp đồng:
BV R V0 Hợp đồng giao dịch Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 10 năm 2010
BV R Q0 Hợp đồng giao dịch Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 8 năm 2010
Trường hợp P/L<0: Thành viên đang bị lỗ tạm thời và có trách nhiệm nộp tiền
bổ sung vào tài khoản ký quỹ để bù đắp khoản lỗ theo quy định sau:
+ Trường hợp, tại thời đ iểm đánh giá trạng thái, tài khoản đầu tư của Thành viên
thiếu tiền ký quỹ vẫn còn số dư khả dụng, phần mềm hệ thống của BCEC sẽ tự động bổ
sung ký quỹ bằng tiền trong tài khoản đầu tư.
+ Trường hợp tài khoản đầu tư không còn số dư khả dụng, Thành viên, Khách
hàng phải bổ sung tiền vào tài khoản ký quỹ để đảm bảo mức ký quỹ theo quy định
chậm nhất là vào thời điểm đầu phiên giao dịch thứ ba sau phiên giao dịch được đánh
giá lãi/ lỗ.
+ Trường hợp Thành viên, Khách hàng không nộp bổ sung tiền ký quỹ theo quy
định của Trung tâm trong từng thời kỳ về mức ký quỹ và thời gian bổ sung tiền ký quỹ,
Trung tâm có quyền (không bao gồm nghĩa vụ) đóng bớt trạng thái cho tới khi đủ mức
ký quỹ cho các t rạng thái còn lại và xử lý v i phạm Thành viêntheo quy định của Trung
tâm.
+ Thành viên, Khách hàng sẽ phải nộp khoản tiền phạt đối với phần thiếu ký quỹ
theo quy định về mức phí phạt do Techcombank quy định t rong từng thời kỳ trên cơ sở
quy định về ký quỹ của Trung tâm.
Trường hợp P/L>0 : Thành viên, Khách hàng đang lãi tạm thời. Phần lãi này
được ghi tăng vào tà i khoản đầu tư. Thành viên, Khách hàng được phép rút phần lãi
này ra khỏi tài khoản đầu tư.
Ví dụ 1 :
• Giá đóng cửa ngày 21/12/2010: 35.110 VND
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
39 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
• Thành viên A:
Sở hữu hợp đồng mở mua: BVRF1 4 (lô) – 34.240 VND
Tài khoản đầu tư có: 100.000.000 VND
Lãi/lỗ =4*2000*(35.110-34.240) = 6.960.000 VND
Tài khoản đầu tư có: 106.960.000 VND
Ví dụ 2:
• Giá đóng cửa ngày 21/12/2010: 35.110 VND
• Thành viên B:
Sở hữu hợp đồng mở bán: BVRF1 2 (lô ) – 35.000 VND
Tài khoản đầu tư có: 200.000.000 VND
Lãi/lỗ = 2 *2000*(35.000-35.110) = -4.400.000 VND
Tài khoản đầu tư: 195.600.000 VND
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
40 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
f. Tóm tắt quy trình giao dịch café giao sau tại BCEC:
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
41 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
5. Những hạn chế của giao dịch cà phê tại BCEC:
Trung tâm Giao d ịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) chỉ mới áp dụng giao dịch
kỳ hạn vào tháng 3/2011. Tại BCEC, giá trị khớp lệnh tuy đã được cải thiện phần nào
trong thời gian gần đây nhưng dù giá trị g iao dịch vẫn ở mức xấp xỉ 10 tỷ đồng/tuần,
quá khỏ so với tổng kim ngạch sản xuất café của Việt Nam. Năm 2011, g iao dịch cà
phê robusta trên BCEC đạt 696,97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao d ịch đã giảm đáng
kể 173,14 tỷ đồng. Với mục tiêu tạo lập kênh lưu thông hàng hóa tập trung sử dụng
công nghệ hiện đại bên cạnh thị trường hàng hóa truyền thống, như vậy sau gần 5 nă m
thí điểm, hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đã không phát huy
được hiệu quả như mong đợi
Theo báo cáo của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, kể từ ngày khai
trương (tháng 12/2008) đến nay, trung tâm mới chỉ phát triển được 90 thành viên.Trong
đó có 63 thành viên đăng ký bán, 23 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới…
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
42 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Trong 5 năm qua, trung tâm đã rất cố gắng phát triển thành viên với 12 chương
trình hội thảo giới thiệu hoạt động và hướng dẫn quy định về giao dịch, 18 đợt t iếp xúc
trực t iếp vớ i các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư, 15 đợt đào tạo, tập huấn...
