Hai là, về phía các NHTM.
Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục
đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách
hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh.
Cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh
trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh
ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn áp dụng.
Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại
hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên
cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của
thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3928 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
1
TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI
TỆ KỲ HẠN TẠI VIỆT NAM
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
2
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường hợp đồng kỳ hạn
Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, giao dịch kỳ hạn trên thế giới đã xuất hiện
từ rất lâu, ngay từ thời Trung cổ ở Châu Âu. Từ thời đó, để tránh tình trạng giá cả
biến động theo mùa vụ, những người nông dân và thương nhân đã gặp nhau trước
mỗi vụ mùa để thỏa thuận trước giá cả, sau khi thu hoạch, hàng hóa sẽ được giao
cho thương nhân theo giá cả đã thỏa thuận đó.
Tuy nhiên, thị trường giao sau chính thức chỉ xuất hiện vào thập niên 40 của
thế kỷ thứ 19 ở Chicago khi trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade
được thành lập. Tính đến nay, thị trường kỳ hạn của thế giới cũng đã hơn 160 năm
hình thành và phát triển.
Còn tại Việt Nam, có thể nói rằng, văn bản đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đề cập đến việc mua bán ngoại tệ kỳ hạn là Quyết định số 203/QĐ-NH13
ngày 20/9/1994. Theo đó, tại điều 9 có đề cập đến hình thức mua bán ngoại tệ như
sau: “Trước mắt thị trường thực hiện các nghiệp vụ mua, bán trao ngay (SPOT),
ngoài hình thức mua, bán trao ngay các thành viên có thể thực hiện các nghiệp vụ
mua, bán có kỳ hạn (FORWARD)”.
Theo báo cáo của NHNN về tình hình thực hiện chính sách tiền tệ năm 1997 và
định hướng giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 1998 (tức 4 năm sau ngày
ban hành quyết định số 203/QĐ-NH13) tại Hội nghị giám đốc NHNN tháng
01/1998 thì “Còn thiếu các công cụ nghiệp vụ cho thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng, làm cho thị trường kém sôi động và chưa thông suốt”, do đó phần giải pháp
cho chính sách tiền tệ năm 1998 đã xác định “Đưa thêm các nghiệp vụ mới trong
giao dịch ngoại hối như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nghiệp vụ
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
3
SWAP…”. Như vậy, rõ ràng dù đã được đề cập trước đó tương đối lâu, song trên
thực tế nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng vẫn
chưa được triển khai. Một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát
triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ
giá và những hạn chế của NHNN.
Ngày 26/3/1999, NHNN ban hành Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 để
thay thế cho Quyết định số 203/QĐ-NH13 về việc ban hành qui chế tổ chức và
hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Kể từ khi có quyết định này,
các giao dịch kỳ hạn mới bắt đầu được triển khai, đầu tiên là ở các ngân hàng có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam song doanh số vẫn còn rất hạn chế. Các giao
dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng.
Cho đến nay, đã hơn 10 năm hình thành và phát triển, tất nhiên không thể so
sánh với thị trường kỳ hạn của thế giới, giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã hình
thành ở Việt Nam, nhưng còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu
của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn
còn thấp dưới “tầm” tác động của các cơn gió lớn hay cơn bão tài chính quốc tế.
Tư duy kinh doanh truyền thống còn phổ biến, trong thực tế, những biến động về
tỷ giá, lãi suất được dự báo khá “chắc chắn” và giống nhau giữa các “nhà” có mặt
trên thị trường tài chính và những “sai lệch” dễ dự báo đó được các bên “cân đối”
ngay vào giá của sản phẩm chính như lãi suất, tỷ giá, chứng khoán. Ngoài ra, tham
gia thị trường tài chính Việt nam còn thiếu các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng
như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà môi giới chuyên
nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thị trường phái sinh còn quá ít
trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán Việt nam để
thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào thị trường này. Bản thân các khách
hàng nói chung, các doanh nghiệp Việt nam nói riêng còn dè dặt áp dụng công cụ
phái sinh, trong đó có hợp đồng kỳ hạn (HĐKH).
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
4
2. Các qui định của NHNN Việt Nam liên quan đến HĐKH
Nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời đảm bảo lợi ích của DN và
sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), NHNN Việt Nam trong
những năm qua đã tích cực nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể có điều
chỉnh hợp lý trong từng thời kỳ về giới hạn phạm vi, thời hạn, tỷ giá giao dịch đối
với các giao dịch này tại các văn bản khác nhau. Trên cơ sở các quy định pháp lý,
thị trường ngoại tệ kỳ hạn ở Việt Nam trong những năm qua đã từng bước phát
triển và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tình trạng căng thẳng ngoại
tệ trên thị trường giao ngay, tạo thêm công cụ để các doanh nghiệp phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, đồng thời giúp thị trường ngoại hối Việt Nam từng bước làm quen với
các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới của thị trường quốc tế.
Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/9/1994 về Ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là văn bản đầu tiên của NHNN có
đề cập đến nghiệp vụ kỳ hạn trong mua bán ngoại tệ ở Việt Nam. Các thành viên
chủ yếu tham gia thị trường này là các doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế) có
nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ
giá, lãi suất và các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép kinh doanh ngoại tệ thực
hiện giao dịch với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về
tỷ giá và kinh doanh sinh lời.
Và văn bản mới nhất còn hiệu lực về tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng là quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999, có
hiệu lực từ ngày 10/4/1999. Trong văn bản này, nghiệp vụ mua bán kỳ hạn đã
được đề cập một cách chính thức, cụ thể tại điều 8 – Các hình thức giao dịch đã
ghi rõ “Các tổ chức tín dụng là thành viên Thị trường được tiến hành các giao
dịch giao ngay (SPOT), có kỳ hạn (FORWARD), hoán đổi (SWAP), và các loại
hình giao dịch khác theo qui định của NHNN”.
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
5
Bên cạnh những qui định chung về các hình thức giao dịch trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN còn ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn và
qui định cho giao dịch ngoại tệ nói chung và nghiệp vụ kỳ hạn nói riêng liên quan
đến kỳ hạn giao dịch và tỷ giá giao dịch được áp dụng trong giao dịch kỳ hạn, tuy
vậy những qui định này khá chậm và không đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn cho
một nghiệp vụ mới đang hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt
nam, cụ thể như sau:
10 ngày sau sự ra đời Quyết định 203/QĐ-NH13 có đề cập đến giao dịch kỳ
hạn, NHNN ban hành Quyết định số 245/QĐ-NH7 ngày 03/10/1994 về việc qui
định tỷ giá mua bán ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN không đề cập gì đến tỷ giá và
kỳ hạn trong hợp đồng mua bán kỳ hạn. Các văn bản trước đó như quyết định số
177QĐ-NH7 ngày 27/8/1994, 146QĐ-NH7 ngày 02/7/1994 đều không đề cập đến
kỳ hạn và tỷ giá của HĐKH.
Điều này có nghĩa là kể từ sau khi loại hình giao dịch kỳ hạn được đề cập một
cách chính thức trong một văn bản của NHNN thì các TCTD tham gia thị trường
mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng được tự quyền quyết định tỷ giá kỳ hạn, cũng
như thời hạn tối đa có thể có của các HĐKH mà không bị bất cứ ràng buộc nào.
Kết quả là hầu như không có giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn nào diễn ra trong
giai đoạn này tại Việt nam.
Mãi đến quyết định số 342/QĐ-NH7 ngày 13/10/1997, NHNN mới bắt đầu đề
cập đến tỷ giá mua bán ngoại tệ đối với các TCTD tham gia thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng. Theo đó “Cho phép Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ TCTD
được phép kinh doanh ngoại tệ được ấn định tỷ giá mua, bán ngoại tệ - kể cả mua
bán ngoại tệ có kỳ hạn (FORWARD) trong phạm vi biên độ 10% (mười phần
trăm) so với tỷ giá chính thức do Thống đốc NHNN công bố hàng ngày”.
