_ Kinh tế phát triển tác động rõ rệt nhất đến đời sống mỗi người dân. Thu
nhập tăng sẽ tăng khả năng thanh toán cho những nhu cầu về du lịch.
_ Kinh tế phát triển là cơ hội để phát triển các mối quan hệ ngoại giao,
tăng cường giao lưu văn hóa, tác động tích cực đến những khách du lịch
quốc tế
_ Kinh tế phát triển tạo điều kiện để đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất cho
du lịch
_ Các trung tâm giải trí thu hút một lượng khách không và cũng không
phụ thuộc vào yếu tố tài nguyên thiên nhiên
_ Kinh tế phát triển làm các ngành kinh doanh phụ trợ du lịch được nâng
tầm giá trị
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thu thập thông tin và đánh giá tác động qua ại giữa du lịch và một lĩnh vực nào đó của đời sống kinh tế xã hội trên một địa bàn cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Thu thập thông tin và đánh giá tác động qua
ại giữa du lịch và một lĩnh vực nào đó của đời
sống kinh tế xã hội trên một địa bàn cụ thể
2
Du lịch Hà Nội
1. Giới thiệu khái quát về điểm du lịch: (Hà Nội)
1.1 Giới thiệu chung:
1.1.1.Tự nhiên
*) Địa hình:
_ Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù
phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
_ Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước
đây đã đi qua.
_ Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số
đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là
Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng
_ Từ năm 2008, Hà Nội được mở rộng về diện tích nên sở hữu thêm
nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Ngoài ra, do nhu cầu của du khách ngày càng
cao, các hình thức du lịch ở Hà Nội càng đa dạng, hấp dẫn.
*) Khí hậu:
_ Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa
nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
_ Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng
bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà
Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
• Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%,
lượng mưa 1245 mm
• Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong
phú, đa dạng và có những nét riêng.
3
• Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào.
• Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao,
xanh ngắt, gió mát, nắng vàng.
• Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô
ráo.
• Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng
ngàn loài hoa khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu
là Tết nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.
• Nhiệt độ thấp nhất là 2,70C (tháng 1/1955).
• Nhiệt độ cao nhất: 42,80C(tháng 5/1926).
_ Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa
xuân, mùa thu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn
đới.
1.1.2. Văn hóa – Xã hội
_ Hà Nội có quá trình lịch sử lâu dài, nhiều công trình văn hóa kiến trúc,
di tích lịch sử nổi tiếng. Hà Nội là điểm thu hút du khách quốc tế lớn nhất ở
Việt Nam bởi dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở
thành phố ngàn năm văn hiến này...
_ Người Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời, kết hợp với tinh túy từ
quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp hình thành một nền ẩm
thực Hà Nội phong phú.
1.1.3.Kinh tế - Chính trị
_ Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, văn hóa và
du lịch quan trọng của Việt Nam
1.1.4. Vị thế du lịch:
_ Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam.
_ Theo kết quả bình chọn của độc giả tạp chí Smart Travel Asia online tại
Hồng Kông, Hà Nội đã được bình chọn là điểm đến hấp dẫn thứ sáu ở Châu
Á - đây là năm thứ hai liên tiếp, Hà Nội vinh dự được trao danh hiệu này.
*) Một số điểm du lịch hấp dẫn
_Cụm du lịch Sơn Tây-Ba Vì với sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, văn hóa làng Việt
4
cổ Đường Lâm-Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và du lịch
nông nghiệp.
_ Cụm du lịch Hương Sơn-Quan Sơn với sản phẩm chủ yếu là du lịch
văn hóa tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao
cao cấp với các sản phẩm gôn, thể thao nước.
_ Cụm du lịch núi Sóc-hồ Đồng Quan với sản phẩm chủ yếu là du lịch
văn hóa tâm linh gắn với Hội Gióng và hệ thống đền chùa, công trình tôn
giáo; du lịch sinh thái thái hồ đầm, sinh thái nông nghiệp và núi Sóc; du lịch
nghỉ cuối tuần; thể thao, vui chơi giải trí.
_ Cụm du lịch Vân Trì-Cổ Loa với sản phẩm chủ yếu là du lịch thể
thao, vui chơi giải trí và tham quan di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái,
nghỉ cuối tuần.
_ Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với sản phẩm du lịch chủ yếu là du
lịch làng nghề, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải
trí.
