Tiểu luận Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi. Đào tạo nghề được coi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong phát triển thị trường lao động hiện nay. Cần tăng cường nguồn lao động có chất lượng, có ngoại ngữ; Đào tạo kỹ năng, kỷ luật lao động và tác phong làm việc cho người lao động; Tập trung vào những thị trường có kỹ thuật, chuyên môn. Có như vậy chúng ta mới đưa được lao động đi làm việc ở những thị trường mới, có thu nhập cao hơn.

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 1  TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TPHCM, Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011 Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 2  MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM........................................................................................................3 I. ................................................................................................................................. T ÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA........................4 II. ................................................................................................................................. T HUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG................................................................................................................................5 1. Thuận lợi .........................................................................................................................5 1.1 Về thể chế chính sách....................................................................................................5 1.2 Lợi thế về cung lao động và chi phí nhân công ............................................................6 1.3 Tiếp thu được các kỹ năng về tay nghề lao động và kinh nghiệm quản lý...................7 2. Khó khăn .........................................................................................................................7 III. ................................................................................................................................. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ................................ 10 Tài Liệu Tham Khảo........................................................................................... 11 Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 3  DANH SÁCH NHÓM Phan Thị Thu K094010098 Đồng Quang Nhật K094010073 Bùi Thị Bích Thảo K094010093 Trần Thị Thu Hồng K094010040 Phạm Thị Thiên Thư K094010102 Phạm Thị Huyền Trâm K094010110 Nguyễn Huỳnh Thị Đoan Trang K094010105 Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 4  I. ................................................................................................................................. T ÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA Là một đất nước có dân số trẻ với hơn 84 triệu dân, nguồn lực lao động dồi dào cộng với chi phí nhân công rẻ, thị trường lao động Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực. Theo thống kê, năm 2006 số người trong độ tuổi lao động của cả nước là 43,44 triệu, trong đó số lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 47%. Mục tiêu đề ra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ nay đến năm 2010 đảm bảo và tạo việc làm cho 49,5 triệu lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%. Cụ thể, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52-1,6 triệu lao động. Điều này đặt ra một thách thức to lớn cho các nhà quản lý. Trong khi đó, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thị trường lao động thế giới hiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào 2050. Ở các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, giới phân tích thị trường việc làm cho rằng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm trọng. Trong xu hướng toàn cầu hoá gia tăng cùng với việc thiếu lao động trầm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng người lao động ở các nước đang phát triển thiếu việc làm đã di chuyển đến các nước phát triển với hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, xuất phát trên hai mặt cung - cầu, xuất khẩu lao động được xem như một bước đi đúng đắn góp phần giải quyết gánh nặng việc làm trong nước đồng thời đem lại nguồn thu cho cá nhân người lao động và cho xã hội. Theo xu hướng này, trong những năm qua, Việt Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 5  Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và đã thu được những thành tựu khả quan. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có 500 nghìn lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 2006, số lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 78.885 lao động, bằng 105% so với chỉ tiêu, vượt 12% so với 2005; trong đó, đưa sang thị trường Malaysia nhiều nhất: 37.950 người, tiếp đến là Đài Loan: 14.120 người, Hàn Quốc: 10.500 người, Nhật Bản: gần 5.400 người. Hàng năm số lao động này chuyển về gia đình khoảng 1,6 tỷ USD, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Song song với việc giữ vững các thị trường truyền thống, Việt Nam đã mở rộng thị phần tại một số thị trường như, tại Trung Đông, hiện có khoảng 3.000 lao động làm việc ở các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất, gần 2.000 lao động làm việc tại Ca-ta. Đồng thời, Việt Nam đang triển khai kế hoạch đưa lao động sang Ả-rập Xê-út. Đặc biệt, nhằm đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với yêu cầu của nhiều loại thị trường, chúng ta đã đầu tư nghiên cứu thí điểm đưa lao động sang một số thị trường mới như Canada, Macao, Australia, Hoa Kỳ… Với thành công của năm 2006, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2007, phấn đấu đưa 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời đặt ra kế hoạch từ 2007 đến năm 2010 đưa khoảng 32 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng tỷ lệ lao động có nghề trong số lao động xuất khẩu lên 65% vào năm 2010. Thực hiện được kế hoạch này sẽ cho phép giải quyết việc làm của một bộ phận không nhỏ trong tổng số 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động mỗi năm. II. ................................................................................................................................. T HUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 6  1. Thuận lợi 1.1 Về thể chế chính sách Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được ban hành năm 2006 là một trong những văn bản pháp lý hết sức quan trọng tạo thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động. Luật này điều chỉnh hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, bao gồm các quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến người lao động, và doanh nghiệp xuất khẩu lao động,… Một điểm thuận lợi nữa là vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động từ nay đến năm 2010. Đề án đặt chỉ tiêu xuất khẩu lao động hàng năm đạt trên 100.000 người và tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo nghề lên 70% (hiện nay mới đạt 30%) và đến năm 2015, tỷ lệ này sẽ đạt tới 100%, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Cũng theo Đề án này, sẽ có 10 trường dạy nghề trọng điểm, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng, trang bị kiến thức về pháp luật, phong tục, tập quán nước sở tại sẽ được thành lập; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho người lao động xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 1.2 Lợi thế về cung lao động và chi phí nhân công Do có lợi thế về cung lao động và chi phí nhân công, nên tính hấp dẫn của thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn. Điều này được thể hiện qua sự đánh giá thị trường lao động Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình, dễ tiếp thu công nghệ mới. 50% lao động đã tốt nghiệp THCS và THPT. Thứ hai, chi phí nhân công của Việt Nam được đánh giá là rẻ so với cả khu vực và thế giới. Nhờ những lợi thế đó, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, từ năm 2007, người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội được sang làm việc tại những thị trường còn rất mới mẻ như Canada, Mỹ, Úc, ... Tuy nhiên, đây là những nơi đòi hỏi khá khắt khe trình độ, tay nghề lao động. Bộ Lao Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 7  động- Thương binh, Xã hội cho biết, việc đưa lao động sang các thị trường này sẽ thí điểm một bước trong năm 2007; nếu điều kiện thuận lợi, phía đối tác tin tưởng sẽ mở rộng trong các năm tiếp theo với số lao động lên tới hàng nghìn người. Việc sang làm việc tại những nước cách xa Việt Nam như Mỹ, Canada, Úc cũng gây một số khó khăn cho người lao động, như tốn kém chi phí đi lại đối với người lao động, điều kiện khí hậu, môi trường sản xuất, kinh doanh, có nhiều điểm khác biệt, nhưng đây là xu hướng phù hợp lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội cho người lao động trong nước có điều kiện tăng thu nhập. 1.3 Tiếp thu được các kỹ năng về tay nghề lao động và kinh nghiệm quản lý Ngoài việc đạt được mục tiêu đưa người lao động đi nước ngoài nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ cải thiện cuộc sống, chúng ta còn được lợi từ việc người lao động sẽ có thêm nhiều kiến thức từ điều kiện làm việc mới. Được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hiện đại, người lao động Việt Nam trưởng thành rất nhanh. Họ được rèn luyện về tác phong công nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp lẫn ý thức kỷ luật. Phần đông lao động đi tu nghiệp, làm việc ở các thị trường như Nhật bản, Hàn Quốc,… đều được chủ sử dụng lao động nước ngoài đánh giá cao về sự thông minh, tiếp thu tay nghề, kỹ thuật mới nhanh. Chính vì vậy, sau một số năm lao động ở nước ngoài trở về, ngoài tích luỹ tiền bạc, kinh nghiệm sống, nhiều lao động còn mang về nước hành trang vốn tay nghề kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành công nghiệp như cơ khí, chế tạo, điện tử, sản xuất ôtô,… Đây là những ngành đang rất phát triển ở Việt Nam và rất cần đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ tinh xảo, thành thục. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, việc xuất khẩu lao động vẫn còn nhiều hạn chế như doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuy nhiều nhưng phần lớn ở quy mô nhỏ, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kém; chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam thấp chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 8  tiếp nhận lao động, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao; Ngoài ra, tình trạng một bộ phận lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng đang là một vấn đề nổi cộm, bức xúc trong công tác xuất khẩu lao động hiện nay. -Hành vi lừa đảo đưa người đi xuất khẩu lao động gia tăng, gây bất ổn xã hội. Lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước về xuất khẩu lao động, nhiều tổ chức, cá nhân đã lừa đảo tổ chức đưa người ra nước ngoài. Tại Malaysia, Thái lan có đến hàng nghìn lao động ở các tỉnh miền Trung, như Nghệ an, Hà tĩnh, Thanh hóa,… bị lừa đảo đưa đi bằng đường du lịch tìm việc làm hiện sống lang thang. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do ở một số địa phương vẫn chưa có doanh nghiệp, công ty nào chuyên làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động, ký trực tiếp với thị trường lao động các nước, mà chỉ có doanh nghiệp trong vai trò môi giới; hệ quả là việc đi lao động xuất khẩu không mang tính bền vững và ổn định. - Trình độ tay nghề và ý thức của người lao động còn thấp: Một trong những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường lao động nước ngoài là người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về tay nghề, ý thức tác phong công nghiệp, ngoại ngữ,… Lao động qua đào tạo nghề của Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 20% trong tổng số gần 45 triệu lao động, còn lại là lao động phổ thông - Tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Việc người lao động xuất khẩu bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật bản, Đài loan đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ và mở rộng các thị trường này, ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam. Hiện nay, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn đã đến mức báo động. Trong năm 2005, tỷ lệ này ở Hàn Quốc khoảng 20%, Đài Loan 9%. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do mức thu nhập ở bên ngoài cao hơn so với mức mà người lao động được hưởng khi làm việc tại các doanh nghiệp theo hợp đồng. Cùng làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của vấn nạn này là việc các cam kết về hợp đồng lao động đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài nhiều khi không được đảm bảo, gây khó khăn, thua thiệt Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 9  cho người lao động. Tuy nhiên, việc người lao động ký hợp đồng rồi tự ý phá vỡ hợp đồng chính là lừa đảo Nhà nước, lừa đảo doanh nghiệp và phải bị coi là một loại tội phạm do nó để lại những hậu quả rất nặng nề. Nếu không chấn chỉnh và ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn, chiến lược xuất khẩu lao động lâu dài của Việt Nam có thể sẽ bị phá vỡ. - Lãng phí trong việc sử dụng nguồn nhân lực ‘hậu xuất khẩu”. Nhờ nguồn thu nhập hàng tháng cao gấp nhiều lần trong nước, số lao động ở nước ngoài gửi về nước khoảng 1,6 tỷ USD/năm. Chưa có điều tra khảo sát chính thức về việc nguồn ngoại tệ thu được từ ngành công nghiệp mới mẻ này được người lao động và gia đình họ sử dụng như thế nào, và cũng chưa biết có bao nhiêu lao động xuất khẩu trở về biết sử dụng kinh nghiệm làm ăn và những đồng