Ngày 10/01/1998, NHNN ban hành quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN7 về
việc qui định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn của các TCTD
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
6
được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn. Có thể nói đây là lần đầu tiên
NHNN có một văn bản riêng qui định về hoạt động giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam,
theo đó NHNN cho phép các TCTD ấn định tỷ giá mua, bán kỳ hạn giữa VNĐ và
USD không được vượt quá giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao
dịch cộng với từng tỷ lệ phần trăm cụ thể như sau:
Kỳ hạn dưới 1 tháng: 1% Từ 4 đến 5 tháng: 2.5%
Từ 1 đến 2 tháng: 1.5% Từ 5 đến 6 tháng: 3.5%
Từ 2 đến 3 tháng: 2%
Như vậy, theo văn bản này thì các TCTD được phép chỉ thực hiện được các
hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn tối đa là 6 tháng và tỷ giá kỳ hạn không được
vượt quá tỷ giá giao ngay tối đa cộng với các tỷ lệ phần trăm như trên.
Biên độ tỷ giá này sau đó tiếp tục có những điều chỉnh khác nhau, thể hiện qua
các quyết định số 88/1998/QĐ-NHNN7 ngày 28/02/1998, 267/1998/QĐ-NHNN7
ngày 06/8/1998, 289/1998/QĐ-NHNN7 ngày 26/8/1998, 65/1999/QĐ-NHNN7
ngày 25/2/1999, 1198/2001/QĐ-NHNN ngày 18/9/2001 và nhiều văn bản khác.
Tuy nhiên, sau bốn năm ra đời và đi vào hoạt động, thị trường ngoại tệ kỳ hạn ở
Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như doanh số giao dịch còn nhỏ; tập
trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (7 - 60 ngày); cơ cấu giao bất hợp lý, bán ngoại
tệ là chủ yếu, doanh số bán thường gấp 3 - 6 lần doanh số mua; đối tượng giao
dịch tập trung nhiều vào khối các ngân hàng nước ngoài.
Nắm bắt được đòi hỏi cấp thiết này của thị trường, nhằm khắc phục những bất
cập nói trên, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phát triển và mở rộng của thị trường
ngoại tệ kỳ hạn, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành
Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số
679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép
kinh doanh ngoại tệ.
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
7
Theo Quyết định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã
được gỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực
hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây
lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại
tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và ngân hàng, khuyến
khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển. Đồng thời, tỷ giá kỳ hạn giữa
VNĐ và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng
cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính
toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ như trước đây mà cho phép TCTD và
DN tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo
thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai
đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam và đôla Mỹ.
Hiện nay, văn bản điều chỉnh thời hạn và tỷ giá của giao dịch ngoại tệ kỳ hạn
liên ngân hàng còn hiệu lực là quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006,
theo quyết định này thì NHNN đã không còn hạn chế với thời hạn và tỷ giá của
các giao dịch kỳ hạn. Các TCTD được phép tự quyết định giá mua, bán và thời
hạn của các giao dịch kỳ hạn trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
8
II. THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI TỆ KỲ HẠN TẠI VIỆT
NAM
1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện HĐKH tại Việt Nam
1.1 Thuận lợi
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất
quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt
động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ
quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng,
một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các
nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
1.2 Khó khăn
Cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát
triển, thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã
triển khai nghiệp vụ phái sinh nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới, các
nghiệp vụ phái sinh đã được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhưng tại
Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. Vì trước đây tỷ giá
USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố,
khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên,
sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và
đảo chiều mạnh
Thiếu cơ sở pháp lý: Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các
NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ , tuy nhiên cơ sở pháp lý cho
nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ.
Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh: Sản phẩm phái sinh
trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
9
trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có
hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục;
phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà
quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế, đối với các doanh
nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn
nhiều hạn chế.