_ Hai vành đai du lịch gồm vành đai sông Hồng với sản phẩm du lịch
chính là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái ven sông. Vành đai sông
Đáy với sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Ba
tuyến du lịch gồm: Tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với thế
giới theo đường hàng không, đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Trung Quốc
và đường bộ xuyên Á; tuyến du lịch quốc gia phát triển trên cơ sở các tuyến
quốc lộ với đầu mối là Hà Nội; tuyến du lịch nội vùng gồm các tuyến du lịch
City tour nội thành.
*) Song song với sự phát triển mạnh mẽ, du lịch Hà Nội cũng có nhiều
khó khăn:
_ Du lịch Hà Nội đa dạng, nhưng vẫn thiếu sản phẩm đặc trưng
_ Du lịch thủ đô chưa được quan tâm đúng mức
_ Ý thức của người làm du lịch chưa cao.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch ở Hà Nội:
1.2.1. Điều kiện chung:
*) Thời gian rỗi:
_ Với điều kiện Kinh tế - Xã hội phát triển như hiện nay, con người đã
dần hướng đến những nhu cầu cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh
hoạt của họ. Xu hướng chung bây giờ chính là giảm bớt thời gian làm việc
và gia tăng thời gian rỗi. Người dân ở Hà Nội là một ví dụ điển hình. Họ đã
5
dần quan tâm hơn đến việc nghỉ ngơi tinh thần một cách tích cực, đó là cơ
hội kinh doanh của những khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng ở Hà Nội
*) Mức thu nhập:
_Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể
tham gia du lịch. Mức thu nhập bình quân nước ta đang từng bước được cải
thiện, dù chịu nhiều tác động tiêu cực nhưng không phải là quá khó để chi
cho một chuyến du lịch.
=> nhu cầu du lịch tăng
*) Trình độ văn hóa chung của nhân dân:
_Hà Nội mang đầy đủ các yếu tố:
+ Hệ thống chất lượng của giáo dục đào tạo
+ Xuất bản nhiều sách báo đạt trình độ văn hóa, chính trị, khoa học,
nghệ thuật cao.
+ Các hoạt động ca hát múa nhạc phong phú.
=> Nhu cầu đi du lịch, thường thức , tìm hiểu văn hóa ngày càng tăng lên
rõ rệt. Mặt khác nếu trình độ văn hóa chung cao thì sẽ dễ dàng phục vụ
khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng du khách.
*) Điều kiện giao thông vận tải phát triển
=> Hà Nội có hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng tương đối tốt, được đầu
tư thường xuyên
*) Không khí chính trị hòa bình, ổn định trên thế giới:
_ Việt Nam được biết đến là đất nước an toàn và thân thiện.
1.2.2.Điều kiện đặc trưng:
*) Điều kiện tài nguyên:
_ Hà Nội được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho rất nhiều tài nguyên
về thiên nhiên. Hàng loạt những địa hình phong phú đa dạng và có đặc điểm
tự nhiên như : sông, hồ, núi ….( núi Tản Viên – Ba Vì, sông Hồng, Cổ
Loa..)
_ Khi hậu ôn hòa, tạo điều kiện phát triển du lịch 4 mùa
_ Hệ động thực vật phong phú với cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì
6
_ Hà Nội được biết đến với lịch sử văn hóa lâu đời
*) Điều kiện phục vụ sẵn có:
_ Hà Nội gắn liền với trung tâm giao lưu văn hóa, chính trị nên được
hưởng những chính sách ưu đãi nhất định về du lịch
_ Là trụ sở của nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch
_ Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng hàng đầu
_ Là trung tâm phát triển kinh tế miền Bắc
*) Một số tình hình và sự kiện đặc biệt:
_ Là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn trong khu vực (VD: Sea game)
1.3. Phân loại khách du lịch, nhu cầu du lịch:
1.3.1. Phân loại khách du lịch:
*) Việc xác định ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau
+Theo nhà kinh tế học người Anh: Khách du lịch là “tất cả những người
thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong
khoảng thời gian dưới 1 năm và chi tiêu tiền bạc mà nơi họ đến thăm mà
không kiếm tiền ở đó”
+Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi
tựnguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều
mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường
xuyên”
+ Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những
người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí,
kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng
dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó."
