Để phát triển bền vững hệ thống nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là
nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hệ. Vì bản
thân hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển cần có sự cam kết
của cả doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp nhận quyền trong một thời
gian dài, từ đó sẽ gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành
của khách hàng. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Vì vậy, dưới góc
độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ
thống nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp nhượng quyền cần cân nhắc
hệ thống các giải pháp sau:
Một là, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống
các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyền trong tương lai, chương
trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn thật rõ ràng
và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì
không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại
Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm
khác biết vể địa lý, văn hóa Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành
công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu.
Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có
thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ,
mô hình có thể module hoá dể dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới
thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây
dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền
trong tương lai.
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5199 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các nhà đầu tư và ngân
hàng – là những người mà chủ thương hiệu sớm muộn gì cũng cần được cộng
tác và hỗ trợ. Đây cũng là một lợi thế lớn của việc bán franchise.
12
5. Một số nhược điểm
Dễ bị tác động dây chuyền
Điều này có nghĩa là khi một cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền gặp rắc
rối về sản phẩm, cung cách phục vụ rất dễ dẫn đến sự ảnh hưởng đến toàn hệ
thống nhượng quyền vì khách hàng chỉ biết đến thương hiệu chứ không quan tâm
đến tính riêng biệt của cửa hàng đó nữa. Chính vì nhược điềm này mà chủ thương
hiệu luôn quan tâm đến việc thực hiện đúng yêu cầu và giữ uy tín cho thương hiệu
ở tất cả các cửa hàng nhượng quyền.
Thương hiệu chết dẫn đến hệ thống cửa hàng nhượng quyền sẽ chết
Ngược lại với điểm trên là sự phụ thuộc của các cửa hiệu nhượng quyền vào
chủ thương hiệu nên khi thương hiệu chết đi vì bất cứ lý do gì đó, cả hệ thống
nhượng quyền sẽ chết theo. Vì thế người nhận quyền cần phải có sự cảnh giác khi
lựa chọn người nhượng quyền vì vẫn có nhiều trường hợp sau khi xây dựng
thương hiệu và lấy tiền nhượng quyền, chủ thương hiệu “quất ngựa truy phong”
để lại hàng hoạt các cửa hiệu nhượng quyền không thể hoạt động.
Mất tính độc lập trong hoạt động kinh doanh
Đối với một số người, một trong những điểm bất lợi trong việc ký kết các Bản
quyền kinh doanh là sự mất tính độc lập. Nếu bạn muốn tự quyết định, việc đăng
ký bản quyền là một sự lựa chọn sai lầm. Hệ thống bản quyền kinh doanh được
xây dựng trong một khuôn mẫu mà người đứng ra chịu trách nhiệm bản quyền sẽ
đưa ra rất nhiều qui tắc.
Đây là mô hình dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên
Vì là một mô hình gắn chặt những quyền lợi và trách nhiệm của hai bên nhận
quyền và nhượng quyền nên khi không thể giải quyết êm thấm bằng sự thỏa thuận
hay bằng hợp đồng nhượng quyền chặt chẽ giữa hai bên thì tranh chấp rất dễ xảy
ra về các khoản phí trên doanh thu, hay sự thiếu hỗ trợ của bên nhượng quyền đối
với bên nhận quyền.
Có thể tạo sự nhàm chán cho khách hàng
Tính đồng bộ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động
nhượng quyền nhưng điều đó có nghĩa là khách hàng sẽ phải thưởng thức cùng
một loại bánh, một hương vị giống hệt nhau, trong một khung cảnh và cung cách
phục vụ cũng y hệt. Điều này có thể sẽ tạo nên sự nhàm chán và mất tính riêng
13
biệt của từng cửa hàng. Có thể nói đây vừa là điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của
các hệ thống nhượng quyền.
6. Pháp luật điều chỉnh về nhượng quyền thương mại
6.1 Pháp luật về nhượng quyền ở một số nước trên thế giới
Pháp luật về nhượng quyền ở Mỹ
Ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền được điều chỉnh theo luật tiểu bang và luật
liên bang. Tuy nhiên không có một mẫu đăng ký chung nào về nhượng quyền
liên bang cả, mỗi tiểu bang đều có cơ sở dữ liệu về các công ty hoạt động
nhượng quyền và thi hành luật theo luật của tiểu bang của mình. Một số tiểu
bang có luật pháp rất khắt khe về hoạt động nhượng quyền như: California,
Hawaii, Indiana, Michigan…trong đó yêu cầu người nhượng quyền phải đăng
ký và trình duyệt tài liệu UFOC (Uniform franchise offering circular) – tài liệu
mà người nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền – trước khi công bố.
Nếu người nhượng quyền cố tình đưa những thông tin sai lệch cho người nhận
quyền thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo mức độ. Tuy
nhiên, những chuyên gia vẫn khuyên rằng người nhận quyền tốt nhất vẫn nên
cẩn thận trước những thông tin công bố bởi bên nhượng quyền vì sẽ không có
luật pháp nào có thể đảm bảo hết những thông tin mà bên nhượng quyền cung
cấp trong trường hợp họ cố tình vi phạm.
Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission
- FTC) yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp toàn bộ thông tin cho bên nhận
quyền thông qua UFOC, là tài liệu chỉ ra hạng mục chi tiết mà bên nhượng
quyền phải cung cấp cho đối tác mua tiềm năng và phải được trao cho đối tác
trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. FTC yêu cầu franchisor phải cung
cấp tài liệu UFOC tại cuộc họp trực tiếp đầu tiên hoặc chậm nhất sau 10 ngày
trước khi bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết hoặc phí đầu tư cho hoạt động
nhượng quyền đã được thanh toán. Nếu không thực hiện, bên nhượng quyền có
thể bị thưa kiện bởi người nhận quyền của mình. Ở Mỹ, mỗi bang có thể có
yêu cầu về tài liệu UFOC riêng biệt nên nhiều franchisor còn có tài liệu UFOC
riêng cho mỗi bang hoặc cũng có thể gộp hết yêu cầu của các bang vào một tài
liệu. Bất kể ngành nghề kinh doanh, quy mô và các yếu tố khác, UFOC ở Mỹ
sẽ bao gồm các điều khoản bắt buộc rất cụ thể.