2. Giao dịch HĐKH tại Eximbank
2.1 Quy trình giao dịch HĐKH tại Eximbank
2.1.1 Quy định chung
Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau
một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực
hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Eximbank thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với NHNN Việt Nam, các tổ
chức kinh tế, các TCTD được phép, các tổ chức khác và cá nhân.
Mức tỷ giá kỳ hạn giữa hai đồng tiền được Eximbank và khách hàng trong
nước thỏa thuận trên cơ sở tham chiếu mức tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng
kỳ hạn, chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền, kỳ hạn của
hợp đồng và phù hợp với quy định của NHNN.
Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác
theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn
giữa các ngoại tệ với nhau do Eximbank và khách hàng tự thỏa thuận theo thông lệ
quốc tế.
Khi sử dụng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ, khách hàng phải xuất trình
chứng từ để cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích sử dụng, số lượng, loại ngoại
tệ, thời điểm thanh toán.
Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng giao dịch: ký quỹ, thẻ tiết kiệm, kỳ
phiếu, số dư trên tài khoản… tùy vào đối tượng khách hàng và loại hình giao dịch.
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
10
2.1.2 Quy trình giao dịch HĐKH tại Eximbank
Bước 1:
Giao dịch viên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: số lượng, loại ngoại tệ,
ngày thanh toán.
Kiểm tra hạn mức, thông báo cho khách hàng mức ký quỹ và đề nghị
khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng trong trường hợp vượt
hạn mức.
Kiểm tra các chứng từ thanh toán theo quy định của NHNN về quản lý
ngoại hối.
Thương lượng tỷ giá với khách hàng (căn cứ tính giá thương lượng:
khung giá thương lượng USD/VND do lãnh đạo bộ phận đưa ra, giá quốc
tế tại từng thời điểm, giá tham khảo từ Hội sở Eximbank).
Bước 2: Khi khách hàng đồng ý giao dịch
Giao dịch viên cân đối các giao dịch mua bán, nhập vào hệ thống các giao
dịch thành công, sau đó in phiếu giao dịch.
Bước 3: Người có thẩm quyền duyệt, ký các giao dịch đã thực hiện.
Bước 4: Giao dịch viên chuyển các phiếu giao dịch cho bộ phận kế toán.
Bước 5: Thanh toán viên nhận Phiếu giao dịch sẽ tiến hành kiểm tra hạn mức
giao dịch, đối chiếu các chi tiết trên Phiếu giao dịch với giao dịch đã nhập.
Nếu có chi tiết không phù hợp hoặc vượt hạn mức giao dịch được phép
thì sẽ chuyển trả lại cho bộ phận giao dịch.
Nếu các chi tiết khớp đúng nhau, các giao dịch trong hạn mức cho phép
thì xác nhận bàn giao trên hệ thống.
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
11
Bước 6: Thanh toán viên lập hợp đồng giao dịch theo các chi tiết trong
phiếu giao dịch và trình ký cấp có thẩm quyền.
Bước 7: Người có thẩm quyền kiểm tra, ký các hợp đồng.
Bước 8: Thanh toán viên đóng dấu các hợp đồng đã ký, sau đó gửi cho
khách hàng ký xác nhận và theo dõi nhận lại hợp đồng. Gửi giấy đề nghị bộ phận
dịch vụ khách hàng phong tỏa số tiền ký quỹ (nếu có).
Bước 9: Hạch toán các giao dịch trong ngày theo quy định của Eximbank.
2.2 Các điều khoản trong HĐKH
Bên A: Đại diện pháp nhân của Eximbank hoặc người được ủy quyền
Bên B: Người đại diện phía khách hàng hoặc người được ủy quyền.
Điều 1: bên A mua hoặc bán ngoại tệ với bên B
- Số lượng ngoại tệ:
Số lượng bằng số và bằng chữ.
Loại ngoại tệ.
Số lẻ: 2 số lẻ (nếu cần), riêng JPY không dùng số lẻ.