*) Có 2 loại khách cơ bản:
+) Du khách quốc tế:
_ Khách du lịch quốc tế ( International tourist ) : Người lưu lại tạm thời ở
nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít
nhất là 24 giờ ( hoặc ít nhất là 1 tối trọ )
7
_ Khách tham quan quốc tế ( International excursionist ) : là người lưu lại
tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong
thời gian ít hơn 24 giờ ( hoặc là không sử dụng 1 tối trọ nào)
+) Du khách nội địa
Chúng ta cũng có thể phân loại tùy theo: dân tộc, giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp, v.v…
1.3.2. Các loại nhu cầu du lịch:
*) 3 nhóm nhu cầu cơ bản:
+ Nhóm nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm: đi lại, lưu trú, ăn uống
+ Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng
thức cái đẹp, giao tiếp,v.v…)
+ Nhu cầu bổ sung (thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, giặt là,v.v…)
1.4. Các loại hình du lịch ở Hà Nội:
Có thể phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau như: phạm vi lãnh thổ, nhu
cầu, đối tượng khách du lịch, hình thức tổ chức, v.v…
Nhóm sẽ chọn việc phân loại căn cứ theo nhu cầu:
1.4.1. Du lịch chữa bệnh:
VD: Tour Du Lịch Kết Hợp Chữa Bệnh (1.150.000 vnd/2 ngày 1 đêm)
Trong chương trình Du lịch kết hợp chữa bệnh, du khách từ Hà Nội sẽ
đến Sơn Tây để tham quan Tập đoàn Y Dược Bảo Long. Nằm ở thôn Trại
Hồ (Sơn Tây, Hà Nội), khu du lịch chữa bệnh Bảo Long thuộc Tập đoàn Y
Dược Bảo Long kết cấu theo mô hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh rất
được yêu thích hiện nay. Du khách được trực tiếp tham quan vườn trồng các
cây thuốc quý hiếm, nơi bào chế thuốc, siêu thị thuốc chứa hàng ngàn sản
phẩm Đông dược. Đội ngũ chuyên gia ở đây sẽ tư vấn và khám bệnh miễn
phí cho du khách. Trong hành trình này, những không gian xanh kỳ thú cũng
mở ra mời gọi du khách khám phá: rừng quốc gia Ba Vì, khu nghỉ dưỡng
Asian resort với thiết kế thân thiện cùng thiên nhiên, nhiều trò chơi trên cỏ
vui nhộn…
1.4.2. Du lịch thể thao:
8
_ Cụm du lịch Hương Sơn-Quan Sơn với sản phẩm chủ yếu là du lịch
văn hóa tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao
cao cấp với các sản phẩm gôn, thể thao nước.
1.4.3. Du lịch văn hóa
*) Du lịch tham quan Thành phố
Tuyến A: Hồ Gươm - Hàng Ngang - Hàng Đào - Quán Thánh - Hồ Tây
Tuyến B: Hồ Gươm - Tràng Thi - Lăng Bác - Hồ Tây.
Đây là những tuyến du lịch nối hai trung tâm hạt nhân của cụm du lịch
trung tâm, cho phép tham quan nhiều điểm di tích, danh thắng vào loại có
giá trị của Thủ đô.
*) Du lịch lễ hội văn hóa dân gian
_ Hội Đống Đa (mồng 5 Tết),
_ Hội Đền Gióng (mồng 9 tháng tư âm lịch),
_ Hội đền Hai Bà Trưng (mồng 6 tháng Giêng âm lịch),
_ Hội Lệ Mật (23 tháng 3 âm lịch) v.v..
(Ngoài ra Hội chùa, hội đình, quan họ..v..v)
*) Du lịch tham quan kiến trúc cổ:
_ Hà nội có nhiều chùa, đền được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa,
nhưng thời gian khách lưu lại Hà Nội không nhiều nên hướng dẫn viên
du lịch có thể đưa khách đến những di tích tiêu biểu như Văn Miếu -
Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đền
Quán Thánh, chùa Quán Sứ, Bích Câu Đạo Quán, Tháp Hoà Phong.
*) Du lịch phố cổ - khu thương mại truyền thống:
_ Hà nội có khu phố buôn bán lâu đời mang tính truyền thống với bề dầy
lịch sử gần 1000 năm. Các dãy phố hẹp, ngôi nhà hình ống là các phố
Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân. Trước đây phố
Hàng Đào, Hàng Ngang chỉ buôn bán tơ lụa, len dạ. Bây giờ, các phố này
bán nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng như bán quần áo may sẵn, ô mai
9
Hàng Đường...
