Tiểu luận Thực nghiệm ương ấu trùng cua biển giai đoạn Zoae1 đến cua 1 theo quy trình nước trong hở

Qua Bảng 4.4 Cho thấy các yếu tố nhiệt độ và pH của 2 bể không có sự chênh lệch lớn và sự biến động giữa buổi sáng và chiều là không đáng kể. Nhiệt độ cao và thấp nhất giữa sáng và chiều trong cùng một bể cũng không lớn lắm. Nên nhiệt độ ở 2 bể là nằm trong khoảng thích hợp là (27,5 – 310C), pH cao và thấp nhất giữa sáng và chiều trong cùng một bể cũng không lớn lắm nên pH ở 2 bể dao động trong khoảng (7,6-8,5). Như vậy, nhiệt độ và pH trong suốt quá trình thí nghiệm phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua. Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện ương nuôi, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn, hàm lượng đạm ammonia, nitrite,. ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, biến thái lột xác cũng như tỉ lệ sống của các giống loài thủy sản. Chen và Jeng (1980) nhận thấy khi nhiệt độ càng cao thì thời gian lột xác, biến thái càng nhanh, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26-300C. Wormoutdt và humbert (1994) cho rằng quá trình lột xác của giáp xác chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong và bên ngoài, khi nhiệt độ đạt đến mức thích hợp sẽ tăng số lần lột xác (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Ian M. Ruscoe et al (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cua tiền trưởng thành cho rằng nhiệt độ và độ mặn thích hợp để đạt năng suất tối đa của chúng là 300C và 15-20%0, tuy nhiên nhiệt độ có ảnh hưởng lớn hơn so với độ mặn.

pdf34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3672 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực nghiệm ương ấu trùng cua biển giai đoạn Zoae1 đến cua 1 theo quy trình nước trong hở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó màu xanh lục hay vàng sậm. Cơ thể cua được chia thành hai phần: phần đầu ngực và phần bụng. 62.1.2 Phân bố Theo Keenan et al. (1998), loài Scylla paramamosain được phân bố khắp khu vực biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ Nam Phi đến Biển Đỏ, từ Okinnawa đến Tahiti và xuống tận miền Bắc nước Úc, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Cambodia, Indonesia và ở Việt Nam (chủ yếu là vùng ĐBSCL) . Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo Keenan et al. (1998) có hai loài chủ yếu là Scylla paramamosain (cua sen) và Scylla olivacea (cua lửa), trước đây bị nhầm lẫn là Scylla serrata (Hoàng Đức Đạt, 1992; Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1996). Thực sự loài Scylla serrata không được tìm thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng như ở Việt Nam. Theo Le Vay et al. (2001), loài Sylla paramamosain chiếm trên 95% trong quần thể Scylla, và loài Scylla olivacea chỉ chiếm khoảng 5%. 2.1.3 Vòng đời Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2004), vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn và có tập tính sống cư trú khác nhau. Ong (1964) lần đầu tiên đã mô tả các giai đoạn của ấu trùng cua biển Scyllas pp. Theo Sivasubramaniam và Angell (1992), trứng cua nở thành ấu trùng zoae 1 mất 16-17 ngày ở nhiệt độ 23-250C. Ấu trùng cua sau khi nở là zoae 1 trải qua 4 lần lột xác để biến thái thành zoae 5 trong thời gian 17-20 ngày, mỗi giai đoạn mất 2- 3 ngày. Từ zoae5 biến thái thành megalopa kéo dài trong khoảng thời gian 8-11 ngày. Ấu trùng zoae có tính hướng quang và bơi ngược dòng. Giai đoạn megalopa chỉ lột xác một lần và mất 7-8 ngày để thành cua 1 (cua con). Cua con trải qua 16-18 lần lột xác trước khi thành thục và ít nhất khoảng 328-523 ngày. Trước mùa sinh sản, cua di cư ra vùng biển ven bờ lột xác tiền giao vĩ rồi di cư ra biển, trong quá trình di cư, trứng sẽ phát triển và chín dần. Cua ấp trứng trong khoang bụng, cho đến khi nở thành ấu trùng zoae1 rồi t iếp tục lặp lại vòng đời. Nhìn chung, chu kỳ s ống của các loài cua gồm 4 giai đoạn: giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cua con (chiều rộng mai 20-80 mm), giai đoạn tiền trưởng thành (chiều rộng mai 70 - 150 mm) và giai đoạn trưởng thành (chiều rộng mai 100 mm trở lên). Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh phần bị mất của cơ thể. 7Hình 2.2: Vòngđời của cua biển Scylla sp. Eyespot eggs: trứng xuất hiện điểm mắt; Zoae 1: ấu trùng zoae 1; Zoae 5: ấu trùng zoae 5; Megalopa: ấu trùng megalopa; Crab 1: giai đoạn cua con. 2.1.4 Đặc điểm cấu tạo cơ thể. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) mô tả cơ thể cua được phân chia thành phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới mai. Đầu gồm mắt anten và phần phụ miệng. Mai cua to phía có nhiều răng, mắt có hai hốc mắt chứa mắt, cuống mắt, hai cặp râu nhỏ a1 và râu lớn a2. Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những mảng trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần đầu ngực có tấm ngực và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào. Phần bụng của cua gấp lại dưới phần đầu ngực. Phần bụng phân đốt và tùy theo giới tính thì hình dạng và sự phân đốt cũng không giống nhau. Con cái trước thời kỳ thành thục phần bụng (yếm) có hình hơi vuông, khi thành thục yếm phùng rộng với 6 đốt bình thường. Con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có đốt 1, 2 và 6 thấy rỏ còn các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau. 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn tự nhiên của cua gồm 50% nhuyễn thể, 21% giáp xác, 29% các mảnh vụn 8hữu cơ, ít khi có cá trong ống tiêu hóa của cua. Sheen (2000) cũng cho rằng nhu cầu về thành phần cholesterol trong thức ăn nhằm cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng đối với cua Scylla serrata, vì thế nhu cầu choles terol trong khẩu phần ăn tối ưu là 0,5%. Tuy nhiên tính ăn của cua sẽ thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển của chúng: Giai đoạn ấu trùng: cua thích ăn các loài động vật phù du. Trong điều kiện nuôi cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như: tảo, luân trùng, Artemia và cả thức ăn viên có kích thước nhỏ. Giai đoạn cua con, tiền trưởng thành và trưởng thành: ăn cua nhỏ, cá, xác động vật chết, nhuyễn thể... Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng lại có khả năng nhịn đói 10 –15 ngày ở trên cạn trong điều kiện ẩm ướt (Hill, 1979). Trong điều kiện nuôi, nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính ăn và hoạt động của cua. 2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng Tuổi thọ trung bình của cua từ 2–4 năm. Qua mỗi lần lột xác, khối lượng cua sẽ tăng lên 20–50%, và kích thước tối đa mà cua có thể đạt được là 19-28 cm, với khối lượng 1-3 kg/con. Cua biển là loài sinh trưởng không liên tục, được đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Cua lột xác để tăng kích thước và quá trình này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường và giai đoạn phát triển của cơ thể. Khi nuôi chung cua đực và cua cái thì cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái. Quá trình lột xác của cua mang tính đặc trưng riêng biệt từng loài, thông thường 2–3 ngày/lần. Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài. Đặc biệt, trong quá trình lột xác, cơ thể của chúng có thể tái sinh những phần phụ bộ đã mất. Ðối với những con cua bị tổn thương, khi mất phần phụ bộ thì cua có khuynh hướng lột xác sớm hơn (Trần Ngọc Hải và ctv., 1999). Quá trình tăng trưởng của cua biển còn chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Theo Ong (1966), tăng trưởng trung bình của cua Scylla ở điều kiện tự nhiên nhanh hơn so với điều kiện ương nuôi trong phòng thí nghiệm, mặc dù chất lượng nước trong phòng thí nghiệm tốt hơn. 2.1.7 Đặc điểm sinh sản a. Tuổi thành thục Cua biển thành thục sinh dục vào khoảng 1-1,5 tuổi. Lúc này chiều rộng của vỏ 9khoảng 10cm và khối lượng thân trên dưới 150g (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004). Thêm vào đó, không như cua đực, cua cái không bao giờ đạt đến 100% độ thành thục ở bất cứ kích cỡ nào. Theo Le Vay (2001) s ự thành thục của cua biển tùy theo từng loài khác nhau. Hình 2.3: Sự thay đổi hình dạng bụng của cua biển ở các giai đoạn thành thục (Phạm Thị Tuyết Ngân) Theo Fielder và Heas man (1978), nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự thành thục của cua. Nếu nhiệt độ nước cao sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng, do đó sẽ rút ngắn thời gian 10 thành thục của cua. b. Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng Đối với vùng nhiệt đới cua đẻ quanh năm. Ở Việt Nam, mùa vụ sinh sản chính của cua từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (Hoàng Đức Đạt, 2004). Cua biển là loài có tập tính di cư sinh sản. Tới mùa sinh sản, cua di cư ra vùng biển ven bờ, lột xác tiền giao vĩ. Trước khi đẻ trứng, cua đực và cua cái sẽ bắt cặp với nhau trong thời gian 3-4 ngày, sau đó cua cái lột xác và bắt đầu giao vĩ. Túi tinh của con đực được đưa vào túi chứa tinh của con cái ở giữa gốc chân thứ tư và thứ năm. Túi tinh này được giữ trong nhiều tuần để thụ tinh qua nhiều lần sinh sản, tức là một lần giao phối có thể thụ tinh cho cua cái từ 1-3 lần đẻ trứng. Sau đó, khi cua cái đẻ trứng thì cùng lúc tinh trùng được phóng ra để thụ tinh cho trứng. Một con cua cái có thể đẻ từ vài trăm ngàn đến 2-3 triệu trứng mỗi lần đẻ. Trong một năm cua đẻ từ 2-3 lần. Trứng đẻ ra được ấp trong khoang bụng của cua mẹ cho đến khi nở. Trứng cua được ấp ở nơi nước biển có độ mặn cao, nhiệt độ ổn định. Thời gian ấp trứng dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Nhiệt độ càng cao thời gian ấp trứng càng nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, trứng có thể nở đồng loạt khoảng 3-6 giờ. Hình 2.4. Cua cái đang mang trứng 11 Hình 2.5: Hình dạng buồng trứng khác nhau từ giai đoạn 1-4 (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005) c. Sự phát triển phôi và các giai đoạn ấu trùng Trứng cua mới đẻ có đường kính trung bình 0,3mm và có màu vàng tươi. Sự phát triển của trứng được phân biệt theo màu sắc: từ vàng tươi sang vàng đậm, chuyển sang xám, cuối cùng chuyển sang đen, lúc này là lúc xuất hiện mầm chân và mắt, sau đó tim bắt đầu đập và các cơ quan khác cũng bắt đầu hình thành, khi tim đập khoảng 200 - 240 lần/phút phôi sẽ phá vỡ vỏ và chui ra ngoài, đây là ấu trùng zoae1. Khoảng thời gian từ lúc cua cái đẻ cho đến lúc nở ra ấu trùng zoae 1 là 17 ngày (Trương Trọng Nghĩa, 2004). Theo Hoàng Đức Đạt (2004), ấu trùng zoae mới nở là zoae1, ấu trùng sẽ bơi lội được ngay do có đôi mắt kép và sắc tố đen. Ấu trùng zoae hầu hết phải trải qua 5 giai đoạn: từ zoae 1 đến zoae 4 mỗi giai đoạn 2 - 3 ngày, riêng giai đoạn zoae 5 từ 3 - 4 ngày. Ấu trùng có tính hướng quang và bơi lội ngược dòng, chúng sống phù du, hoạt động nhờ chân hàm 1 và s ự co giãn của phần bụng. Sau giai đoạn zoae 5, ấu trùng lột xác biến thái thành giai đoạn megalopa. Khi chuyển sang megalopa ấu trùng có khuynh hướng chuyển sang sống bám vào giá Giai đoan I Giai đoạn II Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV 12 thể, do đó ở giai đoạn này nền đáy đối với chúng là rất quan trọng vì chúng hoạt động tích cực và ăn tạp. Từ giai đoạn megalopa mất 7 - 11 ngày để biến thái thành cua con (cua1). Hình 2.6: Các giai đoạn của Ấu trùng cua Bảng 2.1: Giai đoạn phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla sp.) Giai đoạn Thời gian sau khi nở (ngày) Kích cỡ (mm) Đặc điểm phân biệt quan trọng Z1 0-3 1,65 Mắt chưa có cuống. Chân hàm I và II đều mang 4 lông tơ trên nhánh ngoài. Có 5 đốt bụng Z2 3-6 2,18 Mắt có cuống. Nhánh ngoài của chân hàm I và II mang 6 lông tơ. Có 5 đôt bụng Z3 6-8 2,70 Nhánh ngoài của chân hàm I mang 8 lông tơ, chân hàm II mang 9 lông tơ. Có 6 đốt bụng. Gai bên của đốt bụng 3-5 dài hơn Z4 8-11 3,54 Nhánh ngoài của chân hàm I mang 10 lông tơ, của chân hàm II mang 10 lông tơ dài, 1-2 lông tơ ngắn. Mầm chân bụng xuất hiện trên các đốt bụng 2-6 Z5 10-16 4,50 Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lông dài, 1-4 lông ngắn, nhánh ngoài của chân hàm II mang 12 lông tơ dài và 2-3 lông tơ ngắn. Chân bụng trên đốt bụng 2- 6 rất phát triển, nhánh ngoài của chân bụng có 1-2 lông tơ. M 15-23 4,01 Mất gai lưng. Gai trán rất ngắn. Mắt to. Telson không còn chẻ 2 mà dạng bầu và có nhiều lông trên chân đuôi. Chân bụng rất phát triển và có nhiều lông trên các nhánh. Ấu trùng mang 2 càng. 13 C1 23-30 2-3 CW Cua có hình dạng như cua trưởng thành, mặc dù carapace hơi tròn. 1.1.7 Tập tính sống và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường Môi trường và tập tính sống Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đều có tập tính sống và cư trú khác nhau. Giai đoạn ấu trùng zoae và megalopa: Theo Warner (1977) ấu trùng sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ, s au đó biến thái thành cua con. Giai đoạn cua con, cua tiền trưởng thành và cua trưởng thành: Theo Sivasubramaniam và Angell (1992) trong chu kỳ sống, chúng sống trong vùng rừng nước mặn, cửa sông, nơi có đáy bùn hoặc đất thịt, sống vùi trong bùn vào ban ngày và di chuyển đến vùng triều thấp vào ban đêm để kiế m ăn. Nhìn chung, ấu trùng zoae thích hợp với độ mặn từ 25-30‰ . Giai đoạn cua con và cua trưởng thành phát triển tốt trong phạm vi 2-38‰ . Tuy nhiên trong giai đoạn đẻ trứng, độ mặn cần được duy trì ở 22-32‰ . Theo báo cáo của Hyland (1984), cua phân bố trong tự nhiên có liên quan đến dòng chảy với vận tốc 0,06-1,6 m/s. 2.2 Nghiên cứu sản xuất cua biển ở Việt Nam và trên thế giới 2.2.1 Nuôi vỗ cua bốmẹ Có nhiều hệ thống được sử dụng để nuôi vỗ cua mẹ. Ở Nhật cua được nuôi trong bể có thể tích 100 m3 đặt ngoài trời. Trong khi đó những nước khác như Úc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam dùng bể từ 1 – 2 m3 để trong phòng. Cua bố mẹ nuôi vỗ thường có CW từ 9 – 10 cm. Nếu cua mẹ không mang trứng, con đực và con cái được thả chung với mật độ 1 – 3 con/m2 hoặc dùng cua cái ngoài tự nhiên đã giao vĩ để nuôi vỗ. Thời gian đẻ của cua sau khi giao vĩ rất khác nhau: Ở Đài Loan cua cái đẻ khoảng 4 tháng sau khi giao vĩ: Ở Ấn Độ sau khoảng 4 – 6 tuần; Ở Úc sau khoảng 21 – 32 ngày vào mùa đông và 10 – 13 ngày vào mùa xuân (Heasman và Fielder, 1983). Cua cái thả trong những bể riêng biệt có thuận lợi là tránh ăn nhau do bản năng hung hăng của chúng trong suốt thời gian nuôi. Ở Nhật, người ta dùng những bể đáy cát để nuôi vỗ cua bố mẹ và thấy rằng cát là chất nền tốt cho cua bố mẹ. Thức ăn thường dùng trong giai đoạn nuôi vỗ cua mẹ là thịt của các loài hai mảnh vỏ (nghêu, sò), tôm và cá. Thành phần protein trong khẩu phần ăn của cua mẹ rất quan trọng, nó là nguồn năng lượng hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển phôi (Wang, 1995), đặc biệt, tỷ số acid béo không no ( w3/ w6) trong 14 khẩu phần ăn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển buồng trứng cua biển (Lin và Li, 1994). Ở Nhật người ta thích dùng hai mãnh vỏ tươi sống hơn các loại thức ăn khác vì hạn chế được sự nhiễm bẩn của môi trường do thức ăn thừa gây ra, hơn nữa chúng còn có vai trò lọc sinh học. Hệ thống nuôi vỗ có thể là hệ thống thay nước và tuần hoàn. Ở Úc trong suốt thời kỳ nuôi vỗ nước được luân chuyển với vận tốc 500 lít/giờ bằng hệ thống tuần hoàn. Trong khi đó các hệ thống nuôi vỗ ở Nhật thường được thay nước 200% mỗi ngày. Việc cắt mắt cua nhằm kích thích tuyến sinh dục phát triển và có thể rút ngắn thời gian thành thục còn 10 ngày (Heasman và ctv, 1983). Áp dụng phương pháp cắt mắt có thể tạo được đàn cua ôm trứng quanh năm, ông đã dùng phương pháp cắt mắt hai bên. Ngoài ra trong thí nghiệm ông còn dùng chế độ sáng/tối là 14/10 giờ. Theo Trương Trọng Nghĩa và ctv (2001) khảo sát sự ảnh hưởng của mùa vụ, ánh sáng và sự cắt mắt lên đặc điểm sinh sản của cua biển (Scylla paramamosenin) kết quả cho thấy, trong điều kiện nuôi dưỡng cua cắt mắt có thời gian đẻ dài trong năm và cắt mắt có khả năng ảnh hưởng lớn hơn ảnh hưởng của mùa vụ. Cắt mắt trái hay mắt phải ảnh hưởng không khác nhau. Trong điều kiện cắt mắt, cua có tỷ lệ đẻ cao mà không cần che chắn bể nuôi và không có ảnh hưởng đến sự thụ tinh của trứng. Những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cua biển đã được bắt đầu từ những năm 50 trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Ong (1964) ở Malaysia đã mô tả chi tiết các giai đoạn biến thái và tập tính sinh học của ấu trùng cua. Ở Ấn Độ, Đài Loan và Úc những thí nghiệm về sinh sản nhân tạo cua biển cũng đạt hiệu quả cao trong những năm 80, tỷ lệ sống từ Zoae1 - Cua1 là 10% - 20%. Trong khi đó ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Hải (1997) cua cắt mắt nuôi vỗ trong bể 1m3, sau 5 ngày có thể đẻ trứng. Tuy nhiên, có trường hợp đền 111 ngày cua mới đẻ và một số con không đẻ. Cua có thể đẻ bất kỳ ngày nào trong tháng vào bất cứ lúc nào, có thể vào ban đêm, buổi sáng hay buổi chiều. Cua cái tham gia sinh sản thường có kích cỡ 200 – 300 g, cua có thể đẻ lại 2 – 3 lần sau 20 – 30 ngày đẻ trước đó. Hiện tượng cua đẻ chải thường xảy ra trong điều kiện nuôi vỗ. Theo Trương Trọng Nghĩa và ctv (2004) cho biết sự cắt mắt cua trong nuôi vỗ giúp cua có thể đẻ quanh năm. Cua luôn luôn đẻ theo chu kỳ trăng trong tháng hay thời điểm nhất định trong ngày. Cua có thể đẻ trên 2 lần nhưng sức sinh sản sẽ giảm đi. Hamasaki và ctv, (2002) sử dụng fomaline 25ppm để khử sự nhiểm nấm của trứng cua, kết quả cho thấy đã gây độc cho trứng một ngày sau khi đẻ và độc với cả cua mẹ nếu giữ cua một thời gian lâu hơn. Vì vậy ông đề nghị xử lý nấm bằng formaline ở các giai đoạn đầu của ấu trùng tốt hơn ở giai đoạn cua ôm trứng. Mặc dù cua mẹ 15 có thể sống 1 thời gian dài trong không khí khi ra khỏi nước nhưng những trứng thụ tinh mà cua đang mang bị chết chỉ sau 1 giờ tiếp xúc với không khí bên ngoài. Khi khối trứng có màu nâu đen thì chuyển cua mẹ đến những bể riêng (1con/bể) cho trứng nở (Baylon và Failaman, 2001). Làm như vậy có thể giảm được hiện tượng ăn nhau của ấu trừng từ các đợt khác nhau cuả những cua mẹ khác nhau trong thời gian ương nuôi. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn mà thời gian ấp trứng khác nhau. Theo nghiên cứu của Marichamy và Rajapackiam (1991) ở nhiệt độ 23 – 250C, độ mặn 34 – 35 %o thì thời gian ấp trứng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 23 – 250C thì thời gian ấp trứng từ 16 – 17 ngày, trứng thường nở vào khoảng 4 – 5 giờ sáng và tỷ lệ nở đạt gần 100% (Cowan, 1984) cho biết Zoae3 được cho ăn rotifer (mật độ 40con/lít) thì tỷ lệ sống tính đến Zoae4 là hơn 80% nhưng điều này lại không xảy ra ở thí nghiệm khác trong cùng điều kiện (Zoae3 cũng được cho ăn với mật độ rotifer 40con/lít). Điều này chứng tỏ chất lượng của cua mẹ có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng. 2.2.2 Ương ấu trùng cua biển Hệ thống bể ương ở các quốc gia trên thế giới rất phong phú và đa dạng với thể tích bể ương cũng như mật độ ương khác nhau. Ở Ấn Độ dùng bể nhỏ 300 lít với mật độ ương 25 – 75 con/lít. Ở Đài Loan dùng bể ương 0.5m3 cho giai đoạn Zoae và 1 – 10 m3 cho giai đoạn Megalopa (10 con/lít). Ở Việt Nam, theo nghiên cứu Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) về ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh, tiến hành ương với 3 mật độ khác nhau 50 con/lít, 75 con/lít, và 100 con/lít. Kết quả cho thấy rằng ở mật độ 100 con/lít cho tỷ lệ sống cao hơn so với mật độ 50 con/lít và 75 con/lít. Theo nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch (1998) về ảnh hưởng độ mặn lên sự phát triển của giai đoạn phôi và ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain), độ mặn tốt nhất cho quá trình phát triển phôi là từ 30 - 35‰ và cho giai đoạn ấu trùng Zoae là 30‰. Trong ương ấu trùng cua, quản lý môi trường ương là vấn đề rất quan trọng. Nếu kiểm soát được chất lượng nước một cách chặt chẻ sẽ cải thiện được tỷ lệ sống của ấu trùng (Brick, 1974 ; Heasman và Fielder, 