Nhưng vẫn khó phát triển thành viên, đặc biệt là với người nông dân trồng cà phê. Khối
lượng cà phê giao dịch qua trung tâm cũng ngày càng giảm…
Niên vụ 2008 - 2009 có 18 lượt thành viên gửi cà phê tại kho của trung tâm với số
lượng 407 tấn, g iao dịch khớp lệnh 93 tấn, giao d ịch thỏa thuận bán ngoài 12 tấn và
lượng tồn kho 302 tấn. Đến niên vụ vừa qua, ch ỉ có 24 lượt thành viên ký gửi với số
lượng 137 tấn, toàn bộ số cà phê này đều giao dịch thông qua mua bán thỏa thuận…
Có thể thấy rằng, hoạt động giao dịch mua bán giao dịch café tạ i BCEC và giao
dịch hàng hoái nói chung tại Việt Nam hiện nàycòn ảm đảm là do thói quen kinh
doanh, vẫn thực hiện các giao dịch truyền thống như mua bán giao ngay. Người nông
dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực t iếp cho doanh nghiệp.Ngược lại,
doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn vì mua lẻ qua nông dân thì họ
không đủ vốn và phương tiện để thực hiện giao dịch.
Bên cạnh đó nguyên nhân chính dẫn tới t ình trạng ảm đạm của hoạt động sàn giao
dịch hàng hóa là do chưa có hành lang pháp lý đầy đủ. Hiện nay chưa có văn bản nào
hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động mua bán qua sở g iao dịch hàng hóa cũng
như quy định cụ thể về điều kiện thành lập và hoạt động của trung tâm thanh toán.Cơ
chế pháp lý liên đến việc ghi nhận sở hữu các hợp đồng hàng hóa cũng như hướng dẫn
về chế độ kế toán hiện nay không bắt kịp thực tế phát sinh của thị t rường.Dẫn đến tình
trạng có giao dịch nhưng không ai quản lý hoặc nhà đầu tư muốn giao dịch nhưng
không có cơ sở bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp. Sự thất bại của mô hình này đã
xảy ra trong thời gian qua, v iệc nhanh chóng tạo dựng hành lang pháp lý để quản lý
cũng như phát triển hình thức này là rất cần thiết. Có như vậy, mục đích chính của các
sàn giao dịch hàng hóa mới đạt hiệu quả.
C. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY
I. ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM :
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
43 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Tại Việt Nam, do những hạn chế về trình độ công nghệ và chuyên môn, sự
kém phát triển của thị trường tài chính nên các công cụ tài chính phái sinh hầu nhưchưa
được nhiều chủ thể kinh tế biết đến và chưa được sử dụng nhiều trong thực tếkinh
doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế tài chính thế giới
và khu vực, trước xu thế tự do hóa của thị trường tà i ch ính, môi trường kinh doanh của
các chủ thể kinh tế ngày càng có nhiều biến động gây nên nguy cơ rủi ro lớn hơn, làm
phát sinh nhu cầu sử dụng các công cụ phái s inh đểphòng ngừa rủi ro trong hoạt động
kinh doanh. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, cáctổ chức tài chính có thể sử dụng các
công cụ tài chính phái s inh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là các loại
rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái.Tuy nhiên, để thị trường phái s inh
hình thành và phát triển cần có đầy đủcác điều kiện về sự phát triển th ị t rường, đ iều
kiện pháp lý, các yếu tố con người và công nghệ.
Thứ nhất, điều kiện về thị trường
Việc h ình thành và phát triển các nghiệp vụ phái s inh trước hết phải xuất phát từ
nhu cầu của nền kinh tế. Các công cụ tài ch ính phái sinh ra đời nhằm mục đích chủ yếu
là phòng ngừa rủi ro trên cơ sở dự tính chiều hướng biến động của thị trường (lãi suất,
giá, tỷ giá,...), do vậy, điều kiện đầu tiên để có những công cụ này chính là sự phát triển
của thị trường tài ch ính.