_ Phố cổ không chỉ là khu thương mại truyền thống, từ mỗi ngôi nhà đã
toát lên vẻ đẹp độc đáo mà chỉ có những du khách không vội vàng mới
phát hiện được vẻ đẹp vừa rộn rã vừa âm u, bình dị, kín đáo vẻ đẹp không
giống bất cứ nơi nào khác, vẻ đẹp quý giá vô ngần của riêng Hà Nội.
*) Du lịch tham quan các Viện Bảo tàng:
_ Bảo tàng Mỹ thuật
_ Viện bảo tàng Lịch sử
_ Viện bảo tàng quân đội
1.4.4. Du lịch công vụ, du lịch thương gia:
_ Hình thức này khá phổ biến do Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn
1.4.5. Du lịch tôn giáo
_ Cụm du lịch Hương Sơn-Quan Sơn với sản phẩm chủ yếu là du lịch
văn hóa tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao
cao cấp với các sản phẩm gôn, thể thao nước.
1.4.6. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
*) Du lịch các làng nghề thủ công:
_ Làng gốm Bát Tràng
_ Làng Triều Khúc dệt lụa tơ tằm, mặt hàng được cả người trong nước và
người nước ngoài ưa chuộng.
_ Làng Nhị Khê xã Vân Hà (Đông Anh) làm đồ mĩ nghệ đục tượng gỗ,
làm các đồ trang sức bằng xương, bằng song.
_ Làng Lệ Mật nuôi rắn ngâm rượu lưu niên là loại rượu uống để chữa
bệnh và tăng sức khoẻ. Hội làng Lệ Mật tổ chức hàng năm vào ngày 23/3
âm lịch có rước nước và múa rắn rất độc đáo.
*) Du lịch làng hoa, làng cây cảnh:
_ Làng cảnh Nghi Tàm, làng hoa Nhật Tân, làng hoa Ngọc Hà... là những
tên làng quen thuộc của Hà Nội, nơi cung cấp cho người dân Thành phố
10
đủ loại hoa tươi, cây cảnh quanh năm. Những năm gần đây nghệ thuật
trồng cây cảnh đã phát triển. Những địa danh trên là những điểm tham
quan hấp dẫn với khách quốc tế.
*)Du lịch nông nghiệp:
_ Loại hình này với tên gọi “Tập làm nông dân” tại các trang trại lớn ở
ngoại thành Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của người dân đô thị cũng như
du khách nước ngoài. Tuy mới xuất hiện và đưa vào hoạt động trong vài
năm gần đây, nhưng loại hình du lịch này phát triển khá nhanh, không chỉ
giúp khách du lịch có giờ phút nghỉ ngơi thư giãn tại không gian thoáng
đãng, mà còn là dịp tốt để những người dân thành phố, kể cả người lớn và
trẻ em, có cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên, được trải nghiệm công việc
của nhà nông.
1.4.7. Du lịch quá cảnh:
_ Dành cho khách nước ngoài bao gồm tất cả các loại hình du lịch trên
Nhận xét:
_ Dịch vụ nghèo nàn:
+ Hà Nội thiếu điểm biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí.
+ Hà Nội có một vài quán Bar, vũ trường nhưng do qui định về thời gian
hoạt động nên không phục vụ du khách muốn chơi khuya
+ Vẫn còn thiếu những khu resort và dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.
+ Các dịch vụ du lịch tại khu vực làng nghề cũng chưa thực sự được chú
trọng đầu tư thích đáng
_ Tour đơn điệu, thiếu chuyên môn:
+ Lịch trình đơn điệu và na ná giống nhau của các tour du lịch cũng là
một nguyên nhân khiến cho Hà Nội không thể đón khách đến lần thứ 2.
+ Dễ dàng nhận thấy lịch trình các tour đều chủ yếu tập trung vào loại
hình du lịch đại chúng theo những chương trình tham quan, ngắm cảnh
chung chung.
_ Hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp:
11
+ Chạy theo số lượng, nhận tuyển sinh viên chưa kinh nghiệm, không
đáp ứng như cầu tìm hiểu khách hàng, hạ thấp đẳng cấp du lịch
1.5. Các hình thức kinh doanh du lịch
1.5.1. Các hình thức kinh doanh du lịch:
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam có 4 loại hình kinh doanh du
lịch tiêu biểu sau :
1.5.1.1. Kinh doanh lữ hành ( Tour Operators Business):
Hình thức này tồn tại song song 2 hoạt động phổ biến là :
*) Kinh doanh lữ hành ( Tour Operators Business):
VD : Công ty lữ hành Hanoitourist kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ
chức xây dựng, nghiên cứu thị trường , thiết lập các chương trình du lịch
trọn gói, hay từng phần,quảng cáo và bán các chương trình này qua các đại
lý trung gian,tổ chức thực hiện, văn phòng đại diện, hướng dẫn du lịch.
*) Kinh doanh đại lý lữ hành ( Travel Sub-Agency):
VD : Các đại lý lữ hành thực hiện các dịch vụ đưa đón,đăng ký nơi lưu
trú,hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh
nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch, tư vấn nhằm hưởng hoa hồng
1.5.1.2. Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business):
_ Phục vụ việc lưu trú,ăn uống, vui chơi, giải trí,bán hàng cho khách du
lịch
VD : Sofitel Metropole nằm ở 15 Ngô Quyền, khu trung tâm quận Hoàn
Kiếm, và gần các trung tâm mua sắm, các điểm du lịch. Sofitel Metropole là
một trong những khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp có mặt
sớm nhất tại Hà Nội và Việt Nam. Tất cả phòng nghỉ đều được trang bị đầy
đủ các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho quý khách mọi sự
thoải mái và tiện nghi. Các nhà hàng sang trọng với nhiều món ngon.
1.5.1.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation):
12
VD : Hãng hàng không Việt Nam( Vietnam airlines): phục vụ nhu cầu đi
lại bằng máy bay cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
Công ty TNHH Hoàng Long phục vụ nhu cầu đi lại bằng ô tô cho các
khách du lịch trong nước từ Nam – Bắc
1.5.1.4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Other Tourism
Business):
VD: Trung tâm thương mại Vincom thuộc Tập đoàn VinComgroup kinh
doanh các loại hình vui chơi, giải trí.
Ngoài ra còn các công ty quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch
1.5.2 Đánh giá, so sánh với những địa điểm du lịch khác:
1.5.2.1. Ưu điểm:
_ Theo kết quả bình chọn của độc giả tạp chí Smart Travel Asia online tại
Hồng Kông, Hà Nội đã được bình chọn là điểm đến hấp dẫn thứ sáu ở
Châu Á - đây là năm thứ hai liên tiếp, Hà Nội vinh dự được trao danh hiệu
này.
_ Hệ thống danh lam thắng cảnh được phân bố khắp nơi trên địa bàn
thành phố. Hà Nội là điểm thu hút du khách quốc tế lớn nhất ở Việt Nam bởi
dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở thành phố ngàn
năm văn hiến này...
_ Hà Nội là nơi tập trung nhiều câu lạc bộ thể thao lớn cùng các công
trình thể thao quan trọng của Việt Nam. Một trong số đó là Sân vận động
quốc gia Mỹ Đình nằm tại phía Nam thành phố. Đây là địa điểm thu hút rất
nhiều khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam
_ Phương tiện: Đi lại trong nội thành Hà Nội có thể sử dụng các loại xe
công cộng như xe bus, taxi, xe máy, ô tô. Khách du lịch cũng có thể đi xích
lô, giá thấp và được ngắm cảnh phố phường. Ngoài ra Hà Nội cũng có tuyến
đường sắt đi các tỉnh phía Bắc và toàn quốc. Nếu bạn ở lâu tại Hà Nội thì
bạn có thể đến khu phố cổ tìm một tiệm cho thuê xe đạp hoặc xe máy,
thường thì đây là phương tiện ưa thích của du khách nước ngoài khi tới
thăm Hà Nội dài ngày.
_ Ẩm thực là một phần không thể thiếu cho những ai đến du lịch tại HN
với rất nhiều món ăn đa dạng mà tinh tế .Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương
vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, đó
không chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được nâng lên thành nghệ
thuật ẩm thực. Những món ăn Hà Nội đã làm nao lòng những người con xa
quê và cả những người khách lần đầu đến Hà Nội.