14
Từ những thông tin mà FTC yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp đầy
đủ cho bên nhận quyền, chúng ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam là pháp
luật về franchise của chúng ta cần có những yêu cầu thật cụ thể và ràng buộc
chặt chẽ hơn giữa bên nhượng quyền và nhận quyền.
Pháp luật về nhượng quyền ở Mêhicô
Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt
hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến
thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ
và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991
quy định:
"Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li – xăng cấp quyền sử
dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc
hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc
cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods),
các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand
owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của
sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó". Định nghĩa
này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có
nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước
ngoài.
6.2 Pháp luật về nhượng quyền ở Việt Nam
Luật Thương Mại 2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006 tại Chương 6, Mục 8,
điều 284 đã đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại và các điều 284,
286, 287, 288, 289, 290, 291 qui định chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt
động nhượng quyền thương mại. Nội dung điều 284 như sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
15
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động nhượng
quyền thương mại, Chính phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ – CP ngày
31/03/2006 của Chính Phủ lại nêu định nghĩa về các dạng đặc biệt của hợp
đồng nhượng quyền thương mại như: “hợp đồng phát triển quyền thương mại”
(Khoản 8 Điều 3) hoặc “hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” (Khoản
10 Điều 3). Theo đó, hoạt động nhượng quyền thương mại có thể được thực
hiện dưới nhiều hình thức:
Hình thức cơ bản nhất: tồn tại các bên nhượng quyền và bên nhận
quyền.
Hình thức phức tạp hơn: các bên nhận quyền sơ cấp có thể được thực
hiện việc nhượng lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp và trở
thành bên nhượng quyền thứ cấp.
Theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ – CP thì thương nhân nhượng
quyền thương mại chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các
điều kiện:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động
được ít nhất 01 năm (nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ
bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi
tiến hành cấp lại quyền thương mại).
Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Sở Thương mại, Sở Thương mại – du
lịch cấp tỉnh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính nội địa;
Bộ Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài).
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương
mại (không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, nếu thuộc danh mục
hàng hoá kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật).
Theo các quy định này thì điều kiện đặt ra đối với thương nhân nhượng
quyền khá khắt khe và phức tạp. Trong khi đó, đối với thương nhân nhận
16
quyền, điều kiện chủ thể này dường như đơn giản hơn và nhiều khi, pháp luật
chỉ quy định thương nhân nhận quyền được phép nhận quyền thương mại khi
có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động nhượng quyền
thương mại.
Bộ Thương Mại ban hành thông tư 09/2006/TT – BTM hướng dẫn chi tiết
đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
7. Những lưu ý khi thực hiện nhương quyền thương mại
Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền (franchisor)
như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của
thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ
thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ
thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ
thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các
nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới...
Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện
về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương
lai.
Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu
của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù
hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được
khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như
thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào?
Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành
công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu
vực khác.
Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết
lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về
vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận
hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra,
vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên...
17
Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với
nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh,
những cam kết khác.
Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền.
Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các
điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh
giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh
nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời.
Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu
biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần
thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam.
Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền
cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện
chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ
thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành
theo một qui định, qui trình thống nhất.
Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó
lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà
nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và
nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.
Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không
những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền, mà còn cho từng
nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì
lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở
ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh.
18
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM
1. Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam
1.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế
Hoạt động nhượng quyền sẽ làm gia tăng sức mua trên thị trường vì sự mở
rộng nhiều cửa hàng, kênh phân phối của những thương hiệu nổi tiếng sẽ thúc
đẩy hoạt động mua hàng của khách hàng.
Đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ được sử dụng hàng hóa chất lượng, đảm
bảo uy tín của thương hiệu.
Hoạt động kinh doanh nhượng quyền, giải quyết công việc cho số lượng
lớn người lao động là một vai trò rất quan trọng của hoạt động này. Cũng như
tất cả các mô hình kinh doanh thành công khác, doanh thu do hoạt động này
đem lại là một con số không nhỏ. Ở Việt Nam, do hoạt động nhượng quyền
này còn khá mới mẻ nên chưa có một con số thống kê cụ thể là doanh số đem
lại là bao nhiêu, giải quyết công ăn việc làm cho bao nhiêu người nhưng đối
với các quốc gia có hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển thì con số
này không hề nhỏ.
Trong giai đoạn hội nhập ngày nay, tạo lập môi trường hấp dẫn các nhà đầu
tư nước ngoài là một trong những điều ưu tiên hàng đầu để giúp cho đất nước
phát triển và Việt Nam thực sự là môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, trong
đó có các nhà đầu tư nhượng quyền. Những yếu tố của hoạt động nhượng
quyền như dân số trẻ, sức tiêu thụ mạnh, môi trường an toàn…là những yếu tố
giúp gia tăng hoạt động đầu tư của các tập đoàn lớn ở nước ngoài.
Sự đầu tư từ các tập đoàn nổi tiếng sẽ giúp nền kinh tế hấp thu công nghệ,
quản lý, mô hình tiên tiến từ nước ngoài và đây sẽ là một trong những nhân tố
giúp phát triển công nghệ, trình độ quản lý, mô hình kinh doanh hiệu quả trong
nước.
Dưới góc độ vĩ mô thì một trong những vai trò quan trọng của hoạt động
nhượng quyền là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhất
là những quốc gia có tỷ lệ những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều như ở Việt
Nam thì càng cần phải tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển nhằm tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
19
Giúp giải quyết bài toán về vốn và rủi ro đầu tư của nền kinh tế Việt Nam
đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập.
2.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Nhượng quyền thương mại thực tế đã đem lại rất nhìều lợi ích thiết thực
cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhất là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với người nhượng quyền
Người nhượng quyền thương mại sẽ cung cấp ra thị trường các hàng hóa,
dịch vụ có chất lượng cao và ổn định thông qua các doanh nghiệp nhận quyền.
Điều này giúp cho các doanh nghiệp nhượng quyền xây dựng thương hiệu của
mình ngày càng vững chắc và rộng khắp.