- Tỷ giá kỳ hạn
- Số tiền thanh toán: bằng số lượng ngoại tệ nhân tỷ giá kỳ hạn
- Ngày thanh toán: là ngày các bên thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Điều 2: Ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng
Mục đích: Đảm bảo khách hàng sẽ phải thực hiện tất cả các điều khoản trong
hợp đồng khi đến hạn. Trong trường hợp tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi
cho Ngân hàng thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tiền ký quỹ.
Điều 2.1 Giá trị khoản ký quỹ:
Số tiền ký quỹ= X% * Số lượng ngoại tệ * Tỷ giá tham chiếu
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
12
Trong đó:
X: tỷ lệ ký quỹ thỏa thuận với khách hàng do lãnh đạo CN/SGD quyết định, tham
chiếu theo quyết định 1181/2007/EIB/QĐ-TGĐ. Cụ thể:
Khách hàng thuộc diện khách hàng vàng không phải ký quỹ đảm bảo thực
hiện giao dịch khi mua bán kỳ hạn ngoại tệ với EIB.
Khách hàng thuộc diện khách hàng bạc không phải ký quỹ đảm bảo thực
hiện giao dịch khi mua bán kỳ hạn USD/VND với EIB, ký quỹ 3% đối với các loại
ngoại tệ khác.
Khách hàng không thuộc diện khách hàng vàng, khách hàng bạc phải ký
quỹ 1% tổng giá trị giao dịch để đảm bảo thực hiện giao dịch khi mua bán kỳ hạn
USD/VND với EIB, ký quỹ 7% đối với các loại ngoại tệ khác.
Điều 2.2 Tỷ giá tham chiếu dùng để đánh giá mức độ biến động của tỷ giá
trên thị trường để tính toán lại số tiền ký quỹ.
Đối với HĐKH ngoại tệ/ VND:
- Hợp đồng EIB mua ngoại tệ kỳ hạn: tỷ giá mua giao ngay EIB công bố
đầu ngày
- Hợp đồng EIB bán ngoại tệ kỳ hạn: tỷ giá bán giao ngay EIB công bố
đầu ngày
Đối với HĐKH ngoại tệ/ngoại tệ: tỷ giá tham chiếu là tỷ giá đóng cửa
trên thị trường Tokyo ( 14h Hà Nội) vào ngày giao dịch tương ứng.
Điều 2.3 Bổ sung ký quỹ:
Khi tỷ giá tham chiếu thay đổi Y%, khi Y xấp xỉ 50% X và theo hướng:
- Tăng giá: yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền ký quỹ đối với hợp đồng
EIB mua ngoại tệ, không phải yêu cầu khách hàng nộp thêm ký quỹ đối
với hợp đồng mà EIB bán ngoại tệ
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
13
- Giảm giá: yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền ký quỹ đối với hợp đồng
EIB bán ngoại tệ, không phải yêu cầu khách hàng nộp thêm ký quỹ đối
với hợp đồng mà EIB mua ngoại tệ.
Số tiền nộp thêm = Y% * Số lượng ngoại tệ * Tỷ giá kỳ hạn
Việc yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền ký quỹ còn được cân nhắc quyết định
một cách linh hoạt tùy thuộc vào:
- Uy tín hoặc năng lực tài chính của khách hàng. Ví dụ: khách hàng đang
gửi vốn tại EIB với giá trị lớn hơn hoặc bằng số tiền ký quỹ thì cũng
được xem như là một cơ sở để duy trì hợp đồng.
- Thời gian từ ngày định giá lại tới ngày đáo hạn
- Khả năng và mức độ biến động tỷ giá trên thị trường trong thời gian còn
lại đó.
Điều 3: Phương thức thanh toán
Điều 4: Chứng từ
Khách hàng phải có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ theo
đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của NHNN. Các mục đích sử
dụng ngoại tệ:
- Trả nợ vay tại EIB
- Trả nợ vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác
- Ký quỹ thanh toán LC
- Thanh toán LC trả ngay/chậm
- Thanh toán TTR
Điều khoản bồi thường: trường hợp khách hàng không thực hiện đúng
các điều khoản như đã cam kết trong hợp đồng thì tùy theo khách hàng, tình
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
14
hình thị trường và mức độ thiệt hại thực tế, Eximbank sẽ yêu cầu khách
hàng bồi thường các thiệt hại do phá vỡ hợp đồng gây ra.