13
_ Giá cả ở Hà Nội cũng tương đương với Thành phố Hồ Chí Minh, đôi
khi thấp hơn... Khách sạn tại Hà Nội cao cấp nhất trên 200 USD/ đêm cho
đến giá thấp nhất là 15USD/ đêm.
Nhà trọ bình dân giá rẻ hơn, khoảng 80.000- 120.000/ đêm. Để tìm được
một khách sạn bình dân, bạn nên tới khu phố cổ.
1.5.2.2. Nhược điểm:
_ Thiếu những sản phẩm du lịch đặc trưng: Đơn cử như nói đến du
lịch tại cố đô Huế thì không thể không nhắc tới festival Huế diễn ra hằng
năm; nhắc tới Quảng Ninh và vịnh Hạ Long là nói tới lễ hội Carnaval Hạ
Long; Đà Nẵng với lễ hội pháo hoa quốc tế. Mặc dù những địa phương này
có điều kiện chưa thể tốt bằng thủ đô, nhưng ngành du lịch của họ vẫn tạo ra
được những sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn của địa phương, trở thành
thương hiệu riêng cho mình.
_Sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu vẫn mang tính dàn trải, “mặt
trận” mà ít chú trọng vào đẩy mạnh cũng như làm nổi bật một chương trình
tour.
_ Không được ưu tiên đầu tư như những lĩnh vực khác, bởi Hà Nội
đang tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông vận tải,
xây dựng...
_ Mất kiểm soát về an ninh, giá cả diễn ra thường xuyên hơn các điểm
du lịch khác. Có lẽ, trong ý thức của mỗi người dân, Hà Nội không phải là
thành phố du lịch như Hạ Long, Đà Nẵng nên họ không có nhận thức phải
xây dựng thái độ phục vụ tốt đối với du khách. Rất nhiều trường hợp tranh
giật khách, ăn cắp đồ của khách, tự động nâng giá dịch vụ, mắng chửi
khách… đã khiến Hà Nôi thiếu đi sự hấp dẫn cho du khách trong việc quay
trở lại đây du lịch.
2. Ý nghĩa về mặt kinh tế trong phát triển du lịch tại
Hà Nội:
2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa:
_ Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập của người dân (thực
phẩm, đồ lưu niệm,…), làm tăng thêm tổng sản phầm.
_ Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa
các vùng. Cách khác, tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu
nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
14
_ Củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng
năng suất lao động xã hội. Giúp việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du
lịch quốc tế được hợp lý hơn.
2.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế của việc phát triển du lịch quốc tế chủ
động:
*) Tác động trực tiếp
_ Làm tăng thu nhập của người dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai
trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
_ Đem lại cho thành phố thu nhập ngoại tệ
*) Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất:
_ Là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” như hàng thủ công nghiệp, thủ công
mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, đồ cổ,… theo giá bán lẻ cao hơn, nhờ đó mà
không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.
_ Là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch – đó là cảnh quan thiên
nhiên khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, giá trị di tích lịch sử - văn
hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục,… giá trị không bị mất đi
qua mỗi lần bán thậm chí tăng lên nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.
_ Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch
đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít, thu hồi
vốn nhanh mà kỹ thuật không phức tạp.
*) Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc
tế, cụ thể thông qua các mặt sau:
_ Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch
tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế.
_ Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường nối giao thông
quốc tế.
_ Là một đầu mối “xuất – nhập khẩu” ngoại tệ góp phần làm phát triển
quan hệ ngoại hối quốc tế.
2.3. Các ý nghĩa khác về mặt kinh tế của việc phát triển hoạt động
kinh doanh du lịch nói chung:
15
_ Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du
lịch, trong đó có Hà Nội
_ Tạo nguồn thu ngân sách cho Hà Nội từ các khoản trích nộp ngân sách
của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp và từ các khoản thuế phải
nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.
_ Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.
_ Với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng
về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất ký thuật ở
các ngành kinh tế khác.
_ Mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông
công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng,… do
xuất hiện các nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc,… của khách du
lịch
2.4 Những tác động của du lịch đến kinh tế Hà Nội:
*) Hoạt động phát triển du lịch có tác động tích cực đối với phát triển
kinh tế của Hà Nội như :
_ Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh tỷ lệ thuận với số lượng du khách quốc
tế gia tăng.
_ Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du
lịch, lực lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch cũng gia tăng nhanh:
+ Hà Nội là trung tâm du lịch chính của Vùng du lịch Bắc Bộ. Để phục
vụ cho hàng triệu lượt khách hàng năm không ngừng gia tăng, số lượng đội
ngũ lao động ngành cũng trên đà củng cố và phát triển.