Hệ thống kinh doanh nhượng quyền giúp cho doanh nghiệp nhượng quyền
thâm nhập tốt và mở rộng thị trường tiêu thụ nhanh hơn vì có hệ thông kinh
doanh rộng lớn, đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ro trong kinh doanh vì việc xâm nhập
vào một thị trường mới luôn gặp nhiều rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen
mua sắm, khẩu vị…của khách hàng, nhượng quyền sẽ giúp giải quyết các rào
cản này.
Nhượng quyền cũng giúp giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp vì
người nhận quyền sẽ chịu trách nhiệm đầu tư và quản lý toàn bộ tài sản của
mình. Ngoài ra, chi phí quản lý, quảng cáo, tiếp thị cũng sẽ được tiết giảm.
Đối với người nhận quyền
Hạ thấp khả năng thất bại trong kinh doanh vì đã được nhà cung cấp hỗ trợ
các dịch vụ kỹ thuật cần thiết.
Nâng cao kinh nghiệm tổ chức, quản lý, kinh doanh…vì người nhận quyền
sẽ được nhượng lại cả mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền.
Đảm bảo lợi nhuận kinh doanh cho người nhận quyền vì khả năng họ thành
công với mô hình kinh doanh này là rất lớn.
2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam
20
Lịch sử của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bắt nguồn từ
trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu (gas
station) của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell. Cuối những năm 1980, đầu
những năm 1990 khi các công ty nước ngoài đã cho phép công ty trong nước tiêu
thụ các sản phẩm của họ kèm với sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn và
thương hiệu…Có thể kể đến như các thương hiệu: rượu Bordeaux của Pháp, điện
thoại di động Sony Erriction của Nhật Bản, các hãng mỹ phẩm như: Essance,
Chanel…Các hãng ôtô như Toyota, Mitsubishi… sau đó, vào những năm 1996,
bắt đầu với sự tham gia của các tên tuổi quốc tế, trong ngành chế biến thức ăn
nhanh và giải khát như Five Star Chicken, Texas Chicken, Carvel, Baskin Robbins
(Mỹ), Jollibee (Philippines), Burger Khan (Hàn Quốc). Như vậy, có thể thấy hoạt
động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở Việt Nam từ sớm chứ không phải
là quá mới mẻ như chúng ta vẫn nghĩ. Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền lúc này
chưa tạo sự chú ý, đều là nhượng quyền phân phối sản phẩm và chỉ bó hẹp trong
một số lĩnh vực như thực phẩm, ôtô, mỹ phẩm...
Hiện nay, theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam thì hiện có 70 thương
hiệu nước ngoài đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, các
doanh nghiệp Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt
Nam. Dự kiến năm 2015, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhượng quyền của họ sẽ có
độ lớn gấp nhiều lần hiện nay và từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm các thương
hiệu trên trong nước và trên Thế giới như: Phở 24, T&T, Cafe Bobby Brewers,
Cafe Trung Nguyên, Lotteria, KFC, Jollibee,...
Nếu thống kê theo ngành nghề, các hệ thống nhượng quyền thương mại hoạt
động trong các ngành nghề như:
Ngành thực phẩm, đồ uống và nhà hàng
Các tập đoàn thức ăn nhanh nổi tiếng nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Có
thể điểm qua là thương hiệu Lotteria thuộc Tập Đoàn Lotteria của Hàn Quốc,
KFC, Pizza Hut thuộc tập đoàn Yum! của Mỹ. Sắp tới sẽ là các tập đoàn đã chuẩn
bị tư thế để vào như người khổng lồ McDonald’s cũng là một tập đoàn thức ăn
nhanh của Mỹ, tập đoàn Psta Fresca Da Salvatore giới thiệu kinh doanh thực phẩm
truyền thống Ý. Ngoài ra, các nhà kinh doanh thực phẩm nhanh của Singapore như
Bread Talk, Cavana, Koufu...đang ngấp nghé tìm hiểu thị trường Việt Nam để đầu
tư....
21
Về thức uống, Trà Dimald đã xuất hiện trên thị trường đã lâu, Gloria Jean’s
Coffee của Úc cũng đã khai trương tiệm café, Hard Rock Café của Mỹ,...
Ngành bán lẻ
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, hàng loạt các đại siêu thị đã được các nhà
phân phối nước ngoài đã xây dựng ở Việt Nam. Đầu tiên là Metro Cash & Carry,
tập đoàn của Đức, nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng
siêu thị tại 5 trung tâm của Việt Nam là Tp. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội và
Hải Phòng.
Tập đoàn Parkson của Malaysia đã chính thức tham gia vào thị trường Tp.
HCM với trung tâm mua sắm Parkson rất lớn ở Quận 1 và vừa khai trương thêm 1
trung tâm tại Quận 5. Đây chỉ là một trong 10 trung tâm mua sắm mà tập đoàn
nặng ký này sẽ xây dựng ở Việt Nam nên trong tương lai, thị trường bán lẻ này sẽ
là nơi tập trung đầy hứa hẹn cho các tập đoàn lớn.
Ngành hàng tiêu dùng
Các mô hình nhượng quyền thương hiệu của đồng hồ Swatch (Thụy Sĩ), mỹ
phẩm Clinique, thời trang Pierre Cardin (Pháp), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của
Fuji (Nhật), hệ thống cửa hàng mực in Cartridge (Úc), thiết bị chăm sóc sức khoẻ
OSIM (Singapore)…đã xuất hiện tại Việt Nam.
Các ngành khác
Ngoài các ngành và các tập đoàn nổi bậc đã nêu trên, trong những năm tới,
theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì hoạt động nhượng quyền của Việt
Nam sẽ không chỉ bó gọn trong các ngành như thực phẩm, bán lẻ, thời trang…nữa
mà sẽ mở rộng ra cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực xây dựng và
trang trí nội thất (như Da Vinci Group của Mỹ giới thiệu nhãn hiệu kinh doanh đồ
nội thất, đồ trang sức và thời trang…) hay ngành giáo dục (ILA của Mỹ với hệ
thống các trường day tiếng Anh, Tập đoàn giáo dục Crestra của Đức giới thiệu
franchise hệ thống trường mẫu giáo), ngoài ra lĩnh vực spa, bất động sản…sẽ phát
triển bằng hình thức nhượng quyền trong thời gian tới.