1983). Nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố môi trường quan trọng trong ương ấu trùng cua biển. Theo Ong (1964) nhiệt độ thích hợp nhất trong ương ấu trùng là 24,4 – 31,5oC và 29 – 33‰; Brick (1974), 21 – 23oC và 33 – 34,5‰. Chen và Jeng (1980), Zeng và Li (1992), cho rằng nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái càng nhanh, khoảng độ 16 mặn và nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 30‰ và 26 – 30oC. Nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tỷ lệ sống của ấu trùng thấp. Tỷ lệ bắt mồi của ấu trùng Zoae giảm khi nhiệt độ thấp dưới 20oC. Heasman (1983) nhận thấy ở nhiệt độ 19,2 – 23oC, tất cả ấu trùng đều chết hết ở giai đoạn Zoae3, chúng sống được 15 ngày. Hill (1974) cho rằng ở nhiệt độ 25oC và độ mặn 17,5‰ ấu trùng Zoae bị tử vong trong điều kiện không cho ăn. Wang (1997) thấy rằng độ mặn thích hợp nhất trong ương ấu trùng cua biển (Scylla pramamosain) ở giai đoạn đầu (Zoae1 – Zoae3) là 27 – 35‰ và ở giai đoạn sau (Zoae4 – Magalopa) là 23 – 31‰. Độ mặn thích hợp trong suốt quá trình phát triển của ấu trùng là 27‰. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống mà còn kéo dài các giai đoạn phát triển của ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng cua có thể kéo dài 28 – 35 ngày ở nhiệt độ 25 – 27oC, trong khi đó nó chỉ mất 26 – 30 ngày ở 28 – 30oC (Marichamy, 1991). Hiện tượng sốc nhiệt độ là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chết hàng loạt của ấu trùng từ đó làm giảm tỷ lệ sống của quá trình ương. Đặc biệt khi biên độ dao động của nhiệt độ trong ngày từ 5oC trở lên thì hiện tượng này xảy ra (David Mann et al, 1998) và ctv. Vũ Ngọc Út (2003) cho biết cua giống (Scylla paramamosain) tăng trưởng và phát triển kém ở độ mặn 5‰, tỉ lệ chết sẽ tăng dần nếu kéo dài thời gian duy trì cua trong độ mặn này. Trong khi đó cua tăng trưởng tốt hơn với số lần lột xác nhiều hơn, thời gian lột xác ngắn hơn và tỉ lệ sống cao hơn ở độ mặn 15 – 25‰. Bên cạnh hai yếu tố nhiệt độ và độ mặn thì ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình biến thái của ấu trùng. Theo Wormhoutdt và Humbert (1994), đối với giáp xác mức độ sáng tối không ổn định, nhiệt độ giảm và sự đói ăn đều làm chậm tần số lột xác. Cường độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các men tiêu hoá và đến sinh trưởng của cua. Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của ấu trùng cua với các nghiệm thức che tối hoàn toàn và dưới mái nhựa trong suốt, ấu trùng được ương trong môi trường nước xanh và cho ăn luân trùng cho thấy chu kỳ chiếu sáng 12 - 24 giờ/ngày và cường độ ánh sáng 4500 - 5000 lux (dưới mái che trong suốt) cho kết quả biến thái và tỉ lệ sống của ấu trùng cao nhất (Trần Ngọc Hải, 1997). Vật bám có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là nơi để cua trốn địch hại, tạo không gian cho cua hoạt động mà còn là nơi tích tụ các sinh vật thức ăn tự nhiên. Vì vậy treo những chùm dây nylon hoặc lưới nhựa làm giá thể cho ấu trùng Megalopa của loài Scylla serrata bám vào có thể làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng Megalopa (được trích dẩn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 1999). 17 Theo Hoàng Đức Đạt (1992) cho biết khi ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) sử dụng thức ăn là tảo Chlorella, rotifer (Brachionus plicatilis) ở giai đoạn Zoae1 – Zoae3 và ấu trùng Artemia từ giai đoạn Zoae4 trở về sau thì tỉ lệ sống cao nhất ở giai đoạn cua 1 là 24%. Ting và Lin (1980) đã sử dụng luân trùng, Chlorella và Spirulina để ương ấu trùng Zoae và dùng Artemia cho các giai đoạn ương sau. Trước đó Ong (1964) chỉ sử dụng Artemia làm thức ăn cung cấp cho ấu trùng cua trong suốt thời gian ương và thấy rằng ấu trùng Artemia dường như qua lớn và bơi lội quá nhanh đối với ấu trung cua nên ấu trùng cua khó bắt mồi. Tuy nhiên ấu trùng Artemia lại là thức ăn tốt nhất ở giai đoạn sau của ấu trùng cua biển. Trương Trọng Nghĩa và ctv (2001) đã thử nghiệm các hệ thống ương khác nhau: nước trong thay nước, nước trong tuần hoàn, nước xanh thay nước và nước xanh tuần hoàn với các loại thức ăn tươi sống được sử dụng như luân trùng, tảo Chlorella sp, Chaetoceros Caleitrans, Artemia được giàu hoá và không được giàu hoá, kết quả cho thấy thức ăn thích hợp cho giai đoạn Zoae1, Zoae2 là luân trùng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch (1998) về ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain), cho thấy luân trùng là loại thức ăn phù hợp ở giai đoại Zoae1, Zoae2 và ấu trùng Artemia là loại thức ăn thích hợp nhất cho giai đoạn tiếp theo. Sự kết hợp 3 loại thức ăn luân trùng + tảo Chaetoceros.sp và Artemia kết quả cho tỷ lệ sống cao nhất (25.2 ± 6.7%) ở giai đoạn Zoae5 và (16.1 ± 6.2) ở giai đoạn Megalopa. Tuy nhiên, Chlorella.sp là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của luân trùng, còn men bánh mì khi luân trùng ăn lại thiếu hụt nguồn acid béo thiết yếu (n – 3) HUFA. Vì vậy phải nâng dinh dưỡng của luân trùng (giàu hoá) trước khi cung cấp cho ấu trùng cua ăn (Cowan, 1984). Theo Yunus và ctv, (1992) nhằm cải thiện tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển, đặc biệt là giai đoạn Zoae1 và Zoae2 thông qua việc giàu hoá luân trùng bằng hỗn hợp 10g dầu cá gan tuyết, 20g lòng đỏ trứng gà và 5g men hoà tan trong 100 lít luân trùng được nuôi trong khoảng 2 giờ. Ấu trùng cua được cho ăn luân trùng sau khi giàu hoá với mật độ 15 – 20 con/ml nước ương. Kết quả cho tỷ lệ sống ở giai đoạn Zoae1 là 74,1%. . Theo Lương Đức Phẩm (2007) chế phẩm sinh học được sử dụng có tác dụng điều chỉnh hệ vi sinh vật thủy sinh theo hướng hạn chế các sinh vật gây bệnh, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ do thức ăn thừa, do vật nuôi bài tiết, do xác động thực vật chết bị thối rữa...để cải thiện môi trường, đồng thời làm tăng cường khả năng miễn dịch của vật nuôi với sinh vật gây bệnh. 18 CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ 15/3/2010 đến 15/5/2010 Địa điểm: Trại sản xuất giống ĐĂNG KHOA, P. An Bình – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị Bể xử lý nước và bể chứa nước Bể ương ấu trùng Hệ thống sục khí: Ống dẫn khí, val điều chỉnh, đá bọt. Bình ấp Artemia. Kính hiển vi, lame. Các dụng cụ khác như: Cân điện tử, máy bơm chìm, ống xi phon, thau nhựa, vợt, túi lọc, cốc thủy tinh… 3.2.1 Thuốc và hóa chất thí nghiệm Chlorine, EDTA, NaHCO3, Natri thiosulphate, Formaline Bộ test: NO2, NH4, NH3, pH và độ kiềm 3.2.2 Nguồn nước Nước ngọt lấy từ nguồn nước máy của thành phố pha với nước ót (lấy từ Vĩnh Châu có độ mặn 80‰ – 120‰) thành nước 30‰, xử lý bằng chlorine 60 ppm, sục khí mạnh, liên tục. Sau 48giờ cho chlorine bay hơi, kiểm tra lại hàm lượng chlorine bằng bộ test, nếu thấy còn chlorine thì trung hòa chlorine bằng Na2S2O3, sau đó điều chỉnh pH bằng NaHCO3 10 ppm, tiếp tục trung hòa độ kiềm bằng CaCO3 10 ppm và dùng EDTA 10 ppm để kết tủa kim loại nặng, các khí độc. Sục khí mạnh, sau 6h có thể sử dụng, trước khi sử dụng ozone 0,3ppm. 3.2.3 Nguồn cua bố mẹ Cua mẹ mang trứng được mua từ trại nuôi vỗ cua mẹ. 3.2.4 Thức ăn Tùy theo giai đoạn phát triển mà cung cấp thức ăn khác nhau để phù hợp với kích cỡ miệng ấu trùng. 