Trước hết, do các công cụ tài chính phái sinh được h ình thành trên cơ sở các
chứng khoán gốc như cổ phiếu, trái phiếu,... nên để phát triển các công cụ này cần phải
có một thị trường chứng khoán phát triển. Đối với các hợp đồng phái s inh lãi suất đều
có liên quan đến các chứng khoán có giá trị biến động phụthuộcvào sựthay đổi của lãi
suất thị trường, đó là các loại chứng khoán nợ ngắn và dài hạn, do vậy việc phát triển
thị trường trái phiếu là hết sức cần thiết để các chủ thể kinh tế, đặc b iệt là các ngân
hàng có thể sử dụng được các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi
suất. Trên thị trường trái phiếu, các trái phiếu do chính phủ phát hành chiếm một vị trí
rất quan trọng. Các chủ thểkhác nhau tham gia thịtrường như: Các ngân hàng thương
mại, ngân hàng đầu tư, người quản lý tài sản và cả các doanh nghiệp,... đều có nhu cầu
về trái phiếu chính phủ cho mục đích phòng ngừa rủi ro lãi suất khi họ ở trong tình
trạng không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Các nhà đầu tư trên thị
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
44 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
trường sơ cấp thường bán khống các chứng khoán chính phủ để giảm nguy cơ thiệt hại
đối với chứng khoán họ nắm g iữkh i lãi suất thị trường tăng và giá trá i phiếu
giảm.Những người kinh doanh trái phiếu, t rong đó chủ yếu là các ngân hàng mua và
bán các chứng khoán chính phủđể quản lý rủi ro cho danh mục tài sản của họ. Người
kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất mua và bán chứng khoán chính phủ nhằm chủ
động phòng ngừa rủi ro kh i thực hiện các giao d ịch quyền chọn hoặc cân đối vị thế của
họ trong các giao dịch kỳ hạn và swap lãi suất. Sở dĩ chứng khoán chính phủ được sử
dụng nhiều trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất là do những chứng khoán này có tính
thanh khoản rất cao trên thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển của th ị t rường tiền tệ
cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Ngoài ra, do phần lớn các g iao dịch phái sinh về lãi suất đều được thực hiện
tại thị t rường phi tập trung nên việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao d ịch trên thị
trường này cũng là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, nhìn chung, cơ sở hạ
tầng của thị trường phi tập trung (OTC) vẫn là phân tán, các giao dịch được thực hiện
và thanh toán song phương và điều này dẫn đến một số bất lợi và hạn chế trong thực tế.
Các chủ thể tham gia thị trường có thể tự khắc phục được một số hạn chế trong số đó,
nhưng có một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết nhờsự hợp tác giữa các thành viên
tham g ia thị trường. Chẳng hạn, có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro cho các bên đối tác
nếu các giao dịch được thực hiện và thanh toán theo cơ chế trung gian hóa. Để làm
được điều này cần có sự thay đổi về nhận thức cũng như một số quy chế pháp lý.
Thứ hai, điều kiện môi trường pháp lý
Để tạo ra một môi t rường cạnh tranh tự do và bình đẳng, các cơ chế hoạt
động của thị trường phải được quy định một cách rõ ràng, tạo được sự ổn định lâu dài
và khuyến khích được sự tham gia thị trường của công chúng. Đối với thị
trường các công cụ tài chính phái sinh, căn cứ làm mở rộng quy mô của thị trường là
tính lỏng của các công cụ này (có nghĩa là làm thế nào để các nghiệp vụ phái sinh
không chỉ là phương thức giao dịch mà còn có thể mua, bán, kinh doanh trên thị
trường). Vì vậy, cần phải có cơ chế làm tăng tính lỏng của các hợp đồng phái sinh, cụ
thể cần có các cơ chế sau: (i) Xây dựng các chuẩn mực kế toán về nghiệp vụ phái s inh
phù hợp với quy ước quốc tế (Các tổ chức kinh doanh các hợp đồng phái sinh cần hạch
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
45 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
toán các giao dịch phái s inh theo giá trị được điều chỉnh phù hợp với giá thị trường và
theo định kỳ hạch toán phần chênh lệch giá trị vào tài khoản thu nhập; Các tổ chức sử
dụng các hợp đồng phái sinh với mục đ ích phòng ngừa rủi ro cần hạch toán các giao
dịch phái s inh trên tài khoản riêng và đảm bảo được sự nhất quán giữa việc t ính toán
thu nhập từ các công cụ phái sinh với những rủi ro được phòng ngừa); (ii) Chuẩn hóa
các hợp đồng theo quy ước quốc tế: (Quy đ ịnh những loại tài sản được sử dụng làm tài
sản cơ sở cho các hợp đồng phái s inh, điều kiện để được niêm yết giao dịch, số lượng
mỗi lô giao dịch,...); (iii) Thiết lập Trung tâm thanh toán bù trừ trong giao dịch các hợp
đồng phái sinh, thiết lập quy chế ký quỹ,... để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh
doanh, mua bán các hợp đồng phái sinh; (iv) Công khai về thông tin: Cần quy định các
thành viên tham gia thị trường phải công bố công khai trong các báo cáo tài chính đầy
đủ những thông tin cần thiết về việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh.