Nhượng quyền thương hiệu: Người trong muốn ra, kẻ ngoài muốn vào
Lỡ hẹn gần một năm. Subway, thương hiệu thức ăn nhanh lớn thứ 2 thế giới
sau McDonald’s (Mỹ), đã chính thức vào Việt Nam (02/2011) nối gót các thương
hiệu như KFC, Lotteria, Jollibee, hợp tác với hãng nước giải khát Mỹ PepsiCo mở
nhà hàng đầu tiên tại “khu phố Tây” trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
22
(TP.HCM). Theo đó, Subway cung cấp các sản phẩm bánh mì kẹp thịt, còn
PepsiCo thì lo về thức uống. Mục tiêu của Subway là mở 50 nhà hàng tại Việt
Nam đến năm 2015, có thể dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Nhãn hiệu kem lớn nhất thế giới Baskin – Robbins đánh dấu sự gia nhập thị
trường Việt Nam với ba cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP.HCM, thông qua đối
tác độc quyền là Blue Star Food.
KFC (Mỹ) cũng tăng khoảng 100 nhà hàng trong năm 2011 từ 90 nhà hàng
hiện có, với mục tiêu nhân đôi con số năm 2015. Chuỗi cửa hàng này đang chiếm
60% thị phần thức ăn nhanh tại Việt Nam và toạ lạc ở nhiều vị trí đẹp.
Lotteria (Hàn Quốc) thì lên kế hoạch đạt 100 nhà hàng từ con số 65 hiện tại.
Dù phần lớn nhà hàng hiện có của KFC và Lotteria là tự đầu tư, nhưng với kế
hoạch mở rộng, các thương hiệu này cho biết sẽ bắt đầu thực hiện nhượng quyền.
Thương hiệu Pizza Hut của Yum Brands cũng có mặt tại Việt Nam năm 2007,
đến nay phát triển với gần 20 cửa hàng bao gồm cả dịch vụ Pizza Hut Delivery
chuyên giao bánh tận nơi.
Thị trường cũng đang chờ đợi những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng khác
của Mỹ nhập cuộc như McDonald’s, Starbucks bên cạnh những tên tuổi đang xúc
tiến nhượng quyền hoặc tìm kiếm đối tác vào Việt Nam như Round Table Pizza,
Applebee’s, Focus Brands, Which Wich, Melting Pot…
Ngược lại, Wrap & Roll, chuỗi nhà hàng cuốn Việt Nam với xấp xỉ 10 nhà
hàng (không theo hình thức nhượng quyền), đang tìm kiếm đối tác tại Úc để tiến
hành nhượng quyền thương hiệu ở quốc gia này.
Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sau khi mở 3 quán cà phê nhượng quyền
tại Singapore. Cho đến nay, doanh nghiệp này không những đã mở rộng chuỗi cửa
hàng của mình trên khắp cả nước mà còn mở rộng sang một số nước như: Nhật,
Thái Lan, Trung Quốc,…
Sau Trung Nguyên, Phở 24 cũng là doanh nghiệp biết tận dụng tối đa hình thức
nhượng quyền thương mại và được coi là 1 trong những doanh nghiệp nhượng
quyền thành công nhất tại Việt Nam. Phở 24 mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2003,
chưa đầy 03 năm, Phở 24 đã có trên 20 cửa hàng phở nhượng quyền trong khắp cả
23
nước. Đặc biệt, trong năm 2006, Phở 24 đã tiến hành nhượng quyền sang
Phillipine và Indonesia. Đến tháng 06/2010, Phở 24 đã mở được 57 cửa hàng trong
nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình
Dương, và 16 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines),
Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Úc, Hồng Kông. Thời gian tới, Phở
24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như
nước ngoài, nơi có đông dân cư người châu Á và đặt mục tiêu đạt tổng số 200 cửa
hàng vào năm 2012.
Bên cạnh các thương hiệu nói trên, có thể kể đến Kinh Đô bakery, thời trang
Ninomax, Foci, giày dép T&T... Đặc biệt T&T là một trong những doanh nghiệp
đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép nhượng quyền sang Malaysia và Úc.
Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển non trẻ của lĩnh vực
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Trong nước: Đau đầu với quản trị chất lượng
Hiện trạng “người trong muốn ra, kẻ ngoài muốn vào” đã rõ nét hơn sau hơn
10 năm mô hình nhượng quyền thương hiệu định hình tại Việt Nam, bắt đầu với
chuỗi cà phê Trung Nguyên. Tuy nhiên, nếu bỏ qua những yếu tố thành công của
mô hình này thì hiện nay, cả “người trong” lẫn “kẻ ngoài” đều đang đối mặt với
những thách thức lớn.
Dù đã có thời gian dài phát triển, nhưng các thương hiệu nội địa vẫn chưa đạt
đến tính chuyên nghiệp của mô hình nhượng quyền. Vì thế, câu chuyện nhượng
quyền ra nước ngoài rất khó khăn.
Lấy ví dụ về McDonald’s. Chuỗi thức ăn nhanh này bắt đầu thực hiện nhượng
quyền từ năm 1955, hiện có hơn 31.000 nhà hàng trên khắp thế giới. Giả sử, bạn
chỉ có trong tay 500.000 USD trong khi McDonald’s bán nhượng quyền 1 triệu
USD. Nhờ tính hấp dẫn của thương hiệu này, bạn vẫn dễ dàng vay ngân hàng số
tiền còn lại. Đặc biệt, McDonald’s cam kết bạn có thể hoàn vốn 1 triệu USD chỉ
sau 1 năm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu của họ. Tuy nhiên, để mua
nhượng quyền của McDonald’s không dễ vì họ rất khắt khe trong vấn đề quản lý
các cửa hàng nhượng quyền.