19 Artemia Artemia có nguồn gốc từ Vĩnh Châu. Artemia được ấp ở độ mặn 15‰ trong khoảng thời gian 14-15 giờ, sục khí liên tục, mật độ 2 – 5 g/lít. Artemia bung dù trước khi cho ăn được khử trùng bằng formaline nồng độ 200 – 500 ppm và rửa sạch bằng nước ngọt. Thức ăn chế biến Bảng 3.1 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng cua Thành phần Hàm lượng Lòng trứng gà Sữa bột giàu canxi Thịt tép Dầu mực Lecithin 20 trứng 50g 200g 5% 2% Các nguyên liệu trên được cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Sau đó, đem hỗn hợp hấp cách thủy với thời gian nước sôi khoảng 15 – 20 phút. Thức ăn sau khi hấp có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần trong một tuần. Trước khi cho ăn, cần ép thức ăn qua sàn với kích cỡ mắt lưới 1000 µm 3.3. Kỹ thuật ương ấu trùng cua biển 3.3.1 Thí nghiệm 1: Ương ấu trùng cua biển theo quy trình nước trong hở gồm 2 bể ương có sục khí liên tục, từ giai đoạn zoae 1 – zoae5 được bố trí với mật độ ương 300 ấu trùng/lít, thể tích bể ương là 1m3, mực nước ương là 800 L Từ khi bố trí ấu trùng hằng ngày xem ấu trùng cua trên kính hiển vi xác định tỷ lệ các giai đoạn trong bể ương, nhiệt độ và pH đo: 2 lần/ngày 8giờ sáng và 14giờ chiều. Hình 3.1: Bể ương 20 Thức ăn cho giai đoạn Zoae1 – Zoae2 là Artemia Vĩnh Châu bung dù và giai đoạn Zoae3 – Zoae5 là ấu trùng Artemia. Cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 0 giờ. Trước khi cho ăn thì dùng cốc thủy tinh mút ấu trùng quan sát để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Thay nước: 5 ngày/lần mỗi lần thay 30% lượng nước mới. Khi thấy nền đáy dơ thì siphon cặn bả và xác ấu trùng (trước khi siphon thì tắt sục khí). 3.3.2 Thí nghiệm 2: Tiến hành bố trí thí nghiệm 2 ương ấu trùng cua biển từ Zoae 5 – Cua1 theo quy trình nước trong hở có sục khí liên tục, từ giai đoạn Zoae 5 – Cua1 với mật độ ương 30 ấu trùng/lít, thể tích bể ương là 1m3, mức nước ương là 500 L Từ khi bố trí ấu trùng hằng ngày xem ấu trùng cua các giai đoạn trong bể ương, nhiệt độ và pH đo: 2 lần/ngày 8giờ sáng và 14giờ chiều. Thức ăn cho giai đoạn Zoae 5 là ấu trùng Artemia mới nở, khi khoảng 80% ấu trùng chuyển sang giai đoạn megalopa thì cho ăn thức chế biến cho đến khi chuyển hoàn toàn sang cua 1. Thức ăn chế biến cho cua ấu trùng cua ở giai đoạn megalopa và cua con gồm thịt tép, Lecithin, mực và lòng đỏ trứng gà xay nhuyễn, trộn đều và đem đi hấp cách thủy. Cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 0 giờ, thức ăn chế biến được rây qua lưới, trước khi cho ăn thì quan sát ấu trùng có bắt mồi hay không để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Thay nước: 3 ngày/lần mỗi lần thay 30% lượng nước mới. Do giai đoạn này sử dụng thức ăn chế biến. Khi thấy nền đáy dơ thì siphon cặn bả và xác ấu trùng (trước khi siphon thì tắt sục khí), Dùng khăn thắm nước lau xung quanh thành bể khi dơ. 3.3.3 Chuẩn bị hệ thống ương ấu trùng và chăm sóc Chuẩn bị vệ sinh và cấp nước vào bể, bố trí 2 bể với thể tích 1m3/bể. Hình 3.2: Lưới lan 21 Sau khi cua đẻ xong thì dùng vợt bắt cua mẹ ra ngoài, quan sát thấy ấu trùng khỏe bơi lội nhanh nhẹn thì tiến hành thu ấu trùng để bố trí Trước khi thu ấu trùng phải tắt sục khí, trông đèn cho ấu trùng hướng quang. Dùng vợt vớt ấu trùng cho vào xô riêng có sục khí. Sau đó dùng Formaline 25 ppm trong 10 phút tắm cho ấu trùng rồi tiến hành định lượng và bố trí ấu trùng vào bể ương. Ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn zoae 1 – zoae5 được bố trí với mật độ ương 400 ấu trùng/lít, theo quy trình nước trong hở, có sục khí liên tục, thể tích bể ương là 1m3, mực nước ương là 800 L Mỗi ngày xem ấu trùng cua trên kính hiển vi xác định tỷ lệ các giai đoạn trong bể ương. Thức ăn cho giai đoạn Zoae1 – Zoae2 là Artemia bung dù, thức ăn cho giai đoạn Zoae3 – Zoae5 là ấu trùng Artemia. Cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 0 giờ, lượng thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. Siphon khi cặn bả và xác ấu trùng chết quá nhiều (trước khi siphon thì tắt sục khí) Bảng 3.2: Thức ăn cho ấu trùng cua biển Thức ăn Giai đoạn Liều lượng Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 M Cho ăn theo nhu cầu Artemia Vĩnh châu bung dù xxx xxx Ấu trùng Artemia xxx xxx xxx Thức ăn chế biến xxx Ấu trùng được bố trí từ giai đoạn zoae5 và có cùng một nguồn gốc.Thức ăn cho ấu trùng tùy thuộc vào giai đoạn và được trình bày trong Bảng 3.2 Thức ăn cho giai đoạn Zoae5 – Megalopa – Cua 1 là Artemia bung dù và bổ sung thêm thức ăn tự chế: Cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 0 giờ, lượng thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. 3.3.4 Thu mẫu Kiểm tra yếu tố thủy – lý hóa môi trường: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế Kiểm tra pH: 2 lần/ngày (sáng 8 giờ và chiều 14 giờ) bằng test kit (Bạch Yến) Các chỉ tiêu (buổi sáng): NO2-, NO3- , NH4+ được kiểm tra định kỳ 4 ngày/lần bằng test kit (Sera – Đức). Riêng đối với NH4+, sau khi xác định bằng testkis, kết hợp với kết quả nhiệt độ và pH để xác định NH3 (Boyd, 1990). 22 3.3.5 Sinh trưởng và tỉ lệ sống Sự biến thái của ấu trùng: Hằng ngày phải quan sát ấu trùng ở các bể ương, xác định ngày ấu trùng bắt đầu lột xác chuyển giai đoạn và ngày kết thúc ở mỗi giai đoạn Zoae ở các bể ương. Tỉ lệ sống của ấu trùng: Được xác định ở giai đoạn Zoae5, Megalopa và cua1 Tổng số Zoae5 thu được Tỉ lệ sống ấu trùng (%) = x 100% Tổng số Zoae1 bố trí Tổng số cua thu được Tỉ lệ sống cua con (%) = x 100% Tổng số Zoae 5 bố trí 3.4 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình cao nhất, thấp nhất.... bằng phần mềm Excel. 23 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 1. Thí nghiệm 1 1.1 Các yếu tố môi trường Bảng 4.1: Các yếu tốmôi trường thủy lý hóa trong thí nghiệm 1. 1.1.1Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ấu trùng thủy sản. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nhiệt độ giữa các bể không có sự biến động lớn, nhiệt độ cao và thấp nhất giữa sáng và chiều trong cùng một bể cũng không lớn lắm. Nên nhiệt độ ở 2 bể là nằm trong khoảng thích hợp là (27,5 – 310C). Sự ít biến động này là do thí nghiệm được tiến hành vào mùa khô, đồng thời thí nghiệm được bố trí tại khu vực có chắn kín gió và lưới lan che giảm cường độ ánh sáng nên không có sự biến động về nhiệt độ. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), cho rằng nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng cua. Khi nhiệt độ vượt mức giới hạn cho phép thì dẫn đến ấu trùng cua bị rối loạn sinh lý và chết. Katsuyuki Hamasaki (2002) khi ương ấu trùng cua biển S. Serrata ở mật độ 30con/L trong cốc thủy tinh có thể tích 1 L với khoảng nhiệt độ thí nghiệm từ 17 - 350C thì tỉ lệ sống đến giai đoạn cua 1 đạt cao nhất ở nhiệt độ 290C và ông cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng nên nằm trong khoảng 23 - 320C. Chen Và Cheng (1985) khi ương ấu trùng cua biển ở 3 nhiệt độ 22, 26 và 300C thì cho rằng nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng cua nên nằm trong khoảng 26 - 300C. Zeng và Li (1992) đề nghị nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng cua nên nằm trong khoảng 26 - 300C. Zing và Li (1992) bố trí thí nghiệm về nhiệt độ trong ương ấu trùng Cua và cho rằng nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 25 - 300C. Nguyễn Cơ Thạch và ctv (2006) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua là 26 - 310 C. Như vậy, mặc dù có sự Các yếu tố môi trường Thời gian đo Bể 1 Bể 2 Nhiệt độ (0C) Sáng 28 - 29 27.5 - 28,5 Chiều 30 - 31 30 - 31 pH Sáng 7.6 - 8 7.7 – 8.2 Chiều 7.7 - 8.5 7.7 – 8.2 24 biến động nhiệt độ của các nghiệm thức trong thí nghiệm nhưng nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua. 1.1.2 pH pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ấu trùng thủy sản thông qua tính độc của các khí độc hay sự mất cân bằng ion trong nước. Bảng 4.1 cho thấy pH ở các bể không có sự chênh lệch lớn, dao động giữa sáng và chiều là 7,6 – 8,5. Theo Trương Quốc Phú (2006) cho biết pH thích hợp cho các đối tượng thủy sản nằm trong khoảng (6,5 - 9,0) nhưng phát triển tốt nhất từ 7,5 - 8,6. Như vậy pH của các nghiệm thức trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. 1.1.3 TAN (Total Amonia Nitogene) Bảng 4.2: Các yếu tốmôi trường thủy lý hóa thí nghiệm 1 Các chỉ tiêu Bể 1(mg/l) Bể 2(mg/l) NH4 0 – 4 0 – 4 NO2 0 – 0.5 0 – 1 NO3 0 – 5 0 – 5 TAN được sinh ra do quá trình phân hủy của protein, sản phẩm bài tiết của động vật, thức ăn dư thừa,....Trong điều kiện nhiệt độ, pH của nước cao thì tính độc của TAN tăng và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. Bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng trung bình của TAN tăng dần theo thời gian ương và tăng nhanh vào cuối chu kỳ ương. Có thể nhận thấy rằng, hàm lượng TAN ở bể 1 và bể 2 bằng nhau. Nguyên nhân có thể là do bể ương với mật độ cao (300/L) nên Artemia trong bể ương được sử dụng hiệu quả dẫn đến hàm lượng TAN trong bể thích hợp cho ấu trùng. Tuy nhiên, hàm lượng TAN giữa các bể không có sự chênh lệch nhau lớn và lần lượt bể 1 và bể 2 là (0 – 4)ppm. Trương Quốc Phú (2006) cho rằng hàm lượng TAN thích hợp cho các loài thủy sản nên dao động trong khoảng 0,2 - 2ppm. Trương Trọng Nghĩa (2005) cho rằng hệ thống lọc tuần hoàn dùng để ương ấu trùng cua ở Việt Nam thì hàm lượng TAN có thể lên đến 5mg/L nhưng ấu trùng vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều nghiên cứu trong sản xuất giống tôm biển thì hàm lượng TAN tốt nhất nên duy trì ở mức nhỏ hơn 1ppm. Ngược lại, Nguyễn Cơ Thạch và ctv (2004) cho rằng khi ương ấu trùng cua biển thì hàm lượng TAN nên nhỏ hơn 0,1mg/L. Trong thí nghiệm này, hàm lượng cao hơn mức khuyến cáo, nhưng ấu trùng vẫn phát triển tốt. 1.1.4 N-NO2 (Nitrite) Qua Bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng N-NO2 trong môi trường nước ương ở bể 1 là (0 – 0.5) ppm và bể 2 là (0 – 1)ppm. Có thể thấy rằng, bể 2 có mật độ cao hơn thì 25 hàm lượng đạm NO2 sẽ tăng hơn so với bể 1 có mật độ thấp. Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Theo Trương Quốc Phú (2006) cho biết, hàm lượng N-NO2 thích hợp cho ao nuôi cũng như trong ương ấu trùng tôm cá nên nhỏ hơn 0,1ppm. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cho biết đối với giáp xác nói chung, hàm lượng nitrite được khuyến cáo không nên vượt quá 0,1mg/L. Nguyễn Cơ Thạch và ctv (2004) cho rằng hàm lượng nitrite tốt nhất trong ương ấu trùng cua nên duy trì ở mức nhỏ hơn 0,1mg/L. Hàm lượng N-NO2 trong thí nghiệm cao hơn khuyến cáo nhưng ấu trùng cua vẫn phát triển tốt do tính độc của N-NO2 còn tương tác với các yếu tố thủy lý, hóa khác như nhiệt độ, pH và hàm lượng oxy hòa tan. 1.1.5 N-NO3 (NiTrate) Qua Bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng N-NO3 trung bình trong môi trường nước ương ở bể 1 và bể 2 là (0 – 5) ppm. Như vậy thì kết quả của bể 1 và bể 2 bằng nhau, hàm lượng N-NO3 chỉ báo trước sự phát triển của tảo và những ảnh hưởng của môi trường cho nên hàm lượng N-NO3 trên không gây độc đến ấu trùng. 1.2 Tỉ lệ chuyển đoạn Ấu trùng sau khi nở là zoae1 trải qua 5 lần lột xác trở thành zoae5 trong khoảng 9 ngày. Bảng4.3: Tỉ lệ chuyển giai đoạn (zoae1-zoae5) Theo mô tả của Ong (1964) ấu trùng cua biển trải qua 5 giai đoạn Zoae (Zoae1 – Zoae5 ) với 5 lần lột xác vào khoảng thời gian 17 - 20 ngày. Như vậy, so với kết quả bố trí thí nghiệm trước thì ấu trùng Zoae (Zoae1 - Zoae5 ) phát triển sớm hơn. Ngày Giai đoạn chuyển (%) 1 100% Zoae 1 2 75% Zoae 2 3 100% Zoae 2 4 70% Zoae 3 5 100% Zoae 3 6 30% Zoae 4 7 100% Zoae 4 8 30% Zoae 5 9 100% Zoae 5 12 Xuất hiện Megalopa 26 1.3 Tỉ lệ sống Qua Hình 4.1 cho thấy, tỉ lệ sống ở bể 2 là 24,5% cao hơn so với bể 1 là 16,3%. So sánh về kết quả thu được cho thấy hiệu quả từ thí nghiệm thu được khá cao đạt năng suất 48,9 – 73,5 ấu trùng zoae 5/L. Nguyễn Thị Diễm (2002) khi ương ấu trùng cua Scylla paramamosain ở mật độ 50, 70 và 100 con/L với các loại thức ăn khác nhau cho tỉ lệ sống đến giai đoạn Zoae 5 của nghiệm thức sử dụng thức ăn tảo, rotifer và Artemia là 66% cao hơn so với nghiệm thức sử dụng thức ăn đơn lẻ. Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla paramamosain trong mô hình nước xanh ở các mật độ 50, 70 và 100con/L cho kết quả tỉ lệ sống đến giai đoạn Zoae-5 ở mật độ 100con/L là 66 ± 15,42% cao hơn so với 2 mật độ còn lại. Trương Trọng Nghĩa (2004) khi ương ấu trùng cua Scylla paramamosain ở mật độ từ 50-100con/L cho thấy, đến ngày thứ 15 sau khi ương thì tỉ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức mật độ 100con/L là 45 ± 8% cao hơn so với nghiệm thức mật độ 200con/L (30 ± 5%) 150con/L (28 ± 10%) và 50con/L (28 ± 12%). Tác giả này cho rằng trong giai đoạn 6 ngày đầu luân trùng nên được cung cấp với mật độ 45con/L và Artemia là 20con/L từ ngày thứ 6 trở về sau. 16.33 24.50 0 5 10 15 20 25 30 Bể 1 Bể 2 T ỉ l ệ số n g (% ) Hình 4.1: Tỉ lệ sống ở giai đoạn Zoae-5 ở thí nghiệm 1 Trong ương ấu trùng thủy sản nói chung cũng như ấu trùng cua biển thì tỉ lệ sống là kết quả của nhiều sự tác động của nhiều yếu tố từ khâu chuẩn bị nước ương, thức ăn cho ấu trùng, kỹ thuật quản lý, chăm sóc, điều kiện môi trường và tính mùa vụ.. 2. Thí nghiệm 2 27 2.1 Các yếu tố môi trường Bảng 4.4: Các yếu tốmôi trường thủy lý hóa trong thí nghiệm 2. 2.1.1 Nhiệt độ, pH, Oxy Qua Bảng 4.4 Cho thấy các yếu tố nhiệt độ và pH của 2 bể không có sự chênh lệch lớn và sự biến động giữa buổi sáng và chiều là không đáng kể. Nhiệt độ cao và thấp nhất giữa sáng và chiều trong cùng một bể cũng không lớn lắm. Nên nhiệt độ ở 2 bể là nằm trong khoảng thích hợp là (27,5 – 310C), pH cao và thấp nhất giữa sáng và chiều trong cùng một bể cũng không lớn lắm nên pH ở 2 bể dao động trong khoảng (7,6-8,5). Như vậy, nhiệt độ và pH trong suốt quá trình thí nghiệm phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua. Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện ương nuôi, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn, hàm lượng đạm ammonia, nitrite,... ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, biến thái lột xác cũng như tỉ lệ sống của các giống loài thủy sản. Chen và Jeng (1980) nhận thấy khi nhiệt độ càng cao thì thời gian lột xác, biến thái càng nhanh, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26-300C. Wormoutdt và humbert (1994) cho rằng quá trình lột xác của giáp xác chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong và bên ngoài, khi nhiệt độ đạt đến mức thích hợp sẽ tăng số lần lột xác (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Ian M. Ruscoe et al (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cua tiền trưởng thành cho rằng nhiệt độ và độ mặn thích hợp để đạt năng suất tối đa của chúng là 300C và 15-20%0, tuy nhiên nhiệt độ có ảnh hưởng lớn hơn so với độ mặn. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) cho rằng pH thích hợp trong bể ương nên dao động trong khoảng 7,0-8,5. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2000) thì cho biết ấu trùng cua có thể chịu đựng được pH thấp hơn 6,5. Các chỉ tiêu môi trường Thời gian đo Bể 1 Bể 2 Nhiệt độ (0C) Sáng 27.5 - 29 28.5-29 Chiều 30 - 31 29-31 pH Sáng 7.6 - 8 7.6-8.2 Chiều 7.7 - 8,2 7.7-8.5 28 2.1.2 TAN (Total Amonia Nitogene) Bảng 4.5: Các yếu tố môi trường thủy lý hóa. Các chỉ tiêu môi trường Bể 1 Bể 2 NH4 2 – 5 2 – 5 NO2 0.2 – 0.5 0.2 – 0.5 NO3 0.3 – 0.5 0.3 – 0.5 Qua Bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng TAN ở thí nghiệm 2 của bể 1 và bể 2 là (2 – 5mg/L). Nguyên nhân là do bố trí lại thí nghiệm 2 thì dùng 50% nước cũ lại nên hàm lượng TAN tích tụ trong bể vẫn còn so với thí nghiệm 1. Theo khuyến cáo của nhiều tài liệu sản xuất giống tôm biển thì hàm lượng TAN trong bể ương nên thấp hơn 1mg/L. Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng TAN trong môi trường nên dưới mức 2ppm. Điều này cho thấy, hàm lượng TAN trong thí nghiệm vẫn chưa vượt quá mức giới hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. Tuy nhiên trong điều kiện thí nghiệm môi trường thuận lợi nên thích hợp cho ấu trùng phát triển. 2.1.3 N-NO2 (Nitrte) Qua Bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng N-NO2 ở thí nghiệm 2 ở bể 1 và bể 2 là (0.2 – 0.5mg/L) và hàm lượng này tăng dần theo thời gian. Trong giai đoạn này, khi ấu trùng Zoae 5 chuyển sang Megalopa thì thức ăn cung cấp gồm có Artemia, thức ăn chế biến. Với các loài thức ăn này thì sẽ dẫn đến tích lũy hàm lượng N-NO2 cũng như hàm lượng đạm khác trong bể ương tăng nhanh. Tuy nhiên trong ương ấu trùng cua chưa có tài liệu nên mức giới hạn cho phép hàm lượng N-NO2 chỉ khuyến cáo đối các loài ấu trùng giáp xác nói chung nên khống chế hàm lượng N-NO2 dưới mức 0,3 mg/L. Như vậy, hàm lượng N-NO2 trong thí nghiệm 2 không chênh lệch quá lớn so với mức khuyến cáo. Nhìn chung, các yếu tố môi trường ương trong thí nghiệm này là tương đối phù hợp cho ấu trùng phát triển. 2.1.4 N-NO3 (NiTrate) Qua Bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng N-NO3 ở thí nghiệm 2 ở bể 1 và bể 2 là (0.3 – 0.5)mg/L và hàm lượng này tăng dần theo thời gian. Dự báo trước sự phát triển của tảo và ảnh hưởng của môi trường, cho nên hàm lượng N-NO3 không có tính năng gây độc trong ương ấu trùng cua biển. 29 2.2 Tỉ lệ chuyển đoạn Bảng 4.6: Tỉ lệ chuyển giai đoạn (zoae5-cua1) Trong quá trình bố trí thí nghiệm, ngày thứ 9 là 100% cua1. Ấu trùng Zoae5 biến thái thành megalop (M) và giai đoạn này kéo dài 8-11 ngày, sau đó ấu trùng trở thành cua con (Ong, 1964). Như vậy, kết quả bố trí thí nghiệm từ zoae5 đến megalop phát triển sớm hơn. 2.3 Tỉ lệ sống từ Zoae 5-Cua1 Qua Hình 4.2 cho thấy, mật độ ương 30con/L bể 1 là 5,29% cao hơn so với bể 2 là 4,65%. Trong quá trình ương ấu trùng cua biển, tỉ lệ sống giảm dần qua mỗi giai đoạn biến thái. Sự thấy rỏ nhất là quá trình chuyển giai đoạn Zoae5 sang Megalopa. 4.65 5.29 4.2 4.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4 Bể 1 Bể 2 Tỉ lệ s ốn g (% ) Hình 4.2: Tỉ lệ sống ở giai đoạn Cua 1 ở thí nghiệm 2 Điều này có thể do đây là giai đoạn biến thái lớn nhất trong các giai đoạn ấu trùng vì ấu trùng chuyển từ bơi lội thụ động sang chủ động và chuyển từ bắt mồi thụ động sang bắt mồi chủ động. Sự hình thành các phụ bộ như càng, sự gia tăng kích thước đã đòi hỏi ấu trùng tích lũy đầy đủ dinh dưỡng về chất và lượng, đồng thời môi trường sống phải phù hợp cho sự biến thái. Do đó, sự hao hụt thường lớn ở giai đoạn này và việc tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tỷ lệ sống trong giai đoạn biến thái này là rất cần thiết. Ngày Giai đoạn chuyển (%) 1 Xuất hiện Megalopa 3 100 % Megalopa 5 Xuất hiện cua1 9 100% cua 1 30 Tóm lại: Qua kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cho thấy, theo quy trình nước trong hở, có sục khí liên tục, hoàn toàn có thể ương mật độ cao từ Zoae 1 – Zoae 5 và khi chuyển sang giai đoạn Megalopa thì nên ương ở mật độ thưa. So sánh với kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Diễm (2000) ương ở mật độ 100con/L thì tỉ lệ sống đến giai đoạn Cua – 1 đạt 9,1%; Trương Trọng Nghĩa (2004) ương với mật độ từ 50 – 200 con/L cho tỉ lệ sống đến ngày ương thứ 22 ở mật độ 100-200 con/L là 5% và 50 con/L là 4%; Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) ương ấu trung cua ở mật độ từ 50 – 100 con/L cho tỉ lệ sống ở mật độ 100 con/L tốt nhất 9,11%. Như vậy, tỉ lệ sống đạt được trong nghiên cứu này ở 2 thí nghiệm là triển vọng tích cực cho ứng dụng theo quy trình sản xuất trên quy mô rộng hơn. 31 Chương V KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN - Ương ấu trùng cua biển theo quy trình nước trong hở có sục khí liên tục, từ giai đoạn zoae 1 – zoae5 có thể bố trí với mật độ ương 300 ấu trùng/lít, tỉ lệ sống đạt được từ 16,3 - 24,5 %. - Ương ấu trùng cua biển theo quy trình nước trong hở có sục khí liên tục, từ giai đoạn zoae5 – cua1 có thể bố trí với mật độ ương 30 ấu trùng/lít, tỉ lệ sống đạt được từ 4,65 - 5,29 %. - Có thể ương ấu trùng cua biển với mật độ cao (đến 300 cá thể /l) ở giai đoạn Zoae 1-Zoae 5 sau đó sang thưa nhằm giảm chi phí sản xuất. - Tổng thời gian ương từ khi bố trí thí nghiệm Zoae1 (Z1) đến khi kết thúc thí nghiệm là 21 ngày (100% ấu trùng biến thái thành cua con). 