Thứ ba, điều kiện về con người
Một điều kiện không thể thiếu được đó là sự hiểu biết của con người và cụ
thể là nhân viên của những tổ chức tài ch ính trực tiếp tham gia thực hiện các g iao dịch
phái s inh. Các tổ chức tài chính cần có đủ số lượng nhân viên có trình độchuyên môn,
kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ phái sinh.Những nhân viên
này rõ ràng cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cùng những biến động của thị
trường, về các loại công cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá,
các loại rủi ro có liên quan và luật lệ của thị trường,... Tổ chức tài chính cũng nên phân
công công việc theo hướng chuyên môn hóa đối với các nhân viên có liên quan đến
nghiệp vụ này như nhân viên giao d ịch, nhân viên quản lý rủi ro, nhân viên kế toán,
kiểm soát,…
Thứ tư, điều kiện về công nghệ
Ngoài các yếu tố trên ra th ì v iệc áp dụng các t iến bộ khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là công nghệ thông tin vào mọi hoạt động trên thị trường là một điều kiện hết sức
quan trọng.Thực sự không thích hợp nếu sử dụng những công nghệ lạc hậu trong quá
trình thực hiện các giao dịch công cụ tài chính phái s inh vốn là những công cụ đòi hỏi
kỹ thuật định g iá phức tạp nhất.Phần lớn các giao d ịch phái sinh được các g iao d ịch
viên đại diện cho các bên đối tác thực hiện qua điện thoại.Cuộc đối thoại giữa hai bên
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
46 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
được ghi lại nguyên văn và được sử dụng làm bằng chứng vềsự đàm phán trong giao
dịch nếu sau này giữa ha i bên có nảy sinh tranh chấp. Nhưvậy, v iệc áp dụng công nghệ
thanh toán điện tử giúp cho quá trình thanh toán chính xác và hiệu quả hay việc cập
nhật thông tin về diễn biến của thị trường (về lãi suất, tỷ giá,...), về các loạ i hàng hóa
giao dịch trên thị trường sẽ giúp cho các tổ chức tài ch ính cũng như những chủ thể khác
tham g ia g iao d ịch có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ tài chính
phái sinh một cách có hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM :
1. Hoàn thiện, phát triển thị trường hàng hóa và thị trường tài chính :
a. Thị trường hàng hóa :
Để phát triển các công cụ phái s inh hàng hóa thì đ iều cần thiết là phải thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu.Như vậy sẽ gián t iếp thúc đẩy sự phát triển của thị t rường
phái sinh hàng hóa. Cụ thể, để nhanh chóng phát triển thị trường phái sinh, cần chú
trọng vào các hàng hóa có nhu cầu xuất nhập khẩu lớn, giá cả đang biến động lớn hoặc
nguồn cung không ổn định như gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hồ tiêu …
Từng bước nâng cao chất lượng, uy tín của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị
trường khu vực cũng như quốc tế.Các doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng thương
hiệu, hàng hóa xuất khẩu cần được chuẩn hóa, tạo điều kiện cho việc định giá sản phẩm
và từ đó định giá hợp đồng phái sinh hàng hóa. Cụ thể, t iếp tục mở rộng triển kha i sàn
giao dịch hàng hóa để việc giao dịch được tập trung, tránh giao dịch manh mún, phân
tán, làm mất đi t iếng nói chung của hàng hóa Việt Nam trên thị trường; đồng thời làm
hàng hóa Việt Nam được quy chuẩn, tạo được thương hiệu riêng.
b. Thị trường chứng khoán :
Cần có biện pháp để thị trường chứng khoán Việt hiện đại, minh bạch, phát triển một
cách có tổ chức, phù hợp với quốc tế, hỗ trợ thị trường chứng khoán phái sinh.