Trong khi đó, nếu mua nhượng quyền của Phở 24, liệu bạn có dễ dàng vay
ngân hàng số tiền còn lại hay không? Hơn nữa, dường như chẳng có cam kết nào
từ bên nhượng quyền rằng sau một vài năm, việc kinh doanh của bạn có thể đạt
24
được điểm hòa vốn hoặc có lãi. Đó là chưa kể đến nội lực của thương hiệu Việt
Nam tại nước ngoài. Chỉ cần bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (trên thực
tế, tác động không quá lớn đối với lĩnh vực ăn uống) thì chủ tiệm Phở 24 ở
Singapore đã phải đóng cửa. Một chủ tiệm khác ở Anh cũng ngừng hẳn việc kinh
doanh vì không huy động được vốn để tiếp tục duy trì hoạt động.
Có thể thấy, mô hình nhượng quyền thương hiệu thành công chính là sự phối
hợp giữa 3 chiếc “kiềng”: nhà nhượng quyền (franchiser) – ngân hàng – người
nhận nhượng quyền (franchisee). Mặc dù sự so sánh giữa McDonald’s và Phở 24
có đôi chút khập khiễng, nhưng qua đó cũng thấy được thách thức đặt ra cho các
nhà nhượng quyền ở Việt Nam khi muốn vươn ra thế giới: Có doanh nghiệp nào
dám cam kết với các franchisee là thương hiệu và năng lực của mình đủ mạnh để
có thể giúp họ hòa vốn hoặc có lãi vào một thời điểm nào đó trong tương lai?
Mọi rủi ro đã phát sinh từ đây. Một chuỗi cà phê nhượng quyền có tiếng của
Việt Nam một thời làm mưa làm gió với xấp xỉ 400 cửa hiệu ở thị trường nội địa
nhưng lại gặp phải khó khăn tại Campuchia.
Cách đây vài năm, một đối tác Campuchia đã mua nhượng quyền thương hiệu
của chuỗi cà phê này. Hơn 12 tháng sau, đối tác đó đã lập riêng chuỗi cà phê của
chính họ mang tên T&C với 4 cửa hiệu đặt tại Phnom Penh, được bài trí và vận
hành tương tự như thương hiệu Việt Nam mà họ đang được nhượng quyền. Sau
đó, T&C triển khai nhượng quyền theo cách mà họ đã học được từ đối tác Việt
Nam, nhưng lại sẵn sàng cam kết về khả năng hòa vốn cũng như hiệu quả của dự
án. Hãy nghĩ xem, nếu là franchisee tại Campuchia, bạn sẽ ưu tiên mua nhượng
quyền của T&C hay của doanh nghiệp Việt Nam nói trên?
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra tại Canada. Tại quốc gia này, người dân
thích uống cà phê như người Việt và thương hiệu cà phê địa phương Tim Hortons
trở nên rất nổi tiếng. Ông chủ của Tim Hortons rao bán nhượng quyền thương hiệu
khoảng xấp xỉ 120.000 USD, trong khi một nguồn tin cho biết, thương hiệu cà phê
Việt Nam kể trên cũng đang ra giá tương đương. Cho đến nay, chưa thấy thương
vụ nhượng quyền nào của chuỗi cà phê Việt Nam này thành công tại Canada.
Trở lại câu hỏi, chuỗi cà phê nhượng quyền Việt Nam sẽ làm gì khi với một giá
chào bán nhượng quyền tương đương, Tim Hortons còn sẵn sàng cam kết về khả
năng hòa vốn của franchisee cùng với sự hỗ trợ marketing và đào tạo. Trong khi
đó, nhà nhượng quyền Việt Nam chỉ đơn giản là bán tên thương hiệu và công thức
25
pha chế. Cho đến nay, theo thông tin chính thức từ chuỗi cà phê Việt Nam nói
trên, họ mới chỉ đạt được nhượng quyền tại duy nhất một quốc gia ở châu Á.
Vì sao các doanh nghiệp Việt lại e dè khi cam kết với franchisee về hiệu quả
kinh doanh để rồi mất dần lợi thế cạnh tranh so với những thương hiệu quốc tế
khác? Nguyên nhân nằm ở câu chuyện quản trị chất lượng.
Quản trị chất lượng chưa thực sự hiệu quả dẫn đến sự tự tin (hoặc quyền lực)
của franchiser đối với các franchisee trở nên yếu đi. Nói về quản trị chất lượng,
ngay cả ở thị trường trong nước, mô hình nhượng quyền của Phở 24 hoặc Trung
Nguyên đã cho thấy nhiều vấn đề về quản trị chất lượng. Còn nhớ, trước năm
2002, Trung Nguyên khá hoành tráng với hơn 300 quán cà phê trên cả nước.
Nhưng cũng dễ nhận thấy ông chủ của Trung Nguyên chỉ là bán cái tên thương
hiệu (nghĩa là các franchisee chỉ đơn giản mua cà phê do Trung Nguyên cung cấp
và mở quán mang tên thương hiệu này), hơn là nhượng quyền thương hiệu đúng
nghĩa (tức mọi chi tiết kinh doanh đều phải đồng bộ, từ cách trang trí nội thất, quy
mô quán, thực đơn, cho đến sổ sách và các báo cáo tài chính).
Từ năm 2002, ông chủ Trung Nguyên đã ý thức rằng cần cải tổ đồng bộ chất
lượng chuỗi nhượng quyền, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến
mang tính đột phá. Cái khác chăng là sự xuất hiện của một chuỗi Trung Nguyên
mới với khoảng 18 cửa hiệu trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội, nhưng chỉ 1 trong
số đó là nhượng quyền. Với việc hàng trăm quán cũ của Trung Nguyên vẫn đang
trong quá trình cải thiện hình ảnh sao cho thống nhất, đây là một thách thức lớn cả
về tài chính lẫn nguồn nhân lực.
Phở 24 cũng lâm vào tình trạng tương tự. Một chuyến đi thực tế tại các nhà
hàng thuộc hệ thống Phở 24 cho thấy, một số nhà hàng có bán kèm cả cơm, lẩu,
trong khi một số khác thì không. Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu của
chuỗi Phở 24 vẫn chưa có gì thay đổi từ khi người dùng phở biết đến thương hiệu
này. Đó là chưa kể ở từng cửa hàng khác nhau, mùi vị phở đã thấy có khác. Ông
chủ Phở 24 lo ngại, khi nhượng quyền cho các franchisee, nếu franchisee có quá
nhiều kinh nghiệm thì sẽ tự ý làm theo cách của họ; ngược lại, những franchisee
thiếu kinh nghiệm sẽ kinh doanh không hiệu quả, khó đưa ra quyết định đúng đắn.