2.3 Tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện
tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được
xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
2.3.1 Công thức tính tỷ giá kỳ hạn
Tại Eximbank, công thức tổng quát tính tỷ giá kỳ hạn được áp dụng là:
F=S*[1+(r1-r2)n/360] (1)
Trong đó:
F: tỷ giá kỳ hạn
r1: lãi suất dồng tiền 1 (%/năm)
r2: lãi suất đồng tiền 2 (%/năm)
n: kỳ hạn của hợp đồng (ngày), n>2
Giới hạn:
- USD/VND: theo quyết định 648/2007/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của
thống đốc NHNN.
- Đối với ngoại tệ/ngoại tệ hoặc ngoại tệ khác USD /VND: không giới
hạn.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn
- Tỷ giá giao ngay
- Lãi suất của các đồng tiền
- Kỳ hạn của hợp đồng
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
15
Tuy nhiên, tỷ giá kỳ hạn không nhất thiết lúc nào cũng như nhau với cùng kỳ
hạn. tỷ giá kỳ hạn cũng biến động tùy theo cung cầu thị trường tại từng thời điểm.
do đó , việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn cũng rất linh hoạt.
3. So sánh cách tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam với quốc tế
Theo quy định của NHNN Việt Nam, trước ngày 28/5/2004, tỷ giá kỳ hạn
được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy
theo kỳ hạn của hợp đồng. Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ
quốc tế và của NHNN Việt Nam là hoàn toàn khác biệt.
Ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 648/2004 về việc sửa
đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ
của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ.
Theo Quyết định mới này, việc xác định mức tỷ giá giao dịch kỳ hạn giữa đồng
Việt Nam với các loại ngoại tệ khác không phải là đồng USD và giữa các loại
ngoại tệ với nhau tiếp tục được trao quyền tự do quyết định cho Tổng giám đốc
các TCTD trên cơ sở thoả thuận với khách hàng theo thông lệ quốc tế nhằm tạo sự
chủ động cho khách hàng và TCTD.
Điểm đổi mới đáng chú ý nhất của Quyết định này là thay đổi cơ bản về cách
thức quản lý mức tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn giữa đôla Mỹ và đồng Việt
Nam. Theo đó, tỷ giá kỳ hạn giữa VNĐ và USD không còn bị khống chế bằng
việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng
so với trần tỷ giá giao ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ
như trước đây mà cho phép TCTD và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận
trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh
lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam
và đôla Mỹ. Hai mức lãi suất hiện hành được lựa chọn ở đây không phải là các
mức lãi suất cụ thể đang áp dụng ở các NHTM vì chúng sẽ rất khác nhau giữa các
ngân hàng và đa dạng về kỳ hạn ngay trong phạm vi một ngân hàng, vì vậy được
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
16
quy định thống nhất là mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do
NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công
bố nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và thanh tra, giám sát, đồng thời cũng
để dễ áp dụng, dễ tính toán và thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
Theo cách tính này, chênh lệch của cặp lãi suất nói trên hiện đang là khoảng
trên 6%, vì thế tỷ giá kỳ hạn USD/VNĐ sẽ có điểm gia tăng khoảng 3 đồng/ngày.
Mức tăng này phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp đối với các giao dịch có kỳ
hạn ngắn. Với những kỳ hạn dài hơn, khách hàng sẽ so sánh với tốc độ gia tăng tỷ
giá USD/VND giao ngay hàng tháng với mức chào tỷ giá kỳ hạn cạnh tranh của
các NHTM để quyết định thực hiện giao dịch.
Quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam
tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của
thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng.
Gọi:
• F là tỷ giá kỳ hạn
• S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND
• rd là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND
• ry là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD
Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau:
F = S(1 + rd)/(1+ ry) (2)
Công thức này dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất. Lý thuyết này nói
rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá
giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử
dụng HĐKH kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất.