- Thực hiện hoạt động lưu ký, thanh toán chứng khoán tập trung tập trung hoạt động
quản lý rủi ro trên thị trường và để hoạt động này được nhận thức một cách nghiêm túc.
Tiêu chuẩn hóa hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán và các thành viên lưu
ký.Từng bước phát triển và hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm lưu ký
chứng khoán theo các chuẩn mực quốc tế.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
47 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
- Nhanh chóng hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và việc các công ty
này nhanh chóng phát hành cổ phiếu ra công chúng; có những ưu đãi thuế nhằm để các tổ
chức niêm yết có động lực hoạt động mạnh hơn, để gia tăng số lượng chứng khoán gốc của
các chứng khoán phái sinh.
- Để hạn chế tình trạng giao dịch nội gián, lạm dụng thông tin từ việc cổ phần hoá
doanh nghiệp do khép kín quá trình cổ phần hoá, từ định giá đến xác định nhà đầu tư, cần
xem xét chuyển Uỷ ban chứng khoán thành một cơ quan nhà nước độc lập, tách các sàn
giao dịch chứng khoán khỏi Uỷ ban chứng khoán. Trong trường hợp các trung tâm giao
dịch tách khỏi Uỷ ban chứng khoán nhưng vẫn là doanh nghiệp nhà nước thì các vấn đề tổ
chức, cán bộ vẫn do bộ chủ quản quyết định.
- Đối với trái phiếu, đầu tiên và chủ lực vẫn là trái phiếu chính phủ, cần phải được đa
dạng hóa để phù hợp với mục tiêu đa dạng của các nhà đầu tư, trong đó có cả mục tiêu
phòng ngừa rủi ro. Từ đó phát triển sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên
các tài sản gốc là các loại trái phiếu. Thị trường thứ cấp của trái phiếu cũng cần có giải pháp
phát triển để tăng độ thanh khoản cho trái phiếu.
c. Thị trường tiền tệ
Cần phải đặt mục tiêu hướng tới một đồng tiền quốc gia được tự do chuyển đổi. Ban
đầu, cần tạo điều kiện để VND được trao đổi ra vào quốc gia linh hoạt hơn.
Thị trường cần thông thoáng hơn ở khâu kiểm soát cung cầu ngoại tệ cũng như giao
dịch ngoại tệ. Như vậy sẽ làm tăng nhu cầu đối với các công cụ phái s inh và ngân hàng
thương mại - vốn có lợi thế và kinh nghiệm về kinh doanh ngoại hối có động lực để cung
cấp các dịch vụ này hơn.
Cần phải có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối
phản ánh đúng quan hệ cung - cầu ngoại tệ.NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ này cho
phù hợp với thị trường hơn.Đây là cơ sở để các ngân hàng cũng như doanh nghiệp quen với
các công cụ phòng chống cũng như kinh doanh trên tỷ giá.
Vai trò của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng cần được củng
cố.NHNN phải làm tốt vai trò người mua, người bán cuối cùng, có sự can thiệp vừa phải
trên thị trường này.Cụ thể, cần nghiên cứu đưa ra một mức sàn hợp lý, có tác dụng điều
chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, không để cho tỷ giá lên quá cao.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
48 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Đối với hoạt động của VinaForex, cần định hướng để VinaForex vươn ra tầm khu vực
và quốc tế. Như vậy sẽ giúp làm tăng nhu cầu mua bán, chuyển đổi ngoại tệ tăng lên, được
đa dạng hóa hơn, từ đó làm tăng nhu cầu với các công cụ phái sinh.