Nhưng nếu đưa các franchisee đi đào tạo đồng bộ thì họ lại bảo là không có thời
gian. Vì thế, ông chủ Phở 24 chỉ còn cách phải “chọn mặt” để “gửi vàng”.
26
Trong khi đó, nguyên tắc nhượng quyền là các cửa hàng trong chuỗi phải
giống nhau đến 80% với thực đơn thống nhất và nếu có mở rộng thì không làm lu
mờ sản phẩm kinh doanh cốt lõi. Chẳng hạn, KFC có đưa thêm cơm vào trong
thực đơn để tăng tính địa phương hóa nhưng gà rán và hamburger vẫn là 2 sản
phẩm chủ lực.
Trên thế giới, McDonald’s được xem là hình mẫu về quản trị chất lượng. Các
cửa hàng của McDonald’s đều giống nhau về thực đơn (gồm hamburger, khoai tây
chiên, phô – mát và bánh táo) với cách bài trí và phục vụ theo cách thức mà
McDonald’s huấn luyện cho những franchisee tại trường đại học của họ (Đại học
McDonald’s đào tạo hơn 1.000 franchisee về cách tổ chức hệ thống đồng bộ).
Trong cuốn Franchise Bí Quyết Thành Công Bằng Mô Hình Nhượng Quyền Kinh
Doanh, tác giả Lý Quý Trung có nhắc đến việc cứ 3 tiếng là có một cửa hàng
nhượng quyền McDonald’s được thành lập trên thế giới, đồng bộ với toàn hệ
thống.
Vì thế, với những gì đã trót xây dựng, để hình ảnh và hương vị của phở, cà phê
Việt Nam thống nhất ở bất cứ nơi đâu nó đi đến, cả trong lẫn ngoài nước, là bài
toán rất khó khăn.
Đối với các nhà nhượng quyền Việt Nam, nếu chỉ dựa vào thế mạnh truyền
thống thì sẽ khó bước ra thế giới. Ngay cả món cuốn, vốn là đặc sản của Việt
Nam, mà người phương Tây đã làm rất tốt việc nhượng quyền. Ở Canada, có một
chuỗi nhà hàng cuốn đặc trưng Việt Nam là Springrolls. Ra đời năm 2005, cho đến
nay, Springrolls đã nhượng quyền thành công với 20 nhà hàng trên đất nước này.
Giống như bất cứ một mô hình chuyên nghiệp nào, ông chủ người Canada của
Springrolls đã làm một cách bài bản không khác mấy so với mô hình McDonald’s,
Tim Hortons đã đề cập ở trên.
Tại Việt Nam, chủ chuỗi cửa hàng cuốn Wrap & Roll đang có ý định nhượng
quyền ra nước ngoài. Nhưng tính chuyên nghiệp của chuỗi nhà hàng này không
cao, trong khi ngay ở trong nước, họ cũng chưa từng thực hiện nhượng quyền.
Với những thách thức trên, câu chuyện nhượng quyền ra nước ngoài của các
thương hiệu Việt có lẽ vẫn sẽ còn chứng kiến nhiều cú va vấp.
Các nước ngoài: Nan giải với bài toán kinh doanh
27
Trong khi cái khó của doanh nghiệp Việt nằm ở vấn đề quản trị chất lượng và
sự cam kết kinh doanh với các franchisee. Ngược lại, những nhà nhượng quyền
nước ngoài cũng đang rất đau đầu với bài toán kinh doanh tại đây.
KFC, Lotteria, Jollibee và gần đây là Subway, khi vào Việt Nam, đều lên kế
hoạch nhượng quyền. Trong khi đó, một số chuỗi nhà hàng khác đã triển khai
nhượng quyền sớm hơn như Gloria Jean’s Coffee (đơn vị nhận nhượng quyền là
Công ty Phong Cách Sống Việt Nam, năm 2007), Domino’s Pizza (đơn vị nhận
nhượng quyền là Công ty Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Việt Nam, năm 2010).
Các chuỗi này đều có lợi thế cạnh tranh riêng trong mô hình nhượng quyền. Chẳng
hạn, Gloria Jean’s Coffee định hình là chuỗi cà phê tự phục vụ cao cấp đầu tiên tại
Việt Nam, trong khi Domino’s Pizza có thêm dịch vụ đặt bánh pizza qua mạng.
Vì sao vẫn chưa thấy bóng dáng của McDonald’s tại Việt Nam? Bản chất của
McDonald’s là kinh doanh bất động sản chứ không hẳn chỉ là bán thức ăn. Tại
phần lớn các quốc gia mà Hãng đặt chân đến, McDonald’s mua hẳn đất để kinh
doanh, thay vì thuê như KFC hay Lotteria. Mục đích là để cho các franchisee thuê
lại và hưởng lợi nhuận. Điều này khó thực hiện tại Việt Nam bởi chính sách người
nước ngoài không được sở hữu bất động sản tại đây.
Nhưng ngay cả việc thuê đất cũng rất tốn kém. Ở Việt Nam, giá đất thuộc hàng
cao nhất thế giới và các vị trí đẹp ở đô thị hầu hết đã bị các thương hiệu mạnh như
KFC, Lotteria chiếm chỗ. Trong khi đó, hơn 50% sự thành công của một chuỗi
nhượng quyền là đến từ vị trí mặt bằng.
Đại diện Lotteria Việt Nam cho biết, giá cho thuê mặt bằng tại Việt Nam thuộc
hàng cao nhất thế giới và chiếm đến 25% tổng doanh thu của chuỗi nhà hàng này
tại đây. Bên cạnh đó, mặt bằng tại các đô thị lớn, phục vụ cho kinh doanh nhượng
quyền ngày càng eo hẹp. Đó cũng là một trong những lý do khiến Subway phải
hoãn thời điểm vào Việt Nam đến 1 năm.