vốn tích luỹ được để tự tạo việc làm hoặc trở thành chủ doanh nghiệp, chủ trang trại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngoài ưu tiên cải thiện cuộc sống, xây dựng nhà cửa, mua đất đai, vật dụng gia đình,… chỉ có một số ít dùng nguồn vốn này để đầu tư sinh lợi, tự tạo việc làm hoặc làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trang trại. Mặt khác, do trở về nước không có việc làm và không được chính quyền, cơ quan chức năng tại địa phương tư vấn dùng nguồn vốn làm gì cho hiệu quả, nên nhiều người đã trở thành tay trắng sau vài năm về nước. Đây là một sự lãng phí rất lớn, bởi vì trước yêu cầu phát triển, mở rộng đầu tư, nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước đều thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Để đào tạo được một lao động đạt trình độ kỹ thuật, tay nghề cao ở trong nước, nhà nước và người lao động phải đầu tư một số tiền khá lớn. Thế nhưng, nhiều năm qua nhiều địa phương hầu như chưa quan tâm và có chiến lược tái sử dụng nguồn nhân lực xuất khẩu trở về. Trừ một số ít lao động tái đăng ký đi nước ngoài làm việc, số đông còn lại chưa hội nhập vào thị trường lao động trong nước để phát huy các kỹ năng mà họ đã học hỏi được ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, nếu được chính quyền, các cơ quan chức năng tại địa phương quan tâm bằng cách tư vấn, hoặc giới thiệu việc làm phù hợp với tay nghề, Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 10  kỹ thuật, thì lực lượng lao động xuất khẩu từ nước ngoài về sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. III. ................................................................................................................................. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đưa Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để Luật này được thi hành từ 1/7/2007. Đồng thời cần nhanh chóng hoàn thiện một hành lang pháp lý về quy trình làm thủ tục xuất cảnh cho người lao động. Thứ hai, tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường. Phối hợp với các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần khảo sát, nghiên cứu sâu nhu cầu lao động tại các thị trường; cần hiểu rõ chính sách, luật pháp xung quanh về vấn đề xuất khẩu lao động vào các thị trường này. Để thực hiện điều đó, cần phát huy vai trò của các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ các loại giấy phép con ở các địa phương để doanh nghiệp thuận lợi trong công tác tuyển lao động đi xuất khẩu. Một trong các giải pháp trọng tâm là chỉ đạo việc thí điểm đưa lao động sang các thị trường mới, bên cạnh việc mở rộng thị phần tại các thị trường hiện có. Để làm được việc này, ngành lao động - thương binh và xã hội cần hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai đưa lao động sang các thị trường mới như Úc, Canada, Macao, Mỹ; nghiên cứu giải pháp mở lại thị trường Cộng hoà Síp, Cộng hoà Séc và một số thị trường tiềm năng khác. Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 11  Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi. Đào tạo nghề được coi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong phát triển thị trường lao động hiện nay. Cần tăng cường nguồn lao động có chất lượng, có ngoại ngữ; Đào tạo kỹ năng, kỷ luật lao động và tác phong làm việc cho người lao động; Tập trung vào những thị trường có kỹ thuật, chuyên môn. Có như vậy chúng ta mới đưa được lao động đi làm việc ở những thị trường mới, có thu nhập cao hơn. Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Theo đó, các tỉnh thành cần rà soát, bổ sung đề án xuất khẩu lao động với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động dễ hiểu với các hình thức phù hợp đến tận thôn, bản, tới người dân. Song song với đó, cần phải xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động. Cụ thể là cần vận hành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động từ nguồn ngân sách của tỉnh cùng với nguồn vốn của Trung ương, giúp người lao động thuộc diện chính sách xã hội, bộ đội xuất ngũ, lao động gia đình khó khăn... được vay vốn không thế chấp bằng tài sản. Tài Liệu Tham Khảo 1. TS. Trần Minh Đức, “Bài giảng Kinh Tế Đối Ngoại”, khoa Kinh Tế Đối Ngoại, Trường Đại Học Kinh Tế - Luật, 2011 Thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực Trạng & Giải Pháp     Page 12  2. TS. Hà Thị Ngọc Oanh, “Kinh Tế Đối Ngoại – Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam”, NXB Tài Chính, 2007 3. CIEM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthi_truong_xk_ld_vn_tt_gp_6708.pdf
Luận văn liên quan