Ngoài ra, đối với thị trường tài chính cần có các nhà tạo lập thị trường.Để trở thành
người tạo lập thị trường thì cần phải có vốn lớn, có chuyên môn, tổ chức quy củ. Cần phải
có biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trở thành nhà tạo lập thị trường, trước
tiên là các NHTM - đã có thuận lợi với vai trò trung gian tài chính, là người thực hiện số
lượng lớn các giao dịch liên quan đến chứng khoán, ngoại tệ…
2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh :
Hệ thống pháp luật về các công cụ tài chính cần phải được quy định cụ thể về các
CCPS trong các văn bản pháp luật chính thức chứ không dừng lại ở mức độ các văn bản
hướng dẫn cấp Bộ, ngành.Các văn bản pháp luật chính thức có độ phổ cập cao sẽ giúp thị
trường CCPS được vận hành quy củ, thông suốt và CCPS trở nên phổ biến.
Tiến tới, Nhà nước nên định hướng xây dựng một văn bản luật riêng điều chỉnh các
quan hệ, hoạt động phức tạp liên quan đến CCPS. Trong tình hình hiện nay, khi mà Việt
Nam đã bước đầu hội nhập quốc tế, các giao dịch với nước ngoài tăng nhanh về số lượng và
giá trị, việc nhanh chóng có luật điều chỉnh các CCPS để giúp vấn đề phòng ngừa rủi ro và
kinh doanh thu lợi từ hoạt động phái sinh là vấn đề phải được đặt ra cấp thiết. Theo nhóm
chúng tôi, nên xây dựng lộ trình 3 năm để dự thảo và triển khai bước đầu cho văn bản luật
riêng về CCPS. Luật về CCPS cần có các quy định chi tiết về :
- Tiêu chuẩn về mặt tư cách pháp lý, xếp hạng tín dụng, lượng vốn tối thiểu, giấy tờ
cần thiết… cho phép các cá nhân, pháp nhân được phép tham gia thị trường phái sinh tương
ứng với các mục đích phòng vệ, đầu cơ và ăn chênh lệch.
- Các sản phẩm phái sinh được phép lưu hành trên thị trường phái sinh, tiêu chuẩn về
giá trị, thời hạn của các công cụ này.
- Các nội dung cơ bản của hợp đồng phái sinh, yêu cầu với các nội dung này.
- Quy trình giao dịch các loại công cụ phái s inh, quyền và nghĩa vụ các bên trong
quan hệ giao dịch, mua bán, môi giới,… các loại công cụ phái sinh.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
49 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
- Hoạt động của sàn giao dịch tương lai, sàn giao dịch quyền chọn để hướng tới xây
dựng sàn giao dịch tập trung cho hai loại công cụ này, đảm bảo luật có khả năng đón đầu xu
thế mới.
- Giao dịch với nước ngoài các công cụ phái sinh.
Một điểm quan trọng để thúc đẩy các chủ thể tham gia TTPS là cần thông thoáng hơn
trong các quy định về mục đích sử dụng các CCPS. Nên cho phép nhà đầu tư được phép
đầu cơ, ăn chênh lệch giá từ việc sử dụng CCPS, chứ không chỉ dùng các CCPS để phòng
vệ. Có như vậy, TTPS mới trở nên hấp dẫn vì doanh nghiệp đồng thời vừa có thể phòng vệ
vừa có thể kiếm được lợi nhuận.Để đảm bảo hoạt động đầu cơ được phép diễn ra nhưng
không ảnh hưởng đến giá cả, có thể cho phép triển khai quyền chọn điều kiện đưa ra những
quy định về các mức trần và sàn.
Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh, yêu cầu về vốn là rất quan
trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các NHTM của Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về
động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi
giới. Ngoài ra để đảm bảo tính bền vững của thị trường phái sinh, cần yêu cầu bắt buộc về
tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế, như vậy sẽ khống chế và bắt buộc hệ
thống NHTM trong nước không được gánh chịu rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền
chọn hoặc kỳ hạn.