Ngoài ra, còn có những rủi ro khác. Ông chủ Phở 24 lý giải về việc đóng cửa
một số tiệm phở trong thời gian qua là do trở ngại lô – cốt, đường bị quy hoạch từ
2 chiều sang 1 chiều. Vì thế, khi mua nhượng quyền bánh mì BreadTalk của
Singapore tại Việt Nam, ông chủ Phở 24 cho biết, ông rất cẩn thận trong việc lựa
chọn mặt bằng và vị trí phải nằm ở khu trung tâm và đông người qua lại.
Không chỉ khó khăn về mặt bằng, các chuỗi nhà hàng nhượng quyền nước
ngoài còn phải vượt qua những thách thức về văn hóa tiêu dùng bản địa. KFC,
28
Lotteria đang thành công tại Việt Nam khi tăng trưởng khoảng 30 – 40%/năm
nhưng có một thương hiệu pizza nổi tiếng, đứng thứ 7 thế giới trong năm 2009 về
mặt thị phần, vẫn chưa thực sự tạo ấn tượng tại đây. Nguyên nhân là loại thức ăn
này không phổ thông ở Việt Nam như hamburger hay cơm, trong khi giá cả lại đắt
hơn.
Gần đây, đối tác Việt Nam mua nhượng quyền thương hiệu pizza này đã không
đảm bảo được lợi nhuận như cam kết, nên nhiều khả năng sẽ bị tước quyền
franchisee. Lý do rất đơn giản: khi một nhà nhượng quyền nhận thấy các
franchisee kinh doanh không thành công, họ sẽ lấy lại quyền khai thác nhượng
quyền. Mục đích là tránh cho thương hiệu của họ trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi
một số franchisee địa phương.
Rõ ràng, McDonald’s không mặn mà với Việt Nam, còn kết quả kinh doanh
của đối tác nhận nhượng quyền kể trên thì cho thấy không phải cứ thương hiệu lớn
trên thế giới là đã nhượng quyền thành công. Do đó, bên cạnh các kế hoạch mở
rộng nhượng quyền của KFC, Lotteria thì một số thương hiệu lớn khác đang bước
vào Việt Nam một cách thầm lặng và dường như vẫn đang trong giai đoạn thăm
dò. Đơn cử như Starbucks. Thương hiệu này đã âm thầm vào Việt Nam và kết hợp
với một đối tác kinh doanh là chuỗi cà phê lớn thứ 2 sau Trung Nguyên xét về quy
mô (chuỗi này ra đời năm 1998 và hiện có hơn 40 cửa hiệu không theo hình thức
nhượng quyền).
Thông qua sự hợp tác này, Starbucks đang tìm hiểu về Việt Nam trước khi
chính thức ra mắt. Dĩ nhiên, chuỗi cà phê Việt Nam cũng sẽ được nhiều lợi ích.
Trước hết, họ có thể học hỏi được những phương thức kinh doanh chuyên nghiệp
của thương hiệu nổi tiếng Starbucks. Mặt khác, khi Starbucks chi các khoản đáng
kể cho nghiên cứu thị trường thì thương hiệu cà phê Việt Nam có thể cũng được
hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu đó.
3. Mô hình nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam
Kentucky Fried Chicken (KFC)
Câu chuyện KFC khởi đầu bằng một giấc mơ của một người đáng kính: Ông
Harland Sanders, sinh ngày 09/09/1890 tại Henryville, bang Indiana – Mỹ và mất
ngày 16/12/1980. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu ăn và có thể nấu
được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông
29
luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông đã tạo ra
món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay.
Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục
vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang
Kentucky. Danh tiếng của ông được biết đến kể từ khi ông tìm ra cách để kết hợp
10 loại thảo mộc và gia vị với bột dùng để trộn gà trước khi chiên. Năm 1935, để
ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky,
Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu “Kentucky Colonel” – Đại tá danh
dự bang Kentucky.
Một ngày Chủ nhật của năm 1939, trong khi chuẩn bị món gà rán cho thực
khách, ông đã thêm vào loại gia vị thứ 11. Và như ông thường nói: "Với loại gia vị
thứ 11 đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay".
Thập niên 50, Đại tá Sanders đi khắp nước Mỹ và Canada để cấp quyền kinh
doanh món gà rán độc đáo của mình cho các nhà hàng.
Ngày nay, mặc dù ông không còn nữa, nhưng triết lý về sự chăm chỉ và sự
hoàn hảo trong phục vụ khách hàng của ông sẽ luôn là một phần quan trọng trong
truyền thống của KFC. Và món gà rán chế biến từ thịt gà ngon và tươi nhất được
trộn với 11 loại thảo mộc, gia vị cho ra loại Gà rán Kentucky độc đáo với vỏ bột
vàng rộm, hương vị thơm ngon mà chỉ có KFC mới làm được.
Hiện nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng nhất
trên thế giới với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng
quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. Mỗi năm, KFC
phục vụ hơn 4,5 tỷ miếng gà và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế
giới.
4. Mô hình nhượng quyền thương hiệu ở từ Việt Nam ra nước ngoài
Phở 24 không phải là người đi tiên phong trong hình thức kinh doanh nhượng
quyền thương mại tại nước ta. Tuy nhiên, Phở 24 lại là mô hình nhượng quyền
thành công nhất trong số các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhượng quyền.
Rút kinh nghiệm từ “người đi trước” – Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24 đã tập
trung xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh
Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau
này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của
30
mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng
trước khi bành trướng ra chiều rộng.
Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ
nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và
điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ
cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, Phở 24 chỉ
còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có
thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng
khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh
được.
Hiện nay, Phở 24 đã có 57 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 16 cửa hàng ngoài nước
như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh
(Campuchia), Úc và Hồng Kông.
31
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
1. Kiến nghị
Thành lập hiệp hội nhượng quyền là một tất yếu không thể tránh khỏi để có thể
giúp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển. Thực tế đã chứng minh
rằng sự tham gia của các hiệp hội đã tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động của ngành
nghề. Đó không chỉ là nơi tụ tập các nhà kinh doanh, các chuyên gia tư vấn để chia
sẻ kinh nghiệm mà còn là nơi tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo làm cầu nối cho
các nhà kinh doanh nhượng quyền và nhận quyền gặp gỡ, hợp tác làm ăn, đó cũng
là tổ chức chuyên thực hiện các buổi đào tạo các kiến thức về hoạt động kinh
doanh nhượng quyền, nhất là khi hoạt động này ở nước ta còn quá mới mẻ.
Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết và quy
định cụ thể về hoạt động nhượng quyền thương mại. Bộ thương mại, Bộ khoa học
& công nghệ và các cơ quan chức năng cần phối hợp để nghiên cứu chi tiết Luật
thương mại, Luật sở hữu trí tuệ Luật chuyển giao công nghệ tránh tính trang chồng
chéo, dẫm chân nhau, không rõ ràng. Tuy mô hình kinh doanh nhượng quyền có
nhiều ưu điểm nhưng do mối quan hệ của chủ thương hiệu và người nhận quyền
có nhiều ràng buộc liên quan đến thương hiệu nên dễ phát sinh tranh chấp về
doanh thu, chi phí nhượng quyền, tuân thủ mô hình chuẩn…giữa hai bên. Vì thế
mô hình kinh doanh này đòi hỏi phải có những quy định chặt chẽ và chi tiết để tạo
điều kiện cho hoạt động này phát triển.
Bộ Tài Chính cần có chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách thuế ưu đãi cho các
người mua và bán nhượng quyền thương mại để khuyến khích thúc đẩy loại hình
này. Trong đó, việc khuyến khích và hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại thực
hiện các chương trình hỗ trợ, cho vay vốn, tham gia với vai trò là điểm gặp gỡ của
các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền cũng là một trong những điều mà
Bộ Tài Chính và các ngân hàng nên quan tâm.
Bộ Thương Mại cần hình thành các trung tâm tư vấn hoặc tổ chức hội thảo, hội
chợ giúp đỡ doanh nghiệp về mặt thông tin để không rủi ro trong việc ký kết hợp
đồng nhượng quyền. Mặt khác, Bộ Thương Mại cần có nhiều chương trình khuyến
khích và quảng bá kinh doanh nhượng quyền đối với các thương hiệu nội địa với
mục đích tăng cường uy tín sản phẩm Việt Nam trên thị trường Thế giới.
32
2. Giải pháp
Để phát triển bền vững hệ thống nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là
nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hệ. Vì bản
thân hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển cần có sự cam kết
của cả doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp nhận quyền trong một thời
gian dài, từ đó sẽ gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành
của khách hàng. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Vì vậy, dưới góc
độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ
thống nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp nhượng quyền cần cân nhắc
hệ thống các giải pháp sau:
Một là, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống
các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyền trong tương lai, chương
trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng
và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì
không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại
Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm
khác biết vể địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành
công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu.
Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có
thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ,
mô hình có thể module hoá dể dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới
thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây
dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền
trong tương lai.
Hai là, cần xây dựng hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm
ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong
việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai
đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian
tới.
Ba là, xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống
nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ
thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà
33
nhận quyền đối với doanh nghiệp nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính
sách từ doanh nghiệp nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng
nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện
tốt các cam kết, doanh nghiệp nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự
tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ doanh nghiệp
nhượng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện
nay.
Bốn là, chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó
khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có
nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Bài học của Starbuck, MacDonald là những
minh chứng cụ thể cho sự khác biệt này. Do vậy, trong những lúc như vậy, vai trò
của doanh nghiệp nhượng quyền cần được thể hiện hơn bao giơ hết. Việc chia sẻ
khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà
nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của
hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền
tiềm năng trong khu vực.
Năm là, đào tạo và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các
triết lý kinh doanh từ doanh nghiệp nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho
nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh
doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này
cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ
đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát
triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty
nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã
cung cấp những nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu
nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển.
34
KẾT LUẬN
Sự tăng trưởng kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế đang
phát triển. Để có tăng trưởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tư. Do vậy, nguồn vốn đầu
tư là bài toán luôn được ưu tiên nhưng không dễ trong giải quyết đối với các quốc
gia đang phát triển. Sự thất thoát trong đầu tư sẽ làm chậm quá trình phát triển và
trở thành gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai. Vì thế, cũng không là quá đề
cao kinh doanh nhượng quyền khi mô hình này được đánh giá là có thể giải quyết
tốt vấn đề về nguồn vốn và rủi ro đầu tư.
Trong lĩnh vực hoạt động nhượng quyền thương mại, thì ngành thực phẩm, đồ
uống, nhà hàng là một trong những ngành có nhiều thế mạnh để thực hiện kinh
doanh nhượng quyền và bằng chứng là ở các quốc gia có hoạt động kinh doanh
nhượng quyền phát triển thì ngành thực phẩm, đồ uống và nhà hàng chiếm từ 20 –
40% tổng số hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Hoạt động kinh doanh nhượng
quyền cũng được thế giới biết đến nhiều thông qua các thương hiệu nhượng quyền
toàn cầu trong ngành thực phẩm như McDonald’s, KFC, Subway, Pizza Hut,
Jollibee…
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển kinh doanh
nhượng quyền. Trong những năm qua, không thể phủ nhận sự phát triển cũng như
những thành tựu của hoạt động kinh doanh nhượng quyền, nhưng đó chỉ là một vài
bước chấm phá trong một bức tranh nền kinh tế đang phát triển của Việt.
Hình thức kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và
của sự cam kết. Thực vậy, niềm tin sẽ tạo cho các nhà nhận quyền sự tin tưởng
vào doanh nghiệp nhượng quyền và vào hệ thống mà mình là một thành viên. Sự
cam kết sẽ làm cho hệ thống được vận hành đúng và qui chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu
và bất cứ thời gian nào. Sự cam kết và niềm tin sẽ có được và phát huy hiệu quả
của nó thông qua quá trình hợp tác và thông qua một văn hóa trung thực, giàu khát
vọng. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong một năm,
hai năm mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp
nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng cho mình hệ thống các giải pháp để không
những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và phát
triển trong dài hạn. Góp phần tô điểm cho bức tranh sống động của nền kinh tế
Việt Nam trong thời kỳ mới.
35
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu
www.vietfrachise.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tlfv_am_0699.pdf