Theo công thức trên, tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào:
- Tỷ giá giao ngay
- Lãi suất của đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
17
Ví dụ:
Ngày 10/4/2009, EIB ký hợp đồng bán kỳ hạn 412.000USD.
Thời hạn 24 ngày, tỷ giá giao ngay 17.784.
Lãi suất cơ bản VND 8,75%/năm.
Lãi suất mục tiêu USD 2,25%/năm.
Tỷ giá kỳ hạn = 17.784[1+(8,75%-2,25%)24/360] = 17.861
Theo lý thuyết cân bằng lãi suất:
Tỷ giá kỳ hạn = 17.784(1+8,75%)/(1+2,25%) = 18.915
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ưu, nhược điểm của HĐKH
1.1 Ưu điểm
HĐKH được sử dụng để phòng ngừa rủi ro: rủi ro tỷ giá tiền tệ, rủi ro biến
động giá cả một loại hàng hoá nào đó→ KH có nhu cầu chi trả hoặc có các khoản
phải thu trong tương lai → thiết lập HĐKH để cố định tỷ giá.
HĐKH được thiết kế linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của cả 2 bên cả về quy mô
giao dịch và ngày giao kỳ hạn, không được tiêu chuẩn hoá (không có thoả thuận
cụ thể, số lượng cụ thể vào 1 ngày đáo hạn cụ thể trong tương lai), mang tính chất
thoả thuận cá nhân. Các HĐKH có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối
lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên
bán và mua.
→ Tạo sự linh hoạt cho 2 bên tham gia, cho phép thị trường thích ứng một cách
nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu của 2 bên.
Người tham gia HĐKH không chịu rủi ro về lãi suất.
Tính cạnh tranh cao.
1.2 Nhược điểm
HĐKH hạn chế được rủi ro về biến động lãi suất nhưng có thể gặp rủi ro thanh
toán và rủi ro thanh khoản của hợp đồng.
HĐKH không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai
đối tác. Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc, chịu ràng buộc pháp lý chặt chẽ →
Khi đáo hạn, dù bất lợi 2 bên vẫn phải thực hiện hợp đồng (mỗi bên phải chấp
nhận rủi ro tín dụng của bên kia, mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan
nên rất có thể không chính xác), trừ khi 2 bên thoả thuận hủy hợp đồng.
HĐKH chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào KH chỉ cần mua /bán ngoại tệ trong
tương lai, mà không có nhu cầu ở hiện tại. Tuy nhiên trên thực tế đôi khi KH có
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
19
nhu cầu mua/bán ngoại tệ cả ở hiện tại và tương lai. Lúc này HĐKH chưa thể đáp
ứng được nhu cầu và được thay thế bằng các hợp đồng hoán đổi
Thiếu tính lỏng, bên bán rất khó tìm được đối tác có cùng sở thích với mình,
nếu có tìm được thì HĐKH rất dễ bị đối tác ép giá do khả năng tìm kiếm thêm một
đối tác trên thị trường đòi hỏi chi phí cao.
Không được chuyển giao cho bên thứ 3→ Tính thanh khoản không cao.
Chi phí giao dịch thường cao, giao dịch phải đủ lớn. Vì vậy thường chỉ thích
hợp với các công ty lớn.
2. Phương hướng phát triển nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn nói riêng cũng
như các công cụ phái sinh ở Việt Nam nói chung
Thứ nhất, về khách quan.
Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan
tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường
ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng
biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt
biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như
doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.
Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong
giao dịch phái s inh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị
trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của
các NHTM.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành
nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các TCTD là
thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người
bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết.
Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU
THỦY
20
Hai là, về phía các NHTM.
Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục
đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách
hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh.
Cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh
trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh
ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn áp dụng.
Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại
hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên
cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của
thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Ba là, về phương tiện, thiết bị.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones
News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí
đối với các nghiệp vụ phái sinh.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại
hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi
ro.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hdkh_tai_vn_1206.pdf