Với pháp luật về các định chế tài chính, các văn bản pháp luật của Việt Nam nên
phổ biến rộng hơn về công cụ phái sinh như là một phần của hoạt động quản trị rủi ro
tạingân hàng.Có như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
phái sinh tại ngân hàng.Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần tạo điều kiện để
các định chế tài chính được tham gia kinh doanh kiếm lời từ các công cụ phái sinh.Đối với
các giao dịch quyền chọn, hoán đổi, tương lai… cần sớm có văn bản quy định chính thức
về tiêu chuẩn để các ngân hàng thương mại được tiến hành kinh doanh các công cụ này chứ
không dừng lại ở mức độ thí điểm.
Bộ luật Dân sự, Luật thương mại và Luật Đầu tư cần được chú ý sửa đổi để quan hệ
hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu phù hợp với
quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
50 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
Đối với Luật chứng khoán, Nhà nước và các cơ quan quản lý nên ban hành và triển
khai các văn bản dưới luật hướng dẫn; chủ trương hướng tới một thị trường chứng khoán
vận hành quy củ, thông suốt, thông tin minh bạch, tinh giản thủ tục hành chính. Trong đó,
Ủy ban Chứng khoán cần xem xét về quy định cấm bán khống và xác định phạm vi hợp lý
trong đó cho phép bán khống, vì bán khống là điều kiện
3. Đào tạo nguồn nhân lực :
Trong viêc phát triển các sản phẩm phái sinh là mức độ phát triển của các ngân hàng
trong nước còn thấp, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn hạn chế.Một ngân hàng muốn
đưa được sản phẩm phái sinh một cách linh hoạt thì phải thiết kế được nó. Mà điều này lại
phụ thuộc vào trình độ chuyên môn mà trước hết là sự am hiểu về nghiệp vụ phái s inh của
đội ngũ nhân viên của ngân hàng.
Vì vậy, ngân hàng cần tổ chức các chương trình đào tạo, trang bị những kiến thức
chuyên môn, kỹ thuật về các nghiệp vụ phái sinh cho nhân viên ngân hàng, kỹ năng phân
tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để
dựđoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các nghiệp vụ phái sinh một cách
hiệu quả, mời những chuyên gia trong và ngoài nước giỏi về nghiệp vụ này tham gia giảng
dạy. Nếu có điều kiện, có thể cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu tại nước ngoài
để có điều kiện học hỏi không chỉ về lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện các nghiệp vụ này
tại ngân hàng. Để cán bộ nhân viên thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ
chuyên môn, các ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích bằng cách hỗtrợ một phần hoặc
toàn bộ kinh phí, thực hiện chế độ khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên học tập đạt
kết quả tốt và có khả năng vận dụng tốt trong thực tế công tác. Bên cạnh đó, để nhân viên
ngân hàng thực hiện tốt công việc của mình cần phải đượcđào tạo cả về tin học ngoại ngữ
nhằm giúp nhân viên ngân hàng sớm tiếp cận nắm bắt được công nghệ tiên tiến.
Sau nữa, NHTM phải thực sự quan tâm tới công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ
nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu kiến thức kinh tế, tài chính, pháp lý, kỹ thuật
định giá, giao dịch công cụ phái sinh. Ngân hàng nên có chính sách cụ thể trong việc thu
hút, trọng dụng người tài (đãi ngộ cán bộ theo năng lực, trình độ, hiệu quả công việc…), tạo
điều kiện các sáng kiến của nhân viên được phát huy hiệu quả.
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2
51 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM
4. Trang bị công nghệ phù hợp :
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công nghệ ảnh hưởng quyết định tới việc
phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm cũng như
khả năng quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt trong quá trình thực hiện các
nghiệp vụ phái sinh, công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp, xử lý thông
tin để đi đến quyết định trong các giao dịch, ảnh hưởng đến kết quả tính toán và quá trình
thanh toán, cũng như quá trình kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, để hình thành và phát triển
nghiệp vụ này đòi hỏi các NHTM cần có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để
hiện đại hóa công nghệ.
Ngoài những phương tiện, thiệt bị hiện có của Reuters, Thomson hay DowJones
News, cần trang bị thêm phần mềm quản lý rủi ro và tính phí hiện đại đối với các nghiệp vụ
phái sinh, vì khi các công cụ phái sinh được bán cho các doanh nghiệp thì chíng là những
công cụ bảo vệ rủi ro nhưng khi được dùng để đầu cơ thì bản thân các công cụ này cũng
chịu rủi ro.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_phai_sinh_293.pdf