2. ĐỀ XUẤT - Cần nghiên cứu sâu hơn kỹ thuật sản xuất giống ương ấu trùng cua biển theo quy trình nước trong hở từ giai đoạn zoae 1 – cua1 để nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng. - Cần nghiên cứu sâu hơn nhằm nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển đặc biệt từ giai đoạn Zoae5 – cua1. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baylon, J.C., and Failaman, A.N. 2001. Effect of salinity on survival and metamorphosis from Zoea to Megalopa of Scylla serrata. Forskal (Crustacea: Portunidae) Asian Fish. Sci 14, 143-152. 2. Boyd, C. E. 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture, Alabama Agri- cultural Experiment Station, Auburn University, Alabama, U.S.A., 83 pp. 3. Chen, H.C. and Jeng, H.K. Study on the larval rearing of mud crab Scylla serata. Chine Fisheries Monthy, 329, 3-8. 4. Cowan, L. 1984. Crab farming in Japan and the Philippine. Queensland department of indutries. 5. Đạt, Đ.H.,(1992). Biology and culture of the mud crab. A training course on Aquaculture in Mekong Delta, Vietnam. 6. Dunstan G.A., Volkman, J.K., Barrett, S.M. and Garland, C.D. 1993. Changes in the lipid composition and maximisation of the polyunsaturated falty acid content of three microalgae grown in mass culture. Journal of Applied Phycology, 5, 71-83. 7. Hải, N.T., Nghĩa, T.T., Effect of rearing densities on development and survival of mud crab (scylla paramamosain) larvae in green-water system in Vietnam. In: Scientific magazine of Can Tho University – Aquaculture section, pp. 187-192. 8. Heasman, M.P, and Fielder, D.R, 1983 . Laborraatory spawing mas larval rearing of the mangrove crab Scylla serrata, from list Zoea: from crab stage Aquaculture. 34. 303 – 316. 9. Hill, BJ., 1984. Aqualculture of mud crab the potential for Aqualculture in the Queenland. Development of Primary Industries Publication, pp. 29 – 45 10.Hoàng Đức Đạt (2005) Kỹ thuật nuôi cua biển. 11.Hoàng Đức Đạt., (1992) Biology anh culture of the mud crad. A training course on Aquaculture in Mekong Delta, Vietnam. 12. 13. 14. Jones, D.A., Kanazawa, A.and Ono, K. 1997. Studies on the nutritional requrememts of the larval stages of penaeus japonicus using micro encapsulated diets. Marine Biology, 54,261 33 15.Keenan C.P and Blackshaw A. (1997). Mud crab aqualculture and biology. Proceeding of an international scientific forum. Darwn, Australia, 21-24 April 1997 ACIAR proceeding No 78,95-98. 16.Keenan C.P and Blackshaw A. (Eds). Mud crab aqualculture and biology. Proceeding of an international scientific forum. Darwn, Australia, 21-24 April 1997 ACIAR proceeding No 78,95-98. 17.Le Vay, L. 2001. Ecology and management of mud crab Scylla Spp. Asian Fisheries Science, pp: 101-111. Cowan, L. 1984. Crab farming in Japan, Taiwan, and the Philippines, Queensland department of industries. 18.Li, S, Wang, G, Tang, H ,and Lin, Q. 1995. Comparative studies on the hydrolytic enzyme activities for the mud crab, Scylla serrata, during embryonic development. Journal of Xiamen University(Natural Science), 34, 970-974(In Chinese) 19. Lin, Q, Li, S. And Wang, G.Z. 1994. Studies on biochemical compositions during ovarian development of mud carb, Scylla serrata. Journal of Xiamen University (Natural Science),33(sup.),116-120(In Chinese) 20.Nguyễn Cơ Thạch (2007) Sản xuất giống và nuôi cua xanh thương phẩm ở Việt Nam. 21.Nguyễn Cơ Thạch, 1998. Quy trình sản xuất cua giống Scylla serrata phù hợp ở vùng có điều kiện sinh thái khác nhau. Trung tâm nghiên cứu thủy sản III 22.Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004). Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa thủy sản - Đại Học Cần thơ. 23.Nguyễn Thanh Phương, 1999. Giáo trình chuyên môn “Kỹ thuật nuôi hải sản”. 24.Nguyễn Thị Ngọc Diễm ,2000. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng cua biển trong môi trường nước xanh. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ĐHCT 25. Ong, K.S., 1964. The early developmental stages of Scylla serrata Forskal (Crustacea: Portunidae) reared in the laboratory. p. 429-443 In: Indo-Pacific Fishery Council, 11 (2). 26. Ong, K.S., 1966. Observation the postlarval life history of Scylla serrata Forskal reaed in the laboratory. Malaysian Aquaculture Journal 45 (4) 429-443. 27.Phạm thị Tuyết Ngân (2005), ảnh hương của chế độ dinh dưỡng lên chất lượng bố mẹ và ấu trùng cua biển, Báo cáo đề tài cấp bộ. 28.Prasd, P.N et al, 1989. Maturity anh breeding of the mud Crad, Scylla serrata (Forskal), pp 341-349. 29.Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương và Trương Trọng Nghĩa, 1999. Bài giảng kỹ thuật sản xuất giông thuỷ sản nước lợ. Khoa Thủy sản. 125 trang. 34 30.Trần Ngọc Hải, Trương Trọng Nghĩa (2004). Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển trong mô hình nước xanh. Tạp chí khoa học ĐHCT, 2004. 31. Trino, A.T, O.M. Milliamena and C. Keenan. 1998. Commerial evaluation of monosex pond culture of the mudcrab Scylla species at three stocking densities in the Philippines. Aquaculture 174: 109-118. 32.Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang (2006). Giáo trình quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản - Đại Học Cần thơ. 33.Vũ Ngọc Út (2003), ảnh hưởng của mật độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) tạp chí khoa học – Đại Học Cần Thơ, quyển 1, tháng 4/2006 số đặc biệt chuyên đề thủy sản, trang 250-260. 34.Zeng, C and S. Li. 1992. Experimental ecology study on the larvae of the mud crab Scylla serrata. Effects of diets on survival and development of larvae. Transaction of Chinese CrustaceanSociety. 3: 85-94 (in Chinese).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftlmavancanh_5951.pdf
Luận văn liên quan