+ Trong tổng số lao động trong ngành du lịch tại trung tâm Hà Nội chiếm
trung bình trên 25,8% tổng số lao động toàn vùng du lịch trọng điểm Bắc
Bộ. Nguyên nhân chính là do hầu hết các khách sạn, các hãng lữ hành, các
cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí của trung tâm đều tập trung chính trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
_ Tạo nhiều việc làm để vận hành và bảo dưỡng các công trình dịch vụ
du lịch, bảo đảm các dịch vụ du lịch và để xây dựng các kết cấu hạ tầng có
liên quan, đặc biệt với dân cư tại các vùng phát triển du lịch. Sự phát triển
của khu du lịch Hà Nội hiện nay là cơ hội để thu hút lao động chuyên ngành
và lao động địa phương gián tiếp phục vụ du lịch vào thời gian rỗi, tạo công
ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
_ Phát triển du lịch Hà Nội cần phải thông qua phát triển hạ tầng một
cách đồng bộ, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu liên vùng, liên quốc gia.
16
*) Tuy nhiên, nếu không được xem xét có cân nhắc, những tác động tích
cực này lại thường không được đánh giá do có những vấn đề sau :
_ Lượng ngoại tệ nhập vào không được tính rõ ràng vì ngành du lịch
mang tính liên ngành, các khoản thu được tính vào lợi ích của nhiều ngành
kinh tế khác như giao thông, thương mại, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng…
_ Đầu tư quá tốn kém nếu chỉ xét về mặt phát triển hạ tầng ở địa phương.
_ Du lịch có thể là một nhân tố làm mất sự ổn định về sinh thái ở một số
khu vực nhất định.
*) Giải pháp khắc phục tác dộng bất lợi:
_ Nguồn ngoại tệ tăng làm mất cán cân thanh toán, lạm phát tăng
Đưa ra chính sách quản lý chặt chẽ về ngoại tệ, khách du lịch quốc tế
cần đổi tiền khi du lịch tại Việt Nam
_ Lãng phí vốn đầu tư, không thu hồi vốn được
Cân nhắc khi đầu tư vào du lịch, nên đầu tư vào những khu vực trọng
điểm, có tiềm năng, không nên chỉ chú trọng vào cơ sở hạ tầng địa
phương
3.Tác động của kinh tế tới du lịch:
*) Một số tác động tích cực:
_ Kinh tế phát triển tác động rõ rệt nhất đến đời sống mỗi người dân. Thu
nhập tăng sẽ tăng khả năng thanh toán cho những nhu cầu về du lịch.
_ Kinh tế phát triển là cơ hội để phát triển các mối quan hệ ngoại giao,
tăng cường giao lưu văn hóa, tác động tích cực đến những khách du lịch
quốc tế
_ Kinh tế phát triển tạo điều kiện để đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất cho
du lịch
_ Các trung tâm giải trí thu hút một lượng khách không và cũng không
phụ thuộc vào yếu tố tài nguyên thiên nhiên
_ Kinh tế phát triển làm các ngành kinh doanh phụ trợ du lịch được nâng
tầm giá trị
*) Song song với những tác động tốt
17
_ Các ngành kinh tế khác phát triển làm thu hẹp diện tích du lịch của Hà
Nội
_ Kinh tế phát triển không kèm theo ý thức công dân, vấn đề ô nhiễm môi
trường tăng lên ( tại sản xuất tư nhân, chất thải công nghiệp,…) ảnh hưởng
không nhỏ tới hình ảnh thủ đô trong con mắt khách du lịch
_ Phát triển quá sâu đến kinh tế sẽ mất cân bằng ngành
*) Giải pháp khắc tác dộng bất lợi:
_ Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân về hoạt
động sản xuất , đẩy mạnh xây dựng hình ảnh thủ đô
_ Đề ra chính sách, văn bản luật cụ thể để quản lý về vấn đề chất thải
trong công nghiệp
_ Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục đích tăng cường đầu tư vào
du lịch, cân bằng cơ cấu ngành kinh tế
_ Quy hoạch lại đất sử dụng cho du lịch một cách hợp lý, chuyển khu
công nghiệp ra xa trung tâm du lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_du_lich_9605.pdf